Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ laptop tại việt nam của công ty TNHH TM và DV tin học hà việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.09 KB, 34 trang )

Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1

1
SV: Nguyễn Văn Huy

Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển
của lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang trở thành công cụ không thể thiếu, phục vụ cho
mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Nó thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác, góp phần đẩy
mạnh nền kinh tế nước ta tiến xa hơn vào các lĩnh vực kinh doanh liên quan tới công nghệ
và mang lại lợi nhuận lớn, giành thêm lợi thế về thương mại so với các quốc gia đi trước.
Hiện nay, ngành công nghệ thông tin ở nước ta đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh.
Riêng đối với thị trường Laptop được ví như “cỗ xe đang tăng tốc”. Đây là một thị trường
tuy đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần nghiệt ngã.
Sau khi thực tập ở Công ty cổ phần thiết bị tổng hợp máy văn phòng Sara, tôi rất
muốn đi sâu tìm hiểu thị trường Laptop ở Việt Nam. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tìm
hiểu chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ Laptop tại Việt Nam của Công ty TNHH
TM và DV tin học Hà Việt” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Nội dung chính của chủ đề


gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ laptop của doanh
nghiệp.
Chương 2: Phân tích chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ Laptop của công ty
TNHH TM và DV tin học Hà Việt trong thời gian qua.
Chương 3: Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ Laptop của công ty
TNHH TM và DV tin học Hà Việt trong thời gian tới

2

2
SV: Nguyễn Văn Huy

Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
TIÊU THỤ LAPTOP CỦA DOANH NGHIỆP.
1. 1. Chiến lược marketing
1.1.1 Khái niệm và bản chất của Marketing
Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, nội dung của Marketing đã có nhiều thay
đổi, khi dịch sang tiếng nước khác khó thể hiện đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa của nó. Do vậy
nhiều nước vẫn giữ nguyên thuật ngữ tiếng Anh để sử dụng.
Dưới đây là một số khái niệm về Marketing của các tổ chức, hiệp hội và các nhà nghiên cứu
về marketing trên thế giới đã được chấp nhận và phố biến:
“Marketing là quá trình quản trị nhận biết, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng

một cách có hiệu quả và có lợi” (CIM - UK’s Chartered Institue of Marketing)
“Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến và phân
phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của
cá nhân và tổ chức ” (AMA- American Marketing Association, 1985)
“Marketing là những hoạt động thiết lập, duy trì và củng cố lâu dài những mối quan hệ
với khách hàng một cách có lợi để đáp ứng mục tiêu của các bên. Điều này được thực hiện
bằng sự trao đổi giữa các bên và thỏa mãn những điều hứa hẹn” (Theo Groroos, 1990)
“Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và
mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên” (“Những
nguyên lý tiếp thị”, Philip Kotler và Gary Armstrong, 1994)
“Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định, định giá,
xúc tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường mục tiêu nhằm
đạt được những mục tiêu của tổ chức (“Fundamentals of Marketing”, William J.Stanton,
Michael J. Etzel, Bruce J. Walker, 1994)
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra một vài nhận xét sau:
Một là: Marketing là tiến trình quản trị. Marketing cần được xem là một bộ phận chức năng
trong một tổ chức và cần có nhiều kỹ năng quản trị. Marketing cần hoạch định, phân tích,
sắp xếp, kiểm soát và đầu tư các nguồn lực vật chất và con người. Dĩ nhiên, Marketing cũng
cần những kỹ năng thực hiện, động viên và đánh giá. Marketing giống như những hoạt động
quản trị khác, có thể tiến hành hiệu quả và thành công cũng có thể kém cõi và thất bại.
Hai là: Toàn bộ các hoạt động Marketing hướng theo khách hàng. Marketing phải nhận ra
và thỏa mãn những yêu cầu, mong muốn của khách hàng. Marketing bắt đầu từ ý tưởng về
“sản phẩm thỏa mãn mong muốn” và không dừng lại khi những mong muốn của khách hàng
đã đạt được mà vẫn tiếp tục sau khi thực hiện sau những mong muốn đó.
Ba là: Marketing thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả và có lợi cho cả người
tiêu dùng và nhà sản xuất. Một tổ chức không thể thỏa mãn tất cả mọi người trong mọi lúc,
các nhà làm marketing đôi khi phải có sự điều chỉnh để phù hợp với từng hoàn cảnh và môi
3

3

SV: Nguyễn Văn Huy

Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

trường cụ thể. Hiệu quả ở đây có ngụ ý là các hoạt động phải phù hợp với khả năng nguồn
lực của tổ chức, của doanh nghiệp, với ngân sách và với mục tiêu thực hiện của bộ phận
Marketing trong doanh nghiệp. Trong bất cứ một tổ chức hay bộ phận nào thì Marketing
cũng cần được thực hiện có hiệu quả, kiểm soát được chi phí. Do vây, Marketing có nhiệm
vụ duy trì và làm gia tăng lợi nhuận.
Bốn là: Trao đổi là khái niệm quyết định tạo nền móng trong Marketing. Và tất nhiên, các
hoạt động Marketing lại tạo điều kiện cho quá trình trao đổi diễn ra thuận lợi nhằm mục
đích thỏa mãn những đòi hỏi và ước muốn của con người. Để một sự trao đổi mang tính
Marketing xảy ra cần có những điều kiện sau:
- Phải có ít nhất hai đơn vị xã hội- cá nhân hay tổ chức, mỗi bên phải có nhu cầu cần được
thỏa mãn.
- Các bên tham gia một cách tự nguyện. Mỗi bên tự do chấp nhận hay từ chối những đề
nghị.
- Mỗi bên có cái gì có giá trị để trao đổi và phải tin rằng sẽ có những lợi ích từ sự trao đổi
đó.
- Mỗi bên phải có khả năng truyền đạt với đối tác và phải có trách nhiệm về hành vi của
mình.
Năm là: Nội dung hoạt động Marketing bao gồm thiết kế, định giá, xúc tiến và phân phối
sản phẩm. Marketing dùng những phương cách này để kích thích sự trao đổi. Bằng việc
thiết kế, tạo sự tinh tế cho sản phẩm, đưa ra giá bán hợp lý, xây dựng nhận thức và ưa thích,
đảm bảo khả năng cung cấp, các nhà Marketing có thể làm gia tăng mức bán. Do vậy,

Marketing có thể được xem là một hoạt động quản trị nhu cầu thị trường.
1.1.2 Sự cần thiết của hoạt động Marketing
Trong xu thế phát triển như vũ bão của hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay,
Marketing đóng một vai trò quan trọng và vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nó
không những đem lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp mà còn góp phần tạo nên sự phát
triển, vị thế của doanh nghiệp trên trường kinh tế.
Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốn gắn kinh
doanh cuả mình với thị trường .Vì chỉ trong cơ chế thị trường doanh nghiệp mới hi vọng
tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh, một cơ thể sống của đời sống kinh
tế. Cơ thể đó cần sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài. Quá trình đó diễn ra càng
thường xuyên càng liên tục, với qui mô ngày càng lớn thì cơ thể khoẻ mạnh càng phát triển.
Một doanh nghiệp tồn tại thì dứt khoát phải có các hoạt động chức năng như: sản xuất,
tài chính, quản trị nhân lực, marketing...Và trong đó Marketing là một chức năng quan trọng
nó đóng vai trò quyết đinh sự thành bại của công ty hay doanh nghiệp. Marketing kết nối
các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường. Và đó chính là cầu nối
nhanh nhất giúp doanh nghiệp đến gần nhất với người tiêu dùng.
4

4
SV: Nguyễn Văn Huy

Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

1.1.3 Nghiên cứu và phân tích quá trình Marketing sản phẩm.
Nghiên cứu và phân tích Marketing sản phẩm của các công ty thương mại là quá trình

hoạch định, thu thập, phân tích và thông đạt một cách có hệ thống, chính xác các dữ liệu
thông tin và những phát hiện nhằm tạo cơ sở cho công ty thích ứng đối với các tình thế
Marketing xác định.
- Nghiên cứu môi trường:
+ Yếu tố chính trị: các quyết định về chiến lược sản phẩm chịu tác động mạnh mẽ của
những biến chuyển trong môi trường chính trị. Môi trường này tạo ra các chính sách luật lệ
có ảnh hưởng đến mọi tổ chức cá nhân trong xã hội.
+ Yếu tố về kinh tế: công ty kinh doanh luôn phải xác định sức mua và người mua tại
các thị trường khác nhau khi tung ra các sản phẩm của mình.
- Nghiên cứu thị trường:
+Nghiên cứu thị trường là nghiên cứu thăm dò và xâm nhập thị trường của công ty
nhằm mục tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng xâm nhập và tiềm năng của thị
trường để định hướng quyết liệt thị trường tiềm năng và chiến lược kinh doanh của công ty.
+ Nghiên cứu chi tiết thị trường: Nghiên cứu khách hàng và người tiêu thụ: xác định
các thông số khái quát và phân loại kết cấu khách hàng tiềm năng theo các chỉ tiêu kinh tế
xã hội, nghiên cứu các tập tính thực hiện của khách hàng, nghiên cứu tâm lý tinh thần của
khách hàng theo các dấu hiệu phân loại, các đặc trưng tính cách làm cơ sở cho công ty xác
lập ứng xử có biến hóa nhằm nâng cao hiệu lực tiếp thị bán hàng.
- Nghiên cứu cạnh tranh dựa trên cơ sở tìm hiểu toàn diện mục tiêu chiến lược, hoạt
động của các đối thủ cạnh tranh để tạo ra sức mạnh cạnh tranh nhất có thể.
1.1.4 Hoạch định
Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường xong công ty cần phải có những hoạch đinh
đường đi riêng cho mình nếu công ty xác định được những bước đi tiếp theo thì khả năng
chiếm lĩnh thị trường là rất cao vì vậy khâu hoạch định là một khâu vô cùng quan trọng và
cần thiết với bất kỳ một doanh nghiệp nào,
1.1.5 Mục tiêu và chức năng của Marketing
1.1.5.1 Mục tiêu của Marketing
Marketing là một khâu trong quá trình đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng nhằm
làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cho cùng, Marketing hướng tới ba mục tiêu
chủ yếu sau:

Thỏa mãn nhu cầu khách hàng: Là vấn đề sống còn của công ty. Các nỗ lực
Marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho họ hài lòng, trung thành với
công ty, tin tưởng sản phẩm của công ty và qua đó phát triển thêm khách hàng mới.
Chiến thắng trong cạnh tranh: Giải pháp Marketing giúp công ty dối phó tốt với các
thách thức trên thị trường cạnh tranh, để bảo đảm vị thế thắng lợi trên thương trường.
5

5
SV: Nguyễn Văn Huy

Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

Lợi nhuận lâu dài: Marketing không những tạo ra lợi nhuận cần thiết ở hiện tại mà
phải tạo ra mức lợi nhuận cần thiết trong tương lai giúp công ty tích lũy và phát triển bền
vững.
1.1.5.2 Chức năng của Marketing
Chức năng cơ bản của Marketing là dựa trên sự phân tích thị trường để quản trị kinh
doanh, cụ thể là:
Phân tích thị trường và nghiên cứu Marketing: dự báo để thích ứng với những yếu tố
môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại; tập hợp các thông tin để
quyết đinh các vấn đề về Marketing.
Mở rộng phạm vi hoạt động: dữ vững thị phần ban đầu và có những chiến lược đúng
đắn từ đó đưa ra cách thức thâm nhập những thị trường mới.
Tập trung vào nhu cầu khách hàng: xem xét và đánh giá những đặc tính, yêu cầu, tiến
trình mua của người tiêu thụ; lựa chọn các nhóm người tiêu thụ để hướng các nỗ lực

Marketing vào.
Hoạch định sản phẩm: phát triển và duy trì sản phẩm, dòng và tập hợp sản phẩm,
hình ảnh sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì; loại bỏ sản phẩm yếu kém.
Hoạch định phân phối: Xây dựng mối liên hệ với trung gian phân phối, quản lý dự
trữ, tồn kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa và dịch vụ, bán sỉ và bán lẻ.
Hoạch định xúc tiến: thông đạt với khách hàng, với công chúng và các nhóm khác
thông qua các hình thức của quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và khuyến
mãi.
Hoạch định giá: xác định các mức giá, kỹ thuật định giá, các điều khoản bán hàng,
điều chỉnh giá và sử dụng giá như một yếu tố tích cực hay thụ động.
Thực hiện kiểm soát và đánh giá Marketing: Hoạch định, thực hiện và kiểm soát các
chương trình, chiến lược Marketing, đánh giá các rủi ro và lợi ích của các quyết định và tập
trung vào chất lượng toàn diện.
1.2. Đặc điểm thị trường Laptop tại Việt Nam
1.2.1. Khái niệm về thị trường của doanh nghiệp thương mại
Ở phạm vi của doanh nghiệp thương mại (DNTM), thị trường là một hay
nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụ
thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua hàng hoá, dịch vụ để thoả
mãn nhu cầu trên của khách hàng.
Như vậy, theo quan niệm của người bán, thị trường của DNTM trước hết là những
khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu cụ thể về hàng hóa, dịch vụ trong một thời
gian nhất định và chưa được thoả mãn chứ không thể quan niệm thị trường đơn thuần là một
khu vực hay một phạm vi địa lý nào đó. Thứ hai, yếu tố quan trọng và làm đối trọng với cầu
6

6
SV: Nguyễn Văn Huy

Lớp: CD8QT



Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

trên thị trường là cung về hàng hoá, dịch vụ do các cá nhân, doanh nghiệp là người bán
trong nền kinh tế quốc dân tạo nên, chính sự tương tác qua lại với nhau giữa cung và cầu về
hàng hoá tạo nên quy luật cung cầu chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường.
Thứ ba, thành phần không thể thiếu được tham gia thị trường của các DNTM là các hàng
hoá, sản phẩm cụ thể, đối tượng để mua bán, trao đổi.
Một khi trên thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán và nhiều loại hoàng
hoá tương tự nhau về chất lượng, giá cả tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh. Cạnh tranh về chất
lượng sản phẩm, về phương thức giao dịch mua bán, thanh toán; cạnh tranh giữa người mua
với người mua; cạnh tranh giữa người bán với người mua; cạnh tranh giữa người bán với
người bán và giữa những người mua bán với nhau. Cạnh tranh là bộ máy điều chỉnh trật tự
thị trường, là yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực, tính đa dạng và nâng cao chất lượng
hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
1.2.2. Đặc điểm và các yếu tố cấu thành thị trường Laptop tại Việt Nam.
Thị trường Laptop do bốn yếu tố cấu thành: cung, cầu, giá cả và cạnh tranh sản phẩm
laptop. Cầu về Laptop: là lượng Laptop mà người mua muốn mua ở một mức giá chấp nhận
được. Cầu là một đại lượng mà đại lượng này thay đổi theo sự phụ thuộc vào các yếu tố tác
động đến nó. Chẳng hạn, giá cả, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả mặt hàng thay thế,
thói quen, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác…Giả sử, các yếu tố tác động khác không thay đổi,
cầu sẽ tăng lên khi giá cả giảm và ngược lại, cầu sẽ giảm khi giá cả tăng lên. Cách đây vài
năm, chiếc Laptop là thiết bị xa xỉ, cao cấp, là niềm mơ ước của rất nhiều người; thị trường
Laptop vẫn còn chưa phát triển, cầu về sản phẩm này ở mức thấp. Số người sử dụng Laptop
chưa nhiều do giá thành một chiếc máy tính khá cao so với thu nhập của họ. Hiện nay thị
trường Laptop Việt Nam đang bùng nổ với tốc độ tăng trưởng 3 con số do giá giảm, thu
nhập bình quân tăng, sự thay đổi công nghệ nhanh chóng và nhu cầu di động ngày càng
tăng. Đặc biệt, sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế và sự bùng nổ thị trường chứng khoán

cũng làm xuất hiện một lớp người có nhu cầu Laptop. Từ giữa năm 2005, mức tiêu thụ
Laptop ở thị trường Việt Nam đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2004, đạt 28.500
chiếc (chưa kể Laptop cũ và máy không có nhãn hiệu). Trong năm 2005, loại Laptop giá 2630 triệu đồng được tiêu thụ mạnh nhất, với 26% thị phần. Tuy nhiên, so với tổng nhu cầu
máy tính của cả thị trường thì Laptop mới chỉ chiếm khoảng 10%. Ở các nước phát triển,
con số này là 30%. Vì vậy, tương lai không xa tỷ lệ tiêu thụ ở thị trường Việt Nam sẽ đạt
mức bình quân của thế giới. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường này là rất
lớn. Từ đầu năm 2007 đến nay, thị trường Laptop ngày càng trở nên sôi động. Năm 2007
Việt Nam tiêu thụ khoảng hơn 18.0000 chiếc Laptop, tăng gấp 2 lần so với năm 2006 về số
lượng (97.000 chiếc). Tại một số các cửa hàng có tiếng ở Hà Nội như Trần Anh, Mai
Hoàng... luôn tấp nập khách mua hàng. Bán lẻ nhiều nhất là máy nhãn hiệu Acer, HP,
Lenovo IBM. Sang năm 2008, sức tiêu thụ Laptop vẫn giữ ở mức tăng “nóng” và dự báo
7

7
SV: Nguyễn Văn Huy

Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

năm 2008 Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 320.000 chiếc Laptop các loại.
Đa số người kinh doanh máy tính cho rằng nguyên nhân của sức mua tăng vọt là do
tâm lý người tiêu dùng cũng như điều kiện kinh tế của người dân đã ổn định, cộng với việc
nhiều gia đình chú trọng đầu tư hơn cho công việc học tập hơn là mua sắm thiết bị sinh
hoạt, tiêu dùng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp máy tính cũng cần chú trọng vào khối lượng
cầu cụ thể về từng loại Laptop của doanh nghiệp mình ứng với mỗi mức giá nhất định.
Cung về Laptop: là lượng Laptop mà người bán muốn bán ở mỗi mức giá chấp nhận

được. Cung là một đại lượng mà đại lượng này thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cung
phụ thuộc vào giá cả hàng hóa dịch vụ. Cung sẽ tăng lên khi giá cả hàng hoá dịch vụ tăng
lên và cung sẽ giảm xuống khi giá cả hàng hoá dịch vụ giảm xuống, nếu các yếu tố khác
không thay đổi. Các yếu tố khác đó là: sự phát triển của khoa học công nghệ mới, các chi
phí của các yếu tố đầu vào, sự điều tiết của chính phủ (thuế)… Giống như đại lượng cầu,
DNTM không phải xác định tổng đại lượng cung của toàn bộ xã hội mà xác định số lượng
hàng hoá dịch vụ doanh nghiệp có khả năng đưa ra thị trường ứng với mức giá nhất định.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng cung cấp Laptop chủ yếu là các hãng của
nước ngoài. Các nhà doanh nghiệp ước tính, máy tính thương hiệu nước ngoài hiện chiếm
đến 80% thị phần, trong đó đứng đầu là Acer, IBM, Toshiba, HP. Dù chất lượng không mấy
khác biệt, nhưng sản phẩm của nước ngoài có hình thức đẹp hơn hẳn hàng lắp ráp trong
nước. Hơn nữa, người tiêu dùng vẫn ưa chuộng các thương hiệu nổi tiếng thế giới hơn.
Ngoài ra, nhiều cơ sở đang nhập Laptop cũ về sửa chữa, nâng cấp rồi tung ra thị trường bán
với giá rẻ. Do vậy, máy tính xách tay thương hiệu Việt Nam chưa được nhiều người lựa
chọn. Những năm trước, do sức mua chưa cao, nên không có nhiều công ty trong nước quan
tâm đến sản phẩm này. Trong hơn 30 doanh nghiệp lắp ráp máy tính thương hiệu Việt Nam,
chỉ một số ít công ty làm Laptop, gồm: Mekong Green, FPT Elead, CMS... Nhưng nay tình
hình đang thay đổi, nhu cầu đang phát triển mạnh đã bắt đầu thu hút nhiều doanh nghiệp.
Ngoài những tên tuổi kể trên, trên thị trường gần đây đã xuất hiện thêm sản phẩm của Công
ty Khai Trí, GCC... Ở thị trường Laptop Việt Nam, hãng máy tính Đài Loan Acer giữ vị trí
độc tôn về thị phần nửa đầu năm 2007 (khoảng 50% thị phần) với mức tăng trưởng khoảng
300% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó, phân khúc bán chạy nhất là các máy tính dưới
1000 USD, chiếm khoảng 70 - 80 % số lượng máy tính bán ra của Acer. Thương hiệu đứng
vị trí thứ hai về thị phần là HP, vị trí thứ ba là Tosiba (10%). CMS của Việt Nam chiếm
khoảng 4- 5% thị phần.
Giá cả: là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Sự tương tác giữa người
mua với người mua, người bán với người bán và người bán với người mua hình thành giá cả
thị trường. Giá cả thị trường là một đại lượng biến động do sự tương tác của cung và cầu
trên thị trường của một loại hàng hoá, ở địa điểm và thời điểm cụ thể.
Đối với sản phẩm Laptop, chất lượng ngày càng được nâng lên nhưng giá ngày càng

8

8
SV: Nguyễn Văn Huy

Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

“mềm” đi. Trước đây, giá cả là thế mạnh của các công ty sản xuất, lắp ráp máy tính Việt
Nam, các dòng máy tính mang thương hiệu Việt như CMS mức giá từ 500 – 875 USD, thấp
hơn 40% so với máy tính thương hiệu ngoại cùng cấu hình, nhưng gần đây nhiều công ty
nước ngoài tung ra thị trường những sản phẩm có giá rẻ không kém, nên ưu thế này dần bị
thu hẹp. Năm 2007 vừa qua, các dòng máy tính “bình dân” có giá từ 700-800 USD được
tiêu thụ mạnh nhất, chiếm 40% số lượng máy bán ra. Máy tính ngày càng rẻ hơn cũng đã
khiến không ít người nghi ngờ về mặt chất lượng, công nghệ sử dụng. Đại diện của Công ty
Acer Việt Nam cho biết, linh kiện đã được tiêu chuẩn hoá, số lượng sản phẩm sản xuất hàng
loạt cùng với hệ thống phân phối tốt là nguyên nhân khiến giá Laptop ngày càng mềm hơn.
Ngoài ra, công nghệ vi xử lý cũng tập trung hướng vào từng dòng sản phẩm, đối tượng
khách hàng. Hiện nay, trên thị trường còn xuất hiện những dòng máy tính siêu rẻ. Mục đích
của dòng máy này là phục vụ các em học sinh. Có những máy giá chỉ 380 USD như dòng
máy Asus EEEPC- 2GS có 4 màu rất đẹp: xanh lá cây, xanh da trời, hồng, đen; màn hình 7
inch. Dòng máy siêu nhỏ gọn và rẻ này tuy mới vào thị trường Việt Nam từ cuối năm 2007
nhưng nó cũng đã được giới trẻ ủng hộ.
Sự cạnh tranh: cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhân doanh nghiệp trong hoạt động
kinh doanh nhằm giành giật các nguồn lực hay thị trường tiêu thụ nhằm thu lợi nhuận.
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh diễn ra liên tục và không có đích cuối cùng. Cạnh tranh

sẽ bình quân hoá các giá trị cá biệt để hình thành giá cả thị trường. Vì vậy, cạnh tranh là
động lực thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh
để tồn tại và phát triển. Từ đầu năm 2007 thị trường Laptop ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
Các đại lý phân phối đang đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn, ăn thua nhau từng “đô”.
Các công ty chuyên phân phối máy tính để bàn và linh kiện giờ đã nhận thấy tiềm năng của
thị trường Laptop, giờ đồng loạt chuyển sang phân phối thêm mặt hàng này. Kết quả là các
nhà bán lẻ buộc phải xây dựng mức lợi nhuận thấp nhất có thể, thậm chí có những model
nhà phân phối phải chấp nhận bán hòa hoặc lỗ để thu hút khách hàng. Nền kinh tế Việt Nam
đang tăng trưởng, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu tiếp cận với sản phẩm CNTT
đang trở thành thiết yếu. Ngoài các chương trình khuyến mãi của Hãng thì các doanh nghiệp
kinh doanh Laptop cũng tự mình phải giảm giá trực tiếp để kích cầu. Các doanh nghiệp
cũng liên tiếp đưa ra các chương trình khuyến mại khác nhau nhằm thu hút khách hàng
đồng thời có chế độ dịch vụ phục vụ khách hàng tốt nhất để thu hút khách hàng mới và lôi
kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Điều mà các doanh nghiệp cần chú ý là các sản
phẩm CNTT thay đổi rất nhanh chóng, trong khi nhu cầu con người ngày càng được nâng
cao. Vì vậy để cạnh tranh được thì doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng tiêu dùng, tìm
kiếm nguồn hàng tốt nhất đáp ứng nhanh nhất, chu đáo nhất cho khách hàng.
1.3. Chiến lược phát triển thị trường Laptop tại Việt Nam cho doanh nghiệp
9

9
SV: Nguyễn Văn Huy

Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh


1.3.1. Khái quát về chiến lược phát triển thị trường
 Khái niệm:
Chiến lược phát triển thị trường (CLPTTT) của doanh nghiệp thương mại là định hướng
hoạt động kinh doanh có mục tiêu trong một thời gian dài cùng với hệ thống chính sách,
biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong
khoảng thời gian tương ứng.
Chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại bao gồm:
Các mục tiêu và phương hướng đi tới đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển vững
chắc, liên tục trong một thời gian dài.
1

Các chính sách, biện pháp, điều kiện cơ bản quan trọng để đảm bảo điều kiện hoạt
động kinh doanh là phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu chiến lược
của doanh nghiệp.
2

3

Trình tự hành động và các điều kiện để thực hiện các mục tiêu đề ra.

 Sự cần thiết của CLPTTT:
Thứ nhất, môi trường kinh doanh hiện nay đã thay đổi cơ bản so với trước đây, đòi hỏi
phải đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp cả về nội dung và phương thức: Khoa học nói
chung và khoa học kinh tế nói riêng đã có bước phát triển vượt bậc nhanh chóng, nhiều
thành tựu mới ra đời; Kỹ thuật công nghệ có vai trò ngày càng to lớn, tạo ra sức đột phá
trong sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực, sự bùng nổ thông tin đa chiều, phát
triển nhanh chóng; Cơ hội và thách thức từ hội nhập kinh tế quốc dân đối với các doanh
nghiệp càng lớn.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp, để tồn tại, phát triển trong môi trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt cả về mức độ và phạm vi đòi hỏi phải đổi mới tư duy, phải tìm kiếm

phương thức kinh doanh mới, phương thức mới đó là xây dựng và thực hiện CLPTTT.
Thứ ba, trên thế giới tư tưởng quản trị kinh doanh theo chiến lược đã có từ lâu và được
khẳng định đó là quá trình phát triển tất yếu của quản trị doanh nghiệp.
Thứ tư, theo nghiên cứu cho thấy, các công ty vận dụng quản trị chiến lược thường đạt
kết quả tốt hơn trứơc đó và tốt hơn các doanh nghiệp cùng loại không vận dụng quản trị
chiến lược.
 Vai trò của CLPTTT:
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, loại trừ những yếu tố may
rủi ngẫu nhiên, sự tồn tại và thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc trước
hết vào tính đúng đắn của chiến lược đã vạch ra và thực thi tốt các chiến lược đó.
Thứ nhất, có CLPTTT giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp thấy cần tổ chức bộ máy kinh
doanh theo hướng nào? Cần phải làm gì để gặt hái được thành công trong kinh doanh và
biết được khi nào doanh nghiệp đạt tới mục tiêu đã định. Xác định đúng mục đích và hướng
10
SV: Nguyễn Văn Huy

10
Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

đi là yếu tố cơ bản quan trọng bảo đảm thành công trong kinh doanh với chi phí về thời gian
và nguồn lực nhỏ nhất. Nhận thức đúng mục đích và hướng đi giúp nhà quản trị và nhân
viên nắm vững những việc cần phải làm, khuyến khích họ làm tốt phần việc của mình trong
ngắn hạn, làm cơ sở thực hiện tốt những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
Thứ hai, trong điều kiện môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng, tạo ra muôn vàn

cơ hội tìm kiếm lợi nhuận nhưng cũng đầy cạm bẫy rủi ro. Có chiến lược sẽ giúp doanh
nghiệp chủ động tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh khi chúng vừa mới xuất hiện đồng
thời bớt rủi ro trên thương trường. Quản trị kinh doanh theo chiến lược buộc các nhà quản
trị phải phân tích, dự báo các điều kiện của môi trường kinh doanh trong tương lai gần cũng
như xa, từ đó tập trung vào những cơ hội tốt nhất đồng thời đề phòng được những rủi ro xấu
nhất.
Thứ ba, nhờ vận dụng CLPTTT, các doanh nghiệp sẽ gắn liền các quyết định đề ra với
các điều kiện của môi trường, giúp cân đối một bên là tài nguyên, nguồn lực và mục tiêu
của doanh nghiệp với bên kia là cơ hội thị trường bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu đề ra. Các
doanh nghiệp không vận dụng quản trị chiến lược thưòng đưa ra các quyết định thụ động
sau các diễn biến của thị trường. Nói cách khác có CLPTTT các doanh nghiệp sẽ được
chuẩn bị tốt hơn để chủ động đối phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
Thứ tư, trong môi trường cạnh tranh gay gắt, thông qua phân tích toàn diện đầy đủ các
yếu tố của môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp giúp doanh nghiệp xác định đối thủ
cạnh tranh, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp tổng thể nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường.
Tuy nhiên, CLPTTT không phải là phương thuốc chữa được bách bệnh mà cũng có
những mặt hạn chế:
- Mất nhiều thời gian và chi phí để xây dựng và thực hiện quản trị kinh doanh theo
chiến lược.
- Tính đúng đắn của CLPTTT phụ thuộc rất nhiều vào dự báo dài hạn về môi trường
kinh doanh, nếu những dự báo có sai sót sẽ hạn chế đến kết quả kinh doanh.
- Sau khi hoặch định nếu không kịp thời thay đổi, chiến lược sẽ trở thành cái “khung
cứng nhắc” trói buộc doanh nghiệp. Cần phải nhớ rằng quản trị chiến lược mang tính năng
động theo sự thay đổi của môi trường.
- Nếu doanh nghiệp chỉ chú ý tới hoặch định mà không chú ý đến thực hiện sẽ là sai
lầm, bản chất của quản trị chiến lược là hoạt động, chỉ có thực hiện mới đem lại thành công
trong kinh doanh.
 Các phương pháp xây dựng CLPTTT:
Để có CLPTTT có cơ sở khoa học và có tính khả thi cao cần nắm được các phương pháp

xây dựng chiến lược kinh doanh, trình tự xây dựng CLPTTT của doanh nghiệp, các phương
án CLPTTT chủ yếu của doanh nghiệp.
11
SV: Nguyễn Văn Huy

11
Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

Có 3 phương pháp xây dựng CLPTTT chủ yếu:
 Phương pháp xây dựng CLPTTT từ trên xuống
Lãnh đạo doanh nghiệp

Chiến lược cấp công ty
1
Lãnh đạo các đơn vị chức năng phòng, ban
Chiến lược cấp phòng, ban

2
Lãnh đạo các đơn vị
trực thuộc
CL các đơn vị trực thuộc

Phổ biến dự thảo chiến lược từ trên xuống
(1)
Xây dựng chiến lược của các đơn vị chức năng, phổ biến chiến lược kinh doanh

cho các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc xây dựng chiến lược của mình.

12
SV: Nguyễn Văn Huy

12
Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

 Phương pháp xây dựng chiến lược từ dưới lên
Lãnh đạo doanh nghiệp

Chiến lược cấp công ty
2
Lãnh đạo các đơn vị chức năng phòng, ban
Chiến lược cấp phòng, ban

1
Lãnh đạo các đơn vị
trực thuộc
CL các đơn vị trực thuộc

(1)

Các đơn vị trực thuộc xây dựng chiến lược gửi cho các cấp trên trực tiếp


(2)
Các bộ phận chức năng xây dựng chiến lược, gửi lên lãnh đạo cấp công ty, lãnh đạo
công ty tổng hợp, xây dựng chiến lược cấp công ty.

13
SV: Nguyễn Văn Huy

13
Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

 Kết hợp hai phương pháp trên:
Lãnh đạo doanh nghiệp

Chiến lược cấp công ty

4

1

Lãnh đạo các đơn vị chức năng phòng, ban
Chiến lược cấp phòng, ban

3

2


Lãnh đạo các đơn vị
trực thuộc
CL các đơn vị trực thuộc

(1) Phổ biến dự kiến về mục tiêu, giải pháp chiến lược.
(2) Bộ phận chức năng phổ biến dự kiến chiến lược của mình và phổ biến cho cấp dưới.
(3) Các bộ phận trực thuộc xây dựng chiến lược gửi cho các cấp trên trực tiếp
(4) Các cấp chức năng tổng hợp các chiến lược cấp dưới và tổng hợp thành chiến lược

của cấp mình, gửi lãnh đạo công ty để tổng hợp và xây dựng thành chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp.
Dù bằng phương pháp nào các doanh nghiệp cũng cần phải dựa trên các căn cứ khoa
học và thực tiễn phù hợp với công cụ phân tích logic để đảm bảo cho chiến lược có tính khả
thi và hiệu quả cao.
1.3.2. Trình tự xây dựng chiến lược phát triển thị trường máy tính Laptop tại Việt Nam
cho các doanh nghiệp.
Thực chất của việc xây dựng CLPTTT là kết hợp các yếu tố môi trường bên trong
doanh nghiệp - thế mạnh và điểm yếu, với các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp –
cơ hội và các nguy cơ, để tìm ra các chiến lược chính của doanh nghiệp. Mỗi sự kết hợp thế
mạnh, điểm yếu với các cơ hội, nguy cơ hình thành các chiến lược khác nhau cho từng thời
kỳ chiến lược của doanh nghiệp. Cần phải phân tích cụ thể các yếu tố môi trường kinh
14
SV: Nguyễn Văn Huy

14
Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường


Quản trị kinh doanh

doanh của doanh nghiệp để có các phương pháp xây dựng chiến lược thích hợp.
Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp thương mại là tập hợp các yếu tố
khách quan bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp thương mại. Đó là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm
soát được bởi vậy cần phân biệt rõ và tìm cách thích nghi trong hoạt động kinh doanh.
Các yếu tố của môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp gồm các yếu tố của
môi trường quốc tế, môi trường của nền kinh tế quốc dân, môi trường tác nghiệp. Mục đích
của việc phân tích này là để xác định các thời cơ cũng như các nguy cơ và tác động của
chúng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó tạo cơ sở lựa chọn cách thức kết
hợp tốt nhất với các yếu tố tiềm năng nội bộ doanh nghiệp.
Phân tích môi trường quốc tế ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường Laptop của
Việt Nam
Xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang phát triển mạnh trên thế giới, nhiều mối
quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và sự phát triển của thị trường
Laptop nói riêng thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các nước
làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Những tiến bộ nhanh chóng của CNTT
đã đưa các quốc gia gắn kết lại với nhau hình thành mạng lưới thương mại toàn cầu. Những
biến đổi to lớn, sâu sắc ở trên tác động mạnh đến các doanh nghiệp tạo ra những thời cơ và
thách thức trong hoạt động kinh doanh.
Yếu tố chính trị và pháp luật
Các yếu tố chính trị và pháp luật tạo ra khuôn khổ pháp lý của môi trường để doanh
nghiệp hoạt động. Môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh là điều kiện cho các doanh
nghiệp sản xuất, lắp ráp, kinh doanh Laptop và người tiêu dùng thiết lập quan hệ chặt chẽ
với nhau.
Các yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế tác động đến cả cung và cầu về Laptop có vai trò quan trọng hàng
đầu, quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm. Tốc độ phát triển
kinh tế nhanh, ổn định, lạm phát và lãi suất ngân hàng được kiểm soát, các doanh nghiệp có
cơ hội gia tăng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng có thu nhập ổn định
sẽ gia tăng sức mua trên thị trường.
Yếu tố kỹ thuật – công nghệ
Các yếu tố kỹ thuật công nghệ của nền kinh tế quốc dân quyết định và chi phối kỹ
thuật công nghệ của doanh nghiệp, quyết định sự ra đời của sản phẩm mới, hình thành
phương thức kinh doanh, phương thức thoả mãn nhu cầu, ảnh hưởng tới khả năng cạnh
tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Laptop là sản phẩm của kỹ thuật và công
15
SV: Nguyễn Văn Huy

15
Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

nghệ. Vì vậy, để phát triển được thị trường Laptop các doanh nghiệp cần quan tâm tới:
Trình độ và mức độ hiện có của cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân.
Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và nguồn lực để thực hiện chiến lược này
Mức đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của ngành và của nền kinh tế.
Khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng cơ giới hoá trong các ngành.
Mức độ hoàn thiện của chuyển giao công nghệ và thực hiện nó trong nền kinh tế
quốc dân.
Quy định bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và việc thực thi trên thực tế.
Các yếu tố về văn hóa, xã hội

Các yếu tố văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống và hành vi của con người, qua
đó ảnh hưởng đến cơ cấu nhu cầu, tới hành vi mua sắm, khuynh hướng tiêu dùng của khách
hàng. Chẳng hạn, so sánh hành vi mua sắm Laptop giữa những người có nghề nghiệp, công
việc khác nhau. Người kinh doanh cần những chiếc Laptop có cấu hình trung bình phục vụ
cho các nhu cầu đơn giản như soạn thảo, lướt web, gửi mail…; còn những game thủ hay các
kỹ thuật đồ hoạ lại cần một cấu hình máy cao hơn, nhiều chức năng hơn, màn hình rộng
hơn…
Phân tích môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp thương mại
Môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố trong ngành kinh doanh
và ngoài doanh nghiệp quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của ngành, ảnh hưởng đến
thời cơ và nguy cơ đe doạ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố cấu
thành môi trường tác nghiệp trong kinh doanh: khách hàng, các đối thủ kinh doanh, người
cung ứng, những người trung gian và quan hệ công chúng.
Khách hàng: là tập thể, cá nhân có nhu cầu và có khả năng thanh toán mong muốn
được đáp ứng, được thoả mãn về hàng hoá của doanh nghiệp. Khách hàng là đối tượng phục
vụ chính của doanh nghiệp. Sự trung thành của khách hàng là tài sản vô giá trong hoạt động
kinh doanh. Sự trung thành và tín nhiệm đạt được là do doanh nghiệp biết thoả mãn tốt hơn
những nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của họ so với các đối thủ cạnh tranh khác. Muốn
phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng đòi hỏi phải hiểu biết tường tận tất cả thông tin về họ
để phân loại khách hàng và tìm biện pháp đáp ứng.
Đối thủ cạnh tranh: là những người cung ứng các mặt hàng tương tự hoặc có thể thay
thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Hiện nay, trên thị trường Laptop có rất
nhiều đối thủ cạnh tranh. Trước hết là cạnh tranh giữa các sản phẩm của các hãng khác nhau
như Acer, HP, SonyVaio, Tosiba, Lenovo, IBM, CMS… Thứ hai là cạnh tranh giữa các sản
phẩm có thể thay thế được cho nhau như 1 chiếc Laptop với 1 chiếc điện thoại di động hiện
đại nhiều chức năng, hoặc 1 bộ máy tính để bàn… Đối thủ cạnh tranh là trở lực lớn nhất
phải vượt qua, quyết định thành bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu đối
thủ cạnh tranh mạnh tạo ra nguy cơ thu hẹp thị trưòng, mất lợi nhuận. Ngược lại, đối thủ
16
SV: Nguyễn Văn Huy


16
Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

cạnh tranh yếu hơn doanh nghiệp có thời cơ gia tăng doanh số, mở rộng thị trường nâng cao
uy tín trước con mắt người tiêu dùng. Để xác định thời cơ trong kinh doanh cần phải thu
thập thông tin về đối thủ cạnh tranh, phân loại và phân tích các đối thủ cạnh tranh để xác
định mức độ cạnh tranh trên thị trường và đưa ra các biện pháp ứng xử phù hợp.
Người cung ứng: là người cung cấp hàng hoá, dịch vụ là đầu vào cho doanh nghiệp
và cho đối thủ cạnh tranh. Để tránh nguy cơ đe doạ những người cung ứng đầu vào doanh
nghiệp cần đa dạng hoá, và để giảm áp lực của người cung cấp không nên chỉ phụ thuộc vào
một nhà cung cấp nào đó. Lựa chọn người cung ứng có chất lượng sản phẩm tốt nhất, có uy
tín giao hàng, có độ tin cậy cao, giá cả hợp lý. Trên thị trường Laptop hiện nay có rất nhiều
nhà cung cấp cho các hãng khác nhau trên thế giới. Theo bảng xếp hạng thị phần về thị
trường Laptop trong năm 2007, top 5 hãng dẫn đầu là HP với 18.2%, tiếp sau là Lenovo
16.9%, Dell với 15.5%, Acer 8.8%, Tosiba 4.2%, còn lại là các hãng khác với 36%.
Trung gian thương mại: đó là các đại lý phân phối cho các hãng như Intel, HP,
Tosiba, Lenovo… hoặc các cửa hàng bán lẻ hay các cá nhân hoạt động độc lập… Họ có
nhiệm vụ là phân phối, bán hàng, quảng cáo cho doanh nghiệp. Họ sẽ giúp cho các doanh
nghiệp mở rộng thị trường, phát triển kênh bán lưu chuyển nhanh nhiều hàng hoá. Tuy
nhiên, lợi ích hay tỷ lệ hoa hồng hợp lý là điều kiện để lôi kéo sự ủng hộ, giúp đỡ doanh
nghiệp thực hiện mục tiêu kinh doanh. Ngược lại, sẽ là nguy cơ cạnh tranh với doanh
nghiệp, gây chậm trễ, ách tắc các khâu trong quá trình lưu chuyển hàng hoá.
Quan hệ công chúng: Kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào thì quan hệ công chúng
là vấn đề hết sức nhạy cảm, quan trọng đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ công sức thời gian và

chi phí để thấu hiểu, hưóng dẫn liên kết họ nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh.
Phân tích chính xác các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp giúp các doanh
nghiệp thấy được các cơ hội và nguy cơ. Từ đó tranh thủ nắm bắt lấy cơ hội và tránh được
các nguy cơ tiềm ẩn đối với doanh nghiệp.
Phân tích các yếu tố tiềm năng của doanh nghiệp
Mục tiêu của việc phân tích này là tìm ra các thế mạnh và điểm yếu của doanh
nghiệp.
Thế mạnh của doanh nghiệp là tổng hợp tất cả các thuộc tính, các yếu tố bên trong
làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Đó là tất cả
các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động, sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh
doanh có hiệu quả cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Điểm yếu của doanh nghiệp là tất cả những thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của
doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khẳ
năng mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và giành được thế
mạnh, sự thắng lợi trêm thị trường cạnh tranh, đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra.
Trong thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cua mình thông qua các
17
SV: Nguyễn Văn Huy

17
Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

lợi thế về chi phí và lợi thế về sự chuyên biệt hoá sản phẩm.
Như vậy, thế mạnh chủ yếu của doanh nghiệp thể hiện ở lợi thế của doanh nghiệp
trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Song, xét về phương diện cạnh tranh của doanh

nghiệp, không phải chỉ lưu tâm đến vấn đề về chất lượng, quy cách, mẫu mã, chi phí,
thương hiệu sản phẩm mà còn phải quan tâm đến các yếu tố về tổ chức quản lý, phong cách
kinh doanh, uy tín doanh nghiệp trên thương trường… Mỗi yếu tố nội tại của doanh nghiệp
có thể vừa là thế mạnh vừa là điểm yếu của doanh nghiệp trên thương trường. Vấn đề quan
trong là doanh nghiệp phải cố gắng phát hiện, khai thác và phân tích cặn kẽ các yếu tố nội
bộ để tìm ra những thế mạnh và điểm yếu cảu mình so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm giảm bớt nhược điểm, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp để đạt lợi
thế tối đa trong cạnh tranh.
1.4. Các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường Laptop ở Việt Nam
Các doanh nghiệp khác nhau có thể lựa chọn các chiến lược kinh doanh khác nhau như:
chiến lược tăng trưởng, chiến lược ổn định hoặc chiến lược suy giảm.
1.4.1. Chiến lược tăng trưởng
Mục tiêu tăng trưởng nhanh chóng, bền vững của doanh nghiệp có thể được thực hiện
bằng nhiều cách khác nhau, do đó đòi hỏi phải có những chiến lược khác nhau: Tăng trưởng
tập trung, tăng trưởng bằng con đường hội nhập (liên kết) hoặc bằng con đường đa dạng
hoá.
 Chiến lược tăng trưởng tập trung: thực chất là doanh nghiệp tập trung nguồn lực
vào thay đổi các yếu tố sản phẩm hoặc thị trường với 3 hình thức:
- Chiến lược thâm nhập thị trường: là cách tăng trưởng thông qua việc đem bán sản
phẩm hiện có trên thị trưòng hiện tại của doanh nghiệp. Công ty có thể thực hiện tăng
trưởng thị trường bằng cách:
1. Tăng sức mua của khách hàng
2. Lôi kéo khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh
3. Mua lại từ các đối thủ cạnh tranh

- Phát triển thị trường: Là chiến lược tăng trưởng bằng cách thâm nhập thị trường
mới để tiêu thụ sản phẩm hiện có của công ty thông qua tìm kiếm thị trường mới trên các
địa bàn mới: mở rộng mạng lưới bán hàng, phát triển kênh tiêu thụ; Tìm kiếm thị trường
mới như tìm khách hàng mới trên thị trường hiện tại; Tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản
phẩm.

- Phát triển sản phẩm: là chiến lược tăng trưởng thông qua phát triển sản phẩm mới
để tiêu thụ trên thị trường hiện tại của công ty bằng cách: phát triển từng sản phẩm riêng
biệt, bổ sung danh mục hàng hoá kinh doanh.
 Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập (liên kết):
Chiến lược này cho phép doanh nghiệp củng cố vị thế của mình trên thị trường và doanh
18
SV: Nguyễn Văn Huy

18
Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

nghiệp có thể phát huy được hết các nội lực. Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội
nhập/ liên kết thích hợp với các doanh nghiệp đang kinh doanh những mặt hàng có ưu thế
nhưng còn lưỡng lự khi lựa chọn chiến lược tăng trưởng tập trung.
Có hai hình thức liên kết là liên kết dọc thuận chiều và liên kết dọc ngược chiều. Liên
kết dọc ngược chiều: là tìm cách tăng trưởng bằng cách sở hữu hoặc tăng cường sự kiểm
soát đối với các nguồn cung cấp hàng hoá (đầu vào). Liên kết dọc ngược chiều thích hợp và
hấp dẫn khi các nhà cung cấp hàng hoá đang tăng trưởng nhanh, khi doanh nghiệp thương
mại nhận thấy không có sự đảm bảo chắc chắn về nguồn hàng hoá kinh doanh (về độ tin
cậy, về chi phí, hiệu quả mua hàng).
Liên kết dọc thuận chiều: là giải pháp tìm cách tăng trưởng bằng cách sở hữu hoặc tăng
cường sự kiểm soát đối với hệ thống phân phối sản phẩm, bán hàng cho doanh nghiệp. Liên
kết dọc thuận chiều có sức hấp dẫn khi các đơn vị tổ chức trung gian bán hàng đang ở giai
đoạn tăng trưởng nhanh, hoặc quá trình bán hàng của doanh nghiệp đang gặp những khó
khăn. Chiến lược này cho phép doanh nghiệp tăng nhanh khả năng bán hàng, có cơ hội phát

triển thị trường, tăng quy mô khách hàng và do đó đạt được mục tiêu tăng trưởng.
 Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hoá:
Là chiến lược tăng trưởng thông qua đầu tư vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh doanh
khác nhau nhằm san sẻ rủi ro và phát triển thị trường. Chiến lược này được áp dụng khi
doanh nghiệp đã có ưu thế cạnh tranh trong các hoạt động kinh doanh và không thể phát
triển với các thị trường và sản phẩm hiện tại. Có 3 hình thức chủ yếu:
- Đa dạng hoá đồng tâm: là tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng tới những thị
trường mới với các sản phẩm mới phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Đa
dạng hoá đồng tâm cần sự tranh thủ phát huy các yếu tố nội lực của doanh nghiệp như khả
năng phát triển sản phẩm, phát triển hoạt động marketing để mở rộng thị trường…
- Đa dạng hoá theo chiều ngang: là tìm cách tăng trưởng bằng tiêu thụ các hàng hóa
mới trên thị trường hiện tại. Những sản phẩm mới này khác về công nghệ sản xuất đối với
những sản phẩm hàng hoá hiện doanh nghiệp đang kinh doanh, nhưng có liên quan đến việc
bán các sản phẩm hiện tại.
- Đa dạng hoá tổ hợp: là tìm cách tăng trưởng bằng cách đưa ra thị trường mới các sản
phẩm hàng hóa mới không có liên quan về mặt công nghệ với những sản phẩm doanh
nghiệp đang kinh doanh. Có thể sử dụng chiến lược đa dạng hoá tổ hợp để khắc phục những
hạn chế về tính thời vụ, thiếu vốn kinh doanh, thiếu cơ hội hấp dẫn thị trường…
1.4.2. Chiến lược ổn định
Là chiến lược duy trì quy mô kinh doanh và vị thế của doanh nghiệp ổn định trong một
thời gian nhất định.
1.4.3. Chiến lược suy giảm
Là giải pháp lùi bước để tổ chức lại hoạt động kinh doanh được áp dụng khi điều kiện
19
SV: Nguyễn Văn Huy

19
Lớp: CD8QT



Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

thị trường bắt buộc, hoặc sau thời kỳ tăng trưởng nhanh, khi thị trường không còn cơ hội
tăng trưởng dài hạn ổn định hoặc sau khi xuất hiện thời cơ khác hấp dẫn hơn. Chiến lược
suy giảm có thể thực hiện qua việc cắt giảm chi phí, thu hồi vốn đầu tư, thu hoạch hoặc giải
thể.
1. Chiến lược cắt giảm chi phí: là chiến lược ngắn hạn hoặc tạm thời hướng vào việc giảm
bớt đầu tư vào những bộ phận kém hoặc không mang lại hiệu quả kinh doanh.
Giảm bớt chi phí điều hành ở bộ phận không hiệu quả.
Giảm biên chế, giảm thuê mướn nhân công, sa thải nhân viên.
Loại bỏ việc kinh doanh sản phẩm không hiệu quả.
2. Thu hồi vốn đầu tư: là quá trình diễn ra khi doanh nghiệp nhượng bán hoặc đóng cửa một
trong các bộ phận để đạt được sự thay đổi lâu dài trong kinh doanh.
3. Chiến lược thu hoạch: là tìm mọi cách tăng tối đa dòng luân chuyển tiền mặt trong một
thời gian ngắn bất kể hậu quả lâu dài. Chiến lược thu hoạch được áp dụng ở các đơn vị có
tương lai mờ mịt và ít hy vọng có lãi khi được bán đi nhưng mang lại thu hoạch tiền mặt.
Các biện pháp áp dụng là sa thải nhân viên, ngừng mua nguyên liệu mới, giảm giá hàng bán
ra.
Chiến lược giải thể: là chiến lược bắt buộc cuối cùng của chiến lược suy giảm khi doanh
nghiệp không thể tiếp tục tồn tại.

20
SV: Nguyễn Văn Huy

20
Lớp: CD8QT



Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
LAPTOP CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA.
2.1. Khái quát về công ty
Công ty TNHH TM và DV tin học Hà Việt.
Địa chỉ: 202 Thái Hà _ Đống Đa _ Hà Nội.
HÀ VIỆT COMPUTER
Được thành lập vào năm 2007. Là một công ty hàng đầu Việt Nam hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh thiết bị công nghệ. Chúng tôi luân cố gắng mang đến cho khách hàng
các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá tốt nhất cùng với dịch vụ hậu mãi chu đáo nhất.
Với phương châm “Giá rẻ cho người Việt” chúng tôi đang không ngừng nỗ lực để đa
dạng hóa sản phẩm với chất lượng tốt nhất mà vẫn đảm bảo các sản phẩm của công ty
“Luôn đứng đầu về giá” để có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu và mong muốn của người tiêu
dùng của Việt Nam.
Lĩnh vực kinh doanh CNTT là một lĩnh vực mới ở Việt Nam và đang được Hà Việt
Computer ưu tiên phát triển đã thu được nhiều kết quả và có rất nhiều hứa hẹn. Với một hệ
thống cộng tác viên dàn trải đều tại các địa bàn của Hà Nội và các khu vực lân cận nhằm
đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, thuận tiện nhất với thời gian nhanh nhất và khách
hàng luôn có những điều kiện pháp lý và độ tin cậy cao trong việc thực thi các điều khoản
của hợp đồng kinh tế, cũng như những cam kết về chế độ hậu mãi. Hà Việt Computer là nhà
phân phối sản phẩm và cung cấp dịch vụ của ACER, HP COMPAQ, IBM, DELL,
SAMSUNG, LG… tại Việt Nam.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Hà Việt Computer
Các lĩnh vực kinh doanh của công ty:
21
SV: Nguyễn Văn Huy


21
Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

1. Cung cấp máy tính, thiết bị máy văn phòng như máy tính xách tay, máy in, máy fax, tổng
đài, máy photocopy, máy ảnh, máy chiếu, các thiết bị mạng...
2. Lắp ráp linh kiện máy tính, thiết bị máy văn phòng.
3. Cung cấp các dịch vụ tin học, tư vấn và cung cấp giải pháp tích hợp công nghệ thông tin.
4. Đầu tư tài chính.
Danh mục sản phẩm kinh doanh của Hà Việt Computer:
Linh kiện máy tính

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

CPU

528(con)

663(con)

1159 (con)


RAM

725(thanh)

760(thanh)

1551(thanh)

Mainboard
Màn hình

672(cái)
1965(cái)

784(cái)
2158(cái)

1345(cái)
5695(cái)

Ổ đĩa quang

1112(cái)

1185(cái)

2042(cái)

HDD ( Ổ đĩa cứng)

1041(cái)
1285(cái)
2420(cái)
Hình 2.2: Danh mục sản phẩm kinh doanh của công ty
Ngoài các linh kiện chính kể trên, công ty còn kinh doanh cả các phụ kiện máy tính như:
USB, cạc màn hình, Webcam, camera, loa nghe nhạc, nguồn máy tính, chuột, bàn phím, Bộ
lưu điện UPS, các thiết bị mạng…
( Đơn vị: cái )
Các loại máy văn phòng
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Máy tính xách tay
152
165
280
Máy in (HP, Canon, SamSung)
1785
2000
3612
Máy fax - tổng đài điện thoại
96
78
312
Máy chiếu
72
95
210
Máy ảnh
128

138
281
Máy Photocopy
135
41
78
Hình 2.3: Bảng số liệu tiêu thụ các loại máy văn phòng của công ty

Bảng số liệu về thị trường hoạt động của công ty Hà Việt Computer ở một số tỉnh thành
22
SV: Nguyễn Văn Huy

22
Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

trong 3 năm gần đây:
(đơn vị: VNĐ)
Năm
Tỉnh, TP
Hà Nội
Quảng Ninh
Hải Phòng
Thanh Hóa
Nghệ An
Hà Tĩnh

Các tỉnh khác

2008

2009

2010

10.938.607.000
12.743.552.000 23.568.851.000
994.273.000
1.048.335.000
2.004.562.000
608.412.000
512.859.000
912.565.000
864.585.000
803.568.000
2.524.598.000
1.621.301.000
1.561.232.000
4.521.259.000
483.662.000
455.211.000
851.295.000
466.100.000
1.064.400.000
4.620.000.000
Bảng 2.4: Thị trường hoạt động của công ty


Qua bảng số liệu trên, ta thấy được công ty Hà Việt Computer đã phát triển rất nhanh
từ năm 2009 sang năm 2010. Đạt được kết quả như vậy là do công ty đã đóng góp thêm một
nguồn vôn kinh doanh vào đầu năm 2010. Vì vậy, công ty có điều kiện mở rộng quy mô,
tăng nguồn vốn kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên,
Nghiên cứu thị trường hoạt động của công ty, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến sự
cạnh tranh trên thị trường. CNTT là một lĩnh vực kinh doanh mới, thị trường đang rất nhiều
tiềm năng. Vì vậy, tham gia lĩnh vực này Hà Việt Computer cũng phải cạnh tranh với rất
nhiều đối thủ trên thị trường và mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn.
Sau 5 năm tồn tại và phát triển, Hà Việt Computer đã thu được nhiều thành công:

23
SV: Nguyễn Văn Huy

23
Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

Bảng kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây của Công ty Hà Việt Computer:
(đơn vị : VNĐ)
Năm

2008
2009
2010
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng

15.974.941.565 18.611.384.603 39.947.206.724
Doanh thu cung cấp dịch vụ
35.900.810
41.356.700
89.232.424
Doanh thu hoạt động tài chính
1.174.300
1.565.200
3.164.122.5
Giá vốn hàng bán
14.804.456.300 17.362.896.157 37.153.292.088
Lợi tức gộp
1.203.386.075
1.289.845.146
2.879.682.060
Chi phí bán hàng
143.630.721
275.131.755
483.670.660
Phải trả CNV
315.700.000
225.410.000
624.982.050
Chi phí quản lý doanh nghiệp
411.652.113
438.715.622
1.090.901.853
Tổng lợi tức trước thuế
649.277.541
532.851.656

1.365.360.000
Thuế lợi tức phải nộp (28%)
181.797.711
149.198.464
382.300.582
Lợi tức sau thuế
467.479.831
383.653.192
983.058.641
Bảng 2.5: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên qua các năm, thấy được tốc độ phát triển
của công ty Hà Việt Computer. Sau khi đóng góp thêm vốn kinh doanh vào đầu năm 2010,
công ty đã phát triển rất nhanh, doanh thu tăng hơn 2 lần, lợi nhuận cũng tăng 2.5 lần so với
năm 2009. Lợi tức sau thuế năm 2009 thấp hơn năm 2008, mặc dù doanh thu 2009 cao hơn
năm 2008. Lý do quan trọng nhất là do thị trường CNTT càng phát triển, ngày càng có
nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia, vì vậy mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, các doanh
nghiệp sẽ phải “nhìn nhau mà bán”.
2.2. Tình hình tiêu thụ máy tính Laptop của công ty Hà Việt Computer.
Qua phần khái quát về công ty TNHH TM và DV tin học Hà Việt đã trình bày ở trên,
chúng ta có thể nhận thấy thị trường Laptop của công ty Hà Việt Computer vẫn còn ở giai
đoạn phát triển ban đầu. Thành lập từ năm 2007, nhưng công ty chủ yếu chuyên sâu về thị
trường linh kiện máy tính để bàn và một số loại máy văn phòng như máy in, máy fax, máy
chiếu… Nhưng công ty cũng rât chú trong vào sản phẩm Laptop. Thời kỳ này, trên thị
trường Laptop Việt Nam không có nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này, vì vậy
mức độ cạnh tranh thấp. Tuy nhiên, cầu về Laptop cũng không cao, do giá thành một chiếc
Laptop khá cao so với thu nhập trung bình của người tiêu dùng. Theo kết quả hoạt động
kinh doanh của Hà Việt Computer trong 3 năm gần đây, số lượng Laptop do công ty cung
cấp vào thị trường là nhỏ so với tổng cầu. Năm 2008, công ty mới bán được 152 chiếc; năm
2009 bán được 165 chiếc; năm 2010 tăng lên 280 chiếc. Đặc biệt trong quý I năm 2011
công ty đã tiêu thụ được 212 chiếc Laptop các loại, đứng đầu là các dòng sản phẩm của 2

hãng là HP và IBM Lenovo.
(Đơn vị: chiếc)
24
SV: Nguyễn Văn Huy

24
Lớp: CD8QT


Kinh tế Tài nguyên môi trường

Quản trị kinh doanh

Năm

2008
2009
2010
Quý I /2011
Nhà SX
HP Compaq
30
41
69
49
Lenovo IBM
17
26
78
58

Acer
40
36
35
21
SonyVaio
24
29
30
23
DELL
22
25
28
24
Các hãng khác: Asus, Tosiba, Apple…
19
8
40
37
Bảng 2.6: Bảng số liệu tiêu thụ các dòng Laptop của công ty
Qua bảng số liệu trên, ta thấy thị trường tiêu thụ của công ty đã có sự thay đổi rõ rệt.
Trong năm 2008, công ty tiêu thụ mạnh nhất là các dòng sản phẩm của Acer với 40 chiếc/
năm. Tiếp sau Acer là HP Compaq với 30 chiếc/ năm. Do thời kỳ này trên thị trường giá của
một chiếc Laptop là khá cao, nhu cầu sử dụng Laptop cũng không nhiều, mặt khác đây cũng
là một thị trường mới, công ty mới thâm nhập vào thị trường nên cũng gặp nhiều khó khăn
về vốn và đầu vào hàng hóa. Năm 2009 cũng là một năm không có nhiều khởi sắc. Thị
trường tiêu thụ của công ty chưa được mở rộng hơn nhiều so với năm trước. Trong năm
này, công ty đã có nhiều thay đổi về mặt nhân sự cũng như về chiến lược kinh doanh, song
điều đó cũng chưa đem lại kết quả tốt. Năm 2010 là một năm coi như “lột xác” của công ty.

Tháng 3 năm 2010 công ty đã góp thêm một số vốn. Cũng từ đây, công ty đã có nhiều sự
thay đổi từ cơ cấu tổ chức bộ máy đến chiến lược hoạt động trong ngắn hạn và dài hạn.
Công ty được bổ sung một nguồn vốn lớn hơn 20 tỷ đồng. Vì vậy, có điều kiện mở rộng
kinh doanh, phát triển được thị trường tiêu thụ với quy mô ngày càng lớn. Đặc biệt, công ty
đã xây dựng được mối quan hệ tốt với một số đối tác là công ty nước ngoài: Malaysia,
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản..., từ đó tìm kiếm được nguồn hàng tốt, có khả
năng cạnh tranh cao với các công ty khác. Năm 2010, công ty tiêu thụ mạnh nhất là dòng
Laptop của hãng Lenovo, đặc biệt là sản phẩm Lenovo G400 và Lenovo Y410, chiếm hơn
50% số lượng máy bán ra. Đây là 2 dòng sản phẩm được coi là “hot” nhất trên thị trường từ
cuối năm 2010 đến nay.
Khu vực thị trường tiêu thụ Laptop của công ty chủ yếu là ở Hà Nội và một số tỉnh
như Hưng Yên, Hà Tây, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú
Thọ, Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh…và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, thị trường Hà
Nội là thị trường trọng điểm.

(Đơn vị: chiếc)
Tỉnh
Năm

Hà Nội

25
SV: Nguyễn Văn Huy

Hải Phòng

Nghệ An

Quảng Ninh


Các tỉnh khác

25
Lớp: CD8QT


×