Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Tìm hiểu công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã cửa lò của công ty CP môi trường đô thị và dịch vụ du lịch cửa lò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.7 KB, 44 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề :
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến trên thế giới cũng
như ở Việt Nam, nó là nguyên nhân gây ra mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt
nguồn tài nguyên, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước và gây ảnh
hưởng xấu tới con người. Chính vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường đã thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các tổ chức xã hội và nhiều nước
trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Rác thải sinh hoạt là một phần tất yếu của hoạt động sản xuất, cùng với sự
phát triển của khoa học kĩ thuật,kinh tế xã hội, đặc biêt là công nghiệp và sự
phát triển của sản xuất hàng tiêu dùng thì hằng năm con người đã tạo ra một
lượng chất thải khổng lồ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi
trường đất, nước, không khí và sức khỏe con người. Thêm vào đó là quá trình
đô thị hóa với tốc độ ngày càng cao đã hình thành nên các khu đô thị, các trung
tâm kinh tế và đặc biệt là sự mở rộng các khu dân cư lại càng gây áp lực với
môi trường.
Thị xã Cửa Lò là trung tâm văn hóa, du lịch của Nghệ An. Là khu vực tập
trung đông dân cư, là vùng kinh tế mới năng động của tỉnh. Cửa Lò lấy phát tiển
du lịch là nền kinh tế mũi nhọn, được thiên nhiên ưu đãi cho bãi tắm lý tưởng,
với chiều dài gần 10km, được bao quanh bởi hai con sông ở hai đầu, độ dốc
thoải đều, nước biển trong xanh , khí hậu trong lành mà không phải bãi tắm nào
cũng có được. Sức hấp dẫn này đã thu hút một lượng đông du khách trong và
ngoài nước về tham quan và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, song song với quá trình
phát triển đó, vấn đề rác thải sinh hoạt từ khu du lịch,vui chơi giải trí , các hộ
gia đình, cơ sở sản xuất, chợ …trên địa bàn thị xã đang trở thành mối lo ngại
cho địa phương. Hàng ngày trên địa bàn thị xã một lượng lớn rác được thải và
đang gây ảnh hưởng tới mỹ quan văn hóa cũng như môi trường sống của người
dân địa phương. Trước thực trạng trên, vì vậy trong thời gian thực tập tại cơ sở
tôi đã chon đề tài: “ Tìm hiểu công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn thị xã Cửa Lò của Công ty CP Môi trường đô thị và dịch vụ du lịch
Cửa Lò”.


Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác
quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã.

1


II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là việc thu gom, vận chuyển và quản
lý rác thải sinh hoạt qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác
quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Cửa Lò của CTCP Môi trường đô
thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò.
2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian : Trong địa giới hạnh chính thị xã Cửa Lò thuộc sự quản lý
của công ty.
Về thời gian : Từ ngày 17/1/2014 đến 26/3/2014.
Về lý luận : Áp dụng những cơ sở lý luận và khoa học trong lĩnh vực kinh
tế và quản lý môi trường như: kinh tế chất thải, quản lý môi trường, đánh giá
kinh tế - môi trường…
Về thực tiễn: Nghiên cứu vấn đề rác thải sinh hoạt trong địa bàn thị xã Cửa
Lò và hiệu quả công tác quản lý rác thải trong thời gian vừa qua và xu hướng
trong tương lai.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp quan sát, điều tra thực địa.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích,xử lý số liệu.
III. Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề

1. Mục tiêu
- Củng cố và vẫn dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.
- Tiếp cận học hỏi kinh nghiêm, kĩ năng, phong cách làm việc của người đi
trước.
- Thông qua khảo sát thực trạng công tác bảo vệ môi trường của công ty
trên địa bàn thị xã Cửa Lò, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng
cao công tác quản lý môi trường trường trên địa bàn thị xã, giảm thiểu sự ô
nhiễm môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân sinh
sống nơi đây.
2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến công tác quản lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn thị xã.
- Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường của Công ty CP Môi
trường Đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn thị xã.
IV. Tổng quan về cơ sở thực tập.
1. Tên doanh nghiệp : Công Ty CP Môi trường Đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò.
2


2. Địa chỉ : Đường Sào Nam - Nghi Thu – Thị Xã Cửa Lò Nghệ An
Điện thoại : 0383824231, 0303951736, Fax : 0383951736
3. Giấy phép kinh doanh : số 2703000570 do sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh
Nghệ An cấp ngày 27 tháng 04 năm 2005.
Với tổng số vốn điều lệ : 2.860.000.000 đ.
Trong đó : Vốn của người lao động tại công ty : 1.144.000.000 đ.
Vốn của Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước : 1.716.000.000 đ.


3


4.

Cơ cấu tổ chức của công ty
Đại hộ cổ đông ( 60 người )

Hội đồng quản trị ( 5 người )

Ban kiểm soát ( 3 người )
Ban giám đốc công ty ( 3 người )

Phòng KH - HC – QT ( 5 người )

Phòng kế hoạch tài vụ ( 3 người )

Hình 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty
XN vệ sinh môi trường

( Theo hệ thống trực tuyến chức năng )

XN cây xanh công viên

4

XN kinh doanh dịch vụ


Tổng số lao động : 93 người

Trong đó : - Lao động thường xuyên : 52 người
- Lao động thời vụ
: 41 người
+ Hội đồng quản trị ( 5 người kiêm nhiệm )
+ Ban kiểm soát ( 3 người )
+ Lãnh đạo Công ty có Chánh, Phó giám đốc : 3 người
+ Các phòng ban giúp việc :
 Phòng kế toán tài vụ lao động tền lương : 3 người
 Phòng kế hoạch – hành chính quản trị
: 5 người
+ Các xí nghiệp và bộ phận sản xuất dịch vụ trực tiếp :
 Xí nghiệp vệ sinh môi trường : 18 người
 Xí nghiệp cây xanh đô thị : 12 người
 Xí nghiệp kinh doanh – dịch vụ : 3 người
5.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a) Lĩnh vực công ích:
- Quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, phân, bùn cóng thoát
nước
- Quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước, kênh, mương, hồ, hệ
thống vỉa hè, lề đường, hệ thống đèn chiếu sáng và trang trí đường phố.
- Quản lý và khai thác công viên.
- Trồng và chăm sóc cây xanh đô thị.
b) Kinh doanh khác :
- Tư vấn thiết kế và nhận đầu tư công trình hạ tầng và dân dụng như :hệ
thống thoát nước, vỉa hè, lề đường, điện chiếu sáng và trang trí đường phố, các
công trình xây dựng, cấp nước, đèn tín hiệu giao thông, các công trình điện, công
viên -câyMua
xanh,bán
thủy
lợi,nông

kênhlâm
mương,
hồ và các
tuyến
giao
hàng
sản, khoáng
sản,
cây đường
và giống
câythông.
cảnh.
-a) Hoạt
động
kinh
doanh
vật
tư,
nguyên
liệu,
thiết
bị
máy
móc, chuyên
Quản lý dự án :
- phục
Thựcvụ
hiện
chức
năng

nghành
công
cộng,
cơ Chủ
giới, đầu
thủytư
lợi.và Quản lý Dự án đối với các công
Sản do
xuấtThị
và xã
kinh
vật liệu
xâysinh
dựngmôi
và thực
hiện
các dịch
vụđiện
môi
trình hạ -tầng
và doanh
Tỉnh giao
về Vệ
trường
, thoát
nước,
trường
khác.Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch.
chiếu sáng…
- Kinh doanh bất động sản.

V. Giới thiệu chung về thị xã Cửa Lò
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An, cách thủ đô Hà Nội 300km về phía
Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1400km về phía Nam và cách thành phố Vinh
17km về phía Đông Bắc, với tọa độ địa lý là 14,9 0 vĩ bắc và 105,430 kinh đông.
Ranh giới thị xã:
- Phía tây giáp huyện Nghi Lộc
- Phía Nam giáp huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh
- Phía Bắc giáp xã Nghi Thiết – Nghi Lộc
- Phía Đông giáp biển Đông
1.2. Địa hình
Thị xã chạy dọc theo bờ biển với chiều dài 12km và chiều ngang 2,3 – 4km.
Địa hình không bằng phẳng gồm nhiều cồn cát lượn sóng chạy song song với bờ
5


biển, độ cao trung bình 3,5 – 3,8m, sát bờ biển có những cồn cao từ 7 – 8 m so
với mặt biển nên các dòng chạy về hai đầu đổ vào sông Cấm, sông Lam trước
khi chạy ra biển với tốc độ thoát nước chậm.
1.3Khí hậu – thủy văn
a) Khí hậu
Cửa Lò nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt: nóng nực về mùa hè và ẩm ướt về mùa
đông.
- Bức xạ mặt trời và số giờ nắng: Khu vực thị xã Cửa Lò có tổng lượng
bức xạ dồi dào, trung bình hàng năm đạt 230 – 250 Kcal/cm 2, số giờ nắng trong
năm đạt 1680 – 1780 giờ, tháng thấp nhất cũng đạt trên 50 giờ. Tổng số giờ nắng
từ tháng V đến tháng IX phổ biến từ 1000 – 1150 giờ.
- Chế độ nhiệt: Mùa hè kéo dài từ tháng IV đến tháng X, có gió Tây Nam

( gió Lào ) khô và nóng, tháng VII là tháng nắng nhất trong năm với nhiệt độ
trung bình 360 C, trị số cao nhất có thể đạt 40,9 0 C. Mùa đông từ tháng XI đến
tháng III, có gió Đông Bắc lạnh và khô hanh, tháng II là tháng lạnh nhất với
nhiệt độ trung bình là 120 C trị số thấp nhất có thể đạt xuống tới 5,40 C. Nhiệt độ
không khí trung bình năm là 23,80 C. Tuy nhiên Thị xã Cửa Lò nằm sát biển
Đông có khả năng điều hòa khí hậu vùng rất tốt nên ở đây khí hậu tương đối dễ
chịu hơn các địa phươnd khác trong tỉnh.
- Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa bình quân hàng năm trên 2000mm nhưng
phân bố không đều theo từng tháng và mùa trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng V và kéo dài đến tháng XI, lượng mưa chiếm khoảng 86,5% tổng lượng
mưa cả năm. Độ ẩm không khí tương đối trong năm bình quân 85%, thấp nhất
trong các tháng VI, VII đạt mức 75%.
- Chế đọ gió: Trong năm ở Nghệ An có hai hướng gió chính thịnh hành là
gió Tây Nam từ tháng V đến tháng VIII và gió Đông nam từ tháng VIII đến
tháng X với vận tốc 1,5 – 6 m/s, mùa đông có gió Đông Bắc với tốc độ gió trung
bình 1,2 – 4 m/s. Những đợt gió mạnh thường xảy ra vào mùa mưa ( tháng VI
đến tháng X ) với tốc độ trung bình 4,2 m/s. Ngoài ra trong năm do nằm sát biển
Đông nên Thị xã cũng chịu ảnh hưởng của loại gió biển nhưng đặc trưng cho
khu vực ven biển duyên hải: ban ngày có gió đát liền thổi từ lục điạ ra biển, ban
đêm có gió thổi từ biển vào đất liền.
b) Thủy văn
Thị xã Cửa Lò nằm giữa hai con sông Lam và sông Cấm. Sông Lam là con
sông bắt nguồn từ Lào chạy qua một số huyện của tỉnh Nghệ An và đổ ra biển ở
Cửa Hội. Sông Cấm bắt nguồn từ những khe suối nhỏ ở vùng đồi núi phía Tây
và Tây Bắc Nghệ An và đổ ra biển ở Cửa Lò. Sông Cấm chịu ảnh hưởng của chế
độ thủy triều, mùa mua nước dâng cao tràn vào bồi đắp phù sa cho các cánh
6


đồng ven sông. Nhiệm vụ chính của sông Cấm là tiêu thoát nước tự nhiên trong

mùa mưa lũ và cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp.
2. Điều kiện về dân số, kinh tế - xã hội
2.1. Dân số
Theo điều tra của Ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh Nghệ An: Dân
số TXCL tính đến năm 2013 là 72000 người, mật độ dân số là 2.571,43
người/km2. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đạt 0,87% tỷ lệ hộ nghèo chiếm 8,5%
là đơn vị đứng thứ 2 sau thành phố Vinh về tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất tỉnh. Điều
này cho thấy đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
2.2. Kinh tế - xã hội
a) Tình hình chung về kinh tế
Kinh tế thị xã trong những năm có có nhịp độ tăng trưởng khá và cao so với
mức bình quân chung của cả tỉnh. Với thế mạnh về cảnh quan tự nhiên, Cửa Lò
xác định dịch vụ - du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã. Cơ cấu kinh tế
đang chuyển dịch theo hướng: dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, nông – lâm –
ngư nghiệp, giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng dịch vụ.
b) Văn hóa, giáo dục,y tế
- Văn hóa: Là một thị xã du lịch nên công tác văn hóa luôn được chú
trọng và đề cao hoạt động văn hóa đồng đều và có nhiều tiến bộ. Đã làm tốt năm
du lịch Nghệ An tại Cửa Lò, hoàn thành lễ hội sông nước Cửa Lò. Các hoạt
động thể dục thể thao tiếp tục phát triển đa dạng.
- Giáo duc, đào tạo: Chất lượng giáo dục được nâng cao, công tác phổ cập
giáo dục trung học cơ sở cơ bản đã hoàn thành, tiếp tục duy trì các lớp bổ túc
văn hóa. Đến nay trên địa bàn thị xã có 7 trường đạt chuẩn quốc gia.
Thống kê trên địa bàn thị xã có:
+ 7 trường cấp một
+ 4 trường cấp hai
+ 2 trường cấp ba
+ 1 trường cao đẳng: Cao đẳng nghề thương mại và du lịch Cửa Lò
+ 2 trường đại học: Đại học Vạn Xuân và Đại học Vinh cơ sở 2
- Y tế: Trên địa bàn có 11 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có

+ Bệnh viện ( trung tâm y tế ) : 1 cơ sở
+ Trạm xá : 7 cơ sở
+ Trung tâm phục hồi chức năng : 3 cơ sở
Tổng số giường bệnh là 375 giường, cùng nhiều tranh thiết bị như: máy X
quang, máy siêu âm, máy điện tim, đèn mổ… Đội ngũ cán bộ y dược có 74
người có trình độ chuyên môn và tâm huyết với nghề.
c) Cơ sở hạ tầng
- Nhà ở trong những năm gần đây phát triển mạnh, chủ yếu là do nhân
dân tự xây dựng.
- Hệ thống giao thông vận tải phát triển mạnh, hệ thống giao thông
đường thủy phát triển với 2 tuyến lớn nằm ở 2 đấu sông Lam và sông Cấm. Ở
7


đây phát triển hai cảng lớn là cản Cửa Lò và cảng Cửa Hội.Cửa Lò là giao điểm
các trục giao thông chính như:
+ Đường Quán Hành – Cửa Lò
+ ĐườngVinh – Quán Bánh – Cửa Lò ( quốc lộ 46 )
+ Đường Cầu Cấm – Cửa lò
+ Đường Bến Thủy – Cửa Lò
+ Đường Nam Đàn – Cửa Lò
- Hệ thống cấp điện, nước sạch phân bố đầy đủ cho các hộ dân trên địa bàn

8


B. NỘI DUNG
I. Khái quát những quy định của nhà nước về công tác quản lý và bảo
vệ môi trường
1. Khái quát chung về các quy định

 Luật môi trường 2005
Bộ Luật này được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 29/11/2005 gồm : 15 chương với 136 điều.
- Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường;
chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường.
- Đối tượng áp dụng:
+ Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước
ngoài có hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng điều ước
quốc tế đó.
 Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/7/2007 về quản lý chất thải rắn.
- Phạm vi áp dụng: Nghị định này quy định về hoạt động quản lý chất
thải rắn, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến chất thải rắn.
-

Đối tượng áp dụng:

+ Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước;
tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là các tổ chức, cá nhân) có hoạt
động liên quan đến chất thải rắn trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định khác với các quy định trong Nghị định này thì áp
dụng Điều ước quốc tế đó.
 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại
- Phạm vi áp dụng
Thông tư này quy định về quản lý chất thải nguy hại, bao gồm:

+ Phân định, phân loại chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH).
+ Điều kiện hành nghề quản lý CTNH (sau đây viết tắt là QLCTNH); thủ
tục lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải CTNH, cấp phép hành nghề, mã số
QLCTNH; vận chuyển xuyên biên giới CTNH.

9


+ Kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nội dung báo cáo Đánh giá tác động
môi trường (sau đây viết tắt là ĐTM) và các yêu cầu của Quyết định phê duyệt
báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi
trường thẩm định, phê duyệt.
- Đối tượng áp dụng
- Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân trong
nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến việc phát sinh CTNH,
quản lý CTNH trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thông tư này không áp dụng đối với chất thải phóng xạ; chất thải ở thể
hơi và khí; nước thải phát sinh nội bộ trong khuôn viên của cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung được xử lý tại
công trình xử lý nước thải của cơ sở hoặc khu đó.
 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí BVMT đối với chất thải rắn.
- Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất
thải rắn.
- Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn quy định tại
Nghị định này là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải
ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác (trừ chất
thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình).
- Chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại quy định tại khoản

1 Điều này được xác định và phân loại theo quy định tại Nghị định số
59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn.
- Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là các tổ
chức, cá nhân có thải chất thải rắn thuộc đối tượng chịu phí quy định tại Điều 2
Nghị định này, trừ những đối tượng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý
chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy
định tại điều ước quốc tế đó.
2. Ý nghĩa của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Hiện nay chúng ta đang phải hứng chịu những tác động xấu của quá trình
biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự nóng lên của trái đất. Những tác động
này nó ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường cũng như hoạt động của con người.

10


Chính vì vậy công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có vai trò rất quan
trọng.
- Làm cho môi trường sạch đẹp hơn, văn minh hơn.
- Hạn chế được những tác động xấu của sự ô nhiễm môi trường, biến đổi
khí hậu cũng như sự nóng lên của trái đất.
- Giúp người dân thấy được tầm quan trọng của môi trường để rồi có ý
thực tự giác, việc làm có ích cho môi trường.
- Giúp cho nền kinh tế của đất nước phát triển bền vững hơn, toàn diện
hơn.
II Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1. Một số khái niệm liên quan
- Môi trường: Bao gồm các yếu tố tự nhiên vật chất nhân tạo bao quanh con

người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật.
- Thành phần môi trường: Là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật
chất khác.
- Ô nhiễm môi trường: Là sự biến đổi các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
- Suy thoái môi trường: Là sự suy giảm về số lượng và chất lượng của
thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Chất thải rắn: Là chất thải ở thế rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm
chất thải rắn thông thường và chất thỉa rắn nguy hại.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân,
hộ gia đình, nơi công cộng.
- Quản lý chất thải: Là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
- Hoạt động quản lý chất thải rắn: Bao gồm các hoạt động quy hoạch quản
lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu
gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con
người.
2. Quản lý chất thải
Hệ thống quản lý chất thải đô thị là thiết yếu, có vai trò kiểm soát các vấn
đề có liên quan đến chất thải bao gồm: sự phát sinh; thu gom, lưu giữ, và phân
loại tài nguyên tại nguồn; thu gom tập trung; trung chuyển và vận chuyển; phân
loại, xử lý và chế biến; thải bỏ chất thải.
Các vấn đề này được kiểm soát một cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc
cơ bản về bảo vệ sức khỏe cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn thiên nhiên,
cảnh quan, các vấn đề môi trường và dựa trên thái độ của cộng đồng.
Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

11


Phân loại, lưu trữ, tái sử dụng tại
nguồn
Thu gom tập trung
Phân loại, xử lý và tái
chế

Trung chuyển và vận
chuyển

Thải bỏ
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý chất thải
2.1 Nguồn gốc và thành phần rác thải sinh hoạt
a) Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
- Chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ:
+ Từ các khu dân cư.
+ Từ trung tâm thương mại, cơ quan, trường học, công sở, các công trình
công cộng…
+ Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuơng mại, dịch vụ.
- Các chất thải rắn sinh hoạt gồm những chất vô cơ, hữu cơ, chất thải
đặc biệt. Thành phần hữu cơ tiêu biểu trong chất thải sinh hoạt chủ yếu là thực
phẩm thừa, giấy, nhựa, vải, cao su, da, gỗ. Thành phần vô cơ gồm: thủy tinh,
nhôm, sắt, bụi.
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh cũng như thành phần của nó
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tình trạng kinh tế ( mức sống của người
dân ), trình độ công nghiệp…
Các hoạt động kinh tế - xã hội của con
người


Các quá
trình sản
xuất

Các quá
trình phi
sản xuất

Hoạt động
sống và tái
sản sinh
con người

Các hoạt
động quản


CHẤT THẢI SINH HOẠT
Hình 1.3: Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
12

Các hoạt
động giao
tiếp, đối
ngoại


Với mỗi nguồn phát sinh chất thải tạo ra có những thành phần, tính chất
đặc trưng, chất thải từ các khu dân cư, khu thương mại, cơ quan, công sở, khu

công nghiệp, các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp có thành phần đặc trưng
thể hiện ở bảng:
Bảng 1.1: Nguồn gốc các loại chất thải
Nguồn phát sinh

Nơi phát sinh

Các dạng chất thải
rắn

Khu dân cư

Hộ gia đình, chung
cư, biệt thự

Thực phẩm dư thừa,
giấy, can nhựa, thủy
tinh, thiếc, nhôm

Khu thương mại

Nhà kho, nhà hàng,
chợ, các trạm sữa
chữa các dịch vụ

Giấy, nhựa, thực
phẩm thừa, thủy
tinh, kim loại, chất
thải nguy hại


Cơ quan – Công sở

Trường học, bệnh
viện, văn phòng công
sở nhà nước

Giấy, nhựa, thực
phẩm thừa, thủy
tinh, kim loại, chất
thải nguy hại

Khu công cộng

Đường phố, khu công
viên, khu vui chơi giải
trí, bãi tắm

Rác vườn, cành cây
cắt tỉa, chất thải
chung tại khu vui
chơi, giải trí ( giấy,
túi nilon…)

Công nghiệp

Công nghiệp xây
dựng, chế tạo, công
nghiệp nặng, nhẹ, lọc
dầu, hóa chất, nhiệt
điện


Chất thải do quá
trình chế biến công
nghiệp, phế liêu và
rác thải sinh hoạt

Nông nghiệp

Đồng cỏ, đồng
ruộng,vườn cây ăn
quả, nông trại

Thực phẩm bị thối
rữa, sản phẩm nông
nghiệp thừa, rác,
chất thải độc hại

Thành phần chất thải rắn
- Thành phần chất thải là thuật ngữ dùng để mô tả tính chất, nguồn gốc
các yếu tố riêng biệt cấu thành nên dòng chất thải, thông thường được tính theo
phần trăm khối lượng.
13


- Thông tin về thành phần CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc
đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quy trình xử lý cũng
như việc hoach định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý CTR.
- Thông thường trong chất thải đô thị, chất thải từ các khu dân cư và
thương mại sẽ chiếm tỉ lệ cao nhất 50 – 75%. Tỷ lệ của mỗi thành phần chất thải
sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại hình hoạt động: xây dựng, sữa chữa, dịch vụ, đô

thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lý nước.
- Thành phần chất thải rắn rất đa dạng tùy thuộc vào từng vùng khác nhau
mà rác thải có thành phần khác nhau. Kết quả điều tra ở thị xã Cửa Lò như sau:
STT

Thành phần CTR

Khối lượng
( kg/ngày)

Tỉ lệ %

1

Chất hữu cơ

32.600

52,58

2

Nhựa, da, cao su…

6.343

10,23

3


Thủy tinh, gốm sứ

3.615

5,83

4

Kim loại

2.895

4,67

5

Đất đá, linh tinh khác

8.085

13,04

6

Giấy vải, sợi ni lông

8.436

13,65


Cộng

62.000

100,00

Nguồn: CTCP Môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò
Bảng 1.2 Khối lượng, thành phần và tỷ lệ % các loại chất thải rắn
2.2 Phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
a) Phân loại chất thải rắn
Có nhiều cách phân loại chât thải rắn như phân loại theo bản chất của
chúng, dựa vào đặc tính tự nhiên, dựa theo thành phần hóa học và vật lý, dựa
vào đặc điểm chất thải… Nhưng hiện nay phân loại chất thải rắn thường dựa
vào hai tiêu chí sau:
- Phân loại theo mức độ nguy hại
- Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc
hại, chất thải sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải
phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan, có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe
con người, động vật và cây cỏ.
Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công
nghiệp và nông nghiệp.
- Chất thải không nguy hại: Là những loại chất thải không chứa các chất
và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành
phần.
 Phân loại theo nguồn phát thải
- Rác thải gia đình hay còn gọi là rác thải sinh hoạt, bao gồm các chất
thải phát sinh trong gia dình. Chúng bao gồm: rác do chế biến thức ăn, quét dọn
nhà cửa, tro bếp và rác dọn vườn, các vật dụng cũ, bao gói, giấy vệ sinh, phân
14



người… Tại các nước phát triển thì chủ yếu là giấy, bao bì, túi ni lông, kính,
kim loại, nhựa, vỏ lon.
- Chất thải thương mại bao gồm rác của các cửa hàng, trạm xăng dầu, nhà
khách, khách sạn, kho tàng và chợ. Thành phần chủ yếu là các vật đựng bao bì
và thực phẩm thải bỏ. Tại các nước đang phát triển thì các chợ chiếm một phần
lớn của các thương mại. Rác chợ có một tỷ lệ của chất hữu cơ rất cao do hàng
ăn và gánh bán rong vứt ra.
- Chất thải công sở bao gồm rác trường học, cơ quan, chất thải bệnh
viện,nhà thờ, doanh trại bộ đội, công an. Chất thải cơ quan, trường học thì chủ
yếu là giấy. Chất thải của các doanh trại thì giống như rác sinh hoạt gia đình.
Chất thải bệnh viện chứa nhiều chất thải nguy hiểm cho sức khỏe nhưng tại các
nước nghèo vẫn được thu gom cùng với rác sinh hoạt.
- Rác quét đường thường chứa nhiều đất bẩn, lá cây, vỏ lon, bao bì. Tuy
vậy ở Việt Nam trong rác quét đường vẫn có nhiều rác sinh hoạt trong gia đình,
phân nguời, phân súc vật, xác súc vật chết, bùn nạo vét cống.
- Chất thải xây dựng bao gồm gạch ngói vỡ, cát, đất, vôi vữa. Ở nước ta
rác thải xây dựng còn chiếm một tỷ lệ lớn trong rác đô thị. Loại chất thải này
thường được đổ chất đống ven đường phố hay trong khu dân cư.
- Chất thải vệ sinh đang là một vấn đề gay cấn của nước ta do sự yếu kém
của hệ thống cống rãnh và nhà tiêu. Phân người tại các bể phốt của hố xí tự
hoại, bán tự hoại, hố xí thùng, bùn nạo vét cống chưa được thu gom và vận
chuyển theo đúng quy định.
- Chất thải công nghiệp bao gồm nhiều chủng loại phát sinh trong quá
trình hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp. chúng có thể là bao bì, phế thải
chế biến thực phẩm, kim loại, vải sợi, nhựa, tro than, dầu mỡ, hóa chất thải bỏ…
Các xí nghiệp lớn có hợp đồng thu gom và vận chuyển riêng còn các xí nghiệp
nhỏ nhiều khi đổ chất thải của mình vào chung với rác thải sinh hoạt. Việt Nam
vẫn chưa có hệ thống xử lý rác độc hại riêng.
b) Thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt

- Thu gom chất thải rắn là quá trình nhặt rác từ các nhà dân, các công sở
hay từ những điểm thu gom, chất chung lên xe và chở đến địa điểm xử lý,
chuyển tiếp, trung chuyển hay chôn lấp.
- Thu gom là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải rắn. Hiện tại ở
Việt Nam nói chung và thị xã Cửa Lò nói riêng đang áp dụng hai hướng thu
gom chính.
+ Thu gom rác từ đường phố: Do công nhân vệ sinh làm nhiệm vụ quét
đường. Các công nhân dùng phương tiện xe đẩy để thu gom rác. Rác được mang
đến điểm tập trung rồi có xe chở rác mang đến điểm xử lý. Hiện nay tại các
thành phố lớn có xe chở rác chuyên dụng để thu gom rác theo giờ quy định.
15


+ Thu gom rác từ các khu tập thể: Mỗi khu dân cư có một địa điểm đổ rác
hay bể đựng rác. Các gia đình hoặc cơ quan mang rác đến đổ vào điểm tập kết
rồi sau đó có xe chở rác đi. Việc vận chuyển rác chủ yếu là do xe chở rác
chuyên dụng của các công ty vệ sinh môi trường đảm nhận. Công việc này
thường được thực hiện vào sáng sớm hoặc ban đêm.
- Tần số thu gom phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thành phần rác. Đối
với địa phương có đặc điểm nhiệt độ cao, rác có thành phần hữu cơ lớn thì mức
độ phân hủy do vi sinh sẽ nhanh hơn, gây mùi khó chịu tại điểm chứa rác, do
vậy việc thu gom rác phải làm thường xuyên.
c) Xử lý rác thải sinh hoạt
- Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt khác nhau đã và
đang được áp dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Mục đích của các phương pháp xử lý chất thải rắn nói chung là nhằm
vào:
+ Tăng cao hiệu quả của việc quản lý CTR
+ Thu hồi vật liệu
+ Thu hồi năng lượng từ rác cũng như các sản phẩm chuyển đổi

- Các giải pháp quản lý, xử lý chất thải rắn theo trình tự ưu tiên
+ Giảm thiểu nguồn phát sinh
+ Tái sử dụng – Tái chế
+ Thu hồi năng lượng từ CTR
+ Chôn lấp hợp vệ sinh
Chất thải sau khi được thu gom, vận chuyển được xử lý
bằng nhiều biện pháp khác nhau, một số phương pháp thông dụng hện nay:
Hình 1.4: Các biện pháp kỹ thuật trong xử lý chất thải
Thu gom chất thải
Vận chuyển chất
thải
Xử lý chất thải
Thiêu đốt

Các kỹ thuật
mới khác
Ủ sinh học làm
phân bón
Tiêu hủy rác tại bãi
chôn lấp

 Phương pháp đốt rác
16


Phương pháp đốt rác được sử dụng rộng tại các nước như: Đức, Hà Lan,
Nhật Bản, Đan Mạch đó là những nước có diện tích đất cho khu vực thải rác bị
hạn chế.
Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng làm giảm tới
mức thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu xử dụng công nghệ đốt

rác tiên tiến có ý nghĩa trong bảo vệ môi trường, Nhưng đây cũng là phương
pháp xử lý tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh chi phí cao
có thể gấp 10 lần.
Đốt là quá trình oxi hóa chất thải rắn bằng õi không khí dưới tác dụng của
nhiệt và quá trình oxi hóa học. Bằng cách đốt chất thải, ta có thể giảm thể tích
chất thải rắn đến 80 – 90%. Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt là các khí có
nhiệt độ cao gồm các khí nitơ, cacbonic, hơi nước và tro.
Đây là một phương pháp hiệu quả, tuy nhiên vì giá thành đắt nên chỉ có các
nước phát triển áp dụng nhiều. Ở các nước đang phát triển áp dụng các phương
pháp này với quy mô nhỏ để xử lý chất thải độc hại như: chất thải bệnh viện,
chất thải công nghiệp…
Tồn taị của phương pháp này là tốn nhiên liệu đốt và gây nhô nhiễm môi
trường không khí, nếu như quy trình công nghệ đốt không đảm bảo kỹ thuật.
 Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất hiện nay. Trong một bãi
chôn lấp vệ sinh, chất thải rắn được chôn lấp và phủ lên trên.
Đây là phương pháp phân hủy kỷ khí với số lươngj chất hữu cơ lớn. Chôn
lấp là phương pháp lâu đời. Hiện nay nhiều nước trên thế giới kể cả một số
nước Anh, Mỹ, CHLB Đức vẫn sử dụng phương pháp này khá đơn giản và hiệu
quả đối với lượng rác thải ở các thành phố đông dân cư.
Nguyên lý của phương pháp này là phân giải yếm khí các hợp chất hữu cơ
có trong rác thải và chất dễ bị thối rữa tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất
giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và các khí CO2,
CH4.
Phương pháp chôn lấp rác được áp dụng nhiều ở nhiều nước phát triển.
Người ta chọn các vùng đồi núi, thung lũng để bố trí bãi chôn lấp. Đáy của bãi
rác được ngăn cách với đất và nước ngầm bằng những lớp chất dẻo không thấm
nước. Rác được đổ vào các ô chia sẵn. Khi các ô này đầy thì được lấp lại bằng
đất và dùng xe lu nén chặt lại. Sau đó đổ tiếp at cho đến khi đầy hố rồi phủ kín
đất khoảng 60cm và trồng cây lên. Nước trong bãi chôn lấp được thu gom về

một chỗ và được xử lý trước khi cho vào sông, hồ. Đây là phương pháp xử lý
hợp vệ sinh nhất nhưng tốn kém.
 Phương pháp sinh học
Là một quá trình biến đổi sinh học được sử dụng rất rộng rãi, mục đích là
biến đổi các chất hữu cơ thành các chất vô cơ ( quá trình khoáng hóa ) dưới tác
17


dụng của vi sinh vật. Sau một quá trình ủ lên men, chất thải hữu cơ trở nên vô
hại và là nguồn dinh dưỡng cho cây trồng. Về mặt vệ sinh, phương pháp
composting có thể đảm bảo nhiệt độ lên 60 oC - 65oC do đó tiêu diệt được hầu
hết mần bệnh và trứng giun sản.
 Tái chế - tái sử dụng rác
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng
để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và
sản xuất.
Việc tái chế - tái sử dụng đóng vai trò rất quan trọng, không những có ý
nghĩa về mặt môi trường như giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, tạo mỹ quan,…
mà vấn đề tái chế - tái sử dụng có ý nghĩa to lớn như: Tận dụng lợi ích từ rác
thải, xem rác thải sinh hoạt như một tài nguyên, giải quyết công ăn việc làm.
Hoạt động tái chế và thu hồi chất thải được thể hiện qua hệ thống thu gom
chất thải rắn theo mạng lưới 3 cấp gồm: Người thu gom, đồng nát và bán buôn
phế liệu.
• Cấp thứ nhất: Gồm người đồng nát và người nhặt rác
• Cấp thứ hai: Gồm những người thu mua đồng nát và những người thu
mua phế liệu từ những người thu nhặt tại bãi đổ rác, người nhặt rác và đồng nát
trên vỉa hè.
• Cấp thứ ba: Gồm những người buôn bán hoạt động kinh doanh với quy
mô lớn hơn ở nhiều địa điểm cố định và các đại lý thu mua thường là điểm nút
đặc biệt trong buôn bán như các bên trung gian giữa các ngành công nghiệp và

người bán lại.
Tùy thuộc vào vị trí, nguồn nhiên liệu, công nghệ sản xuất, thành phần chất
thải mà lựa chọn các phương pháp tái sinh khác nhau.
3. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt lên môi trường và sức khỏe con
người
- Theo số liệu thống kê của bộ TN & MT hiện nay tổng lượng CTRH thải
ra hằng ngày trên các đô thị ở nước ta khoảng trên 7 triệu tấn/năm. Tỷ lệ thu
gom, xử lý trung bình tại các đô thị là 83,5%, vùng nông thôn khoảng 20 – 30
%. Lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta có xu hướng phát sinh ngày càng gia
tăng, trung bình khoảng 10%/ năm. Như vậy, lượng rác thải chưa được thu gom
ở các khu dân cư là khá lớn. Nếu rác thải không được quản lý một cách hợp lý,
rác thải sinh hoạt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con
người.
- Tác động của rác thải sinh hoạt lên môi trường đô thị: Các bãi rác đổ
đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác có thể gây ô nhiễm không khí, tạo ra mùi
khó chịu cho một khu vực rộng lớn quanh bãi rác. Trong quá trình phân hủy,
một số chất tạo ra các loại khí độc có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con
người, các loại động vật và cây cối xung quanh.
18


- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý sẽ
làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan vùng nông thôn và mỹ quan đô thị.
- Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác không được xây
dựng đúng tiêu chuẩn cũng là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn
nước ngầm. Một số chất độc, kim loại nặng được tạo ra và ngấm vào nguồn
nước, gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái quanh khu vực. Khi
các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các
loại thủy sinh vật. Do hàm lượng oxi hòa tan trong nước cũng giảm, khả năng
nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng

quang hợp của thực vật thủy sinh. Rác thải nằm rải rác khắp nơi không được thu
gom đều được lưu giữ lại bởi đất, một số loại chất thải có khó phân hủy như túi
nilon, vỏ lon… nằm lại trong đất ảnh hưởng tới môi trường đất ( làm thay đổi cơ
cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết…)
- Các khu vực được sử dụng để chôn lấp rác, chất thải rắn bị ô nhiễm
không được quản lý hợp lý, dẫn đến việc mất đất canh tác. Những thay đổi này
cũng dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái học, dẫn đến sự phá vỡ cân bằng của
hệ sinh thái.
- Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khỏe con người thông qua ảnh
hưởng của chúng lên các thành phần môi trường và được thể hiện ở bảng sau:
Bụi, CH4, NH3, H2S…
Môi trường không khí

19


Rác thải ( chất thải rắn )
-

Sinh hoạt
Sản xuất ( công nghiệp, nông nghiệp,…)
Thương nghiệp
Tái chế
Qua
Đường

Nước mặt

Nước ngầm



Môi trường
đất

Hấp

KLN
Chất độc
Ăn uống tiếp xúc qua da

Qua chuỗi
Thực phẩm
Người, Động
vật

Hình 1.5: Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với sức khỏe con người
- Chất thải rắn sau khi được phát sinh có thể xâm nhập vào môi trường
không khí dưới dạng bụi hay các chất bị phân hủy như NH3, H2S…rồi qua
đường hô hấp vào cơ thể con người hay sinh vật. Một bộ phận khá đặc biệt là
các chất hữu cơ, các kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường
đất rồi vào cơ thể con người qua thức ăn, nước uống…
- Ngoài những chất hữu cơ có thể bị phân rã nhanh chóng, rác thải có
chứa những chất rất khó phân hủy ( như palatic ) làm tăng thời gian tồn tại của
rác trong môi trường.
- Mặt khác, khác với việc xử lý chất thải rắn luôn phát sinh những nguồn
ô nhiễm mới mà nếu không có những biện pháp xử lý triệt để, chúng ta dễ có
thể làm chuyển dịch chất ô nhiễm dạng rắn thành các chất ô nhiễm dạng khí hay
dạng lỏng.
III. Khái quát thực trạng môi trường, thực trạng quản lý và bảo vệ
môi trường

1. Thực trạng môi trường
- Cùng với sự đi lên của nền kinh tế thị xã, sự tập trung dân cư càng thêm
đông đúc thì sức ép lên môi trường ngày càng lớn. Trong đó CTR là một trong
những vấn đề được quan tâm với lượng CTR phát sinh trên địa bàn thị xã ngày
càng tăng. Bên cạnh đó vào mùa du lịch một lượng khách lớn trong và ngoài
20


nước đã tập trung về đây. Kèm theo sự tăng đột biến về số lượng người đó là
một lượng CTR đáng kể, góp phần vào tổng lượng rác phát sinh, tạo nên những
sức ép về chất thải rắn trên địa bàn thị xã. Vấn đề này đang đặt ra một nhiệm vụ
khá nặng nề cho sự phát triển bền vững của đô thị.
- Bên cạnh đó , môi trường sống của thị xã cũng chịu áp lực nặng nề của
hàng nghìn người dân. Một phần lớn dân cư sống dựa vào ngư nghiệp và nông
nghiệp với ý thức bảo vệ môi trường chưa cao nên đã gây ra nhiều vấn đè chất
thải rắn, nhất là tại các khu dân cư.
- Mặc dù rác thải ở thị xã Cửa lò chưa nghiêm trọng nghư ở một số khu
đô thi khác nhưng nếu không có biện quản lý có hiệu quả thì sẽ có ảnh hưởng
rất lớn đến điều kiện vệ sinh môi trường.
1.1 Môi trường nước
a) Môi trường nước mặt
Phân bố nước mặt trên địa bàn thị xã chủ yếu ở hạ lưu sông Lam, sông
Cấm, một số ao hồ ( Bàu Sen, Bàu Văn…) ở khu vực phía bắc và Tây Bắc thị xã
Cửa Lò. Có thể tổng quan về môi trường nước mặt như sau: nước có độ mặn
cao, bị ô nhiễm nhẹ ở khu vực sông Cấm do dầu mỡ thải từ cảng và rác thải từ
phường Nghi Tân.
Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt là:
- Nước thải từ các khu dân cư của Thị xã theo hệ thống thoát nước của đô
thị ( đang xây dựng ) đổ ra ở khu vực phía Bắc ở Cửa Lò và phía Nam ở Cửa
Hội.

- Hoạt động sản xuất nông nghiêp: Dư lượng các chất độc hại trong thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón hóa học… sẽ theo nước từ khu vực canh tác chạy vào
nước mặt.
- Ảnh hưởng của nước từ thượng lưu sông Cấm và sông Lam: Trên đường
di chuyển tới vùng cửa sông Lam, sông cấm tiếp nhận một lượng lớn chất thải
từ các đô thị, khu công nghiệp và có khả năng gây ô nhiễm cho vùng nước mặt
ở hạ lưu là Thị xã Cửa Lò.
b) Môi trường biển Cửa Lò
Biển Cửa lò là tài sản vô giá cả về du lịch và khai thác thủy sản. Vì vậy
môi trường biển được đặc biệt coi trọng, đó là “sự sống còn của đô thị du lịch”.
Thời gian qua Thị xã Cửa Lò đã rất cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường
biển. Tuy nhiên, những nguy cơ ô nhiễm vẫn còn tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ
lúc nào, đó là:
- Hoạt động của các cảng: Hơn 500 tàu thuyền đánh bắt hải sản và hàng
trăm thuyền tỉnh bạn neo đậu, sẽ thải ra một lượng dầu và rác thải đáng kể, như
chất thải từ cảng, nước rửa sàn tàu, xác các loài tôm, cua, cá ở cảng cá…cảng

21


dầu ở Nghi Hương và kho nhựa đường lỏng tại phường Nghi tân là nơi dễ xảy
ra rò rỉ, tràn dầu.
- Nước thải và chất thải rắn từ các cơ sở kinh doanh du lịch ( khách sạn,
nhà nghỉ ) gần bờ biển, các dịch vụ ăn uống trên bờ biển chạy trực tiếp hoặc
ngấm vào nước ngầm, nước mưa chạy ra biển.
- Nạn xử dụng mìn, xung điện, hóa chất… để khai thác thủy hải sản làm
hủy diệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển vẫn xảy ra.
- Ngoài ra phù sa và một số chất thải khác của các con sông đổ về cảng
Cửa Lò, Cửa Hội cũng ảnh hưởng đến môi trường nước biển.


22


Kết quả quan trắc môi trường nước biển tại TX Cửa Lò như sau:
Bảng1.2: Kết quả phân tích nước biển tại bãi Cửa Lò
Stt

Thông số đo

1

Nhiệt độ

2

Đơn vị đo

Kết quả đo

TCVN 59431995

C

29,7

30

pH

Thang pH


7,83

3

Độ muối

%

15,2

4

DO

Mg/l

5,4

5

Độ đục

NTU

110

25

6


SS

Mg/l

86

< 20

7

BODS5

Mg/l

6

8

COD

Mg/l

10

9

NO3-

Mg/l


0,6

10

PO4-

Mg/l

0,61

11

SiO2

Mg/l

2,395

12

Tổng Fe

Mg/l

0,3

0,3

13


Mn

Mg/l

0,06

0,1

14

Cu

Mg/l

0.015

0,02

15

Comliorm

MPN/100ml

43

0

>= 4


Theo kết quả quan trắc môi trường nước biển tại cảng Cửa Lò và cảng cá
Cửa hội cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đo được tại hai cảng này đều thấp hơn
TCCP.
Có thể nói tại thời điểm này nước biển Cửa Lò còn trong sạch, đảm bảo các
tiêu chuẩn về môi trường. Tuy nhiên, trong tương lai sự phát triển trên suốt
chiều dài bãi tắm gần 10km từ Cửa Lò đến Cửa Hội và sự phát triển chung của
một Thị xã du lịch, lượng chất thải đô thị và công nghiệp sẽ gia tăng và đây là
nguy cơ oo nhiễm môi trường biển nếu không có biện pháp lý kịp thời và hữu
ích.
c) Môi trường nước ngầm
- Chất lượng nước trong các cồn cát ven biển:Thuộc loại siêu nhạt, mềm.
Các thành phần khoáng hóa đều nằm trong giới hạn cho phép đối với nước
ngầm dùng cho sinh hoạt. Nước ngầm trong cát có lượng mangan khá cao. Trữ
lượng nước ngầm này theo ước tính có thể đáp ứng một phần lượng nước sạch
cung cấp cho sinh hoạt của TX và tương đối ổn định nếu khai thác hợp lý.
23


- Hiện nay các cơ sở kinh tế và khu dân cư, các khách sạn, nhà nghỉ trên
địa bàn TX đều sử dụng nước ngầm trong cồn cát ven biển. Do hầu hết các nhà
nghỉ không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải mà cho ngấm xuống trực
tiếp xuống tầng cát, vì vậy đã có dấu hiệu nhiwwmx bẩndo nước thải. Mức độ ô
nhiễm có thể gia tăng đáng kể vào mùa du lịch, khi mà lượng nước thải sinh
hoạtcos thể tăng 2 – 3 lần so với mùa khác. Hiện nay, mức độ ô nhiễm này còn
nhẹ và mang tính cục bộ, nhưng đã báo hiệu nguy cơ suy thoái nguồn nước.
- Nước ngầm trong vùng có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ ở các khu vực sau:
+ Khu vực cảng Cửa Lò và phường Nghi Tân
+ Khu vực cảng Cửa Hội và phường Nghi Hải
+ Khu vực kho xăng dầu Mghi Hương

Kết quả kiểm tra tại 3 khu vực này cho thấy nước ngầm có dấu hiệu ô
nhiễm nhẹ do chất thải sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, và hoạt động xăng dầu.
- Ngoài ra, việc sử dụng nước ngầm để tưới hoa màu và việc sử dụng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp có
thể làm hao hụt trữ lượng ( nhất là vào mùa khô ) và làm thay đổi chất lượng
nước.
1.2 Môi trường đất
- Các nguyên nhân gây tác động đến môi trường đất ở TXCL bao gồm:
các hoạt động xây dựng, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, phá rừng. Nhìn
chung môi trường đất bị tác động mạnh mẽ trong giai đoạn xây dựng và mở
rộng TX. Các chất gây ô nhiễm đát là: nước thải sinh hoạt, nước thải công
nghiệp ngấm trực tiếp hoặc theo mưa ngấm xuống làm thay đổi thành phần vật
chất của đất.
- Ngoài ra một số khu vực như bãi biển, khu dịch vụ tắm biển, khu dân
cư, khu cảng và khu công nghiệp có thể có các hiện tượng như cát bay do giảm
độ che phủ, trượt lở đất, cats do xây dựng, mở đường…
- Bên cạnh đó do lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng tăng nhưng tỷ
lệ thu gom đạt thấp, rác chưa được thu gom hầu hết thải hoặc chôn lấp tùy tiện
xuống đất, điển hình là các bờ biển Nghi Tân, Nghi Hải. Ở khu vực đất nông
nghiệp, đất có thể bị ô nhiễm do sử dụng cac loại phân bón hóa học, các loại hóa
chất bảo vệ thực vật trong một thời gian dài.
1.3 Môi trường không khí
Quá trình cải tạo và mở rộng thị xã, đặc biệt là xây dựng và phát triển khu
sản xuất công nghiệp tập trung đã tác động tiêu cực tới môi trường không khí.
Sự phát tán khí thải chủ yếu ở các khu công nghiệp phía Bắc và Tây Bắc thị xã,
nhất là thời gian hình thành gió mùa Đông Bắc từ tháng X đến tháng IV năm
sau.
2. Thực trạng công tác thu gom, quản lý chất thải rắn Thị xã Cửa Lò
2.1 Thực trạng nguồn phát sinh chất thải rắn
Rác thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình, các cơ quan hành

chính và số lượng lớn nhà hàng, khách sạn đóng trên địa bàn Thị xã.
a) Khối lượng chất thải rắn phát sinh
Bảng1.3: Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại phường xã
24


Tỷ lệ phát sinh (kg/người/ngày)
Phường/ Xã

Hữu cơ

Các loại
khác

Tổng

Dân số
(người)

Tổng chất
thải
(tấn/ngày)

Nghi Tân

0,57

0,21

0,78


5.480

4,27

Nghi Hải

1,09

0,69

0,78

6.384

11,36

Thu Thủy

0,58

0,26

0,84

4.760

3,99

Nghi Thu


0,75

0,39

1,14

6.576

7,5

Nghi
Hương

1,2

0,59

1,79

8.930

15,98

Nghi Hòa

0,59

0,36


0,95

5.780

5,49

Nghi Thủy

0,7

0,46

1,16

5.068

5,88

Bình quân

0,78

0,42

1,2

-

-




-

-

-

42.978

54,47

Qua bảng số liệu trên, có thể nhận thấy tỉ lệ phát sinh CTR từ hộ gia đình
của TX là khá lớn 1,2 kg/người/ngày so với các đô thị khác ( ở TP Vinh là
0,38kg/người/ngày). Điều này có thể lý giải do Cửa Lò gần đây đã dần dần được
đô thị hóa nhưng do việc đi lên đô thị từ nông nghiệp, ngư nghiệp nên cộng
đồng dân cư vẫn còn mang tính nông thôn. Do đó lượng CTR phát sinh từ hoạt
động sinh hoạt hằng ngày của người dân có tỷ lệ lớn.

25


×