Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Đánh giá hiện trạng thu gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn chúc sơn – huyện chương mỹ thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, cảm ơn các thầy cô đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn
luyện tại trường Đại học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội.
Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều
cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
Ths.Lê Đắc Trường người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành báo cáo.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô, chú, các anh, chị cán bộ trong
Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Chương Mỹ trong suốt thời gian thực
tập tại cơ quan, và cảm ơn cán bộ của Ủy ban nhân dân thị trấn Chúc Sơn, cùng
toàn bộ các hộ gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành điều tra thu
thập số liệu trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì những lý
do chủ quan và khách quan cho nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu
sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô
và các bạn sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chương Mỹ, ngày 25 tháng 3 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Khuyên


DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT
BCL

: Bãi chôn lấp



BVMT

: Bảo vệ môi trường

BXD

: Bộ xây dựng

CT

: Chất thải

CTR

: Chất thải rắn

CTRĐT

: Chất thải rắn đô thị

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB


: Giải phóng mặt bằng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTX NN

: Hợp tác xã nông nghiệp

HTX

: Hợp tác xã

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

MT

: Môi trường

QLCTR

: Quản lý chất thải rắn


TNMT

: Tài nguyên môi trường

TTCN

: Tiểu thủ công nghệp

UBND

: Uỷ Ban Nhân Dân

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSMT

: Vệ sinh môi trường

VSV

: Vi sinh vật


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC HÌNH


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay với nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày một
gia tăng, nhu cầu tiêu thụ của con người cũng tăng nên, kéo theo đó lượng rác
thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều, trở thành mối hiểm họa đối với môi
trường và sức khỏe con nguời. Ở nước ta việc xử lý rác thải chủ yếu dựa vào
biện pháp chôn lấp cơ học bằng các phương tiện thô sơ, hoặc chỉ dừng lại ở
bước tập trung, thu gom rác nên hiệu quả xử lý không cao. Rác thải tập trung
chủ yếu ở các khu công nghiệp, các khu đô thị do mật độ dân cao, nhu cầu tiêu
thụ lớn.
Những năm gần đây, rác thải sinh hoạt trở thành vấn đề bức xúc đối
với khu vực ngoại thành Hà Nội. Bức xúc từ ý thức giữ gìn vệ sinh môi
trường của người dân còn chưa cao, cho đến khâu thu gom, vận chuyển,
tập kết và xử lý rác. Huyện Chương Mỹ được coi là một trong những
“điểm nóng” của khu vực ngoại thành khi “đối mặt” với vấn đề này.
Thị trấn Chúc Sơn là khu vực có tốc độ phát triển nhanh của huyện
Chương Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng rác thải nói chung và rác thải sinh
hoạt nói riêng tại đây chưa được đánh giá một cách đầy đủ, dẫn đến việc thu
gom và quản lý rác thải còn gặp nhiều khó khăn, chưa có các biện pháp xử lý
rác phù hợp để giúp cho công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả. Vì vậy việc
đánh giá hiện trạng thu gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt là một trong
những vấn đề cấp thiết hiện nay của thị trấn Chúc Sơn.a
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của Ban giám
hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, Trường Đại Học Tài

Nguyên & Môi Trường Hà Nội cùng với sự giúp đỡ của Phòng Tài nguyên và
Môi trường Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo :

Ths. Lê Đắc Trường em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá

hiện trạng thu gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Thị trấn Chúc Sơn
– Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội”.

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng thu gom, quản lý và xử lý rác
thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn từ đó đưa ra một số giải pháp phù
hợp giúp cho công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng và công tác
quản lý môi trường của Thị trấn Chúc Sơn nói chung.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá hiện trạng thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chúc
Sơn.
+ Đánh giá hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn
Chúc Sơn.
+ Các biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt đã sử dụng trên địa bàn
thị trấn Chúc Sơn.
+ Đề xuất một số biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện
của địa bàn nghiên cứu.
1.3. Yêu cầu của đề tài
+ Đánh giá được hiện trạng thu gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại
thị trấn Chúc Sơn – Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội

+ Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
+ Tiến hành điều tra, phỏng vấn, việc lựa chọn các hộ để phong vấn được
tiến hành ngẫu nhiên và phân bố đều trên địa bàn nghiên cứu.
+ Những giải pháp, kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi, thực tế, phù hợp
với điều kiện thực tế của địa bàn nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã được học tập và nghiên
cứu.

2


+ Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao được phương pháp làm
việc có khoa học, có cơ sở, giúp sinh viên biết tổng hợp bố trí thời gian hợp lý
trong công việc.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom, quản lý và xử
lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn.
+ Thấy được những khó khăn bất cập, và những thiếu sót trong công
tác thu gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chúc
Sơn.
+ Đưa ra một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp với
điều kiện của thị trấn Chúc Sơn.

3



Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1. Các khái niệm liên quan:
Theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về quản lý
chất thải rắn có một số khái niệm sau:[9]
- Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt của
cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
- Phế liệu: Là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng được thu hồi để tái chế, tái sủ dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất
khác.
- Quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Là công tác điều tra, khảo sát, dự báo
nguồn và tổng năng lượng phát thải các loại chất thải rắn, xác định vị trí, quy
mô các điểm thu gom, trạm trung chuyển và các cơ sở xử lý chất thải rắn; xác
định phương thức thu gom, xử lý chất thải rắn và xây dưng kế hoạch và nguồn
lực nhằm xử lý triệt để chất thải rắn.
- Thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và
lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
- Lưu giữ chất thải rắn: Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi vận chuyển
đến nơi xử lý.
- Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng

hoặc chôn lấp cuối cùng.
- Địa điểm, cơ sở được cấp thẩm quyền chấp nhận: Là nơi lưu giữ, xử lý,
chôn lấp các loại chất thải rắn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt.

4


- Xử lý chất thải rắn: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm đơn giản, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích
trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong
chất thải rắn.
- Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: Là hoạt động chôn lấp phù hợp với
các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ
sinh.
- Chủ nguồn thải: Là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hoạt động phát
sinh chất thải rắn.
- Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn: Là tổ chức, cá nhân được phép
thực hiện việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
- Chủ xử lý chất thải rắn: Là các tổ chức, cá nhân được phép thực hiện
việc xử lý chất thải rắn. Chủ xử lý chất thải rắn có thể trực tiếp là chủ đầu tư cơ
sở xử lý chất thải rắn hoặc tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chuyên môn được
chủ đầu tư thuê để vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn.
- Cơ sở quản lý chất thải rắn: Là các cơ sở vật chất, dây chuyền công
nghệ, trang thiết bị được sử dụng cho hoạt động thu gom, phân loại , vận
chuyển, xử lý chất thải rắn.
- Cơ sở xử lý chất thải rắn: Là các cơ sở vật chất bao gồm đất đai, nhà
xưởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ trợ
được sử dụng cho hoạt động xử lý chất thải rắn.
- Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố

định, vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh
hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ
các hoạt động inh hoạt hàng ngày của con người.(Trần Quang Ninh, 2007) [12].
- Phân loại rác tại nguồn: Là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra
hay gọi là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lý rác
về sau.
2.1.2. Phân loại chất thải
* Phân loại theo nguồn gốc phát sinh.
* Phân loại theo trạng thái chất thải.
* Phân loại theo tính chất nguy hại.

5


* Phân loại theo thành phần chất thải.
2.1.3. Các tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe
con người
Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác có thể gây ô nhiễm
không khí, tạo ra mùi khó chịu cho một khu vực rộng lớn quanh bãi rác. Trong
quá trình phân huỷ, một số chất tạo ra các loại khí độc có thể gây ảnh hưởng
xấu tới sức khoẻ con người, các loại động vật và cây cối xung quanh.
Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác không được xây
dựng đúng tiêu chuẩn cũng là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm nguồn nước,
đặc biệt là nguồn nước ngầm. Một số chất độc, kim loại nặng được tạo ra và
ngấm vào nguồn nước, gây nguy hại tới sức khoẻ cộng đồng và hệ sinh thái
quanh khu vực.
Chất thải rắn cũng có nguy cơ cao gây nên ô nhiễm đất. Các khu vực
được sử dụng để chôn lấp rác, chất thải rắn bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến việc
mất đất canh tác. Những thay đổi này cũng dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái
học, dẫn đến sự phá vỡ cân bằng của hệ sinh thái. (Bộ môn Sức khỏe môi

trường) [1].
* Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng
Các mối nguy cơ gây ô nhiễm không khí, nước, đất nói trên cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người, đặc biệt của dân cư quanh khu vực
có chứa chất thải rắn. Việc ô nhiễm này cũng làm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn:
các chất ô nhiễm có trong đất, nước, không khí nhiễm vào các loại thực
phẩm của con người: rau, động vật... qua lưới và chuỗi thức ăn; những loại
chất ô nhiễm này tác động xấu tới sức khoẻ con người.
Các bãi chôn lấp rác là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ,
thương hàn… Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh( ruồi, muỗi, gián) và
các loại gặm nhấm (chuột) cũng ưa thích sống ở những khu vực có chứa rác
thải.
Các bãi chôn lấp rác cũng mang nhiều mối nguy cơ cao đối với cộng
đồng dân cư làm nghề bới rác. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm
cũ ... có thể là mối đe doạ nguy hiểm với sức khoẻ con người khi họ dẫm phải
hoặc bị cào xước vào tay chân.
Các loại hoá chất độc hại, và nhiều chất thải nguy hại khác cũng là

6


mối đe doạ đối với những người làm nghề này. Các động vật sống ở các bãi
rác cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ của những người tham gia bới
rác.
Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mỹ theo hướng tiêu cực, làm ảnh
hưởng đến mỹ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó chịu cho khu
vực xung quanh. (Bộ môn Sức khỏe và môi trường) [1].
2.1.4 . Các cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật BVMT, 2005 ban hành ngày 29/11/2005 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/07/2006.

- Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến nam 2020.
- Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật BVMT 2005.
- Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006.
- Căn cứ Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ
về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Căn cứ Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về
quản lý chất thải rắn.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về thu gom và quản lý chất thải rắn.
- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/04/1999 của Thủ tướng
Chính phủ V/v ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại.
- Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/05/2011của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 – 2020.
- Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
- Thông tư 121/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ
chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn.

7


- Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 cuả BXD hướng dẫn một
số điều của Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về
QLCTR.
2.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài


2.2.1. Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại rác thải trên thế giới
Nhìn chung lượng rác thải sinh hoạt ở mỗi nước trên thế giới là khác
nhau, số lượng và thành phần rác thải phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân
số và thói quen tiêu dùng của người dân từng quốc gia. Hầu hết ở các guốc
gia trên thế giới lượng rác thải sinh hoạt ngày một gia tăng nhiều hơn, vì
vậy vấn đề thu gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại các nước trên thế
giới ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là tại các nước phát triển.
Tại các nước đang phát triển thì công tác thu gom rác thải còn gặp nhiều
vấn đề bất cập. Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải chưa hợp lý,
trang thiết bị còn thiếu, thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hiệu quả đem
lại thấp. So với các nước phát triển thì tỷ lệ thu gom rác ở các nước đang phát
triển như Việt Nam và các nước khu vực Nam Mỹ còn thấp hơn rất nhiều.
2.2.1.1.

Tình hình quản lý và xử lý rác thải trên thế giới

Công nghệ xử lý CTR trên thế giới hiện nay có rất nhiều phương pháp, trong
đó các phương pháp truyền thống vẫn tiếp tục được sử dụng như:
+ Công nghệ tái chế và tái sử dụng nguyên liệu rác thải
+ Công nghệ đốt CTR và thu hồi nhiệt năng
+ Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
+ Công nghệ ép kiện
+ Công nghệ ủ phân
2.2.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình phát sinh, thu gom và phân lọai rác thải ở Việt Nam
Rác thải đang là vấn đề bức xúc ở nước ta hiện nay. Mỗi năm có khoảng
hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh trên cả nước và theo dự báo thì tổng
lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng trong


8


những thập kỷ tới đây, đặc biệt ở các đô thị lớn, khu du lịch. Chất thải rắn được
phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau.Trong số hơn 15 triệu tấn CTR có:
- 12,8 triệu tấn (khoảng 80% tổng lượng chất thải) phát sinh từ các hộ gia
đình, nhà hàng, chợ, khu kinh doanh.
- 2,6 triệu tấn (chiếm 17%) từ các cơ sở công nghiệp
- Khoảng 160.000 tấn (chiếm 1%) là chất thải nguy hại, gồm chất thải y
tế nguy hại, các chất dễ cháy, chất độc hại từ công nghiệp, các loại thuốc trừ
sâu, thùng chứa thuốc, vỏ, bao bì. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006) [2].
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta phát sinh ngày càng
tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10-15% .Tỷ lệ tăng cao tập trung ở
các đô thị đang mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các KCN.
Bảng 2.1: Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

Khu vực

Lượng phát thải
theo đầu người
(kg/người/ngày)

%
so với
tổng lượng chất
thải

Đô thị ( toàn quốc )


0,7

50

- Tp. Hồ Chí Minh

1,3

9

- Hà Nội

1,0

6

- Đà Nẵng

0,9

2

Nông thôn ( toàn quốc )

0,3

50

%
thành phần

hữu cơ
55

60 – 65

(Nguồn: Tổng cục BVMT, 2009)
2.2.2.2. Tình hình quản lý và xử lý rác ở Việt Nam
Từ trước tới nay, phần lớn rác thải sinh hoạt đô thị ở nước ta không được
tiêu huỷ một cách an toàn ,chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự
kiểm soát, gây ra nhiều vấn đề môi trường cho dân cư quanh vùng mùi hôi và
nước rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước, không khí và là ổ phát
sinh ruồi, muỗi, chuột, bọ.
Ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế chưa phát triển, nên hầu hết các nơi
chưa đầu tư thích đáng cho vấn đề xử lý CTR. Những thành phố lớn như Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh và thị trấn Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Ninh Thuận đã
đầu tư xây dựng nhà máy chế biến phân rác làm phân hữu cơ. Hầu hết các nơi

9


khác đã và đang lập dự án BCL hợp vệ sinh cùng với chế biến rác thải làm phân
hữu cơ. Tình hình các nhà máy xử lý rác thải ở Việt Nam hiện nay có:
* Nhà máy xử lý CTR ở Hóc-Môn Tp Hồ Chí Minh
* Nhà máy phân rác Cầu Diễn – Hà Nội
* Nhà máy phân rác Buôn Mê Thuột
2.2.3. Hiện trạng rác thải sinh hoạt tại Huyện Chương Mỹ - TP. Hà Nội
Huyện Chương Mỹ có 29,2 vạn dân, 30 xã và 2 thị trấn. Theo ước tính
lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày thải ra môi trường trên địa bàn
huyện khoảng 95 tấn tương đương 2850 tấn trên một tháng. UBND huyện
Chương Mỹ giao cho Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai thu gom, vận

chuyển toàn bộ rác thải trên địa bàn huyện đến nơi xử lý.
Từ cuối tháng 7-2008 trở về trước, rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện
được Công ty môi trường đô thị Xuân Mai thu gom, vận chuyển và xử lý tại khu
vực núi Thoong. Thời điểm này, huyện Chương Mỹ được biết đến là một trong
những địa phương làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường của tỉnh Hà
Tây.
Tuy nhiên, do sự cố của khu xử lý rác thải núi Thoong nên từ đầu tháng
8-2008, rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Chương Mỹ không có nơi xử lý
tập trung. Tính đến giữa năm 2009, lượng rác thải sinh hoạt tồn ứ tại các khu
tạm tập kết đã lên đến 10 nghìn tấn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến sức khỏe của nhân dân trong khu vực. Để giải quyết tình trạng rác
thải tồn ứ, UBND thành phố đã cho phép huyện Chương Mỹ được vận chuyển
rác thải về bãi rác Xuân Sơn (Sơn Tây), Nam Sơn (Sóc Sơn) để xử lý. Song, cả
2 khu xử lý rác thải tập trung của thành phố kể trên cũng đang quá tải, nên
lượng rác thải trên địa bàn Chương Mỹ được vận chuyển đi xử lý rất hạn chế,
bởi vậy lượng rác tồn ứ tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn khá lớn, nhất
là các xã ở vùng sâu, vùng xa, không gần trục quốc lộ 6A.
Trước thực trạng đó, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND huyện
Chương Mỹ thực hiện biện pháp thu gom, tập kết và xử lý tạm thời tại các xã,
thị trấn đến khi có khu xử lý rác thải tập trung sẽ vận chuyển về nơi xử lý. Trên
tinh thần đó, cuối năm 2009, UBND huyện đã phê duyệt Đề án thu gom, vận
chuyển xử lý rác thải sinh hoạt tạm thời trên địa bàn huyện. Theo đó, có 31/32
xã, thị trấn đăng ký xây dựng hố chứa rác thải tạm thời với tổng số 50 hố, trong

10


đó có 5 xã đăng ký xây dựng 3 hố; 8 xã đăng ký xây dựng 2 hố; 19 xã đăng ký
xây dựng 1 hố. Đến nay, toàn huyện Chương Mỹ đã có 25/32 xã đã xây dựng
được hố chứa rác thải sinh hoạt tạm thời, với tổng số là 37 hố, tổng khối lượng

được thu gom tại 37 hố chứa rác tạm thời là 25.000 tấn. Theo báo cáo của
Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Chương Mỹ cho biết: Lượng rác thải
thu gom về 37 điểm tập kết trong năm 2013 là 12.000 tấn. Khối lượng vận
chuyển đi khu xử lý tập trung của thành phố năm 2013 là 16.982 tấn ( trong đó
có khoảng 7.000 tấn tồn đọng từ năm 2010). Vận chuyển đi khu xử lý Nam Sơn
- Sóc Sơn 10.014 tấn, đi khu xử lý Xuân Sơn – Sơn Tây 6.968 tấn. Tỷ lệ thu
gom đạt 63% ( Tổng lượng phát sinh 34.675 tấn, tổng lượng thu gom 21.900
tấn.( Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Chương Mỹ,2013) [12],[13].
Mặc dù đã có rất nhiều dấu hiệu khả quan cho việc giải quyết những bức
xúc về rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện từ khi triển khai “ Đề án thu gom,
vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tạm thời trên địa bàn huyện Chương Mỹ” .
Tuy nhiên ở huyện Chương Mỹ, một số nơi người dân vẫn đang trong cảnh “
sống chung với rác” như : Dọc quốc lộ 06 qua địa bàn huyện Chương Mỹ,
TP. Hà Nội, cứ vài km lại thấy những bãi rác tràn lan khắp các ngõ xóm,
đường quốc lộ. Không dừng lại ở trên những con đường, rác còn bao
vây cả bệnh viện, trường học, khu dân cư.
Hàng ngày, người dân sống dọc hai bên đường quốc lộ 6 (đoạn qua
huyện Chương Mỹ) thường phải sống chung với mùi hôi thối bốc lên từ các bãi
rác ở hai bên hành lang đường. Chưa đầy chục km dọc theo quốc lộ 6, rất nhiều
bãi rác nằm rải rác hai bên đường được chất thành núi, cao hàng vài mét như tại
khu vực chợ Đông Phương Yên (xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ),
khu vực chợ Gốt (xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ), khu vực chợ Xuân Mai
(thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ)...
Người dân địa phương cho hay, phần lớn các khu vực trên chưa có các
điểm tập kết rác thải sinh hoạt nên việc xả rác ra đường cũng là chuyện bất đắc
dĩ. Từ đó, cảnh quan dân sinh dọc quốc lộ 6 ngày càng bị ô nhiễm nghiêm
trọng.
Đi qua tuyến Quốc lộ 6, dễ dàng thấy rác xả bừa bãi ở cổng chợ Đông
Phương Yên (xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ). Có đoạn, rác chiếm
một phần ba lòng đường. Mặc dù chính quyền địa phương đã huy động người

và máy móc đến đào một “ao rác” cạnh đó để xả rác xuống rồi lấp ngay tại chỗ,
song “ao rác” có to đến mấy cũng không thể chứa hết rác.(Hữu Hoa, 2012) [5].

11


Để đáp ứng yêu cầu xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn, huyện
Chương Mỹ đã quy hoạch 3 khu xử lý rác thải gồm:
*) Nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong – xã Tân Tiến
Khu xử lý rác Núi Thoong đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt với
diện tích 10,4 ha sử dụng công nghệ chôn lấp rác thải, sau đó chủ đầu tư là công
ty Môi trường đô thị Xuân Mai đã đề nghị chuyển đổi công nghệ từ chôn lấp rác
thải sang sử dụng công nghệ đốt rác. Dự án được UBND thành phố Hà Nội phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ngày 18/10/2013.Theo báo cáo
được phê duyệt: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt
núi Thoong (giai đoạn 1) có công suất đốt rác 240 tấn/ ngày đêm. Diện tích thực
hiện dự án giai đoạn 1 là 65.049 m2.
*) Dự án Nhà máy xử lý rác thải thôn Đồng Ké – xã Trần Phú
Dự án Nhà máy xủ lý rác Đồng Ké đã có mặt bằng đầu tư xây dựng ban
đầu có diện tích 24,3 ha hiện còn 21,006 ha. UBND thành phố Hà Nội đã có
Quyết định soos6627/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 về việc phê duyệt quy hoạch
xây dựng Khu xử lý rác thải tập trung của thành phố tỷ lệ 1/2000 tạ thôn Đồng
Ké, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ. Theo quy hoạch: diện tích 21.066 ha, công
suất: 1000- 1500 tấn CTR/ngày; áp dụng công nghệ tiên tiến cho phép xử lý CT
với hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng môi trường hiệu quả kinh tế cao, chủ yếu
sử dụng công nghệ sinh học xử lý CTR hữu cơ thành phân vi sinh, tái chế chất
vô cơ, đốt CTR vô cơ không tái chế được và CTNH sản xuất điện, chôn lấp hợp
vệ sinh.
*) Dự án Khu xử lý Đồng Dộc – xã Đông Sơn
Thực hiện quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày 09/10/2010 của

UBND thành phố Hà Nội, Phòng Tài nguyên& Môi trường huyện Chương Mỹ
đã phối hợp với các ngành chức năng của huyện, tiến hành khảo sát địa điểm
xây dựng khu xử lý rác sinh hoạt tập trung của huyện. Sau quá trình điều tra,
khảo sát đã tìm được vị trí phù hợp tại khu Đồng Dộc, xã Đông Sơn với quy mô
diện tích khoảng 1,6 ha, phương thức đầu tư xây dựng bãi chôn lấp có kiểm
soát, hợp vệ sinh môi trường. Dự án đã được UBND thành phố Hà Nội chấp
thuận chủ trương đầu tư dự án và giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp cùng các Sở liên ngành thống nhất đề xuất cụ thể, báo cáo UBND thành
phố Hà Nội. (Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Chương Mỹ, 2013) [12].

Phần 3
12


ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chúc Sơn – Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà
Nội
3.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nghiên cứu
Trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn – Huyện Chương Mỹ -Thành phố Hà Nội
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 06/01/2014 đến ngày 26/3/2014
3.3.

Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Chúc Sơn – Huyện

Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thị trấn Chúc Sơn – Huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội
3.3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thị trấn Chúc Sơn – Huyện Chương Mỹ
- Thành phố Hà Nội
3.3.2. Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn
Chúc Sơn – Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội
3.3.2.1. Nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt tại thị
trấn Chúc Sơn – Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội
3.3.2.2. Công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chúc
Sơn – Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội
3.3.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị
trấn Chúc Sơn – Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội
3.3.3.1. Các biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt đã thực hiện tại thị
trấn Chúc Sơn.
3.3.3.2.

Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện

13


3.3.3.3.

Một số biện pháp đề xuất

3.3.4. Nhận thức của cộng đồng về công tác thu gom, quản lý và xử lý rác
thải sinh hoạt tại thị trấn Chúc Sơn – Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà
Nội.
3.4.


Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
+ Thu thập các tài liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
địa phương, hiện trạng rác sinh hoạt, công tác thu gom, quản lý và xử lý rác thải
sinh hoạt tại địa phương thông qua cơ quan quản lý môi trường Huyện Chương
Mỹ.
+ Các số liệu thu thập tại UBND thị trấn Chúc Sơn
+ Thu thập thông tin qua tìm hiểu sách báo, mạng internet…
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về rác thải sinh hoạt tại khu
vực nghiên cứu.
* Thu thập thông tin qua phiếu điều tra, phỏng vấn.
+ Lập phiếu điều tra (mẫu phiếu điều tra tại phụ lục 1 kèm theo báo cáo này) nội
dung phỏng vấn gồm 2 phần
-

Phần 1 : Thông tin chung

-

Phần 2 : Các vấn đề liên quan đến rác thải sinh hoạt.

+ Tiến hành phỏng vấn khoảng 100 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị trấn
Chúc Sơn, trung bình mỗi thôn, xóm, khu dân cư tiến hành phỏng vấn 7- 8 hộ,
lựa chọn theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn,
lứa tuổi, thu nhập, đa dạng về nghề nghiệp và các đối tượng được phỏng vấn
phân bố đều trên cả khu vực nghiên cứu. Trong đó ưu tiên chọn đối tượng
phỏng vấn là nữ giới.
3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

+ Tham khảo ý kiến ý kiến hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn
+ Tham khảo ý kiến của các cô, chú, anh chị cán bộ của phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Chương Mỹ.

14


+Tham khảo ý kiến của các cô, chú cán bộ trực tiếp phụ trách mảng rác
thải sinh hoạt tại thị trấn Chúc Sơn.
3.4.4. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải
Tiến hành theo dõi việc tập kết rác tại các điểm tập kết rác của thị trấn
Chúc Sơn để đếm số xe đẩy rác đến thu gom rác trong một ngày, tuần và trong
tháng. Tiến hành phân loại và cân lượng rác trong một xe đẩy rác tại điểm tập
kết từ đó xác định khối lượng và thành phần rác thải được thu gom được tại
điểm tập kết trong một ngày. Với phương pháp đếm số xe đẩy rác, phân loại và
cân rác thải trong mỗi xe đẩy rác từ đó xác định được khối lượng và thành phần,
tỷ lệ rác thải phát sinh trong ngày. Tiến hành đếm số xe đẩy rác và phân loại và
cân rác thải tại mỗi điểm tập kết rác 2 lần/ tháng. Do lượng rác thải thường là ổn
định từ các nguồn thải, rất ít bị biến động nên ta có thể tiến hành xác định khối
lượng phát sinh và tính trung bình lượng rác thải phát sinh trong ngày, tuần và
trong tháng.
Để xác định khối lượng rác thải trung bình phát sinh từ các hộ gia đình.
Lựa chọn ngẫu nhiên khoảng 50 hộ để tiến hành theo dõi.
+ Phát túi đựng rác cho mỗi hộ để rác thải lại để cân.
+ Đến từng hộ gia đình vào các giờ cố định để cân rác 1 lần/ ngày
+ Số lần cân tại mỗi hộ 4 lần/tuần cân trong 1 tháng.
Từ đó xác định được lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ngày và lượng rác
thải bình quân/người/ngày.
3.4.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu
Sử dụng các phần mềm Microsoft như Word và Excel… để tổng hợp và

phân tích các số liệu thu thập được.

15


Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị trấn Chúc Sơn
– Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.

Vị trí địa lý

Thị trấn Chúc Sơn – huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội là 1 trong 2
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Chương Mỹ. Thị trấn
nằm ở phía bắc của huyện, cách thành phố Hà Đông 9km, cách thủ đô Hà Nội
20km theo quốc lộ 6 và nằm trong vùng quy hoạch phát triển hành lang phía tây
của thủ đô Hà Nội.
-

Phía Bắc giáp với xã Phụng Châu và xã Biên Giang;

-

Phía Đông giáp xã Biên Giang;

-

Phía Nam giáp xã Thụy Hương và xã Đại Yên;


Mỹ.

Phía Tây giáp xã Ngọc Hòa- xã Tiên Phương của huyện Chương

4.1.1.2.

Địa hình – địa mạo

Địa hình, địa mạo của thị trấn mang đặc điểm hòa trộn của vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng, vùng bán sơn địa và vùng bãi ven sông Đáy.
Những diện tích mang đặc điểm của vùng bán sơn địa không đáng kể,
chủ yếu là vùng bãi ven sông Đáy và vùng châu thổ sông Hồng.
Nhìn chung, địa hình của thị trấn tương đối bằng phẳng có độ dốc nhẹ từ
Tây Bắc xuống Đông Nam, có xen những khu vực trũng, gây ngập úng cục bộ
trong mùa mưa.
4.1.1.3.

Khí hậu, thủy văn

+ Nhiệt độ: Theo số liệu điều tra của trạm khí tượng thủy văn của huyện
Chương Mỹ thì thị trấn nằm trong vùng có tổng nhiệt lượng tương đối cao.
Nhiệt độ trung bình năm là 23oC, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 27,5 –
29,5oC, nhiệt độ trung bình vào mùa đông từ 17,5 – 19oC, nhiệt độ ngày thấp
nhất có thể xuống đến 5oC kéo theo gió mùa Đông Bắc.

16


+ Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1600 –

1800mm. Lượng mưa trong năm thường tập trung vào mùa hè, trung bình đạt
1300mm, chiếm 84% cả năm.Lượng mưa thấp nhất trong năm thường vào các
tháng khô hanh như tháng 12, tháng 1, tháng 2; thời tiết khô hanh giá rét, có
xuất hiện sương muối đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp cũng
như đời sống sinh hoạt của nhân dân trong thị trấn.
+ Số giờ nắng : Tổng giờ nắng trong năm khoảng 1.735 – 1.755 giờ
thuộc loại tương đối cao, thích hợp cho việc gieo trồng 3 vụ trong năm.
+ Độ ẩm : Độ ẩm không khí trung bình năm vào khoảng 84%, độ ẩm
tháng cao nhất có thể lên tới 93 – 96%, độ ẩm thấp nhất có thể xuống là 60 –
65%.
+ Chế độ gió : Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt, gió Đông Bắc về mùa lạnh và
gió Đông Nam về mùa nóng, song ít gây ảnh hưởng tới sản xuất.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
a)

Tài nguyên đất

Đất đai của thị trấn bao gồm các loại chính sau :
- Đất lúa nước hình thành trên nền phù sa cũ, đìa hình bằng phẳng, đất ít
chua và chua (pH từ 4,5 – 5,5), thành phần cơ giới là đất thịt trung bình và thịt
nặng, tại khu vực ngập nước thường xuyên đất xuất hiện ít glây.
- Đất đồi núi thuộc vùng bán sơn địa khu vực đồi Ninh Sơn, tầng đất mỏng, độ
phì kém, loại đất này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên.
b)

Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt : Nguồn nước được sử dụng cho sản xuất là chủ yếu
được lưu trừ trên hệ thống kênh, mương và ao hồ nằm rải rác trên địa bàn.
Nguồn nước mặt có trữ lượng tương đối lớn về cơ bản đảm bảo cho nhu cầu sử

dụng của người dân.
+ Nguồn nước ngầm : Mặc dù mới được điều tra khảo sát sơ bộ ở các
điểm thuộc các thôn khác nhau (qua hệ thống giếng khoan và giếng đào), nhưng
kết quả cho thấy trữ lượng nước ngầm được phân bố rất khác nhau, ở vùng bán
sơn địa (thôn Ninh Sơn) trữ lượng nước ngầm xuống thấp vào mùa khô (từ
tháng 10 đến tháng 12). Phần diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và vùng bãi
ven sông Đáy thì có điều kiện thuận lợi hơn. Các giếng nước khơi và khoan

17


có mực nước ngầm không quá sâu, chất lượng nước khá tốt đáp ứng được
cho nhu cầu nước sinh hoạt của người dân.
c)

Tài nguyên nhân văn

Mặt bằng dân trí trong thị trấn có trình độ nhận thức cao, các hủ tục lạc
hậu không còn tồn tại, nếp sống mới văn minh, tiết kiệm, lành mạnh đang được
thực hiện rộng khắp trên toàn địa bàn.
Nhân dân trong thị trấn luôn đoàn kết tương trợ lẫn nhau, biết khắc phục
khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được để phát
triển mạnh nền kinh tế - xã hội của thị trấn ở hiện tại cũng như trong tương lai.
4.1.1.5.

Cảnh quan môi trường

Thị trấn Chúc Sơn nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, mang đầy đủ
đặc điểm của vùng nhiệt đới gió mùa; ít bị ảnh hưởng của các hoạt động công
nghiệp, thương mại, dịch vụ nên cảnh quan môi trường trên toàn thị trấn vẫn

được đảm bảo.
Tuy nhiên thị trấn nằm trong vùng có quá nhiều laterít (quá trình kết von
đá ong) phát triển mạnh đã và đang làm giảm tầng dầy đất canh tác, àm cho đất
trở nên trai cứng, giảm hiệu quả sử dụng đất, đồng thời kéo theo hàm lượng sắt
và nhôm trong nước tương đối cao gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và
sản xuất của người dân.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thị trấn Chúc Sơn
4.1.2.1.

Dân số và sự phân bố dân cư

Dân số toàn thị trấn là 10.903 nhân khẩu, 2.429 hộ, mật độ dân số là
2.238 người/km2. Năm 2013 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,013% tăng 0,001%
so với cùng kỳ năm 2012. Dân cư của thị trấn được phân bố ở 13 thôn xóm và
khu dân cư. Mật độ dân số tập trung đông ở các khu vực trung tâm của thị trấn.
4.1.2.2.

Mức tăng trưởng kinh tế

1. Về sản xuất nông nghiệp:
1.1 Về trồng trọt:
Diện tích gieo trồng cả năm được 1650,3 mẫu, đạt 92,2% so với kế hoạch
(do thu hồi đất và ngập úng) bằng 96,2% so với cùng kỳ (vụ xuân 708,7 mẫu;
vụ mùa 693,6 mẫu; vụ đông 248 mẫu).

18


+ Trong đó: Lúa 984,5 mẫu đạt 99,2% so với kế hoạch, bằng 99,5 so với
cùng kỳ; Cây rau mầu 665,8 mẫu đạt 83,5% so với kế hoạch, bằng 91,75% so

với cùng kỳ.
+ Cơ cấu giống: Khang Dân 38,5% diện tích, ĐB5 24% diện tích,
Lúa thơm 7% diện tích, Nếp 5% diện tích, Giống tiến bộ khác 25,5% diện
tích.
+ Năng suất: Lúa bình quân cả năm: 230,3 kg/sào tăng 7,1% so với kế
hoạch, tăng 16,9% so với cùng kỳ; Ngô bình quân cả năm: 198,7 kg/sào tăng
1,8% so với kế hoạch, tăng 5,3% so với cùng kỳ; Rau màu bình quân cả năm:
2,7 triệu đồng/sào tăng 12,5% so với kế hoạch, tăng 12,5% so với cùng kỳ.
+ Tổng sản lượng lương thực đạt 2.505,83 tấn (Lúa 2.267,36 tấn, Ngô
238,47) tăng 25,29% so với kế hoạch, tăng 13,47% so với cùng kỳ.
Thu nhập tính giá trị ước đạt 28 tỷ đồng. Bình quân 1 ha canh tác đạt
109,7 triệu đồng/năm, tăng 16,4 triệu đồng (tăng 17,5%) so với cùng kỳ.

1.2. Về chăn nuôi:
Tổng đàn lợn có 2090 con giảm 180 con so với cùng kỳ; đàn trâu bò 548
con giảm 48 con so với cùng kỳ; đàn gia cầm 40100 con tăng 3300 con so với
cùng kỳ. Nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 35 tấn. Giá trị thu nhập từ chăn nuôi ước
đạt 12 tỷ đồng tăng 10% so với cùng kỳ.
* Tổng thu từ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) đạt: 40 tỷ
đồng , tăng 6,1% so với kế hoạch, tăng 9,2 so với cùng kỳ. Trong đó chăn nuôi
chiếm tỷ trọng 30% ngành nông nghiệp.
2. Về sản xuất công nghiệp - TTCN - Xây dựng cơ bản:
2.1. Về sản xuất CN-TTCN:
Giá trị tiểu thủ công nghiệp trong năm 2013 ước đạt: 67 tỷ đồng tăng 3%
so với kế hoạch, tăng 17,5% so với cùng kỳ.
2.2. Công tác xây dựng cơ bản.
Phối hợp với các ngành chức năng của huyện bàn giao đất xây dựng
Trung tâm dân số KHHGĐ của Huyện, xây dựng phân hiệu II trường mầm non
thị trấn, xây dựng Trường tiểu học thị trấn Chúc Sơn A. Kiểm đếm, đo đạc diện
tích còn lại của Công ty xây dựng của huyện, trình UBND huyện giao cho thị

trấn để xây dựng nhà văn hoá khu Yên Sơn. Kiểm tra các dự án, bổ sung thiết

19


kế dự toán công trình xây dựng nghĩa trang liệt sỹ. Khởi công xây dựng nhà văn
hóa Xóm Chùa.
Thực hiện việc đo đạc kiểm đếm đường vành đai máng 7 đi phòng
Thống kê và dự án mở rộng nâng cấp tuyến đường 6 đoạn qua thị trấn Chúc
Sơn.
3. Về thương mại - Dịch vụ:
Trong năm 2013 trên địa bàn phát triển nhanh, bền vững, nhiều ngành
hàng, mặt hàng phong phú, đa dạng, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, theo hướng
đảm bảo chất lượng, thu hút được nhiều lao động tham gia, thúc đẩy phát triển
kinh tế hộ của mỗi gia đình, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chương
trình KT - XH của thị trấn.
Giá trị thương mại dịch vụ ước đạt: 56,4 tỷ đồng, tăng 3,5% so với kế
hoạch, tăng 25% so với cùng kỳ.
4. Công tác quản lý tài nguyên và môi trường:
Đã quan tâm và tập trung chỉ đạo, cơ bản đã ngăn chặn được tình trạng
tuỳ tiện khai thác đất trái phép. Chỉ đạo thực hiện tốt việc thu gom rác thải
trên địa bàn thị trấn, bước đầu giải quyết được nhu cầu bức xúc về rác thải.
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
a)

Về y tế.

Khám chữa bệnh 3243 lượt người (trong đó khám BHYT 762 trường hợp
là trẻ em, 663 trường hợp là người lớn và khám nhân dân 1108 trường hợp),
khám bệnh cho 214 đối tượng chính sách trên địa bàn.

Về công tác truyền thông: Trạm đã phối hợp với Trung tâm y tế huyện mở được
02 lớp tập huấn kiến thức về công tác VSATTP cho Ban chỉ đạo của thị trấn và các
hộ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn với 113 người tham dự; Tổ chức 01 buổi
truyền thông về bệnh chân tay miệng với 100 người tham dự; Tổ chức 01 lớp
truyền thông về dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con dưới 05 tuổi với 80 người tham
dự.
b)

Giáo dục đào tạo

Cả 3 cấp học đã có nhiều cố gắng, đạt nhiều thành tích trong phong trào
thi đua dạy tốt, học tốt gắn với cuộc vận động xây dựng "nhà trường văn hóa nhà giáo mẫu mực - học sinh thanh lịch". Đẩy mạnh thực hiện tốt công tác xã hội

20


×