Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận thực trạng của tăng trưởng và phát triển kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.86 KB, 21 trang )

Phụ Lục
I, Tính cấp thiết của tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.
II, Nội dung
1, Những cơ sở lí luận, khái niệm liên quan đến tăng trưởn và phát triên kinh tế
ở Việt nam.
A, Tăng trưởng kinh tế.
B,Phát triển kinh tế.
2, Thực trạng của tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam.
3, Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
4, Một số tiềm năng cho phát triển kinh tế ở Việt Nam.
5, Giải pháp cho tăng trưởng và phát trrieenr kinh tế bền vững.
III, Kết luận.

1


I. Tính cấp thiết của tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát
triển kinh tế. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả
các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của
mỗi quốc gia.
Một xã hội phát triển bền vững là một xã hội phát triển về mặt kinh tế với
một môi trường trong lành và xã hội văn minh. Xã hội phát triển bền vững dựa
trên một hệ thống cấu trúc quan hệ biện chứng giữa kinh tế, môi trường, xã hội.
Hệ thống này hoạt động theo các nguyên lý, các quy luật vận động của tự nhiên
kinh tế và xã hội.
Tăng trưởng kinh tế chưa phải là phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế
được đo bằng tốc đọ quy mô phát tiển còn phát triển kinh tế bao gồm tăng
trưởng kinh tế trong trạng thái cân đối. Phát triển kinh tế bền vững là phát triển
đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khae năng đáp ứng
trong tương lai với ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề tôi quyết định chọn đề


tài này để nghiên cứu dưới góc độ và quan điểm của môn kinh tế học vĩ mô.
II. Nội dung
Những cơ sở lí luận, khái niệm liên quan đếm tăng trưởng và phát triển
kinh tế ở Việt Nam.
A, Tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định thường là một năm.
Sự gia tăng được thể hiện ở qui mô và tốc độ. Qui mô tăng trưởng phản
ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc đọ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so
sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì.
Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị.
Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GNP, GNI và được tính cho
toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người.
Như vậy bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng đối
với nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cực kì quan trọng, liên quan đến
2


sự thịnh suy của một quốc gia. Bởi đó chính phủ nước nào cũng ưu tiên nguồn
lực của mình cho sự tăng trưởng kinh tế, coi đó là cái gốc là nền tảng để giải
quyết mọi vấn đề khác. Trên cơ sở giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế tạo ra
nhiều của cải mới, người ta mới có thể giải quyết hàng loạt các vấn đề khác như
cân bằng ngân sách, phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm...Ngược lại nếu không
đạt được sự tăng trưởng kinh tes ở mức độ cần thì trong xã hội sẽ có khả năng
náy sinh hàng loạt vấn đề rất nan giải. Bài học của Việt Nam trong thời kì khủng
hoảng kinh tế trầm trọng( 1976-1986) đã cho ta thấy rõ vai trò của sự tăng
trưởng kinh tế quan trọng như thế nào. Chỉ tiêu chính biểu hiện mức tăng trương
kinh tế là tỉ lệ tăng GNP và GDP của thời kì sau so với thời kì trước.
Tiêu chí đánh giá:
Tăng trưởng kinh tế được xem dưới góc độ chất lượng. Chất lượng tăng

trưởng kinh tế được thể hiện ở sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của
nền kinh tế, thể hiện qua các đặc điểm sau:
Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong một thời gian dài.
Phát triển có hiệu quả thể hiện qua năng suất lao động, năng suất tài sản
cao và ổn định, hệ số, hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) phù hợp, và đóng góp của
nhân tố năng suất tổng hợp (TPF) cao.
Nền kinh tế có tính cạnh tranh cao
Tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo hài hòa đời sống xã hội.
Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.
B, Phát triển kinh tế bền vững.
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại
của con người nhưng không tổn hại đến sự thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương
lai.
Phát triển kinh tế bền vững đang là thách thức của mọi quốc gia, nhất là trong
điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Việc lựa chọn con đường biện
pháp và thể chế, chính sách đảm bảo phát triển bền vững luôn là mối quan tâm
hàng đầu của mọi nền kinh tế trên bước đường phát triển kinh tế.
3


2, Thực trạng của tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao trong những năm qua nhưng có
một số tồn tại trong nền kinh tế có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng trong dài
hạn. Trong giai đoạn hiện nay tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều
vào sự phục hồi của kinh tế thế giới và những giải pháp của chính phủ.
Sau khi cải cách kinh tế, Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng
vượt bậc, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên một cách nhanh chóng. Việt
Nam cũng thu hút được nhiều quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, được thể
hiện qua dòng vốn FDI và FPI chảy vào ngày càng lớn.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua

Tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn 2000 - 2007 đạt 7.6% [1].
Năm 2007, tăng trưởng 8.48%, đây cũng là mức tăng cao nhất từ sau khủng
hoảng tài chính châu Á năm 1997. So với các nước trong khu vực và trên thế
giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây khá ấn tượng. Dù đạt
được tốc độ tăng trưởng cao nhưng đây không phải là một hiện tượng thần kỳ vì
theo tính toán của các nhà kinh tế thì tăng trưởng của Việt Nam đang ở dưới
mức tiềm năng.
Hình 1: Tăng trưởng GDP và tỷ lệ đầu tư/GDP giai đoạn 1997 – Q1/2009

Tăng trưởng kinh tế của nước ta không bền vững, một số năm tăng trưởng
cao như 1992-1997, hoặc 2005-2007, nhưng lại đan xen những năm tăng trưởng
4


thấp như 1998-2001, hoặc 2008-2012. Xu hướng chung của tăng trưởng là tốc
độ tối đa và tốc độ bình quân của các thời kỳ giảm dần.
Theo đánh giá của Gradstein (2003), hệ số tương quan giữa thu nhập bình
quân đầu người và chất lượng thể chế nằm trong khoảng 0,7-0,9. Trong Báo cáo
Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2013-2014, về chỉ tiêu chất lượng của thể chế,
Việt Nam chỉ xếp thứ 98/144 quốc gia.
Rõ ràng, lỗ hổng thể chế của chúng ta là một trong những cản trở chính
của tăng trưởng kinh tế bền vững.
Bảng 4: Tăng trưởng GDP và ICOR một số quốc gia Đông Á

*Thành tựu và hạn chế tăng trưởng kinh tế nhằm mục tiêu phát triển bền vững ở
Việt Nam.
Thành tựu:
Nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng khá cao và tốc độ ổn định.
GDP tăng bình quân trên 7% một năm, 2006 là 8,2% đứng thứ 2 Châu Á. Và
năm 2007 là 8.5 %. Hiện nay đã có gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào

Việt nam với gần 8000 dự án và tổng số vốn đăng kí trên 70 tỉ USD. Kinm
ngạch xuất khẩu tăng 20%/năm lien tục trong nhiều năm qua, giá trị kim ngạch
xuất khẩu năm 2006 tương đương trên 60% GDP cả nước.
Tăng trưởng kinh tế đã dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội theo
hướng CNH-HDH, từng bước hội nhập vào sự phân công của nền kinh tế khu
vực và thế giới.
Tỉ trọng GDP của ngành nông lâm thủy sản giảm nhanh từ 38,1% năm
1990 xuống còn 27,2% năm 1995 và năm 2006 còn 20,4%, Tỉ trọng công nghiệp

5


xây dựng tăng nhanh năm 1990 là 22,7%, năm 2006 đã dến 41,1%. Tỉ trọng dịch
vụ trong GDP chưa biến động nhiều.
Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực mở cửa hội nhập
vào kinh tế toàn cầu, thể hiện ở tỉ lệ XK/GDP ngày càng tăng từ 34,7% năm
1992 đến năm 2005 là 50%. Tổng KNXK 5 năm 2001-2005 đạt 111 tỉ USD,
tăng bình quân 17,5% trên năm. Dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 có
thể đạt 48 tỉ USD, đưa tỉ lệ XK/GDP đạt 67,4%. Nhiều sản phẩm của Việt Nam
như hải sản, gạo. Cao su, may mặc đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế
giới.
Các hoạt động kinh tế đối ngoại như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)
và viện trợ phát triển chình thức (ODA) cũng đều tăng trưởng khả quan. Năm
2007, vốn FDI vào Việt nam sẽ đạt tới con số kỉ lục 13 tỉ USD.
Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 1990 tỉ lệ
lao động trong ngành nông lâm thủy sản chiếm đa số 73% thì năm 2005 giảm
xuống còn 56,8%. Tỉ lệ lao động công nghiệp ănm 1990 là 11,2% thì đến năm
2005 khoảng 17,9%. Tỉ lệ lao động các ngành dịch vụ năm 1990 là 15,6%, năm
2005 là 25,3%.
Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm

năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Kinh tế Nhà
Nước đabng được tỏ chức lại, đổi mới chiếm 38,4% GDP vào năm 2005 và đang
chi phối nhiều nagnhf kinh tế then chốt. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngaoif có
tốc đọ tăng trưởng khá cao, đóng góp 15,9% GDP cả nước năm 2005
Tăng trưởng và phát triển kinh tế đã đưa đến nâng cao trình độ và chất
lượng sống của các tầng lớp dân cư
Để đánh giá trình độ dân sinh của các quốc gia người ta dùng chỉ số phát triển
con người HDI. Theo báo cáo hàng năm của Liên Hợp Quốc chỉ số HDI của
Việt Nam Đã liên tục tăng trong những năm gần đây, từ 0,671 năm 2000 đạt tơi
0,750 năm 2010. Đáng lưu ý là từ năm 1995 đến nay xếp hạng HDI của Việt
Nam trong khu vực đã nâng từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 6, ở Châu Á từ bậc thứ
6


32 lên bậc thứ 28 và trên thế giới từ bậc thứ 122 lên 108 so với 177 nước trên
thế giới.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết việc làm, gắn liền
với tiến bộ và công bằng xã hội.
Đời sống nhân dân được cải thiên rõ rệt, thể hiện ở thu nhập GDP bnhf quân đầu
người không ngừng tăng lên, từ 220 USD nhũng năm đầu thập niên của thế kỉ
90, đến năm 2007 đạt 835b USD. Là một trong những quốc gia có tỉ lệ giảm đói
nghèo cao nhất,đến cuối năm 2005 tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ còn 7,5%.
Hạn chế:
Tăng trưởng kinh tế vẫn chưa vũng chắc:
Tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 7,5%/ năm trong những năm 20012005 là một thnahf tựu lớn nhung nó vẫn chủ yếu dựa trên yếu tố về vốn, lao
động, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Công nghiệp chế biến nông sản và chế
tại tư liệu sản xuất còn kém, chủ yếu vẫn là lắp ráp gia công, khoa học công
nghệ chưa được khai thác và phát huy.\
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế còn thấp, trình độ
của nền kinh tế chưa tương xứng với đầu tư, lao động có tay nghề cao còn chiếm

tỉ trọng nhỏ trong lực lượng lao động.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế còn dưới mức khả năng phát triển của đất
nước, chất lượng phát triển còn thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vẫn còn yếu
kém, một số công trình xây dựng lớn va quan trọng không được hoành thành
đúng kế hoạch. Năng lực sản xuất một số ngành, sản phẩm quan trọng, thiết yếu
tăng chậm..
Chuyển dịch cơ cấu chưa đồng đều và chưa phát huy thế mạnh trong từng
ngànhm từng vùng, từng sản phẩm. Cơ cấu dịch vụ chưa có sự chuyển dịch đáng
kể.
Tăng trưởng kinh tế nahanh làm ô nhiễm môi trường.

7


3, Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế bền
vững ở Việt Nam.

sản lượng tối đa có thể sản xuất được tuỳ thuộc vào sản lượng các yếu tố đầu
vào trong điều kiện trình độ kĩ thuật và công nghệ nhất định. Mỗi yếu tố có vai
trò nhất định, do trình độ phát triển kinh tế ở mỗi nơi, mỗi lúc quyết định:
3.1. Nguồn vốn đầu tư:
Đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đối trong chi tiêu, do đó những thay đổi
trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng
và công ăn việc làm. Khi đầu tư tăng lên có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua
sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng tăng lên. Sự thay
đổi này làm cho tổng cầu dịch chuyển: Trên sơ đồ 1.3 mô tả đường tổng cầu
dịch chuyển từ AD0 đến AD1. Do đó làm cho mức sản lượng cũng biến động từ
P0 đến P1.
Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, có nghĩa là có thêm các nhà máy thiết bị,
phương tiện vận tải... mới được đưa vào sản xuất làm tăng khả năng sản xuất

của nền kinh tế. Sự thay đối này tác động đến tổng mức cung. Trên sơ đồ 1.4 mô
8


tả vốn sản xuất sẽ làm tăng tổng cung chuyển dịch từ AS 0 đến AS1 làm cho mức
sản lượng tăng từ Y0 đến Y1và mức giá giảm từ P0 đến P1

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ 1.4
Tác động vốn đầu tư Tác động của vốn sản xuất
xuất đến tăng trưởng đến tăng trưởng
3.2. Lao động với phát triển kinh tế :
Một mặt, lao động tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua các chỉ tiêu về số
lượng lao động, trình độ chuyên môn, sức khoẻ. Người lao động và sự kết hợp giữa
lao động với các yếu tố đầu vào khác để làm tăng mức sản lượng đầu ra
Mặt khác, lao động lại thể hiện tập trung qua mức tiền lương của người
lao động. Khi tiền lương của người lao động tăng có nghĩa là chi phí sản xuất
tăng phản ánh khả năng sản xuất tăng lên. Đồng thời khi mức tiền tăng làm cho
thu nhập có thể sử dụng của người lao động cũng tăng, do đó khả năng chi tiêu
của người tiêu dùng cũng tăng lên.
3.3. Tài nguyên và môi trường với sự tăng trưởng kinh tế
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình tích luỹ vốn và phát triển ổn định.
9


3.4. Khoa học công nghệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Cách mạng khoa học kĩ thuật làm thay đổi sâu sắc phương thức lao động
của con người

Cách mạng khoa học kĩ thuật đưa văn minh đến cho cuộc sống con người:
Cách mạng khoa học kĩ thuật tác động đến quá trình quốc tế hoá nền kinh
tế thế giới cả chiều sâu lẫn chiều rộng: mở ra những khả năng to lớn, để khai
thác những khả năng to lớn này các nước cần phải hợp tác với nhau, thể hiện sự
gia tăng về phân công lao động, chuyển giao công nghệ quan hệ xuất - nhập
khẩu nhằm phát huy thế mạnh của từng nước trên thị trường quốc tế.
Đứng trước vấn đề môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên thì những yếu tố
khoa học công nghệ trở nên quan trọng. Đặc điểm của yếu tố này là khó xác
định sự đóng góp trực tiếp, nhưng nó thể hiện qua việc sử dụng có hiệu quả các
yếu tố khai thác: tăng lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao năng suất
máy móc, thiết bị . Đây là quan điểm phát triển kinh tế theo chiều sâu.
3.5. Cơ cấu dân tộc.
Do điều kiện sống khác nhau đã tạo nên sự khác biệt về trình độ tiến bộ
văn minh, về mức sống vật chất và về địa lí, vị trí kinh tế - xã hội trong cộng
đồng.
Sự phát triển tổng thể kinh tế có thể đem lại những biến đổi kinh tế có lợi
cho dân tộc này nhưng bất lợi cho dân tộc khác. Đó là những nguyên nhân nảy
sinh ra xung đột giữa các dân tộc. Do vậy lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi
cho tất cả các dân tộc, nhưng nó đảm bảo được bản sắc, truyền thống tốt đẹp của
mỗi dân tộc, khắc phục sự xung đột và sự mất ổn định chung của cộng đồng.
Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế
3.6. Cơ cấu tôn giáo.
Vấn đề tôn giáo đi đôi với vấn đề dân tộc, mỗi tộc người có thể theo một
tôn giáo. Trong một quốc gia có thể có nhiều tôn giáo. Mỗi đạo giáo có những
10


quan niệm, triết lí tư tưởng riêng, ăn sâu vào cuộc sống dân tộc từ lâu đời, tạo ra
những ý thức tâm lí -xã hội riêng của dân tộc. Nhưng ý thức tôn giáo thường là
cố hữu, ít thay đổi theo sự biến đổi của sự phát triển của xã hội. Những thiên

kiến của tôn giáo nói chung thường có ảnh hưởng tới sự tiến bộ xã hội tuỳ theo
mức độ, song có thể có sự hoà hợp, nên có chính sách đúng đắn của Chính phủ.
3.7. Đặc điểm văn hoá - xã hội.
Đây là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến nhiều quá trình phát
triển của đất nước. Nói đến văn hoá dân tộc là một khái niệm rất rộng, bao hàm
nhiều mặt từ các tri thức phổ thông, đến các tích luỹ tinh hoa của nhân loại về
khoa học nghệ thuật văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp,
những tập tục tốt đẹp... đã xây dựng được, mà mọi người thừa nhận từ lâu đời.
Trình độ văn hoá cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao
của mỗi quốc gia.
3.8. Các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội :
Nó thể hiện như một lực lượng đại diện ý chí của một cộng đồng, nhằm điều
chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra.
Một thể chế chính trị xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện đổi mới
liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo
ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Ngược lại một thể chế không
phù hợp, sẽ gây ra những cản trở, mất ổn định thậm chí đi đến chỗ phá vỡ những
quan hệ kinh tế cơ bản làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái, khủng
hoảng trầm trọng hoặc gây ra xung đột chính trị, xã hội.
Dù quan trọng đến đâu, thể chế cũng chỉ tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng
trưởng, tức là tạo ra những điều kiện thuận lợi để hướng các hoạt động theo hướng có lợi và hạn chế các mặt bất lợi.

11


3.9. Các mô hình tăng trưởng kinh tế.
Các mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản
nhất về sự phát triển kinh tế thông qua các biến số kinh tế và các mối liên hệ
giữa chúng. Mục đích của các mô hình kinh tế này là mô tả phương thức vận
động của nền kinh tế thông qua môi liên hệ nhân quả giữa các biến số quan

trọng trong quá trình phát triển sau khi đã tước bỏ đi sự phức tạp không cần
thiết. Những diễn đạt này có thể dưới dạng lời văn, sơ đồ hoặc toán học:
3.10. Quan hệ cung cầu và vai trò của chính sách kinh tế với sự phát triển:
Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng thị trường tự do được một bàn tay vô
hình dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của xã hội .Thị trường với với sự
linh hoạt của giá cả và tiền công có khả năng tự điều tiết những mất cân đối của
nền kinh tế để xác lập những cân đối mới, đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ.
Đây là quan niệm "cung tạo nên cầu "
Còn các chính sách kinh tế không có tác động quan trọng đối với sự hoạt
động của nền kinh tế, đôi khi còn hạn chế khả năng phát triển kinh tế. Đối với
những khoản chi tiêu của chính là chi tiêu "không sinh lời ", còn các khoản thu
đều làm giảm lợi nhuận, từ đó làm giảm tích luỹ.
3.11. Vai trò của chính phủ
Vai trò ngày càng tăng lên của Chính phủ trong đời sống kinh tế không
chỉ là sự đòi hỏi can thiệp vào những khuyết tật của thị trường, mà còn vì các
mục tiêu xã hội khác .
Theo Samuelson, trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, Chính phủ có 4 chức
năng cơ bản :
- Thiết lập khuôn khổ luật pháp
- Xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô
- Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế
12


- Thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập
3.12. Vai trò của nhà nước với phát triển kinh tế
Những đặc trưng trên đây đã vạch rõ ra những trở ngại rất lớn, đối với sự
phát triển kinh tế của các nớc đang phát triển, chúng có quan hệ chặt chẽ với
nhau tạo ra "Vòng luẩn quẩn" của sự nghèo khổ làm cho khoảng cách giàu
nghèo giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng gia tăng:


Sơ đồ 1.8: Vòng luẩn quẩn cho sự nghèo khổ
Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện
pháp để phá vỡ "vòng luẩn quẩn". Trong khi tìm kiếm con đường phát triển đã
dẫn đến những xu hớng khác nhau .
Ba nút thắt tăng trưởng hiện nay vẫn là vấn đề thể chế, chất lượng nguồn
nhân lực và kết cấu hạ tầng. Vấn đề đặt ra là thời gian tới cần có các giải pháp
đột phá gì để gỡ các nút thắt nhằm thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng và tái
cấu trúc nền kinh tế theo mục tiêu hiệu quả, phát triển nhanh và bền vững, đưa
nước ta thoát khỏi bẫy thu nhập.
4, Một số tiềm năng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Tuy có một số yếu kém ở trên nhưng kinh tế Việt Nam có nhiều tiềm
năng để phát triển.
1. Thu nhập bình quân đầu người tính bằng USD bình quân năm 2008 là
1024 USD/người. Tuy vậy, thu nhập bình quân đầu người tính theo giá năm
13


1999 chỉ đạt 758 USD, tính theo sức mua tương đương (PPP) đạt khoảng 3,500
USD/người/năm, xếp thứ 120 trên 174 quốc gia trên thế giới. Như vậy Việt Nam
vẫn còn là một nước có thu nhập thấp. Do vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn có
thể được duy trì ở mức cao trong nhiều năm tới.
2. Nguồn lao động trẻ, dồi dào, có nền tảng giáo dục khá tốt. Nếu nguồn
lao động này được đào tạo bài bản thì có thể tiếp thu các kỹ năng và kiến thức
tạo nên nguồn lực dồi dào giúp kinh tế Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng
cao.
3. Dân số Việt Nam chỉ có 1/3 sống ở khu vực thành thị, có hơn 50% lao
động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tỷ trọng đóng góp
của công nghiệp và dịch vụ vào cơ cấu GDP còn thấp đây chính là tiềm năng
tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Những tiềm năng này thể hiện quá trình

chuyển đổi cơ cấu về dân số nông thôn lên thành thị, chuyển lao động nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
4. Việt Nam đã gia nhập WTO từ năm 2007, quá trình mở cửa hội nhập
đang diễn ra mạnh mẽ. Đây chính là sức ép và động lực cho quá trình cải cách
của Việt Nam diễn ra nhanh hơn. Việt Nam cũng nhận được quan tâm của nhiều
nhà đầu tư, tập đoàn lớn trên thế giới. Các dòng vốn đầu tư nước ngoài và mở
cửa thương mại thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.
5. Trình độ công nghệ ứng dụng trong sản xuất của nhiều ngành còn lạc
hậu. Chất lượng quản lý nhà nước và doanh nghiệp còn yếu kém, đây là thách
thức nhưng cũng là cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam khi các những yếu
kém đó được cải thiện.
ng bình.
5, Giải pháp cho vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại Hội X nêu rõ: “Phấn đấu tăng trưởng
kinh tế với nhịp độ nhanh hơn, có chất lượng hơn,bền vững hơn và gắn kết với
phát triển con người”. Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng nhưng
trước hết và trên hết là chất lượng, hiệu quả. Nhất định trong thời gian tới nền
14


kinh tế Việt Nam sẽ phát triển bền vững, giảm được nguy cơ tụt hậu xa hơn so
với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
• Ngành công nghiệp:
Tập trung phát triển ngành có lợi thế để tạo tích lũy, thu hút lao động xã
hội, bao gồm các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, lắp ráp
cơ điện tử, chế biến nông-lâm-thủy-hải sản, nagnhf công nghệ cao như công
nghệ điện tử tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới…, kêu gọi đầu tư nước
ngoài vào những ngành công nghiệp cần nhiều vốn, dựa vào nguồn tài nguyên
như dầu khí luyện kim…
Từng bước chuyển hướng từ xuất khẩu sản phẩm sơ cấp sang xuất khẩu

dựa chủ yếu vào xuất khẩu sản phẩm thứ cấp, khuyến khích xuất khẩu mở rộng
các hình thức hợp tác quốc tế, nhận thêm nguồn vốn của ODA và FDI.
Từng bước tái cơ cấu công nghiệp theo hướng giảm tỉ trọng đầu tư khu
vực nhà nước tăng khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài, chú trọng phát
triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành các tập đoàn công nghiệp đa
thành phần, đa ngành nghề.
Thực hiện cơ cấu phân bố công nghiệp theo hướng phát triển và dịch
chuyển các ngành công nghiệp sử dụng lao động về nông thôn, hình thành công
nghiệp nông thôn, phát triển mạnh doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cho
hoạt động sơ chế chế tạo chi tiết linh kiện cho các cơ sở công nghiệp lớn, tập
trung ở các đô thị trong điều kiện đặc thù Việt Nam, đảm bảo phát triển cân đối,
chú trọng phát triển công nghiệp theo các tuyến giao thông để phát huy lợi thế.
Chú trọng đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp nhằm nâng
cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, giảm ô nhiễm
môi trướng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đổi mới công tác quản lí KH-CN, nấng cáo vai trò của KH-CN trong việc
đổi mới hiện đại hóa công nghệ của các ngành, đồng thời tăng cường tiếp nhận
làm chủ và phát triển công nghệ mới hiện đại.
15


Phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường.
Tăng cường công tác vệ sinh an toàn bảo hộ lao động, phòng chông cháy nổ.
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về phát
triển bền vững trong ngành công nghiệp.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế thu hút hỗ trợ của quốc tế.
• Ngành nông nghiệp:
Nâng cao nhận thức cho toàn dân về chủ trương phát triển nông nghiệp
mạnh bền vững. Đẩy mạnh công atcs tuyên truyền giáo dục, thuyết phục cùng
với cung cấp thông tin cập nhậtnhu xcaauf thi trường về mặt hàng nông sản

nhằm tạo bước chuyển tiếp theo tư duy, phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững và bảo vệ môi trường.
Triển khai thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch để phát hiệ và nắm bắt
tiềm năng thế mạnh của từng vùng sinh thái.
Công tác qui hoạch và phát triển nông nghiệp mạnh phải có tính dài hạn,
hướng tới xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của KH-CN.
Đảy nhánh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp: tập
trung phát triển cơ cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng
hiện đại, thực hiện đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phát
triển ngành nghề mới tạo nhiều việc làm…
Hoàn thiện và đỏi mới hệ thống luật pháp về phát triển nông nghiệp bền
vững, thực hiện đồng bộ và hiệu quả chính sách điều tiết vĩ mô phục vụ phát
triển nền nông nghiệp bền vững.
• Ngành dịch vụ và thương mại:
Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, hướng vào đáp ứng nhu cầu sản
xuất và nâng cao mức sống dân cư:
Phát triển mạnh thị trường trong nước, các trung tâm thương mại ơ thành
thị, mở rộng mạng lưới thương nghiệp.
16


Tạo liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong nước, tăng tỉ trọng thương mại trong
nước chú trọng kích cầu, khuyến khích thưucj hiện mô hình liên kết giữa nông dânngười sản xuất ra nguyên liệu-các cơ sơ chế biến và khâu lưu thông hàng hóa theo
các hình thức hợp đồng kinh tế dài hạn cùng phân chia hợp lí lợi nhuận.
Thực hiện giả pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng, mở rộng hình thức kinh
doanh như đại lý, ủy thác…
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cho nông dân tiếp cận trực
tiếp vơi thị trường, nắm bắt kịp thời nhu cầu tiêu dùng của từng nhóm dân cư.
Phát triển mạnh ngành du lịch nâng cao chất lượng đời sống và nguồn
cung cấp dịch vụ hàng hóa cho nhu cầu của khách du lịch.

Phát triển mạnh dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông, tin học…
• Tăng cường bảo vệ tài nguyên môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi
trường.
 Chống thoái hóa,sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất.
 Khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiêm hợp lí tài nguyên khoáng sản.
 Bảo vệ môi trường nước và sử dụng hượp lí tài nguyên nước.
 Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển.
 Bảo vệ và phát triển rừng.
 Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.
 Quản lí có hiệu quả chất thải rắn và chất thỉa nguy hại.
 Bảo tồn đa dạng sinh học.
 Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại củ biến
đổi khí hậu, góp phần chống thiên tai.
• Biện pháp tăng cường vai trò của người lao động
 Xây dựng một xã hội học tập: Đây là một tong những vấn đề trọng yếu
của đất nước nhằm tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng cao đáp ứng yêu
17


cầu phát triển kinh tế xã hội, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vũng của
đất nước. Cần có sự tham gia của cả nhà nước và sự nỗ lực của cộng
đồng.
 Bổ sung và hoàn thiện chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nhằm
từng bước phát triển tri thức của người lao động.
 Chú trọng nâng cao chất lượng toàn diện cho đội ngũ lao động cả về thể
lực và trí lực.
 Đổi mới quản lí giáo dục.
• Tăng cường vai trò quản lí của Nhà Nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
• Khắc phục quản lí trong công tác quản lí của Nhà Nước.
 Tăng cường biện pháp theo dõi kiểm tra đôn đốc.

 Tham khảo ý kiến của nhân dân trong các chính sách được thực hiện tại
địa phương để tăng tính khả thi của chính sách tránh gây lãng phí không
cần thiết.
 Thực hiện một cách đồng bộ có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp các
ngành.
 tổ chức chỉ đạo thức hiện cần nhanh nhạy.
6, Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế là một phương thức cơ bản để có được phát triển,
nhưng bản thân nó chỉ là đại diện không toàn vẹn của sự tiến bộ. Tăng trưởng
kinh tế chưa phải hoàn toàn là phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế nói lên sự
biến động về lượng còn phát triển kinh tế nói lên sự tăng trưởng về chất của xã
hội. Tăng trưởng kinh tế mặc dù rất quan trọng nhưng mới chỉ là điều kiện cần
của phát triển. Điều kiện của phát triển trong quá trình tăng trưởng phải đảm bảo
được tính cân đối, tính hiệu quả, tính mục tiêu và tăng trưởng kinh tế trước mắt
phải đảm bảo sự phát triển kinh tế cho tương lai. Vì vậy muốn phát triển kinh tế
xã hội phải có tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trong một số trường hợp mặc dù
tăng trưởng kinh tế còn thấp song Nhà nước vẫn có những cách hợp lý để xoá bỏ
bất công trong xã hội, ồn định chính trị. Nâng cao chất lượng y tế giáo dục cũng
là một trong những mục tiêu của sự phát triển. Song về lâu dài, một đất nước
muốn phát triển kinh tế phải có sự tăng trưởng kinh tế.
6.1Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần:
18


Phát triển chỉ dựa trên tăng trưởng đơn thuần thì sự tăng trưởng đó không
lâu bền. Theo các chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng thế giới:” Phát triển là
nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục,
sức khỏe và bình đẳng về cơ hội là tất cả những thành phần cơ bản của phát triển
kinh tế. Bảo đảm các quyền chính trị và công dân là một mục tiêu phát triển
rộng hơn. Tăng trưởng kinh tế là một cách cơ bản để có thể có được sự phát

triển, nhưng trong bản thân nó là một đại diện rất không toàn vẹn của tiến bộ”
Tất cả các nước đều đặt ra mục tiêu phát triển muốn phát triển được phải
dựa trên đôi cánh của tăng trưởng kinh tế. Nhưng tăng trưởng kinh tế không phải
là đôi cánh duy nhất, mặc dù nó được coi là quan trọng nhất cho sự phát triển.
6.2. Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến phát triển kinh tế
Tăng trưởng quá nhanh sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát
Có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát, vì để tăng trưởng thì phải
tăng đầu tư, đồng nghĩa với việc tăng cung tiền, tăng tín dụng.
Tăng trưởng kinh tế làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng:
Giá tăng sẽ tác động đến tất cả mọi tầng lớp, nhưng với những người
gaiuf, có điều kiện sẽ ít bị tác động hơn vì trong tổng thu nhập họ chỉ phải sử
dụng một phần cho chi tiêu hàng ngày. Còn những người nghèo thì hầu hết thu
nhập dùng cho chi tiêu hàng ngày. Giá carleen khiến cuộc sống vốn eo hẹp của
nhóm đối tượng này càng khó khăn. Làm quá trình phân hóa giàu nghèo càng
mạnh hơn.
Tăng trưởng kinh tế làm kiệt quệ nguồn tài nguyent hthieen nhiên. Môi
trường sinh thái bị hủy hoại.
Gia tăng dân số tạo áp lực to lớn đối với thiên nhiên. Sự thay đổi khí hậu
toàn cầu, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, hiện tượng sa mạc hóa, sự xói mồn
19


đất,sựt huy thoái về rừng, sự tuyệt chủng của các loài sinh vật … đã và đang trở
thành mối đe dọa trực tiếp đến sự sống trên tái đất. Gần ½ đất đai trên thế giướ
đã bị biến đổi bởi con người.
Theo Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường thành phố Hà Nội năm
2005, sẽ có hơn 850 nghìn tấn rác thải đến năm 1020 con số này sẽ lên tới 1
triệu 600 nghìn tấn. Trong khi đó việc thi hành luật bảo vệ môi trường chưa thực
sự nghiêm minh. Một số cơ quan ban ngành vấn đề môi trường chưa được coi là
ưu tiên, Ý thức tự giác của người dân về bảo vệ môi trường chưa thực sự trỏ

thành thói quen.
*Tăng trưởng kinh tế hủy hoại giá trị truyền thống của mỗi quốc gia.
Với xu thế đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, không chú ý đến giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc, dần dần hủy hoại những giá trị của dân tộc, dẫn đến suy
giảm về đạo đức, lối sống và các giá trị khác
III, Kết luận
Từ những phân tích trên ta thấy được mối quan hệ giữa tăng trưởng và
phát triển kinh tế bền vững. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần với phát triển
kinh tế xong nó không phải là điều kiện đủ cho việc phát triển kinh tế.Nếu một
đất nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh sẽ làm cho nền kinh tế phát
triển không bền vững. Vì thế để có được một nền kinh tế phát triển bền vững
phải kết hợp nhiều yếu tố như môi trường, có cơ cấu kinh tế một cách hợp lý,và
đặc biệt phải quan tâm đến việc cải thiện đời sống cho người dân.

20


Tài liệu tham khảo:
INTERNET

21



×