Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Phóng sự truyền hình vai trò của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 58 trang )

MỤC LỤC
Trang

1


LỜI CẢM ƠN.
Thực tập là quá trình làm quen với thực tế nghề nghiệp của sinh
viên.Đồng thời, đây cũng là tiền đề quan trọng để sinh viên có cơ hội cọ xát
với nghề nghiệp đã lựa chọn sau bốn năm trau dồi kiến thức trên giảng đường
Đại học.Qua đó, sinh viên thực tập có điều kiện tham gia học hỏi, so sánh,
nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công việc. Báo
cáo thực tập vừa là cơ hội để sinh viên trình bày những nghiên cứu về vấn đề
mình quan tâm trong quá trình thực tập, hơn nữa cũng là một tài liệu quan
trọng giúp giảng viên kiểm tra, đánh giá quá trình học tập và kết quả thực tập
của mỗi sinh viên.
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người
khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến
nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia
đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý Thầy, Cô ở Khoa
Quan hệ công chúng và Truyền thông – Trường Đại Học Hòa Bình, đã cùng
với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các anh, chị ở Đài TT – TH Thanh
Chương – Nghệ An, và đặc biệt là Nhà báo Trần Đình Hà, người đã tận tâm
hướng dẫn cho tôi qua từng buổi làm việc, thực hành cũng như những buổi
nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực sáng tạo trong một tác phẩm báo chí. Nếu
không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của mọi người trong thời gian thực
tập ấy thì tôi nghĩ bài thu hoạch này của tôi rất khó có thể hoàn thiện được.


Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Đài PT – TH Thanh
Chương.
Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian 4 tuần. Bước đầu
đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực Báo chí – Truyền thông, kiến thức của tôi
còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu
sót là điều chắc chắn, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
2


báu của quý thầy, cô và những người có chuyên môn để kiến thức của tôi
trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô trong Khoa Quan hệ công
chúng và Truyền thông nói riêng và tất cả các thầy cô trong Trường Đại học
Hòa Bình nói chung, thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ
mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Chúc tập
thể cán bộ trong Đài PT – TH Thanh Chương có thật nhiều sức khỏe, luôn
hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó.
Xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Đào

3


4


LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập là quá trình cần thiết cho mỗi một sinh viên năm cuối trước

khi ra trường, giúp sinh viên củng cố kiến thức và tìm hiểu thực tế của hoạt
động tại các đơn vị mà sinh viên đó tham gia thực tập. Cụ thể hơn, qua quá
trình thực tập, sinh viên sẽ thu nhận được những kỹ năng thực hành công
việc, làm quen với công việc, tham gia vào các hoạt động của cơ quan nơi
mình thực tập để từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm và bài học quý giá,
củng cố kiến thức thực hành sau khi ra trường.
Thực tập giúp sinh viên gắn học tập với thực tiễn cuộc sống, nhận thức
được vai trò và trách nhiệm của một nhân viên khi đi làm. Bên cạnh đó, quá
trình thực tập còn giúp sinh viên tiếp cận, làm quen với các công việc liên
quan tới nghề nghiệp của mình, liên quan tới nghành học mà mình đang theo
đuổi. Sinh viên có thể có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về hoạt động của doanh
nghiệp, đơn vị hoạt động liên quan tới nghành học, giúp sinh viên rèn luyện
kỹ năng thực hiện công việc cá nhân và phối hợp nhóm tốt hơn sau khi ra
trường.
Ngoài ra, quá trình thực tập còn giúp sinh viên tạo được nhiều mối
quan hệ trong cơ quan và ngoài xã hội, tiếp xúc với nhiều kiểu người, sẵn
sàng ứng phó kịp thời khi môi trường thay đổi và những tình huống bất ngờ
xảy ra ngoài ý muốn.
Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình thực tập và để hoàn thành
tốt quá trình này, tôi đã lựa chọn cơ quan thực tập là Đài PT – TH Thanh
Chương, thuộc Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Trong quá trình tham
gia thực tập tại Đài, tôi đã bước đầu tiếp cận được quá trình làm việc, quá
trình tác nghiệp viết bài, làm phóng sự cũng như những kinh nghiệm của các
anh/ chị làm trong cơ quan.
Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, không ít chương trình truyền
hình mang tính giải trí, thu hút công chúng khán giả, tạo được hiệu quả không
chỉ về mặt kinh tế, mà còn tác động không nhỏ về mặt chính trị - xã hội của
5



một đất nước, thậm chí là một khu vực. Điều này đồng nghĩa với việc xã hội
đang đòi hỏi ngày càng cao những sáng kiến, sáng tạo trong quá trình sản xuất
kinh tế nói chung và sản xuất chương trình truyền hình nói riêng, đáp ứng nhu
cầu giải trí có chọn lọc của khán giả. Những hình ảnh xuất hiện trên truyền
hình là những thông điệp vô cùng giá trị mà người làm chương trình muốn
gửi gắm, qua đó tạo sự đồng cảm, sẻ chia trong lòng quần chúng nhân nhân.
Thể hiện tinh thần tương thân, tương ái cũng như trí tuệ và bản sắc văn hóa
của một dân tộc.
Hình ảnh xuất hiện trên truyền hình có vai trò vô cùng quan trọng.Với
những kiến thức vốn có của bản thân và thông qua nhiều nguồn tài liệu tham
khảo, tôi đã quyết định chọn đề tài cho báo cáo của mình là “Phóng sự
truyền hình - Vai trò của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình”.
Trong bản báo cáo này, tôi đã tổng hợp, phân tích và trình bày một hệ
thống kiến thức về hình ảnh trên truyền hình và đi sâu tìm hiểu về phóng sự
truyền hình. Hệ thống kiến thức lý thuyết và thực tiễn của bản báo cáo được
giới thiệu trong 4 phần lớn, trong từng phần có các chương cụ thể:
Phần 1: Lời cảm ơn – Lời mở đầu.
Phần 2: Nội dung chính:
1.
2.
3.
4.
5.

Tổng quan về đề tài.
Cơ sở lý thuyết của báo cáo thực tập.
Sơ lược về đơn vị.
Quá trình thực hiện phóng sự truyền hình tại Đài TT – TH Thanh Chương.
Công việc được giao (một số phóng sự, tin bài được đăng).
Phần 3: Kết quả đạt được sau quá trình thực tập tại cơ quan, đơn vị.

Đưa ra nhận xét, đánh giá về những ưu điểm và tồn tại của bản thân, từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm.
Cuối cùng, tôi xin chúc cho toàn thể các bạn sinh viên có được kết quả
cao trong kì thi sắp tới.

6


PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH.
ĐỀ TÀI: PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH – VAI TRÒ CỦA HÌNH ẢNH
TRONG TÁC PHẦM TRUYỀN HÌNH.
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Khi Việt Nam mở cửa hội nhập với quốc tế, đồng nghĩa với việc Việt Nam
có nhiều cơ hội để phát triển bền vững và lâu dài.Công nghệ ngày càng hiện
đại và từng bước phát triển mạnh mẽ. Mạng Internet ngày càng phổ cập và
chiếm lĩnh một phần không nhỏ trong mọi hoạt động cũng như giải trí của con
người. Tuy nhiên, đại đa số người dân Việt Nam vẫn không quên cách tiếp
nhận thông tin theo kiểu truyền thống đó là đọc báo giấy, nghe đài radio và
xem truyền hình. Nếu như báo giấy chỉ cho con người ta thấy thông tin sự
việc qua con chữ san sát nhau, đài radio chỉ cảm nhận được qua âm thanh,
giọng nói thì truyền hình lại là phương tiện hội tụ đầy đủ nhất từ âm thanh,
hình ảnh sống động đến những con chữ nhảy nhót trên màn hình.
Từ sau cánh mạng tháng 8, Việt Nam đã phát nhiều chương trình truyền
hình, đem lại cảm giác thoải mái và hứng khởi trong lòng công chúng khán
giả. Nhưng điểm thu hút người xem truyền hình và tạo ấn tượng sâu sắc nhất
chính là những hình ảnh động và biểu cảm xuất hiện trên sóng truyền hình.
Những chương trình truyền hình ngày một đa dạng và lôi cuốn, trong đó
không ít chương trình tạo được sự gắn bó, đồng cảm và chia sẻ như chương
trình “ Như chưa hề có cuộc chia ly”, chương trình “ Chúng tôi là chiến sỹ”…

nhiều chương trình giao lưu và gặp gỡ giữa người nổi tiếng với khán giả,
nhiều chương trình giải đáp thắc mắc của chính quyền với nhân dân, nhiều bộ
phim điện ảnh trong và ngoài nước cũng dựa trên hình ảnh động của nhân vật
để thể hiện cá tính, bản lĩnh và gửi gắm nhiều thông điệp có giá trị.
Truyền hình có những thế mạnh riêng biệt mà các loại hình truyền thông
khác không có, đưa ra những nhận định sâu sắc, giúp công chúng khán giả tự
mình suy nghĩ về vấn đề, tự đặt câu hỏi cho bản thân sau mỗi sự kiện, hiện
tượng vừa xảy ra. Bên cạnh đó, truyền hình là nơi gợi lại bao cảm xúc lắng
đọng trong mỗi con người, giúp họ thêm yêu và tin vào cuộc sống.
7


2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Khi thực hiện đề tài này, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về phóng sự truyền
hình, về hình ảnh và vai trò của nó trên truyền hình, thông qua quá trình tác
nghiệp quay phóng sự ở địa phương và những chương trình truyền hình được
phát trên sóng và những kinh nghiệm được truyền đạt lại từ cô, chú và anh chị
đi trước. Đó chính là những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thiện bản báo cáo
lần này.
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu thông qua các phương pháp phân tích của
bản thân và những giáo trình về hình ảnh, phóng sự truyền hình có sẵn.
Đánh giá và so sánh kết quả trên cùng một phương diện, phân tích ưu thế
và nhược điểm của truyền hình với các loại hình thông tin đại chúng khác.Từ
đó rút ra kết luận chính xác nhất cho vấn đề mình nghiên cứu.
3. PHẠM VI ĐỀ TÀI
-

Đối tượng tìm hiểu của đề tài là hình ảnh, những phóng sự cụ thể, phổ
biến như phóng sự thời sự, phóng sự điều tra, phóng sự phản ánh…


-

Tập trung vào phân tích phương pháp, kỹ năng và quá trình quay phóng
sự cũng như những lưu ý trong quá trình làm phóng sự.

-

Bên cạnh đó, phân tích rõ vai trò của hình ảnh khi tác giả gửi gắm lên
phóng sự truyền hình, quy trình làm phóng sự truyền hình, những kĩ
năng cần thiết của người làm truyền hình.

4. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN
Dựa vào quá trình thực tế quay phóng sự và những tài liệu tham khảo sẵn
có, tham khảo ý kiến của Nhà báo Trần Đình Hà và những anh chị trong cùng
cơ quan, từ đó phân tích, đánh giá đúng, đầy đủ và chi tiết về đề tài mình
tham gia tìm hiểu.
5. KẾT QUẢ DỰ KIẾN
-

Hoàn thiện báo cáo dựa trên những mục tiêu đề ra trước đó.

-

Rút ra cho bản thân những bài học kinh nghiệm.

8


-


Tích lũy kiến thức và kĩ năng trong quá trình làm việc.

-

Đánh giá - nhận xét được những điểm khác nhau giữa thực tiễn công
việc và lý thuyết.

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
1. PHÓNG SỰ.
a)

Khái niệm về phóng sự:

Phóng sự là một thể loại báo chí, thuộc loại thể Ký báo chí. Là sự phản
ánh kịp thời những sự kiện nhằm làm sáng tỏ trước công luận một vấn đề có
liên quan đến số đông trong xã hội và có ý nghĩa thời sự đối với địa phương
hay toàn xã hội.
-

Phóng sự là thể loại có khả năng diễn tả sự kiện, vấn đề thông qua cái
tôi trần thuật, vừa tỉnh táo, vừa lý trí, vừa cảm xúc…

-

Phóng sự là một thể loại báo chí phản ánh những sự kiện, tình huống,
vấn đề, nhân vật điển hình gắn với quá trình phát sinh, phát triển của xã
hội, vừa khái quát, vừa chi tiết, sống động. Đặc biệt trong PS có một
đóng góp quan trong của chủ thể trần thuật với bút pháp linh hoạt, ngon
ngữ giàu chất văn học…


Có nhiều định nghĩa khác nhau về phóng sự, nhưng có thể định nghĩa khái
quát phóng sự như sau:
“Phóng sự là thể loại của báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình) về một sự
kiện vấn đề nào đó mà phóng viên đã chứng kiến hay can dự vào. Trong thể
loại phóng sự, yếu tố đứng đầu là góc nhìn và sự xúc cảm của cá nhân đối
với sự kiện, hiện tượng, và lựa chọn để phản ánh những hiện tượng, sự kiện
đó.
b)

Đặc trưng của phóng sự:

Tính chân thật, bút pháp miêu tả sinh động, linh họat, giàu hình ảnh, bút
pháp tường thuật, nghị luận, có cái tôi cảm xúc và định hướng thẩm mỹ cho
công chúng đó là những đặc trưng của phóng sự.
9


Với tính chân thật và phản ánh kịp thời sự sinh động của cuộc sống, một
nhà báo Ấn Độ đã nói: ”Phóng sự TH có mùi bụi bặm của đường phố”. Xét
về đặc điểm kênh truyền thông, có PS báo in, PS báo phát thanh, PSbáo
truyền hình. PS báo in, PS báo PT, phóng sự truyền hình có sự khác biệt về
đặc điểm ngôn ngữ, phương tiện chuyển tải và phương thức thực hiện... Ngoài
ra, phóng sự truyền hình còn có những đặc trưng sau:
2. PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH.
a)

Khái niệm phóng sự truyền hình.

Cũng như phóng sự nói chung, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về
PSTH:

Một nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Quốc tế các nhà báo quan niệm
rằng:“Phóng sự TH là một thể loại tác phẩm truyền thống, luôn giữ vị trí
trung tâm trong các chương trình truyền hình. Mục đích của nó là chuyển tải
sự kiện một cách nhanh chóng, chân thực và chặt chẽ tới người xem.Người
phóng viên có một vị trí tối ưu trong các phóng sự.Họ vừa là nhân chứng trực
tiếp, vừa là người dẫn dắt, định hướng công chúng tiếp cận sự kiện nhanh
chóng và hiệu quả”.
Trong cuốn: (Tuyên truyền vận động dân số và phát triển (PVBC&
TTUNFPA 2000) có đoạn đã viết: “Bằng hình ảnh, lời nói tiếng động cụ thể
và sinh động, PSTH giúp công chúng hiểu toàn bộ logic vận động của các sự
kiện, vấn đề cũng như giúp công chúng thấy được tính cách của các nhân vậtnhân chứng của các SK, VĐ đó thông qua diện mạo, thái độ, tâm trạng, quan
điểm, tình cảm của họ”.
Theo Nhà báo Thanh Lâm - Trưởng Ban Thời sự Đài THVN: “PS
truyền hình là câu chuyện kể bằng hình ảnh, với nhiều cứ liệu nhân chứng,
vật chứng để người xem tin câu chuyện ấy là có thật Sự tôn trọng sự thật
khách quan, tôn trọng các góc nhìn của các nhân vật, nhân chứng trong PS
của tác giả đã làm nên một sản phẩm báo chí truyền hình mang đặc trưng
riêng, khác với tin tức”.

10


Có thể định nghĩa một cách khái quá PSTH như sau: “Phóng sự truyền
hình là một thể loại báo chí phản ánh sự kiện, con người có thật, đang được
công chúng quan tâm; phản ánh các mâu thuẫn tồn tại trong quá trình phát
sinh phát triển một cách khách quan thông qua cái tôi trần thuật của tác giả;
được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ tổng hợp giữa hình ảnh và âm thanh, trong
đó, hình ảnh động là yếu tố chính văn”.
b)


Đặc điểm của phóng sự truyền hình.
Phóng sự truyền hình là một thể lọai mạnh của lọai hình báo hình.Bởi
phóng sự truyền hình chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ đặc biệt, là sự kết
hợp của hình ảnh, âm thanh hiện trường, âm thanh lời nói- lời bình, và các
thông tin hỗ trợ trên screen – box.
Phóng sự truyền hình phản ánh hiện thực chân thật thông qua lăng kính
cái tôi cá nhân, vừa khách quan, vừa giàu cảm xúc. PSTH có thể phản ánh sự
kiện ở mức độ toàn diện, sâu, có phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp.Tuy
nhiên, “cái tôi” chính là một nhân chứng khách quan thuyết phục người xem
tin tưởng rằng họ đang tiếp xúc với sự thật khách quan.Ở khía cạnh khác, cái
tôi còn góp phần tạo ra giọng điệu và thể hiện khuynh hướng của tác
phẩm.đối tượng phản ánh của phóng sự truyền hình là những “ hoàn cảnh có
vấn đề”, những góc khuất cần được làm sáng tỏ mà đông đảo công chúng đòi
hỏi phải giải quyết.
3. HÌNH ẢNH.
a)

Khái niệm về hình ảnh:

Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thông qua thị giác rồi sau đó
chuyển về não giúp ta cảm nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất, từ đó
đưa ra những phản xạ, cảm nhận về hình ảnh mà ta vừa thu nhận được.
b)

Hình ảnh xuất hiện như thế nào?

Khi loài người chưa có chữ viết, con người đã biết dung lối vẽ làm
phương tiện thông tin. Trong các hang động cổ xưa có nhiều bức tranh động
vật được khắc lên vách đá, họ thông báo cho nhau những điều cần biết. Từ
tranh chuyển sang chữ viết là một quá trình trừu tượng hóa, sau dần người ta


11


lược bỏ các chi tiết cụ thể, phức tạp, dung các đường nét đơn giản làm kí hiệu
ghi lại ngôn ngữ, mở rộng thông tin cho con người.
Cùng với chữ viết, tranh vẽ dần dần được phổ biến.Điều này thật dễ
hiểu, bởi con người cần thiết phải sử dụng giác quan để tìm hiểu thực tại và
mở rộng trí thức.Nhưng “trăm nghe không bằng một thấy”, ảnh đã ra đời để
đáp ứng nhu cầu này. Không bằng lòng với những tấm ảnh bình thường, con
người muốn những hình ảnh đó phải thực sự sống động, ghi lại những hành
động của sự việc, hiện tượng, sự kiện diễn ra một cách cụ thể nhất. Từ đây,
hình ảnh đã bắt đầy ra đời, nó đáp ứng một phần không nhỏ yêu cầu nhìn,
quan sát của loài người. Như vậy, hình ảnh đã trở thành một loại hình ngôn
ngữ - ngôn ngữ hình ảnh. Nó có khả năng thông tin chính xác một nội dung
mang tính vật chất nhất định. Khả năng thông tin bằng hình ảnh đẫ mở rộng
tầm nhìn của con mắt người, giúp con người hiểu mình đầy đủ hơn, chính xác
hơn và sâu sắc hơn. Truyền hình sử dụng hình ảnh làm phương tiện thông tin,
miêu tả, bình luận cũng là vì tính xác thực, trực tiếp và tính nhanh chóng của
nó.
Lịch sử phát triển của hình ảnh đã ghi nhận: Hình ảnh chuyền động lần
đầu tiên mà mọi người nhìn thấy đều hết sực ngạc nhiên. Đó là vào năm 1895,
khi an hem nhà Luymiê cho chiếu bộ phim “Chuyến xe lửa đến ga”, hình ảnh
đoàn tàu chuyển động khiến người xe tưởng đó là đoàn tàu thật và hốt hoảng
chạy ra khỏi chỗ ngồi.
c)

Đặc điểm của hình ảnh.

Hình ảnh có những ưu thế đặc biệt, đó là tính ghi thực trực tiếp, ra đời

nhanh và gây ấn tượng sâu sắc.Tận dụng đặc điểm này, nghành truyền hình và
những người làm báo hình đã sử dụng chiếc máy quay như một phương tiện
đắc lực và hữu hiệu.
Hình ảnh là đặc điểm thể hiện của truyền hình, thủ pháp để phát huy ưu
thế của truyền hình.Trong truyền hình thì hình ảnh chủ yếu và đặc trưng là
hình ảnh động về hiện thực trực tiếp. Ngoài ra, truyền hình còn sử dụng các
loại hình nảh tĩnh như tư liệu, mô hình, sơ đồ, biểu đồ, chữ in… Bằng kỹ
thuật dựng hình, người ta có thể dựng các hình ảnh động ở một khuôn hình
12


đặc biệt cần thiết nào đó để biến thành một hình ảnh tĩnh nhằm nhấn mạnh,
khắc họa một đặc điểm, một ý nghĩa cụ thể.
Thông thường, yếu tố hình ảnh được nhấn mạnh và là thành phần chủ
đạo, có tính chất quyết định đối với truyền hình.Trong thực tế, hình nảh động
cũng là cái tạo nên đặc thù của truyền hình. Sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh
và âm thanh tạo cho truyền hình khả năng truyền tải các nội dung thông tin vô
cùng phong phú. Hầu như bất kì sự kiện, hiện tượng, vấn đề gì trong xã hội
đều có thể biểu đạt, phản ánh qua các chương trình truyền hình.
Bên cạnh những đặc điểm chung của nghệ thuật tạo cảnh thì hình ảnh
còn mang những đặc điểm riêng. Cụ thể như sau:


Hình ảnh là thông tin, là sự gắn kết giữa yếu tố thông tin và yếu tố nghị
luận.
Trong tất cả các loại hình sử dụng hình ảnh thì có lẽ hình ảnh được sử
dụng trong báo truyền hình là mang tính thông tin nhiều nhất.Nhưng bên cạnh
đó nó cũng mang yếu tố nghị luận và cả yếu tố thông tin. Với loại hình ảnh
sáng tác vì mục đích đầu tiên đó là miêu tả cái đẹp trên một bình diện nào đó
của đối tượng hoặc là cái đẹp về hình thức, hoặc khai thác giá trị nhân văn của

đối tượng, vì vậy “người nghệ sĩ” có quyền dàn dựng, bài trí để tạo ra một
mẫu hình ảnh mang tính khái quát trừu tượng. Xét về bản chất “hình ảnh sáng
tác” không nhấn mạnh về thông tin nhưng xem hình ảnh, người ta lại có thể
dẫn dắt đến yếu tố ý tưởng nào đó khá độc đáo, ta bảo hình ảnh đó mang tính
nghị luận nhất định, dù nó không bao hàm tính tài liệu. Còn với hình ảnh trên
báo truyền hình, do tính mục đích của sự phản ánh, nên hai yếu tố thông tin
và nghị luận luôn gắn kết chặt chẽ ngay trong bản thân sự kiện, sự vật, hiện
tượng. Yếu tố thông tin theo cách hiểu phổ thông và đơn giản chính là sự tổng
hợp các chi tiết cấu thành đối tượng, sự kiện, sự việc có chức đựng những nội
dung cần thông báo đến người đọc, người xem. Nói cách khác, yếu tố thông
tin mang đến cho công chúng và độc giả những thông số, sự nhận biết, những
cứ liệu xác định về cuộc sống con người, sự kiện, sự việc đang diễn ra trước
sự chứng kiến của người cầm máy và nó được tái hiện bằng hình ảnh trong
tác phẩm. Lượng thông tin trong hình ảnh được chuyển tải qua nội dung hình
13


ảnh lãn hình thức thể hiện của nó, qua cả phần hình ảnh và phần lời nói của
một tác phẩm. Với hình nảh dù bất kì thể loại nào: tin, phóng sự, tường thuật,
tài liệu, thậm chí cả thể loại hình ảnh bình luận thì yếu tố thông tin cũng là cái
có trước, nó mang tính trực tiếp và thể hiện ngay tầng nhận thứ nhất. Xét trên
một khía cạnh nào đó, nó được “bày ra” trước mắt độc giả thông qua các chi
tiết được mô tả trong hình ảnh và những lời bình luận. Đây là điểm mạnh
riêng biệt mà chỉ có hình ảnh mới có, và nếu hàm lượng thông tin ấy mang
đến cho người xem càng nhiều thông điệp, càng đáp ứng được nhiều câu hỏi
của độc giả thì hình ảnh đó càng có giá trị. Những thông tin trong hình ảnh và
chú thích được tác giả phản ánh một cách trung thực khách quan, bản chất thể
hiện đúng thao tác đặc trưng, thời điểm điển hình của đối tượng, sự việc, hiện
thực.
Vì thông tin là tính thứ nhất, cái có trước nên hình nảh không có thông

tin không phải là hình ảnh đúng nghĩa. Nhưng nếu chỉ là thuần túy thông tin
thôi thì chưa đủ, mà vấn đề đặt ra đằng sau hình ảnh đó là vấn đề chúng ta
phải quan tâm. Đó chính là thông tin mang tính định hướng – thông tin mang
tính lập luận. Yếu tố nghị luận chính là “ tầng nhận thức thứ hai” những thông
tin mang tính triết luận. Đó là yếu tố lí tính, nó phản ánh “tư duy chiều sâu”
của người cầm máy và tác phẩm.Đây là yếu tố mang màu sắc duy lý.Nó chính
là kết quả của quan điểm tư tưởng, là lập trường, thái độ của người phóng
viên trước các sự kiện, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội. Hình ảnh là
hiện thực cuộc sống được miêu tả thông qua một lát cắc, nhưng cái quyết định
cho một lát cắt đó có ý nghĩa không phải là chiếc máy mà là lý trí, tình cảm,
sự lay động tâm hồn của con người trước hiện thực được phản ánh. Yếu tố
nghị luận không phải chỉ biểu hiện thông qua ngôn ngữ viết, lời bình trong tác
phẩm, mà thông qua cách thức thể hineje hình anahr, cấu trúc của nội dung
thông tin, lựa chọn hình ảnh và việc sử dụng các yếu tố hình họa khác như :
ánh sáng, màu sắc, đường nét, sự tương phản… Như vậy, yếu tố nghị luận
một mặt mang đến cho người cem sự nhận định, thái độ của họ về sự kiện,
hiện tượng bao hàm trong hình ảnh. Mặt khác, nó giúp người xem nhận biết
được thế giới quan, nhân sinh quan của người làm truyền hình.

14


Trong một tác phẩm truyền hình thì yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận
luôn thống nhất biện chứng không tác rời.Nếu thiếu vắng yếu tố thông tin như
đã nói ở trên thì hình ảnh sẽ không còn nguyên giá trị của nó nữa.Nhưng nếu
xem thường yếu tố nghị luận – yếu tố mang đến cho người xem những giá trị
tiềm ẩn và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm – hình ảnh chỉ còn là lát cắt tầm
thường và nó vô cùng tẻ nhạt, sớm bị lãng quên. Ngược lại, nếu quá nhấn
mạnh hoặc chỉ chú trọng yếu tố nghị luận, không xem xét đến hàm lượng
thông tin cần thiết, bức ảnh mang nặng tính áp đặt, dàn dựng theo ý tưởng

riêng chắc chắn nó sẽ mất đi độ tin cậy, tính thuyết phục, không phản ánh
đúng hơi thở của cuộc sống.
Yếu tố thông tin, mục đích trước nhất là trang bị cho độc giả một khối
lượng thông tin, tri thức, sự nhận biết nhất định về đối tượng, sự kiện. Còn
yếu tố nghị luận chính là thông qua sự nhận thức lý tính để định hướng tư
tưởng, định hướng cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động đối với bạn đọc,
hoặc làm chuyển đổi nhận thức cũ thành nhận thức mới đầy đủ hơn, đúng đắn
hơn về vấn đề mà mình đang phản ánh.
Tóm lại, có thể khẳng định: Thực chất hình ảnh trong tác phẩm truyền
hình không là cái gì khác ngòa sự phản ánh xác thực, ghi lại những cảnh tiêu
biều của hiện thực cuộc sống, với độ chính xác cao về mọi phương diện, nó
cung cấp cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tư tưởng, một sự
nhận định về sự kiện, vấn đề đang xảy ra cần được thông báo


Hình ảnh có sự tác động tương hỗ giữa ngôn ngữ hình ảnh và phát thanh.
Với báo in, để thông tin về một con người, sự kiện, hiện tượng, người
viết thường phải mô tả lại toàn bộ những gì cần thông báo thông qua các chi
tiết được cấu trúc trong bài viết. Như vậy, dù bài báo viết có ngắn đến đâu, cô
đọng và hấp dẫn đến đâu, độc giả với những trình độ nhận thức khác nhau rất
có thể hình dung ra những sự việc khác nhau.Điều này thật dễ hiểu hởi ngôn
ngữ văn tự - ngôn ngữ viết bản thân nó vẫn mang tính trừu tượng, buộc độc
giả phải vừa đọc vừa liên tưởng để kết nối các mối liên hệ mà hiện thực của
bài báo phản ánh.Với truyền hình thì hoàn toàn khác.Ngôn ngữ trong tác
phẩm là ngôn ngữ hình ảnh.Đã là ngôn ngữ hình ảnh thì người xem tin tưởng
15


ở hình ảnh của tác phẩm. Sự tiếp nhận nội dung thông tin qua tác phẩm chủ
yếu ở phần hình ảnh. Do vậy, phần hình ảnh ở đây phải phản ánh được thực

trạng của hiện thực, các mối liên hệ của đối tượng, sự kiện thông qua những
lát cắt tiêu biểu, chân thực sinh động, diễn ra trong khoảng thời gian, không
gian xác định. Nhờ vào những hình ảnh đó mà người xem dù không trực tiếp
chứng kiến sự kiện, hiện tượng, nhưng vẫn dễ dàng nhận biết được đối tượng
đang làm gì và làm như thế nào, đúng với nội dung mà hình ảnh thông báo
trong tác phẩm. Tuy nhiên, xét về mặt cấu trúc thông tin, mỗi tác phẩm dù là
hình ảnh được quay trong một thời gian ngắn hay dài, thông thường bao gồm
hai thành phần, đó là phần hình ảnh và phần phát thanh để làm rõ hơn cho
phần hình ảnh. Hình ảnh làm nhiệm vụ cung cấp thông tin chính, thông tin cơ
bản còn phát thanh làm nhiệm vụ gọi tên con người, sự kiện, sự việc tránh
hiểu nhầm. Mặt khác, nó bổ sung những thông tin mà hình ảnh không thể nào
truyền đạt được. Lời phát thanh còn có nhiệm vụ giải thích, bình luận xây
dựng mối liên hệ giữa hình ảnh và phát thanh cho chặc chẽ, giúp người xem
hiểu một cách đúng nhất về hình ảnh.
“Hình ảnh sáng tạo” với chức năng cơ bản là thẩm mỹ, nên để đạt được
mục đích “ người đạo diễn” có thể dàn dựng, bài trí bằng những thủ pháp
riêng. Họ không nhất thiết phải giải thích tính đa nghĩa của hình ảnh bằng
ngôn ngữ văn tự hay ngôn ngữ phát thanh, điều này hoàn toàn phù thuộc vào
khả năng cảm nhận cái đẹp của độc giả. Nhưng với ảnh truyền hình thì ngược
lại, nếu hình ảnh đưa lên mà không đúng thì không tạo được niềm tin cho
người xem.Như vậy có thể nói, với đặc trưng vốn có, hình ảnh truyền hình
bao giờ cũng có tác động trực tiếp qua con mắt người xem. Hình ảnh là một
loại thông tin đặc biệt, sinh động, dễ hiểu và gây ấn tượng mạnh đối với độc
giả bởi “trăm nghe không bằng một thây”. Chính đặc điểm này là một trong
những yếu tố làm tăng giá trị và mức độ tác động của hình ảnh đối với công
chúng. Và vì thế, nó làm quá trình thu thập thông tin của công chúng đạt hiệu
quả cao hơn, có niềm tin hơn.


Hình ảnh phản ánh con người, sự kiện, sự việc, hiện tượng trong trạng

thái động.

16


Hành động là trung tâm phương pháp luận của hình ảnh.Nếu tĩnh sẽ
làm thiếu đầy đủ yếu tố thông tin.Nhưng làm thế nào để hình ảnh quay được
một cách chân thực, sống động nhất, mang lại giá trị biểu cảm nhất.Điều này
lại hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn, cách thể hiện của người cầm máy. Bởi
thông thường, trước khi bấm máy quay thì người cầm máy cần phải động não,
tư duy đến cao độ trước hàng trăm, hàng nghìn cảnh để nối lại với nhau mà
những hình ảnh đó cứ lần lượt xuất hiện. Thế nhưng, giá trị đích thực của vấn
đề mà người cần máy quan tâm đôi khi lại chỉ diễn ra trong khoảnh khắc nhất
định, khoảnh khắc mà bộ lộ cái thầm của đối tượng, sự kiện, hiện tượng. Nếu
không quay đúng lúc, đúng chỗ, thì sản phẩm thu được sẽ chỉ là những bức
ảnh vô hồn, gượng ép và nhạt nhẽo. Như vậy, hình ảnh chính là một tài liệu
sống về hiện thực.Nó tác động rất mạnh mẽ và sâu sắc đến nhận thức lý trí và
tình cảm của người xem.
Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều tác phẩm mà hình ảnh được ghi lại
trong một thời gian ngắn nhưng lại mang giá trị lớn.Nói đến hình nảh sống
động cũng chính là nói cái chuyển động thực của cuộc sống, thành hình ảnh
mang giá trị cao trên tác phẩm.Thông qua những hình ảnh đó đã giúp người
xem nhận thức được những hoạt động kế tiếp nhau, liên tục của sự kiện, hiện
tượng.Đây cũng chính là khoảnh khắc thẩm mỹ khác hẳn hàng ngàn, hàng vạn
những giây phút ngẫu nhiên khác của đối tượng, hiện thực.
Những hình ảnh mà tác phẩm đem lại cho người xem đòi hỏi phải có
tính chân thực cao. Vì bất kỳ lý do gì mà người cầm máy can thiệp vào hình
ảnh thì sẽ không còn nguyên giá trị nữa, nó sẽ làm mất lòng tin của công
chúng vào hình ảnh, vì thế thông tin sẽ kém thuyết phục. Vì vậy, để diễn tả
được những diễn biến của thực tiễn cuộc sống thông qua những cảnh quay đòi

hỏi người cầm máy phải kết hợp rất linh hoạt các yếu tố hình họa trong tự
nhiên như ánh sáng, màu sắc, đường nét, góc độ, bố cục…. nó còn đòi hỏi cao
hơn người cầm máy năng lực tư duy để tìm ra đâu là khía cạnh bản chất, đâu
là thao tác cầm máy và đâu là giây phút bấm máy quay tốt nhất.


Hình ảnh mang tính chất tài liệu xác thực.

17


Với đặc trưng ghi thực, trực tiếp và tạo hình ảnh tốt nhất trong cuộc
sống.Hình ảnh trong truyền hình có độ tin cậy cao và có sức thuyết phục đối
với độc giả.Nếu như nhìn nhận một cách thật nghiêm túc, thì bản thân các
phương tiện kỹ thuật tối tân đến mấy cũng không thể thay thế được việc xác
định các thao tác đặc trưng thời điểm ghi hình nhằm thể hiện rõ nhất ý nghĩa
của sự kiện. Xét trên mọi phương diện, tính tài liệu của hình ảnh báo chí phụ
thuộc rất lớn vào con mắt chính trị, ý thức giai cấp và kĩ năng thể hiện của
người làm truyền hình. Do có đặc điểm này mà một số thế lực thù địch lợi
dụng để bôi nhọ hoặc vu cáo các nhà chính trị hoặc thế lực đối lập. Một tác
phẩm truyền hình được đánh giá là một tài liệu, văn bản minh chứng của lịch
sử khi nó phản ánh đúng, trúng, phản ánh trung thực và chính xác hiện thực
khách quan trong quá trình vận động và phát triển của đối tượng, sự kiện và
ngược lại khi hình ảnh làm biến đổi hoặc xuyên tạc bản chất của hiện thực đó
thì tác hại của nó cũng rất lớn. Nó có thể gây hậu quả khôn lường.Tính chất
biên bản và tính ghi trực tiếp, tính tài liệu xác thực của hình ảnh mang được
nhiều nghành khoa học sử dụng, đồng thời coi đó là cơ sở, làm tài liệu chủ
yếu phục vụ công tác nghiên cứu.Tính tài liệu xác thực – đứng trên góc độ
của nội dung thông tin là một nguyên tắc tối thượng của truyền hình.Tuy
nhiên, để nâng cao giá trị tài liệu của hình ảnh. Cho nên người cầm máy phải

có quan niệm chính trị đúng, nghiệp vụ đúng, phải biết phát hiện vấn đề, đề
tài có ý nghĩ tin tức và ý nghĩa xã hội sâu sắc mà hơn thế cần phải xác định rõ
chủ đề tư tưởng, ý nghĩa của sự kiện, sự việc cần phản ánh. Hình ảnh mang
tính tài liệu xác thực chính là hạt nhân của sự kiện, hiện tượng. Thiếu vắng
hình ảnh thì truyền hình hay điện ảnh đều chẳng có nghĩa lí gì mà cũng chỉ
như phát thanh. Nhưng để có thể cảm hóa lòng người, làm rung động trái tim
độc giả, tính tài liệu cũng cần được xem xét trong mối quan hệ biện chứng và
thẩm mĩ. Tính tài liệu và tính hiện thức không tách rời hay đôi lập nhau mà
hòa quyện vào, bổ sung cho nhau.

4. HÌNH ẢNH TRONG PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH.
Hình ảnh có vai trò rất quan trọng trong truyền hình, truyền hình mà
thiếu hình ảnh thì truyền hình cũng chỉ đơn thuần như phát thanh.Hình ảnh
18


trong truyền hình làm cho người cảm nhận như mình đang sống giữa sự
chuyển động của cuộc sống. Tận mắt thấy rõ những hình ảnh sự việc , hiện
tượng xảy ra giúp người xem có cái nhìn chân thực nhất, giúp họ đưa ra
những nhận định hay phán xét, có những cảm nhận riêng.
Có những hình ảnh tuy ngắn ngủi diễn ra trong một khoảnh khắc ngắn
nhưng mang lại giá trị rất cao, ví dụ như hình ảnh trong phim truyện “Tây Du
Kí”, mặc dù những hình ảnh đó rất lâu rồi nhưng vẫn để lại cho người xem
hình ảnh đẹp về bộ phim, về nhân vật, về những cảnh quay, những thước
phim hay mà bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Hoặc những hình nảh con tài
Titanic bị chìm khiến cho rất nhiều người bị thiệt mạng gây xúc động cho bao
nhiêu khán giả theo dõi trên màn ảnh nhỏ. Đây chỉ là hai ví dụ nhỏ về hình
ảnh có tác dụng vô cùng lớn trong một tác phẩm điện ảnh, tác phẩm truyền
hình. Do vậy, trong truyền hình muốn có được những hình nảh hay, có chất
lượng thì đòi hỏi người cầm máy quay, người đạo diễn phải biết chọn thời

điểm, khung cảnh sao cho tốt nhất, đạt tính giá trị thẩm mĩ cao. Cách tạo dựng
hình ảnh khung hình mang lại cho người xem những nội dung thông tin,
những xúc cảm, gợi cho người xem những suy nghĩ, từ đó đưa ra những ý
kiến của mình, đưa ra những đánh giá khách quan.
III. SƠ LƯỢC VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.
1. GIỚI THIỆU CHUNG.
a)

Tổng quan về đơn vị.

Đài TT – TH Thanh Chương ra đời năm 1964, thuộc thế hệ đầu tiên
của các đài truyền thanh cấp huyện với cơ sở vật chất ban đầu gồm có một
máy tăng âm 150W, khoảng 10km đường dây, 8 loa 25W chỉ phục vụ cho khu
vực trung tâm huyện lị và một số xã lân cận. Cán bộ kỹ thuật chỉ có 3 – 4
người vận hành máy tăng âm, máy nổ và sửa chữa đường dây.
Sau năm 1975, Đài được chuyển từ nơi sơ tán về địa điểm mới, cũng
chính là trụ sở của cơ quan hiện nay.Thời kỳ này được đánh dấu bằng sự kiện
đài đã khẳng định được vai trò của mình bằng việc truyền đi một cách kịp thời
ý kiến chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền trong trận lụt lịch sử năm
1978. Cùng với sự phát triển của truyền thanh, cuối năm 1993, được sự quan
19


tâm của huyện ủy, UBND huyện Thanh Chương và Đài PT – TH Nghệ An,
Đài đã được lắp đặt thêm thiết bị tiếp phát lại truyền hình, đồng thời được
phép sản xuất chương trình thời sự địa phương. Đến tháng 10/1994, thực hiện
chủ trương của tỉnh, cùng với các đài huyện khác, Đài PT – TH Thanh
Chương được chuyển về Đài PT – TH Tỉnh để quản lý thống nhất toàn
nghành.
Sau gần 50 năm hoạt động truyền thanh và 20 năm truyền hình, Đài

Thanh Chương đã từng bước được nâng cấp, đổi mới theo hướng hiện đại.
Hiện tại, Đài có 15 CBCC, trong đó cơ hơn 80 % có trình độ đại học và đang
học đại học. Cơ sở kỹ thuật gồm có 2 máy phát hình công suất 500W, 1 máy
phát thanh 150W. Hệ thống sản xuất chương trình kỹ thuật số mỗi tuần thực
hiện 3 chương trình thời sự địa phương, và gửi nhiều tin bài tham gia phát
sóng ở đài tỉnh, tham gia đầy đủ và đạt kết quả cao tại các liên hoan phát
thanh – truyền hình do Đài tỉnh tổ chức. Qua các kỳ liên hoan, Đài đã đạt
được 3 giải vàng, 6 giải bạc, 1 giải đặc biệt và nhiều giải thưởng khác. Từ chỗ
chỉ có 5-7 đài truyền thanh cơ sở hoạt động cầm chừng vào cuối thế kỷ 20,
đến nay đã có 40/40 xã có đài truyền thanh hoạt động tốt.
Đài PT – TH Thanh Chương luôn luôn đổi mới, nâng cao trình độ cũng
như chất lượng các chương trình thời sự, nhằm thu hút ngày một đông đảo số
lượng khán giả xem truyền hình. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện
nay, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, đội ngũ làm báo phát thanh được
sử dụng máy ghi âm kỹ thuật số và ngày càng thực hiện tốt chức năng của
mình. Đài PT – TH Thanh Chương hiện nay được tăng cường đội ngũ phóng
viên trẻ, có trình độ đại học chính quy, có năng khiếu và say mê với nghề
nghiệp đã làm nên những chương trình thời sự phát thanh hấp dẫn, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của công chúng nghe đài. Những chương trình thời sự
được đổi mới về chất lượng và đa dạng với nhiều loại hình. Bên cạnh đó,
những chuyên mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
chuyên mục “Nhịp cầu nhà nông”, chuyên mục “Trả lời bạn nghe đài” cũng là
những điểm nhấn quan trọng trong công tác tuyên truyền của Đài.

20


Để từng bước đáp ứng được yêu cần nhiệm vụ trong giai đoạng cách
mạng mới, Đài luôn xác định nội dung tuyên truyền là vấn đề cốt yếu trong
hoạt động. muốn thực hiện tốt điều này, phải bám sát định hướng của Ban

tuyên giáo Tỉnh ủy, Huyện ủy, các nhiệm vụ chính trị trong tường thời điểm
của địa phương, đồng thời phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng của các tầng
lớp nhân dân. Tiến hành tốt việc tôn vinh cổ vũ gương “ Người tốt việc tốt”
và điển hình nhân tố mới, tích cực tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch
sử, cách mạng và truyền thống văn hóa của quê hương, đất nước, góp phần
cùng các nghành, các cấp trong cuộc đấu tranh chống tiên cực, tham nhũng và
các tệ nạn xã hội.
Trên mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, Đài TT- TH
Thanh Chương sẽ tiếp tục vươn lên nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền,
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CNH – HĐH của quê hương, đất nước.
b)

Chức năng – Nhiệm vụ.
Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân địa phương cũng như
nhiệm vụ mà tỉnh đề ra, Đài TT- TH Thanh Chương đang từng bước đổi mới,
nâng cao và hoàn thiện về mọi mặt. Hiện nay, Đài đang hướng đến sự ổn định
trong tổ chức, nâng cao trong trình độ văn hóa, gắn kết tinh thần giữa cán bộ
nhân viên trong cơ quan. Đài TT – TH Thanh Chương có những chức năng và
nhiệm vụ sau:
Tuyên truyền, vận động nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
Nêu cao gương người tốt việc tốt trong toàn huyện.
Đưa tin nhanh chóng, kịp thời về những sự kiện, sự việc, hiện tượng đang xảy
ra.
Đưa tin quảng cáo của các công ty, tổ chức, tin buồn, lời cảm ơn của
nhân dân.

21



Phối hợp với Đài TT – TH tỉnh
Nghệ An trong việc gửi những tin
bài tiêu biểu để phát sóng.
Tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi,
khuyến khích nhân dân tham gia
vào hoạt động góp ý để Đài ngày
một hoàn thiện hơn.
c)

Cơ cấu tổ chức.

Hiện nay, Đài TT – TH Thanh Chương có 15 cán bộ nhân viên. Trong đó:
Giám đốc cơ quan: Nhà báo Trần Đình Hà – Chủ tịch hội Văn thơ tỉnh
Nghệ An.
Thẻ nhà báo và thẻ hội viên của nhà báo Trần Đình Hà.

Phó giám đốc: Nhà báo Thái Trường Thọ.
4 cán bộ kĩ thuật.
1 cán bộ dựng âm thanh và hình ảnh.
1 văn thư.
1 phát thanh viên dẫn chương trình.
3 phóng viên quay phim.
3 phóng viên tác nghiệp viết tin, viết bài thường xuyên tại địa phương.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức được thể hiện như sau:
Đài TT – TH Thanh Chương.
Giám đốc: Nhà báo Trần Đình Hà.
Phó giám đốc: Nhà báo Thái Trường Thọ

Bộ phận âm thanh – hình ảnh:
Bộ phân quay phim: Phóng viên. Phát thanh viên

Bộ phận kĩ thuật:

Văn thư.

THỰC

22


2. TRẠNG PSTH TẠI ĐÀI TT – TH THANH CHƯƠNG.
Đài TT – TH Thanh Chương là một trong những đơn vị đi đầu trong
phong trào đổi mới cơ cấu tổ chức, quy mô cũng như tần suất phát sóng
chương trình truyền hình địa phương của tỉnh Nghệ An. Là cơ quan đóng góp
vai trò quan trọng trong việc gửi tin , bài, phóng sự tham gia các liên hoan
truyền hình tỉnh và đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Với nhiều chuyên mục, nhiều chương trình mang tính chất thời sự như
phóng sự truyền hình, phóng sự phản ánh, nhiều chương trình giải trí như
chương trình văn nghệ, giao hữu thể thao, Đài TT – TH Thanh Chương còn
có nhiều thể loại chương trình hỗ trợ người dân trong quá trình sản xuất như:
đưa tin, thông báo tình hình dịch bệnh, sâu bệnh hại lúa, cây trồng, giới thiệu
những sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu có lợi và tăng năng suất cây trồng,
giúp đỡ bà con nông dân cải thiện hướng canh tác sao cho phù hợp với tình
hình thời tiết cũng như khả năng sinh trưởng của hạt giống. Bên cạnh đó, nêu
gương người tốt, việc tốt, tinh thần gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng địa
phương cũng được phản ánh và tuyên dương.
Với tần suất phát sóng là 3 lần trong một tuần, vào lúc 20 giờ các ngày
thứ 2, thứ 4 và thứ 6, Đài TT – TH Thanh Chương đáp ứng đầy đủ, kịp thời
nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân trong toàn huyện. Bà con nông dân háo
hức, chờ đợi khung giờ phát sóng của Đài để tiếp cận thông tin về đời sống xã
hội ở địa phương, những thông báo cũng như quyết định từ cấp trên đưa

xuống.
Lịch làm việc dày đặc, đội ngũ cán bộ phóng viên và biên tập viên
nhiệt huyết, đam mê với nghề, cán bộ kĩ thuật tỉ mỉ, dạn dày kinh nghiệm
chuyên môn đã mang lại cho Đài những thay đổi đáng kể, góp phần hoàn
thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy cơ quan, đưa Đài TT – TH Thanh Chương trở
thành một trong những cơ quan truyền thanh – truyền hình có tiếng nói trong
toàn tỉnh, được tỉnh tặng nhiều bằng khen.
3. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PSTH TẠI ĐÀI TT – TH THANH
CHƯƠNG.
Trong thời gian thực tập ở Đài TT – TH Thanh Chương, tôi đã có cơ
hội tiếp xúc với các anh chị trong cùng cơ quan thông qua những chuyến đi
23


quay phóng sự truyền hình thực tế.Mỗi một chương trình là một lần cho tôi
trải nghiệm, học hỏi kiến thức cũng như kĩ năng tác nghiệp, giúp tôi hiểu rõ
hơn về công việc của mình và hoàn thiện bản thân mình hơn.
Phóng sự truyền hình có nhiều thể loại, tiêu biểu và phổ biến nhất là
phóng sự thời sự, phóng sự chân dung, phóng sự tài liệu và phóng sự điều
tra.Mỗi thể loại phóng sự đều có những thế mạnh và hạn chế riêng, tuy nhiên
nó đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các chương trình phát sóng.
Hiện tại, trong các chương trình thời sự tại Đài TT – TH Thanh Chương, thời
lượng phóng sự được phát sóng chiếm khoảng 80% , với tần suất phát sóng là
3 lần/tuần, thời gian phát sóng mỗi lần là 20 – 30 phút (tùy theo thời gian của
từng phóng sự nhỏ hợp lại).
Bình thường, một phóng sự ngắn có dung lượng khoảng từ 1’30”, cũng
có những phóng sự dài hơn 7’, thậm chí có phóng sự lên đến 10’. Tin càng
quan trọng thì dung lượng phát sóng của tin đó trên truyền hình càng nhiều,
số lượng khán giả quan tâm cũng nhiều nên đòi hỏi chất lượng âm thanh và
hình ảnh phải thật sự chuẩn xác.

Thời gian thực tập hơn 2 tháng, tôi đã có cơ hội tham gia quay phóng
sự truyền hình, viết tin, bài cho phóng sự.Tôi xin trình bày một số phóng sự
truyền hình mình đã tham gia thực
hiện. Cụ thể quá trình thực hiện
phóng sự như sau:
a) Phóng sự truyền hình số 1:
Lễ hội Đền Bạch Mã (thuộc
xã Võ Liệt, huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An).
 Bước 1: Tỉm hiểu sự kiện sau
khi được Ban biên tập phân
công ( Qúa trình này được
thực hiện ngay sau khi nhận
được thông tin ban đầu về sự kiện).
Sau khi được phân công tham gia hỗ trợ quay phóng sự và tác nghiệp
đưa tin, bài về lễ hội Đền Bạch Mã (Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An) cùng với phóng viên Nguyễn Hữu Thịnh (là một trong 4 phóng
24


viên có tay nghề và kinh nghiệm cao trong quá trình tác nghiệp), tôi đã bước
đầu xác định được nội dung cụ thể, tìm hiểu về:
Đền Bạch Mã – Võ Liệt – Thanh Chương.












Những người tham gia sự kiện lễ hội đền Bạch Mã: Đây là những người có
liên quan đến sự kiện như các cấp lãnh đạo, các ban nghành liên quan cùng
với toàn thể nhân dân địa phương và du khách thập phương có nhu cầu tham
gia lễ hội (có file mềm danh sách những người tham gia lễ hội do xã Võ Liệt
cung cấp).
Địa điểm tổ chức lễ hội: Lễ hội đề Bạch Mã được tổ chức tại đền Bạch Mã,
Võ Liệt, Thanh Chương.
Thời gian: Lễ hội diễn ra trong 3 ngày (từ 8/3 đến 10/3 dương lịch).
Các thông tin, tài liệu liên quan đến lễ hội Đền Bạch Mã.
Bước 2: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị tác nghiệp.
Ê kíp: Là những người trực tiếp hay gián tiếp tham gia và quy trình sản xuất
phóng sự truyền hình. Trong trường hợp này, ê kíp thực hiện phóng sự lễ hội
đền Bạch Mã bao gồm: Phóng viên biên tập - Nhà báo Trần Đình Hà, phóng
viên quay phim 1 Nguyễn Hữu Thịnh, phóng viên quay phim 2 Nguyễn
Thành Trung, phát thanh viên Nguyễn Thu Hường và sinh viên thực tập Bùi
Thị Đào.
Hoạt động tại hiện trường lễ hội đền Bạch Mã chủ yếu là phóng
viên biên tập và phóng viên quay phim. Công việc cụ thể của tôi trong
chương trình lần này là
Làm đề cương sơ lược cho phóng sự ( kế hoạch thực hiện phóng sự): Thời
gian, phương thức thực hiện, địa điểm, nội dung phóng sự dự kiến, các phân
cảnh và góc quay…
Ghi chính xác số điện thoại, địa chỉ của những nơi cần đến, những người cần
gặp vào sổ tay.
Số điện thoại của những người có chức năng, thẩm quyền và những người
liên quan đến lễ hội.

Chuẩn bị các tài liệu quan trọng, ghi chép tỉ mỉ vào sổ tay.
Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn (dự kiến).
Bước 3: Quan sát hiện trường.
Ngay sau khi chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, nội dung và
các giấy tờ liên quan tới lễ hội Đền Bạch Mã. Tôi đã cùng với phóng viên
25


×