____________ _ _ _ =
m
TRƯƠNG ĐẠI HỌC CẢN THƠ
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DÃN
KHOA LUẬT
is.B3.ei
LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP
NIÊN KHÓA (2005-2009) *
Dề tài
VAI TRÒ CỦA THẲM PHẤN TRONG HOẠT
ĐỘNG XÉT XỬ Sơ THẨM CẤC vụ ÁN HÌNH sự
Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Chí Hiếu
Sinh viên thực hiện
Phùng Văn Khánh
Mssv: 5054783
Lóp: Thương mại 2- k31
Cần Thơ, tháng
4/2009
Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
ìs^EQLeỉ’
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1 -Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ....................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài.............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
5.
Kết cấu của đề tài.........................................................................................3
CHƯƠNGI
LÝ LUẬN CHUNG VÈ THẨM PHÁN........................................................4
I. Lý luận chung về Thẩm phán ở Việt Nam................................................4
1.1........................................................................................................................K
hái niệm Thẩm phán......................................................................................4
1.2........................................................................................................................ Lị
ch sử hình thành và phát triển đội ngũ Thấm phán ở Viêt Nam....................5
1.3........................................................................................................................ Đ
iều kiện để trở thành Thẩm phán ở Việt Nam...............................................9
1.3.1. Tiêu chuẩn của một Thẩm phán...........................................................10
1.3.2. Điều kiện để được bổ nhiệm làm Thẩm phán......................................11
1.3.3. Miễn nhiệm, cách chức chức danh Thẩm phán...................................11
1.4........................................................................................................................ N
hững đóng góp của các Thẩm phán cho ngành Tòa án Việt Nam.................12
II. Tìm hiểu về Thẩm phán ở một số nước trên thế giói.............................14
2.1........................................................................................................................ T
hẩm phán ở Hàn Quốc...................................................................................14
2.2........................................................................................................................Th
ẩm phán ở Malaysia......................................................................................14
2.3........................................................................................................................Th
ẩm phán Liêng Bang Nga..............................................................................15
2.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự.........................................................................................21
2.2.2.Trách nhiệm của Thẩm phán ừong công tác xét xử sơ thẩm các vụ
án
hình sự.........................................................................................................22
2.3.
Những trường họp Thẩm phán phải từ chối xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự 24
2.4................................................................................................................. Va
i trò của Thầm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự......26
2.4.2. Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự
sơ thẩm.......................................................................................................29
2.5.
Vai trò của Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong
hoạt
động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.......................................................34
2.5.1. Thẩm phán xét xử độc lập với Hội thẩm nhân dân.................................36
2.5.2. Thẩm phán xét xử độc lập với Kiểm sát viên.........................................38
2.5.3. Thẩm phán xét xử độc lập với Luật sư...................................................39
2.6.
Vai trò của Thẩm phán ừong việc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa
trong
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự......................................................................41
2.7......................Vai trò của Thẩm phán trong việc xác định sự thật của vụ án
.................................................................................................................41
2.8.................................................................................................................Vai
trò của Thẩm phán trong nghị án và tuyên án sơ thẩm vụ án hình sự....42
2.8.1.
Vai trò
của Thẩm
phán
trong
án CỦA
sơ thẩm
vụ ánPHÁN
hình sự.................42
SỐ GIẢI
PHÁP
NÂNG
CAO
VAInghị
TRÒ
THẨM
TRONG
XÉT XỬ Sơ THẨM HÌNH sự.......................................................................47
I.Thực tiễn về vai trò của Thẩm phán trong công tác xét xử Stf thẩm các
vụ
án hình sự......................................................................................................47
3.1.
Những ưu điểm về vai trò của Thẩm phán trong quá trình xét xử Sơ
thẩm các
vụ án Hình sự..............................................................................................47
3.1.1. Vai trò của Thẩm phán ừong hoạt động áp dụng pháp luật và giải thích
pháp luật trong quá trình xét xử.................................................................47
3.1.2. Thẩm phán và vai trò giáo dục pháp luật cho người dân thông qua hoạt
3.3.
Những hạn chế về vai trò của Thẩm phán trong quá trình xét xử sơ
thẩm vụ
án hình sự....................................................................................................51
3.4.......................................................................................................................Nh
ững thách thức của Thẩm phán trước tình hình hiện nay.............................56
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Thẩm phán trong xét xử
Stf
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
PHÀN MỞ ĐÀU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nói đến Tòa án là phải nhắc tới Thẩm phán. Thẩm phán có một vai trò đặc
biệt quan trọng trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự. Thẩm phán là người
được biết đến như một biểu tượng của họat động xét xử, là người trực tiếp đưa ra
những phán quyết cuối cùng vụ án có nhanh chóng được làm sáng tỏ đi đến kết
luận cuối cùng thì vai trò của Thẩm phán là rất quan trọng. Thông qua việc xét
xử các vụ án hình sự vai trò quan trọng của Thẩm phán ngày càng thể hiện rõ nét,
không chỉ xét xử đúng người, đứng tội mà Thẩm phán còn có một vai trò đặc biệt
quan trọng khác nũa là vai trò giáo dục ý thức pháp luật của người dân thông qua
những phiên tòa xét xử lưu động. Hiện nay, trong các phiên tòa xét xử vụ án hình
sự vai trò xét xử của các Thẩm phán đang rất được dư luận quan tâm. Trong bối
cảnh đất nước ta đang tiến hành cải cách tư pháp, xây dựng pháp chế xã hội chủ
nghĩa, các vụ án hình sự ngày càng gia tăng theo chiều hướng phức tạp với nhiều
thành phàn, tội phạm gây án ngày một tinh vi, thủ đoạn hom trước, thời gian gần
đây còn xuất hiện tội phạm hình sự là người nước ngoài thì vai trò, trách nhiệm
của Thẩm phán ngày một cao nhưng trên thực tế hiện nay vai trò của Thẩm phán
trong phiên tòa sơ thẩm chưa được phát huy đúng mức để xảy ra oan sai, xét xử
không đúng người, đúng tội bỏ lọt tội phạm, tình trạng án hủy, án bị sửa và phải
xét xử lên cấp phúc thẩm vẫn còn bên cạnh đó năng lực chuyên môn của Thẩm
phán còn chưa cao, tình trạng chạy án, nhận hối lộ có thể do lương không đủ
sống hay những vấn đề phát sinh khác trong cuộc sống của Thẩm phán... Phải
làm thế nào để hoàn thiện được vai trò và tầm quan trọng theo đúng nghĩa của
một Thẩm phán trong hoạt động xét xử nói chung và hoạt động xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự nói riêng đang là yêu cầu trong quá trình cải cách tư pháp ở
nước ta. Chính vì lý do đó em đã chọn đề tài “Vai trò của Thẩm phán trong họat
động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu về vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự để từ đó thấy được các Thẩm phán có tầm quan trọng như thế
nào trong họat động xét xử, qua những vai trò quan trọng đó để có được một cái
nhìn sâu sắc hơn thực tế hơn thực trạng nền tư pháp của nước nhà, thấy được mặt
tích cực những đóng góp của Thẩm phán ừong công tác xét xử nói riêng và cho
1
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
SVTH: Phùng Văn Khánh
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
được ở trường và qua thực tế theo dõi công tác xét xử sơ thẩm tại một số Tòa
hình sự tại một số địa phương, em hy vọng sẽ đóng góp được một vài ý kiến về
vai hò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự hiện nay. Mục đích chính
là nhằm nâng cao hơn nữa vai ừò xét xử độc lập của Thẩm phán, sự tôn trọng ý
thức khi tham gia phiên tòa của người dân, ý kiến việc bảo vệ tính mạng và sức
khỏe của Thẩm phán một vấn đề đang rất đáng quan tâm hiện nay. Một mặt nâng
cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của Thẩm phán tránh để xảy ra tình trạng oan
sai khi xét xử, hoặc tránh để xảy ra tình hạng khi xét xử bản án sơ thẩm xong bị
cáo tiếp tục kháng án lên các cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm làm tốn
nhiều thời gian, lãng phí tiền bạc... Mặt khác, các Tòa án cần quan tâm, nghiêm
túc kiếm điểm, rút kinh nghiệm trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho các
Thẩm phán, phân tích nguyên nhân dẫn đến sai phạm của Thẩm phán qua đó rút
ra bài học kinh nghiệm cho toàn ngành về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
đối với cán bộ công chức ngành Tòa án.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu về vai trò của Thẩm phán trong xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự, từ giai đoạn chuẩn bị xét xử, bắt đầu phiên tòa đến khi kết thúc
phiên tòa cũng như những bất cập ừong quá trình xét xử hiện nay, năng lực điều
hành phiên tòa hình sự của Thẩm phán, vai trò độc lập trong khi xét xử của Thẩm
phán với những người tiến hành tố tụng và một số sai phạm trong quá trình xét
xử của Thẩm phán để từ đó đề ra hướng khắc phục. Do thời gian nghiên cứu có
hạn đến đầu tháng 4/2009 phải hoàn thành đề tài nên luận văn chỉ sử dụng những
số liệu đến hết năm 2008 tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu sẽ cố gắng cập
nhật những số liệu mới nhằm làm cho đề tài ngày càng phong phú, sâu sắc hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích luật viết, từ các quy định của luật
hiện hành, người viết đi phân tích một số quy định của pháp luật để làm một số
vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu đè tài. Phương pháp thống kê số liệu các vụ
án, các Thẩm phán thông qua các báo cáo hàng năm của ngành Tòa án góp phần
dẫn chứng cụ thể những vấn đề mà người viết muốn đề cập. Đề tài cũng sử dụng
phương pháp quan sát thực tế, theo dõi diễn biến những vụ án xét xử diễn ra tại
phiên tòa sơ thẩm và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để từ đó thấy
được vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.
Qua đó cho người viết rút ra kết luận thực tế Thẩm phán xét xử có công bằng,
độc lập và tuân theo pháp luật hay không, thấy được trình độ năng lực của Thẩm
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
2
SVTH: Phùng Văn Khánh
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có ba chương:
Chương I: Lý luận chung về Thẩm phán.
Chương II: Quy định của pháp luật về vai trò của Thẩm phán trong hoạt
động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.
Chương III: Thực tiễn về vai trò xét xử của Thẩm phán và một số giải pháp
nhằm nâng cao vai trò của Thẩm phán trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
hiện nay.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
3
SVTH: Phùng Văn Khánh
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
CHƯƠNGI
LÝ LUẬN CHUNG VÈ THẢM PHÁN
I. Lý luận chung về Thẩm phán ở Việt Nam
1.1. Khái niệm Thẩm phán
Như chúng ta đã biết, bất kì nhà nước nào muốn tồn tại, thì một trong những
công việc phải làm là quản lý được xã hội. Mỗi nhà nước phải thiết lập nên cho
mình một hệ thống pháp luật làm chuẩn mực cho tất cả công dân của mình. Và để
cho pháp luật được thực thi ừong cuộc sống, cần phải có những người làm công
tác trị an (Công an, Cảnh sát) và những người làm nghề luật trong đó có Thẩm
phán. Trải qua nhiều thời kỳ từ phong kiến đến ngày nay bao giờ vai trò của
người cầm cán cân công lý cũng rất quan trọng, một Thẩm phán anh minh, liêm
khiết, chính trực sẽ tạo nên sự tin tưởng của nhân dân vào cơ quan công quyền
của nhà nước.
Theo khái niệm Thẩm phán trong từ điển Tiếng Việt thì Thẩm phán là
người chuyên làm công tác xét xử các vụ án.
Theo Điều 1 Pháp Lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 định
nghĩa “Thẩm phán là người được hổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm
công tác xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thấm quyền
của Toàán”.
Thẩm phán là những người làm việc tại Toà án, được quyền nhân danh Nhà
nước để xét xử các vụ án. Công việc của Thẩm phán là một nghề đặc trưng. Đây
là một vị trí rất cao trong ngành Luật, đòi hỏi bạn phải có tài năng thực sự và
kinh nghiệm lâu năm. Quy chế Thẩm phán ở các nước trên thế giới hoàn toàn
không giống nhau tùy thuộc vào lịch sử phát triển của đất nước cũng như kinh tế,
chế độ chính trị khác nhau mà chế định Thẩm phán ở mỗi nước cũng quy định
khác nhau nhưng nhìn chung pháp luật các nước đều thừa nhận vai trò và ý nghĩa
quan trọng của việc phải xây dựng hệ thống tư pháp hoạt động hiệu quả và gọn
nhẹ và nghề Thẩm phán là một ừong những nghề rất được xã hội trọng vọng và
pháp luật dành cho nhiều ưu đãi. Một bộ phận cốt lõi của hệ thống tư pháp
của một quốc gia là cơ quan xét xử. Các cơ quan xét xử chỉ có thể hoạt
động hiệu quả khi có độ ngũ Thẩm phán giỏi, có năng lực, chuyên nghiệp,
chí công, vô tư.
Thẩm phán là người thực hiện chức năng xét xử các vụ án vì vậy những
GVHD: Nguyễn Chi Hiếu
4
SVTH: Phùng Văn Khánh
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
quyết là khâu quan trọng, là biểu hiện sự cô đọng của thực tế áp dụng pháp luật,
có những phán quyết của các vị Thẩm phán hoàn toàn phù họp với pháp luật, phù
họp với đạo đức, cuộc sống nhưng cũng có những phán quyết, những bản án,
quyết định tuy về mặt hình thức có vẻ là đứng pháp luật nhưng khi chúng ta nhìn
vào bản chất sâu xa, cốt lõi của vấn đề, của việc vận dụng pháp luật thì thấy sự
vận dụng đó có tính sơ cứng, pháp lý đơn thuần.
Ở nước ta hệ thống Tòa án nhân dân được tổ chức từ cấp Trung ương đến
địa phương và các Tòa quân sự chuyên trách được quy định cụ thể tại Điều 2
Pháp Lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân. Gắn liền với mỗi cấp là
chức danh Thẩm phán khác nhau. Thẩm phán Toà án nhân dân ở nước ta gồm có:
a) Tham phản Tòa án nhân dân toi cao;
b) Tham phán Toà án nhân dân cấp tỉnh bao gồm Thắm phán Toà án nhân
dân tỉnh, thành pho trực thuộc trung ương;
b) Tham phán Toà án nhân dân cấp tỉnh bao gồm Tham phán Toà án nhân
dân tỉnh, quận, thị xã, thành pho thuộc tỉnh;
d) Tham phán Toà án quân sự các cấp bao gồm thấm phán Toà án quân sự
trung ương đồng thời là Tham phán Toà án nhân dân toi cao; Tham phán Toà án
quân sự cấp quân khu bao gom Tham phán Toà án quân sự quân khu và tương
đương; Thâm phán Toà án quân sự khu vực.
Hiệu quả hoạt động của Toà án thể hiện cụ thể ở việc thực hiện nhiệm vụ
xét xử của Toà án. Chính vì vậy, việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt để đáp ứng yêu cầu của công
tác xét xử đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển đội ngũ Thẩm phán ở Viêt Nam
Thực tiễn xét xử là toàn bộ hoạt động tố tụng của Tòa án trong quá trình áp
dụng pháp luật để đưa ra đường lối giải quyết các loại vụ án, trong đó người
Thẩm phán là nhân vật có vai ừò quan trọng đóng góp vào thực tiễn xét xử một
cách rõ ràng nhất, đó chính là các bản án, các quyết định. Từ xa xưa cho đến
ngày nay vai trò của người đứng ra phân xử trong các vụ án bao giờ cũng trở nên
đặc biệt quan trọng, dưới thời phong kiến Việt Nam việc xét xử cũng rất được
quan tâm, chú trọng đến.
Dưới thời Đinh, phương pháp tập trung quyền lực tư pháp trong tay nhà vua
đã được áp dụng triệt để, nhà vua đích thân xem xét việc trừng phạt các vụ phạm
pháp, và việc trừng phạt các can phạm được diễn ra ngay trước cung điện nhà
vua, một việc mà ta không nhận thấy dưới các đời vua sau. Đến thời Tiền Lê
quyền Tư pháp trong tay nhà vua vẫn được áp dụng triệt để. Thời Lý (1010GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
5
SVTH: Phùng Văn Khánh
Đe tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
(1) Nguyễn Minhxử các vụ kiện tụng trong nước như các vị vua đời trước, nhưng đã san sẻ bớt Tuấn, Lịch sử
và những vấn đề
đương
đại
liên quan đến nhàquyền này cho các quan địa phương. Dưới triều Nguyễn kể từ năm 1802 trở đi đó nước và pháp
luật - Sơ lươc
về vấn đề Toà ánlà Tiên chỉ, vị đệ nhất kì mục là người xét xử. Hầu hết những vụ việc nhỏ thông và xét xử thòi
kỳ phong kiến,
thường đều giải quyết ở xã, phạm vi thẩm quyền của xã trưởng hay Tiên chỉ khá
rộng lại thiếu cơ chế giám sát hiệu quả nên ở nhiều nơi nạn cường hào, ác bá nối
lên bắt nguồn từ đây. về cơ bản mọi quyền lực vẫn tập trung vào tay nhà vua.
Vua vẫn là người có quyền xét xử tối cao.(1^
Ở thời kỳ này, nhà vua vẫn là người có quyền xét xử tối cao, quyền lực
nằm trong tay nhà vua, trong thời gian này ở nước ta không có một ngạch, hay cơ
quan Tư pháp riêng biệt nào ừong khi đó ở các nước Châu Âu họ đã rất chú trọng
đến việc lập ra những ngạch Tư pháp riêng biệt nhằm giải quyết các vụ việc về
dân sự, hành chính, hình sự.. .Và người đứng ra phân xử, giải quyết những án này
là Thẩm phán, vai trò của Thẩm phán là rất quan trọng.
Lịch sử ra đời của Thẩm phán nước ta gắn liền với sự hình thành và phát
triển của ngành Tòa án. Cách đây 60 năm, sau khi tuyên bố bãi bỏ bộ máy và các
ngạch quan chức hành chính, tư pháp của chế độ cũ, chính quyền cách mạng non
trẻ của chúng ta bắt tay vào xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân. Chính
tinh thần đại đoàn kết dân tộc và ngọn cờ pháp quyền nhân nghĩa của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã tạo thành sức mạnh thu hút, tập họp và dẫn dắt một đội ngũ
đông đảo các Luật sư, Luật gia, Thẩm phán, những bậc trí thức yêu nước được
đào tạo từ chế độ cũ tự nguyện đứng vào hàng ngũ kháng chiến vì độc lập, tự do
của dân tộc và xây dựng một nền Tư pháp của chế độ mới với công lao đóng góp
to lớn của thế hệ cán bộ Tư pháp đầu tiên với những tên tuổi như Vũ Trọng
Khánh, Vũ Đình Hoè, Nguyễn Văn Hưởng, Trần Công Tường ... Theo chức
năng, quyền hạn quy định tại Nghị định số 37 ngày 01/12/1945, Bộ Tư pháp chịu
trách nhiệm quản lý toàn diện về tổ chức, cán bộ, hoạt động và cơ sở vật chất của
các cơ quan tư pháp. Ngày 13/9/1945, Bộ Tư pháp trình Chính phủ ký ban hành
Sắc lệnh số 33 thiết lập các Toà án quân sự đầu tiên ở một số thành phố để xét xử
mọi hành vi phương hại đến nền độc lập nước nhà. Và chỉ bốn tháng sau đó, sẳc
lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 đã thiết lập các Toà án và các ngạch Thẩm phán
bao gồm cả các ngạch Thẩm phán làm nhiệm vụ công tố, buộc tội trên toàn cõi
Việt Nam. Toà án tư pháp được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc dân
chủ, tiến bộ.
cập nhật 11/03/2007
GVHD: Nguyễn Chi Hiếu
6
SVTH; Phùng Văn Khánh
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Khi cuộc kháng chiến của dân tộc bắt đầu chuyển hướng sang tổng phản
công, Bộ Tư pháp đã trình Chủ tịch nước ký ban hành sẳc lệnh sổ 85/SL ngày
22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và Luật tố tụng tạo nên bước chuyển rất
quan trọng trong việc tăng cường tính chất nhân dân của nền tư pháp, dân chủ
hoá tố chức và hoạt động của hệ thống Toà án. Các Toà án binh, Toà án đặc biệt,
Toà án nhân dân vùng tạm bị địch chiếm được thành lập với những cách thức tổ
chức, hoạt động linh hoạt, phù họp hoàn cảnh của từng loại địa bàn, đưa tư pháp
về gần dân, huy động nhân dân tham gia vào công việc tư pháp một cách thiết
thực. Cùng với công tác tổ chức, ngành tư pháp luôn chăm lo việc tuyển chọn,
xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm, Công tố viên, Luật
sư, ... Hoạt động xét xử nghiêm minh của các Toà án đã tích cực góp phàn củng
cố chính quyền nhân dân, giữ vững đời sống yên lành ở hậu phương, tạo niềm tin
trong chiến sĩ, cán bộ và nhân dân. Nhiều phiên toà lưu động được mở ngay cạnh
đồn bốt giặc với hàng nghìn quần chúng tham gia để tuyên truyền giáo dục nhân
dân và lôi kéo nguy binh trở về với chính nghĩa.
Ở Việt Nam, việc đào tạo Thẩm phán bắt đầu thực hiện từ năm 1998 theo
Quyết định số 34/1998/QĐ-TTg ngày 11 tháng 2 năm 1998 về việc thành lập
trường đào tạo các chức danh tư pháp. Theo quyết định này, trường đào tạo các
chức danh tư pháp có chức năng đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán và các chức danh
tư pháp khác như Luật sư, Chấp hành viên, Công chứng viên, Thư kí Toà án...,
bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Toà án và quản lý công tác tư pháp cho các cán bộ
quản lý Toà án, nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học vào việc nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp. Thực hiện chức năng đó,
Trường đã thành lập nên 2 khoa: Khoa Đào tạo và Khoa Bồi dưỡng, trong đó
Khoa Đào tạo có chức năng đào tạo Thẩm phán.
Với yêu cầu đổi mới và nâng cao công cuộc cải cách tư pháp trên các
phương diện chất lượng và số lượng đáp ứng được với sự đòi hỏi của tình hình
mới, ngày 25/2/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
23/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Học viên Tư pháp. Quyết định này chỉ rõ
Thành lập Học viên Tư pháp trên cơ sở Trường Đào tạo các chức danh tư pháp
thuộc Bộ Tư pháp. Nhờ đó, Khoa Đào tạo Thẩm phán cũng chính thức được
thành lập theo Quyết đinh số 296/QĐ-GĐ ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Giám
đốc Học viện Tư pháp.
Các Tòa án cấp tinh hiện có 921 Thẩm phán trong tổng số 1.118 tổng biên
chế Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tình được duyệt. Các Tòa án cấp huyện hiện
có 2.411 Thẩm phán trong tổng số 3.515 tổng biên chế Thẩm phán toà án nhân
dân cấp huyện được duyệt, về số lượng cán bộ, Thẩm phán, đến thời điểm tháng
GVHD: Nguyễn Chi Hiếu
7
SVTH: Phùng Văn Khánh
(2) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, Đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa án nhân
dân theo yêuĐe tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự cầu xây dựng
nhà nước pháp
quyền XHCN,
Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp
số
2+33/2008, Toà án nhân dân tối cao có 524/603 người, trong đó có 116/120 Thẩm(139+140)
tháng 1 nămphán; Toà án nhân dân cấp tỉnh có 3264/3559 người, trong đó có 998/1118 Thẩm2009, tr.43
phán; 678 Toà án nhân dân cấp huyện có 7550/7822 người, trong đó có
3250/3690 Thẩm phán. Bên cạnh đội ngũ Thẩm phán, trong hệ thống Tòa án
nhân dân hiện có 4538 Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án. Như vậy, so với biên
chế thì hiện tại các Toà án nhân dân địa phương vẫn còn thiếu khoảng 1.300
Thẩm phán. Đen năm 2010, nếu tính theo mức tăng trưng bình số lượng vụ án
các loại thụ lý ở cấp sơ thẩm, dự báo các toà án nhân dân các cấp sẽ phải thụ lý
khoảng 450.000 vụ. Nếu cứ mỗi Thẩm phán giải quyết được trung bình 5 vụ
việc/tháng, thì đến năm 2010, số lượng Thẩm phán cần có để đảm bảo tiến độ và
chất lượng xét xử sẽ vào khoảng 7.000 người, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
và lý luận chính trị, 100% Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, 95% Thẩm phán
cấp tỉnh và cấp huyện có trình độ cử nhân luật; 90% Thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao, 66% Thẩm phán cấp tinh và 20% Thẩm phán cấp huyện có trình độ cử
nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị. về phẩm chất đạo đức, 100% Thẩm phán
Toà án nhân dân các cấp là Đảng viên, đa số đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn về
phẩm chất đạo đức đối với người cán bộ, đảng viên theo quy định. Trên thực tế,
nếu tính theo định mức xét xử hiện nay quy định đối với Toà án cấp tỉnh, cấp
huyện ừên các địa bàn và tổng số lượng án phải thụ lý, xét xử với tỷ lệ gia tăng
án hàng năm là 15%, trong vòng 5 năm tới ngành Toà án nhân dân cần bổ sung
mỗi năm khoảng 1000 người, trong đó có khoảng 500 Thẩm phán, thì mới đáp
ứng yêu cầu công tác xét xử.(2)
Như vậy, từ nay đến năm 2010, ngành Toà án cần được bổ sung khoảng
3.500 Thẩm phán để đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội chưa kể phải bổ
sung cán bộ để thay thế cho khoảng 600 Thẩm phán về hưu hoặc chuyển công tác
khác. Với số lượng học viên Thẩm phán mà Học viện Tư pháp đã đào tạo được
và chưa được bổ nhiệm, để đáp ứng nhu cầu gia tăng đội ngũ Thẩm phán thì hàng
năm Học viện phải đào tạo được ít nhất 500 học viên Thẩm phán. Đến năm 2010
hoạt động đào tạo Thẩm phán phải gia tăng đáng kể về số lượng. Tuy nhiên, vấn
đề lo ngại không chỉ dừng ở việc thiếu số lượng mà vấn đề về trình độ, năng lực
chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán cũng đang được đặt ra trước yêu cầu, đòi
hỏi ngày càng cao của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế do trình độ, năng lực
của đội ngũ Thẩm phán về ngoại ngữ và kiến thức pháp luật quốc tế còn nhiều
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
8
SVTH; Phùng Văn Khánh
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
hạn chế, trong khi đó đã bắt đầu phát sinh nhiều loại vụ án phức tạp cả về hình sự
có yếu tố nước ngoài.
1.3. Điều kiện để trở thành Thẩm phán ở Việt Nam
1.3.1. Tiêu chuẩn của một Thẩm phán
Theo
Thông
tư
liên
tịch
số
01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-
UBTVVMTTQVN ngày 01/4/2003 của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng,
Bộ Nội vụ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành
một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm
2002 thì một số tiêu chuẩn cụ thể của Thẩm phán được hiểu như sau:
Để trở thành Thẩm phán ở Việt Nam thì công dân Việt Nam phải có những
tiêu chuẩn sau đây:
Thứ nhất, Công dân Việt Nam phải trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết
và trung thực, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích nhà nước, bảo vệ quyền và lợi
ích họp công dân, đom vị quản lý công chức hoặc có những bài viết, công trình
nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật có giá trị được công bố hoặc được áp dụng
vào thực tiễn, (xem Điều 5 của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội Thẩm nhân dân
năm 2002)
Như vậy, công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước
Cộng ho à xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và
trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa phải là:
• Không có bất kỳ hành vi nào gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, nền quốc phòng toàn dân, chế độ Xã hội chủ nghĩa và nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
• Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, các chủ trương của Đảng
và các chính sách của Nhà nước, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy
tắc sinh hoạt công cộng;
• Kiên quyết đấu tranh chống lại những người, những hành vi có hại đến
Đảng, đến Tổ quốc và nhân dân;
• Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân
dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền;
• Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, bảo vệ công lý;
Cuối cùng là không làm những việc quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 và chưa bao giờ bị kết án (kể cả trường
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
9
SVT11: Phùng Văn Khánh
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Thứ hai, Công dân Việt Nam phải có sức khoẻ tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ngoài thể lực cần thiết,
ngoài ra còn bao gồm yếu tố ngoại hình đó là không có dị tật, dị hình ảnh hưởng
trực tiếp đến tư thế hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của người Thẩm phán.
Thứ ba, Đối với người đang bị truy cứu trách nhiệm Hình sự hoặc đang bị
xem xét xử lý kỷ luật, nhưng chưa có quyết định giải quyết cuối cùng của người
hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, thì chưa có đủ điều kiện để có thể được đề
nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.
Thứ tư, Công dân Việt Nam còn phải có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp
chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật, có kiến thức pháp lý, đã được đào
tạo nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác
xét xử theo quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân
năm 2002, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.
• Có trình đô cử nhân luât là phải có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên
ngành luật do các trường đại học trong nước có chức năng đào tạo đại học về
chuyên ngành luật theo quy định cấp, nếu văn bằng tốt nghiệp đại học về chuyên
ngành luật do cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp thì văn bằng đó phải được công
nhận ở Việt Nam theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam;
• Đã đuơc đào tao về nẹhiêp vu xét xử là phải có chứng chỉ về đào tạo nghiệp
vụ xét xử do cơ quan có chức năng đào tạo các chức danh tư pháp cấp, nếu là
chứng chỉ do các cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp thì phải được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận;
• Thời gian làm côns tác pháp ỉuât là thời gian công tác kể từ khi được xếp
vào một ngạch công chức bao gồm Thư ký Toà án, Thẩm tra viên, Chấp hành
viên, Chuyên viên hoặc nghiên cứu viên pháp lý, Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Công chứng viên, Thanh tra viên, cán bộ bảo vệ an ninh trong Quân đội, cán bộ
pháp chế, giảng viên về chuyên ngành luật. Thời gian được bầu hoặc cử làm Hội
thẩm, thời gian làm Luật sư cũng được coi là “thời gian làm công tác pháp luật”;
• Có năns ỉuc làm côns tác xét xử là có khả năng hoàn thành tốt công tác xét
xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án cấp
tương ứng mà người đó có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán
theo nhận xét, đánh giá của cơ quan đơn vị quản lý công chức hoặc có những bài
viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật có giá trị được công bố hoặc
được áp dụng vào thực tiễn.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
10
SVTH: Phùng Văn Khánh
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
1.3.2. Điểu kiện để được bể nhiệm làm Thẩm phán
Hiện nay ở Việt Nam, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Hội đồng
Thẩm phán tuyển chọn theo đề nghị của Chánh án Tòa án tối cao và trình Chủ
tịch nước quyết định, còn đối với Thẩm phán của các Tòa án địa phương do Hội
đồng tuyển chọn Thẩm phán lựa chọn theo đề nghị của Chánh án Tòa án Tỉnh và
trình Chánh án Tòa án tối cao quyết định. Thành phần của hội đồng tuyển chọn
Thẩm phán Tòa án tối cao gồm: Chánh án Tòa án tối cao (chủ tịch), đại diện lãnh
đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Ban chấp hành trung ương Hội Luật gia Việt Nam (ủy viên). Thành phần của Hội
đồng tuyển chọn Thẩm phán của các Tòa án địa phương gồm Chủ tịch hoặc phó
Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (chủ tịch). Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh,
đại diện lãnh đạo Ban tổ chức chính quyền, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Ban chấp hành Hội Luật gia cấp tỉnh (ủy viên).
> Điều kiện để được bổ nhiệm làm Thẩm phán ở Việt Nam như sau:
Công dân càn thực hiện đúng việc chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị hồ sơ đối
với người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán (Phần III Thông
tư
liên
tịch
số
0ỉ/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN
ngày
01/4/2003 của Toà án nhân dân toi cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban
Trung ương Mặt trận To quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành một so quy định của
Pháp lệnh Thấm phản và Hội thấm Toà án nhân dân).
Tiêu chuẩn cụ thể của Thẩm phán của Toà án mỗi cấp, thủ tục tuyển chọn,
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán, quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán
do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định và phải được Hội đồng tuyển chọn
Thẩm phán có thẩm quyền tuyển chọn và đề nghị Chủ tịch nước bổ nhiệm (nếu là
Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và Thẩm phán Toà án quân sự trung ương)
hoặc Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm (nếu là Thẩm phán Toà án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thẩm phán Toà án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Thẩm phán Toà án quân sự quân khu
và tương đương, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực) (Theo các Điều 26, 27 và
28 Pháp lệnh Tham phản và Hội thấm Toà án nhân dân).
1.3.3. Miễn nhiệm, cách chức chức danh Thẩm phán
Thẩm phán sẽ bị miễn nhiệm, cách chức chức danh của mình trong những
quy định sau đây:
a. Miễn nhiệm Thẩm phản
Thẩm phán có thể được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán do sức khoẻ, do
hoàn cảnh gia đình Thẩm phán và đương nhiên được miễn nhiệm chức danh
Thẩm phán khi nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn
GVHD: Nguyễn Chi Hiếu
11
SVTH: Phùng Văn Khánh
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
thành nhiệm vụ được giao (khoản 1, 2 Điều 29 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội
thấm Toà án nhân dân năm 2002).
b. Cách chức chức danh Tham phán
Thẩm phán sẽ đương nhiên bị mất chức danh Thẩm phán khi bị kết tội bằng
bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm,
Thẩm phán có thể bị cách chức chức danh Thẩm phán khi thuộc một trong các
trường họp sau đây: (khoản 2 Điều 30 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án
nhân dân năm 2002).
+ Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền
của Toà án;
+ Vi phạm quy định mà Thẩm phán không được làm như tư vấn cho bị can,
bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án
hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật; can thiệp hái pháp
luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến
người có trách nhiệm giải quyết vụ án; đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ
vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự
đồng ý của người có thẩm quyền; hoặc tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người
tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi
quy định;
+ Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức chức vụ quản lý đang đảm nhiệm
theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
+ Vi phạm về phẩm chất, đạo đức;
+ Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
1.4. Những đóng góp của các Thẩm phán cho ngành Tòa án Việt Nam
Hệ thống Toà án của nước ta đã trải qua những cải cách về tổ chức và hoạt
động qua các thời kỳ theo quy định của Hiến pháp năm 1946, sắc lệnh số 85/SL
ngày 22/05/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Hiến pháp năm
1959 và Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960, Hiến pháp năm 1980 và Luật
tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981, Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ
sung năm 2001), các Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 và năm 2002.
Từ khi thành lập cho đến nay, ngành Tòa án đã có nhiều đóng góp to lớn
cho ngành Tư pháp của nước nhà, trong đó có các cán bộ của ngành Tòa án là
các Thẩm phán nước ta. Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước, khi nền
kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn bởi chiến tranh, tiền lương của cán bộ nhà
nước chỉ vẻn vẹn mấy chục đồng (tiền cũ) một tháng, thì đã có nhiều câu chuyện
cảm động, những tấm gương liêm khiết của cán bộ ngành Toà án. Người cán bộ
ngày ấy thật thà liêm khiết đáng ca ngợi là Nguyễn Ngọc Thẩm - cán bộ Tòa án
GVHD: Nguyễn Chi Hiếu
12
SVTH: Phùng Văn Khánh
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
nhân dân tỉnh Cao Bằng, Nguyễn Xuân Phúc tỉnh Thái Bình, Vũ Thị Tâm, chánh
án Phạm Văn Phiêu và Thẩm phán Nguyễn Vãn Hanh của tỉnh Thái Bình... Các
Thẩm phán của nước ta đã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ xét xử các vụ
án mà pháp luật giao phó, đội ngũ Thẩm phán luôn luôn cận kẽ trong các công
tác xét xử nhằm đảm bảo chất lượng xét xử các vụ án, họ có kỹ năng nghề nghiệp
tốt, nhận thức được trách nhiệm nghề nghiệp của mình và thường xuyên trau dồi
đạo đức nghề nghiệp, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Khi xét xử, các Thẩm phán luôn tuân theo các quy định của pháp luật, từng
trường họp phạm tội cụ thể, cân nhắc kỹ rồi soi chiếu vào các quy định của pháp
luật để có quyết định đúng đắn, có hướng giải quyết sao cho thấu tình đạt lý
nhằm mục tiêu bảo vệ quyền lợi con người, thể hiện tính nghiêm minh và góp
phần xây dựng xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Các Thẩm phán luôn nhận
thức một cách toàn diện và đầy đủ về vai trò, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của
mình trong công việc cũng như ừong phiên tòa xét xử các loại tội phạm. Bên
cạnh công tác xét xử là việc tuyên truyền phổ biến và giải thích các quy định của
pháp luật cho nhân dân, sau mỗi phiên tòa xét xử là những bài học kinh nghiệm
từ việc xét xử để lại những lời khuyên, giáo dục ý thức mọi người trước hành vi
phạm pháp của người phạm tội. Từ khi thành lập đến nay, ngành Tòa án nói
chung và các Thẩm phán nói riêng đã có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước, giữ
vai trò quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo
môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Toà án nhân dân nói chung và Thẩm phán nói riêng luôn là chỗ dựa
của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ
hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả
với các loại tội phạm và vi phạm.
Hàng năm xét xử hàng nghìn vụ phạm tội, từ sơ thẩm, phúc thẩm rồi đến
những quyết định giám đốc thấm, tái thấm. Trong những năm qua, số lượng các
loại vụ án mà ngành Toà án nhân dân đã thụ lý, giải quyết năm sau thường cao
hơn năm trước, trong năm 2007 (số liệu tính từ 1/10/2006 đến 30/9/2007), tổng
các loại vụ án mà Tòa án nhân dân các cấp thụ lý, xét xử là 256.647 vụ, tăng
23.806 vụ so với năm 2006. Trong đó Tòa án cấp huyện thụ lý, xét xử sơ thẩm
204.563 vụ, Tòa án cấp tỉnh thụ lý xét xử 45.821 vụ (bao gồm sơ thẩm 18.683
vụ, phúc thẩm 26.739 vụ và giám đốc thẩm, tái thẩm 399 vụ), Tòa án nhân dân
tối cao thụ lý, xét xử 6.263 vụ (bao gồm phúc thẩm 5.747 vụ, giám đốc thẩm, tái
thẩm 516 vụ) và xem xét, xử lý 10.999 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Qua
nghiên cứu thực tiễn cho thấy chất lượng xét xử ngày càng được nâng lên, tỷ lệ
các bản án, quyết định bị huỷ, sửa năm sau thường thấp hơn năm trước. Đặc biệt
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
13
SVTH: Phùng Văn Khánh
(3> Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, Đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa án nhân
dân theo yêuĐề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự cầu xây dựng
nhà nước pháp
quyền xã hội
chủ nghĩa, Tạp
chí
Nghiên
cứu lập pháp sốcác trường hợp kết án oan người vô tội đã giảm rõ rệt (năm 2000 có 53 trường2+3
(139+140)
hợp, năm 2001 có 20 trường hợp, năm 2002 có 23 trường hợp, năm 2003 có 7 tháng 1 năm
2009, tr.43
<4) Thông tin pháptrường hợp, năm 2004 có 5 trường hợp và 6 tháng đầu năm 2005 chỉ có 1 trường luật dân sự,
Quy chế đối vói
Thẩm phán ờ
một số nướchợp). Năm 2004, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 1,16%, bị sửa là 4,21% trcn thế giới
cập nhật ngàytrong tổng số các vụ án mà toàn ngành Toà án đã giải quyết.(3)
4/4/2008,
Đằng sau những con số về vụ án đưa ra xét xử là việc các Thẩm phán của
nước ta đã giúp được những người vô tội minh oan, những người bị xâm hại, áp
bức giành được lẽ công bằng, nhừng kẻ gây tội ác phải đền tội, không để oan cho
người vô tội. Đó là những gì mà pháp luật nước ta hướng đến và các Thẩm phán
với vai trò to lớn, cao cả đó trong hoạt động xét xử của mình đã góp phần đưa
nghành Tòa án nước ta đi lên và là nơi mà các quy định của pháp luật được áp
dụng và thật sự đi vào cuộc sống.
II. Tìm hiểu về Thẩm phán ở một số nước trên thế giói
2.1. Thẩm phán ở Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, để trở thành Thẩm phán, các ứng viên phải qua kỳ thi chuyên
môn về tư pháp và hoàn thành chương trình đào tạo trong 2 năm ở Viện nghiên
cứu và Đào tạo tư pháp. Theo thống kê, từ năm 1949 đến năm 1990, ở Hàn Quốc
có trên 200 nghìn ứng cử viên tham dự kỳ thi chuyên môn tư pháp nhưng chỉ có
trên 4800 người đạt yêu cầu, như vậy, tỷ lệ số người đạt yêu cầu chỉ có 2,3%.
Để đảm bảo cho các thẩm phán không bị lệ thuộc vào bất cứ cơ quan nào
khác của Nhà nước, các Thẩm phán được đảm bảo về mặt pháp lý, quyền bất khả
bãi miễn Thẩm phán, quyền tài phán. Thẩm phán được bảo vệ trước mọi sự đe
doạ và tấn công khi làm nhiệm vụ. Không Thẩm phán nào có thể bị sa thải khỏi
cơ quan trừ khi bị buộc tội hoặc khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các Thẩm
phán không bị đình chỉ công tác, hạ bậc lương hoặc bị kỷ luật nếu chưa có Quyết
định kỷ luật của Hội đồng kỷ luật tư pháp được thành lập tại Toà án tối cao. Tuy
nhiên, Chánh án Toà án tối cao có thể ra quyết định buộc thôi việc đối với những
Thẩm phán có hạn chế về sức khoẻ theo đề nghị của Hội đồng Thẩm phán Toà án
tôi cao.
2.2. Thẩm phán ở Malaysia
/>Ở Malaysia, các Thẩm phán phải đảm nhiệm công việc cho tới 65 tuổi, trừ
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
14
SVTH: Phùng Văn Khánh
(5) Quy chế đối vói thẩm phán của một số nước trôn thế giói, Trang: Phụ trương pháp luật,
http://ww
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ty.haiphong.
Toà án tối cao. Chỉ có Thẩm phán mới có quyền tài phán. Hiến pháp cho các
Thẩm phán thẩm quyền khá rộng. Với tính chất độc lập của mình, cơ quan Tư
pháp không phải chịu một sự kiểm sát nào của cơ quan hành pháp, trừ cơ sở vật
chất, nhân viên do Bộ Tư pháp quản lý. Cơ quan hành thực nhiệm vụ xét xử của
mình, cơ quan hành pháp không thể can thiệp vào chuyên môn của cơ quan xét
xử. Họ không nhận bất kỳ chỉ thị, mệnh lệnh nào trong khi thực hiện hoạt động
xét xử của mình. Tuy nhiên, khi xét xử, Thẩm phán rất chú trọng tời lập luận của
Luật sư và Công tố viêc trước khi đưa ra những phán quyết cuối cùng theo quy
định của pháp luật. Khi Thẩm phán nghi ngờ là có tội hay không có tội thì bị cáo
được xem như là vô tội. Trong trường hợp bị cáo có tội thì Thẩm phán cho bị cáo
nói lời sau cùng trước khi đưa ra quyết định của Toà án.(S)
2.3. Thẩm phán Liêng Bang Nga
Pháp luật các nước đều thừa nhận vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc
phải xây dựng hệ thống tư pháp hoạt động hiệu quả và gọn nhẹ. Ở Cộng Hoà
Liên bang Nga, nghề Thẩm phán là một ừong những nghề rất được xã hội trọng
vọng và pháp luật dành cho nhiều ưu đãi. Một bộ phận cốt lõi của hệ thống Tư
pháp là cơ quan xét xử. Các cơ quan xét xử chỉ có thể hoạt động hiệu quả
khi có độ ngũ Thẩm phán giỏi, có năng lực, chuyên nghiệp, chí công, vô tư.
Luật pháp Liên bang Nga có những quy định cụ thể để bảo đảm hoạt
động xét xử độc lập của Thẩm phán cũng như quyền lợi của họ. Thẩm phán
có quyền bất khả bãi miễn quyền tài phán và quyền được bảo vệ, Thẩm
phán có quyền bất khả xâm phạm, sự bất khả xâm phạm còn được mở rộng
đến nơi ở, nơi làm việc, phương tiện làm việc, tài sản Thẩm phán không bị
truy cứu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật. Thẩm phán có thể
không bị khởi tố vụ án hình sự, bị bắt giam, bị giam nếu không có sự phê
chuẩn của Toà án. Việc bảo đảm vật chất cho Thẩm phán không chỉ được
áp dụng khi Thẩm phán đương nhiệm mà còn cả khi họ về hưu, từ chức.
Tuỳ theo cấp và trình độ, Thẩm phán được hưởng lương, lương hưu và
phụ cấp tương xứng. Thẩm phán được cấp nhà, được miễn hoặc ưu tiên
trong việc sử dụng các dịch vụ xã hội như: được quyền sử dụng các phương
tiện giao thông công cộng không phải trả tiền khi có thẻ công vụ, được
quyền giữ chỗ trước, phục vụ ưu tiên trong các dịch vụ khách sạn, dịch vụ
điện thoại Thẩm phán và các thành viên trong
gia đình được &fuseaction=3
phục vụ và
gov.vn/sotuphap/vn/index.asp?menuid=534&parent
menuid=421
rticleid=2041- cập nhật Thứ sáu, 20/02/2009
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
15
SVTH: Phùng Văn Khánh
&a
(6) Phương Yến, Chế độ ưu đãi đối vói Thẩm phán theo luật pháp liên bang Nga, cập nhật 25/02/2009
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
phán được bảo hiểm bắt buộc lấy từ ngân sách Liên bang. Thẩm phán nghỉ
hưu mà vẫn tiếp tục nhiệm vụ của Thấm phán thì được trả đủ lương hưu và
tiền lương.(6)
2.4. Thẩm phán nước Cộng Hòa Pháp
Việc đào đào luật và nghề luật ở Pháp cũng có những đặc trưng cụ thể, bằng
đại học luật vẫn là điều kiện cần thiết hành nghề luật, sau bốn năm học luật muốn
trở thành Thẩm phán hoặc Công tố viên thì phải học qua trường đào tạo Thẩm
phán ở Bordeaax 31 tháng và trải qua một thời gian thực tập, học viên tốt nghiệp
được bổ nhiệm làm Thẩm phán hoặc Công tố viên; những người muốn trở thành
Thấm phán tại Toà án hành chính thì phải học tại học viện hành chính quốc gia,
riêng có một điểm đặc biệt Thẩm phán Toà án thương mại lại được cử ra từ các
thương nhân cỏ uy tín và kinh nghiệm.
Ở Cộng hoà Pháp, đội ngũ Thẩm phán bao gồm hai ngạch Thẩm phán;
Thẩm phán xét xử và Thẩm phán buộc tội. về nguyên tắc, các Thẩm phán công
tác tại cơ quan Bộ Tư pháp ngoài nhiệm vụ công tố, họ còn thực hiện các chức
năng quản lý dân sự hoặc soạn thảo văn bản. Vì vậy, ngoài quy chế Thẩm phán
chung họ còn phải tuân theo quy chế riêng khá độc đáo. Ở Pháp, Thẩm phán
được chia làm ba hạng: hạng nhất, hạng nhì và ngoại hạng, mỗi hạng Thẩm phán
lại chia thành hai bậc là bậc một và bậc hai. Muốn được bổ nhiệm vào chức vụ
Thẩm phán hạng nhì bậc hai, phải có ít nhất bảy năm công tác trong cơ quan tư
pháp. Thẩm phán hạng nhì chỉ được nâng lên bậc Thẩm phán hạng nhất nếu có
tên trong danh sách thăng thưởng và đã qua mười năm công tác ở cương vị Thẩm
phán hạng nhì.(7)
2.5. Thẩm phán ở nước Mỹ
Ở Liên Bang Hoa Kỳ, quy trình tuyển chọn Thẩm phán rất nghiêm ngặt,
khắt khe. Trước hết phải được tham khảo ý kiến của đội ngũ nhân viên Nhà
Trắng, văn phòng Chưởng lý, một số thượng nghị sĩ và các nhà hoạt động chính
trị khác. Các phẩm chất và năng lực của ứng cử viên sẽ được bộ phận chuyên
môn của Hiệp hội luật sư Hoa kỳ đánh giá. Tiếp theo là thủ tục kiểm tra an ninh
phong.
&fuseaction=3 &a
của Cụcgov.vn/sotuphap/vn/index.asp?memiid=534&parent
điều tra Liên Bang (FBI), của bộ phận chuyên tráchmenuid^421
thuộc Bộ tư pháp.
rticleid=1730
(J> Phạm Liên, Quy chế đối vói thẩm phán của một số nước trên thế, cập nhật Thứ tư, 25/02/2009
http://ww w.haiphong. gov.vn/sotuphap/vn/index.asp?menuid=515&parent menuid=421 &fuseaction=3 &a
rticleid=1850-.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
16
SVTH: Phùng Văn Khánh
<8) Đỗ Xuân, Hiến pháp Hoa Kỳ và chế độ làm việc suốt đòi của các thẩm phán liên bang,
h Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự vienluat.vn/ne
ws/modules.ph
p?
không. Nếu mọi kết quả đều thuận lợi, việc bổ nhiệm ứng cử viên làm Thẩm
phán sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp của Thượng viện và tiến hành bỏ
phiếu thông qua hoặc phản đối do đa số quyết định.
Các Thẩm phán Hoa kỳ chỉ ngừng thực hiện nhiệm vụ khi nghỉ hưu theo
nguyện vọng, do tình trạng sức khoẻ yếu kém hay qua đời hoặc khi họ phải kỷ
luật. Tất cả các thẩm phán liên bang được bổ nhiệm theo quy định của Điều III
Hiến pháp Hoa kỳ đều được giữ chức vụ đó “trong thời gian có hành vi chính
đáng”, có nghĩa là họ sẽ được giữ chức vụ đó suốt đời hoặc cho đến khi họ muốn
ngừng lại. Cách thức duy nhất buộc họ phải từ nhiệm là tiến hành luận tội tại Hạ
viện và kết tội tại Thượng viện. Theo quy định của Hiến pháp (đối với các Thẩm
phán Toà án tối cao) và các quy định về lập pháp (đối với Thẩm phán Toà phúc
thẩm và sơ thẩm), chỉ tiến hành luận tội khi phạm các tội danh “phản quốc, nhận
hối lộ hoặc những trọng tội khác”.(8)
Từ khái niệm Thẩm phán và quy trình tuyển chọn Thẩm phán một số nước
trên thế giới có thể thấy rõ được tàm quan trọng và vai trò của Thẩm phán tùy
thuộc vào mỗi quốc gia có những chính sách và những ưu đãi khác nhau nhung
tựu chung lại tất cả những chính sách và ưu đãi đó mục đích chính là tuyển chọn
ra những Thẩm phán thực sự có trách nhiệm và tận tụy với công việc của mình,
họ là những người cầm cán cân công lý mang lại sự công bằng cho xã hội.
Nhìn chung, ở mỗi quốc gia đều có những quy định chung về chức danh
Thẩm phán ở nước mình. Các quy chế đối với Thẩm phán là yếu tố quan trọng
quyết định đến sự công bằng, chính xác trong việc xử án. Với các nước khác
nhau có những quy định về vấn đề này không giống nhau. Mỗi quốc gia có một
chế độ chính trị, nền kinh tế, văn hóa khác nhau nên những quy định về quy chế
đào tạo, bổ nhiệm và có những ưu đãi cho Thẩm phán cũng khác nhau. Không
chỉ các nước trên thế giới mà Việt Nam cũng vậy, Thẩm phán là người có vai trò
rất quan trọng trong Tòa án. Thẩm phán là người thay mặt cho Tòa án thực hiện
chức năng xét xử, giải quyết các vụ án, đem lại chân lý, sự công bằng cho mọi
người, giúp giải oan cho người vô tội và kẻ phạm tội phải chịu một hành phạt
tương ứng với tội danh mà họ phạm phải. Đe hoạt động xét xử thật sự công bằng,
việc giải quyết các vụ án đem lại kết quả cao thì bên cạnh Hội thẩm nhân dân,
Kiểm sát viên, Luật sư còn phải có đội ngũ Thẩm phán giỏi, có năng lực có
chuyên môn, lương tâm trong sáng, chí công vô tư. Đội ngũ Thẩm phán ở nước
ta từ khi thành lập cho đến nay đã có nhiều đóng góp to lớn cho nền Tư pháp
name=News&fĩle=save&sid=247.
Cập nhật ngày
07.03.2008.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
17
SVTH: Phùng Văn Khánh
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
nước nhà, đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Bên cạnh những quy
định về quy chế, hoạt động xét xử của Thẩm phán ở nước mình, chúng ta cần học
hỏi kinh nghiệm xét xử, cách thức đào tạo của các nước khác trên thế giới để xây
dựng đội ngũ Thẩm phán trong tương lai thật giỏi, liêm khiết, giải quyết được
nhiều vụ án lớn, không để xảy ra oan sai, các vụ chạy án, góp phần xây dựng xã
hội công bằng dân chủ văn minh.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
18
SVTH: Phùng Văn Khánh
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ VAI TRÒ CỦA THẢM
PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT xử sơ THẢM
CÁC VỤ ÁN HÌNH Sự
Nghiên cứu về vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các
vụ án hình sự trước tiên chúng ta đi vào nghiên cứu nhiệm vụ, quyền hạn của
Thẩm phán theo các quy định của pháp luật để từ đó thấy rõ vai trò quan trọng
của người cầm cán cân công lý.
2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn chung của Thẩm phán
Theo quy định tại Điều 9, Điều 11 và 12 Pháp lệnh Thấm phán và Hội thấm
nhân dân năm 2002 thì Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải
quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án, theo sự phân công của
Chánh án Toà án nơi mình công tác hoặc Toà án nơi mình được biệt phái đến làm
nhiệm vụ có thời hạn, Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thi
hành những quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc những việc
khác theo quy định của pháp luật, Thẩm phán được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác
xét xử.
Bên cạnh những quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm phán, pháp luật
còn quy định những việc mà cán bộ công chức không được làm trong đó có
Thẩm phán. Theo quy định tại Điểu 15 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân năm 2002 thì Thẩm phán không được làm những việc sau đây:
Thẩm phán không được tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người
tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không
đúng quy định của pháp luật, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án
hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết
vụ án, đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu
không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm
quyền hay tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong
vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định... Nhiệm vụ của các
Thẩm phán là xét xử chính xác những vụ án được đem ra xét xử, không được ăn
hối lộ vị nể, vì sợ hãi vì tư lợi hay thù oán riêng mà bênh vực hay làm hại một bị
cáo nào, công bằng xác định mọi việc, không được tiết lộ ra ngoài những điều
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
19
SVTH: Phùng Văn Khánh
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Công việc của Thẩm phán là thực hiện chức năng xét xử các vụ phạm tội.
Thẩm phán có nghĩa vụ tôn trọng mọi chứng cứ và các sự thật khách quan. Thẩm
phán tham gia phiên tòa xét xử với tư cách một người thay mặt pháp luật bảo vệ
công lý, đem lại công bằng ừong xã hội. Vì vậy bản thân Thẩm phán không được
tùy tiện đem các tài liệu chứng cứ mà các các cơ quan chức năng, cơ quan pháp
luật đã qua một quá trình lâu dài điều tra mới thu thập được có liên quan đến vụ
án ra khỏi phiên tòa để vì mục đích tư lợi cá nhân không vì nhiệm vụ. Như vậy là
vi phạm nghiêm trọng những điều pháp luật nước ta đã quy định.
Khi đóng vai trò là người đứng ra xét xử vụ án nắm được tình tiết của vụ án,
nhằm đảm bảo chí công vô tư, Thẩm phán không đựơc đem sự hiểu biết về pháp
luật của mình để tư vấn cho các bị can, bị cáo đó không phải là chức năng, nhiệm
vụ mà pháp luật cho phép Thẩm phán làm. Những việc mà pháp luật quy định
Thẩm phán không được làm là hoàn toàn phù họp với đạo đức, các chuẩn mực
trong xã hội, tất cả là vì mục tiêu công bằng và dân chủ trong xã hội. Vì ngày nay
trong lĩnh vực tư pháp nói chung và Tòa án nói riêng thường xảy ra tình trạng
nhận hối lộ của các Thẩm phán. Trong khoảng vài năm trở lại đây, việc một số
cán bộ ngành Tòa án vi phạm pháp luật công khai, trắng trợn đã và đang gây bức
xúc trong dư luận. Hai vụ việc gàn đây là Thẩm phán Vũ Văn Lương (Tòa án
nhân dân Quận Hoàn Kiếm) và phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện Gia Viễn
(Ninh Bình), Vũ Đức Hùng bị bắt quả tang vì có hành vi nhận hối lộ tiền của
đương sự, vi phạm đạo đức của người làm công tác bảo vệ pháp luật.
Ngoài những công việc Thẩm phán không được làm thì trong một số trường
họp Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường
họp do pháp luật tố tụng quy định (Điều 16 Pháp lệnh TP và HTND năm 2002)
và Điều 14 của Bộ luật tố tụng hình sự (Bộ luật TTHS) năm 2003. Những trường
họp từ chối hoặc bị thay đổi này cũng là để đảm bảo sự công bằng, khách quan
trong hoạt động xét xử của Tòa án. Vì đa số các trường họp phải thay đổi là do
các Thẩm phán có mối quan hệ nhân thân, quen biết, thân thuộc, gia đình với các
bị can, bị cáo. Nếu trong một phiên tòa xét xử, Thẩm phán và bị cáo là anh em
ruột, hoặc Thẩm phán và bị cáo là cha con, hoặc vợ của Thẩm phán là nhân viên
của bị cáo.v.v. thì tất cả những gì diễn ra tại phiên tòa sẽ không đảm bảo được
đày đủ tính khách quan và công bằng. Thẩm phán sẽ xét xử theo tình cảm của
mình không đảm bảo được sự chí công vô tư của người cầm cán cân công lý.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thẩm phán có quyền liên hệ
với cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành
viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân
dân và công dân. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan, tổ
GVHD: Nguyễn Chi Hiếu
20
SVTH: Phùng Văn Khánh