Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Luận văn một số vấn đề về KHAI THÁC tài NGUYÊN KHÔNG tái SINH ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 30 trang )

Mục Lục


MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHÔNG TÁI
SINH Ở VIỆT NAM
I.Tài nguyên không tái sinh
1. Tài nguyên không tái sinh
a) Khái niệm và phân loại
Khái niệm: Tài nguyên không tái sinh là loại tài nguyên khi khai thác sử dụng, trữ
lượng của nó sẽ giảm đi không thể phục hồi được.
Phân loại:Tài nguyên không tái sinh bao gồm các dạng năng lượng hóa thạch (dầu
mỏ, than đá,...), các loại quặng như đồng, niken, vàng...

Than đá

Quặng đồng

Dầu mỏ

Quặng sắt

Page 2


Quặng bô xít

Đất hiếm

b) Trữ lượng tài nguyên không tái sinh tại Việt Nam:
Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinh
khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát triển mạnh


các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản. Qua 65 năm nghiên cứu điều
tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết qủa nghiên
cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạng tháng 8 đến nay chúng ta đã phát hiện trên
đất nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau từ các
khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng.

Page 3


Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên không tái sinh phong phú
2. Một số vấn đề về khai thác tài nguyên không tái sinh ở Việt Nam
a) Khai thác khoáng sản ở Việt Nam
Việt Nam có hơn 5000 điểm mỏ với khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau. Nguồn tài
nguyên khoáng sản của Việt Nam tương đối phong phú và đa dạng về chủng loại gồm các
nhóm khoáng sản nhiên liệu (dầu khí, than); nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, cromít,
titan, mangan); nhóm khoáng sản kim loại màu (bôxit, thiếc, đồng, chì-kẽm, antimon,
molipden); nhóm khoáng sản quý (vàng, đá quý); nhóm khoáng sản hoá chất công nghiệp
(Apatít, cao lanh, cát thuỷ tinh); nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng (đá vôi xi măng, đá xây
dựng, đá ốp lát).
Page 4


Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản ở Việt Nam tương đối cao. Tính riêng 7 tháng đầu
năm 2013, xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng trưởng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ
năm trước, tăng lần lượt 100,86% và tăng 3,11% tương đương với 1,4 triệu tấn, trị giá 140,5
triệu USD. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 91,2% lượng quặng và
khoáng sản, với 1,2 triệu tấn, trị giá 101,7 triệu USD, tăng 129,29% về lượng và tăng 28,6%
về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Kế đến là thị trường Nhật Bản, với 20,7 nghìn tấn, trị giá
12,1 triệu USD, giảm 17,88% về lượng và giảm 36,85% về trị giá. Thị trường xuất khẩu chủ
yếu đứng thứ ba là Malaysia với 15,9 nghìn tấn, trị giá 4,3 triệu USD, tăng 61,97% về lượng

và tăng 31,59% về trị giá so với cùng kỳ.
Các số liệu trên cho thấy, công nghiệp khai thác khoáng sản của Việt Nam đang trên
đà tăng trưởng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc gia.
b) Tác động môi trường khai thác khoáng sản ở Việt Nam
Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường
xung quanh. Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự
nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm
ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ... Những
hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu
năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị
và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc.

Khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường ở Kinh Môn, Hải Dương
Page 5


Khai thác vàng lộ thiên tác động tiêu cực tớimôi trường sinh thái và đời sống con người

Tác hại của việc khai thác Bô xít ở Lâm Đồng

Page 6


Ô nhiễm môi trường gay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân
Sau đây, nhóm xin nghiên cứu sâu hơn về vấn đề khai thác tài nguyên không tái sinh ở Việt
Nam qua 2 loại khoáng snr, đó là Than và Dầu mỏ.

II. Vấn đề khai thác Than ở Việt Nam
1.Than đá


Page 7


a) Khái niệm
Than đá là 1 loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy nơi xác thực
vật được nước và bùn lưu giữ không bị oxi hóa và phân hủy bởi sinh vật. Thành phần chính
của than đá là cacbon, ngoài ra còn có lưu huỳnh.
b) Trữ lượng than đá tại Việt Nam
Việt Nam là nước có tiềm năng về than khoáng các loại. Than biến chất thấp (lignit - á bitum)
ở phần lục địa trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt
36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500m thì dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn.
Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng
Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn.Than biến chất
cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn
với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3
tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu
cầu trong nước và xuất khẩu.
2. Tình hình khai thác than ở Việt Nam

Khai thác và chế biến than và các khoáng sản khác giao cho Tập đoàn Công nghiệp
Than-Khoáng sản Việt Nam

Page 8


Nhu cầu về than trong nước:
Giai đoạn 1997-2002, nhu cầu than trong nước ít biến động; giai đoạn 2003 - 2007,
sản lượng tiêu thụ than của Việt Nam tăng 119.89%. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ than của Việt
Nam được dự đoán tăng trong những năm tiếp theo, do trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã
phê duyệt quy hoạch xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện tại các địa phương.

Sản lượng (tấn)

Năm

Nhu cầu tiêu thụ than trong nước giai đoạn 1997-2007
(Nguồn: Tập đoàn Than -Khoáng sản Việt Nam)
Hiện tại than Việt Nam phục vụ cho các hộ sản xuất chính là điện, xi măng, giấy, phân bón...
(các ngành công nghiệp sử dụng quá nhiều năng lượng) và phục vụ xuất khẩu. Điện hiện tiêu
thụ tới 32% sản lượng tính hết 7 tháng đầu năm 2009. Với tốc độ gia tăng khai thác năng
lượng như hiện nay, nguồn năng lượng than sẽ trở nên khan hiếm.Dự báo, Việt Nam đang và
sẽ trở thành nước phải nhập khẩu năng lượng với khoảng 80-100 triệu tấn than đá vào năm
2020 để chạy các nhà máy nhiệt điện.
Từ nhiều năm nay, Tập đoàn Than -Khoáng sản Việt Nam (TKV) chưa đầu tư thêm
được mỏ mới nào để phát triển bền vững. Lượng than khai thác tăng thêm đều từ các mỏ đang
khai thác hầm lò với sản lượng kịch trần. Nên chăng đã đến lúc ngành than đặt vấn đề dừng
khai thác để xuất khẩu, thay vào đó dành than cho nhu cầu trong nước?
a) Khai thác lộ thiên.
Theo thông kê, sản lượng khai thác tự nhiên trong nhưng năm qua chiếm khảng 6070% tổng sản lượng khai thác của toàn ngành than.
Hiện nay, Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn với công suất khai thác trên dưới 2 triệu tấn than
nguyên khai/ năm( Hà Tu, Núi Béo, Cọc Sáu, Cao sơn và Đèo Nai); 15 mỏ lộ thiên vừa và các
Page 9


công trường khai thác lộ thiên do các công ty khai thác hầm lò quản lý với công xuất năm từ
100.000-700.000 tấn than nguyên khai. Ngoài ra, còn có một số điểm lộ vỉa và khai thác nhỏ
với sản lượng khai thác hàng năm dưới 100000 tấn than nguyên khai.
Tổng sản lượng khai thác lộ thiên trong giai đoạn 1995-2004 là 97,52 triệu tấn (chiếm
66,3% sản lượng toàn ngành than).
Hầu hết các mỏ lộ thiên khai thông bằng hệ thông hào mở vỉa bám vách vỉa than.
Thiết bị đào hào là máy xúc thủy lực gàu ngược kết hợp với máy xúc EKG. Hầu hết các mỏ lộ

thiên đều áp dụng hệ thống khai thác xuống sâu dọc một hoặc hai bờ công tác, đất đá chủ yếu
được đổ ra bãi thải ngoài. Trong những năm gần đây đã dựa vào hệ thống khai thác khấu theo
lớp đứng ở hầu hết các mỏ lộ thiên để tăng độ dốc bờ công tác lên 2-27 độ.
Hiện nay, các mỏ lộ thiên đã được trang bị đồng bộ thiết bị khoan, xúc bốc, vận tải
trung bình tiên tiến.
Ở các mỏ lộ thiên lớn như:Hà Tu, Núi Béo, Cọc Sáu, Cao sơn và Đèo Nai phục vụ
dây chuyền bốc đất đá là máy khoan CБЩ- 250МИ, khoan thủy lực với đường kính 110200mm, máy xúc kéo cáp chạy điện EKG có dung tích gàu 4,6-8 m3, máy xúc thủy lực có
dung tích gàu 3,5-6,7m3, ô tô tự đổ có tải trong từ 30-58 tấn gồm các chủng loại: Belaz,
Komatsu, Caterpillar...
Ở các mỏ và khai trường khai thác lộ thiên vùa và nhỏ, phục vụ cho công tác bốc đất
đá và khai thác sử dụng đồng bộ thiết bị vừa và nhỏ gồm: Máy khoan dập thủy lực, đường
kính lỗ khoan 75-120mm, máy xúc thủy lực gầu ngược dung tích 1,5-2,0 m3 cùng ô tô tải
trọng 12-15 tấn.
Một số lò than Lộ Thiên
Mỏ lộ thiên Hà Tu

Hiện tình hình khai thác than của than Hà Tu (HNX: THT) đã tới giới hạn, trữ lượng không
còn nhiều khi mà công ty đã họat động khai thác trên 100 năm. Thêm vào đó, thực trạng quản
lý điều hành của công ty cũng không còn hiệu quả như trước nữa, trữ lượng còn lại chỉ
khoảng 25 triệu tấn. Mặc dù TKV có điều chỉnh kế hoạch khai thác cho năm nay, tăng từ 40
Page 10


triệu tấn lên 43 triệu tấn, tuy nhiên THT không có kế hoạch điều chỉnh sản lượng tiêu thụ của
mình (2.2 triệu tấn).
Mỏ Núi Béo

Than Núi Béo - NBC được đánh giá cao về trữ lượng cũng như chất lượng than. Sau khi TKV
nâng mức sản lượng khai thác cho năm 2009 lên 43 triệu tấn thì NBC cũng đăng ký nâng mức
tiêu thụ than từ 4.5 triệu tấn lên 4.8 triệu tấn. NBC khai thác để phục vụ xuất khẩu là chính .

Mỏ Cọc Sáu

Page 11


Với trên 100 năm khai thác, hiện nay trữ lượng còn lại của than Cọc Sáu TC6 là không nhiều,
chỉ còn khoảng 33 triệu tấn. Thời gian khai thác còn lại khoảng từ 8-10 năm, TC6 không được
đánh giá cao về tiềm năng do trữ lượng các mỏ than đã gần cạn kiệt.
Than Cao Sơn

Đây là một trong những công ty được đánh giá khá cao về chất lượng than và trữ lượng dồi
dào khoảng 170 triệu tấn (đủ khai thác trong 70 năm nữa với công suất khai thác tại thời điểm
này). Theo đánh giá Than Cao Sơn là một trong những mỏ có chất lượng than tốt.
b. Khai thác hầm lò:
Hiện nay, cả nước có trên 30 mỏ than hầm lò đang hoạt động. Trong đó, có 8 mỏ có
trữ lượng lớn, có công nghệ và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, với sản lượng tương đối lớn: 9001300 ngàn tấn/năm. Các mỏ còn lại có sản lượng khai thác dưới 500 ngàn tấn/năm. Sơ đồ mở
vỉa trên mức thông thủy là lò bằng xuyên vỉa, dưới mực thông thủy tự nhiên là giếng nghiêng
kết hợp với lò bằng và chỉ có duy nhất Công ty than Mông Dương là mở vỉa băng giếng đứng.
Hệ thống khai thác phổ biến nhất là cột dài theo phương- Chiều dài lò chợ khi thai thác
chống cột thủy lực đơn hoặc giá thủy lực di động là 100-150m, sản lò chợ là 100-150 ngàn
tấn/năm; khi chống gỗ là 60-100m, sản lượng 50-60 ngàn tấn/năm. Ngoài ra hiện đang sử
dụng một số hệ thống khai thác như: Chia lớp ngang nghiêng, khai thác dưới dàn mềm đối với
các vỉa dốc trên 50°, song những nghệ này chưa hoàn thiện, năng xuất thấp. Hiện nay, toàn
vùng Quảng Ninh có một lò chợ cơ giới hóa toàn bộ, bước đầu cho kết quả tốt, sản lượng đạt
200 ngàn tấn/năm.
 Một số mỏ than khai thác lộ hầm lò ở Quảng Ninh:
* Than Mông Dương (HNX: MDC)
MDC có trữ lượng khai thác còn lại thấp nhất, chỉ còn hơn 10 triệu tấn, công ty chỉ
còn khai thác lộ thiên được trong 2 năm nữa sau đó phải chuyển sang khai thác hầm lò hoàn
toàn.


Page 12


* Than Hà Lầm (HNX: HLC)

HLC có trữ lượng than dồi dào (còn khoảng 223 triệu tấn).
3. Thực trạng ô nhiễm
Hoạt động khai thác, kinh doanh than mấy năm gần đây đã mang lại nhiều khởi sắc về
đời sống vật chất, kinh tế vùng mỏ. Tuy nhiên cũng do hoạt động khai thác than của các mỏ
ngày càng nâng công suất khiến môi trường nơi đây bị tổn hại nghiêm trọng .
a.Ô nhiễm nguồn nước:

Page 13


Cán bộ Trung tâm quan trắc môi trường lấy mẫu nước thẩm định mức độ ô nhiễm mỏ than Na
Dương
* Tình hình chung:
Trong thời gian trước đây theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy nước mặt cũng như
nước ngầm ở Quảng Ninh có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt.
Nhưng hiện nay,hoạt động khai thác ở các khu mỏ làm ô nhiễm nguồn nước một cách nghiêm
trọng, chủ yếu là các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử
dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các
lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Nước thải từ các
khu vực khai thác than cũng đang làm xấu đi môi trường sống, lao động của những người dân
đến tệ hại.
Độ pH của nước thải mỏ luôn dao động từ 3,1 – 6,5. Hàm lượng cặn lơ lửng thường
vượt TCCP từ 1,7 – 2,4 lần, có nơi lên tới hơn tám lần. Theo đánh giá của một đơn vị của
TKV, nước thải ở các mỏ than đang gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi sinh sông, suối,

vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn thuỷ sinh, suy giảm chất lượng nước…
* Tình hình ô nhiễm ở một số địa phương:
Vùng Hòn Gai - Cẩm Phả: Nước ở đây đã thay đổi cơ bản giàu ion sunfat, giảm ion
bicacbonat, mang tính axit.Nguồn nước bị suy giảm cả về chất lượng và trữ lượng. Kết quả
điều tra tại 150 giếng khoan, mạch lộ với kết quả 64 mẫu nước cho thấy, nguồn nước đã bị ô
nhiễm đặc biệt là nhiễm bẩn Nitơ. Nguồn nước ở đây bị cạn kiệt, hiện 100% số hộ dân trong
thôn không có nước sạch để dùng.
Page 14


Ở khu vực Đông Triều-Uông Bí nước bị nhiễm khuẩn coliform với hàm lượng khá
cao, đặc biệt ở hồ Nội Hoàng Tràng Bạch, khuẩn coliform vượt hơn 86 lần. Cặn lơ lửng, BOD
trong nước suối Lép Mỹ, Khe Tam vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước bị chua hoá, gây khó
khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp tại đây.
b. Ô nhiễm không khí.
-

Ô nhiễm Bụi:
Rất nhiều đô thị của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi do

hoạt động khai thác than, tuyển than và vận chuyển than gây ra, như Hòn Gai, Cẩm Phả,
Uông Bí,…
Ở tất cả các công đoạn sản xuất mỏ đều sinh ra bụi. Theo thống kê, khi khai thác 1000
tấn than ở mỏ hầm lò tạo ra 11-12 kg bụi, còn ở mỏ lộ thiên mức độ này gấp 2 lần.Ở các mỏ
lộ thiên, nồng độ bụi quanh máy xúc khi làm việc lên tới 400 mg/m3, khi phá nổ đất đá 1m3
bằng mìn nổ sinh ra 0,027-0,17kg bụi.

Page 15



Một trong nhưng ví dụ điển hình là môi trường thị xã Uông Bí, lượng bụi do sản xuất
than ở khu vực phường Vàng Danh là 750-800 tấn bụi/năm. Tổng lượng bụi do sản xuất than,
hoạt động giao thông vận chuyển than tại thị xã Uông Bí khoảng 1.900-2.200 tấn/năm. Nồng
độ bụi trung bình thường vượt tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần, thậm chí vượt đến 10 lần vào
những ngày trời hanh khô.

Page 16


-

Ô nhiễm khí độc, khí nổ.
Trong nhiều năm nay, Hoạt đông khai thác, gây nổ mìn khiến một lượng lớn khí độc

thoát ra từ các vỉa than và đất đá bao quanh như mêtan, butan sunfuahidro, cacbonoxit...Theo
thống kê, lượng khí độc, khi nổ tại Quảng Ninh năm 2005 lên tới 23,857 triệu m3 và dự kiến
tới năm 2020 lượng này lên tới 27,777 triệu m3, vượt mức cho phép. Tại các khu sàng,
nghiền chế biến than lại sảy ra quá tŕnh oxy hóa làm suy giảm lượng ôxi cần thiết để hô hấp
ảnh hưởng trực triếp tới các công nhân, và đồng thời làm môi trường không khí bị ô nhiễm
một khoảng rộng lớn. Sức khỏe người dân không đảm bảo. Nhiều cây cối không thể sống trên
những vùng khai thác than này.
-

Ô nhiễm tiếng ồn.

Ngoài các dạng ô nhiễm đã nêu ở trên, hoạt động khai thác còn gây ô nhiêm tiếng ồn
nghiêm trọng. Tại các mỏ lộ thiên, các máy khoan, bãi nổ mìn, xe vận tải cỡ lớn, các băng tải,
búa hơi, máy gò... là nguồn gây ra tiếng ồn chủ yếu.
Trong hầm lò, độ ồn cao do âm thanh từ tiếng xe goòng, máy khoan không thể phát
tán trong đường hầm. Các công nhân tại đây phải chịu tiếng ồn liên tục trong suốt thời gian

làm việc, nhiều công nhân mắc các bệnh về tai, họng...
Ra khỏi các khu khai thác, các xe tải vận chuyển than qua các trục đường quốc lộ cũng
khiến người dân phải chịu hàng ngày.

Hoạt động khai thác không chỉ gây ô nhiễm không khí và nước ngầm, mà nó còn
khiến nhiều khu danh lam thắng cảnh chịu những tác động không nhỏ. Vì vậy cần có
những giải pháp khác phục ô nhiễm để khai thác một cách lâu dài, giảm thiểu ảnh hưởng
tới người dân.
4. Biện pháp


Công nghệ khai thác.

Đối với mỏ khai thác hầm lò:
-

Đẩy mạnh việc cơ giới hóa trong việc đào lò xây dựng cơ bản.

Page 17


-

Tăng chiều dài lò chợ lên 200-300m khi nấu than bằng máy liên hợp; tăng chiều cao
khấu đến 3m khi chống bằng cột thủy lực đơn và 4m khi dùng dàn chống, tăng chiều
dài theo phương một cánh khu khai thác lên 500-700m.

-

Cơ giới hóa việc chống lò chợ bằng cột thủy lực đơn- xà khớp và giá thủy lực.


-

Cơ giớ hóa khấu than ở lò chợ ngắn. Đối với các vỉa dốc mở rộng áp dụng Hệ thống
khai thác lò dọc vỉa phân tầng, sử dụng lỗ khoan đường kinh lớn.

-

Đồng bộ hóa khâu vận tải trong các đường lò vận tải chính, đua vào áp dụng công
nghệ vận tải liên tục.

Đối với mỏ khai thác lộ thiên:
-

Duy trì mở rộng tối đa biên giới khai thác lộ thiên và chu vi ruộng mỏ tại các khu vực
cho phép, đặc biệt là các cụm mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả như: Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao
Sơn...

-

Tiếp tục đổi mới đồng bộ thiết bị của dây truyền khai thác hiện nay, theo hướng sử
dụng các loại động cơ công suất lớn như máy khoan xoay đập thủy lực, đường kính lỗ
khoan đến 250 - 300mm, máy xúc có dung tích gàu lên tới 12 - 15 m3, ô tô tự đổ tải
trọng 90 - 120 tấn, sử dụng máy xúc thủy lực gàu ngược có dung tích 2,5 - 4,5 m3 và ô
tô khung động có tải trọng 30 - 40 tấn để đào hào khai thông, tháo khô đáy mỏ, khai
thác chọn lọc và vận chuyển than.

-

Áp dụng thử nghiệm công nghệ khai thác chọn lọc các vỉa than mỏng từ 0,3 - 1 m

bằng máy xúc thủy lực.

-

Tiếp tục áp dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng để nâng cao góc dốc bờ công
tác lên 25 - 27 độ.

-

Đưa vào áp dụng công nghệ vận tải liên tục (băng tải) để tăng năng suát vận tải, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.

-

Hoàn thiện công nghệ phá vỡ đất đá bằng máy xới và nổ mìn trong môi trường nước.

Page 18




Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

Đối với ô nhiễm nguồn nước
-

Nạo vét song suối đã bị bồi lấp.

-


Xử lý nước thải và nước mặt đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thai vào khu vực.

-

Áp dụng các biện pháp chống lượng nước thải thẩm thấu vào bãi thải cũng như giảm
tối đa lượng nước thải tồn đọng trong bãi thải như:


Công nghệ rải lớp sét phủ toàn bộ moong và bờ lộ thiên;



Công nghệ sử dụng lớp chống thấm bằng vật liệu HPDE kết hợp rải sét dưới đáy
moong và bờ mỏ lộ thiên;



Công nghệ sử dụng lớp chống thấm bằng vật liệu HPDE kết hợp rải sét dưới đáy
moong và một phần bờ mỏ lộ thiên và kết hợp bơm thoát nước.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi:
-

Phun tưới nước đường vận tải trong mỏ.

-

Phun tưới nước có trộn chất phụ gia hóa học ở các điểm phát thải bụi.

-


Bê tông hóa đường vận chuyển đất đá.

-

Dùng Xyclon và các thiết bị lọc bụi tĩnh điện trong các nhà máy sàng tuyển.

-

Hệ thống thông gió phù hợp trong các hầm lò.

-

Trồng các giải cây xanh bên đường.

Page 19


III. Dầu mỏ:

1.Khái niệm
a) Khái niệm
Dầu mỏ được hình thành cách đây hàng triệu năm do sự phân giải của các phiêu sinh
thực vật, phiêu sinh động vật. Sự lắng kết của các loại sinh vật kể trên cùng với sự liên tầng
của các sa thạch và đá vôi khiến cho dầu mỏ được hình thành và giữ lại trong lòng đất.
b) Mỏ dầu ở Việt Nam
Trữ lượng dầu của Việt Nam tính đến 31/12/2004 cho 24 mỏ có khả năng thương mại
vào khoảng 402 triệu tấn.
Trữ lượng dầu được tăng hàng năm rất nhanh kể từ năm 1988 sau khi phát hiện dầu
trong móng nứt nẻ trước Đệ Tam ở mỏ Bạch Hổ. Năm 1988, trữ lượng ước tính vào khoảng

113 triệu tấn (860 BSTB) dầu có khả năng thu hồi. Sau thời gian trên 10 năm đã được bổ sung
vào nguồn trữ lượng khoảng 289 triệu tấn nâng tổng số trữ lượng dầu đến 31/12/2004 đạt 402
triệu tấn.

Giàn khoan trên biển đông
Page 20


Việt Nam đã có những bước thăm dò nguồn dầu khí từ 2 miền Nam-Bắc kể từ năm 1975, do
hoàn cảnh chiến tranh nên chưa thực hiện đc việc khai thác. Sau khi đất nước thống nhất, hoạt
động dầu khí được đầu tư phát triển và đến năm 1986, Việt Nam đã có những dòng dầu đầu
tiên. Đến nay các nhà địa chất Việt Nam và quốc tế đã xác định thềm lục địa Việt Nam có các
bể trầm tích có triển vọng dầu khí : Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Ma
lay – Thổ Chu, Tư Chính – Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa.
Những bể trầm tích thuộc vùng nước sâu, xa bờ và nhạy cảm về chính trị, Việt Nam chưa triển
khai thăm dò tìm kiếm dầu khí. Hiện có 4 bể trầm tích : Cửu Long, Nam Côn Sơn, Ma lay –
Thổ Chu và sông Hồng gồm cả đất liền (miền võng Hà Nội) đã phát hiện và đang khai thác
dầu khí.

2. Vấn đề khai thác dầu ở Việt Nam
Dầu mỏ là lĩnh vực nóng, tác động mạnh đến kinh tế và chính trị thế giới. Mỹ không rời mắt
khỏi nguồn tài nguyên này. Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) đã thống kê dữ liệu liên
quan đến dầu mỏ của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Theo đó, trữ lượng dầu mỏ của
Việt Nam hiện nay là 600 triệu thùng, số liệu này không thay đổi kể từ năm 1997, khác xa số
liệu của Petro Việt Nam là 524 triệu m 3 = 3.296 tỉ thùng, và số liệu dự báo của VITRA là 699
triệu m3 = 4.39 tỉ thùng. Căn cứ trên các số liệu này, thời gian còn lại để Việt Nam khai thác
dầu với tốc độ hiện nay theo Petro Việt Nam là 25.8 năm, còn theo EIA chỉ hơn 4 năm nữa
Việt Nam sẽ cạn dầu.
Page 21



Page 22


Page 23


 Mỏ Bạch Hổ

Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa nước ta, là nguồn cung cấp dầu chủ yếu cho
Việt Nam hiện nay, nằm phía đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu 145km. Mỏ có trữ lượng
khoảng 300 triệu tấn và được khai thác thương mại từ giữa năm 1986.
Đơn vị khai thác mỏ này là Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro)
thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Mỗi ngày Vietsovpetro khai thác được từ
mỏ này 38.000 tấn dầu thô, chiếm đến 80% sản lượng dầu thô của Việt Nam.
Dầu thô Bạch Hổ thuộc loại phẩm chất tốt, dễ lọc, gọi là "dầu ngọt", vì nó chứa ít chất lưu
huỳnh, tác hại mài mòn dụng cụ rất thấp, giá bán rất cao trên thị trường quốc tế.
Từ mỏ này có đường ống dẫn khí đồng hành vào bờ cung cấp cho nhà máy khí hóa
lỏng Dinh Cố, nhà máy điện Bà Rịa và Trung tâm điện lực Phú Mỹ cách Vũng Tàu 40 km.
Mỏ Bạch Hổ hiện đang khai thác bằng chế độ tự phun, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế
nước nhà.
Tuy nhiên, theo thống kê, sau hơn 20 năm, sản lượng dầu thô Bạch Hổ đang giảm
mạnh. Năm 2009, sản lượng dầu thô khai thác được vào khoảng 5,4 triệu tấn nhưng con số
này chỉ là 3,81 triệu tấn vào năm 2012. Dự kiến, năm 2013 sẽ khai thác khoảng 3,43 triệu tấn
dầu thô.

Page 24


 Mỏ Sư Tử Đen


Mỏ Sư Tử Đen có độ sâu 52m nước, thuộc lô 15.1 thềm lục địa Việt Nam, trong vùng
biển Vũng Tàu. Sư Tử Đen được phát hiện vào tháng 8/2000 và được Công ty Cửu Long JOC
đưa vào khai thác từ ngày 20/10/2003.
Cửu Long JOC là công ty liên doanh điều hành chung tại Việt Nam được thành lập
theo hợp đồng Dầu khí lô 15-1 ký ngày 16/9/1998 giữa bên Việt Nam là Tổng công ty Thăm
dò - Khai thác Dầu khí (PVEP, thuộc PVN, tỷ lệ 50% cổ phần) với các công ty nước ngoài
gồm: Công ty dầu khí ConocoPhillipsCuu Long Limited (UK - 23,25%), Tổng công ty Dầu
khí Quốc gia Hàn Quốc (KNOC - 14,25%), Công ty SK (Hàn Quốc - 9%) và Công ty
Geopetrol (Monaco – 3,5%).
Ước tính sản lượng khai thác ban đầu vào khoảng 60.000 thùng dầu/ngày. Phục vụ
việc khai thác mỏ Sư Tử Đen là tàu dầu Cửu Long M/V 9 có sức chứa 1 triệu thùng dầu và có
thể xử lý 65.000 thùng dầu/ngày. Sau 1 năm triển khai hoạt động khai thác dầu tại mỏ Sư Tử
Đen, Cửu Long JOC đã khai thác được trên 27 triệu thùng dầu thô (tương đương 3,6 triệu tấn)
và đạt doanh số xuất khẩu kỷ lục 1 tỷ USD.
Tuy nhiên theo Cửu Long JOC, sản lượng tại mỏ này hiện chỉ còn 50.000 thùng ngày
và mức sản lượng này có thể duy trì trong một hoặc hơn một thập kỉ tới.

Page 25


×