Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Ứng dụng ngôn ngữ tư duy (NLP) vào cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.76 MB, 56 trang )


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NLP & ỨNG DỤNG6
1. Lập trình ngôn ngữ tư duy là gì?
7
2. Các cấp độ về ứng dụng và giải quyết vấn đề
8
3. Làm thế nào để thay đổi niềm tin & hệ thống niềm tin bằng NLP
9

CHƯƠNG II. ỨNG DỤNG NLP TRONG CÔNG VIỆC14
1.1. Ứng dụng trong lập danh sách công việc
15
1.2. Ứng dụng trong hình dung tưởng tượng để tăng năng suất làm việc
16
1.3. Ứng dụng để giảm thiểu tính trì hoãn
16
1.4. Ứng dụng để giúp tăng mức độ dễ dàng trong khi làm việc
20
1.5. Ứng dụng để kích thích niềm yêu thích đối với công việc
21
1.6. Ứng dụng để tạo sự nhiệt tình & hiện diện 100% khi làm việc
22
1.7. Ứng dụng để lên kế hoạch & sắp xếp ưu tiên công việc
23
1.8. Ứng dụng để tăng khả năng giao tiếp & thương lượng
23
1.9. Ứng dụng để giao quyền & góp ý


24

CHƯƠNG II. ỨNG DỤNG NLP TRONG ĐỜI SỐNG MỐI QUAN HỆ25
3.1. CHƯƠNG TRÌNH TÂM THỨC
26
#1. Xu hướng khái quát lên & chi tiết hóa (chunk up/chunk down)
26
#2. Xu hướng người kết nối & người kém kết nối (matcher & mismatcher)
26
#3. Người V- A – K - AD
27
#4. Người hướng bên trong/bên ngoài (uptime/downtime)
27
#5. Người lí trí/người đa cảm
28
#6. Người tích cực/người tiêu cực
28
#7. Người kiên định/người linh hoạt
28
#8. Người tập trung tại sao - nguồn gốc/người tập trung làm thế nào - giải pháp
28
#9. Người hướng kết quả – người tránh xa
29
#10. Người tìm kiếm sự an toàn quá khứ – người tìm kiếm khả năng tương lai
29
#11. Người theo quy trình/người linh hoạt
30
#12. Người kiểm soát/người thích ứng
30
#13. Người vận hành theo hệ cần thiết/khả năng cao/khả năng thấp/khao khát

30
#14. Người đặt giá trị cao lên con người/địa điểm/vật chất/hoạt động/thời gian/thông tin
31
#15. Xu hướng hoàn hảo/tối ưu/nghi ngờ
32
#16. Xu hướng tự lập/phụ thuộc/lãnh đạo
33
#17. Xu hướng số lượng/chất lượng
34
3.2. MỐI QUAN HỆ THÔNG QUA 4 KIỂU NGƯỜI V – A – AD - K
35
3.3. MỘT SỐ QUY TRÌNH ĐƠN GIẢN ĐỂ GIÚP BẠN CẢI THIỆN MỐI QUAN HỆ CỦA MÌNH
37
3.3.1. Ứng dụng để hàn gắn mối quan hệ
37
3.3.2. Quy trình Perceptual Position
38
3.3.3. Sử dụng quy trình hình dung tưởng tượng
39
3.3.4. Sử dụng những danh từ hoặc thứ gì đó gắn liền tạo ra cảm xúc tích cực tự động
39

CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG NLP TRONG RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG41
3.1. QUY TRÌNH KIẾN TẠO HÀNH VI MỚI
42
3.2. QUY TRÌNH MÔ PHỎNG & TÌM KIẾM LẠI NHỮNG KHOẢNH KHẮC XUẤT CHÚNG
45




CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG NLP TRONG PHÁT TRIỂN SỨC KHỎE BẢN THÂN47
Ứng dụng để lập trình lại những niềm tin tiêu cực về sức khỏe
49
Lưu ý về chăm sóc bộ não
50
Tự ám thị những điều tích cực hàng ngày
51
Sử dụng cơ thể một cách thông minh
52
Bí quyết đơn giản nhưng cực kỳ tốt cho sức khỏe & cuộc sống
53
Kiếm soát chế độ ăn uống! thân tâm bạn chính là những gì bạn ăn vào!
54
LỜI KẾT

55



3


LỜI MỞ ĐẦU
Nhắm mắt lại và tự nói với bên trong mình theo một âm lượng to dần rằng: “Tôi là một người
tuyệt vời. Tôi là một thiên tài.” Hãy tiếp tục nói nó trong tâm trí của mình và đồng thời tăng âm
lượng, tốc độ giọng nói lên +5, +7, +9, +10,... tăng lên cho đến khi nào bạn có thể hét lên trong
tâm trí mình... trong tầm khoảng 30s.
Hãy cho phép mình dành ra 30s để thực hành ngay bài tập này & bạn hãy cảm nhận sự khác
biệt ngay tức thì của cơ thể - tâm trí của bạn.
Bây giờ cảm giác của bạn như thế nào?

Tôi tin chắc rằng nếu như bạn thực hành bài tập này nghiêm túc, bạn sẽ thấy toàn bộ cơ thể
bạn đứng thẳng dậy, hơi thở bạn sâu hơn, bạn cảm thấy tỉnh táo & tràn đầy năng lượng hơn lúc
ban đầu. Đây là một trong những kỹ thuật có tác dụng rất nhanh chóng, rất hiệu quả trong NLP
– ngành khoa học Lập trình ngôn ngữ tư duy. Bài tập đơn giản này là một trong những công cụ
có thể đánh thức bạn dậy vào mỗi buổi sáng, khiến cho bạn cảm thấy tỉnh táo hơn khi đang đi xe,
giúp bạn trở nên tự tin hơn, xóa bỏ đi những cảm giác tự ti và những giọng nói nhỏ tiêu cực trong
tâm trí mình một cách nhanh chóng. Điều quan trọng, khi bạn thực hành nó và biến nó thành
một thói quen ngày từng ngày bạn áp dụng nó thì tôi có thể khẳng định rằng một kỹ thuật nhỏ như
thế này thôi cũng có thể tạo nên một sự chuyển biến tích cực TO LỚN trong toàn bộ cuộc đời bạn.
Đây là quyển sách mà tôi muốn viết nó ra để chia sẻ với bạn những trải nghiệm cũng như
những ứng dụng thần kỳ của NLP mà trong những năm tôi học NLP và quan sát NLP thể nghiệm

4


được. Một trong những lý do khởi nguồn của quyển sách này cũng chính là vì một thực trạng diễn
ra rất nhiều trong cộng đồng NLP. Khi rất nhiều người sau khi học NLP, họ không duy trì được
nguồn năng lượng kỳ diệu vốn có trong cơ thể mình cũng như không làm thế nào để biến việc ứng
dụng, thực hành NLP trở thành một thói quen giúp cải thiện năng suất làm việc, tình yêu thương
trong các mối quan hệ & chất lượng cuộc sống của mình ngày từng ngày. Đồng thời, hiện nay tài
liệu về NLP bằng Tiếng Việt ở Việt nam tương đối hiếm, hầu như không có một quyển sách hay tài
liệu nào đủ chuyên sâu để giúp cho tất cả những bạn chưa biết đến NLP có thể tiếp cận NLP một
cách hiệu quả, hay cho những bạn đã học NLP rồi có thể ứng dụng, nghiên cứu thêm.
Đấy là một trong những lý do để mình có thể nỗ lực hoàn thành quyển sách này với trải nghiệm
và những kiến thức mình nghiên cứu được trong những năm học NLP. Hy vọng quyển sách này sẽ
là một cuốn cẩm nang để giúp cho tất cả những ai có duyên sở hữu nó, trang bị được một bộ vũ
khí, một bộ công cụ có sẵn, luôn luôn bên mình để đối mặt & vượt qua bất kỳ khó khăn hay thử
thách trong cuộc sống này để vươn đến những đỉnh cao vinh quang, đỉnh cao giàu có, đỉnh cao
khỏe mạnh và đặc biệt là đỉnh cao của sự giác ngộ cuộc đời.
Tác giả

Bill Nhật

5


CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN VỀ NLP & ỨNG DỤNG
“Hành động như thể là bạn đã đạt được nó rồi”
_NLP_

Đặt tay lên ngực, hít một hơi thở thật sâu & tự ám thị:
“Cứ mỗi khi đọc sách thì tinh thần tôi lập tức trở nên vô cùng vui sướng & tập trung. Ngay
kể cả khi tôi có rất ít thời gian để đọc thì tôi vẫn nắm bắt được toàn bộ ý chính của quyển sách
một cách nhanh chóng”
Đây là một trong những nghi lễ ám thị trước khi đọc sách của một người mà tôi rất ngưỡng
mộ. Một người đã truyền cho tôi rất nhiều cảm hứng khi viết quyển sách này, một người theo
chủ nghĩa hành động, thực hành & ứng dụng triệt đệ tất cả những bài học trong cuộc sống
trong bất kỳ lĩnh vực nào. Một người đọc sách rất nhanh và cực kỳ tập trung khi đọc sách hay
làm bất kỳ điều gì. Điều tra rõ thì tôi mới thấy họ có cả những quy trình đọc sách để giúp họ
đưa vào trạng thái đọc sách cũng như không cảm thấy buồn ngủ trong quá trình đọc sách.
Bước 1: Họ cầm quyển sách đặt lên bàn và loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng trong quá trình
đọc hết mức mà họ có thể.
Bước 2: Thay vì ngồi xuống đọc luôn thì họ ngồi xuống và lật nhanh toàn bộ quyển sách.
Bước 3: Sau khi tua nhanh qua toàn bộ quyển sách và xác định mục tiêu hôm nay họ phải
đọc, hoàn thành thì họ đứng dậy về phía sau. Trong khi đang đứng, họ hít một hơi thở thật
sâu, vặt khớp cả 2 tay, cổ và chân. Nới lỏng cúc áo. Toàn bộ quá trình giống như họ chuẩn bị
đánh nhau với một ai đó. Họ tập trung vào đối thủ ở đây là quyển sách.
Bước 4: Họ bổ nhào vào quyển sách và bắt đầu đọc một cách tập trung, quyết tâm cao. 3
bước đầu đơn giản như vậy thôi nhưng đó chính là cách để họ duy trì được nguồn năng lượng,
kích thích được hoocmon năng lượng tiết ra, tạo được một lực đà để giúp họ theo đuổi từ đầu

đến cuối cũng như tránh được một cách tối đa cảm giác nhàm chán, buồn ngủ trong quá trình
đó.
Đơn giản vì khi bạn đang chuẩn bị đánh nhau với một ai đó, bạn sẽ không bao giờ để cảm
giác buồn ngủ làm phiền được nữa.
Nếu như bạn vẫn đang băn khoăn về quy trình đọc sách lạ lẫm này, bạn có thể ứng dụng nó
ngay vào bây giờ và đối với bất kỳ quyển sách nào bạn muốn đọc mà trước đó bạn cảm thấy do
dự, trì hoãn đọc nó.
Đây cũng là một trong những quy trình NLP ứng dụng vào việc đọc sách. Đơn giản vậy thôi,

6


nhưng nếu bạn biến nó trở thành một thói quen trong việc đọc sách thì chắc chắn nó sẽ giúp
bạn thay đổi rất rất nhiều chất lượng đọc sách của mình.

1. Lập trình ngôn ngữ tư duy là gì?

Nhiều trong số các bạn có thể đã biết qua NLP hay thuật ngữ “Lập trình ngôn ngữ tư duy” ở
đâu đó. Tuy nhiên, rất ít bạn biết được nguồn gốc xuất phát của nó như thế nào. Trong vài phút
sắp tới thì tôi sẽ giới thiệu cho bạn vài nét tổng quan về quá trình ra đời của ngành khoa học
NLP – Neuro Linguistic Programming này.
NLP được thành lập bởi 2 nhà đồng sáng lập chính thức của nó là Richard Bandler và John
Grinder vào những năm 1970s. Lúc đó, Richard Bandler là một sinh viên của trường ĐH California, thời đó, Bandler cũng đã có rất nhiều kinh nghiệm về tâm lý trị liệu nhờ vào việc làm
trợ lý kiểm tra các công trình nghiên cứu tâm lý của một số nhà trị liệu như Fritz Perls và hỗ
trợ một vài giảng viên của trường thời đó, đồng thời, Bandler cũng dẫn dắt một nhóm về trị liệu
Gestalt thời đó. Lúc đó, John Grinder là một giảng viên ở trường, và ông nói với Bandler rằng
ông có thể giải thích hầu hết mọi câu hỏi và nhận xét của Bandler bằng một kỹ thuật chuyển
đổi ngôn từ mà ông có vì Grinder là một chuyên gia về ngôn ngữ. Sau đó, họ hợp tác với nhau
tạo ra một số công trình để mô phỏng hóa, mô hình hóa những kỹ thuật rất đặc biệt của một số
nhà trị liệu, dựa trên một số mối quan hệ của họ, họ được gặp một số nhà trị liệu thời đó như

Gregory Bateson, Milton Ericksson, Virginia Satir... tạo nên nền tảng hình thành nên ngành
NLP – Lập trình ngôn ngữ tư duy.
Nguyên lý nền tảng của NLP xuất phát từ ý niệm “mô phỏng hóa” những quy trình, màn
trình diễn xuất chúng của người khác, biến nó thành những quy trình từng bước từng bước để
từ đó có thể chuyển giao một cách dễ dàng cho người khác hoặc giúp người khác đạt được cùng
một kết quả trong một thời gian ngắn hơn với mực độ hiệu quả tối ưu hơn.
Mặc dù, có rất nhiều nhà khoa học phản bác NLP và những lý thuyết của nó nhưng thực tế
rằng NLP đã tồn tại và được phát triển ngày từng ngày bằng những học trò cực kỳ ưu tú sau
từng giai đoạn biến nó trở thành một ngành khoa học rất linh hoạt, hướng tới trải nghiệm và
hiệu quả. Và rất nhiều bằng chứng đã chứng minh là nó đã thay đổi được rất nhiều con người,
giải quyết được hàng loạt vấn đề về tâm lý với những bằng chứng hết sức thuyết phục trong
thời gian vừa qua.
Nền tảng những phương pháp của NLP có thể giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề
thường trực như hàn gắn các mối quan hệ, định hướng mục tiêu, xóa bỏ nỗi sợ hãi độ cao, sợ
bóng đêm, sợ ma, hình thành nên các thói quen mới, nâng cao kỹ năng, tăng cường tốc độ rèn
luyện một kỹ năng mới, hỗ trợ thiết lập kế hoạch, định hướng tầm nhìn, cải thiện chất lượng
sức khỏe, cuộc sống toàn diện.... Tất nhiên việc chữa lành và giải quyết được những vấn đề đó
NLP có thể hỗ trợ giúp người có vấn đề đẩy nhanh quá trình chữa lành được mình, còn việc
chữa lành 100% và dứt khoát toàn diện nó, nó còn phụ thuộc vào người có vấn đề kiên trì thực
hành các quy trình & có một mong muốn, ý chí trong việc triệt tiêu vấn đề đó. Nhưng chắc
chắn bằng những quy trình của mình, NLP có thể giúp người có vấn đề chạm được đến với
trạng thái mong muốn với một tốc độ nhanh hơn và có định hướng rõ ràng hơn rất nhiều lần.
Đối với tôi, trong gần 3 năm tiếp xúc NLP, thì bộ môn này cũng đã giúp tôi rất nhiều. Tôi
cũng như rất nhiều người trong cộng đồng NLP đã thực sự thay đổi và chuyển biến rất nhiều
về hướng đi cuộc đời cũng như những tư duy, cách nhìn đối với bất kỳ vấn đề, nghịch cảnh hay
khó khăn nào trong cuộc sống. Thực tế NLP mang lại cho chúng tôi một bầu trời mới với tư duy
tích cực hơn & thoải mái hơn, nhiều lựa chọn hơn trong cuộc đời mình.
7



Trong 3 năm nghiên cứu, tìm hiểu cũng như theo học một số bậc thầy về NLP trong và ngoài
nước, tôi đã từng chứng kiến khá nhiều người thay đổi thực sự chỉ sau một vài giờ trị liệu, sử
dụng quy trình NLP. Có những người rất sợ máu, sợ thằn lằn, sợ nhện, sau một ca trị liệu, họ
thậm chí còn có thể sờ vào máu, bắt thằn lằn... để chơi đùa mà không còn cái cảm giác sợ đã
bám víu lấy họ trong suốt rất nhiều năm trước. Có những bạn có mối quan hệ rất xấu với bố
mẹ, sau một vài giờ trị liệu, họ lấy ngay máy điện thoại ra và gọi về xin lỗi bố mẹ của mình. Có
những người cực kỳ thiếu tự tin trong việc nói chuyện với bạn gái hay bố mẹ, sau 30 phút nói
chuyện và làm một số quy trình nhanh chóng, họ cũng có thể gọi luôn bố mẹ, người yêu mà nói
những thứ mà từ trước đến giờ thậm chí đến suy nghĩ họ cũng chưa dám nghĩ đến nó.
Thực tế thì mọi vấn đề trong cuộc sống này đều phụ thuộc vào góc nhìn của bạn, trạng thái
của bạn và mức độ tuôn chảy năng lượng trong cơ thể bạn. Hầu như nếu như bạn gặp vấn đề
thì thứ nhất, bạn đang tập trung hoàn toàn tâm trí của mình vào vấn đề đó, và như vậy thì bạn
chỉ khiến vấn đề TO ra mà thôi.
Thứ hai, bạn đang tự giao tiếp, định hướng toàn bộ nguồn năng lượng của mình vào ngõ cụt
hay sự ách tắc của vấn đề đó, thì đương nhiên, bạn cũng không thể nhìn được ánh sáng của giải
pháp được. Nếu như bất kỳ một điểm huyệt hay điểm thần kinh nào bị ách tắc năng lượng, cảm
xúc thì bạn sẽ gặp vấn đề vì đó.
NLP cung cấp cho chúng ta những công cụ, quy trình, tư duy, góc nhìn để nhìn vượt lên vấn
đề, khai thông những ách tắc đó. Từ đó, tư duy chúng ta mở ra, góc nhìn chúng ta rộng hơn,
chúng ta sẽ thấy và sẽ đưa ra quyết định hành động, làm những thứ mà trước kia chúng ta vô
tình bị che mất trong tâm trí. Hầu hết các quy trình NLP đều tác động vào tâm trí của bạn và
nối kết những mối nối thần kinh trong tâm trí của bạn mà trước đó nó chưa được đánh thức
hay chưa được tác động vào. Thông qua sự lặp đi lặp lại kèm cảm xúc & năng lượng thì các mối
nối kết đó sẽ được liên kết mạnh hơn với nhau và hình thành nên những thói quen, mô thức tư
duy mới, từ đó bạn sẽ hành động khác đi.
Hầu hết bạn không biết làm điều gì đó hay gặp ách tắc điều gì đó là do các mối nối thần kinh
trong bộ não của bạn ở các phần khác nhau phụ trách việc giải quyết vấn đề đó chưa được móc
nối với nhau mà thôi. Thông qua quá trình đơn giản như hình dung tưởng tượng về kết quả
đích mà bạn muốn, dần dần đủ lâu, các mối nối đấy sẽ được hình thành vì tiềm thức trong bạn
không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Nếu như bạn không biết vẽ nhưng ngày nào bạn

cũng tưởng tượng và tin rằng bạn vẽ đẹp thì sau 3 tháng, 6 tháng, 1 năm dần dần bạn sẽ biết vẽ
và vẽ đẹp hơn những gì mà bạn nghĩ bạn có thể vẽ được. Đây cũng chính là sức mạnh của câu
nói hay một triết lý rất hay của NLP “Hành động như thể là bạn đã đạt được nó rồi”.

2. Các cấp độ về ứng dụng và giải quyết vấn đề

Việc ứng dụng để giải quyết vấn đề cũng là một quá trình có rất nhiều cấp bậc hướng đến
đối tượng khác nhau. Chúng ta ứng dụng nó để giải quyết vấn đề ở cấp bậc môi trường xung
quanh của mình. Chúng ta ứng dụng để giải quyết vấn đề hành vi mà chúng ta tương tác đối
với môi trường của mình. Chúng ta ứng dụng nó để giải quyết vấn đề về năng lực và chiến lược
mà chúng ta định hướng, dẫn dắt hành vi của mình. Ứng dụng để giúp chúng ta thay đổi trong
niềm tin và hệ thống giá trị của mình để từ đó chúng ta truyền động lực và củng cố những hệ
thống và bản đồ dẫn dắt của chúng ta. Ứng dụng để giúp chúng ta có được sự thay đổi & giải
quyết các vấn đề ở cấp bậc “nhân dạng” từ đó chúng ta chọn lựa những giá trị và niềm tin để
sống. Ứng dụng để giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ của chúng ta với những
thứ lớn lao hơn chúng ta, những thứ mà chúng ta gọi là tâm linh – vũ trụ.

8


Quyển sách này sẽ giới thiệu cho các bạn những kỹ thuật, quy trình đơn giản để giúp các
bạn nắm được tổng quan cách thức thay đổi ở một vài cấp độ khác nhau. Từ đó, bạn có thể ứng
dụng nó vào trong cuộc sống của mình ở trong bất kỳ lĩnh vực nào mà các bạn mong muốn.
Thực tế, có những quy trình bản chất giống nhau nhưng có thể được ứng dụng vào rất nhiều
vấn đề để giúp bạn có thể cải thiện được hầu hết những lĩnh vực trong cuộc sống của mình. Đó
sẽ là những quy trình hết sức đơn giản thôi, không hoa mỹ hay phức tạp nhiều bước, nhưng
nếu chúng ta ứng dụng nó ngày từng ngày vào cuộc sống của mình trở thành một thói quen thì
chắc chắn nó sẽ là những kỹ thuật thay đổi cuộc đời – thay đổi vận mệnh. Điều quan trọng đối
với một vài kỹ thuật không phải nó là phức tạp hay đơn giản, điều quan trọng là nó tạo ra cho
bạn những kết quả mà bạn khat khát nhất cũng như tạo ra giá trị cho người khác ở trong quy

trình đó. Điều quan trọng là bạn hoàn toàn kiểm soát được nó, thực hành được nó, định hướng
được chính vương quốc kỳ diệu của chính bạn để bạn có thể tạo ra chính xác những điều mà
bạn muốn.
Ở thời đại ngày nay của chúng ta, đôi khi tiền bạc không còn mức độ thống trị như trước
đó nữa, cái quan trọng bạn có chính là những quy trình kỳ diệu để có thể chuyển hóa bản thân
bạn và người thân của bạn cũng như toàn bộ cộng đồng. Tuy nhiên, nắm được quy trình cũng
chưa là điều gì to tát. Các bậc thầy hay chuyên gia về NLP chưa hẳn đã có thể thay đổi chính
bản thân họ. Điều quan trọng hơn đó nữa chính là hành động, chỉ duy nhất hành động thì mới
giúp bạn có thể vượt lên tất cả cũng như giải quyết được những vấn đề của mình và giúp bạn
đạt được bất kỳ điều gì mà bạn muốn.
Cái chúng ta làm trong cuộc đời được quyết định bởi cách chúng ta giao tiếp với bản thân
mình. Giống như một bậc thầy về ứng dụng NLP là Tony Robbins đã nói “Chất lượng cuộc đời
của chúng ta chính là chất lượng giao tiếp của chúng ta.” Cái chúng ta hình dung và nói với bản
thân mình, cách chúng ta di chuyển và sử dụng cơ thể của mình và khuôn mặt của mình sẽ
quyết định được mức độ thực hành cũng như chất lượng cuộc sống của chúng ta.

3. Làm thế nào để thay đổi niềm tin & hệ thống niềm tin bằng NLP

Tại sao mình lại đưa phần này vào ngay chương đầu tiên này. Bởi vì trong tất cả những ứng
dụng của NLP đây thực sự là một trong những ứng dụng tuyệt vời nhất, có sự thay đổi con
người tốt nhất nếu biết cách sử dụng nó. Hầu như sau “nhân dạng” thì niềm tin là một thứ mà
nó kiểm soát cũng như dìu dắt toàn bộ hoạt động sống, con đường sự nghiệp của bạn. Niềm tin
cũng giống như một dạng thôi miên.
Có một câu chuyện rằng:
Một người nông dân nuôi một chú ngựa từ nhỏ. Khi mang chú ngựa về, người nông dân đó cột
nó vào một chiếc cọc khá nhỏ, tuy nhiên cũng đủ để cột chú ngựa con lại. Trong những ngày đầu
tiên cột chú ngựa đó lại, chú ngựa dằng xé, đòi thoát khỏi khúc cọc đó, tuy nhiên, nó không thể nào
mà dứt ra khỏi được. 5 ngày, rồi 7 ngày, rồi 1 tháng, chú ngựa không thể vứt ra được chiếc cọc đó.
Khi chú ngựa đã được 4, 5 năm tuổi, khi mà nó đã rất lớn. Chú ngựa này nó vẫn được cột vào
chiếc cọc nhỏ như xưa. Tuy nhiên, nó không bao giờ dám nghĩ là nó có thể kéo nổi chiếc cọc đấy

lên bởi vì một niềm tin gắn quá sâu vào tâm trí chú ngựa rằng: “chú không bao giờ có thể dằng ra
được khỏi chiếc cọc đó”, đến nỗi mà chú còn không hề nghĩ đến việc thoát ra khỏi nó vì chú nghĩ
là không thể.
Trong cuộc sống của chúng ta, cũng có rất nhiều những trải nghiệm tương tự như vậy, có
những niềm tin chúng ta được cài đặt từ hồi nhỏ đến giờ mà chúng ta không hề hay biết, để đến
nỗi bây giờ nó trở thành một chương trình chạy tự động và luôn khiến cho bạn đánh giá thấp
9


tiềm năng của mình hay bạn không nghĩ là bạn có thể làm một điều gì đó mà thực tế là bạn
hoàn toàn có thể làm được. Chính những niềm tin này là những rào cản lớn nhất ảnh hưởng
đến sự tiến bộ của mọi người cũng như giới hạn không cho phép họ bứt phá lên được khỏi
những hoàn cảnh hiện tại của mình.
Vì thế cho nên, có thể phần tiếp theo đây sẽ một phần nào đó giúp bạn giải thoát được
những niềm tin giới hạn đó, để bạn có thể làm được nhiều điều hơn, khai phá được nhiều hơn
những tiềm năng vô hạn của mình. Chỉ khi bạn đánh thức nó thì nó mới trỗi dậy và sau đó,
những điều bạn làm được người đời gọi là phi thường.
Niềm tin có thể được định nghĩa là một hạt giống “tâm thức” đã trổ thành cây & phát triển
trong tiềm thức của bạn. Xét cụ thể hơn thì nó là một dòng năng lượng hay là một chuỗi nối kết
các tế bào neuron trong bộ não của bạn giữa các phần cảm xúc, lời nói, hình ảnh,..
Niềm tin cũng có 2 dạng, có những niềm tin bạn có thể “ý thức” được nó là bạn có niềm tin
như thế này, thế kia. Thông thường dạng niềm tin này là dạng niềm tin mà mình gọi nó là hạt
giống tâm thức đã phát triển thành cây vươn lên bề mặt tiềm thức lộ diện ra ý thức để bạn có
thể nhận thức được nó.
Có những niềm tin mà hầu hết là như vậy, nằm ở trong tiềm thức của bạn, nơi nó phát triển
và trở thành một phần trong con người bạn, định hướng hầu như toàn bộ hoạt động trong cuộc
sống của bạn.
Niềm tin chính là thứ năng lượng hay thứ hạt giống tâm thức truyền động lực, định hướng,
củng cố toàn bộ hướng đi & bản đồ trong cuộc sống của bạn. Đây là một trong những yếu tố
khích lệ bạn tạo ra được sự giàu có, hạnh phúc & toàn bộ những thành tựu vĩ đại trong cuộc

đời. Tuy nhiên, nó cũng chính là thứ chất xúc tác gây ra cho bạn bệnh tật, sự nghèo đói & tất cả
những thứ tiêu cực trong cuộc đời.
Và điểm đặc biệt là hầu hết nó là hạt giống tâm thức nằm trong “tiềm thức” của bạn nên nếu
như hoàn cảnh hiện tại của bạn không đúng như thứ bạn mong muốn, khó khăn, bệnh tật,
nghèo đói hay bất kỳ thứ gì tiêu cực thì bạn phải tìm cách “hiện lộ” nó ra “ý thức” của mình.
Bằng không, sẽ rất khó để bạn có thể thay đổi được hoàn cảnh hiện tại của mình mặc dù đôi
khi “ý thức” của bạn đã rất nỗ lực, rất cố gắng, nhưng kết quả thì không được như ý thức bạn
mong muốn.
Trong phần này mình sẽ giới thiệu với bạn một số những ý tưởng cũng như phương pháp
để một phần nào đó giúp bạn hiểu hơn về chủ đề này, từ đó, bằng cách nào đó cải thiện chất
lượng cuộc sống của bạn.
Bản chất của niềm tin là một hạt giống năng lượng, được bạn nuôi trồng bằng cảm xúc, bằng
suy nghĩ của bạn ngày từng ngày. Việc nuôi trồng hạt giống này chính là bằng cách bạn “suy
nghĩ về nó mỗi ngày”, bạn “hình dung tưởng tượng về nó”, bạn “kể chuyện về nó”, bạn “khẳng
định nó lại trong tâm trí của mình”, bạn “lặp đi lặp lại” những thứ tương tự nhau, dẫn đến bạn
trồng “hạt giống tâm thức đó” lớn lên thành niềm tin. Và nguyên tắc này áp dụng cho cả những
niềm tin tiêu cực và tích cực.
Niềm tin thông thường có nguồn gốc từ bên ngoài, trong thời kỳ ấu thơ của bạn, bạn được
bố mẹ bạn cài đặt cho một số câu nói ám chỉ điều gì đó dẫn đến bạn tin vào nó. Nó cũng có thể
xuất phát từ một sự kiện mà bạn trực tiếp nhìn, nghe & chứng kiến trong thực tế đời thường
nhiều lần để rồi bạn tin vào đó.
Đôi khi, có những sự kiện tạo cho bạn một cảm xúc mạnh, dù nó chỉ xảy ra một lần thôi,
trong quá trình đó, bạn giao tiếp với bản thân ở một tầng cảm xúc nào đó rất mạnh, khiến dòng
10


năng lượng đó ăn sâu vào trong đầu của bạn, được cài đặt trong bạn và nó cũng trở thành một
niềm tin của bạn.
Hay đơn giản chỉ cần bạn ngưỡng mộ một người nào đó cực kỳ nhiều, bạn nghe người đó
khẳng định một câu nói gì đó khiến bạn ấn tượng thì bạn cũng tin vào điều đó & biến nó thành

một niềm tin của chính bản thân bạn.
Hoặc cũng có thể có một câu nói ám thị gì đó, bạn lặp đi lặp lại trong đầu đủ nhiều, đến mức
nó trở thành một dòng năng lượng mạnh, bạn tạo ra được một mối nối kết những chuỗi dây
thần kinh đủ nhiều thì nó cũng sẽ trở thành một niềm tin của bạn. Hay như người ta có câu
“Hãy hành động như thể là bạn đã là một chuyên gia thì bạn cũng sẽ trở thành một chuyên gia”.
Bởi vì mỗi một lời bạn “nói”, mỗi một “hình ảnh” bạn cảm nhận, mỗi một âm thanh, cảm xúc
để bạn thể hiện được nó ra thì bạn đã phải kích hoạt hàng triệu “tế bào neuron” trong người
bạn vận hành rồi. Bạn sỡ hữu trong mình một cỗ máy gồm hàng triệu triệu công nhân chăm
chỉ, chỉ cần đợi mệnh lệnh của bạn là họ dấn thân vào làm việc một cách tự động, chăm chỉ đưa
đến những thứ mà bạn mong muốn.
Bản chất của mọi thứ là năng lượng, niềm tin là một dạng năng lượng, các tế bào vận động
trong cơ thể bạn cũng là dưới dạng năng lượng. Năng lượng tiêu cực có một mức tần số nhất
định, cũng giống như năng lượng tích cực cũng có một tần số nhất định. Nếu như suốt ngày
bạn suy nghĩ, kể chuyện, hình dung tưởng tượng những hình ảnh tiêu cực thì rõ ràng là bạn
đang thu hút và bắt nhịp với những dòng năng lượng tiêu cực đang ở trong cuộc sống này đến
gần hơn với bạn.
Cho nên, hãy cẩn thận những hình ảnh bạn hình dung, những câu nói bạn nói, những âm
thanh mà bạn nghe!

3 bước quan trọng để thay đổi niềm tin
Bước đầu tiên để bạn có thể thay đổi đó chính là bạn phải vẽ ra hoặc hình dung ra được
một trạng thái khao khát trong cuộc đời của mình. Bạn phải thực sự rõ ràng về điều bạn
muốn. Ví dụ như nếu như bạn muốn thay đổi niềm tin liên quan đến “Hút thuốc lá có hại cho
sức khỏe” và bạn muốn thay đổi nó, bạn cần hình dung tưởng tượng đến cảnh khi bạn không
còn hút thuốc lá nữa thì “cuộc sống công việc của bạn sẽ trở thành như thế nào?”, “Đời sống giải
trí của bạn sẽ như thế nào”, “Cuộc sống gia đình của bạn sẽ như thế nào?”... Làm được như thế
thì bạn đã bắt đầu đưa hàng triệu tế bào trong bộ não của bạn vận hành để mang đến cho bạn
điều mà bạn muốn rồi. Vì bộ não có một cơ chế gọi là cơ chế - Cybernetic Mechanism – đây là
một cơ chế tự điều khiển trong bộ não của bạn. Một cơ chế tự động điều chỉnh bản thân bạn
quay về trạng thái thoải mái giống như “hình ảnh nhân dạng” cá nhân của bạn.

Nếu bên trong bạn có một nhân dạng bạn là một người béo thì dù bạn có tập luyện nhiều đi
chăng nữa thì sự giảm cân bạn có được cũng chỉ là ở mức tạm thời. Bạn chỉ có thể đạt được một
cơ thể cân đối lâu dài khi và chỉ khi bạn thay đổi hình ảnh “nhân dạng” của bạn trong tâm trí
của mình. Và cách để thay đổi nó chính là hình dung tưởng tượng – lặp đi lặp lại những hình
ảnh rõ ràng về trạng thái, con người, giọng nói nhỏ mà bạn muốn trong màn hình tâm trí của
mình. Việc hình dung tưởng tượng trong màn hình tâm trí của bạn một cách rõ nét sẽ giúp cho
bạn tạo ra được một nhân dạng mới, một mệnh lệnh mới để hàng triệu tế bào trong tiềm thức
của bạn tự động vận hành để tạo ra cho bạn trạng thái mong muốn.
Có một nghiên cứu được thực hiện ở một trường đại học ở Phương tây, có một cử nhân đã
thực hiện một nghiên cứu một bài luận văn thạc sĩ vào năm 1953 về việc thiết lập mục tiêu.
11


Nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ 3% sinh viên đã viết ra bản mục tiêu cuộc đời của mình. 20
năm sau, trong năm 1973, một ai đó đã kiểm tra lại 3% sinh viên của lớp vào năm 1953 và phát
hiện ra rằng 3% những sinh viên đã viết ra mục tiêu của mình kiểm được nhiều tiền hơn tổng
cộng tất cả toàn bộ 97% sinh viên còn lại cộng lại. Đây là một ví dụ cực kỳ kinh điển về cách bộ
não sẽ sắp xếp & điều chỉnh hành vi, mối nối thần kinh của mình để đạt được mục tiêu.
Bước thứ hai:
Bạn hãy mô tả ra trạng thái hiện tại của bạn là như thế nào liên quan đến niềm tin đó, liệt kê
chúng ra giấy về cách bạn sử dụng cơ thể, cách bạn thở, cách bạn hình dung tưởng tượng, giọng
nói nhỏ thường xuyên mà bạn nói, suy nghĩ thường xuyên mà bạn cho phép bản thân rơi vào,
đồ ăn thức uống, video bạn xem, thông tin bạn đọc...
Sau đó, hãy so sánh với trạng thái tương lai mà bạn mong muốn. Từ đó, bạn cần đưa ra được
những chiến lược cộng với nguồn lực bạn sử dụng để giúp bạn tiến gần hơn đến với trạng thái
mong muốn của bạn.
Hãy đảm bảo rằng những chiến lược hay những hành động bạn đưa ra bạn phải “kiểm soát
được nó” chứ nó không phụ thuộc vào một ai khác. Và nó phải bắt đầu từ một vài hành động
nhỏ, trước khi bạn tiến đến những thứ lớn lao và đòi hỏi nhiều quyết tâm, nổ lực hơn.


Có 3 thứ điều kiện cực kỳ quan trọng mà bạn cần có để giúp bạn có
thể thay đổi niềm tin của mình:
1. Bạn phải HOÀN TOÀN MUỐN thay đổi nó! Hãy cho phép mình “tự đặt ra câu hỏi” cho
bản thân mình “Cơ thể của tôi ơi. Có phần nào không đồng ý với tôi trong việc thay thế niềm
tin này thành niềm tin mong muốn của tôi không?”
Sau khi bạn hỏi câu này, trong đầu của bạn sẽ xuất hiện một vài giọng nói nhỏ! Bạn phải biết
cách tái gắn ý nghĩa & giải quyết được sự đối kháng đó trước khi bạn có thể hoàn toàn thay đổi
được bản thân mình.
Ví dụ như có những người béo, về mặt ý thức người ta muốn giảm cân, nhưng vẫn có một
số người, một phần trong họ, vẫn không muốn giảm cân vì “phần đó” tin rằng: “Nếu như bạn
giảm cân thì cơ thể bạn lại trở nên cực kỳ cân đối & quyến rũ. Từ đó, nhiều người đàn ông sẽ lại
đến quấy rầy ảnh hưởng đến không gian riêng tư mà bạn mong muốn”
Hoặc khi một người nào đó bị ốm, họ được gia đình chú ý và chăm sóc. Thế là một phần
trong họ “không muốn khỏi ốm” vì nếu khỏi ốm thì “họ sẽ không được gia đình chú ý và chăm
sóc như khi bị ốm nữa”, và vì phần kháng cự này rất mạnh nên anh ta vẫn bị duy trì sự ốm đó
trong suốt phần đời còn lại của mình.
Điểm không dễ ở đây là phần lớn những niềm tin này ý thức của bạn nếu không cố gắng tìm
kiếm thì sẽ vô hình chung chạy tự động trong tâm trí của bạn. Một hai ví dụ trên khẳng định
một điều rằng, để thay đổi nhanh chóng, toàn bộ cơ thể bạn, phần tâm trí trong bạn phải thực
sự nhất quán về điều đó.
Tức là niềm tin sẽ không được thay đổi triệt để nếu như vẫn còn một số phần trong bạn
kháng cự việc thay đổi đó. Tuy nhiên, nếu như mức độ mong muốn của bạn quá mạnh đến
nỗi nó lấn át đi tất cả những niềm tin giới hạn vô hình kia thì bạn vẫn có thể thay đổi được tuy
nhiên, nó cần khá nhiều nỗ lực.
Cách để các bạn phát hiện ra niềm tin giới hạn của mình là ở những câu nói thể hiện niềm
tin có chứa những cụm từ ví như: “Tôi có thể”, “Tôi không thể”, “Tôi không nên”, “Tôi nên”, “Tôi

12



là như vậy”, “Tôi là A, B, C”, hay “Nếu tôi là A thì B”,...
2. Bạn phải BIẾT CÁCH làm như thế nào để thay đổi nó.
Bạn có thể tìm đọc một số sách về Niềm tin, cách thay đổi nó. Dần dần bạn tự thực hành,
bạn tự trải nghiệm thì lúc đó bạn sẽ rút ra công thức cho chính bản thân mình. Mọi thứ chỉ là
lý thuyết cho đến khi bạn đưa nó vào thực hành. Hiệu quả của mọi việc đến từ đây.
Đôi khi việc thay đổi niềm tin chỉ cần bạn thay đổi “cách bạn thể hiện niềm tin cũ trong tâm
trí của mình”. Điều này có vẻ hơi nâng cao với bạn. Nhưng như tôi đã viết ra từ đầu quyển sách
cũng như xuyên suốt trong quyển sách này, đối với mỗi một trải nghiệm mà bạn có trong đầu,
bạn đang mã hóa nó với những thông tin, hình ảnh, âm thanh, cảm xúc, vị trí hình ảnh, chất
liệu hình ảnh, chất liệu âm thanh, âm lượng... khác nhau.
Nếu như bạn làm thế nào để cho cách biểu hiện “niềm tin giới hạn” của bạn trong tâm trí
giống với cách bạn biểu hiện “niềm tin tích cực” của bạn thì dần dần tự động bạn sẽ thay đổi
được nó.
Bản chất của niềm tin cũng là một dạng năng lượng, vậy cho nên, bạn hãy gieo giống và nuôi
trồng nó mỗi ngày. Khi hạt giống tâm thức này được gieo trồng, nuôi nấng bằng năng lượng
hàng ngày, nó sẽ lớn lớn, lớn lên và hình thành một cái cây và nổi lên bề mặt ý thức của bạn.
Khi đó, bạn biết là mình đã cài đặt thành công niềm tin đó, niềm tin đó đã lớn đến mức lan ra
ý thức của bạn rồi.
Cho nên bất kỳ hành động gì mà bạn kiểm soát được để nuôi trồng nó.
Ví dụ như bạn muốn thay đổi từ niềm tin là mình có “cơ thể xấu” trở thành “mình có cơ thể
đẹp”.
Thì mỗi ngày bạn hãy làm bất kỳ điều gì trong tầm kiểm soát của bạn để giúp bạn có thể cung
cấp năng lượng làm cho niềm tin đó lớn lên như:
Suy nghĩ về nó, nói về nó, nghe về nó, xem về nó, hình dung về nó, luyện tập để đạt được nó,
ăn uống để đạt được nó... Mỗi ngày bạn chỉ cần làm một số hành động kiểm soát được để giúp
bạn đạt được điều đó, hướng tới mục tiêu đó, thì dần dần hạt giống đó cũng to lên và trở thành
cây đại thụ trong tâm thức bạn. Một khi nó đã trở thành cây đại thụ nó sẽ trở thành nhân dạng
trong bạn, từ đó, cơ chế tự điều khiển sẽ giúp cho bạn duy trì và đạt được nó trong suốt thời
gian còn lại của mình với nỗ lực tối thiểu.
Nếu như bạn cảm thấy khó khăn thì bạn có thể tìm kiếm một chuyên gia để giúp bạn phát

hiện cũng như xử lý vấn đề đó cho bạn. Một sự đánh đổi và đầu tư ở trạng thái hiện tại là một
quyết định hoàn toàn hợp lý giúp bạn cải thiện được cuộc sống của mình ở dài hạn.
3. Bạn phải cho mình CƠ HỘI – MỘT KHOẢNG THỜI GIAN ĐỦ DÀI để thực hiện nó.
Mọi thứ đều là năng lượng, việc định hướng dòng năng lượng, kết cấu của nó sang một
dạng khác, tính chất khác nó cũng cần có một khoảng thời gian để làm điều đó. Nhất là đối với
những thứ vật chất bên ngoài, nó cần thời gian để bạn có thể thay đổi được nó.
Có quá nhiều người, ví dụ, họ mong muốn giảm cân, tuy nhiên, sau vài tuần đến một tháng
luyện tập, họ thấy họ không những không giảm cân mà còn tăng cân, thế là họ nản và từ bỏ ý
định đó. Họ ra một kết luận là “không bao giờ họ có thể giảm cân được”, để rồi họ từ bỏ & duy
trì trạng thái béo trong suốt phần đời còn lại của mình.
Bước thứ 3: Hành động thật nhiều – thật điên cuồng! Hành động, điều chỉnh, rồi lại hành
động để đến với thành công.
Điều quan trọng nhất là hành động một cách bền bỉ theo thời gian. Đó mới là con đường
của những người thành công.
13


CHƯƠNG II.
ỨNG DỤNG NLP TRONG CÔNG VIỆC
“Công việc là niềm vui & đam mê”
_Tony Robbins_

Thông thường chúng ta nhìn vào những con người thành công và chúng ta thường nghĩ họ
thực sự là những con người may mắn. Nhưng nếu chúng ta nhìn kỹ hơn thì chúng ta mới thấy,
thực tế, điều tuyệt vời nhất và quý giá nhất, công cụ đỉnh cao nhất mà họ có chính là khả năng
khiến bản thân họ thực hành – hành động. Trong lĩnh vực NLP hiện nay ở Việt nam, có rất
nhiều con người được đào tạo bài bản và có rất nhiều thời gian tham dự các khóa học. Nhưng
nhìn xem những gì họ ứng dụng trong cuộc sống, không phải ai cũng giống ai. Có rất nhiều
người có kiến thức NLP tốt ở Việt nam nhưng cũng không mấy ai kinh doanh thành công như
diễn giả Ngat pro – Set a fire, Bùi Thu Hiền – Tài năng Việt,... Ứng dụng thành công vào chữa

cận như Tony Thắng, ứng dụng rất tốt vào dạy học Tiếng anh như Hà Bắc, Will Vũ.
Sự khác biệt ở đây là ứng dụng & hành động, họ khiến cho rất nhiều con người thay đổi nhờ
hành động. Và chỉ có duy nhất hành động mới có thể giúp cho nhiều người đạt được ước mơ
của mình và thấu hiểu hết được điều mà họ đang tìm kiếm.
Tất cả chúng ta đều tạo ra hai dạng giao tiếp để từ đó chúng ta trải nghiệm được cuộc đời
mình.
Đầu tiên, chúng ta thể hiện những sự giao tiếp bên trong: Những thứ chúng ta hình dung,
tưởng tượng, nói và cảm nhận bên trong bản thân mình.
Thứ hai, chúng ta trải nghiệm sự giao tiếp bên ngoài: ngôn từ, giọng điệu, nét mặt thể hiện,
cử chỉ ngôn ngữ và hành động vật lý khác để tác động lên thế giới. Mỗi sự giao tiếp chúng ta
làm là một sự gieo hạt hành động, một tác nhân được đưa vào vận hành để tạo nên kết quả nào
đó. Mức độ làm chủ sự giao tiếp bên trong và bên ngoài của chúng ta sẽ là thước đo quyết định
mức độ thành công của chúng ta. Quan trọng hơn, mức độ thành công mà mỗi một chúng ta
cảm nhận bên trong mình – thành công, hạnh phúc, vui sướng, yêu thường ...- là kết quả trực

14


tiếp của cách chúng ta giao tiếp với bản thân mình.
Cách bạn cảm nhận không phải là ckêt quả của những thứ diễn ra trong cuộc đời bạn, cách
bạn cảm nhận không phải do hoàn cảnh hiện tại của bạn mà là do cái bản “định nghĩa và gắn
ý nghĩa” cho nó.
Chất lượng cuộc sống của mỗi một chúng ta không phải được quyết định bằng cái xảy ra với
chúng ta mà bằng những gì chúng ta đối xử với nó bên trong và bên ngoài tâm trí của mình.
Bạn chính là người quyết định điều mà bạn gắn vào đó, không thứ gì có bất kỳ ý nghĩa nào
trừ những ý nghĩa mà bạn gắn cho nó. Phần lớn chúng ta để cho quá trình dán nhãn, tái gắn
ý nghĩa bị diễn ra một cách tự động, đó chính là nguyên nhân vì sao chúng ta vẫn trải nghiệm
buồn khổ trong cuộc đời này. Chúng ta có thể lấy lại khả năng đó, và ngay lập tức chuyển hóa
nó theo cách mà chúng ta mong muốn.
Bất kỳ điều gì các bạn đang gặp phải, cảm nhận thấy dù đó là hạnh phúc hay đau buồn, chán

nản, chính bạn đang tạo nên chính nó. Bạn không bị dính bởi nó mà bạn “tạo ra” nó, cũng giống
như rất nhiều thứ trong cuộc đời bạn thông qua một số những kết hợp đặc biệt về hành động,
suy nghĩ và sử dụng cơ thể của mình. Giả sử như để bạn cảm thấy hạnh phúc, thì bạn cũng phải
nói một số điều gì đó với bản thân mình, bạn phải thở sâu ở mức độ nào đó, bạn phải có tư
thế đứng, nét mặt nhất định nào đó. Hơi thở bạn thường sâu, cơ thể bạn thường dang rộng ra,
gương mặt bạn nở một nụ cười, hướng nhìn lên phía trên, tâm trí bạn đang tưởng tượng, bắt
một hình ảnh gì đó rất sáng sủa, mang lại cho bạn cảm giác vui tươi và nhiều điều khác nữa.
Do đó, mọi thứ không phải tự nhiên nó hiện hữu, mà bạn tác động để tạo ra nó, cho nên nếu
bạn biết cách thay đổi cách thể hiện trong tâm trí của mình, thay đổi giọng nói, vị trí hình ảnh,
hơi thở, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ... thì bạn có thể tạo ra bất kỳ cảm giác nào mà bạn muốn trong
tức khắc. Tất nhiên, bạn cũng cần phải cẩn thận trong việc chăm sóc dạ dày của mình để không
đồ đầy nó với những thức ăn, nước uống độc hại, bởi đó cũng chính là một trong số những yếu
tố quyết định nên chất lượng cuộc sống của bạn.
Muốn dẫn đầu hãy bắt đầu!
_ Vô danh_
Sau đây là một số những cách làm thế nào ứng dụng vài quy trình NLP hết sức đơn giản để
giúp bạn tăng trưởng kết quả, chất lượng làm việc hiện tại của mình:

1.1. Ứng dụng trong lập danh sách công việc

Thông thường đối với bạn, bạn lập danh sách công việc như thế nào?
Có phải bạn sẽ liệt kê ra một danh sách dài lê thê hàng đống công việc?
Nếu vậy thì bạn đừng lo lắng, bạn cũng giống như rất nhiều người đang lên danh sách công
việc vậy. Bộ não của bạn thông thường chỉ ghi nhớ được 7+-2 thông tin mà thôi. Ví dụ như
bạn không phải là một tín đồ hút thuốc lá, bạn có thể liệt kê được bao nhiêu nhãn hiệu thuốc
lá trong vòng 5 phút tới? Tôi dám chắc là bạn chỉ có thể nêu được không quá 9 nhãn hiệu thuốc
là đâu.
Bộ não của chúng ta rất hay, nó sẽ phản ứng khác nhau đối với màu sắc khác nhau, kích
thước khác nhau & âm thanh khác nhau.
Bạn có thể lập danh sách công việc dựa trên 2 cách:

- Thứ nhất, bạn có thể lập thành một list nhưng KÍCH THƯỚC khác nhau tùy thuộc vào
mức độ ưu tiên & quan trọng mà mỗi công việc có, tương ứng với mức độ quan trọng mà bạn
gắn cho nó.
15


+ Đọc sách 30 phút

+ Gặp khách hàng 1h

+ Hoàn thành bản mục tiêu năm 2016
+ Viết xong một chương ebook
+ Đi chợ nấu ăn

1.2. Ứng dụng trong hình dung tưởng tượng để tăng năng suất làm việc

Bộ não của chúng ta có một cơ chế rất hay là nếu như chúng ta không định hướng nó làm
bất kỳ điều gì thì hầu như nó sẽ tự động hướng đến những cái làm cho nó cảm thấy thoải mái,
thông thường là xem phim, nghe nhạc, lướt face,...những thứ cần một mức năng lượng rất thấp
nhưng tạo cho mình cảm giác thoải mái, sung sướng nhất thời.
Cho nên điều quan trọng là bạn phải luôn luôn định hướng trong tâm trí mình được những
mục đích rõ ràng trong mọi lúc mọi nơi, để có thể tăng được năng suất của mình. Việc định
hướng trong tâm trí bằng NLP rất dễ bằng cách hình dung tưởng tượng trước những thứ bạn
sẽ làm.
Việc hình dung tưởng tượng này có thể thực hành ở một số dạng:
- Thứ nhất, mỗi một buổi sáng sau khi bạn thức dậy, hãy cho phép mình dành ra 10 phút viết
ra công việc cụ thể của bạn trong ngày hôm đó, sau đó, cho mình thêm 5 đến 8 phút tua nhanh
những thứ mà bạn sẽ làm trong ngày hôm đó trong tâm trí của mình. Việc này sẽ giúp tiềm
thức, tâm trí bạn cài đặt một lệnh hay nối kết một dòng năng lượng trong tâm thức của mình
để khi kể cả khi ý thức của bạn không định hướng về nó thì tiềm thức – hàng triệu tế bào trong

đầu của bạn vẫn vận hành để giúp bạn xử lý những điều bạn mong muốn trong ngày.
- Thứ hai, mỗi buổi tối trước khi ngủ, bạn có thể cũng lặp lại quy trình này, bạn viết ra ngày
mai bạn phải làm gì và sau khi bạn lên giường ngủ, bạn bắt đầu tưởng tượng, hình dung về
ngày mai khi đồng hồ báo thức kêu thì bạn sẽ làm gì. Nếu được và muốn chắc chắn kết quả của
mình thì bạn nên lặp đi lặp lại nhiều lần quá trình đó để những quy trình đó được ăn nhập vào
trong tâm trí của bạn, từ đó, xác suất cao hơn bạn sẽ thực hiện đúng như những thứ bạn đã
hình dung tưởng tượng trong đầu.
- Thứ ba, trước bất kỳ hành động nào, nếu bạn muốn thực hiện nó một cách cẩn thận thì bạn
hãy dành 30s đến 1 phút hình dung về điều bạn muốn trước. Việc này sẽ giúp bạn phòng ngừa
được việc thiếu đi một số dụng cụ hay một số công đoạn trước khi làm, đồng thời, bạn đặt lệnh
cho bộ não của bạn một chỉ thị rõ ràng hơn, nó sẽ làm chính xác hơn cũng như tự động hơn.

1.3. Ứng dụng để giảm thiểu tính trì hoãn

Một trong những tình trạng thực tế mà rất nhiều người gặp phải đó là tình trạng trì hoãn.
Trong NLP có rất nhiều quy trình để giúp bạn có thể chữa trị tính trì hoãn này. Tuy nhiên, một
số quy trình đòi hỏi thực hiện rất nhiều bước và yêu cầu cần người trị liệu trực tiếp.
Thực tế thì chứng trì hoãn là một chứng mà khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của
chúng ta, khi chúng ta có cảm giác “kháng cự” trước khi làm bất kỳ điều gì. Nguyên nhân của
việc này thông thường nếu được giải thích theo quan điểm từ bộ môn Lập trình ngôn ngữ tư
duy này là do “cách thức bạn biểu hiện sự việc mà bạn trì hoãn trong màn hình tâm trí của bạn
một cách sai lầm” hay là bạn để cho “sự vật tự động mang lại cho bạn cảm giác mà bạn không
mong muốn”.
Ý là như vậy, khi bạn nghĩ đến việc phải làm một điều gì đó, nếu điều đó yêu cầu nhiều thời
16


gian, nếu việc thực hiện điều đó khiến bạn cảm thấy khó chịu, cảm thấy uể oải, không thích thì
nguyên nhân không phải ở “sự vật, công việc” đó tạo cho bạn cảm giác đó mà nó là do cách bạn
“dịch nghĩa và gắn cảm xúc, ý nghĩa” cho “sự vật, công việc” đó khiến bản cảm thấy như vậy.

Cách bạn vận hành bộ não của bạn tạo ra cảm xúc cho bạn.
Chung quy lại, bạn chính là người tạo ra cảm giác cho mọi sự vật, sự việc. May mắn thay là
bởi vì bạn là người nắm quyền quyết định nên bạn cũng có thể lấy lại được quyền tự quyết đó
và bắt đầu điều chỉnh nó theo cách mà bạn mong muốn thông qua cách “vận hành bộ não của
bạn”.
Thông thường, đối với một sự vật, sự việc khiến cho bạn cảm thấy khó chịu thì bạn đang
chạy bộ não của bạn theo các giác quan bên trong như hệ nhìn, hệ nghe, hệ cảm nhận, hệ phân
tích (tiếng nói nhỏ bên trong) khiến cho bạn cảm thấy như vậy. Đối với những thứ khiến bạn
khó chịu, thông thường bạn biểu hiện trong màn hình tâm trí mình là những cái gì đó nó nặng
nề, TO LỚN, tối, bạn nghe thấy những câu nói trong đầu như “khó chịu quá, nặng nề quá”, bạn
tự nói với chính bản thân mình rằng “mệt lắm, khó chịu lắm, mình lười lắm, chán lắm...”. Chính
sự kết hợp nhiều yếu tố đó khiến cho bạn có cảm giác khó chịu và trì hoãn vấn đề.
Ngoài ra, nếu xét về mức năng lượng, thì chúng ta thấy vạn vật đều là năng lượng, kể cả suy
nghĩ của bạn cũng chính là năng lượng. Bạn trì hoãn công việc hay là không thể xử lý được vấn
đề, nguyên do là do mức năng lượng hiện tại mà bạn đang đưa bản thân mình vào nhỏ hơn rất
nhiều so với mức năng lượng cần có đối với công việc mà bạn trì hoãn. Khi bạn nâng cao được
mức năng lượng ở trạng thái hiện tại của mình thì vô hình chung bạn có thể làm được rất nhiều
việc khác và vượt qua luôn được công việc mà bạn đang trì hoãn.
Với một số kiến thức tổng quan đó, bây giờ chúng ta có một quy trình nhỏ bạn có thể sử
dụng để giúp bản thân cải thiện được vấn đề trì hoãn của mình, không những trì hoãn mà còn
rất nhiều lĩnh vực khác nữa.

Quy trình: Lên kế hoạch nhanh chóng để làm bất kỳ điều gì.

Bước số 1: Bạn phải có được kết quả rõ ràng mà bạn mong muốn trong tâm trí của mình.
Để giúp bộ não của bạn có thể làm được nhiều thứ trong thời gian nhanh hơn với hiệu suất
tối ưu hơn, bạn phải thực sự rõ ràng về điều bạn muốn làm. Nếu có con số có thể đo lường được
cụ thể thì bạn phải thực sự nhìn nó như chính nó, không nhìn nó “tệ” hơn chính nó. Điều đầu
tiên bạn phải xác định rõ chính là Results – Kết quả rõ ràng mà bạn mong muốn. Không phải
thứ mà bạn không mong muốn, mà thứ mà bạn mong muốn. “Tôi muốn hoàn thành quyển sách

của tôi trong 2 tháng tới”, không phải là “tôi không muốn bị trì hoãn trong việc viết sách”. “Tôi
muốn có 1 triệu đô trước ngày 30/7/2017” không phải là “Tôi không muốn bị nghèo từ giờ đến
hết đời”.
Bạn phải thực sự nhìn rõ ràng được điều mà bạn mong muốn, khi bạn đã đạt được mục tiêu
rồi thì bạn sẽ thấy những điều gì, bạn nghe thấy ai nói gì, bạn cảm nhận thấy điều gì, bạn nói
nhỏ trong đầu mình là như thế nào, bạn sỡ hữu điều gì...
Khi bạn đã cho bộ não chính xác điều mà nó mong muốn, bạn sẽ bắt đầu tự động thu hút
đến với bạn những nguồn lực mà bạn mong muốn. Một ví dụ rất hay xảy ra đó là nếu bạn định
trong đầu hay ước chừng khoảng mấy giờ bạn đến địa điểm mà bạn chuẩn bị đến, thì thông
thường, đúng chính xác giờ đó bạn sẽ đến được địa điểm đó. Hay đơn giản, bạn hẹn là sáng mai
bạn phải dậy lúc 5h để có một cuộc hẹn hay thi cử, thì thông thường dù bạn có đặt báo thức hay
không thì đúng 5h bạn cũng sẽ xác suất cao là bừng tỉnh dậy. Nó như là một cơ chế mệnh lệnh
trong tiềm thức của bạn mà bạn đôi khi rất khó có thể giải thích được.

17


Nhưng cũng giống như cơ chế của dòng điện, bạn không cần phải biết tất cả mọi thứ để ứng
dụng được nó, việc của bạn chỉ cần biết là bật công tắc và bóng đèn sẽ sáng. Nếu không sáng thì
lúc đó bạn mới cần phải gọi thợ điện đến để giúp đỡ bạn sửa nó.
Vậy, bước 1: Bạn phải rõ ràng được Results- Kết quả mà bạn mong muốn.
Bước thứ 2, bạn phải có Lý Do Đủ Lớn để đẩy bạn đi trong suốt chặng đường đó.
Thông thường, bất kỳ việc gì bạn làm nếu như bạn không có một số lý do rõ ràng chống lưng
đằng sau thì bạn sẽ rất ít khi có thể hoàn thành nổi chúng. Điều đơn giản như vậy nhưng không
phải ai cũng luôn luôn túc trực trong đầu mình lý do để giúp họ có thể hoàn thành mọi việc.
Thông thường, giống như sinh viên đến gần thi thì cái lý do mới ĐỦ LỚN, người đi làm gần
đến giờ làm mới vội vội vàng vàng thức dậy đến điểm danh, công việc chuẩn bị chạm deadline
bắt đầu mới vực bản thân mình dậy để làm...
Thì nếu như bạn luyện được một thói quen, bạn luôn trang bị được cho mình những lý do
LỚN trong mọi nơi, mọi lúc thì chất lượng công việc cũng như động lực làm việc của bạn sẽ

cực kỳ cao.
Lý do “chống lưng” là điều chắc chắn bạn phải có để giúp bạn hoàn thành mọi việc. Bất kỳ
công việc nào bạn cũng phải có cho mình càng nhiều lý do càng tốt, nhưng hãy chọn lưu trong
đầu mình những lý do nào đó TO LỚN, QUAN TRỌNG nhất để giúp bạn vượt qua được
những lúc khó khăn của hoàn cảnh.
Có một câu chuyện hay như thế này, giả sử như tôi yêu cầu bạn đi viết hết quyển sách của
mình trong một tuần, thứ mà bạn lên kế hoạch trong 1 tháng, và tôi dí súng vào đầu mẹ của
bạn, tôi bảo nếu bạn không hoàn thành nó trong 1 tuần thì tôi sẽ bóp cò. Xác suất cao trong
trường hợp đó, bạn chắc chắn sẽ hoàn thành nó bằng mọi cách có thể.
Hay thêm một ví dụ nữa, nếu như tôi cầm một que tăm chỉ vào bạn và tôi bảo bạn “Nếu bạn
không đi làm bài tập của bạn ngay bây giờ thì tôi sẽ ném que tăm này vào mặt bạn”, lúc đó, cảm
giác của bạn sẽ như thế nào?
Chắc chắn là bạn sẽ có rất ít động lực để làm. Nhưng giả sử như lúc đó, tôi cầm một chiếc
dùi cui sắt thật LỚN, chỉ thẳng vào mặt bạn và bảo bạn đi làm bài tập ngay, bằng không thì tôi
sẽ phi thẳng dùi cui này vào mặt bạn, lúc đó, liệu bạn có đứng dậy để làm nó không. Chắc chắn
xác suất cao là bạn sẽ đứng dậy ngay và làm nó.
“Thanh sắt”, “dùi cui”, hay “cầm súng dí vào đầu người thân bạn” là những ẩn dụ so sánh
khá trực quan để giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của LÝ DO LỚN – MỤC ĐÍCH LỚN
đằng sau là như thế nào?
Trong NLP có một cái hay, nếu bạn không có động lực, bạn có thể tưởng tượng hình dung ai
đó đang cầm một THANH SẮT DÀI sắp sửa đánh vào đầu bạn nếu bạn không đứng dậy hoàn
thành thứ mà bạn phải làm xong nó thì bạn cũng sẽ có một cảm giác bắt buộc phải đứng lên
hoàn thành nó. Vì tiềm thức của bạn không phân biệt được đâu là thật, đầu là giả, nó cũng sẽ
sản sinh ra một cảm giác tương tự giống như sự việc ngoài đời thật, cho nên, nếu cần thiết, bạn
hãy tự tạo ra những tình huống cấp bách như thế chính trong sự tưởng tượng, hình dung của
bạn. Xác suất cao rất nhiều lần bạn sẽ thoát khỏi được sự trì hoãn của mình.
Một số bạn có thể cãi là làm gì mà tiềm thức không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả?
Ví dụ sau đây có thể hơi thô thiển một chút, nhưng bạn hãy thử tưởng tượng hình dung một
cô gái sexy, đầy đặn các vòng, không mặc quần áo gì ngồi cạnh bạn bên cạnh xem có thứ gì thay
đổi không. Trường hợp bạn là con gái, thì bạn có thể đổi cảnh tượng hình dung sang khác giới.


18


Và cảm nhận sự thay đổi dòng năng lượng trong cơ thể của mình.
Nếu không có thứ gì thay đổi thì bạn có thể khẳng định “Tiềm thức của bạn phân biệt được
đâu là thật, đâu là giả!”
Kết thúc bước 2 này, bạn phải thực sự rõ ràng về điều mà bạn mong muốn cũng như có đủ
lý do để hỗ trợ, chống lưng cho bạn trong suốt quá trình làm nó.
Bước 3, thực hiện thật nhiều hành động – Take Massive Action
Bước 3 này là bước quyết định trong 3 bước giúp bạn đến với thành công, mảnh ghép cuối
cùng nối bạn với kết quả mà bạn mong muốn. Mặc dù bước 3 này quan trọng nhất nhưng điều
quan trọng giúp bạn định hướng toàn bộ hành trình của mình là bước 1, bước 2 bạn phải chuẩn
bị sẵn sàng, đầy đủ được 2 bước đó.
Phần lớn mọi người thành công, sự khác biệt lớn nhất của họ chính là khả năng khiến họ
vực dậy hành động và làm điên cuồng. Không phải một người có nhiều kiến thức mới là người
thành công mà người có nhiều kiến thức cùng hành động điên cuồng mới là người thành công.
Kiến thức chỉ là sức mạnh tiềm năng dưới dạng ẩn, điều khiến kiến thức biến thành sức mạnh
ngoại vi ra bên ngoài chính là HÀNH ĐỘNG.
Sự khác biệt giữa Steve Jobs với rất nhiều nhà khoa học ở thung lũng Silicon không phải là
ở kiến thức, hàng nghìn nhà khoa học ở Silicon có kiến thức nhiều hơn Steve Jobs rất nhiều,
nhưng điều khác biệt ở đây chính là khả năng HÀNH ĐỘNG ĐIÊN CUỒNG của ông. Hay
một Tesla trong thời đại ngày nay, sự khác biệt giữa Tesla – một con người đang biến chuyển
thế giới không phải là ở lượng kiến thức hay ý tưởng mà khả năng biến ý tưởng đó thành sự
thật sau rất nhiều những thất bại tạm thời, điều đó, khiến cho ông trở nên vĩ đại so với tầng lớp
doanh nhân cùng tuổi.
Để giúp cho các bạn có thể hành động dễ dàng hơn thì NLP cung cấp cho bạn một số quy
trình hết sức đơn giản nhưng nếu như bạn ứng dụng nó vào trong cuộc sống hàng ngày của
mình thì năng suất công việc, chất lượng cuộc sống của bạn chắc chắn sẽ có sự đột phá mạnh
mẽ.

Một quy trình đơn giản mà bạn có thể làm để hỗ trợ bạn trong việc HÀNH ĐỘNG ĐIÊN
CUỒNG đấy chính là “Đánh lừa bộ não của bạn”
Đây là một mẹo nhỏ rất hay cũng có thể được gọi là quy trình mà bạn có thể ứng dụng nó
ngay sau khi đọc xong đoạn này. Quy trình này được miêu tả trong một ví dụ cụ thể sau.
Có rất nhiều khách hàng của tôi, họ mong muốn giảm cân bằng cách đặt ra một kế hoạch
luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
Ví dụ, hôm nay ngày thứ 2, họ đặt ra mục tiêu là đúng 5h chiều nay tôi sẽ ra hồ gần nhất để
chạy bộ!
Đến đúng 4h50 phút thì họ bắt đầu nghĩ đến việc chạy bộ với tư thế hiện tại là tư thế ngồi
nghỉ mức năng lượng rất thấp. Trong đầu họ nghĩ đến việc chạy bộ rất mệt, khó khăn, ra mồ hôi
nhiều, cần rất nhiều năng lượng, rất mất thời gian trong khi mình còn nhiều việc nữa cần giải
quyết. Sau một hồi phủ đầy suy nghĩ của mình với những cảm xúc khó chịu thống trị như vậy,
họ quyết định sẽ không đi chạy nữa, để sang buổi sau, lúc họ “cảm thấy thoải mái hơn – công
việc thư thả hơn” lúc đó họ sẽ có thời gian để chạy bộ.
Nhưng đến hôm sau mọi việc lại tương tự như vậy, công việc không bao giờ có vẻ giảm
xuống mà còn tăng lên chất đống vì có quá nhiều việc họ đã trì hoãn từ trước đó rồi.
Giải pháp của mình thông thường là bảo họ suy nghĩ một cách đơn giản. Đầu tiên họ phải

19


xác định rõ giá trị của việc chạy bộ ưu tiên hơn giá trị của các công việc khác. Tức là trong đầu
họ phải nắm rõ được mức độ quan trọng của việc chạy bộ phải cao hơn mức độ quan trọng của
các công việc dường như “cấp bách” khác. Đó là bước một, bạn phải chấp nhận rằng rèn luyện
sức khỏe cho bạn 3 ngày mỗi tuần là thứ không thể thay thế được bởi bất kỳ nhiệm vụ công việc
nào. Sức khỏe là ưu tiên hàng đầu!
Sau đó, khi bạn đã vạch ra kế hoạch chiều nay 5h chạy bộ, thay vì bạn phải suy nghĩ là ra hồ
bạn phải “chạy” – thứ tốn khá nhiều năng lượng cho bạn kể cả khi bạn chưa làm nó. Hãy “đánh
lừa” bản thân rằng bạn chỉ cần ra hồ và “đi bộ” thôi – thứ đòi hỏi mức năng lượng ít hơn. Có
nghĩa là hãy làm cho mục tiêu thật nhỏ, thật dễ dàng, thật dễ chịu, thật thoải mái khi bắt đầu

thực hiện nó.
Chưa hết, khi bạn đang ngồi ở vị trí hiện tại của mình và bạn mong muốn đứng dậy để ra
chạy bộ, bạn không cần phải nghĩ đến toàn bộ quá trình bạn phải làm như thế nào, bạn chỉ cần
nghĩ là hôm nay mình sẽ ra hồ và đi bộ.
Nếu tiếp tục vẫn còn kháng cự, hãy chỉ cần suy nghĩ và hình dung là mình chỉ cần đứng dậy
và ra khoác áo gió vào, bộ não của bạn lúc đó sẽ nghĩ là “à, việc này khá dễ, làm thôi”, sau đó
bạn lại tiếp tục cho bộ não bạn tưởng tượng hình dung & làm việc “đi xuống đi giày”, tiếp tục,
não bạn sẽ thấy việc này lại rất dễ nên là nó sẽ không kháng cự mà làm luôn.
Xong đó rồi, khi bạn đã đi giày, mặc quần áo xong rồi, bạn lại tiếp tục cho mình dành ra 10s
tưởng tượng quá trình bạn đi bộ từ đây ra hồ, não bạn cho rằng nó đơn giản và sẽ kích thích
bạn làm. Khi ra đến hồ rồi, bạn lại tiếp tục chia nhỏ mục tiêu trong đầu mình, rằng mình chỉ
cần đi bộ thôi, khi bạn đã đi bộ được nửa vòng rồi, lúc đó, năng lượng hiện tại lúc bấy giờ là
khá cao gần chạm mức “chạy bộ” rồi, nên việc sau đó bạn định hướng mình chạy bộ thêm nửa
vòng, rồi một vòng, rồi 2 vòng hoàn toàn là điều có thể làm được.
Bằng cách chia nhỏ mục tiêu lớn của bạn trong “tâm trí” của mình, bạn đã có thể khiến cho
cơ thể, bộ não của bạn hành động từng chút một, và mỗi một phân đoạn hành động như thế
bạn lại hoàn thành thêm được một phần việc của mình mà tâm trí bạn không cần quá phải đấu
tranh hay nỗ lực quá nhiều. Bằng quy trình “đánh lừa tâm thức của bạn” đơn giản như vậy, nếu
bạn biết biến nó thành một vũ khí ứng dụng mỗi ngày, mỗi lúc, mỗi nơi thì chắc chắn mức độ
“hành động” của bạn sẽ được cải thiện cực kỳ cao, hiện tượng trì hoãn công việc của bạn sẽ
giảm thiểu một cách đáng kể.
Lâu dần, khi việc phân chặng nhỏ mục tiêu trong tâm trí của bạn trở thành một thói quen
thì thực sự đây là một trong những thói quen sẽ làm nền tảng cực kỳ vững chắc cho thành công
của bạn ở mọi lĩnh vực mà bạn tham gia vào.

1.4. Ứng dụng để giúp tăng mức độ dễ dàng trong khi làm việc

Có một kỹ thuật rất ngắn gọn nhưng nhanh chóng giúp cho bạn tăng được mức độ dễ dàng
trong khi làm việc của bạn. Đây là một kỹ thuật tác động trực tiếp đến bộ não của bạn, dựa trên
một nguyên lý là khi bạn thay đổi cách bạn thể hiện bất kỳ điều gì trong màn hình tâm trí của

bạn thì bạn sẽ thay đổi được cảm nhận của bạn đối với việc đó.
Dựa trên nguyên lý này thì thông thường, đối với một việc gì đó dễ dàng hay tạo ra cảm giác
yêu thích cho bạn thì bạn thông thường sẽ thể hiện nó trong tâm trí của bạn với một chuỗi sự
kết hợp nhất định. Hình ảnh bạn thể hiện thông thường sẽ có màu sắc nhất định, khoảnh cách,
kích thước nhất định, ở một vị trí xác định, có sự chuyển động, độ sáng, hay những giọng nói
nhỏ bạn nghe trong đầu cũng có một lượng âm lượng, bass nhất định. Chính sự kết hợp chuỗi
này tạo ra cảm giác dễ chịu trong bạn.
20


Còn đối với việc khiến cho bạn có cảm giác khó chịu thì bạn cũng tự động hình thành nên
một chuỗi kết hợp các cảm giác có một trạng thái nhất định khác, thông thường là đối lập lại
với những thứ khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Và những chuỗi kết hợp này là do bạn đã được lập
trình một cách tự động, bạn hoàn toàn có thể khống chế nó và biến nó thành một chuỗi khác
mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu bởi vì bạn là người kiểm soát hoàn toàn tâm trí, ý thức hay
sự biểu hiện trong màn hình tâm trí của bạn.
Vậy nếu như bạn định hình được những chuỗi kết hợp tạo ra được cảm giác dễ chịu cho
bạn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chuỗi này để làm hình mẫu để từ đó bất kỳ việc gì khó đến
với bạn, bạn cũng có thể thay thế chuỗi kết hợp tự động mà việc khó đấy tạo ra cho bạn bằng
chuỗi “hình mẫu” bạn đã chọn.

1.5. Ứng dụng để kích thích niềm yêu thích đối với công việc

Bất kỳ công việc nào mà bạn không thích bạn có thể gán cho nó một biểu tượng gì đó mà
bạn cực kỳ yêu thích.
Ví như bạn không thích công việc phải “gọi điện thoại” cho khách hàng chẳng hạn. Thông
thường bạn sẽ gắn cho công việc mình không thích rất nhiều những cái tên không thích, tạo ra
cảm giác khó chịu như, công việc ác mộng, công việc khoai, công việc khủng khiếp, công việc
tồi tệ...
Bây giờ thay vì gắn nhãn cho công việc đó là thứ gì đó khủng khiếp thì bạn hãy bắt đầu gắn

mác lại cho công việc đó.
Bạn sử dụng ý thức của mình để dán cho nó một cái tên mỹ miều kiểu như: nếu bạn thích
phim võ lâm chẳng hạn, bạn có thể đặt cho công việc gọi điện thoại là công việc “hàn băng thập
bát chưởng”.
Hoặc bạn thích socola chẳng hạn thì bạn hãy gắn cho công việc đó là công việc “socôla”. Bạn
thích hoa gì đó, bộ phim gì đó, nhân vật nào đó thì hãy để ý thức bạn đặt cho thứ bạn cảm giác
khó chịu nhưng bạn nhất định phải làm một cái tên mỹ miều. Để rồi nó sẽ gợi cho bạn những
cảm giác cực kỳ dễ dàng khi làm.
Hoặc nếu bạn thích âm nhạc thì bạn cũng có thể chọn tên bài hát bạn thích, cộng với tên ca
sỹ bạn thích. Khi bạn muốn học hay làm gì đó, bạn có thể gán cho tên của thứ mà bạn sắp phải
làm là tên bài hát, người mà bạn phải gặp có thể là tên ca sỹ đó.
Bởi vì tiềm thức của bạn không phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Nó sẽ phản ứng một
cách tự động, mang lại cho bạn một cảm xúc tương ứng với ngôn từ mà bạn dùng, nên hãy tận
dụng tối đa đặc điểm lợi thế đó để giúp tăng năng suất công việc của bạn.
Kỹ thuật đơn giản thế thôi nhưng được rất nhiều những chủ tịch tập đoàn áp dụng. Nếu bạn
biết JackMa thì ông hầu như đặt tên cho tất cả các phòng ban của ông theo tên những danh từ
kiếm hiệp, võ lâm mà ông yêu thích. Điều đó khiến cho cảm hứng làm việc của ông luôn được
dâng cao mặc dù cường độ làm việc của ông cực kỳ nặng.
Hay như Đặng Lê Nguyên Vũ, ông đặt tên cho các loại thực đơn cafe của mình theo đúng
những danh từ tạo cho người uống cảm giác sảng khoái như cafe thông minh, cafe sáng tạo, cafe
trí tuệ, cafe đam mê...
Đó chính là một trong những cách để kích thích tinh thần làm việc của bạn lên rất rất nhiều
lần.

21


1.6. Ứng dụng để tạo sự nhiệt tình & hiện diện 100% khi làm việc

Một người được coi là nhiệt tình khi họ làm việc, hành động một cách nhiệt tình trong cả

ngôn ngữ cơ thể lẫn ngôn từ mà họ sử dụng.
Thông thường, nhiệt tình là một trạng thái mà khi đó bạn sẽ sử dụng cơ thể vật lý của mình
rất nhiều, bạn thở sâu, giọng nói bạn to hơn mức bình thường một chút trong cả bên trong lẫn
bên ngoài. Bạn hình dung và nhìn thấy những hình ảnh tích cực trong đầu của mình, kiểu như
bạn đang hướng tới đạt được một lợi ích, giá trị gì đó mà bạn mong muốn.
Để đạt được trạng thái nhiệt tình cũng như 100% khi làm việc thì bạn phải áp dụng kết hợp
cả những quy trình phía trên tổng hợp lại với nhau.
Một số cách bạn có thể làm để giúp bạn có ngay sự nhiệt tình của mình:
- Tăng giọng nói nhỏ bên trong của bản thân bạn. Khi bạn đang ở trạng thái năng lượng thấp
bạn thường nói giọng nói bé bên trong đầu, thở nông thì bây giờ ngay lập tức bạn hãy hít thở
sâu đủ 10 cái, mỗi cái 5s ra và 5s vào.
- Ngay lập tức đứng dậy khỏi vị trí hiện tại và vận động cơ thể của mình. Vỗ mạnh tay 10 lần.
- Nghĩ về trải nghiệm gì đó vô cùng tuyệt vời của bạn trong quá khứ hay hình dung tưởng
tượng về điều mà bạn mong muốn trong tương lai xảy ra. Hoặc nếu bạn thích những gì sôi
động như một trận đá bóng chẳng hạn, bạn có thể nhớ lại những trải nghiệm đó để bạn có thể
giải phóng được trạng thái năng lượng đỉnh cao bên trong bạn.
- Dán nhãn cho công việc nhất định phải làm là công việc gì đó mang tên mà bạn yêu thích.
- Uống thêm chút nước nếu bạn thiếu nước.
Nên nhớ sự nhiệt tình đồng nghĩa với một mức năng lượng cao hơn năng lượng bình thường
cho nên bạn phải tìm cách “GIẢI PHÓNG” ra lượng năng lượng đó. Năng lượng là ở bên trong
cơ thể bạn, chứ bạn không tìm nó ở bất kỳ đâu, bạn giải phóng nó ra chứ không phải bạn tìm
kiếm nó ở đâu bên ngoài. Các tế bào lưu trữ năng lượng của bạn cần phải có một mệnh lệnh cụ
thể rõ ràng thì nó mới chịu nhả năng lượng ra cho bạn.
Bao nhiêu lần bạn để ý, khi bạn đang ở trong giấc ngủ mới chớm dậy, bạn nhìn thấy chiếc
đồng hồ lúc đó đã chạm gần đến giờ mà bạn sắp phải đi làm, hay bạn sắp phải đến chấm công
hay làm bài thi..., đột nhiên ở đâu năng lượng bạn được giải phóng ra một cách mạnh mẽ, khiến
bạn quên đi hết mọi yếu tố về lạnh lẽo hay này nọ để chạy thật nhanh, mặc quần áo và đi ra
ngoài để kịp giờ.
Đó là do bộ não của bạn đã nhận được một lệnh hoạt động rất rõ ràng, từ đó, các tế bào của
bạn ngay lập tức sẽ nhả ra lượng năng lượng mà bạn cần để hoàn thành mục tiêu đó.

Nếu bạn nghiêm túc làm cả chuỗi hành động này thì ngay lập tức cơ thể bạn sẽ được bật
công tắc lên một trạng thái mới và mang lại cho bạn nhiều năng lượng để làm việc 100% hơn.
PHẠM VI KIỂM SOÁT & PHẠM VI QUAN TÂM
Phạm vi kiểm soát tức là phạm vi những hoạt động, công việc, nguồn lực... mà chúng ta có
thể trực tiếp kiểm soát và tác động lên được. Ví dụ như: Công việc mà chúng ta làm ở thời điểm
hiện tại, số tiền mình có, gia đình mình, thời gian hiện tại của mình...
Phạm vi quan tâm là phạm vi những hoạt động, thông tin, nguồn lực... mà chúng ta chỉ có
thể quan tâm, chứ không thể tác động một cách trực tiếp. Ví dụ như chuyện khủng bố ở Triều
tiên, bầu cử tổng thống ở Mỹ...
Phạm vi quan tâm luôn rộng lớn hơn nhiều so với phạm vi kiểm soát và đôi khi cũng khiến
cho chúng ta mất rất nhiều thời gian, năng lượng vào đó nếu chúng ta không biết cách làm thế

22


nào để điều chỉnh hợp lý.
Người thất bại thông thường tập trung vào phạm vi quan tâm quá nhiều đến mức họ không
thể dồn năng lượng cho phạm vi kiểm soát, họ lo trời sập, lo IS tấn công, lo trái đất hủy diệt...
đến mức mà họ luôn luôn trì hoãn làm mọi việc trong phạm vi quan tâm của mình.
Người thành công có tập trung vào phạm vi quan tâm nhưng họ định hướng 80-90% thời
gian của họ vào phạm vi họ kiểm soát được và hành động.
Bản thân người NHIỆT TÌNH là người mà họ luôn HAM HÀNH ĐỘNG, bởi vì họ luôn tập
trung vào những điều họ làm được, họ tập trung vào hiện tại, tập trung vào những thứ mà ngay
bây giờ họ có thể làm, do vậy, họ luôn trong tình trạng năng nổ, cháy hết mình cho những công
việc hiện tại chính là phạm vi kiểm soát của họ.
Cho nên, nguyên tắc là dồn 80-90% nguồn lực cho phạm vi kiểm soát và dồn 10% thời lượng
vào phạm vi quan tâm để định hướng đúng hành vi của mình. Hãy tập trung vào phạm vi kiểm
soát, đó mới chính là những bước nhỏ giúp bạn thành công.

1.7. Ứng dụng để lên kế hoạch & sắp xếp ưu tiên công việc


Việc sắp xếp ưu tiên công việc đòi hỏi bạn phải biết rõ TẦM QUAN TRỌNG và giá trị của
nó.
Bạn có thể sắp xếp ưu tiên công việc dựa trên MÀU SẮC Của công việc. Hoặc bạn có thể
dùng KÍCH THƯỚC của công việc để thể hiện mức độ ưu tiên cũng như quan trọng của nó.
Công việc QUAN TRỌNG nhất KÍCH THƯỚC sẽ TO nhất. Công việc ít quan trọng hơn thì
kích thước là nhỏ nhất.
Dựa vào KÍCH THƯỚC của nó bộ não của bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi phân biệt công
việc cũng như từ đó giúp bạn làm những việc ưu tiên trước hơn so với những việc ít quan trọng
hơn.
Khi lên kế hoạch ngắn hạn, bạn có thể cho bộ não của bạn hình dung tưởng tượng về điều
mà bạn mong muốn nó diễn ra. Bạn hãy hình dung xem sắp tới bạn sẽ cần những gì, ở khía
cạnh nào cần những ai, kinh phí ra sao, cần những giải pháp hỗ trợ gì...
Ví dụ như đối với tôi, tôi thường phải tổ chức những sự kiện hàng nghìn người. Khi tổ chức
sự kiện như thế tôi có rất nhiều việc phải làm. Và có rất nhiều chi tiết phải thêm vào trong quá
trình diễn ra chương trình. Việc của tôi là dành ra 30 phút, hình dung tưởng tượng từ đầu đến
cuối chương trình, cần những đồ vật gì, cần những công cụ gì, nhân sự sắp xếp ra sao, âm nhạc,
tài liệu, bối cảnh sân khấu, diễn giả,....
Mọi thứ như vậy, nếu bạn hình dung tưởng tượng nhiều về nó bạn sẽ kiểm soát chất lượng
cũng như chương trình một cách chủ động hơn. Tất nhiên, trong quá trình diễn ra đôi khi vẫn
có những sự việc bất ngờ ngoài kế hoạch dự tính nhưng việc hình dung tưởng tượng này giúp
bạn sắp xếp được một cách đầy đủ nhất mọi thứ theo khả năng dự tính của bạn. Từ đó, nó giúp
bạn tiết kiệm nhiều thời gian hơn, nguồn lực hơn đối phó với mọi tình huống.

1.8. Ứng dụng để tăng khả năng giao tiếp & thương lượng

Việc giao tiếp và thương lượng thành công đòi hỏi phải tìm ra điểm chung của hai bên.
Khoảng chung mà 2 bên có thể cùng đứng vào đó mà cùng cảm thấy thoải mái.
***Thông thường, để thương lượng tốt thì trong NLP có một kỹ thuật gọi là đồng hành và
dẫn dắt.

Để đồng hành với người khác ban đầu bạn phải xác định chủ đích toàn bộ cuộc thương
lượng là ĐÚNG! ĐỒNG Ý & 2 bên đều có lợi. Tức là hầu như mọi thứ thì bạn đều bắt đầu với
23


một ý niệm là họ đúng ở mặt nào đó, bạn tôn trọng ý kiến của họ trước sau đó bạn có thể bổ
sung quan điểm của bạn vào sau đó. Bạn đồng hành với người ta một đoạn đường, làm bạn với
họ, rồi dẫn dắt họ theo con đường của bạn.
Mọi chuyển động đều có quán tính, năng lượng một khi xuôi theo một chiều nó cũng vậy,
nếu bạn đồng hành cùng với quán tính đó một đoạn, sau đó, bạn chỉnh hướng đi của vật đó thì
nó sẽ thuận chiều quy luật tự nhiên hơn là bạn phản đối ngay tức thì.
Khi bạn gặp đối tác, thay vì nói đối tác là “sai” này nọ. Thì bạn hãy bắt đầu nói với đối tác là
họ “đúng” “và” bạn bổ sung thêm ý kiến của mình.
Có nghĩa là thay vì nói họ “sai” thì hãy nói là bạn đồng ý với họ ở một số khía cạnh sau đó
bạn bổ sung thêm ý kiến của bạn.
Thay vì nói “nhưng” thì hãy chuyển thành “và”.
Thay vì nói “tuy nhiên” thì cũng hãy chuyển thành “và”
Thay vì phản đối họ thì bạn hãy nói: “Tôi tôn trọng ý kiến của anh. Và giả sử như anh ở vị trí
của tôi lúc này, anh có thể sẽ thấy nó ở một quan điểm rất khác”
Nâng cao hơn nữa, trong quá trình giao tiếp với đối tác, bạn có thể đồng hành với đối tác ở
dạng tiềm thức, có nghĩa là cách bạn nói, ngôn từ bạn sử dụng, những cụm từ thuật ngữ, mọi
thứ bạn hãy cố gắng lái theo ngôn ngữ của họ (Tất nhiên đối với người bị tàn tật thì không) để
đồng điệu với họ.
Ví dụ như khi họ nói một cụm thuật ngữ gì đó liên quan đến ngành của họ thì bạn cũng có
thể bắt chước nó, khi họ ăn theo một cách nào đó thì bạn cung có thể bắt chước ăn theo cách
như vậy, khi họ hay sử dụng một cử chỉ gì đó thì bạn cũng có thể bắt chước nó. Bạn hãy cố gắng
bắt chước tầm 70% hành động bình thường của họ, và chậm hơn tầm 2-3s sau khi họ thực hiện
xong động tác đó trong những tình huống linh hoạt.
93% những gì chúng ta giao tiếp với nhau là phi ngôn từ, khi bạn có phi ngôn từ giống họ
thì tiềm thức của họ vô hình chung sẽ thích bạn, vì nó cảm thấy có một cảm giác gì đó gần gũi.

Thậm chí nếu bạn mặc quần áo màu sắc giống họ, sở thích giống họ thì bạn cũng đang ghi điểm
với đối tác của mình rồi. Mọi người thích những người giống họ, ghét những người khác họ.

1.9. Ứng dụng để giao quyền & góp ý

Trong NLP, có một công thức gọi là công thức bánh sandwich ứng dụng trong giao quyền
và góp ý cho người khác.
Hình dạng chiếc bánh sandwich có 2 lớp bọc trên dưới và một lớp nhân ở giữa.
Bất kỳ khi nào bạn góp ý điều gì đó với người khác. Điều đầu tiên là bạn phải khen ngợi
họ (Trải ra lớp bọc đầu tiên), sau đó, bạn mới tiến tới cái nhân của nó. Sau khi bạn khen ngợi,
bạn có thể bắt đầu chèn vào đó câu nói, hay lời góp ý mà bạn mong muốn người đó nhận được
thông điệp.
Tiếp đó, bạn hãy bắt đầu bọc thêm một lớp bánh sand wich bên trên nữa – bạn chèn thêm
một lời khen ở câu chốt để động viên người đó có thể thực hiện tốt được công việc.
Thông thường bộ não của chúng ta có xu hướng để tâm ít đến những điều ở giữa mà bị ấn
tượng bởi điểm đầu và điểm cuối của câu chuyện!
Kỹ thuật này cực kỳ đơn giản tuy nhiên nếu bạn biết cách biến nó trở thành một phần trong
con người bạn thì khả năng lãnh đạo của bạn cũng đã được tăng lên một cấp bậc mới rồi đấy.
Ví dụ bạn có thể đưa ra một lời góp ý như thế này đối với một nhân viên hay đi làm muộn.
Anh thấy em rất giỏi & chủ động trong mọi vấn đề. Hầu hết mọi việc em đều xử lý rất nhanh.
Và chỉ là nếu em sửa được thói quen hay đi muộn của mình thì anh tin em sẽ đi rất xa trong
tương lai.
24


CHƯƠNG II.
ỨNG DỤNG NLP TRONG ĐỜI SỐNG
MỐI QUAN HỆ
“Con người là tổng hòa những mối quan hệ của họ”
– Marx


Tony Robbins – một trong những diễn giả cực kỳ nổi tiếng trên thế giới đã từng nói: “Mối
quan hệ là nơi để bạn đến và cho đi. Nơi để bạn đến và làm cho người khác tốt hơn, chứ không
phải nơi để bạn đến và nhận một điều gì đó”
Đối với một mối quan hệ mà nói thì có rất nhiều yếu tố & hoàn cảnh chi phối. Để có thể
kiến tạo được một mối quan hệ bền vững, thực sự bạn phải có rất nhiều những kỹ năng cũng
như hiểu biết để đối phá, phản ứng với rất nhiều tình tiết bất ngờ trong mối quan hệ. Và một
trong những tư duy cốt lõi để duy trì được một mối quan hệ bền vững đó chính là như Tony
Robbins đã nói: “Mối quan hệ là nơi để bạn đến để cho đi, chứ không phải là đến để nhận lại một
điều gì đó”
Khi các bạn tiến đến bất kỳ một mối quan hệ nào với một tư duy là “cho đi”, với một tư duy
là “làm cho người khác tốt đẹp hơn” bạn sẽ cảm thấy một điều hết sức là bình an trong tâm trí
mình, dù cho mọi chuyện có diễn ra như thế nào đi chăng nữa thì dường như bạn cũng đang
kiểm soát và tiến đến con đường đạt được mục đích của mình.
Bởi vì nhiệm vụ của bạn là tiến đến nó và làm mọi thứ để khiến cho người đó tốt lên, tiến
đến đó để “cho đi” một điều gì đó nên bạn hoàn toàn không có áp lực phải đạt được một điều
gì đó, khi bạn thoát khỏi mong cầu thì bạn tự nhiên được tự do làm những thứ nằm trong tầm
kiểm soát của mình.
Trong NLP có 4 kiểu xu hướng tính cách con người trong NLP là người V (Visual)- Hình
ảnh, A(Auditory) – Âm thanh, K (Kinesthetic) – Cảm nhận, Ad (Auditory Digital) – Lý trí, nội
25


×