Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

HÒA GIẢI TRANH CHẤP đất ĐAI và GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP đất ĐAI GIỮA cá NHÂN,HỘ GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.79 KB, 14 trang )

TRÝỜNG ÐẠI HỌC TÀI NGUYÊN &MÔI TRÝỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ÐẤT ÐAI
------o0o-----

ĐỀ TÀI
HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI GIỮA CÁ
NHÂN,HỘ GIA ĐÌNH

Nhóm
Lớp

: 12
: ĐH1QĐ4

HÀ NỘI – 2014


So sánh luật đất đai 2003 và luật đất đai sửa đổi 2013
Luật đất đai 2003

1

Luật đất đai 2013

Điều 135. Hoà giải tranh 2 Điều 202. Hoà giải tranh chấp
chấp đất đai
đất đai
1. Nhà nước khuyến khích
các bên tranh chấp đất đai
tự hoà giải hoặc giải quyết


tranh chấp đất đai thông
qua hoà giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà
các bên tranh chấp không
hoà giải được thì gửi đơn
đến Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất
tranh chấp.
Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn có trách
nhiệm phối hợp với Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức thành viên của
Mặt trận, các tổ chức xã
hội khác để hoà giải tranh
chấp đất đai.
Thời hạn hoà giải là ba
mươi ngày làm việc, kể từ
ngày Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nhận được
đơn.
Kết quả hoà giải tranh chấp
đất đai phải được lập thành
biên bản có chữ ký của các
bên tranh chấp và xác nhận
của Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất.
Trường hợp kết quả hoà
giải khác với hiện trạng sử
2


Sửa đổi,
bổ sung:

1. Nhà nước khuyến khích các
Quy định
bên tranh chấp đất đai tự hòa
cụ thể trách
giải hoặc giải quyết tranh chấp
nhiệm của
đất đai thông qua hòa giải ở cơ
chủ tịch
sở.
UBND
xã,gia hạn
2. Tranh chấp đất đai mà các thêm thời
gian hòa
bên tranh chấp không hòa giải
được thì gửi đơn đến Ủy ban giải. Quy
nhân dân cấp xã nơi có đất tranh định cụ t hể
trong việc
chấp để hòa giải.
giải quyết
các trường
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp hợp sau hòa
xã có trách nhiệm tổ chức việc
giải
hòa giải tranh chấp đất đai tại
địa phương mình; trong quá
trình tổ chức thực hiện phải phối

hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cấp xã và các tổ
chức thành viên của Mặt trận,
các tổ chức xã hội khác. Thủ tục
hòa giải tranh chấp đất đai tại
Ủy ban nhân cấp xã được thực
hiện trong thời hạn không quá
45 ngày, kể từ ngày nhận được
đơn yêu cầu giải quyết tranh
chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập
thành biên bản có chữ ký của
các bên và có xác nhận hòa giải

2


thành hoặc hòa giải không thành
của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Biên bản hòa giải được gửi đến
các bên tranh chấp, lưu tại Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi có đất
tranh chấp.

dụng đất thì Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn
chuyển kết quả hoà giải
đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để giải quyết
theo quy định về quản lý

đất đai.

5. Đối với trường hợp hòa giải
thành mà có thay đổi hiện trạng
về ranh giới, người sử dụng đất
thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi
biên bản hòa giải đến Phòng Tài
nguyên và Môi trường đối với
trường hợp tranh chấp đất đai
giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư với nhau; gửi đến
Sở Tài nguyên và Môi trường
đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi
trường, Sở Tài nguyên và Môi
trường trình Ủy ban nhân dân
cùng cấp quyết định công nhận
việc thay đổi ranh giới thửa đất
và cấp mới Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.

Điều 136. Thẩm quyền 3 Điều 203.Thẩm quyền giải
giải quyết tranh chấp đất
quyết tranh chấp đất đai
đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa
Tranh chấp đất đai đã được
giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã

hoà giải tại Uỷ ban nhân
mà không thành thì được giải
dân xã, phường, thị trấn mà
quyết như sau:
một bên hoặc các bên
1. Tranh chấp đất đai mà đương
đương sự không nhất trí thì
sự có Giấy chứng nhận hoặc có
được giải quyết như sau:
3

Mở rộng
thẩm quyền
của Tòa án
trong việc
giải quyết
tranh chấp
đất đai
3


1. Tranh chấp về quyền sử
dụng đất mà đương sự có
Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc có một trong
các loại giấy tờ quy định
tại các khoản 1, 2 và 5
Điều 50 của Luật này và
tranh chấp về tài sản gắn
liền với đất thì do Toà án

nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp về quyền sử
dụng đất mà đương sự
không có Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc
không có một trong các
loại giấy tờ quy định tại
các khoản 1, 2 và 5 Điều
50 của Luật này được giải
quyết như sau:
a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh
giải quyết lần đầu mà một
bên hoặc các bên đương sự
không đồng ý với quyết
định giải quyết thì có
quyền khiếu nại đến Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung
ương giải quyết; quyết định
của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương là quyết
định giải quyết cuối cùng;
b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương
4


một trong các loại giấy tờ quy
định tại Điều 100 của Luật này
và tranh chấp về tài sản gắn liền
với đất thì do Tòa án nhân dân
giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương
sự không có Giấy chứng nhận
hoặc không có một trong các
loại giấy tờ quy định tại Điều
100 của Luật này thì đương sự
chỉ được lựa chọn một trong hai
hình thức giải quyết tranh chấp
đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết
tranh chấp tại Ủy ban nhân dân
cấp có thẩm quyền theo quy
định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân
dân có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật về tố tụng
dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa
chọn giải quyết tranh chấp tại
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền thì việc giải quyết tranh
chấp đất đai được thực hiện như
sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa
hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy

ban nhân dân cấp huyện giải
quyết; nếu không đồng ý với
quyết định giải quyết thì có
quyền khiếu nại đến Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc
khởi kiện tại Tòa án nhân dân
theo quy định của pháp luật về
4


tố tụng hành chính;

giải quyết lần đầu mà một
bên hoặc các bên đương sự
không đồng ý với quyết
định giải quyết thì có
quyền khiếu nại đến Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường; quyết định của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường là quyết
định giải quyết cuối cùng.

5

b) Trường hợp tranh chấp mà
một bên tranh chấp là tổ chức,
cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài,
doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài thì Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh giải
quyết; nếu không đồng ý với
quyết định giải quyết thì có
quyền khiếu nại đến Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường hoặc khởi kiện tại Tòa
án nhân dân theo quy định
của pháp luật về tố tụng hành
chính;
4. Người có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai tại
khoản 3 Điều này phải ra quyết
định giải quyết tranh chấp.
Quyết định giải quyết tranh chấp
có hiệu lực thi hành phải được
các bên tranh chấp nghiêm
chỉnh chấp hành. Trường hợp
các bên không chấp hành sẽ bị
cưỡng chế thi hành.

5


Trình tự thực hiện khi có tranh chấp đất
KHI CÓ TRANH CHẤP
ĐẤT ĐAI XẢY RA

(BƯỚC 1)
CÁC BÊN TỰ HOÀ GIẢI


(BƯỚC 2)
TIẾN HÀNH HOÀ GIẢI CƠ SỞ

HOÀ GIẢI THÀNH

CÁC BÊN TỰ NGUYỆN

HOÀ GIẢI KHÔNG THÀNH

KHỞI KIỆN RA TOÀ

THI HÀNH
HOÀ GIẢI CỦA
TOÀ ÁN

HOÀ GIẢI THÀNH

TOÀ ÁN RA QUYẾT
ĐỊNH CÔNG NHẬN
SỰ THOẢ THUẬN
CỦA CÁC BÊN

HOÀ GIẢI
KHÔNG THÀNH

XÉT XỬ SƠ THẨM

CÁC BÊN ĐỒNG Ý
VỚI BẢN ÁN,

QUYẾT ĐỊNH SƠ
THẨM CỦA TOÀ ÁN

BẢN ÁN, QUYẾT
ĐỊNH SƠ THẨM CÓ
HIỆU LỰC THI HÀNH

6

YÊU CẦU CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC GIẢI QUYẾT

CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC
RA QUYẾT ĐỊNH
GIẢI QUYẾT

CÁC BÊN KHÔNG
ĐỒNG Ý VỚI BẢN
ÁN, QUYẾT ĐỊNH SƠ
THẨM CỦA TOÀ ÁN

KHÁNG CÁO
XÉT XỬ PHÚC THẨM

6


I.

Hòa giải tranh chấp đất đai
2.1 Nhiệm vụ hòa giải
UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp có nhiệm vụ tổ chức hòa giải, hướng
dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết
với nhau những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà các bên tranh chấp
không tự hòa giải được ở Tổ hòa giải cơ sở.
2.2 Nguyên tắc hòa giải
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải.
2. Việc hòa giải phải đảm bảo:
a) Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo
đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân;
b) Tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên tranh
chấp phải chấp nhận những điều họ không tự nguyện;
c) Khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các
bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, không
xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng;
d) Kịp thời chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế
những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hòa giải.
3. Không hòa giải các tranh chấp phát sinh do các hành vi vi phạm pháp luật
về đất đai mà theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính hoặc hình
sự.
2.3 . Thủ tục hòa giải.
1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân
dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập
giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình
sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là

Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ
trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực
7

7


nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị
trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa
chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có
thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành
viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường
hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là
việc hòa giải không thành.
2. Trường hợp hòa giải thành
a) Có thay đổi hiện trạng sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hoà giải
thành và tờ trình đề nghị đến:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp tranh chấp đất đai
giữa hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư với nhau.
- Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp tranh chấp đất đai
theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2, Điều 160 Nghị định 181/2004/NĐCP.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản hòa giải
thành, Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường
trình UBND cùng cấp quyết định công nhận kết quả hòa giải thành.
b) Trường hợp hòa giải thành nhưng cần có thời gian thực hiện thỏa thuận
như trả thành quả lao động hay cần thời gian để thực hiện thỏa thuận như tự

di dời vật kiến trúc trả lại đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hoà giải thành
và tờ trình đề nghị đến Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên
và Môi trường trình UBND cùng cấp ban hành quyết định công nhận kết quả
hòa giải thành.
3 Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt
Cán bộ hòa giải lập biên bản về sự vắng mặt; đồng thời xác định thời gian để
tổ chức lại việc hòa giải; biên bản phải ghi rõ việc vắng mặt có hoặc không
có lý do và phải có chữ ký của các thành viên trong buổi hòa giải.
2.4 Những công việc phải thực hiện sau khi hòa giải
1. Sao gửi biên bản hòa giải cho các bên tranh chấp.
2. Lưu trữ hồ sơ hòa giải để phục vụ cho việc tra cứu khi cần thiết; các tài
liệu có trong hồ sơ phải được sắp xếp theo thứ tự thời gian, ghi số bút lục và
lập bảng kê chi tiết.
8

8


3. Hướng dẫn các bên tranh chấp thực hiện những nội dung đã thỏa thuận
trong biên bản hòa giải thành, lập các thủ tục cần thiết theo quy định tại Điều
135 Luật Đất đai.
UBND cấp xã tổ chức thực hiện kết quả hòa giải thành của các bên tranh
chấp.
Nếu hòa giải không thành hoặc một bên tranh chấp vắng mặt ba lần nhưng
không có lý do chính đáng, việc hòa giải không thể thực hiện được, Chủ tịch
UBND cấp xã ban hành thông báo hòa giải không thành (thông báo hòa giải
không thành phải thể hiện quan điểm giải quyết của UBND cấp xã - ý kiến
của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã); đồng thời hướng
dẫn người tranh chấp gửi đơn cho cơ quan có thẩm quyền để được xem xét
giải quyết tranh chấp.

2.5 Thời hạn hòa giải
1. Thời hạn thực hiện các cuộc hòa giải tối đa là 45 ngày làm việc, kể từ ngày
UBND cấp xã nhận được đơn; nếu phát sinh yêu cầu đo đạc, trưng cầu giám
định hồ sơ thì thời hạn được tính thêm 10 ngày làm việc.
2. Đối với một số vụ việc phức tạp, nếu người chủ trì cuộc hòa giải thấy khả
năng có thể hòa giải được thì có thể kéo dài việc hòa giải quá thời hạn quy
định thêm 30 ngày làm việc, hết thời gian quy định và kéo dài nhưng vẫn
chưa hòa giải thành, Chủ tịch UBND cấp xã thông báo hòa giải không thành
để đương sự gửi đơn tranh chấp tiếp lên cơ quan có thẩm quyền cấp trên.
II.

Giải quyết tranh chấp đất đai

3.1 Bất cập của Luật cũ
Theo quy định của Điều 136 của Luật Đất đai 2003: Tranh chấp đất đai đã
được hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên
đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5
Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án
nhân dân giải quyết;
Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
9

9


Trường hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải

quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết
định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.
Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết
lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải
quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải
quyết cuối cùng.
Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai 2003, Thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đất đai của Tòa án chỉ giới hạn trong phạm vi các tranh chấp mà đương
sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ
quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này. Đối với người dân,
khi có tranh chấp về đất đai mà không có giấy chứng nhận và hoặc các giấy
tờ theo quy định thì cũng không có quyền lựa chọn cơ quan giải quyết nào
khác ngoài UBND và cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường.
Thực tế cho thấy các tranh chấp về đất đai khá phức tạp, đặc biệt là với các
tranh chấp mà đương sự không có giấy chứng nhận. Do đó, việc giải quyết
tranh chấp tại cơ quan hành chính còn nhiều bất cập do khối lượng công việc
lớn, trình độ pháp luật của cán bộ tham mưu, giải quyết còn hạn chế. Đây có
thể coi là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài về đất đai
trong nhiều năm qua.
3.2 Mở rộng thẩm quyền của Tòa án
Theo quy định tại khoản 1 điều 203 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai
mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định
tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo quy định tại khoản 2 Điều
203: Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không
có một trong các loại giấy tờ quy định tài Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì
đương sự chỉ được chọn yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện

tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
10

10


Như vậy, so với quy định tại Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 (về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án), thì thẩm quyền giải quyết
tranh chấp đất đai của Tòa án được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 203
Luật Đất đai 2013 được mở rộng hơn nhiều. Đối với các tranh chấp mà
đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy
tờ quy định tài Điều 100 của Luật Đất đai 2013, ngoài cơ quan quản lý hành
chính, người dân còn có quyền lựa chọn Tòa án là cơ quan giải quyết tranh
chấp. Quy định nào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong giải quyết
tranh chấp, giảm áp lực cho cơ quan hành chính nhà nước và góp phần hạn
chế tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 203 và Điều 204 Luật Đất đai 2013 thì đối
với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản 3 Điều 203
Luật Đất đai 2013; quyết định hành chính, hành vi hành vi hành chính về
quản lý đất đai quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013 mà đương sự không
đồng ý thì họ có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố
tụng hành chính.
Cụ thể, Khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: Trường hợp đương sự
lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải
quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau
thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định
giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi
kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn

giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không
đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo
quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành
chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự,
thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về
đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Để triền khai thi hành thống nhất các quy định của Luật Đất đai 2013, hiện
nay TANDTC cùng với VKSNDTC, Bộ Tư pháp, Bộ TNMT đang khẩn
11

11


trương xây dựng, hoàn thiện thông tư liên tịch hướng dẫn quy định của Luật
Đất đai 2013 về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.
3.3 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND
tỉnh
3.3.1 Nhận đơn, thụ lý và giải quyết đơn
a) Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu theo quy
định tại mục b khoản 3 điều 203 Luật đất đai.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận đơn thuộc thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Sở Tài nguyên và Môi trường phải ra
thông báo thụ lý đơn tranh chấp đất đai gửi cho người tranh chấp, người
bị tranh chấp, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, UBND cấp xã,
UBND cấp huyện (nơi có đất tranh chấp), Thanh tra tỉnh và Phòng Tiếp
công dân của UBND tỉnh biết.

3.3.2 Trình tự thực hiện
a) Trong trường hợp tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với
nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư thì thẩm quyền giải quyết là của Chủ tịch UBND tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan nhận đơn.
b) Sau khi đã kiểm tra, nếu đủ điều kiện thụ lý thì Sở Tài nguyên và Môi
trường sẽ ra thông báo về việc thụ lý giải quyết.
c) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký quyết định phân công xác
minh cho người có trách nhiệm xác minh.
d) Người có trách nhiệm xác minh tổ chức xác minh, làm việc với người
tranh chấp, người bị tranh chấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan,
thu thập tài liệu, chứng cứ; hoặc đề nghị đo đạc, trưng cầu giám định.
Hết thời gian phân công thụ lý, người có trách nhiệm xác minh phải viết
báo cáo kết quả xác minh có các nội dung: Nguồn gốc đất đai; quá trình
sử dụng đất của các bên; nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất; nguyên
nhân phát sinh tranh chấp; kết quả hòa giải; thông báo kết quả hòa giải
không thành của UBND cấp xã (quan điểm của UBND cấp xã); yêu cầu
của các bên tranh chấp; biên bản làm việc, đối chất; kết luận và kiến nghị.
đ) Người có trách nhiệm xác minh báo cáo kết quả xác minh cho Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường chịu trách nhiệm về nội dung xác minh, có kết luận và kiến nghị
báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
12

12


e) Chủ tịch UBND tỉnh tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn khi thấy

cần thiết.
g) Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức đối thoại với người tranh chấp, người bị
tranh chấp.
Khi đối thoại mời Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện nơi
có đất tranh chấp tham dự.
h) Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
- Tại cấp tỉnh nếu hòa giải thành mà nội dung hòa giải làm thay đổi hiện
trạng sử dụng đất hoặc cần có thời gian để các bên tranh chấp thực hiện
quyết định như quy định tại Khoản 3 Điều 12 quy định này thì Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường có báo cáo đề xuất trình Chủ tịch UBND
tỉnh ban hành quyết định công nhận nội dung thỏa thuận của các bên tranh
chấp; quyết định này có giá trị như quyết định giải quyết tranh chấp.
II.3.3. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai
Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu là 45 ngày làm việc kể từ
ngày ra thông báo thụ lý.
Nếu phát sinh yêu cầu đo đạc, trưng cầu giám định thì thời hạn được tính
thêm 10 ngày làm việc.
Thành phần và số lượng hồ sơ
Sở Tài nguyên và Môi trường thiết lập 01 bộ hồ sơ tranh chấp đất đai
II.3.4.

gồm:
a) Đơn tranh chấp gửi UBND tỉnh (hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường).
b) Thông báo thụ lý về việc tranh chấp đất đai.
c) Quyết định về việc xác minh nội dung tranh chấp đất đai.
d) Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã và các hồ sơ gốc lấy từ UBND cấp
xã, trong đó có thông báo hòa giải không thành.
đ) Biên bản hòa giải của cấp tỉnh và các biên bản làm việc khác.
e) Các tài liệu liên quan đến nguồn gốc đất đai.
g) Sơ đồ khu đất tranh chấp (với kích thước tỷ lệ đúng quy định về đo

đạc); có các bên tranh chấp, các cá nhân, tổ chức có liên quan ký tên (các
hộ tứ cận ký tên - nếu cần thiết) và chứng kiến của UBND cấp xã nơi có
đất tranh chấp.
h) Bản báo cáo kết quả xác minh của người có trách nhiệm (ghi rõ kiến
nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường).
i) Biên bản đối thoại của Chủ tịch UBND tỉnh.
k) Biên bản kết luận của các phiên họp cấp tỉnh.
13

13


l) Các tài liệu liên quan đến tranh chấp do các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan cung cấp.
Hiệu lực thi hành
Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh có hiệu
lực pháp luật sau 30 ngày làm việc; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó
khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày làm việc
kể từ ngày tống đạt cho các bên tranh chấp mà các bên tranh chấp không
khiếu nại lần cuối cùng lên Bộ Tài nguyên và Môi trường và không khởi
kiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
4. Nếu không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì có
quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và quyết định
giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định cuối
cùng, hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của Pháp luật về tố
tụng hành chính. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi
hành.
II.3.5.

14


14



×