Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

TÌM HIỂU CÔNG tác QUẢN lý môi TRƯỜNG ở HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 48 trang )

ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Ở HUYỆN NGUYÊN BÌNH - TỈNH CAO BẰNG

Địa điểm thực tập: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nguyên bình –
tỉnh Cao bằng

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

1


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện
Nguyên Bình: do kinh nghiệm tiếp xúc với môi trường thực tế có nhiều non yếu nên
em còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế và không tránh khỏi
những sai sót khi làm vì vậy em mong các anh chị trong Phòng Tài Nguyên và Môi
Trường huyện Nguyên Bình bỏ qua cho em và tiếp tục giúp đỡ em trong tương lai
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới chú Nguyễn Lâm Vinh -Trưởng Phòng
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường, cùng các anh, chị làm việc tại phòng Tài
Nguyên và Môi Trường huyện Nguyên Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và chỉ bảo tận tình của Nguyễn
Thành Trung cùng các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi Trường –Trường Đại Học


Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập vừa qua.
Dưới đây là kết quả em thu được trong thời gian vừa qua, do thời gian thực
tập ngắn, kiến thức còn non yếu nên bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót, em
mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo,cô giáo Khoa Môi Trường –
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội và các anh, chị cán bộ nhân
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Nguyên Bình để bài báo cáo của em được
hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Cao Bằng, ngày 12 tháng 04 năm 2012

Sinh Viên

Nông Thị Lan Hương

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

2


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................4
I. Lý do chọn chuyên đề................................................................................4
II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.....................................5
1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................5

2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................5
III. Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề......................................................5
1. Mục tiêu.................................................................................................5
2. Nhiệm vụ...............................................................................................5
B.NỘI DUNG....................................................................................................7
I. LÝ LUẬN CHUNG...................................................................................7
1. Ý nghĩa công tác bảo vệ môi trường.....................................................7
2. Quan điểm chính sách về bảo vệ môi trường........................................8
II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN NGUYÊN BÌNH – TỈNH
CAO BẰNG..................................................................................................8
1. Biến động điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.....................................8
1.1. Những thay đổi về điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội.. .9
1.2 Phát triển xã hội.................................................................................15
1.3. Phát triển kinh tế...............................................................................16
2. Hiện trạng môi trường.........................................................................20
2.1.Hiện trạng môi trường nước.............................................................20
5. Tác động của ô nhiễm không khí và tiếng ồn......................................37
6. Hiện trạng chất thải rắn.......................................................................38
III. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG...........................................................................................39
3.1Hoạt động quản lý nhà nước về môi trường.......................................39
a.Tổ chức và thể chế:...............................................................................39
3.2. Hoạt động phối hợp giữa cơ quan quản lý môi trường địa phương
với các cấp chính quyền, các ban ngành, cơ sở liên quan tại địa phương
và cơ quan trung ương.............................................................................40
3.3. Hoạt động nghiên cứu triển khai các dự án về môi trường..............40
3.4. Những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về môi trường........40
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..............41
4.1.Phương hướng:..................................................................................41

4.2. giải pháp...........................................................................................42
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................43
I.KẾT LUẬN..............................................................................................43
II. KIẾN NGHỊ............................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................46
.........................................................................................................................46
NHẬT KÝ THỰC TẬP..................................................................................47
Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

3


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng của đất nước cũng như các
tỉnh khác trong lãnh thổ Việt nam, Cao Bằng là một tỉnh đang phát triển kinh tế khá
mạnh so với đất nước, trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tốc
độ phát triển đô thị rất nhanh.Là một huyện miền núi phía bắc của tỉnh có khu di
tích lịch sử như Phai Ngắt – Nà Ngần, khu rừng Trần hưng Đạo và trong vùng đang
hình thành khu kinh tế mới, thành lập hợp tác xã trong địa bàn huyện như: HTX
Trường Thịnh đang trong quá trình thẩm định trong những năm tới và tương lai
Nguyên Bình sẽ là một huyện đi đầu trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Cao Bằng.Trong những năm gần đây công tác bảo vệ môi trương đang được
quan tâm như việc thành lập trung tâm quan trắc bảo vệ môi trường đang được
huyện quan tâm và việc thành lập phòng Tài Nguyên môi trường với sự phát triển
đô thị và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng nên dẫn đến

ô nhiễm môi trường cục bộ ở một số khu vực do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón trong sản xuất nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,
việc lập quy hoạch các làng nghề, các HTX nằm xen kẽ trong khu dân cư làm ảnh
hưởng tới sức khỏe của người dân và sự tồn tại của các loài sinh vật, quá trình khai
thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch thương mại nên vệc kiểm soát ô
nhiễm của các cơ quan quản lý về công tác bảo vệ môi rường còn nhiều hạn chế.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội còn kèm theo các vấn đề môi trường
nảy sinh trên địa bàn huyện Nguyên bình, mà công tác quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu cán bộ quản lý môi
trường và yếu về chuyên môn nghiệp vụ.
Từ những lý do trên tôi lựa chọn chuyên đề “ Tìm hiểu công tác quản lý môi
trường ở huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng” để hiểu rõ hơn về công tác quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường, từ đó khắc phục những tồn tại và phát huy những
ưu điểm đạt được để công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được tốt hơn.

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

4


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu.
Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực
quản lý hành chính nhà nước về bảo vệ môi trường tại phòng tài nguyên và môi
trường huyện Nguyên Bình
2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian tại: Huyện Nguyên Bình – Tỉnh Cao Bằng
Về thời gian : từ ngày 12/3/2012 đến ngày 30/4/2012
3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành báo cáo này tôi đã thu thập các thông tin, số liệu, thông tin về
môi trường,tổng hợp phân tích đánh giá, điều tra xã hội học và phương pháp điều
tra khảo sát thực địa.
III. Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề.
1. Mục tiêu.
Đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Nguyên Bình để thấy
được những nguồn gây ô nhiễm, từ đó có các biện pháp để quản lý và kiểm soát ô
nhiễm tốt hơn.
Tìm hiểu và biết được thực trạng môi trường cũng như công tác bảo vệ môi
trường của huyện Nguyên Bình trong những năm gần đây.
Biết được những hành động và những thành tựu đã đạt được cùng với những
tồn tại hạn chế của huyện trong những năm vừa qua.
2. Nhiệm vụ.
- Để thực hiện được chuyên đề này cần tiến hành những nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu thực trạng môi trường và cam kết bảo vệ môi trường của
Huyện Nguyên Bình trong những năm qua.
+ Đánh giá thực trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường của Huyện
Nguyên Bình xem đã đạt được những gì và chưa đạt được những gì.

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

5


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường


+ Sau khi đánh giá và đưa ra giải pháp cần thực hiện để đạt được hiệu quả tốt
hơn về thực trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường trong những năm tiếp
theo.
+ Đề xuất giải pháp kiến nghị đối với hoạt động quản lý môi trường của
huyện trong những năm qua nhằm thu được kết quả tốt hơn trong những năm tiếp
theo.

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

6


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

B.NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG
1. Ý nghĩa công tác bảo vệ môi trường
Về mặt môi trường:
Đất nước đi lên từ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với sự phát
triển không ngừng của kinh tế và dân số, loài người đang đức trước hiểm họa khôn
lường do môi trường gây ra, vậy môi trường là gì? Môi trường bao gồm các yếu tố
tự nhiên và vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật. Vì
thế ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề cấp bách của toàn nhân
loại trong thời đại ngày nay.
Mặt khác môi trường còn là không gian sống cho con người như: nơi ở, phát
triển cơ sở hạ tầng, giao thông…. Cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho con người

và là nơi chứa đựng, đồng hóa chất thải…
Từ các vấn đề trên chứng tỏ môi trường là không gian sống vô cùng quan
trọng và hữu ích cho con người, cho việc cung cấp các nguồn tài nguyên, các nguồn
gen, các cảnh quan thiên nhiên… Vì vậy công tác bảo vệ môi trường có ý nghĩa rất
lớn về mặt môi trường, về mặt sức khỏe cộng đồng và các vấn đề khác như: công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…
- Về môi trường thì công tác bảo vệ môi trường có ý nghĩa nhằm tiến tới một
môi trường sống tốt hơn, trong lành sạch đẹp hơn.
- Về mặt sức khỏe cộng đồng có ý nghĩa khi môi trường trong lành sạch đẹp
giúp cho con người tránh được một số căn bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra như
các bệnh về mắt, đường hô hấp…
- Về các vấn đề khác: Bảo vệ môi trường giúp giảm nhẹ nguồn kinh phí và
phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sẽ là bước nhảy vọt với nền kinh tế thị
trường. Cao Bằng là tỉnh miền núi nên bảo vệ môi trường đang là một khó khăn vì
nó còn rất mới đối với người dân.

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

7


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

2. Quan điểm chính sách về bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường 2005
- NĐ 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quyết định chi
tiết và hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
- Thông tư 08/2006/TT-BTNMT về việc đánh giá môi trường chiến lược,

ĐTM và cam kết BVMT.
- NĐ 81/2006/NĐ-CP của chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Các văn bản nhà nước quy định. Điều 122 luật bảo vệ môi trường năm
2005.
- Chỉ thị 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- Các tiêu chuẩn:
+ TCVN 5937-1995 chất lượng không khí - tiêu chuẩn không khí xung
quanh.
+ TCVN 5939-1995 chất lượng không khí - tiêu chuẩn khí thải công nghiệp
đối với bụi và chất hữu cơ.
II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN NGUYÊN BÌNH – TỈNH CAO
BẰNG.
1. Biến động điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

8


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

Bản đồ tự nhiên tỉnh Cao bằng

1.1. Những thay đổi về điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội.
a. Vị trí địa lý:
Huyện Nguyên Bình là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Cao Bằng

nằm ở vị trí tọa độ 105040’ kinh độ Đông, 22030’ đến 22050’ vĩ độ Bắc.
-

Phía Đông giáp Huyện Hòa An;

-

Phía Tây giáp Huyện Bảo Lạc và Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn;

-

Phía Nam giáp Huyện Ngân Sơn Tỉnh Bắc Kạn;

-

Phía Bắc giáp huyện Thông Nông.

b. Địa hình, địa mạo:
Tổng quan về Huyện Nguyên Bình có địa hình đồi núi phức tạp, độ dốc lớn,
chia cắt mạnh và cao từ 700m – 1.300m. Điểm cao nhất là 1.931m ( Phia Oắc ),
điểm thấp nhất 100m.
Theo kiến tạo địa hình, Huyện Nguyên Bình chia thành 2 vùng rõ rệt.
+ Vùng núi đất
+ Vùng núi đá

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

9



ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

c. Khí hậu:
Theo tài liệu trạm quan trắc dự báo khí tượng thủy văn của tỉnh Cao Bằng,
Huyện Nguyên Bình thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới với 4 mùa rõ rệt mùa đông,
mùa hè, mùa thu, mùa xuân. Mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 1,2 năm
sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô hanh, mùa xuân từ tháng 2 đến
tháng 3, mùa hề từ tháng 3,4 đến tháng 7,8 và mùa thu từ sau tháng 8 đến tháng 10.
Vào mùa hè nóng ẩm và mưa lớn vào các tháng 5,6 mùa này nóng ẩm và
thường hay xảy ra lũ quét và mưa đá, sạt lở các gò đồi, lượng mưa trung bình năm
tính được từ 1.200 mm đến 1.300 mm của lượng mưa hàng năm 70 % đến
80%.Mùa đông lạnh, ít mưa bởi bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ
thấp, khô hanh, Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20 0C, cao nhất khoảng 35 – 36 0C,
thấp nhất từ -20C đến 60C, đặc biệt nhiệt độ thể hiện rõ nhất vào hai mùa là mùa hè
và mùa đông, nhiệt độ là 360C đối với mùa hè, còn mùa đông nhiệt độ thấp tuyệt đối
có năm -20C Độ ẩm không khí trung bình là 40%, cao nhất là 60%, thấp nhất là
45% trong năm. Lượng bốc hơi bình quân trong năm 831,6mm.
Do nằm ở vị trí cao có nhiều đồi núi nên hàng năm đón gió mùa đông bắc
khá mạnh, trung bình tốc độ gió đạt được từ 2,2 đến 4m/s tốc độ gió mạnh nhất là
25m/s các hướng gió Tây Nam tràn đến nhưng ảnh hưởng yếu hơn, chịu sự ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam đôi khi cũng thường xuyên xảy ra hạn
hán và mưa nhiều gây ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của nhân dân.
Nhìn tổng quan huyện Nguyên Bình về thời tiết khí hậu cũng tương đối
thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật
nuôi đặc biệt là đối với các loại cây hoa màu, cây nông nghiệp ngắn ngày tác động
của thời tiết nhìn chung không ảnh hưởng lớn.
d. Thủy văn:
Chế độ thủy văn của các con sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và

khả năng điều tiết của lưu vực. Đa số các con sông, suối trên địa bàn Huyện Nguyên
Bình đều bắt nguồn từ những dãy núi cao trên 1000m.
Nhìn chung các con sông suối phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở phía
Đông Nam của Huyện, còn vùng núi đá vôi rộng lớn không có nguồn( như ở các xã
Mai Long, Triệu Nguyên, Thái Học, Vũ Nông), nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

10


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

và sản xuất chủ yếu lấy từ các khe rạch nhỏ, khe đá và nước mưa. Đặc biệt,các làng
bản trên cao nơi đồng bào Dao, H’Mông cư trú quanh năm thiếu nước, trầm trọng
nhất là về mùa khô.
e. Tài nguyên:
Tài nguyên của huyện Nguyên Bình nhìn chung khá phong phú và đa dạng
như: tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nước….
Nhưng việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện mới chỉ mới đạt
được hiệu quả phát triển trong những năm gần đây, về một số nguồn tài nguyên
như: đất, nước, rừng, khoáng sản, tài nguyên nhân văn và cảnh quan môi trường, tài
nguyên du lịch và các hệ sinh thái.
+ Tài nguyên nước:
- Nước mặt: Nguồn nước cung cấp cho huyện Nguyên Bình chủ yếu có
1nguồn chính gồm:
- Hệ thống sông Thể Dục dài 37km cung cấp nước 4 mùa trong năm, tcon
sông còn đi qua và cung cấp nước cho 2 nhà máy thủy điện Tà Sa và Nà Ngàn chảy

từ Huyện Bảo Lạc đi qua huyện Nguyên Bình đến Huyện Hòa An.
- Nước ngầm: Nguyên Bình là một huyện miền núi được chia thành vùng
núi đất và vùng núi đá. Theo tài liệu khảo sát địa chất sơ bộ của trạm khí tượng thủy
văn tỉnh nguồn nước ngầm của huyện có bề dày từ 10 đến 100m, được chia thành
tầng nên có độ dày từ 10 đến 25m gồm đất đá chứa nước và các hạt sỏi nhỏ, đất
xám và xám nâu lớp nước tương đối phong phú, lưu lượng nước giếng khoan đạt từ
2-3 lít/s, tầng dưới từ 25 đến 100m là nguồn nước có áp khá mạnh, các giếng khoan
có lưu lượng nước đạt tới 5 đến 7 lít/s.
Nhìn chung nguồn nước ở huyện Nguyên Bình tương đối ổn định đáp ứng
được nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
+Tài nguyên rừng:
Theo thống kê của huyện Nguyên Bình có diện tích rừng 11.241,85 ha, trong
đó rừng tự nhiên là 487,291 ha chủ yếu là rừng tái sinh và rừng phục hồi phần lớn là
các cây gỗ như: nghiến, thông, xa mộc, keo… và các cây bản địa khác, chương trình
PAM 135 về trồng rừng và các loại cây đạt giá trị sản xuất cho nghành lâm nghiệp

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

11


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

cho nhân dân của vùng, và cũng là nơi sinh sống, cư trú cho các loại thú, động vật
quý hiếm hiện nay như: lợn rừng, cáo, khỉ và các loại thú nhỏ khác.
Hiện nay rừng trồng mới cho toàn huyện là 65,2 ha, trồng dặm và chăm sóc
là 79 ha, khoanh nuôi tái sinh bảo vệ là 4,174 ha, cấp 1400.000 cây thông cho các
xã Mai Long, Bắc Hợp, Thịnh Vượng và cấp 139.400 cây cho các xã Minh Thanh,

Lang Môn, Ca Thành, Lũng Nặm với diện tích là 65,2 ha. Theo số liêu kiểm kê năm
2009 của huyện về độ che phủ rừng đạt 80,1%.
Trong những năm gần đây do ý thức tự giác phong trào khoanh nuôi chăm só
bảo vệ rừng tiếp tục được giữ vững nên rừng phục hồi với tốc độ khá nhanh. Tuy
nhiên với trữ lượng hiện nay cùng với rừng troonggf đang phát triển và được quy
hoạch, khai thác hợp lý thì nghành lâm nghiệp sẽ là một nghành có ý nghĩa kinh tế
của huyện trong những năm tới đặc biệt là có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường
môi sinh.
+ Tài nguyên khoáng sản:
Theo tài liệu thăm dò địa chất của sở tài nguyên và môi trường thì Nguyên
Bình có các mỏ khoáng sản như: quặng khá phong phú, quặng bô xit, nhôm xó và
mỏ đá các loại phân bố rải rác ở thị trấn Tĩnh Túc, xã Minh Thanh, xã Lang Môn,
Xã Minh Tâm… hiện nay chưa có dự án cụ thể nào cho việc khai thác làm gạch và
vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn đang được khai thác trong những năm gần đây.
+ Tài nguyên nhân văn:
Huyện Nguyên Bình đã tồn tại và phát triển lâu đời, có nhiều dân tộc anh em
sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh và các dân tộc anh em khác, mỗi dân
tộc đều có bản sắc văn hóa riêng tạo nên một nền văn hóa phong phú đa dạng cần
được giữ gìn, bảo vệ và phát triển.
Hiện nay trên toàn huyện có khoảng 33,541 người phân bố trên 17 đơn vị
hành chính gồm 15 xã và 2 thị trấn, trong thời kỳ chống Pháp nhân dân huyện
Nguyên Bình đã đóng góp nhiều sức người, sức của để đánh giặc ngoại xâm xây
dựng và bảo vệ quê hương đất nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ côn em
dân tộc trong huyện đã hăng hái chiến đấu, lên đường tòng quân đánh giặc, có nhiều
bà mẹ Việt Nam anh hùng tô thêm vẻ đẹp truyền thống của huyện nhà và quê hương
dất nước, trên địa bàn huyện hiện nay còn có nhiều di tích mang dấu ấn lịch sử, văn

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

12



ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

hóa: khu di tích Phai Khắt - Nà Ngần , khu rừng Trần Hưng Đạo nơi thành lập độ
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Dưới sự lãnh đạo của đảng và nhân dân hiện nay huyện Nguyên Bình đang
từng bước phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống nhân dân đi dần vào ổn định
từng bước được cải thiện đáng kể
+ Cảnh quan môi trường:
Cảnh quan: Thị Trấn Nguyên nơi làm việc phần lớn của cơ quan hành chính,
là nơi tập trung các công trình văn hóa thể thao phúc lợi xã hội, tuy nhiên để cảnh
quan có văn minh lịch sự hơn thì cần có định hướng dúng đắn trong giai đoạn phát
triển như hiện nay càn bố trí hợp lý quy hoạch cụ thể như cấu trúc đảm bảo các
công trình cũng như các yếu tố về vệ sinh môi trường là trung tâm thị trấn và là nền
tảng phục vụ khu du lịch Phai Khăt - Nà Ngần và khu rừng Trần Hưng Đạo để đảm
bảo đáp ứng nền kinh tế thị trường trong tương lai.
Môi trường: Nguyên Bình dang trong thời kỳ phát triển trong đời sống nhân
dân môi trường sinh thái, trong những năm gần đây có nhiều hướng xấu do các chất
thải như họp chợ, chất thải sinh hoatjchuwa được sự quản lý chặt chẽ, chưa có khu
xử lý rác thải, trong đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ đúng quy
trình quy phạm nên dẫn đến gây ô nhiễm trong từng khu vực, nhưng nhìn chung
môi trường đất, nước, không khí của toàn huyện chưa có biểu hiện tiêu cực ảnh
hưởng xấu đến đời sống nhân dân trong vùng.
+ Tài nguyên du lịch và sinh thái:
Huyện Nguyên Bình có khu di tích lịch sủ Phai Khắt - Nà Ngần và khu rừng
nguyên sinh Trần Hưng Đạo xã Tam Kim đang được giữ vững và tôn tạo phát triển
với tầm vóc di tích cấp quốc gia và là địa điểm có tiềm năng hấp dẫn khách du lịch.

Nguyên Bình có hệ sinh thái nhưng chịu sự tác động của con người qua một
thời gian dài ở tình trạng mất cân bằng, nhưng trong những năm gần đây được quy
hoạch nhờ có chủ trương đường lối đúng đắn của đảng và chính quyền các cấp nên
môi trường sinh thái đang đ.ược phục hồi với tốc độ khả quan.

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

13


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

+ Tài nguyên đất:
Theo báo cáo và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 và 2010 Nguyên
Bình có tổng diện tích tự nhiên là 45306 ha được phân theo mục đích sử dụng như
sau:
Đất nông nghiệp là 39.155,47 ha chiếm 86,42% diện tích đất tự nhiên
Đất phi nông nghiệp là 523.04 ha chiếm 1,1% diện tích đất tự nhiên
Đất chưa sử dụng là 5.168,49 ha chiếm 12,41% diện tích đất tự nhiên.

Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm
ĐVT: ha
Chỉ tiêu kế
hoạch

st
t


1

Đất nông
nghiệp

2

Đất phi
nông
nghiệp
Đất chưa
sử dụng

3

Diện tích
đầu kỳ kế
hoạch 3
năm

Diện tích
cuối kỳ
kế hoạch
3 năm

Diện
tích
tăng
giảm
trong kỳ

kế
hoạch 3
năm
39.155,47 39.134,46 -21,01

2006

từng năm
2007
2008

0,56

-15,51

-6,06

532,04

703,32

171,32

36,05

54,78

80,49

5.618,49


5.468,18

-150,31

-36,61

-39,27

-74,43

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

14


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

1.2 Phát triển xã hội
Tốc độ gia tăng dân số và tỷ lệ gia tăng dân số:
Theo thống kê dân số của huyện năm 2005 là khoảng 34,740 người. Bình
quân mật độ dân số là 76 người/km 2 phụ thuộc vào địa hình của huyện nên dân số
phân bố không đồng đều có 7 xã ở vùng đồng mật độ cao hơn hẳn so vói vùng núi.
Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1%, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là
16,501 người chiếm 47,49 dân số trong toàn huyện, phần lớn là lao động nông
nghiệp chưa qua đào tạo, khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật còn gặp
nhiều hạn chế, song dây là một nguồn lực lao động khá lớn nhưng cũng là một áp
lực đáng kể đối với việc sử dụng đất, thu nhập của các tầng lớp dân cư không đồng

đều, bộ phận cán bộ viên chức và bộ phận làm dịch vụ có thu nhập cao hơn bộ phận
dân số làm nông nghiệp.
Nhìn chung trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm các phương tiện đi lại giữa
các vùng, toàn huyện có đường liên xã, và không có trẻ em bỏ học và các xã đã có
trạm y tế bưu điện văn hóa xã, trong toàn huyện trình độ dân trí ngày càng được
nâng cao, đời sống ngày càng ổn định.
-

Diễn biến đô thị hóa:

Nguyên Bình là một huyện miền núi gồm có hai thị trấn và có các chợ tập
trung như : chợ Nguyên Bình, chợ Mỏ Thiếc, chợ Nà Bao buôn bán nhỏ lẻ, nhưng
trong những năm gần đây tình hình phát triển kinh tế diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là
các hợp tác xã đã xây dựng và đi vào hoạt động có tiềm năng phát triển trong tương
lai thu hút được nhiều lao động tạo công ăn việc làm mang lại thu nhập GDP trong
toàn huyện sẽ được nâng cao cho toàn khu vực.
-

Tình hình di dân:

Dân số của huyện Nguyên Bình là 34,740 người, tình hình di dân tự do trên
toàn địa bàn hầu như không có, trong năm 2007 về tình hình di dân có kế hoạch
thực hiện chương trình 120 thì có 7 hộ di dân ra vùng biên và đã ổn định cuộc sống.

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

15



ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN
-

Khoa Môi trường

Sức khỏe công đồng:

Công tác y tế luôn nhận được sự quan tâm của Đảng bộ huyện, đã đáp ứng
được cơ bản việc chăm sóc sức khỏe chi nhân dân, xây dựng được mạng lưới rộng
khắp 15/15 xã có trạm y tế và có 4 phòng kgams đa khoa khu vực, hiện nay có 8/15
trạm y tế xã có bác sĩ, chất lượng khán chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được đáp
ứng nhu cầu cho toàn huyện.
Công tác bảo hiểm y tế, công tác tiêm chủng mở rộng và được tiến hành tiêm
chủng định kì và kiểm tra thường xuyên, thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia,
tăng cường kiểm tra giám sát các vùng có bệnh dịch, thực hiện tốt công tác phòng
và khám chữa bệnh cho nhân dân đến khám chữa bệnh cho nhân dân nhất là đối với
người nghèo, trong năm 2007 tổng số lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh là
73,562 lượt, thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng và chống bệnh
HIV/AIDS, lao, sốt rét, suy dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác phòng
chống các bệnh xã hội ngày càng được đẩy mạnh, trong thời gian qua không có dịch
bệnh lớn xảy ra trên toàn địa bàn huyện.
Tuy nhiên Nguyên Bình là một huyện vùng sâu vùng xa cơ sở vật chất,
phương tiện khám chữa bệnh ở các tuyến cơ sở còn hạn chế, thiếu về kinh phí và
đội ngũ bác sĩ ở các xã cần được đầu tư và quan tâm nhiều hơn nữa.
-

Xóa đói giảm nghèo:

Trong những năm gần đây được sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp các
nghành đặc biệt là UBND huyện đã dịnh hướng việc muốn phát triển kinh tế thì

phải xóa đói giảm nghèo vì vậy việc xóa đói giảm nghèo là một quốc sách cải thiện
đời sống nhân dân.
Công tác xóa đói giảm nghèo giải quyết việc làm của huyện năm 2007, tập
huấn cho cán bộ xa về rà soát điều tra xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ giảm nghèo 3% đạt
100% kế hoạch đề ra và ra hạn thẻ BHXH cho người nghèo và dân tộc thiểu số
2,491 người, giải quyết việc làm cho 30 người lao động.
1.3. Phát triển kinh tế
- Phát triển GDP và tỷ lệ đóng góp GDP của nghành kinh tế:
Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện cùng với sự nỗ lực của các tầng lớp
nhân dân, sự giúp đỡ hiệu quả của Nhà nước, nền kinh tế của huyện trong những

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

16


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

năm gần đây có sự phát triển với tốc độ tương đối nhanh đời sống nhân dân được
cải thiện, cơ cấu kinh tế của toàn huyện có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ
lệ nông nghiệp, tăng tỷ lệ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng
nông nghiệp giảm dần từ 65,70% năm 2000 xuống còn 43,6% năm 2006, dịch vụ
tăng 21,54% năm 2000 lên 55,80% năm 2006, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 0,5%
năm 2000 lên 0,6% năm 2005.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 đến 2005:
Sản xuất nông nghiệp từng bước được phát triển, giá trị sản xuất nông nghiệp
trên một đơn vị diện tích tăng đáng kể, giá trị sản xuất trên một ha năm 2000 đạt
13,6 triệu đồng, năm 2005 đạt 19,55 triệu đồng, hệ số sử dụng đất tăng từ 1,65 lần

năm 2000 lên 1,7 lần trong năm 2005, sản lượng lương thực có hạt từ 12,481 tấn
năm 2000 lên 14,480 năm 2005.
Ngành chăn nuôi năm 2005 tăng đáng kể.
Đàn trâu tăng bình quân 10%.
Đàn bò tăng bình quân 2,8%.
Đàn lợn tăng 5%.
Gia cầm tăng 9%.
Nghành lâm nghiệp.
Độ che phủ rừng từ 40% năm 2000 lên 48% năm 2005.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006
đến 2010.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đến 2007.
Mỗi năm bình quân 16%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 600 USD.
Tỷ trọng cơ cấu kinh tế.
Nông - lâm nghiệp đạt 50%.

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

17


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 28%.
Dịch vụ và du lịch đạt 22%.
Hoạt động hợp tác xã có xu hướng phát triển tốt, toàn huyện có 13 HTX sản

xuất các loại, trong năm 2007 đã thành lập được 4 HTX mới.
Tên một số xí nghiệp và HTX đang hoạt động

stt

Tên xí nghiệp và
hợp tác xã

Vị trí

Gây ảnh
hưởng đến
TPMT

Năm
thành
lập

Ngành sản
xuất

Có hay
không có
ĐTM
Có Không

1

HTX Trường
Thịnh


2

Công ty Huy
Hoàng

3

Thị Trấn
Nguyên Bình

2003

Sản xuất vật
liệu xây dựng

Xã Lang Môn

Nước,
Không Khí

2005

SXVL
thương mại,
dịch vụ

HTX Cường
Thành


Xã Minh Thanh

Không khí

2006

SX vật liệu

4

HTX 3-10

Xã Thịnh
Vượng

Không khí

2004

SXVLXD
thông thường

5

HTX Thiên
Minh

Xã Minh Tâm

Đất, nước,

không khí

2006

Khai thác đá,
SX gạch, xi
măng

6

HTX Minh
Ngọc

Xã Ca Thành

2007

Xi măng

Không khí

Đất, nước,
không khí

Nguyên Bình là một huyện miền núi có 10.803,95 ha đất lâm nghiệp thuận
lợi cho phát triển , chế biến sản xuất hương, giấy gió, đây là một làng nghề truyền

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

18



ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

thống đã có lâu đời và hiện nay đang được phát triển rộng rãi phục vụ nhu cầu đời
sống của nhân dân địa phương, như vậy việc bảo vệ môi trường và xử lý các chất
thải phải được đặt lên hàng đầu cho những vấn đề này.
- Khái quát về tình hình khai thác khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Nguyên Bình có quặng bô xít,
thiếc, nhôm với trữ lượng nhỏ nhưng chủ yếu phân bố phân tán rải rác ở các xã Thể
Dục, Mỏ Thiếc, Xã Minh Thanh và Xã Ca Thành. Việc khai thác tài nguyên khoáng
sản mỏ, quặng, bô xít trữ lượng phân tán rải rác do vậy hiện nay chưa có dự án cụ
thể nào để khai thác, vì không có chuyên gia kỹ thuật, khoa học hiện đại để áp dụng
vào khai thác sản xuất có hiệu quả hơn. Vì vậy cần phải đánh giá được chất lượng
cụ thể của nguồn tài nguyên vô giá để khai thác giảm thiểu được những tác động
gây ảnh hưởng đến con người, sinh vật môi trường xung quanh.
- Tình hình phát tiển nông nghiệp:
Trồng trọt, trong những năm qua nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
có sự tăng trưởng liên tục nhờ có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp chính
quyền trong việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đầu nối và thủy lợi nội
đồng giảm được thiên tai, hạn hán, đưa kỹ thuật cơ giới hóa nông nghiệp vào sản
xuất sử dụng giống mới…ngành nông nghiệp vẫn giữ được vị thế ổn định, chuyển
dịch cơ cấu cây trồng đúng hướng, đặc biệt là khai thác triệt để diện tích đất nông
nghiệp, đất trồng lúa hệ số sử dụng đất năm 2005 tăng lên 1,7 lần diện tích gieo
trồng đạt 1185,19 ha tăng 42 ha so với năm 2000 sản lượng lương thực có hạt tăng
từ 12,481 tấn lên 14,480 tấn trong năm 2005.
- Tình hình làng nghề:
Nhìn chung làng nghề ở huyện nguyên Bình sản xuất còn nhỏ lẻ mang lại

hiệu quả kinh tế thấp chủ yếu là nghề sản xuất giấy phục vụ tại địa phương, nhưng
về mặt môi trường dù là phát triển nhỏ lẻ xong việc xử lý nước thải đảm bảo không
gây ô nhiễm môi trường khu vực và xung quanh.

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

19


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

- Tình hình thương mại dịch vụ và du lịch:
Nhìn chung ngành thương mại dịch vụ, du lịch của huyện ngày càng phát
triển có nhiều biến đổi, mạng lưới thương nghiệp quốc doanh được củng cố đáp ứng
nhu cầu.
Như vậy việc phát triển kinh tế trong những năm qua đang dần tăng trưởng
và dịch vụ đang trên đà phát triển mang lại hiệu quả kinh tế ổn định đời sống cho
nhân dân toàn huyện.
2. Hiện trạng môi trường.
2.1.Hiện trạng môi trường nước
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá trong cuộc sống hàng ngày của
con người về nhu cầu sinh hoạt, sản xuất nên nguồn nước cần phải ổn định và đạt
tiêu chuẩn cả chất lượng cũng như trữ lượng để đảm bảo trong quá trình cung cấp
theo từng mục đích khác nhau đều không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và
các hoạt động khác của con người.
Để đạt được điều này cần tìm hiểu về các nguồn nước trước và sau khi chảy
qua các khu vực, như khu dân cư, sông, suối, ao, hồ, và so sánh để xem nguồn nước
cung cấp cho con người trong quá trình chảy từ nguồn về nơi cung cấp có bị ô

nhiễm bởi tác động của những khu vực xung quanh hay không, có ảnh hưởng tới
con người và nhu cầu sử dụng nước của con người hay không.
Diễn biến chất lượng và trữ lượng nước mặt, nước ngọt và tình hình cung
cấp nước sạch của các khu vực trong toàn huyện trong những năm qua.
a. Nước mặt:
Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch.
Dựa trên kết quả thực hiện chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường năm
2005 của huyện Nguyên Bình, số hộ dùng nước sạch là 10,200 hộ, chiếm 75% dân
số.
Theo số liệu báo cáo về cấp nước sinh hoạt của huyện Nguyên Bình năm
2007, số người sử dụng nước hợp vệ sinh là 30,170 người chiếm 95% dân số, tỷ lệ
người được dùng nước sạch chiếm 80% số người ử dụng nước trên toàn huyện.

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

20


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

Vậy hiện trạng sử dụng nước sạch ở huyện Nguyên Bình nói chung là ổn
định và có chiều hướng tăng dần, đáp ứng nhu cầu của con người, còn đối với vùng
cao lục khu các xã vùng này chủ yếu dùng nước mưa, sử dụng các bể chứa, việc sử
dụng nước sạch ở các vùng này còn gặp nhiều khó khăn, do vậy UBND huyện
Nguyên Bình cần có chính sách, chương trình để đảm bảo và duy trì chất lượng
nước và trữ lượng để đảm bảo và tăng tỷ lệ người được sử dụng nước sạch,mặt khác
cần được hỗ trợ các nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập
chung, giảm khai thác bừa bãi để ổn định đời sống sản xuất của bà con nhân dân

trong khu vực.
Báo cáo kết quả thực hiện chương trình nước sạch năm 2006, tổng số hộ
dùng nước sạch là 10,203 hộ, chiếm 75%.
Bể chứa nước mưa có 1000 cái.
Giếng khoan + đào có 532 cái.
Theo báo cáo về hiệ trạng cấp nước sinh hoạt của huyện năm 2007:
Số người sử dụng nước sạch là 30,170 người chiếm 95%.
Bể chứa nước mưa có 1200 cái.
Giếng khoan + đào có 615 cái.
-

Diễn biến chất lượng nước mặt:

Nguyên Bình có 1 con sông chính và các ao hồ là nguồn nước cung cấp tưới
tiêu, hoạt động sản xuất, phục vụ nông nghiệp và các hoạt động khác đảm bảo phát
triển kinh tế, sản xuất của nhân dân trên địa bàn.
+ Sông Thể Dục là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho toàn bộ xã Thể Dục,
Thị trấn Nguyên Bình, Xã Minh Thanh.
+ Hồ, đập Tà Sa phục vụ nước tưới tiêu cho nông nghiệp và các hoạt động
khác cho toàn bộ xã Bắc Hợp.
Để việc đảm bảo chất lượng nước cũng như trữ lượng nước các sông, suối,
ao, hồ, đập ở trên không những giảm chất ô nhiễm cho nguồn nước mặt của các con
sông mà còn đảm bảo ổn định nước tưới tiêu cho việc sinh trưởng, phát triển ổn
định của các loại sinh vật thủy sinh cho nền kinh tế xã hội phục vụ đời sống nhân dâ

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

21



ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

Chất lượng nước mặt của huyện Nguyên Bình được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Kết quả phân tích nước mặt.
Vị trí lấy mẫu : Sông thể dục.
Thời gian lấy mẫu:
Các
năm
2006
2007

Ngày lấy mẫu
25 / 9 / 2006
30 / 10 / 2007

Ngày phân tích
25/9 - 30/10/2006
31/10 - 5/11/2007

Kết quả phân tích:

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

22


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN


stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Thông số
pH
BOD5
COD
DO
TSS
Ag
Pb
Zn
Mn
Fe
NH4+

CN2NO-3
NO-2
Hg
Coliform

Đơn vị
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

Khoa Môi trường

Kết quả đo
2006

2007

7,44

5,6
11,2
5,00
4,6
<0,001
0,0012
<0.015
0,03
0,70
0,01
<0,006
0,080
0,002
0,0001
450

6,7
8,3
10,5
4,6
4,8
<0,001
0,0015
<0,018
0,04
0,82
0,02
<0,008
2,12
0,001

<0,001
600

Giới hạn
tối đa cho
phép
5,5 - 9
<25
<35
80
0,1
0,1
>=2
0,8
2
1
0,05
15
0,05
0,002
10.000

TCVN
5942-1995
( cột B)
5942-1995
5942-1995
5942-1995
5942-1995
5942-1995

5942-1995
5942-1995
5942-1995
5942-1995
5942-1995
5942-1995
5942-1995
5942-1995
5942-1995
5942-1995
5942-1995

( Nguồn: Theo kết quả phân tích mẫu nước Viện Hóa học Công nghiệp
Hà Nội năm 2006 tại sông Thể Dục)
Theo kết quả phân tích chất lượng nước sông Thể Dục thì hầu hết các thông
số trong hai năm đều nằm dưới giới hạn tối đa cho phép, giá trị pH giảm dần từ năm
2006  2007, trong đó năm 2006 lượng pH cao nhất là 7,44mg/l nhưng vẫn nằm
trong giới hạn từ 5,5 đến 9.
Thông số pH năm 2006 là 7,44mg/l, đến năm 2007 giảm xuống 6,7mg/l, vẫn
nằm trong khoảng giới hạn tối đa cho phép 5,5 -> 9. So với Tiêu Chuẩn Việt Nam
5942 - 1995.
- BOD5 là 5,6 trong năm 2006, đến năm 2007 tăng lên 8,3mg/l, nằm trong
giới hạn tối đa cho phép < 25 so với Tiêu chuẩn Việt Nam.
- COD đo được là 11,2mg/l trong năm 2006 giảm dần xuống còn 10,5mg/l
năm 2007.

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

23



ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

- DO đo được năm 2006 là 5,00 đến năm 2007 giảm xuống còn 4,6mg/l so
với Tiêu Chuẩn Việt Nam vẫn nằm dưới giới hạn tối đa cho phép.
- TSS tăng dần từ 4,6mg/l năm 2006 lên 4,8mg/l năm 2007.
- Ag kết quả đo của hai năm không biến đổi, ổn định kết quả năm dưới giới
hạn cho phép 0,1mg/l so với Tiêu Chuẩn Việt Nam.
- Kết quả đo phân tích đánh giá các thông số Pb, Zn, Mn, Fe, NH 4+, CN2-,
NO3- đều tăng trong năm 2007 nhưng với hàm lượng nhỏ không đáng kể so sánh với
TCVN thì đều nằm dưới giới hạ tối đa cho phép.
Các thông số khác như NO2-, Hg, Colifom cũng chỉ chiếm một phần hàm
lượng nhỏ trong nguồn nước của hai năm, năm 2006 - 2007 đều nằm dưới giới hạn
cho phép, nhìn chung kết quả đo phân tích trong 2 năm vừa qua nguồn nước ở sông
Thể Dục có chưa một số ít thành phần các chất gây ô nhiễm nước nhưng các chất
này chỉ lẫn ở nước với hàm lượng nhỏ nên nguồn nước sông chưa bị ô nhiễm quá
muwcsso với giá tcrị giới hạn cho phép, để giảm dần hàm lượng chất ô nhiễm trong
nước gây ảnh hưởng xấu đến nước thì phải có sự chỉ đạo của các cấp chính quyền
và nhân dân xung quanh khu vực phải có ý thức giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường
chung để nguồn nước ngày càng trong sạch với tự nhiên sẵn có.
b. Nước ngầm:
Đánh giá diễn biến chất lượng và trữ lượng nước dưới đất của huyện Nguyên
Bình và tình hình khai thác sử dụng nước hiện nay, theo tài liệu khảo sát sơ bộ địa
chất của tỉnh và báo cáo quy hoạch sử dụng đất của huyện từ năm 2006 đến năm
2010 nước ngầm của vùng này có độ sâu tư 10 đến 100m chhia thành 2 tầng, tầng
trên có độ dày từ 10 đến 25m lớp này gồm đất đá chứa nước các hạt mịn trung bình,
xám nâm, nguồn nước khá phong phú, lưu lượng nước giếng đào, khoan đạt 2 đến 3
lít/s, tầng dưới có bề dày từ 25 đến 100m là nguồn nước có áp khá mạnh, các giếng

khoan đạt tới 5 đến 7 lít/s, chất lượng và trữ lượng nước ngầm nhìn chung chưa bị ô
nhiễm đáp ứng nhu cầu sử dụng, sinh hoạt và phục vụ cho sản xuất tương đối ổn
định.
Tình hình khai thác, sử dụng nước ngầm, do mật độ dân số của huyện là
không lớn, tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất nhìn chung là thuận lợi cho

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

24


ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi trường

phần lớn các xã thấp, còn lục khu các xã cao chủ yếu sử dụng nước mưa và các bể
chứa.
Công trình cấp nước sạch tập chung đã đưa vào sử dụng tại thị trấn Nguyên
Bình với hình thức bơm dẫn với công suất 1,023m3/ ngày đêm.
Như vậy các công trình cấp nước, bể chứa nước, các giếng khoan đều tăng so
với năm 2006.
Bên cạnh đó việc khai thác sử dụng nước ngầm của vùng diễn ra tràn lan
thiếu sự quản lý của các cấp và ý thức của người dân nên việc ô nhiễm nguồn nước
sớm muộn sẽ xảy ra do việc khai thác tràn lan sẽ dẫn đến sự xâm nhập của các chất
lỗ ô nhiễm từ tầng mặt xuống do các lỗ khoan đào lấp không tuân theo các quy trình
kỹ thuật.
Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm năm 2006 và năm 2007, của huyện
được thể hiện ở bảng sau.
Vị trí lấy mẫu: giếng đào của gia đình Nông thị Hóa
Thời gian lấy mẫu:

Năm
2006
2007

Ngày lấy mẫu
1/10/2006
30/10/2007

Ngày phân tích
1/10 - 10/10/2006
1/11 - 9/11/2007

Bảng chất lượng nước ngầm:

STT Thông số Đơn vị

Kết quả đo
2006
6,44

2007
6

Giá trị giới
hạn

TCVN 5944
- 1995

6,5 - 8,5


5944 - 1995

1

PH

-

2

Độ cứng

mg/l

232

321

300 - 500

5944 - 1995

3

TDS

mg/l

49


56

300 - 500

5944 - 1995

4

As

mg/l

<0,002

<0,001

0,05

5944 - 1995

Nông Thị Lan Hương - CD8QM1

25


×