Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

luận văn tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tại Công ty cồ phần đầu tư VNT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.66 KB, 53 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại kỹ thuật phát triển như hiện nay cùng với nền kinh tế thị trường đang
trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế đã đặt cho các doanh nghiệp sản xuất những cơ hội và
thach thức mới. Mỗi doanh nghiệp muốn tạo được chỗ đứng và đảm bảo mục tiêu phát triển thì
cần phải có tiềm lực về tài chính, sản phẩm hàng hóa dịch vụ sản xuất phải có chất lượng cao
phù hợp với nhu cầu thị trường, tạo được uy tín với khách hàng.
Công ty CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VNT là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trong
đó chủ yếu là đầu tư, xây dựng, vận hành, kinh doanh các công trình kỹ thuật dân dụng, lắp đặt
hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khác, hoàn thiện công trình xây
dựng.Với mục tiêu là hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận, tái đầu tư mở rộng sản xuất, công ty
đã xây dựng được nhiều công trình trọng điểm cho các đơn vị trong địa bàn nhất là các công
trình kỹ thuật dân dụng. Đứng trước vấn đề làm thế nào để trang bị quản lý và sử dụng có hiệu
quả, phát huy hết năng lực hiện có, đồng thời cải tiến quản lý củng cố lại sản xuất, tổ chức lao
động hợp lý, chủ động trong sản xuất tìm nguồn bạn hàng, từng bước mở rộng quy mô sản xuất.
Trong thời gian chuyển đổi vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã trưởng thành và đứng vững trong
nền kinh tế thị trường song cũng có không ít các doanh nghiệp đã gục ngã do làm ăn thua lỗ kéo
dài và phải giải thể gây nên dư luận và hậu quả không tốt cho xã hội. Một trong những nguyên
nhân gây nên tình trạng đó phải kể đến là do trình độ quản lý còn non yếu chưa đáp ứng được
nhu cầu của nền kinh tế thị trường.
Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường đầy sôi động và khó khăn bắt buộc các
doanh nghiệp phải quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và tìm cho mình một huowgs đi
đúng, một chiến lược cạnh tranh thích hợp, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm ra các
biện pháp giảm giá thành là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu
đó. Vì vậy một trong yếu tố để giảm giá thành đó là sử dụng và quản lý vật tư, nguyên liệu một
cách khoa học và hợp lý. Điều này đòi hỏi công tác hạch toán chính xác chi phí nguyên vật liệu
để tính giá thành là điều hết sức quan trọng.
Với kiến thức thu thạp trong quá trình học tập và xuất phát từ việc tìm hiểu, nghiên cứu
giữa lý luận với thực tế tại Công ty CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VNT, tác giả đã thấy rõ được vai trò
lớn của công tác kế toán tổ chức nguyên vật liệu đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
nên đã thực hiện để tài : “Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tại Công ty cồ
phần đầu tư VNT”


Vì vậy tác giả đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu với mong muốn củng cố kiến thức
đã học chuẩn bị nền móng vũng chắc cho giai đoạn thực tế khi ra trường và góp phần nhỏ vào
hoàn thiện công tác kế toán nói chung, kế toán tại Công ty nói riêng. Nội dung Luận văn gồm 3
chương:


Chương 1: Tình hình chung và điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty Cổ phần Đầu tư
VNT.
Chương 2: Phân tích tài chính và tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư
VNT năm 2015
Chương 3: Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ
phần Đầu tư VNT.
Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư VNT, tác giả đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình và được cung cấp những tư liệu cần thiết, đặc biệt được sự hhuowngs dẫn tận
tình của cô giáo ThS Nguyễn Thị Bích Phượng. Tuy nhiên do trình độ, khả năng nhìn nhận và
đánh giá vân đề còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỉ những thiếu sót về nội dung
cũng như hình thúc. Tác giả rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để luận văn được
hoàn thiện hơn, đem lại ý nghĩa đích thực của nó.
Tác giả đề nghị được bảo vệ luận văn tốt nghiệp này trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn !

Chương 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ
YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VNT
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư VNT
Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông
qua ngày 29/11/2005 và các văn bản thi hành Luật Doanh nghiệp.
Công ty hoạt động theo điều lệ, các quy định, các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và
Hội đồng quản trị công ty đã được thông qua một cách hợp lệ, phù hợp với luật pháp và sẽ là
cơ sở pháp lý, quy định ràng buộc việc tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty.

Điều lệ này được thông qua hợp lệ bởi Đại hội đồng cổ đông thành lập của công ty tổ chức
ngày 11/03/2009.
Công ty Cổ phần Đầu tư VNT hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, có tư cách
pháp nhân đầy đủ , phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Tên Công ty
Tên tiếng Việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VNT
Tên nước ngoài:
VNT-INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY


Tên viết tắt:
VNT-INVESTMENT,JSC
Địa chỉ: Thôn Đồng Tâm, xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 0303.848253
Fax: 0303.848253
Email:
Mục tiêu hoạt động: Mục tiêu của công ty là hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận, mức lãi cổ
tức ngày càng cao, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, tích lũy vốn, tái đầu tư mở rộng
sản xuất kinh doanh.
Vốn điều lệ của công ty được góp bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, tài sản và
được hạch toán thống nhất theo một đơn vị là Đồng Việt Nam.
Vốn điều lệ của Công ty được xác định là 68.000.000.000( sáu mươi tám tỉ) đồng Việt Nam do
các cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông góp dưới hình thức mua cổ phần. Vốn điều lệ này
được góp lần thứ nhất bàng cách chuyển số vốn góp của các cổ đông vào dự án Khu du lịch nghỉ
dưỡng nước khoáng nóng Cúc Phương từ Công ty Cổ phần đầu tư VNT. Số vốn còn lại được các
cổ đông đóng tiếp trong quá trình hoạt động theo quy định của Pháp luật.
Vốn điều lệ chỉ sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh như:
-Mua sắm các loại tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của công ty
-Phát triển kỹ thuật nghiệp vụ

-Mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn, liên doanh
-Sản xuất, kinh doanh theo nội dung hoạt động của Công ty
-Không sử dụng Vốn điều lệ để chia cổ tức cho các cổ đông dưới bất kỳ hình thức nào ( trừ
khi ĐHĐCĐ quyết định khác và không trái quy định pháp luật).
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần VNT
a. Chức năng và nhiệm vụ
*Chức năng: Công ty Cổ phần Đầu tư VNT sẽ lập kế hoạch tiến hành các hoạt động kinh doanh
theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh và theo Điều lệ công ty phù hợp vơi quy định của
Pháp luật và tổ chức thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được mục tiêu của công ty.
- Công ty có thể tiến hành những hình thức kinh doanh khác được pháp luật cho phép mà Hội
đồng quản trị công ty xét thấy có lợi cho công ty.
- Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm
vi vốn điều lệ của công ty do các cổ đông góp.
*Nhiệm vụ:


- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã ghi trong Giấy Chứng nhận đăng ký kinh
doanh, bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của Pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện.
- Tổ chức công tác hạch toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực , chính xác, đúng thời hạn
theo quy định của Pháp luật về kế toán.
- Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của Pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của Pháp luật về lao động, thực hiện
chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định
của Pháp luật về bảo hiểm.
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng kí hoặc
công bố.
- Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của Pháp luật về thống kê, định kỳ báo cáo đầy đủ các
thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của DN với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo

mẫu quy định, khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ
thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
- Tuân thủ quy định của Pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bỏ vệ tài
nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật.
*Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư VNT
-Trồng rau các loại; Trồng hoa cây cảnh; Trồng cây gia vị, cây dược liệu
-Chăn nuôi
-Khai thác, xử lý và cung cấp nước
-Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, Lắp đặt hệ thống điện,
hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khác, hoàn thiện công trình xây dựng.
-Bán buôn đồ uống, bán buôn đồ dùng gia đình, Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt
khác trong xây dựng.
-Khách sạn biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày
-Dịch vụ ăn uống
-Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình, Hoạt động chiếu phim, Quảng cáo
-Hoạt động kinh doanh bất động sản.
-Hoạt động đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến
quảng bá và tổ chức tour du lịch.
-Dạy nghề
-Hoạt động chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng tập trung.
-Hoạt động thể thao vui chơi giải trí.
-Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khỏe


-Dịch vụ phục vụ hôn lễ.
1.3 Công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần Đầu tư VNT
* Quy trình sản xuất của xí nghiệp
- Quá trình từ khi khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình hoàn thành bàn
giao và đưa vào sử dụng thường dài. Nó phụ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật

của từng công trình. Quá trình thi công này được chia làm nhiều giai đoạn: Chuẩn bị cho điều
kiện thi công, thi công móng, trần, hoàn thiện. Mỗi giai đoạn thi công lại bao gồm nhiều công
việc khác nhau, các công việc chủ yếu được thực hiện ở ngoài trời nên nó chịu ảnh hưởng của
thời tiết, thiên nhiên. Do đó quá trình và điều kiện thi công không có tính ổn định, nó luôn luôn
biến động theo địa điểm xây dựng và theo từng giai đoạn thi công công trình.
Quá trình thi công có sự giám sát chặt chẽ về kỹ thuật, cũng như tiến độ thi công của bên
giao, nhận thầu của công trình. Tuy mỗi công trình đều có thiết kế và dự toán riêng, và thi công ở
những địa điểm khác nhau, nhưng thường quy trình sản xuất của các công trình tiến hành theo
các bước sau:
Tiếp thị vào thầu
Lập và nộp hồ
Ký kết hợp đồng
Lập kế hoạch


Thu hồi vốn

Nghiệm thu, bàn giao
công trình

Tổ chức thi
công

Bước 1: Tiếp thị vào thầu do phòng kinh doanh đảm nhận,
Bước 2: Lập và nộp hồ sơ dự thầu khi trúng thầu: do phòng vật liệu, chuẩn bị vốn và các
điều kiện khác để thi công. Do phòng kế hoạch vật tư đảm nhận trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã
ký kết với bên A theo từng công trình.
Bước 3: Ký kết hợp đồng kinh tế với bên A theo từng công trình. Do phòng kế hoạch vật
tư chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng kinh tế.
Bước 4: Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, chuẩn bị vốn và các

điều kiện khác để thi công. Do phòng kế hoạch vật tư đảm nhận trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã
ký kết với bên A theo từng công trình.
Bước 5: Tổ chức thi công, khởi công xây dựng, san nền giải phóng mặt bằng, quá trình thi
công được tiến hành theo công đoạn, điểm dừng kỹ thuật, mỗi một công đoạn kết thúc thì tiến
hành nghiệm thu chuyển bước. Được thực hiện bởi cá tổ đội sản xuất.


Bước 6: Hoàn thiện nghiệm thu bàn giao toàn bộ công trình cho chủ đầu tư đưa vào sử
dụng, thanh lý hợp đồng công trình. Khi công trình hoàn thành xí nghiệp tiến hành nghiệm thu
và bàn giao công trình cho chủ đầu tư và được thực hiện bởi phòng kỹ thuật xây dựng.
Bước 7: Tiến hành thu hồi vốn. Sau khi bàn giao công trình cho chủ đầu tư theo hợp đồng
ký kết phòng kế toán tài chính sẽ chịu trách nhiệm thu nợ của chủ đầu tư.
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công Ty Cổ phần Đầu tư VNT
1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm xây dựng (đây là sản phẩm chính): đầu tư, xây lắp và khai thác các công trình xây
dựng là sản phẩm chính và quyết định hiệu quả sản xuất của Công ty Cổ phần Đầu tư VNT. Đặc
điểm của sản phẩm chính này là sản phẩm thường mang tính chất đơn chiếc, thời gian thi công
kéo dài và thường không hoàn thành ngay trong năm tài chính.
Ngoài ra Công ty còn có một số loại sản phẩm khác như:
-

Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khác
Khai thác và xử lý cung cấp nước
Bán buôn vật liệu và các thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.

1.4.2. Các điều kiện máy móc thiết bị cho SXKD của Xí nghiệp.
Với mục tiêu: “Năng suất, chất lượng, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí, thời gian và bảo vệ
môi trường, Công ty Cổ phần Đầu tư VNT đã đầu tư máy móc, trang thiết bị trên tất cả các công
trường thi công. Hoạt động trong cơ chế thị trường môi trường cạnh tranh gay gắt, cách mạng
khoa học kỹ thuật phát triển , xuất phát từ yêu cầu thực tế của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là phải đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, không ngừng cải thiện vị thế và uy tín trong cạnh tranh bằng thực
lực của chính mình. Để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp chỉ có sự lựa chọn duy nhất là
phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ. Mà hiện nay điều đáng lo ngại
nhất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành sản phẩm là sự lạc hậu về máy móc thiết bị.
Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành xây lắp ,
khi mà giờ đây chất lượng và giá thành của mỗi công tình phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực thực
tế của các thiết bị và phương tiện thi công.
TT

1

Tên thiết bị
Ôtô KAMA 5511

Số
lượng

Công suất

03

12 tấn

Nước sản xuất
Liên Xô

Tình trạng
Hoạt động tốt



2

Ôtô MAZ3

02

7 tấn

Liên Xô

Hoạt động tốt

3

Ôtô ISUZU tự đổ

06

12 tấn

Nhật bản

Hoạt động tốt

4

Ôtô Huyng dai

05


12 tấn

Hàn quốc

Hoạt động tốt

5

Ôtô KAMAZ thùng

2

12 tấn

SNG

Hoạt động tốt

6

Cần cầu MAZ

03

5 tấn

SNG

Hoạt động tốt


7

Máy lu SAKAI

02

12 tấn

Nhật bản

Hoạt động tốt

8

Máy gạt D85A

02

220CV

Trung quốc

Hoạt động tốt

9

Máy xúc

6


0.4 m3

Hàn quốc

Hoạt động tốt

10

Máy xúc

02

0,8m3

Hàn quốc

Hoạt động tốt

11

Máy trộn bê tông

15

250 lít

TQ+NB

Hoạt động tốt


12

Máy đầm bàn

08

1 tấn

Nhật bản

Hoạt động tốt

13

Máy đầm dùi

06

Trung quốc

Hoạt động tốt

14

Máy thuỷ chuẩn

1

Mỹ


Hoạt động tốt

15

Máy hàn hơi

6

SK1,5

Liên Xô

Hoạt động tốt

16

Máy hàn điện

10

20 KW

Liên Xô

Hoạt động tốt

Hình 1.1- Bảng kê máy móc thiết bị của Công ty
Qua bảng thống kê máy móc thiết bị của Công ty cho thấy trong quá trình hoạt động đã không
ngừng đầu tư trang bị máy móc, phương tiện vận tải cho công tác thi công xây lắp, đo đạc, san ủi

các công trình xây lắp với chất lượng hoạt động tốt đảm bảo chất lượng đáp ứng tốt quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời về mặt số lượng máy móc thiết bị cũng đủ đáp ứng yêu
cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chứng minh năng lực máy móc thiết bị khi đi dự và
đấu thầu các công trình.
1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp
Bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chức năng và quan hệ chỉ đạo
từ trên xuống dưới, với kiểu quản lý này sẽ phát huy được tính thống nhất trong chỉ đạo điều
hành, phân cấp quản lý.


Nhiệm vụ chức năng của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phòng ban được phân định rõ ràng. Từ đó
tận dụng và phát huy được khả năng chuyên môn của bộ phận quản lý, giảm phiền phức do thiếu
nhất quán chỉ đạo. Hơn nữa kiểu tổ chức này cho phép xí nghiệp có thể quản lý đồng thời dài hạn
bằng các chức năng và ngắn hạn bằng các quyết định thừa hành. Những ưu điểm trên đều là yếu
tố quan trọng đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng.
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

Giám đốc công ty

Phó giám đốc kỹ
thuật

Phòng tổ chức
hành chính


Các đội xây
dựng

Phó giám đốc kinh
doanh

Phòng kế hoạch kĩ
thuật

Các chi nhánh

Hình 1.2- Sơ đồ các phòng ban của Công ty
* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:

Các ban chỉ huy

Phòng tài
chính

Các đại lý


+ Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội cổ đông bầu ra Hội
đồng quản trị Công ty giữa hai nhiệm kỳ đại hội, bầu ra ban kiểm soát để kiểm tra mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất, đại diện pháp nhân duy nhất của Doanh nghiệp, có
quyền nhân danh của công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của
Công ty, trừ những vấn đề thuốc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
+ Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,
quản trị và điều hành của Công ty trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính kế toán.

+Giám đốc công ty: giám đốc là người được hội đồng quản trị bổ nhiệm, đại diện cho Công ty
điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng điều lệ, quy định của Pháp
luật. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng và Pháp luật về những vấn đề những quyết định của mình
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+Phó giám đốc kinh doanh và tiếp thị: Là người giúp việc cho giám đốc, quản lý chỉ đạo và giám
sát về công tác kỹ thuật quản lý chất lượng công trình.
+Phòng kế hoạch kỹ thuật: có chức năng tham mưu cho giám đốc công tác quản lý kỹ thuật chất
lượng các công trình, đề ra các phương án kỹ thuật sản xuât kinh doanh, ký kết hợp đồng và
thanh toán khối lượng các công trình.
+Phòng kế toán: có nhiệm vụ hạch toán tài sản cũng như các quá trình sản xuất kinh doanh của
công ty. Với chức năng giám sát đồng tiền mọi hoạt động kinh tế, quản lý tài sản của Công ty,
hạch toán trong đơn vị theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. Lập báo cáo tài chính
để tập hợp, cân đối tình hình tài sản của Công ty sau từng kỳ hoạt động. Tính kết quả sản xuất
kinh doanh ( lỗ lãi) và việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của Công ty và việc thực hiện nghĩa
vụ của Doanh nghiệp với cơ quan thuế. Kế toán trưởng là người trực tiếp điều hành mọi hoạt
động của phòng kế toán.
+Các đội xây lắp, các chi nhánh, các ban chỉ huy chịu trách nhiệm trực tiếp thi công các công
trình theo đúng hồ sơ thiết kế và hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, báo cáo khối lượng thực hiện
và quyết toán các công trình.
1.6. Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của Công ty Cổ phần Đầu tư VNT
1.6.1. Tổ chức sản xuất
Các đơn vị sản xuất chính là các công trường thi công, các công trường được phân thành
2 bộ phận Bộ phận quản lý và bộ phận trực tiếp sản xuất :
- Bộ phận quản lý gồm các chánh phó quản đốc, đội trưởng thi công và các nhân viên nghiệp vụ,
nhân viên kinh tế.


- Bộ phận trực tiếp sản xuất gồm các đội, tổ sản xuất được bố trí theo ngành nghề.

GIÁM ĐỐC


Phó quản đốc

Đội trưởng đội thi công

Tổ trưởng sản xuất

Tổ phó

Tổ trưởng công đoàn

An toàn vệ sinh
viên

Công nhân sản xuất

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Đầu tư VNT
Các đơn vị sản xuất chính của Công ty như sau
a. Cơ cấu:
Gồm các tổ sản xuất trực tiếp ra sản phẩm được bố trí theo ngành nghề: Các tổ nghề xây dựng,
các tổ cơ khí
Mỗi tổ sản xuất được bố trí từ 14 đến 18 lao động với số là thợ xây dựng 9 đến 16 lao động và
lao động phụ được bố trí từ 5 đến 6 lao động.
Mỗi tổ sản xuất gồm tổ trưởng sản xuất, tổ phó và tổ trưởng công đoàn. Ngoài ra còn một an
toàn vệ sinh viên làm công các theo dõi đôn đốc thực hiện nhiệm vụ an toàn lao động trong tổ
sản xuất để đảm bảo cho lao động được tuyệt đối an toàn cho người lao động và thiết bị thi công.
b. Các mối liên hệ


Là đơn vị thi công các công trình xây dựng chủ yếu là công trình môi trường các tổ đội

sản xuất cơ bản là độc lập trong dây chuyền sản xuất, chỉ có các tổ phục vụ cần đảm bảo phục vụ
đúng những tiến độ cung cấp nguyên vật liệu để đảm bảo dây chuyền thi công được liên tục và
không bị ách tắc.
c. Những nguyên tắc tổ chức sản xuất được áp dụng trong thực tế
Trong thực tế Xí nghiệp tổ chức đơn vị 2 cấp gồm Xí nghiệp quản lý, giao kế hoạch sản xuất và
điều hành tiến độ các công trình do các công trường thi công, các công trường từng thời kỳ kế
hoạch lập kế hoạch thực hiện trên cơ sở kế hoạch Xí nghiệp giao để đạt và đạt vượt mức kế
hoạch do Xí nghiệp giao về Giá trị và công trình hoàn thành cũng như các chỉ tiêu đời sống
người lao động và đóng nộp nghĩa vụ với nhà nước, xã hội.
* Chế độ công tác
Xí nghiệp xây dựng công trình môi trường mỏ Hòn Gai áp dụng chế độ làm việc như sau:
+ Sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
+ Chiều từ 12 giờ 30 phút đến 16 giờ.
+ Một tuần làm việc 48 giờ.
Xí nghiệp chỉ làm giờ hành chính không làm ca.

CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH SẢN


XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

Quá trình sản xuất muốn được tiến hành được cần phải có 3 yếu tố: sức lao động,
tư liệu lao động và đối tượng lao động. Thực tế ngày nay cho thấy nhiều quốc gia, sự
giàu có của xã hội không chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, phụ thuộc vào mức
độ trang bị tài sản cố định cho nền kinh tế mà còn phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố con
người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay “nền kinh tế tri thức” và tri thức của con người là
một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Nếu có tư liệu lao động và đối tượng lao động nhưng không có lao động của con
người thì tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ là những vật vô dụng vì con người là

chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng như thế vẫn chưa đủ với một doanh
nghiệp, vì nếu không có tài chính thì doanh nghiệp không thể tồn tại được.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở quyết định sự có mặt của doanh nghiệp
trong nền kinh tế mà mục tiêu hiệu quả của nó là lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận.
Muốn vậy, trước hết các doanh nghiệp phải quản lý tốt tình hình tài chính trong doanh
nghiệp mình, thực hiện sử dụng một cách tiết kiệm các yếu tố đầu vào và một trong các
yếu tố đó là lao động tiền lương.
Do vậy, phân tích tài chính và tình hình sử dụng lao động tiền lương trong doanh
nghiệp là một công cụ kinh tế để Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Tân Phong có
thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng việc giúp doanh nghiệp tìm ra những biện pháp
khắc phục những hạn chế, thiếu sót và phát huy những mặt làm được.
2.1 . Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Cổ phần Đầu
tư VNT






BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VNT
Bảng 2.1
Năm 2015
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2014


4.208.187.828

Kế hoạch

1

Doanh thu
thuần

Đồng

2

Tổng số lao
động bình quân

Người

3

NSLĐ bình
quân
(tính theo doanh
thu)

Đ/ng.th

4

Thu nhập bình

quân

Đồng/tháng

5

Lợi nhuận sau
thuế

Đồng

5.304.043,167

10.551.885

6

Phải nộp ngân
sách

Đồng

31.225.287

7

Lợi nhuận trước
thuế

Đồng


6.800.056

Thực hiện

So sánh
TH2015/TH2014
( +/- )
%

TH2015/KH2015
( +/- )
%

16.781.769.03
0

398,8

17.206.275

5.247.841,833

30,5

32.637.971

40.485.394

9.260.107


29,66

7.847.423

13.189.856

22.059.326

15.259.270

224,4

8.869.740

20.989.956.869 47.492.168.718

26.502.211.850 126,3

6.654.390

63,1
24,04
67,24



Trên đây là bảng phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty Cổ phần Đầu tư
VNT miêu tả khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm
2015. Thông qua những chỉ tiêu chủ yếu thể hiện ở bảng trên có thể rút ra những kết luận

tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua.
Đứng trên góc độ kế toán quản trị, người ta sử dụng lấy chỉ tiêu lợi nhuận để đánh
giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và lợi nhuận theo kế toán quản trị
được tính dựa trên công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Qua bảng 2.1, doanh thu thực hiện năm 2015 đạt 47.492.168.718 đồng, hơn
16.781.769.030 đồng so với năm 2014 (tương đương tăng hơn 398,8%) và tăng
26.502.211.850 đồng so với kế hoạch đề ra (tương đương126,3% ). Lợi nhuận trước thuế
năm 2015 đạt hơn 22.059.326 đồng, cao hơn năm 2014 hơn 15.259.270 đồng (tương
đương cao hơn 224,4%) và cao hơn kế hoạch đề ra hơn 8.869.740 đồng (tương đương cao
hơn 67,24%). Do lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2015 caohơn năm 2014 nên
phần đóng góp nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước (chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp)
của năm 2015 cao hơn năm 2014, phần đóng góp này là một phần chi phí doanh nghiệp
phải bỏ ra để duy trì hoạt động. Về mặt lý thuyết, chi phí càng thấp càng tốt, nhưng đối
với khoản chi phí này nó tỷ lệ nghịch với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghĩa là,
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng và ngược
lại.
Kết quả có được của doanh nghiệp dựa vào lao động của con người (lao động
tay chân và lao động trí óc), để thấy rằng lao động của con người đối với kết quả của
doanh nghiệp là rất quan trọng. Trong năm 2015 tổng số lao động bình quân so với
kế hoạch giảm 8 người và so với năm 2014 là không thay đổi. Năng suất lao động bình
quân tính theo doanh thu năm 2015 đạt hơn 9.000.000đồng/người.tháng tăng so với
năm 2014 là hơn 660.000đồng/người.tháng (tương đương tăng hơn 7,8%) và
giảm4.101.406 đồng/người.tháng so với kế hoạch đề ra tương ứng giảm 31,22%.
Nguyên nhân làm cho năng suất lao động bình quân thực hiện 2015 giảm mạnh so
với kế hoạch đề ra có thể do công ty đã đề ra mục tiêu kế hoạch quá cao so với năng
lực của mình.


Việc trả lương cho người lao động thông qua chỉ tiêu thu nhập bình quân dung
để đánh giá về mặt hiệu quả xã hội, trong năm 2015 thu nhập bình quân đạt hơn

4.868.000đồng/người.tháng, tăng so với năm 2014 hơn 47.000đồng/người.tháng
(tương đương tăng hơn 0,98%), con số đó có thể đánh giá năm 2015 công ty đã trả
lương hiệu quả về mặt xã hội.
Bất kể doanh nghiệp nào cũng luôn mong muốn doanh nghiệp mình ngày càng
phát triển bền vững và tối đa hóa lợi nhuận, và công ty Cổ phần Đầu tư VNT cũng
không ngoại lệ, do vậy trong năm 2015 công ty đã đề ra kế hoạch với tất cả các chỉ tiêu
thể hiện ở bảng 2.1 đều tăng so với năm 2014. Nhưng kết quả đạt được xét theo chỉ
tiêu lợi nhuận thì có thể đánh giá rằng năm 2015 công ty hoạt động kinh doanh tốt
hơn so với năm 2014.

2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Đầu tư VNT
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là việc xem xét đánh giá kết quả
của việc quản lý và điều chỉnh của doanh nghiệp thông qua các số liệu trên báo cáo tài
chính, phân tích những gì đã làm được, những gì làm chưa được và dự đoán những gì sẽ
xảy ra đồng thời tìm ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp để từ đó đề ra các biện pháp tận dụng những điểm mạnh và khắc
phục những điểm yếu và nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Phân tích tài chính là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với các
báo cáo tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa các dự báo và các kết
luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh.Phân tích tài chính còn là việc sử dụng
các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài chính của một công ty và để đánh
giá năng lực tài chính trong tương lai.
Ý nghĩa phân tích tài chính:
- Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu
tài chính hiện hành và quá khứ.
- Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân
phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng các chức năng quản trị có hiệu

quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt đông kinh doanh, là cơ sở cho


ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và
điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý
của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ,
chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay vốn…
Báo cáo tài chính có 4 loại bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài
chính. Đối với Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Tân Phong, ta chủ yếu phân tích
2 báo cáo tài chính đó là: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng cân đối kế toán là bảng tóm tắt tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại một
thời điểm nào đó, thường là cuối năm hoặc cuối quý. Từ bảng cân đối kế toán ta có thể
thu nhận một số thông tin cần thiết cho hoạt động phân tích như sau:
- Tổng tài sản, trong đó có tài sản lưu động và tài sản cố định.
- Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, trong đó có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tổng kết về doanh thu, chi phí và lợi nhuận
của công ty qua một thời kỳ nhất định, thường là quý hoặc năm. Từ báo cáo kết quả kinh
doanh chúng ta có được những thông tin tài chính có thể sử dụng trong công việc phân
tích báo cáo tài chính bao gồm:
- Doanh thu ròng.
- Giá vốn hàng bán.
- Lãi gộp.
- Chi phí lãi vay.
- Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc phân tích tình hình tài chính công ty.
Nhưng thường có hai cách tiếp cận đó là: theo khuôn khổ phân tích tài chính dựa vào
mục đích và theo khuôn khổ phân tích tài chính dựa vào loại phân tích. Thực tế thì các
nhà quản trị khi phân tích tài chính thì đều kết hợp cả hai.


2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty
Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính gắn liền với hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh
doanh được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế: Cơ cấu các loại vốn, tài sản của


doanh nghiệp, khả năng thanh toán, mức độ chiếm dụng vốn, hiệu suất sử dụng vốn và
các chỉ tiêu.
Tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển đối với quá trình sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.
Sau đây là bảng đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư
VNT.
ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NĂM 2015
ĐVT: Đồng
STT

Chỉ tiêu

Số đầu năm

Số cuối năm

Bảng 2.2
So sánh
+/%

1

Tổng nguồn

vốn

65.943.042.124

73.582.916.470

7.639.874.350

11.59

2

Tổng nguồn
vốn chủ sở hữu

62.724.529.525

70.646.995.931

7.922.466.410

12,63

3

Tổng nợ ngắn
hạn

3.218.512.599


2.935.920.539

-282.592.060

-8,78

4

Tài sản ngắn
hạn

65.851.168.642

73.487.796.431

7.636.627.790

5

Tổng nợ phải
trả

3.218.512.599

2.935.920.539

-282.592.060

11,6
-8,78


Thông qua bảng đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty năm 2015, ta thấy:
Tổng nguồn vốn tính đến ngày 31/12/2015 là 73.582.916.470 đồng, tăng 7.639.874.350
đồng, tương ứng tăng 11,59 % so với đầu năm. Trong đó tổng nguồn vốn chủ sở hữu của
Công ty là 70.646.995.931 đồng, tăng 7.992.466.410 đồng tương ứng tăng 12,63 % so
với thời điểm đầu năm, tổng nợ phải trả của Công ty là 2.935.920.539 đồng, giảm
282.592.060 đồng tương ứng giảm 8,78% so với thời điểm đầu năm. Tài sản ngắn hạn
của Công ty tại thời điểm cuối năm là 73.487.796.431 đồng tăng 7.636.627.790 đồng
tương ứng tăng 11,6% so với thời điểm đầu năm, theo đó tổng nợ ngắn hạn của Công ty
cũng giảm 282.592.060 đồng tương ứng giảm 8,78% so với thời điểm đầu năm.
Tình hình tài chính của Công ty tại thời điểm cuối năm không mấy khả quan so
với thời điểm đầu năm.


2.2.2.2.

Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn theo quan điểm nguồn tài
trợ

Tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ các nguồn vốn kinh doanh khác nhau như
vốn bản thân chủ sở hữu, vốn vay và nợ hợp pháp, các nguồn vốn bất hợp pháp như nợ
quá hạn, vay chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, người bán hoặc người lao động…
Có thể phân loại các nguồn tài trợ thành 2 loại:
+ Nguồn tài trợ thường xuyên: Là nguồn vốn do doanh nghiệp có thể sử dụng
thường xuyên, gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay - nợ dài hạn ( không kể số vay – nợ quá
hạn)
+ Nguồn tài trợ tạm thời: Gồm nguồn vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản
vay – nợ ngắn hạn và các khoản chiếm dụng bất hợp pháp.
BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN TÀI TRỢ
ĐVT: đồng

STT

Chỉ tiêu

Đầu năm 2015

1

Nguồn tài trợ
thường xuyên

62.724.529.525

70.646.995.931

7.922.466.410

12,63

- Nguồn vốn
chủ sở hữu

62.724.529.525

70.646.995.931

7.922.466.410

12,63


- Nợ dài hạn

0

0

0

0

Nguồn tài trợ
tạm thời

3.218.512.599

- Nợ ngắn hạn

3.218.512.599

2

Cuối năm2015

Bảng 2.6
So sánh cuối năm
2015/ đầu năm 2015
(+/-)
%

2.935.920.539

2.935.920.539

282.592.060
282.592.060

8,78
8,78

Qua bảng phân tích nguồn tài trợ của công ty Cổ phần Đầu tư VNT, ta thấy, tại
thời điểm cuối năm 2015, nguồn tài trợ thường xuyên là 70.646.995.931đồng, tăng
7.922.466.410 đồng, tương ứng tăng 12,63% so với thời điểm đầu năm. Trong đó nguồn
tài trợ thường xuyên tăng do nợ vay dài hạn tăng , ở đây nợ dài hạn không thay đổi trong
khi đó nguồn tài trợ do vốn chủ sở hữu giảm 8,78% so với đầu năm. Nguồn tài trợ tạm


thời tại thời điểm cuối năm là 2.935.920.539 đồng, giảm 282.592.060 đồng tương ứng
giảm 8,78 % so với thời điểm đầu năm.
2.2.2.3 Các chỉ tiêu phân tích khác
Để đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của các doanh nghiệp người ta còn
dùng các chỉ tiêu sau:
- Tỷ suất nợ

- Tỷ suất tự tài trợ

Nợ phải trả
x 100, %(2.4)
Tổng nguồn vốn

=


=

Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

x 100, % (2.5)

Từ các công thức trên ta có bảng phân tích sau:
BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TỰ ĐẢM BẢO
TÀI CHÍNH CÔNG TY NĂM 2015

STT

Chỉ tiêu

1

Tỷ suất nợ

2

Tỷ suất tự tài trợ

Cuối năm
(%)

Đầu năm
(%)

3,99


4,88

96

95,12

Bảng 2.7
So sánh
±
%
-0,9
18,44
0,8

0,84

Ta thấy tỷ suất tự tài trợ phản ánh mức độ độc lập về tài chính của Công ty, tỷ suất
tự tài trợ càng lớn thì mức độ độc lập tài chính của công ty càng cao và ngược lại. Còn tỷ
suất nợ phản ánh sự phụ thuộc của Công ty vào nguồn vốn bên ngoài, do đó tỷ suất nợ
càng thấp càng tốt. Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ có mối quan hệ mật thiết với nhau
trong việc phản ánh mối quan hệ độc lập giữa khả năng độc lập về mặt tài chính và tình
trạng nợ của Công ty (tỷ suất nợ + tỷ suất tự tài trợ = 100%).Đối với Công ty, tỷ suất tự
tài trợ luôn lớn hơn tỷ suất nợ, chứng tỏ Công ty không bị phụ thuộc về tài chính, khả
năng tự chủ cao. Tỷ suất tự tài trợ cuối năm lớn hơn đầu năm (giảm từ 96 % xuống còn
95,12%), tỷ suất nợ cuối năm nhỏ hơn đầu năm (tăng từ 3,99% lên 4,88%). Mặc dù hai
chỉ tiêu này ở thời điểm cuối năm có biến động so với thời điểm đầu năm, nhưng biến


động không lớn, và nhìn chung, về mặt độc lập tài chính của Công ty là khá cao, không bị

phụ thuộc về tài chính
2.2.3. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong
bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là bảng tóm tắt tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại một
thời điểm nào đó, thường là cuối năm hoặc cuối quý. Ở đây, Công ty Cổ phần Đầu tư
VNT lập bảng cân đối kế toán tại thời điểm cuối năm tài chính.
Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân
đối kế toán cho biết sự thay đổi của các khoản mục trong năm tài chính, khoản mục nào
biến động lớn, khoản mục nào biến động nhỏ, cũng như tỷ trọng của các khoản mục trong
bảng cân đối kế toán. Từ đó nhà quản trị có cái nhìn chung nhất về tình hình tài sản và
nguồn vốn của doanh nghiệp.



BẢNG PHÂN TÍCH CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VNT
Đơn vị tiền: đồng
Chỉ tiêu

I
II

TÀI SẢN
TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100
=110+120+130+140+150 )
Tiền và các khoản tương
đương tiền
Đầu tư tài chính ngắn hạn

1


Đầu tư tài chính ngắn hạn

A
-

Dự phòng giảm giá đầu tư tài
chính ngắn hạn (*)
Các khoản phải thu ngắn
III hạn
2

1

Phải thu khách hàng

Bảng 2.8

số

Thuyết
minh

100

110
120

(III.01)
(III.05)


Số cuối năm 2015

Số đầu năm 2015

Cuối năm 2015 so với
đầu năm 2015

Giá trị

%

Giá trị

%

Chênh lệch

%

73.487.796.431

99,87

65.851.168.642

99,86

7.636.627.790


11,6

0,2

466.210.736

0,71

-317.801.417

-68,17

60.646.764.204

82,42

21.754.930.939

33

51.673.902.257

70,23

9.332.516.666

14,15

148.409.319


121
129
130
131

38.891.833.26
5
42.341.385.58
1

178,78
453,7

2

Trả trước cho người bán

132

8.772.861.947

11,92

12.002.674.404

18,2

-3.229.812.453

-27


3

Phải thu về cho vay ngắn hạn

135

200.000.000

0,27

419.739.869

0,64

-219.739.869

-52,4

4

Dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi (*)

139
65,4

30.467.888.73
0


-70,7

Hàng tồn kho
IV

12.654.209.149
140

17,2

43.122.097.873


×