Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

phân tích môi trường ngành công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.78 KB, 16 trang )

I.
1.

Giới thiệu về công ty
Sơ lược về công ty:
Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, đến nay Vinamilk đã trở thành công
ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được
xếp trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam. Vinamilk không những
chiếm lĩnh 75% thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của
mình ra nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada,… Hoạt động hơn
10 năm trong cơ chế bao cấp, cũng như nhiều DN khác chỉ sản xuất theo kế
hoạch, nhưng khi bước vào kinh tế thị trường, Vinamilk đã nhanh chóng
nắm bắt cơ hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, đa
dạng hóa sản phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới. Từ 3 nhà máy
chuyên sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không
ngừng xây dựng hệ thống phân phối tạo tiền đề cho sự phát triển. Với định
hướng phát triển đúng, các nhà máy sữa: Hà Nội, liên doanh Bình Định, Cần
Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra đời, chế biến, phân phối sữa và sản phẩm
từ sữa phủ kín thị trường trong nước. Không ngừng mở rộng sản xuất, xây
dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước (hiện nay thêm 5 nhà máy đang
tiếp tục được xây dựng), Vinamilk đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng/năm,
nộp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 500 tỉ đồng. Cty Vinamilk hiện có
trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em
và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa đậu nành, kem,
phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết, cà phê, trà… Sản
phẩm đều phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Vinamilk cũng đã
thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng, xem đó là xương sống cho
chiến lược kinh doanh dài hạn. Hiện nay, Cty có trên 180 nhà phân phối,
hơn 80.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc. Giá cả cạnh tranh cũng là
thế mạnh của Vinamilk bởi các sản phẩm cùng loại trên thị trường đều có
giá cao hơn của Vinamilk. Vì thế, trong bối cảnh có trên 40 DN đang hoạt


động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc
gia, cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định vị trí dẫn
đầu trên thị trường sữa Việt Nam. Trong kế hoạch phát triển, Vinamilk đã
đặt mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi thay thế dần nguồn nguyên
liệu ngoại nhập bằng cách hỗ trợ nông dân, bao tiêu sản phẩm, không ngừng
phát triển đại lý thu mua sữa. Nếu năm 2001, Cty có 70 đại lý trung chuyển
sữa tươi thì đến nay đã có 82 đại lý trên cả nước, với lượng sữa thu mua


khoảng 230 tấn/ngày. Các đại lý trung chuyển này được tổ chức có hệ thống,
rộng khắp và phân bố hợp lý giúp nông dân giao sữa một cách thuận tiện,
trong thời gian nhanh nhất. Cty Vinamilk cũng đã đầu tư 11 tỷ đồng xây
dựng 60 bồn sữa và xưởng sơ chế có thiết bị bảo quản sữa tươi. Lực lượng
cán bộ kỹ thuật của Vinamilk thường xuyên đến các nông trại, hộ gia đình
kiểm tra, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa cho năng suất và chất lượng
cao. Số tiền thưởng và giúp đỡ những hộ gia đình nghèo nuôi bò sữa lên đến
hàng tỷ đồng. Nhờ các biện pháp hỗ trợ, chính sách khuyến
khích, ưu đãi hợp lý, Vinamilk đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động
nông thôn, giúp nông dân gắn bó với Cty và với nghề nuôi bò sữa, góp phần
thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống; nâng tổng số đàn bò sữa
từ 31.000 con lên 105.000 con. Cam kết Chất lượng quốc tế, chất lượng
Vinamilk đã khẳng định mục tiêu chinh phục mọi người không phân biệt
biên giới quốc gia của thương hiệu Vinamilk. Chủ động hội nhập, Vinamilk
đã chuẩn bị sẵn sàng từ nhân lực đến cơ sở vật chất, khả năng kinh doanh để
bước vào thị trường các nước WTO một cách vững vàng với một dấu ấn
mang Thương hiệu Việt Nam

Tên đầy đủ
Trụ sở


2.

Điện thoại
Email

Công ty cổ phần sữa Việt Nam
36-38 ngô đức kế, quận 1,
TP.HCM
089300358


Logo
website

www.vinamilk.com.vn

Các sản phẩm chủ yếu của công ty
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại
Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là
sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn
và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một


những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa
chọn nhất.
Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam
trong 3 năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt
động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt
Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa
đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường.


II.
1.
-

-

2.






Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng
xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc,
Philipines và Mỹ.
Phân đoạn và tiềm năng thị trường sữa tại Việt Nam:
Đặc điểm thị trường sữa Việt Nam
Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên
đáng kể. Theo thống kê, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng khoảng 61%, từ
500 triệu lít ( năm 2010) lên đến 805 triệu lít( năm 2015). Các nhà chuyên
môn đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam vẫn còn rất lớn
Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1,2%/năm thị
trường sữa Việt Nam có tiền năng lớn . Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm,
thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện
sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao. Năm 2010, trung bình mỗi người
Việt Nam tiêu thụ khoảng 15lit sữa/năm. Dự báo đến năm 2010, con số này
sẽ tăng gần gấp đôi lên đến 28lit sữa/năm/người.

Phân đoạn thị trường:
Với số lượng mặt hàng đa dạng nên sữa nước Vinamilk lựa chọn phân đoạn
theo phương pháp phân chia với các tiêu thức được lựa chọn là:
Tiêu thức địa lý: Dựa vào mật độ dân số và khả năng tiêu thụ sản phẩm phân
chia thành 2 đoạn thị trường đó là thành thị và nông thôn.
Tiêu thức nhân khẩu học: Dựa vào độ tuổi để phân chia ra các đoạn thị
trường khác nhau là trẻ em, người lớn và người già. Ngoài ra còn phân loại
sữa dùng cho gia đình và cho cá nhân.
Tiêu thức hành vi mua của khách hàng: Dựa vào trạng thái sức khỏe và lợi
ích tìm kiếm phân đoạn thành người bình thường, suy dinh dưỡng và người
bị bệnh béo phì, tiểu đường.


3.
3.1.






3.2.




3.3.






4.

Mô tả phân đoạn thị trường:
Theo tiêu thức nhân khẩu học:
Đối với đoạn thị trường trẻ em chiếm đến 25% tổng dân số cả nước và là đối
tượng khách hàng chính sử dụng sữa nước vì vậy đây là đối tượng cần
hướng đến nhiều nhất, trẻ em thường hiếu động thích nhảy nhót và màu sắc
càng sặc sỡ càng tốt, thích đồ ngọt với nhiều mùi vị khác nhau đặc biệt là
socola.
Người lớn (15-59 tuổi) chiếm 66% dân số cả nước một tỷ lệ khá cao. Đây là
đối tượng lao động có thu nhập và nắm giữ chi tiêu nên là đối tượng quyết
định mua thường hay quan tâm đến chất lượng và thương hiệu sản phẩm
Người già: chỉ chiếm 9% dân số một tỷ lệ khá nhỏ và người già hay sử dụng
sữa bột ít dùng sữa nước vì vậy đây là đối tượng cần phải lôi kéo làm họ
thay đổi xu hướng tiêu dùng sữa
Theo tiêu thức địa lý:
Dân thành thị chiếm đến 29,6% dân số cả nước và đang có xu hướng tăng.
Mật độ người dân ở thành thị cao nên rất dễ dàng trong việc phân phối sản
phẩm, thu nhập của người dân thảnh thị cao hơn nên họ quan tâm đến sức
khỏe hơn và thường sử dụng sữa cho cả nhà. Họ thường trung thành với sản
phẩm sữa đã chọn, riêng đối với sữa tươi Vinamilk thì ở Hà Nội và Tp Hồ
Chí Minh đã tiêu thụ đến 80% lượng sữa.
Dân nông thôn chiếm một tỷ lệ cao 70,4% dân số cả nước nhưng mức sống
của người dân rất thấp rất ít khi cho con uống sữa. Mật độ phân bố dân cư ở
đây so với thành thị là thấp
Theo tiêu thức hành vi mua khách hàng:
Người bình thường chiếm một tỷ lệ lớn và nhu cầu của họ rất phong phú có
thể uống được nhiều loại sữa đặc biệt trẻ em thích những thức uống ngọt

Người bị bệnh béo phì, tiểu đường: tỷ lệ người bị bệnh béo phì tiểu đường
đang có xu hướng ngày càng tăng tỷ lệ này hiện nay rất lớn đặc biệt là trẻ
em. Đối với trẻ em dưới 15 tuổi tỷ lệ này chiếm đến 21% và có xu hướng
ngày càng tăng, ở người lớn tỷ lệ này cũng khá cao và có xu hướng tăng.
Người già mắc bệnh béo phì chiếm đến 18%
Người bị bệnh còi xương suy dinh dưỡng: thường gặp ở trẻ em đặc biệt là ở
miền núi và nông thôn đối tượng này cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn ến 13%
nhưng thường không có khả năng mua sữa uống.
Đánh giá thị trường mục tiêu của Vinamilk:


-

-

Với nguồn lực khá lớn, mức độ có thể đa dạng hóa sản phẩm cao cho phép
vinamilk tập trung vào mỗi đoạn thị trường, với mỗi đoạn thị trường với
những sản phẩm phù hợp.
Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi có hộp 110ml, trẻ e từ 6 tuổi trở lên có hộp
180ml và 220ml.
Có nhiều cách đóng gói như hộp giấy, đóng bịch để tiện lợi khi đi lại mang
đi dễ dàng. Người bình thường có thể sử dụng nhiều loại như: hương dâu,
hương sô cô la, thanh trùng, tiệt trùng, có đường, không đường…
Người bị suy dinh dưỡng hay người già dung sữa tiệt trùng nhiều canxi
Người bị béo phì hay tiểu đường thì sử dụng loại sữa ít béo flex, sữa tiệt
trùng không đường…
Tuy nhiên đối tượng khách hàng mục tiêu mà sữa nước vinamilk hướng đến
là trẻ em và thị trường tầm trung bình dân.
III.
Phân tích và đánh giá sự tác động của các nhóm lực lượng

cạnh tranh trong ngành sữa Việt Nam
1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Tốc độ tăng trưởng của ngành:
Nhu cầu của người tiêu dùng các sản phẩm sữa ngày càng tăng, tốc độ tăng
trưởng hàng năm cao và vẫn tiếp tục tăng.
Cơ cấu cạnh tranh ngành sữa:
+ tính thị phần theo giá trị thì vinamilk và Dutch Lady hiện là 2 công ty sản
xuất sữa lớn nhất cả nước, đang chiếm gần 60% thị phần. sữa ngoại nhập từ
các hãng Mead Johnson, Abbbott, Nestle… chiếm khoảng 22% thị phần, với
các sản phẩm chủ yếu là sữa bột. còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng 20
công ty sữa quy mô nhỏ:Nutifood,Ba Vì…
+ Sữa bột hiện tại đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản
phẩm trong nước và nhập khẩu. trên thị trường sữa bột, các loại sữa nập
khẩu chiếm khoảng 65% thị phần, Vinamilk và Dutch Lady đang chiếm giữ
thị phần lần lượt là 16% và 20%.
Hiện nay sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày
càng gia tăng do việc giả thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm
thuế quan khi thực hiện cm kết CEPT/AFTA của khu vực ASEAN và cam
kết vs tổ cức thương mại thế giới
+phân khúc thị trường sữa nước và sữa đặc chủ yếu do :Vinamilk,Dutch
Lady và TH true milk nắm giữ nên các sản phẩm nhập khảu gần như không
cạnh tranh được.


-

-

Thị trường sữa nước được đánh giá là thị trường nhiều tiềm năng và tăng
trưởng trong tương lại, và đây cũng là thị trường có lợi nhuận khá hấp dẫn

Cấu trúc của ngành:
Ngành sữa Việt nam là ngành phân tán do nhiều nhà sản xuất như:
Vinamilk, Dutch Lady, các công ty có quy mô nhỏ, các công ty sữa nước
ngoài:Abbott, Nestle…nhưng các công ty như Vinamilk, Dutch Lady không
đủ sức chi phối ngành mà ngày càng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các
hãng đặc biệt là sữa đến từ nước ngoài
Các rào cản rút lui:
+ Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư: chi phí đầu tư ban đầu của ngành sữa
rất cao, do đó,khi 1 công ty muốn rút khỏi thj trường sữa gặp khó khăn trong
việc thu hồi vốn đầu tư như: máy móc, thiết bị…
+ Ràng buộc vs người lao động
+ Ràng buộc vs các tổ chức liên quan
+ các ràng buộc chiến lược, kế hoạch
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn phụ thuộc vào các yếu tố
sau:
Sức hấp dẫn của ngành:
+ Ngành chế biến sữa hiện đang là ngành có tỷ suất sinh lời và tốc độ tăng
trưởng cao( giai đoạn 1996- 2006, mức tăng trưởng bình quân mỗi năm của
ngành đạt 15,2%, chỉ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 16,1% /năm so
với \trung quốc).
+ Thị trường sữa nước ta được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng
tăng tăng có biên lợi nhuận hấp dẫn.
+ Thị trường sữa trong nước ta có thể tiếp tục duy trì được tốc độ tăng
trưởng cao trong những năm tới, do mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người
của Việt Nam hiện tại vẫn đang ở mức hấp.
+ bên cạnh đó, tiềm năng của Thị trường sữa vẫn còn rất lớn khi mà tiêu
dung sản phẩm sữa của VN vẫn còn rất thấp. Mức tiêu thụ sữa bình quân của
VN chỉ đạt khoảng 11,2 kg/năm, thấp hơn khá nhiều có với các nước châu á
khác.

+ Về mức tiêu thụ sữa bình quân của VN hiện nay khoảng 7,8kg/ người/năm
tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90. Theo dự báo
2.

-





+

+





+

trong thời gian sắp tới mức tiêu thụ sữa sẽ tăng từ 15-20% ( tăng theo thu
nhập bình quân).
Nhìn chung ngành sản xuất sữa tại VN có mức sinh lời khá cao, tuy nhiên
mức sinh lời giữa các nhóm sản phẩm có sự khác biệt khá lớn. sản phẩm sữa
bột trung và cao cấp hiện đang là nhóm sản phẩm dẫn đầu về hiệu quả sinh
lời , với mức sinh lời đạt khoảng 40%/ giá bán lẻ, sữa nước và sữa chua có
mức sinh lời đạt khoảng 30%/ giá bán lẻ. Phân khúc thị trường sữa đặc do
nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dung ngày 1 giảm dần, nên có mức sinh
lợi thấp nhất và đạt khoảng 12%/giá bán lẻ.
Những rào cản gia nhập ngành:

+ Kỹ thuật:
Công đoạn quản trị chất lượng nguyên liệu đầu vào và đầu ra là hết sức quan
trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của người tiêu dùng
Trong khi sản xuất, việc pha chế các sản phẩm từ sữa cũng phức tạp vì các tỉ
lệ vitamin, chất dinh dưỡng được pha trộn theo hàm lượng
Khi sữa thành phẩm đã xong , các doanh nghiệp sữa phải sử dụng vỏ hộp đạt
tiêu chuẩn để dễ dàng vận chuyển và bảo quản
Vốn
Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là
khoản đầu tư không nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy, chi
phí nhân công, chi phí nguyên liệu…
Các yếu tố thương mại:
Nghành công nghiệp chế biến sữa bao gồm nhiều kênh tham gia từ chăn
nuôi, chế biến , đóng gói, đến phân phối, tiêu dùng… Tuy nhiên, vẫn chưa
có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho từng khâu, đặc biệt là tiếng nói của các bộ
ngành vẫn còn riêng rẽ dẫn dến việc quy hoạch nghành sữa chưa được như
mong muốn và gây nhiều cho các công ty trong khâu sản xuất và phân phói
đặc biệt là các công ty mới thành lập
Ngành sữa có hệ thống khách hàng đa dạng từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi,
tiềm năng thị trường lớn nhưng yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng
nên nghành sữa đang chịu áp lực không nhỏ từ hệ thống khách hàng.
Việc tạo nhập thương hiệu trong nghành sữa rất khó khăn do phải khẳng
định được chất lượng sản phẩm cũn như cạnh tranh với các công ty lớn.
Nguyên vật liệu đầu vào:
Phần lớn nguyên liệu đầu vào phỉa nhập từ nước ngoài (80%). Tuy nhiên,
nhà nước chưa thể kiểm soát gắt gao các nguồn đầu vào nguyên liệu sữa. Do


+


+

+

đó, chất lượng đầu vào của các công ty chưa cao, năng lực cạnh tranh với
các công ty nước ngoài thấp.
Nguồn nhân lực cho nghành:
Hiện tại nguồn nhân lực cho ngành chế biến các sản phảm sữa khá dồi dào
từ các nông trại, các trường đại học chuyên ngành chế biến thực phẩm…
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và đó là một rào cản không
nhỏ cho các công ty sữa.
Nguồn nhân lực cho ngành:
Hiện tại nguồn nhân lực cho ngành chế biến các sản phẩm sữa khá dồi dào
từ các nông trại, các trường đại học chuyên ngành chế biến thực phẩm…
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và đó cũng là một rào cản
không nhỏ cho các công ty sữa
Chính sách của nhà nước đối với ngành sữa:
Nhà nước đã có những chính sách thúc đẩy sự phát triển ngành sữa như
khuyến khích ở trang trại nuôi bò sữa, hỗ trợ phát triển ông nghệ chế biến và
thay thế dần các nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài…
Tóm lại, nghành sữa hiện nay có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên, các
rào cản của ngành cũng không nhỏ đối với các công ty đặc biệt về vốn và kĩ
thuật chế biến. Trong tương lai công ty Vinamilk sẽ có thể đối mặt với nhiều
đối thủ đến từ nước ngoài do nền kinh tế thị trường và sự vượt trội về kĩ
thuật, vốn và nguồn nguyên liệu đầu vào. Do đó, áp lực cạnh tranh sẽ tăng từ
các đối thủ tiềm năng mới
Khách hàng:
Các loại khách hàng:
Khách hàng lẻ( các KH cá nhân)
Nhà phân phối( siêu thị, đại lý).

Áp lực khách hàng và nhà phân phối:
Vị thế mặc cả: Khách hàng có thể so sánh sản phẩm cùng loại để
từ đó tạo ra áp lực về giá đối với nhà sản xuất
Số lượng người mua ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu.
Thông tin mà người mua có được.
Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa.
Tính nhạy cảm đối với giá
Sự khác biệt hóa sản phẩm
3.

-

-


-

-

Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành.
Tính khách hàng trong ngành.
Mức độ sãn sàng của hàng hóa thay thế.
Động cơ của Khách hàng
Cả nhà phân phối lẫn người tiêu dùng đều có vị thế cao trong việc điều khiển
cạnh tranh từ các quyết định mua hàng của họ. Công ty Vinamilk đã hạn chế
được áp lực cạnh tranh từ khách hàng bằng cách định giá hợp lí các dòng sản
phẩm của mình và đưa ra những thông tin chính xác về sản phẩm đồng thời
tạo được sự khác biệt hóa đối với những sản phẩm của đối thủ và các sản
phẩm thay thế khác
4. Nhà cung cấp:

Bất kì 1 doanh nghiệp nào cũng có những nhà cung cấp phía sau hỗ trợ trong
quá trình hoạt động, kinh doanh. Vinamilk cũng cần có nguồn cung cấp về
nguyên liệu phía sau hỗ trợ họ trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Vinamilk cũng cần có nguồn cung cấp về nguyên liệu và trang thiết bị để sản
xuất.
Số lượng và quy mô nhà cung cấp:
Các nhà cung cấp nguồn nguyên liệu bột cho Vinamilk:
Tên nhà cung cấp
Fonterra(SEA) Pte Ltd
Hoogwegt International BV
Perstima Bình Dương
Tetra Pak Indochina

Sản phẩm cung cấp
Milk powder
Milk powder
Tins
Carton packging & packging
machines
Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa, 95% số bò sữa được nuôi tại các hộ
gia đình, chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với qui mô từ 100-200
con trở lên(VEN, 2009). Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, dẫn
đến việc không đảm bảo số lượng và chất lượng và làm giảm khả năng
thương lượng của các nhà cung cấp trong nước. Việc thiếu kinh nghiệm
quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò
sữa còn ở mức cao khiến người nông dân nuôi bò sữa rất bất lợi. Do đó, các
công ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong vi ệc thương lượng giá thu
mua sữa trong nước



Vinamilk đã hạn chế được áp lực từ phía nhà cung cấp. Vinamilk có thể tự
chủ được nguồn nguyên liệu sữa tươi, chỉ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu
bột.
Sản phẩm thay thế:
Các yếu tố cạnh tranh của sản phẩm thay thế thể hiện như sau:
Giá cả
Chất lượng
Văn hóa
Thị hiếu
Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày,
với trẻ em, thanh thiếu niên và những người trung tuổi- sữa có tác dụng hỗ
trợ lớn đến sức khỏe. Trên thị trường có rất nhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống
tăng cường sức khỏe… nhưng các sản phẩm này co thể hoàn toàn thay thế
được sữa.
Hiện nay trên thị trường có rất hiều sản phẩm cạnh tranh vs sản phẩm sữa nư
trà xanh, cà phê lon, các lọa nước ngọt. tuy nhiên do đặc điểm văn hóa và
sức khỏe của người Việt Nam, không sản phẩm nào thay thế được sữa.Mặt
khác đặc điểm từ các sản phẩm thay thế là bất ngờ và koong thể nào dự báo
trước được, nên dù đang ở vị trí cao nhưng ngành sữa vẫn phải đối mặt với
áp lực từ các sản phẩm thay thế nên luôn cố gắng cải tiến hơn nữa các sản
phẩm của mình.
Đánh giá cường độ cạnh tranh và tính hấp dẫn ngành sữa tại việt nam hiện
nay:
Cường độ cạnh tranh:
5.

-

6.
a.


Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch Lady (một liên doanh với
Hà Lan có nhà máy đặt tại Bình Dương) hiện là 2 công ty sản xuất sữa lớn
nhất cả nước, đang chiếm gần 60% thị phần.
Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead Johnson, Abbott, Nestle... chiếm
khoảng 22% thị phần, với các sản phẩm chủ yếu là sữa bột.
Còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng trên 20 công ty sữa có quy mô nhỏ
như Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì ...
Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản phẩm
trong nước và nhập khẩu. Trên thị trường sữa bột, các loại sữa nhập khẩu


chiếm khoảng 65% thị phần, Vinamilk và Dutch Lady hiện đang chiếm giữ
thị phần lần lượt là 16% và 20%.
Hiện nay các hãng sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh
ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt
giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết CEPT/AFTA của
khu vực ASEAN và cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Phân khúc thị trường sữa đặc và sữa nước chủ yếu do các công ty trong nước
nắm giữ: Chỉ tính riêng Vinamilk và Dutchlady, 2 công ty này đã chiếm
khoảng 72% thị phần trên thị trường sữa nước và gần 100% thị trường sữa
đặc, phần còn lại chủ yếu do các công ty trong nước khác nắm giữ. Sự cạnh
tranh của các sản phẩm sữa nước và sữa đặc nhập khẩu gần như không đáng
kể.
Thị trường sữa nước được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng tăng
trưởng trong tương lai, và đây cũng là thị trường có biên lợi nhuận khá hấp
dẫn. Thị trường các sản phẩm sữa đặc được dự báo có tốc độ tăng trưởng
chậm hơn do tiềm năng thị trường không còn nhiều, đồng thời biên lợi
nhuận của các sản phẩm sữa đặc cũng tương đối thấp so với các sản phẩm
sữa khác.

b. Tính hấp dẫn của ngành sữa:

-

Ngành sữa được đánh giá là ngành có mức độ sinh lời cao:
Giá sữa bán lẻ của Việt Nam cao hơn so với giá sữa trung bình thế giới. Mức
giá sữa bán lẻ cho người tiêu dùng tại Việt Nam hiện ở mức khoảng 1,1
USD/lít, cao gần tương đương so với các nước có mức thu nhập bình quân
đầu người cao như khu vực Bắc Mỹ, Châu Đại Dương và cao hơn hẳn so với
các nước có thu nhập bình quân đầu người tương tự như Việt Nam.
Nhìn chung ngành sản xuất sữa tại Việt Nam có mức sinh lời khá cao, tuy
nhiên mức sinh lời giữ các nhóm sản phẩm có sự khác biệt khá lớn. Sản
phẩm sữa bột trung và cao cấp hiện đang là nhóm sản phẩm dẫn đầu về hiệu
quả sinh lời, với mức sinh lời đạt khoảng 40%/giá bán lẻ, sữa nước và sữa
chua có mức sinh lời đạt khoảng 30%/giá bán lẻ. Phân khúc thị trường sữa
đặc do nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày một giảm dần, nên có
mức sinh lới thấp nhất và đạt khoảng 12%/giá bán lẻ.


Phân tích mô thức EFAS của công ty Vinamilk
PHÂN TÍCH MÔ THỨC EFAS
Xây dựng mô thức EFAS
IV.

1.

Độ
quan
trọng


Xếp
loại

Tổng
điểm
quan
trọng

0.025

2

0.05

0.05

2

0.1

Nam
Xu hướng tiêu dùng sữa ở Việt

0.025

4

0.1

Nam

Thị trường nội địa tiềm năng

0.2

4

0.8

Thu nhập của người dân được cải

0.1

3

0.3

0.1
0.1

4
4

0.4
0.4

0.2

4

0.8


0.1

3

0.3

Ngành có tính
hấp dẫn cao
Vị thế tốt

0.025

2

0.05

Vị thế tốt

0.025

2

0.05

Vị thế tôt

0.05

3


0.15

Tầm ảnh hưởng
toàn cầu

Các nhân tố chiến lược

Chú giải

Các cơ hội :
Việt Nam là thành viên của WTO
Chính sách của nhà nước trong
việc phát triển ngành sữa Việt

Cơ hội mở rộng
thị trường cao.
Mở rộng quy
mô sản xuất.
Tăng sản lượng
tiêu thụ
Phát triển thị
trường
Tăng sản lượng
tiêu thụ

thiện, gia tăng dân số
Hệ thống phân phối tốt
Sản phẩm chất lượng cao
Các đe dọa :

Cường độ cạnh tranh trong ngành
Áp lực từ khách hàng và nhà phân
phối
Tiềm năng thị trường sữa lớn
Tăng cường các quy định pháp lí
của chính phủ
Các sản phẩm sữa ngoại nhập

Vị thế tốt
Uy tín, danh
tiếng


Tổng

1.0

3.5

Tổng điểm 3,5 chứng tỏ Vinamilk phản ứng khá tốt với môi trường bên
ngoài, chứng tỏ năng lực thực sự cũng như vị thế của doanh nghiệp trong thị
trường sữa Việt Nam.
1.
a)


Đánh giá cơ hội và thách thức :
Cơ hội :
Thị trường sữa Việt Nam ngày càng phát triển do thu nhập người dân được
cải thiện, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tăng cường sức khỏe như sữa ngày

một tăng thêm. Thêm vào đó với lợi thế là 1 doanh nghiệp lớn trong ngành,
Vinamilk sẽ dễ dàng trong việc tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng nếu như so



sánh với các hãng sữa ngoại khác.
Thu nhập ngày càng được cải thiện cùng với sự gia tăng dân số trẻ sẽ là yếu
tố khiến cho sức cầu các sản phẩm có lợi cho sức khỏe như sữa ngày càng



được nâng cao.
Các chính sách thúc đẩy phát triển ngành sữa như mở trang trại nuôi bò sữa,
hỗ trợ sự phát triển công nghệ chế biến và thay thế dần các nguyên liệu đầu



vào nhập từ nước ngoài.
Hệ thống phân phối cũng là 1 yếu tố hỗ trợ khi Vinamilk đưa vào thị trường
các dòng sản phẩm mới (nếu các sản phẩm này được người tiêu dùng chấp



b)


nhận )
Sản phẩm thay thế đối với sữa không nhiều
Rào cản gia nhập lớn cho các công ty mới gia nhập ngành
Thách thức :

Nguồn nguyên liệu để sản xuất chính là sữa bột lại phải nhập khẩu phần lớn



( chiếm 70% nhu cần nguyên liệu )
Cạnh tranh lớn ở phân khúc sản phẩm sữa bột ( đặc biệt là sữa bột dành cho
trẻ em) từ các hãng sữa ngoại nhập như Ducth Lady, Abbott,…, các dòng



sản phẩm sữa của viện dinh dưỡng,…
Sữa hiện nay vẫn nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng trong nước.
Sữa nước, sữa chua và sữa đặc là các sản phẩm mà vinamilk đã chiếm được


thị phần lớn. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ở phân khúc sữa bột ngày càng khó


khăn hơn.
Thị trường xuất khẩu chỉ đóng tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của
vinamilk, hiện nay chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm sữa bột và sữa đặc. Tuy
nhiên những thị trường này cũng đang tiềm ẩn những rủi ro về chính trị như

V.

Thái Lan, Irac,
Kết luận
Cùng với sự phát triển, đổi mới của đất nước, tính tới nay công ty cổ phần
sữa Việt Nam Vinamilk đã thành lập được 40 năm. Dấu án sâu đậm nhất của
chặng đường này chính là đã tạo dựng được 1 thương hiệu Vinamilk mang

tầm cỡ quốc gia, mà còn vươn ra thị trường thế giới.
Chúng tôi đã hiểu được tác động của các nhóm lực lượng cạnh tranh tác
động đến doanh nghiệp( cụ thể là vinamilk) như thế nào để đưa ra chiến lược
hợp lý cho công ty. Tuy nhiên thời gian có hạn nên bài báo cáo vẫn còn
nhiều sai sót, rất mong ý kiến đóng góp của thầy và các bạn để nhóm chúng
tôi thấy được sự sai sót từ đó rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện kỹ năng và
kiến thức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.
2.
3.
4.
5.

Bài tập quản trị chiến lược, trường đại học thương mại
Slide quản trị chiến lược, trường Đại học thương mại
/> /> />
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 5


Stt
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.
9.

Họ và tên
Tăng Thị Phương
Lê Thị Hồng Thắm
Nguyễn Thị Thanh
Nguyễn Thanh Thủy

Đánh giá

Nhóm trưởng



×