Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

TÌNH HÌNH tổ CHỨC KIỂM SOÁT nội bộ PHÒNG GIAO DỊCH tân dân NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI cổ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG – CHI NHÁNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.97 KB, 45 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÊN ĐƠN VỊ THỰC TẬP :
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH PHÚ THỌ”

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ OANH

Lớp

: CĐ9KN

MSV

: CC00903383

Khóa

: 9 (2010 – 2013)

Hệ

: CHÍNH QUY



HÀ NỘI, Tháng 05 năm 2013

SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


2

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – KỸ THUẬT
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH PHÚ THỌ.
1.1

Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần phát
triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Phú Thọ

1.2


Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần
phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Phú Thọ

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Phú Thọ
1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần phát
triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Phú Thọ.
1.2.3 Đặc điểm phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ
phần phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Phú Thọ.
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
cổ phần phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Phú Thọ
1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ
phần phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Phú Thọ

SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


3

CHƯƠNG 2 : TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH PHÚ THỌ
2.1 Tổ chức về hệ thống kiểm soát nội bộ tại phòng giao dịch Tân Dân - Ngân
hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi
nhánh Phú Thọ.
2.1.1 Tổ chức hệ thống kế toán tại Phòng giao dịch Tân Dân - Ngân hàng
thương mại cổ phần phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh
Phú Thọ.

2.1.2 Quy trình kiểm soát tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà
Đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Phú Thọ.
2.2 Tổ chức kiểm soát các phần hành cụ thể tại Ngân hàng thương mại cổ phần
phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Phú Thọ.
2.2.1 Tổ chức kiểm soát tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Phú Thọ
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KIỂM
SOÁT NỘI BỘ PHÒNG GIAO DỊCH TÂN DÂN - NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG – CHI NHÁNH PHÚ THỌ
3.1 Đánh giá về tổ chức bộ máy kiểm soát
3.2 Đánh giá về tổ chức về tổ chức kiểm soát
3.3 Kiến nghị về công tác kiểm soát
3.3.1 Kiến nghị với ban lãnh đạo doanh nghiệp
3.3.2 Kiến nghị với bộ phận thực hiện kiểm soát
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẲT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
13

NHTMCP MHB

Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển

DNV & N
DNNN
NHNN
HĐQT
BGĐ
BCTC
KSV
HĐTD
TSĐB
QHKH
VNĐ

nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp nhà nước
Ngân hàng nhà nước
Hội đồng quản trị

Ban giám đốc
Báo cáo tài chính
Kiểm soát viên
Hợp đồng tín dụng
Tài sản đảm bảo
Quan hệ khách hàng
Việt nam đồng

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 danh sách mạng lưới MHB
Bảng 1.2 Cơ cấu huy động vốn
SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


5

Bảng 1.3 Cơ cấu hoạt động tín dụng

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức MHB – chi nhánh Phú Thọ
Sơ đồ 1.1.1: Tổ chức PGD Tân Dân – Ngân hàng TMCP MHB Phú Thọ
Sơ đồ 2.1: Hệ thống kế taosn tại PGD Tân Dân – Ngân hàng TMCP MHB Phú
Thọ
Sơ đồ 2.2 : Quy trình tổng quát Kiểm soát nội bộ tại NH MHB Phú Thọ
Sơ đồ 2.3 : Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ taaij NH MHB Phú Thọ

SV:Nguyễn Thị Oanh


Lớp CĐ9KN


6

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.S Ngô Thị Kiểu Trang. Nhờ
sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của cô em đã có được những kiến thức quý
báu về cách thức nghiên cứu vấn đề cũng như nội dung của đề tài, từ đó em có
thể hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp của mình.
Trong thời gian thực tập hai tháng tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng
bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Phú Thọ, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo
điều kiện của Ban lãnh đạo ngân hàng, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của
các anh chị phòng giao dịch số 5. Chính sự giúp đỡ đó đã giúp em nắm bắt
được những kiến thức thực tế về các nghiệp vụ ngân hàng như công tác về Tín
dụng. Những kiến thức thực tế này sẽ là hành trang ban đầu cho quá trình làm
việc của em sau này. Vì vậy, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh
đạo ngân hàng, tới toàn thể cán bộ, nhân viên của ngân hàng về sự giúp đỡ tận
tình của các cô chú, anh chị trong thời gian thực tập vừa qua. Qua đây em xin
kính chúc ngân hàng MHB ngày càng phát triển, kính chúc các cô chú, các anh
chị luôn thành đạt trên cương vị công tác của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
Việt Trì ngày 15 tháng 05 năm 2013

SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


7


LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại_một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán, liên quan đến toàn bộ nền
kinh tế. Vì vậy, có rất nhiều rủi ro. Trong đó rủi ro tín dụng là đặc trưng tiêu
biểu nhất, dễ xảy ra nhất trong hoạt động ngân hàng. Nguyên nhân của thực
trạng đó là do chủ quan từ phía ngân hàng (năng lực, tổ chức và hoạt động kinh
doanh…) và khách hàng (với những hành vi lừa đảo để vay vốn ngân hàng
ngày càng xuất hiện với những hình thức tinh vi hơn; kinh
doanh thua lỗ; do thay đổi chính sách; tình trạng đầu tư vốn vào những dự án
hiệu quả kinh tế thấp...) hoặc khách quan như thiên tai, dịch bệnh… Trước
những rủi ro và thách thức có liên quan chặt chẽ tới chất lượng kiểm soát nội
bộ tín dụng, các Ngân hàng thương mại không thể né tránh được mà phải đối
mặt và tự tìm cho mình những giải pháp thiết thực phù hợp để nâng cao chất
lượng kiểm soát nội bộ tín dụng, hạn chế những rủi ro, tăng quy mô và chất
lượng tín dụng, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng TMCP
phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – Chi nhánh Phú Thọ trong thời
gian qua cũng đã quan tâm đến nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ hoạt
động tín dụng, từng bước có những cải thiện rõ rệt, đóng góp đáng kể cho mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội .Tuy nhiên, thực trạng chất lượng kiểm soát nội
bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP phát triển nhà Đồng Bằng Sông
Cửu Long – Chi nhánh Phú Thọ vẫn còn nhiều hạn chế cần được nghiên cứu
và có giải pháp khắc phục phù hợp.
Trước tình hình đó, bản thân mạnh dạn chọn đề tài "Kiểm soát nội bộ hoạt
động tín dụng tại Phòng giao dịch Tân Dân - Ngân hàng TMCP phát triển
nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – Chi nhánh Phú Tho" làm đề tài, hy vọng
có đóng góp nhất định vào việc hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng tại
Ngân hàng TMCP phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – Chi nhánh Phú
Thọ .


SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH PHÚ THỌ
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH
PHÚ THỌ.
Tên doanh nghiệp : Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Đồng
Bằng Sông Cửu Long
Tên giao dịch : Housing bank of Mekong Delta
Tên viết tắt : MHB
Trụ sở : Đại lộ Hùng Vương, Việt Trì, Phú Thọ. Gần khu trung tâm đông dân
cư, có nhiều DN lớn vừa và nhỏ, thuận lợi cho giao dịch.
Công ty thành lập và hoạt động : Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng
Sông Cửu Long là ngân hàng thương mại nhà nước, được thành lập theo quyết
định số 796/TTG ngày 18/09/1997 của thủ tướng chính phủ. Ngân hàng được
cấp giấy phép hoạt động kinh doanh theo quyết định số 408/1997/QĐ – NHNN
của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam với mục tiêu là 1 ngân hàng
thương mại hoạt động đa năng ,vận hành theo cơ chế thị trường, thời hạn hoạt
động là 99 năm kể từ ngày 18 tháng 9 năm 1997.
Vốn điều lệ của Ngân hàng : Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà
đồng bắng Sông Cửu Long bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 1998

đến nay. Vốn điều lệ ban đầu của ngân hàng do chính phủ cấp là 500.000
triệu đồng. Vốn điều lệ của ngân hàng được chính phủ cấp bổ sung theo
từng thời kỳ. Vốn điều lệ của ngân hàng tại thời điểm 31/12/2008 là 816.794
triệu đồng, hiện nay đã nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, đưa tổng tài sản
lên hơn 40.000 tỷ đồng.

SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


9

Trong năm 2010, MHB đã triển khai thành công chương trình Intellect,
thuộc Dự án Corebanking – Ngân hàng cốt lõi, một dự án đã làm thay đổi
rất lớn về công nghệ và qui trình giao dịch của MHB. Trong thời gian sắp
tới, Ban Quản lý dự án Core Banking sẽ cho ra đời những sản phẩm với
công nghệ mới như sản phẩm dịch vụ Ngân hàng điện tử, hệ thống quản lý
CRM, BI, HRMS … với mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất và quản lý
giao dịch công nghệ hiện đại nhất và tập trung nhất.
Với quyết tâm tiến tới hoạt động theo chuẩn mực quốc tế, MHB đang phát
triển hệ thống thông tin quản lý với sự hỗ trợ từ World Bank, theo dự án
hiện đại hóa ngân hàng, nhằm đảm bảo thực thi đúng theo các yêu cầu báo
cáo do luật pháp qui định. Ngoài ra, MHB còn có kế hoạch củng cố hệ thống
thông tin quản lý, có khả năng xử lý các yêu cầu quản lý hiệu quả danh mục
cho vay, lãi suất, ngoại hối, quản lý rủi ro vốn khả dụng. MHB đã hoàn tất 2
năm thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật SECO là dự án nằm trong chương trình
chung của Chính phủ Thụy Sĩ nhằm trợ giúp tiến trình tái cấu trúc lại các
định chế tài chính Việt Nam, cụ thể, giúp MHB cơ cấu tổ chức lại Ngân
hàng theo những tiêu chuẩn và thông lệ Quốc tế về quản trị ngân hàng, sẵn

sàng cho tiến trình hội nhập.
1.2 ĐẠC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH PHÚ THỌ
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng thương mại cổ phần phát
triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Phú Tho
Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng băng Sông Cửu Long có
chức năng thực hiện các giao dịch ngân hàng gồm huy động và nhận tiền gửi
ngắn hạn,trung hạn và dài hạn từ các tổ cà cá nhân trên cơ sở tính chất và khả
năng nguồn vốn của ngân hàng; tổ chức và cá nhân;cho vay ngắn hạn ,trung
hạn và dài hạn đối với các tổ chức vực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ
tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ
SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


10

có giá khác, các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép. Tuy nhiên
MHB được huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín
dụng trung và dài hạn, đặc biệt là xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết
cấu hạ xã hội.Trong giai đoạn đầu phát triển, danh mục tín dụng của MHB chủ
yếu là cho vay khách hàng có mục đích sửa chữa, xây dựng nhà ở, xây dựng cơ
sở hạ tầng, kinh doanh thương mại và dịch vụ và cho vay sản xuất nông
nghiệp. Hiện nay, hoạt động kinh doanh của MHB đã hướng đến việc cung cấp
các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng, tập trung chủ yếu cấp tín dụng
cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cá nhân và hộ
gia đình, đặc biệt là cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh
doanh xuất nhập khẩu (lương thực, chế biến thủy hải sản, phân bón, cao

su, . . .) và lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, trọng điểm,
đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và tài trợ vốn cho các ngành
nghề phục vụ an sinh xã hội trong năm 2011 được đặt lên hàng đầu.
1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thương mại cổ
phần phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Phú Tho
Ngân hàng TMCP phát triển nhà Đồng Băng Sông Cửu Long được thành lập
nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn
hạn,trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân;cho vay ngắn hạn ,trung
hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng
nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ
thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá
khác, các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép. Tuy nhiên MHB
được huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng
trung và dài hạn,đặc biệt là xây dựng,phát triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội.Ngân hàng TMCP MHB chính thức đi vào hoạt động từ
năm 1998 với mục tiêu ban đầu là huy động vốn, cho vay hỗ trợ sắp xếp, chỉnh
trang lại khu dân cư, quy hoạch và xây dựng các khu đô thị mới để cải thiện
điều kiện về nhà ở cho nhân dân. Đến năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký
SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


11

quyết định số 160/2001/QĐ-TTG phê duyệt đề án tái cơ cấu MHB nhằm xây
dựng MHB thành một ngân hàng thương mại hoạt động đa năng,đóng vai trò
chủ đạo trong cho vay phát triển nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạt động an
toàn, hiệu quả. MHB cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ tài chính của một
ngân hàng hiện đại. Cho đến nay, MHB đã nhận được sự tín nhiệm rất lớn từ

khách hàng. Ngày 20/7/2011, Ngân hàng TMCP MHB đã tiến hành đấu giá cổ
phần lần đầu ra công chúng (IPO) thành công với 17,74 triệu cổ phần được đấu
giá với 3.744 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tham gia. Ngân hàng TMCP MHB
được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm những tổ chức tín dụng hoạt động
lành mạnh, ổn định, an toàn và được cấp mức tăng trưởng tín dụng cao nhất
trong năm 2012. Năm 2011, cũng là năm thứ 5 liên tiếp MHB vinh dự nhận
giải Thương hiệu mạnh tại Việt Nam.
Từ khi thành lập và hoạt động có những thành tựu nổi bật : MHB là ngân hàng
trẻ nhất, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau gần 14 năm hoạt động,
tính đến năm 2011 tổng tài sản của MHB đạt gần 50.000 tỷ đồng (tương đương
2,3 tỷ USD), tăng gấp160 lần so với ngày đầu thành lập ngân hàng .
Phát triển mạng lưới: mạng lưới chi nhánh của MHB đứng thứ tám trong các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam với gần 230 chi nhánh và các phòng giao
dịch tại hầu hết các tỉnh, thành trọng điểm trên cả nước.
MHB duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với khoảng 300 ngân hàng nước
ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Xây dựng năng lực: Cùng với việc phát triển mạng lưới, MHB nỗ lực tập trung
mọi khả năng của mình để phát triển ngân hàng dựa trên hai mảng : phát triển
nguồn nhân lực và hiện đại hóa ngân hàng.
Ngân hàng TMCP MHB chủ yếu là cho vay khách hàng có mục đích sửa chữa,
xây dựng nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh thương mại và dịch vụ và
cho vay sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, hoạt động kinh doanh của MHB đã
hướng đến việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng, tập
trung chủ yếu cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và
SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


12


nhỏ (SMEs), cá nhân và hộ gia đình, đặc biệt là cho vay lĩnh vực phát triển
nông nghiệp, nông thôn, kinh doanh xuất nhập khẩu (lương thực, chế biến thủy
hải sản, phân bón, cao su, . . .) và lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng
nông thôn, trọng điểm, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và tài
trợ vốn cho các ngành nghề phục vụ an sinh xã hội trong năm 2011 được đặt
lên hàng đầu.
Tổng dư nợ tín dụng MHB tăng từ 1.206 tỷ đồng (2001) lên hơn 22.954 tỷ
đồng trong năm 2011, tăng 19 lần trong 10 năm gần đây.Trong năm 2011, vốn
và các quỹ của MHB đạt gần 3.400 tỷ VND, tỷ suất an toàn vốn trên 14,8%.
Nguồn vốn luôn được đảm bảo với những khoản vốn ủy thác dài hạn (khoảng
1.308 tỷ VND) từ Cơ quan phát triển Pháp (Dự án AFD), Ngân hàng thế giới
(Dự án RDF2), từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Dự án ADB, Dự án
SMEFPII)
1.2.3 Đặc điểm phát triển kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ
phần phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Phú Tho.
Nhũng dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của ngân hàng TMCP
MHB:
Năm 1998 đi vào hoạt động với vốn ban đầu là 300 tỉ VNĐ và có 95 cán bộ
nhân viên , hội sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1999 từ 95 cán bộ tăng lên 164 cán bộ nhân viên và đã phát triển được 3
chi nhánh đầu tiên ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ.
Năm 2003 vốn điều lệ công ty tăng 750 tỷ VNĐ , ngân hàng TMCP MHB tiếp
nhận Tổng công ty vàng bạc đá quý Việt Nam, hơn thế nũa ngân hàng MHB
mở rộng mạng lưới nâng tổng số chi nhánh lên 64 chi nhánh.
Năm 2008 ngân hàng TMCP MHB kỉ niệm 10 năm đi vào hoạt động và đón
nhân Huân chương lao động hạng 2, tổng tài sản tăng hơn 100 lần, nâng tổng
chi nhánh lên 164.

SV:Nguyễn Thị Oanh


Lớp CĐ9KN


13

Năm 2009 tổng tài sản 39.712 tỷ VNĐ, ngân hàng mở rộng mạng lưới 40 chi
nhánh và 209 phòng giao dịch. Ngân hàng TMCP MHB thành lập trung tâm
công nghệ thông tin, thánh lập trung tâm chăm sóc khách hàng.
Năm 2011 tổng tài sản ngân hàng TMCP MHB tăng lên 51.400 tỷ VNĐ, triển
khai thành công hệ thống Corebanking, tăng vốn điều lệ lên hơn 3000 tỷ đồng,
trở thành top 7 ngân hàng có mạng lưới rộng nhất tại Việt Nam với gần 220 chi
nhánh và phòng giao dịch trải rộng trên 30 tỉnh thánh khắp cả nước. Kết nối
thành công với liên minh thẻ smartlink tạo điều kiện cho chủ thẻ MHB@-cash
có thể sử dụng được hơn 5.000 máy ATM thuộc liên minh thẻ Smartlink trên
cả nước,và hơn thế ngân hàng TMCP MHB lần thứ 4 tiếp nhận giải thưởng
thương hiệu mạnh
• Huy động vốn :
Trong năm 2011, Ngân hàng TMCP MHB được Ngân hàng Nhà nước đánh giá
thuộc nhóm các ngân hàng thương mại hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu
quả. Tính đến 31/12/2011, tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP MHB là
47.303 tỉ đồng, đạt 103% kế hoạch đề ra của Hội đồng thành viên. Trong đó
vốn huy động là 38.237 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch, chiếm tỉ lệ 81% tổng
nguồn vốn. Vốn ủy thác đầu tư là 1.308 tỷ đồng, tăng trên 86 tỉ so với cuối
năm 2010. Nguồn vốn ủy thác trên do Ngân hàng MHB nhận được từ các định
chế tài chính quốc tế như WB, AFD, ADB,….với số dư tăng liên tục trong các
năm qua đã khẳng định Ngân hàng MHB là một trong số ít các ngân hàng tại
Việt Nam đã triển khai cho vay có hiệu quả các nguồn vốn ủy thác từ các tổ
chức tài chính quốc tế và tiếp tục nhận được sự tín nhiệm từ các định chế tài
chính trên.

• Hoạt động tín dụng :
Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống là 22.954 tỷ đồng, tăng 326 tỷ (tỷ lệ tăng
1,44%) so với năm 2010, đạt 92,90% kế hoạch năm 2011. Trong đó, dư nợ cho
vay ngắn hạn đạt 13.567 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,10% tổng dư nợ cho vay;
dư nợ cho vay trung hạn đạt 6.293 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,42% tổng dư nợ
SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


14

cho vay; dư nợ cho vay dài hạn đạt 3.094 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,48% tổng
dư nợ cho vay. Khu vực ĐBSCL chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất 36%, kế tiếp là
khu vực TP.HCM 20%. Trong năm 2011, MHB tiếp tục thực hiệnchính sách
tăng trưởng tín dụng bền vững chú trọng việc nâng cao chất lượng tín
dụngbằng các biện pháp: tích cực củng cố quan hệ với khách hàng, áp dụng hệ
thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, tăng cường kiểm soát chặt chẽ hạn
mức và chất lượng tíndụng, nâng cao công tác quản lý rủi ro. Kết quảlà tỷ lệ nợ
xấu của MHB tính đến 31/12/2011 chỉ chiếm tỷ trọng 2,31% tổng dư nợ.
Cho vay đối với doanh nghiệp lớn : Với mục tiêu hướng đến việc cung cấp các
sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng, MHB cũng đã và đang khẳng định
thế mạnh của mình đối với nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn sản
xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và lĩnh vực đầu tư phát
triển hạ tầng vùng nông thôn. Cụ thể trong năm 2011, đối với lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn, MHB đã tập trung cho vay các doanh nghiệp xuất, nhập
khẩu, kinh doanh lương thực, chế biến thủy hải sản, phân bón, cao su,..Khách
hàng lớn truyền thống của MHB thuộc các ngành nghề này bao gồm: Tổng
Công ty Lương thực Miền Nam, Công ty phân bón Bình Điền, Công ty phân
bón Miền Nam, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Long, Hệ thống siêu thị

Coop Mart… Bên cạnh đó việc ưu tiên tín dụng cho việc phát triển cơ sở hạ
tầng nông thôn đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và cung cấp vốn
cho các ngành nghề phục vụ an sinh xã hội, chăm lo ổn định đời sống nông
dân trong năm 2011 cũng được đặt lên hàng đầu. Đối tượng được vay vốn bao
gồm các dự án đầu tư khu phố chợ, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
y tế, giáo dục,…; các doanh nghiệp lớn truyền thống có thể kể đến như Công
ty CP đầu tư xây dựng Song Phú, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, Bệnh
viện Thái Hòa, Công ty Dược Phẩm Phong Phú, Công ty CP Dược thiết bị y tế
Đà Nẵng…
Cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ (SME):Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(SME) là đối tượng khách hàng trọng tâm của MHB trong năm 2011 nên MHB
SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


15

đã chủ trương dành riêng một phần vốn chuyên để phục vụ các khách hàng
này, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, thu mua chế biến
nông sản. Thể hiện qua việc duy trì tỷ trọng dư nợ dành cho SME trên tổng dư
nợ toàn hệ thống ở mức 32-40%, đạt mức gần 8.000 tỷ đồng. Nếu như trong
năm 2011, đa phần các doanh nghiệp thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh để
tránh phụ thuộc vào nguồn tín dụng từ các ngân hàng và các ngân hàng phải rất
khó khăn mới tìm được một khách hàng doanh nghiệp có tình hình tài chính
ổn định và phương án kinh doanh khả thi, thì MHB vẫn duy trì được số lượng
khách hàng doanh nghiệp truyền thống đã và đang giao dịch với ngân hàng từ
lâu do lãi suất của MHB luôn cạnh tranh hơn so với các ngân hàng cổ phần
khác. Không chỉ ưu đãi về mặt lãi suất mà MHB còn đưa ra những ưu đãi hấp
dẫn khác đối với các khách hàng doanh nghiệp như ưu đãi về các loại phí

thanh toán, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo. Những ưu đãi này được thực
hiện đối với tất cả các khách hàng doanh nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm, dịch
vụ của MHB trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có
mạng lưới phân phối rộng, như các công ty phân bón, thì MHB đã tổ chức
nhiều đội, nhóm đi tiếp cận các đại lý tại địa bàn hoạt động của Chi nhánh để
thực hiện được chính sách tiếp cận và phục vụ toàn bộ các “vệ tinh” của các
doanh nghiệp đang quan hệ với MHB.
Cho vay đối với khách hàng cá nhân :Hoạt động cho khách hàng cá nhân vay
trong năm 2011 bị hạn chế một phần bởi các quy định về cho vay phi sản xuất
của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, do duy trì được lượng khách hàng ổn
định với các mục đích vay đa dạng nên tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
cũng chiếm khoảng 60% tổng dư nợ toàn ngân hàng, đạt trên 10.000 tỷ đồng.
Các khách hàng cá nhân vay vốn tại MHB đa số là vay tiêu dùng có nguồn trả
nợ từ lương và vay để kinh doanh hộ cá thể tại gia đình. Chính nhờ nguồn
khách hàng là các hộ gia đình đã quan hệ với MHB từ lâu nên tỷ trọng dư nợ
của đối tượng khách hàng này luôn ổn định trong nhiều năm qua. Các khách
hàng này tập trung nhiều nhất tại khu vực Đồng
SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


16

bằng sông Cửu Long.
• Quản trị rủi ro :
Ngày 16/02/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản số
729/NHNN-CSTT “V/v tăng trưởng tín dụng năm 2012” chấp thuận cho Ngân
hàng TMCP MHB tăng trưởng tín dụng năm 2012 là 17% - đây là mức tăng
trưởng cao nhất của các Ngân hàng được Ngân hàng nhà nước xếp hạng nhóm

1, là nhóm ngân hàng hoạt động lành mạnh, ổn định và an toàn. Từ năm 2009,
MHB đã xây dựng Sổ tay quảnlý rủi ro hoàn chỉnh để quản lý các rủi ro vhoạt
động tín dụng, rủi ro về thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro
pháplý và rủi ro về uy tín. Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ được
áp dụng đồng bộ từ Hội sở đến chi nhánh, phòng giao dịch. Việc kiểm soát
hạn mức dư nợ của Hội sở đối với chi nhánh, phòng giao dịchđược thực hiện
tốt nhằm hạn chế tối đa việc giải ngân không đúng đối tượng, chính sách khách
hàng của MHB và góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh. Năm 2011 là năm hoạt
động khó khăn của hệ thống ngân hàng, MHB không đặt nặng mục tiêu tăng
trưởng tín dụng mà thực hiện tín dụng là chính. Thực hiện nghiêm túc chỉ thị
01/CT-NHNN “Về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm
kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội” ngày
01/03/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị quyết 11/NQ-CP
ngày 24/02/2011 của Chính phủ, đến hết ngày 31/12/2011, tỷ lệ cho vay phi
sản xuất của MHB đạt 14,80%. Nếu loại trừ các đối tượng được NHNN cho
phép loại trừ tại văn bản số 8844/NHNN-CSTT ngày 14/11/2011 “V/v hoạt
động tín dụng các tháng cuối năm 2011”, thì tỷ lệ này là 10,8%. MHB là một
trong những ngân hàng được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc chỉ bằng 1/5 quy định.
• Hoạt động thanh toán quốc tế :
“Doanh số thanh toán xuất khẩu của MHB trong năm 2011 tăng 20% so với
cùng kỳ năm ngoái, đạt 108% kế hoạch. Doanh số thanh toán biên mậu tăng
2,44 lần so với cùng kỳ năm ngoái.”

SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


17


Hoạt động chuyển tiền nhanh western union : Dịch vụ Western Union với tổng
số điểm chitrả dịch vụ là 215 điểm, năm 2011 doanh sốchi trả tăng 69% so với
cùng kỳ năm ngoái.MHB cũng chú trọng đến việc nâng cao chấtlượng dịch vụ
cũng như thực hiện các chươngtrình khuyến mãi nhằm thu hút

thêm

kháchhàng mới đến giao dịch chuyển và nhận tiềntại MHB.
Hoạt động thah toán quốc tế :
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh quyết liệt nhưng doanh số thanh toán
xuất khẩu của MHB trong năm 2011 vẫn tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái,
đạt 108% kế hoạch. Ngân hàng MHB cung cấp trọn gói sản phẩmthanh toán
như tài trợ cho vay ứng trước trên L/C, chiết khấu bộ chứng từ bao gồm
cảchứng từ nhờ thu, tư vấn nghiệp vụ TTQT…MHB luôn đảm bảo nguồn
ngoại tệ dồi dào và tỷ giá cạnh tranh, các chính sách ưu đãi về lãi suất và phí
dịch vụ.
Hoạt động thanh toán biên mậu :
Năm 2011 MHB đã mở tài khoản Nhân Dân Tệ tại Trung tâm thanh toán của
ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Theo đó, tất cả các khách hàng
của MHB có quan hệ giao dịch, mua bán trao đổi với đối tác Trung Quốc có
thể thanh toán hoặc nhận thanh toán bằng Nhân Dân Tệ một cách dễ dàng,
nhanh chóng, thuận tiện và khách hàng luôn được ưu đãi giao dịch với tỷ giá
linh hoạt. Doanh số thanh toán biên mậu (hoạt động thanh toán qua biên giới
Trung Quốc bằng đồng Nhân Dân Tệ) tăng 2,44 lần so với cùngkỳ năm ngoái,
đây thật sự là con số ấn tượngso với các ngân hàng đang triển khai hoạ động
thanh toán biên mậu tại Móng Cái. MHB hiện đang xếp vị trí thứ 3 về doanh
số thanh toán tại địa phương này, với doanh số thanh toán xuất khẩu chiếm
hơn 80%.
• Thẻ ATM:
“Số lượng thẻ phát hành: tăng 109,6% so với năm 2010. Tổng số dư bình quân

một ngày trên toàn hệ thống: tăng 136% so với năm 2010. Tổng số lượng giao
dịch thẻ tại ATM của MHB: tăng 130% so với năm 2010.”
SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


18

Với tỷ lệ tăng trưởng cao trong năm 2011dịch vụ thẻ E-Cash của ngân hàng
TMCP MHB đangtừng bước khẳng định vị thế cạnh tranh của mình. Thẻ ECash MHB không ngừng đáp ứngvà gia tăng tiện ích cho khách hàng sử
dụng:nạp tiền thuê bao, thanh toán hóa đơn, kết nối thành công với hơn 32.000
máy ATM vmáy POS tạo điều kiện thuận lợi nhất chokhách hàng khi giao dịch
thanh toán muahàng tại hàng ngàn cửa hàng và siêu thịtrên toàn quốc.
Chất lượng dịch vụ thẻ ATM:
Hoạt động của thẻ E-Cash luôn ổn định, côngtác chăm sóc khách hàng luôn
được chú trọngvà đẩy mạnh thông qua việc thiết lập đội ngũcán bộ nhân viên
nghiệp vụ chuyên tư vấn, hỗ trợ thông tin khách hàng về sản phẩmdịch vụ thẻ
chu đáo và công bằng.
• Mạng lưới :
Tiếp tục mở rộng mạng lưới tới các tỉnh, thành phố có tiềm năng phát triển
dịch vụ ngân hàng nhằm mở rộng qui mô và nâng cao hiệu quả hoạt động, năm
2011 Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đã đưa 02 Chi
nhánh (Huế, Thanh Hóa) và 08 phòng giao dịch mới vào hoạt động nâng tổng
số mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng lên 230. Năm 2011,
MHB cũng được Ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận cho mở thêm 03
chi nhánh mới tại Bình Định, Đăklăk và Quảng Nam, dự kiến đầu năm 2012 sẽ
đi vào hoạt động

SV:Nguyễn Thị Oanh


Lớp CĐ9KN


19

Bảng 1.1:Danh sách chi nhánh
1.Lào Cai
5.Lạng sơn
9.Hải Dương
13.Bắc Ninh
17.Hải Phòng
21.Quảng Ninh
25.Móng Cái
29.Hà Tây
33.Hà Nội
37.Phú Thọ
41.Thanh Hóa

2.Nghệ an
3.Sài Gòn
4.ĐồngTháp Mười
6.Huế
7.Chợ lớn
8.An Giang
10.Đà Nẵng
11.Gia Định
12.Sóc Trăng
14.Bình Định
15.Sở Giao Dịch 16.Cần Thơ

18.Đăklăk
19.Long An
20.Hậu Giang
22.Quảng Nam
23.Tiền Giang
24.Bạc Liêu
26.Khánh Hòa
27.Bến Tre
28.Cà Mau
30.Gia Lai
31.Trà Vinh
32.Lâm Đồng
34.Đồng Nai
35.Vĩnh Long
36.Châu Đốc
38.Bình Dương
39.Sa Đéc
40.Phú Quốc
42.Vũng Tàu
43.Đồng Tháp
44.Kiên Giang
( Theo thống kê tại ngân hàng MHB Phú Thọ)

SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


20


1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH PHÚ THỌ.
Mô hình tổ chức bộ máy của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Phú Thọ :
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của MHB Chi Nhánh Phú Thọ

Giám Đốc
CN MHB Phú Tho

Phó giám đốc
CN MHB Phú Tho

Phòng
nguồn vốn
vốn

Phòng
GD số 1

Phòng
kinh doanh

Phòng
GD số
2

SV:Nguyễn Thị Oanh

Phòng

GD số
3

pppp

Phòng
kế toán
ngân quỹ

Phòng
GD số
4

Phòng
kiểm soát nội bộ

Phòng
quản lý
rủi ro

Phòng
GD số
5

Phòng hành
chính nhân

sự

Phòng

GD số
6

Phòng
GD số
7

Lớp CĐ9KN


21

Sơ đồ 1.1.1: Tổ chức phòng giao dịch số 5 chi nhánh Phú Thọ
( Phòng giao dịch Tân Dân )
GIÁM ĐỐC PHÒNG
GIAO DỊCH SỐ 5

PHÒNG
KẾ TOÁN
NGÂN QUỸ

BỘ PHẬN
KIỂM SOÁT NỘ
BỘ

PHÒNG
TÍN DỤNG

Chức năng , nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giũa các
phòng ban, bộ phận trong ngân hàng TMCP MHB :

* Ban Giám đốc gồm: 1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc
* Phòng kinh doanh gồm: Phòng DN (phục vụ khách hàng doanh nghiệp) và
Phòng bán lẻ (phục vụ khách hàng cá nhân), đều trực thuộc sự lãnh đạo của
Ban giám đốc chi nhánh. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh
là:
- Thực hiện công tác marketing, tiếp thị khách hàng, bán sản phẩm tín
dụng và các sản phẩm ngân hàng khác của MHB
- Thực hiện việc tiếp xúc khách hàng, tập hợp hồ sơ, thẩm định tín dụng.
- Thực hiện một số công việc trong quá trình làm các thủ tục để giải ngân
các khoản tín dụng đã được phê duyệt cho khách hàng.
- Theo dõi hoạt động của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ.
* Phòng Nguồn vốn: làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và cân đối tổng hợp
nguồn vốn và sử dụng vốn. huy động mọi nguồn vốn tiết kiệm từ các tổ chức
và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện chế độ thông tin, lập kế

SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


22

hoạch tài chính, phân tích, báo cáo về mọi tình hình hoạt động kinh doanh của
ngân hàng TMCP MHB - CNPT.
* Phòng kế toán-ngân quỹ: thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ
thanh toán bằng VND, lên cân đối tổng hợp. Phòng có 5 tổ công tác chịu trách
nhiệm về các chức năng riêng biệt: Tổ kế toán nội bộ, Tổ thanh toán viên, Tổ
thanh toán liên ngân hàng, Tổ thanh toán bù trừ và Tổ tiết kiệm. quản lý tồn
quỹ, thực hiện thu chi theo lệnh về tiền mặt VND và ngoại tệ, bảo quản và
phân phối các chứng từ có giá.

* Phòng hành chính – nhân sự: liên quan đến vấn đề tuyển chọn, sắp xếp
nhân sự, tham mưu cho lãnh đạo về đề bạt cán bộ cho chi nhánh, đảm bảo cơ
sở vật chất cho hoạt động kinh doanh của các phòng ban, tiền lương cho cán bộ
nhân viên.
* Phòng kiểm soát nội bộ: thực hiện kiểm soát nội bộ là nhiệm vụ
trọng tâm của phòng ngoài ra còn thanh tra các vụ việc có liên quan, các
thao tác nghiệp vụ nhằm ngăn chặn các rủi ro xảy ra từ chính các cán bộ
của ngân hàng. Kiểm soát nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập
trong đơn vị tiến hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục
vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị
* Các phòng giao dịch: được tổ chức như trên, với quy mô nhỏ hơn. Với
khoang 10 người. Gồm phòng kế toán – ngân quỹ và phòng tín dụng. Tất cả
phòng giao dịch hoạt động dưới một người phụ trách, đó là giám đóc phòng
giao dịch.

SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


23

1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH PHÚ THỌ.
* Hoạt động huy động vốn :
Bảng 1.2 : Cơ cấu huy động vốn
Đơn vị :
tỷ đồng
Chỉ tiêu

Vốn huy động
Vốn vay
Vốn ủy thác đầu

Năm 2009
30.041
6.763
1.082

Năm 2010
38.106
7.684
1.222

Năm 2011
38.237
7.906
1.308


Vốn và các quỹ
1.176
3.216
3.091
Vốn khác
650
1.125
1.709
( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm 2009- 2011)
 Qua bảng số liệu trên ta thấy

Năm 2009 : Cho đến ngày 31/12/2009, tổng nguồn vốn của MHBđạt 39.712
tỷ đồng. Trong đó :
- Vốn và các quỹ : 1.176 tỷ đồng
- Vốn huy động : tổng nguồn vốn huy động tính đến ngày 31/12/2009 là
30.041 tỷ đồng , tăng 148 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 0,5%). Nguồn vốn huy động đã
có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng bền vững, an toàn, theo đúng định hướng
của Hội đồng quan trị .
- Vốn vay: 6.763 tỷ đồng , tăng 4.262 tỷ đồng (tỷ ệ tăng 170,41%) .
- Vốn ủy thác đầu tư: 1.082 tỷ đồng, tăng 155 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 16,72%).
- Vốn khác : 650 tỷ đồng , giảm71 tỷ đồng (tỷ lệ giảm 9,84 %)
Năm 2010: Tính đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn của Ngân hàng đạt trên
51.353 tỷ đồng, tăng 11.641 tỷ đồng so với 31/12/2009, tỉ lệ tăng 29,31%. Cơ
cấu nguồn vốn năm 2010 như sau:

SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


24

- Vốn và các quỹ: 3.216 tỷ đồng, tăng 2.040 tỷ đồng so với cuối năm 2009, tỉ
lệ tăng 173,47%. Vốn và các quỹ tăng mạnh do mHB được cấp tăng thêm vốn
điều lệ gần 2.000 tỉ đồng trong năm 2010.
- Vốn huy động: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2010 là 38.106 tỷ đồng,
tăng 8.065 tỷ đồng (tỉ lệ tăng 26,85%) so với năm 2009.
- Vốn vay: 7.684 tỷ đồng, tăng 921 tỷ đồng (tỉ lệ tăng 13,62%) so với
31/12/2009.
- Vốn ủy thác đầu tư: 1.222 tỷ đồng, tăng 140 tỷ đồng (tỉ lệ tăng 12,94%) so
với 31/12/2009. Nguồn vốn ủy thác trên do mHB nhận được từ các định chế tài

chính quốc tế như WB, AFD, ADB,... với số dư tăng liên tục trong các năm
qua đã khẳng định được MHB là một trong số ít các Ngân hàng tại Việt Nam
đã triển khai cho vay có hiệu quả các nguồn vốn ủy thác quốc tế và tiếp tục
nhận được sự tín nhiệm từ các định chế tài chính trên.
- Vốn khác: 1.125 tỷ đồng, tăng 475 tỷ đồng (tỉ lệ tăng 73,10%) so với
31/12/2009.
Năm 2011: Tính đến 31/12/2011, tổng nguồn vốn của Ngân hàng MHB
là 47.303 tỉ đồng, đạt 103% kế hoạch đề ra của Hội đồng thành viên.Trong đó
- Vốn huy động là 38.237 tỷ đồngđạt 114% kế hoạch, chiếm tỉ lệ 81%
tổngnguồn vốn.
- Vốn ủy thác đầu tư là 1.308 tỷđồng, tăng trên 86 tỉ so với cuối năm
2010. Nguồn vốn ủy thác trên do Ngân hàng MHB
*Hoạt động tín dụng :

SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


25

Bảng 1.3: cơ cấu hoạt động tín dụng
( đơn vị : tỷ đồng )
Chỉ tiêu
Dư nợ cho vay ngắn

Năm 2009
11.284

Năm 2010

12.631

Năm 2011
13.567

hạn
Dư nợ cho vay trung

6.010

6.951

6.293

hạn
Dư nợ cho vay dài hạn
2.842
3.046
3.094
Tỉ lệ nợ xấu
408,8
450,2
530,2
( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm 200920011)
Qua số liệu ta thấy
Năm 2009: Tổng dư nợ cho vay là 20.136 tỷ đồng, tăng 4.024 tỷ đồng , chiếm
tỉ trọng 53,2% tổng đầu tư tín dụng. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt
11.284 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 56% tổng dư nợ cho vay; Dư nợ cho vay trung
hạn đạt 6.010 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 30% tổng dư nợ cho vay ; Dư nợ cho
vay dài hạn đạt 2.842 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14% tổng dư nợ cho vay. Nợ

xấu chiếm tỷ trọng 2,03% tổng dư nợ.
Năm 2010 : Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống là 22.628 tỷ đồng, tăng 2.492 tỷ
( tỷ lệ tăng 12%) so với năm 2009. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt
12.631 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56% tổng dư nợ cho vay; Dư nợ cho vay trung
hạn đạt 6.951 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31% tổng dư nợ cho vay; Dư nợ cho
vay dài hạn đạt 3.046, chiếm tỷ trọng 13% tổng dư nợ cho vay. Kết quả là tỷ lệ
nợ xấu của MHB tính đến 31/12/2010 chỉ chiếm tỷ trọng 1,9% tổng dư nợ.
Năm 2011: Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống là 22.954 tỷ đồng, tăng 326 tỷ
(tỷ lệ tăng 1,44%) so với năm 2010, đạt 92,90% kế hoạch năm 2011. Trong đó,
dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 13.567 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,10% tổng dư nợ
cho vay; dư nợ cho vay trung hạn đạt 6.293 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,42%
tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay dài hạn đạt 3.094 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
13,48% tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 2.31% tổng dư nợ.
CHƯƠNG 2

SV:Nguyễn Thị Oanh

Lớp CĐ9KN


×