Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.94 KB, 32 trang )

PHOTO NGÂN SƠN
BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM
CÂU 1: BẢN SẮC VĂN HÓA VN VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG BSVHVN
Khi nói đến bản sắc văn hoá Việt Nam thì phải nhìn nhận trong mối quan hệ văn
hoá vùng Đông Nam Á với đất nước .
1) Về đời sống vật chất có nghề trồng lúa nước cùng các kỹ thuật nông nghiệp đi
kèm (cấy hái, tưới tiêu ... ), các công cụ sản xuất (rìu, cày bừa ...), các loại cây
trồng khác (bầu bí, trầu cau...) các loại thú nuôi (trâu, gà, lợn...). Hệ quả của nghề
nông lúa nước là cơ cấu ăn, trong đó cơm là chủ đạo, rau là thứ hai, cá là thứ ba;
với thức uống là rượu gạo; với tục ăn là trầu cau. Hệ quả của khí hậu nóng là cách
mặc các đồ thoáng mát (váy, yếm, khố..) làm từ chất liệu thực vật (tơ tằm, đay gai,
bông...) cách ở có chọn hướng kỹ càng (Hướng nam, vai trò của thuật phong thuỷ).
Hệ quả của thiên nhiên sông nước là cách đi lại chủ yếu bằng thuyền, là kiến trúc
nhà sàn ...
2) Một hệ quả quan trọng của nghề nông lúa nước là tính thời vụ cao dẫn đến chỗ
trong tổ chức cơ cấu xã hội . Người Việt Nam phải sống liên kết chặt chẽ với nhau
(tính cộng đồng) thành những gia tộc, những phường hội những phe giáp, những
làng xã khép kín (tính tự trị). Lối tổ chức này tạo nên tính dân chủ và tính tôn ti,
tinh thần đoàn kết, tính tập thể, tính tự lập (nhưng đồng thời cũng có những thói
xấu đi kèm như thói gia trưởng, óc bè phái địa phương, thói ích kỷ, lối sống dựa
dẫm, thói đố kỵ cào bằng).
3) Về nhận thức, cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau đã
khiến con người phải trọng tới các mối quan hệ giữa chúng, dẫn tới lối tư duy biện
chứng với sản phẩm điển hình là triết lí âm dương mà biểu hiện cụ thể là lối sống
quân bình luôn luôn hướng tới sự hài hoà âm dương trong bản thân mình (đề
phòng bệnh và chữa bệnh, để sống lạc quan ...), hài hoà âm dương trong quan hệ
với môi trường tự nhiên, ( ăn, mặc, ở...) hài hoà âm dương trong tổ chức cộng đồng
và trong quan hệ với môi trường xã hội ,(lối sống không làm mất lòng ai, chiến
thắng nhưng không làm đối phương mất mặt ...).
4) Nhưng sự hài hoà, bình quân này không phải là tuyệt đối. Do bản chất nông
nghiệp nên đây là sự hài hoà thiên về âm tính: trong tổ chức gia đình truyền thống


thì phụ nữ giữ vai trò cao hơn nam giới. Trong tổ chức xã hội thì xu thế ưa ổn định
1


PHOTO NGÂN SƠN
nổi trội hơn xu thế ưa phát triển, âm mạnh hơn dương (làng xã tạo ra hàng loạt biện
pháp duy trì sự ổn định như khuyến khích gắn bó với quê cha đất tổ, khinh rẽ dân
ngụ cư, thu cheo ngoại nặng hơn cheo nội ... việc chọn đất đai kinh đô cũng hướng
tới mục tiêu ổn định, làm "đế đô muôn đời".
5) Việc chú trọng các mối quan hệ cũng dẫn đến một mối ứng xử năng động, linh
hoạt có khả năng thích nghi cao độ với mỗi tình huống, mọi biến đổi ... Sự linh
hoạt chỉ mang lại hiệu quả khi nó được tiến hành trên cái nền của ổn định. Văn hoá
Việt Nam chịu đựng sự kết hợp kỳ diệu của cái ổn định và cái linh hoạt. Con người
ứng xử linh hoạt với nhau theo tình cảm trên cơ sở tồn tại của cộng đồng ổn định:
cách đánh giặc chiến tranh bằng du kích linh hoạt tiến hành trên cơ sở của chiến
tranh nhân dân ổn định .
6) Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, còn khiến cho
con người phải luôn luôn cố gắng bao quát chúng, dẫn đến lối tư duy tổng hợp luôn
kết hợp mọi cái lại với nhau, lối sống cộng đồng ta nói phần trên, gắn bó mọi
người chặt chẽ với nhau thành một khối. Sự kết hợp lối ứng xử tổng hợp với linh
hoạt tạo nên ở người Việt Nam một tinh thần dung hợp rộng rãi; còn tổng hợp linh
hoạt ở mức độ nhuần nhuyễn trên cơ sở cái nền văn hoá dân tộc vững chắc làm nên
tính tích hợp như đỉnh cao của sự tổng hợp .
Nói tóm lại , bản sắc văn hoá Việt Nam rất giàu tính nhân bản, tính cộng đồng,
luôn vận động và phát triển. " Nếu văn hoá là cái chuông thì bản sắc văn hoá là
tiếng chuông vậy. Cũng như tiếng chuông , bản sắc văn hoá giúp người ta nhận ra
vẻ đẹp tinh thần sâu xa của mỗi dân tộc. ( Nguyễn Khoa Điềm , 1995,tr. 46 ).
Bản sắc văn hoá Việt Nam còn được thể hiện từ trong mỗi gia đình , trong họ tộc
và làng xã. Nó biểu hiện trong ngôn ngữ , văn chương của từng vùng văn hoá , các
công trình kiến trúc nghệ thuật : Đình, Đền , Chùa và các mặt sinh hoạt văn hoá

tinh thần trong cộng đồng dân cư. Dù có những nét văn hoá giống nhau của tất cả
các vùng trên lãnh thổ Việt Nam đến mấy thì vẫn có những nét riêng biệt về văn
hoá giữa các vùng , miền mà văn hoá làng là nền tảng cơ bản hun
đúc nên bản sắc văn hoá Việt Nam.
CÂU 2: ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA ẨM THỰC VIỆT NAM. ẨM THỰC
VN TRONG HĐ DU LỊCH

2


PHOTO NGÂN SƠN
1. Khái quát về văn hóa ẩm thực Việt Nam
Ẩm thực Việt Nam mang những nét văn hóa riêng với ba miền Bắc, Trung
và Nam. Mỗi vùng miền có những món ăn mang đậm nét địa phương, chịu nhiều
ảnh hưởng của tập quán dân cư và các điều kiện tự nhiên phong phú, tạo ra sự đa
dạng cho văn hoá ẩm thực của cả nước.
Văn hóa ẩm thực Việt Nam còn được hình thành và phát triển gắn với sự
phát triển của xã hội. Món ăn Việt ngày nay, do đã trải qua quá trình phát triển lâu
dài của lịch sử dân tộc rất đa dạng, hài hòa. Có những món ăn thuần Việt, có những
món ăn ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, văn hóa ẩm thực Pháp và cả văn hóa
ẩm thực Ấn Độ ...
Văn hóa ẩm thực được cấu thành cơ bản bởi các yếu tố hữu hình và vô
hình. Trong đó, hình thức thể hiện mang tính phi vật chất của hoạt động ẩm thực
là: những nghi thức, cách thức thực hiện hoạt động ẩm thực; cách thức lựa chọn
nguyên liệu, gia vị trong chế biến; cách thức sắp xếp cơ cấu bữa ăn trong ngày...
- Món ăn thuần Việt, những món ăn này mặc dù trải qua nhiều biến cố thăng trầm
của lịch sử, vẫn không thay đổi, mang đậm nét Việt Nam.
- Món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Trung Quốc: cách thức chế biến sử dụng
nhiều mỡ hoặc dầu thực vật đã ảnh hưởng mạnh mẽ từ Trung Quốc, cách điều vị
đặc trưng (dùng các vị thuốc bắc).

- Món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Pháp: cách thức chế biến có sử dụng các
loại sốt. Các món ăn được sử dụng nhiều loại sốt và nước dùng: sốt chua ngọt, sốt
chua cay, nước dùng trong.
- Món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ và các nước Đông Nam Á do
chịu ảnh hưởng của các gia vị có nguồn gốc từ Ấn Độ. (3, tr.29).
2. Đặc trưng ẩm thực việt nam
Trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam có rất nhiều cách chế biến, biểu diễn,
thể hiện khác nhau, có thể khái quát thành 9 đặc trưng sau:
1. Tính hòa đồng đa dạng

3


PHOTO NGÂN SƠN
Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác, vùng miền
khác để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của
nước ta từ Bắc chí Nam.
2. Tính ít mỡ
Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt
như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người
Hoa.
3. Tính đậm đà hương vị
Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp
với rất nhiều gia vị khác …nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có
nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.
4. Tính tổng hòa nhiều chất, nhiều vị
Món ăn Việt Nam thường nhiều chất nhiều vị kết hợp lại với nhau
Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều loại thực phẩm như thịt, tôm, cua
cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua,
cay, mặn, ngọt, bùi béo…

5. Tính ngon và lành
Cụm từ ngon lành đã gói ghém được tinh thần ăn của người Việt. Ẩm thực Việt
Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những
thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng
như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt
Nam mới có…
6. Tính dùng đũa
Người Việt có thói quen dùng đũa trong khi ăn
Gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…Đôi đũa
Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng
ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây.
7. Tính cộng đồng
4


PHOTO NGÂN SƠN
Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm
cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung
ấy.
8. Tính hiếu khách
Tính hiếu khách thể hiện bằng lời mời chào trước mỗi bữa ăn. Trong ảnh
TS. Nguyễn Nhã ngồi thứ 3 bên trái, nghệ nhân ẩm thực Dzoãn Cẩm Vân
ngồi đầu bên phải.
Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao
thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…
9. Tính dọn thành mâm
Dọn nhiều món cùng lúc trong bữa ăn là nét đặc trưng trong văn hóa ăn uống
của người Việt
Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên
cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra.

3. Ẩm thực việt nam trong hoạt động du lịch
1. Vai trò của văn hóa ẩm thực
Trong thực tế, không phải lúc nào văn hóa ẩm thực cũng được sử dụng
trong các hoạt động xúc tiến du lịch, tuy nhiên văn hóa ẩm thực có những vai trò
nhất định và góp phần tạo nên thành công cho hoạt động xúc tiến, làm tăng hiệu
quả của hoạt động này. Vai trò đó được thể hiện qua những điểm sau:
- Văn hóa ẩm thực là một yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền để thu
hút khách du lịch.
- Văn hóa ẩm thực góp phần đa dạng hóa, tăng sức hấp dẫn cho hoạt động
xúc tiến du lịch.
- Văn hóa ẩm thực truyền thống là một nội dung thông tin quan trọng.
2. Cách thức khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực để thu hút khách du lịch

5


PHOTO NGÂN SƠN
Trong thực tế, các quốc gia thường sử dụng các hình thức như: trình diễn
quá trình chế biến một cách trực tiếp và có sự trải nghiệm của khách hàng; tổ chức
chế biến và phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn; trình chiếu các phim phóng sự,
băng hình và sử dụng các hình ảnh tĩnh về văn hóa ẩm thực. Mỗi hình thức này có
những đặc điểm khác nhau và thường được áp dụng phối hợp trong các chương
trình xúc tiến du lịch.
- Tổng kết, đánh giá:
Tổng kết các hoạt động đánh giá kết quả đạt được, rút kinh nghiệm cho các
hoạt động tiếp theo.
3. Các hoạt động khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực để xúc tiến quảng bá
du lịch của Du lịch Việt Nam hiện nay
- Các hoạt động tuần lễ văn hóa du lịch tại nước ngoài
Hoạt động tuần lễ văn hóa Việt Nam tại nước ngoài được tổ chức thường

xuyên trong thời gian qua. Trong nội dung, nhiều hoạt động được triển khai như
cung cấp các ấn phẩm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống, chế biến và giới
thiệu các món ăn của Việt Nam.
Hoạt động xúc tiến du lịch trên cơ sở sử dụng các yếu tố văn hóa ẩm thực
cần phải đưa thành chủ trương quan trọng của ngành du lịch để được nhà nước
quan tâm tạo điều kiện cho phát triển. Hoạt động này không chỉ là việc thu hút
khách du lịch mà còn có mục đích phổ biến các yếu tố văn hóa.
CÂU 3:TRANG PHỤC VÀ VĂN HÓA MẶC
Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, ở, mặc). Ðó là sản
phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài người. Trang phục cũng được thay đổi theo
quá trình phát triển của lịch sử. Hai nét nổi bật trong trang phục truyền thống của
phụ nữ Việt Nam là áo dài và nón lá.
Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít
khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo dài tứ
thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng
là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ

6


PHOTO NGÂN SƠN
ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Bên trong là chiếc yếm thắm. Ðầu đội nón
trơng rất dun dáng và kín đáo.
Đi tìm nét riêng, nét văn hóa của người Việt cổ trong cách ăn mặc phù hợp với sinh
hoạt văn hóa nơng nghiệp trước hết phải lưu ý đến chất liệu may mặc. Khơng hề là
một ngẫu nhiên lịch sử khi người Việt chọn tơ tằm làm đồ mặc đầu tiên trong lịch
sử thời trang của mình. Như trên đã nói, cách đây hàng dăm nghìn năm, người Việt
cùng với cấy lúa đã biết trồng dâu (gọi theo ngơn ngữ nghề nghiệp, đó là hai nghề
nơng và tang). Tơ tằm được người Việt dệt ra nhiều "biến tấu" rất phong phú, đó
là: tơ, lụa, lượt, là, gấm, vóc, đũi, nái, thao the, vân, sồi, nhiễu, đoạn, lĩnh... Về sau

người Việt còn sử dụng các chất liệu khác như tơ chuối, tơ đay, tơ gai, sợi bơng...
nhưng chất liệu đầu tiên cho may mặc cổ truyền vẫn là tơ tằm. Theo cách phân
chia của người Việt cổ tùy theo chủng loại, chức năng, trang phục gồm có đồ mặc
phía trên, phía dưới, đồ đội đầu, đồ đi chân và đồ trang sức. Cách phục sức của
người Việt thường bị chi phối bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa dầm, gió bấc,
đặc biệt là sự nóng bức. Tuy nhiên, trong cách phục sức người Việt có sự phân biệt
giới tính nam và nữ. Trang phục tiêu biểu cho con gái Việt là váy yếm và người
nam là chiếc khố - để trần phía trên, hoặc quần lá tọa (thứ quần ống rộng, thẳng,
đũng sâu, cạp quần to bản). Khi đi hội, phụ nữ thường mặc áo dài tứ thân, năm
thân, còn khi lao động thì họ mặc áo ngắn và váy ngắn. Vào dịp hội hè, đàn ơng
cũng mặc áo dài the đen.
Về màu sắc, tồn bộ các trang phục nam nữ người Việt cổ truyền đều dùng màu
trầm với hai màu chủ yếu là nâu, đen. Riêng yếm rất nhiều màu sắc với chủ yếu là
đen và đỏ thắm. " Yếm trắng mà vã nước hồ, vã đi vã lại anh đồ u
thương". Cùng với thắt lưng, khăn, nón, mũ và đồ trang sức, trang phục người
Việt cổ truyền đã tỏ ra linh hoạt, thích ứng với hồn cảnh sống nơng nghiệp.

CÂU 5:TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC TRONG TỤC THỜ VÀ LỄ HỘI Ở VN
Tín ngưỡng phồn thực là một trong những cơ sở của tâm linh Việt Nam.
Khác với ở Trung quốc và ở Ấn độ, ở đây tín ngưỡng phồn thực nhanh chóng trở
thành triết học, tôn giáo và vũ trụ luận (Ấn độ giáo, Kinh dòch), ở Việt Nam, do
những điều kiện sinh thái nhân văn, do nền văn minh nông nghiệp, do các điều
7


PHOTO NGÂN SƠN
kiện giao tiếp văn hóa, tín ngưỡng phồn thực không phát triển lên những tầng
cao mà lan toả ra trong toàn bộ các lónh vực của cuộc sống – xã. Ở Việt Nam,
tín ngưỡng phồn thực có khả năng, một mặt, làm khúc xạ mọi tông giáo ngoại
lai, mặt khác, hoá thân vào chúng để tồn tại. Bởi thế, bất kỳ hiện tượng tông

giáo - văn hóa nào của Việt Nam cũng là một kết cấu bao gồm hạt nhân là tín
ngưỡng phồn thực và những lớp phủ của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo62.
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ở xứ sở chúng ta có mối liên hệ mật thiết với sản
xuất nông nghiệp và quan niệm phồn thực: lập đền xã để thờ thần Hậu thổ, lập
nền tắc để thờ thần nông (thần lúa)63; thờ Mẫu Thượng Thiên (mẹ trời), Mẫu
Đòa (mẹ đất), Mẫu Thoải (tức Mẫu thuỷ, mẹ nước) và Mẫu Liễu Hạnh64; thờ
bà Mây, bà Mưa, bà Sấm, bà Chớp65. Tổ tiên người Việt còn thờ những thú
hiền, như hươu, nai, trâu, cóc; thờ những động vật sống ở nước như rắn, cá sấu;
thờ thần lúa, hồn lúa, mẹ lúa, cây cau , cây đa, cây gạo, cây đề, cây dâu, quả
bầu. Rồng, Tiên là biểu tượng của tổ tiên người Việt Nam. Thờ cúng tổ tiên,
thờ cúng những người có công với làng xã (Thành Hoàng), với đất nước (thờ
cúng Hai bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hoàng Diệu, Hồ
Chí Minh,…), là tín ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc là biểu tượngcủa nhân dân
chúng ta. Các tông giáo ảnh hưởng lớn đến văn hóa và tâm linh ở Việt Nam:
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và Thiên chúa giáo. Trên đại thể các tông giáo ở
Việt Nam không chống đối nhau, cùng "tồn tại hoà bình" với nhau, cùng góp
phần làm cho người Việt Nam thức nhận sự đa dạng, phức tạp của đời sống xã
hội, của thế giới, đoàn kết, thương yêu nhau, hướng thiện trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ hoà bình trên hành tinh của loài người. Có lẽ,
người Việt Nam chúng ta không hùng hết cõi lòng mình vào chỉ một tông giáo
nào và thờ cúng tổ tiên vẫn là tín ngưỡng thiêng liêng nhất, sâu thẳm nhất trong
hồn Việt…
Ở người Việt Nam còn có tục thờ cúng các ông tổ nghề.
CÂU 6: THỜ CÚNG TỔ TIÊN.
CÂU 7,8 : DIỄN XƯỚNG CA NHẠC
Âm nhạc dân gian Việt Nam cũng có truyền thống lâu đời, bắt đầu với chầu
văn, quan họ, ca trù, hát ví, dân ca, vọng cổ, nhạc cung đình,...của người Việt
và bên cạnh đó là âm nhạc dân gian của các dân tộc khác như hát lượn của
người Tày, hát Sli của người Nùng, hát Khan của người Ê Đê, hát dù kê của
người Khmer...Cùng với các mơn nghệ thuật hiện đại khác, nền âm nhạc hiện

đại Việt Nam từ những năm 1930 được hình thành và phát triển đến ngày nay
8


PHOTO NGÂN SƠN
được gọi là tân nhạc Việt Nam với các dòng nhạc tiền chiến, nhạc đỏ, tình khúc
1954-1975, nhạc vàng, nhạc hải ngoại và nhạc trẻ. Vào tháng 9 năm 2009, ba
trong số hình thức âm nhạc dân gian Việt Nam là quan họ, ca trù, nhã nhạc
cung đình Huế và Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (bao gồm cả
âm nhạc Cồng Chiêng) được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại.
Diễn xướng dân gian là sinh hoạt văn nghệ của người dân sáng tạo ra trong
quá trình lao động, tiếp xúc với thiên nhiên. Bằng lối: nói, kể, ví, vè, hát, hò, trò,
múa, ca, vũ, lễ, nhạc, họa... họ thể hiện tất cả những tâm trạng trong lúc vui, lúc
buồn của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Diễn xướng dân gian đã thể hiện rất
phong phú và đa dạng cuộc sống của người dân...
Một trong những hoạt động văn hóa nghệ thuật thu hút đông đảo khách trảy
hội theo dõi đó là các hoạt động diễn xướng dân gian. Các đoàn nghệ thuật đã
mang đến cho công chúng những món ăn tinh thần đặc sắc, mang đặc trưng vùng
miền, tạo nên ngày hội văn hóa sôi nổi và đa dạng...
Không ở đâu xa, các nghệ thuật diễn xướng dân gian chính là sự biểu hiện rõ
rệt nhất chiều sâu của bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Không gian, môi trường diễn xướng với việc bảo tồn và phát huy di sản
dân ca hò, ví, giặm xứ Nghệ
Không gian, môi trường diễn xướng của hò, ví, giặm xứ Nghệ đa
dạng, phong phú. Bất kì không gian nào cũng có thể là môi trường tạo ra dân ca.
Chính vì vậy mà dân ca xứ Nghệ giàu làn điệu, nhiều biến thể, có khả năng ứng tác
cao. Đây là một điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn và phát huy, phát triển nó
trong mọi thời đại. Thực tế công tác bảo tồn và phát huy dân ca của chúng ta bấy
lâu nay đã chứng minh điều đó khi chúng ta tiến hành phát triển dân ca thành một

bộ môn kịch hát sân khấu; tái tạo các làn điệu dân ca cổ bằng lời mới phù hợp với
thực tế cuộc sống đương đại; sử dụng chất liệu dân ca trong sáng tác những ca
khúc mới mang hơi thở của thời đại,... Tuy nhiên, môi trường diễn xướng của dân
ca hò, ví, giặm vốn là môi trường của lao động; không gian của dân ca là không
gian của vũ trụ bao la với sông, với đồng, với núi non đại ngàn, với biển cả... và
đời sống chân chất thôn dã. Trong khi đó, không gian chúng ta đang bảo tồn dân ca
hiện nay chủ yếu là không gian nhân tạo với sân khấu, lễ hội,... không đủ sức để tái
tạo và phản ánh không gian ban đầu của dân ca. Để đại chúng hóa, đưa dân ca đi
vào đời sống quần chúng hiện nay là một việc hết sức khó khăn. Trong khi cơ cấu
kinh tế – ngành nghề thay đổi, thị hiếu âm nhạc của công chúng thay đổi. Dân ca
không chỉ bảo tồn mà còn phải cạnh tranh quyết liệt với những dòng nhạc hiện đại,
Ta có, Tây có, để tồn tại và phát huy giá trị của mình.
Thực tế hiện nay của dân ca hò, ví, giặm là rất nhiều không gian, môi
trường diễn xướng không còn nữa, nhiều hình thức sinh hoạt dân ca đã chìm vào dĩ
9


PHOTO NGÂN SƠN
vãng và có nguy cơ bị lãng quên như hát ví phường vải, giặm xẩm,... Đó là những
sinh hoạt lành mạnh nhất, giàu tính nhân văn nhất, và có tác dụng giáo dục, tuyên
truyền, di dưỡng tâm hồn vào bậc nhất. Nếu được khôi phục, chắc chắn nó sẽ còn
phát huy giá trị của mình trong thời đại ngày nay. Vì vậy, chúng ta không thể để
quá trình bảo tồn diễn ra một cách tự nhiên mà cần có những động thái tích cực để
thúc đẩy. Có thể bằng nhiều biện pháp như: xây dựng những đề án khôi phục
không gian và hình thức sinh hoạt trong chương trình du lịch, giới thiệu quảng bá
về văn hóa địa phương; đưa sinh hoạt dân ca vào những nghi lễ, lễ hội; dạy hát và
hát dân ca trong nhà trường, trên truyền hình; tổ chức các câu lạc bộ sinh hoạt dân
ca; xây dựng những chủ đề dân ca trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng;... Phải làm
sao cho không gian văn hóa hôm nay thấm đẫm dân ca. Đó là một trong những
điều kiện cần và đủ cho nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản dân ca hò, ví, giặm

trong đời sống hiện nay.
Cảnh diễn trong vở chèo Quan Âm Thị Kính
Theo Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam, di sản văn hoá phi vật thể là sản
phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ
viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ
hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược cổ truyền, về văn
hoá ẩm thực, trang phục truyền thống dân tộc vả những tri thức dân gian khác.
Là một hình thức quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, nghệ thuật biểu
diễn truyền thống là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và
không gian văn hóa liên quan, có giá trì lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản
sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thể hệ này sang thế
hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác Giống
như các hình thức của di sản văn hóa phi vật thể, sự mai một, thậm chí hủy hoại
của nghệ thuật biểu diễn truyền thống dễ xảy ra, bởi nghệ thuật biểu diễn truyền
thống được lưu giữ trong ký ức của con người nên có số phận lịch sử mong manh.
Với đặc thù đó, nghệ thuật trình diễn truyền thống luôn được Đảng, Nhà nước
chú trọng quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy. Nghị quyết Hội nghị lần thứ
5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII xác định : "Hết sức coi trọng bảo tồn, kế
thừa, phát huy những gia tư văn hóa truyền thông, văn hóa cách mạng, bao gồm cả
văn hóa vật thể và phi vật thể...", "Đầu tư và tổ chức điều tra sưu tầm, nghiên cứu,
phổ biến các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số...", tiến hành
sớm việc kiểm kê, sưu tầm, chỉnh lý văn hóa truyền thống của người Việt và các
dân tộc thiểu số... Trọng đãi những nghệ nhân bậc thầy trong các ngành, nghề
truyền thống". Nối tiếp văn kiện này, văn kiện các Đại hội đại biểu toàn quốc của
Đảng lần IX, X đều nhấn mạnh việc coi trọng công tác bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa phi vật thể, trong đó có nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Văn kiện Đại
10



PHOTO NGÂN SƠN
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: "Coi trọng bảo tồn và phát huy
các di sản văn hóa dân tộc" và "Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định
của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật
thể và phi vật thể của dân tộc.
Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn nghệ, bảo tồn và phát huy
giá trị các di sản văn hóa với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại,
nhằm truyền bá sân rộng các giá trị văn hóa trong công chung đặc biệt là thế hệ trẻ
và người nước ngoài. Xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn, phát huy giá
trị văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số".
Thực tiễn công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống
đang đặt ra nhiều vấn đề cần khẩn trương giải quyết như mối quan hệ giữa bảo tồn
và phát huy; vấn đề khai thác tiềm năng kinh tế của nghệ thuật biểu diễn truyền
thống để phục vụ phát triển du lịch bền vững, vấn đề ghi chép, lưu trữ chân dưng
các nghệ nhân cao tuổi...
Công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống, vì thế có ý
nghĩa cấp thiết trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân đang thực hiện công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.
Công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống cộng đồng
những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Các chương trình liên hoan
dân ca các miền do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam
tổ chức định kỳ hàng năm đã có hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao ý thức bảo
tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống.
Với ý thúc và trách nhiệm bảo tồn, phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền
thống, tại một số địa phương đã duy trì và thành lập thêm những nhóm, CLB biểu
diễn và truyền dạy nghệ thuật truyền thống hoạt động tích cực và hiệu quả như các
câu lạc bộ Quan họ Bắc Ninh ở các làng, xã thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang
các câu lạc bộ Ca trù ở thành phố Hà Nội, các nhóm nghệ nhân trình diễn cồng

chiêng ở các tỉnh Tây Nguyên, các vùng dân tộc miền núi phía Bắc, các nhóm đờn
ca tài tử ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long...
Một số đơn vị nghệ thuật ngoài công lập hoạt động hoàn toàn tự túc về kinh
phí nhưng khá hiệu quả như Nhà hát Sân khấu thể nghiệm của Nhà hát Cải lương
Trần Hữu Trang, phường Rối Tế Tiêu, phường Rối Nguyên Xá, phường Rối Đào
Thục…
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đã có một số dự án sưu
tầm, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có nhiều loại hình tác phẩm nghệ
thuật biểu diễn truyền thống. Từ năm 1997 đến năm 2010, 60 dự án sưu tầm, bảo
tồn nghệ thuật biểu diễn truyền thống do Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Viện
âm nhạc Học viện âm nhạc quốc gia, 170 dự án sưu tầm, bảo tồn và phát huy nghệ
thuật biểu diễn truyền thống đã được 63 tỉnh thành thực hiện.
11


PHOTO NGÂN SƠN
Thông qua các dự án, ý thức tự hào, tinh thần trách nhiệm với nghệ thuật biểu
diễn truyền thống của cộng đồng đã được nâng cao. Năm 2008, Chính phủ đã cho
phép Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thực hiện dự án Công bố phổ biến tài sản
văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc ở Việt Nam trong thời gian từ 2009-2012,
trong đó có các tác phẩm nghệ thuật biểu diễn truyền thống.
Những năm qua, công tác bảo tồn nghệ thuật biểu diễn truyền thống ở cộng
đồng đã được quan tâm, chú trọng. Chính phủ đã cho phép ngành văn hóa, thể thao
và du lịnh lập các hồ sơ quốc gia đề cử các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam
để được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc Cung đình
Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Ca
trù. Sự vinh danh của UNESCO đã ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo
tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Từ hiệu quả thực tế, UNESCO
đã hỗ trợ cho 02 dự án bảo tồn Nhã nhạc Cung đình Huế và Không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên.

Các di sản nghệ thuật biểu diễn truyền thống đã được sưu tầm, bảo tồn, lưu giữ tại
Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể của Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt
Nam, Viện âm nhạc Học viện âm nhạc quốc gia bằng các phương tiện khoa họccông nghệ tiên tiến.
CÂU 9: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA LÀNG CỦA
NGƯỜI VN. KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG TRONG DK
HIỆN NAY.
Làng là một khái niệm để chỉ một cấp hành chính trong hệ thống chính quyền
trước đây. Trước đây trong văn bản hành chính của nhà nước Phong kiến gọi
"làng" là "hương". Hàng ngày thường gọi nhau là người đồng hương (người cùng
làng). Dưới làng còn có thôn, giáp, vạn, nậu, sách, kẻ...Làng là tên gọi nôm, hương
là tên chữ . Đó là nơi tập trung dân cư cùng sống chung với nhau dưới những mái
nhà, quanh mái đình,ngôi chùa, nhà thờ trên một mảnh đất cao ráo, có luỹ tre hoặc
không có luỹ tre bao bọc, lấy nền sản xuất nông nghiệp làm chủ yếu. Trong đó
cuộc sống đa dạng và phong phú, vừa có tính đẳng cấp phong kiến vừa có tính
cộng đồng dân chủ thô sớ đáng quý. Mỗi làng là một đơn vị hành chính cơ sở, một
đơn vị kinh tế và là một đơn vị văn hoá xã hội có những đặc điểm riêng về lễ hội,
cúng tế,về tập tục, về thiết chế cấu trúc của làng.
a.Những đặc trưng của Văn hoá làng của người Việt
Khi nói về văn hoá làng, một số nhà nghiên cứu đã nêu bật một đặc trưng làng Việt
Nam. Đó là ý thức cộng đồng, ý thức tự quản thể hiện trong hương ước của làng.
12


PHOTO NGÂN SƠN
Và tính đặc thù rất riêng của làng trong tập quán, nếp sống, tín ngưỡng, tôn giáo,
giọng nói, cách ứng xử. Đứng trên phương diện thể chế chính trị và cơ cấu xã hội
hạ tầng, có thể nói trong thời gian Bắc thuộc người Việt mất nước chứ không mất
làng. Giáo sư Trần Quốc Vượng dẫn lời một tác giả phương tây rằng: " Qua Bắc
thuộc nước Việt Nam như một toà nhà bị thay đổi "mặt tiền"(fa ca de) mà không
thay đổi cấu trúc bên trong " ( Trần Quốc Vượng, 1997,146). Cái bên trong ở đây

là văn hoá làng.
Văn hoá làng là một bộ phận cơ bản tạo nên những yếu tố của kết cấu văn hoá dân
tộc Việt Nam . Nếu văn hoá dân tộc là một đại lượng lớn thì văn hoá làng là một
đại lượng nhỏ nhất . Được gọi là Làng không chỉ vì có một địa bàn cư trú riêng mà
có một nền văn hoá với những sắc thái riêng. Đó là toàn bộ cuộc sống văn hoá bao
gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể với những đặc điểm mang tính
truyền thống từ: ăn, ở, đi lại, với các phong tục tập quán trong sinh nở, cưới xin
yến lão, ma chay, cổ vũ việc học, tôn trọng người già, tương trợ lẫn nhau, họp làng,
cúng tế, lễ hội, các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian... đến các thiết chế, cấu
trúc của làng về quyền lợi và nghĩa vụ, các quan niệm về thế giới tâm linh, và xã
hội trần tục... của bao thế hệ trước để lại và được thử thách qua thời gian; Là chuẩn
mực của toàn thể cộng đồng làng đã
được lựa chọn, bảo lưu, gìn giữ và phát triển nó. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khi
nói về làng và văn hoá làng có nhận xét:
"Về cái làng trong lịch sử nước ta, thì có biết bao nhiêu chuyện lý thú đáng nói mà
các nhà sử học, xã hội học đã dày công tìm tòi và nghiên cứu nhằm rút ra những
bài học có giá trị cho hiện thực ngày nay. Trong lịch sử lâu dài của dân tộc, làng là
điểm tập hợp cuộc sống cộng đồng của mọi người, cuộc sống đa dạng và phong
phú, vừa có tính đẳng cấp phong kiến, vừa có tính cộng đồng rất đáng quý. Lúc
bấy giờ câu nói: " Phép vua thua lệ làng" Có cái đạo lý chân chính của nó, phần
nào thể hiện một dạng dân chủ mà phải biết nhìn với con mắt lịch sử thì mới thấy
hết ý nghiã độc đáo. Mặt khác lệ làng bao gồm một số điều tiêu cực đè nặng lên
con người và cản trở sự phát triển của các dân tộc, cả quốc gia mà chúng ta cần
nhận rõ để không rơi vào sai lầm, khôi phục những cái lỗi thời và lạc hậu".( Phạm
Văn Đồng,1994,tr 34)
Văn hoá làng là một thành tố rất quan trọng của nền văn hoá dân tộc, là chất keo đã
kết chặt con người với nhau trong những cộng đồng làng bao đời nay để tạo nên
13



PHOTO NGÂN SƠN
bản sắc văn hoá của mỗi làng . Ngày nay tuy những hình ảnh của làng xưa đã có
nhiều thay đổi, nhưng vẫn là nơi quê cha đất tổ, nơi chín nhớ mười thương của mỗi
người. Những bản sắc văn hoá làng như cây đa, bến nước,
sân đình, đường làng ngõ xóm, đồng làng, ao làng , già làng, trai làng gái làng, rồi
tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau, các phong tục tập quán, sinh hoạt văn
nghệ dân gian hát ví hát giặm... Nói chung tất cả những sản phẩm vật chất và sản
phẩm tinh thần do người dân trong các làng xây đắp nên, lưu truyền mãi cho đến
ngày nay và còn có giá trị về văn hoá đó chính là văn hoá làng.
Tóm lại, văn hoá làng là một hệ giá trị văn hoá truyền thống quý báu ; Là nền tảng
để trên cơ sở đó chúng ta xây dựng làng văn hoá tiên tiến đúng hướng theo tinh
thần nghị quyết Trung ương V( khoá VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển một
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nếu nói đến văn hoá làng là biểu hiện về văn hoá thì làng văn hóa được coi là nơi
hình thành, xuất hiện và bảo tồn văn hoá làng. Văn hoá làng là chỉ tính chất đặc
điểm của làng thì làng văn hoá chỉ địa điểm, chủ thể của văn hoá làng. làng văn
hoá là khu dân cư mà yếu tố văn hoá đã thẩm thấu vào mọi hoạt động sống của con
người. Làng văn hoá ngày nay là làng, xóm, bản, thôn, ấp, khối phố đạt được 5 tiêu
chuẩn như:
- Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển
- Có đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú
- Có môi trường cảnh quan sạch đẹp, an toàn
- Có khu vui chơi giải trí và hoạt động văn hoá thể thao
b. Kế thừa và phát huy văn hóa làng trong đk hiện nay
Ngày nay, nền văn hoá đa dạng của thế giới nói chung và của từng quốc gia nói
riêng đang đứng trước nguy cơ mai một, bị đồng hoá, đánh mất những giá trị đích
thực của mình. Sự hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế, sự trao đổi văn hoá, du lịch
thúc đẩy các nước xích lại gần nhau, mở ra chân trời mới về văn hoá . Con người là
tài nguyên của quốc gia nằm trong bản sắc văn hoá của dân tộc. Đánh mất bản sắc
văn hoá là đánh mất luôn cả nguồn lực con người. Văn hoá của một dân tộc là

khuôn viên, là bộ mặt của dân tộc đó. Nói cách khác sức sống của dân tộc được
14


PHOTO NGÂN SƠN
biểu hiện qua trình độ và phát triển của văn hoá, qua bản sắc của văn hoá. Bản sắc
văn hoá là "căn cước" để nhận diện giữa các dân tộc; Là căn cứ để khẳng định bản
lĩnh của dân tộc. Vì vậy để mất bản sắc văn hoá là để mất bản lĩnh dân tộc, để mất
đi tính dân tộc; là dân tộc đó tự đánh mất mình. Do đó giữ gìn bản sắc văn hoá là
giữ gìn sự sống còn của dân tộc. Nhất là trong thời kỳ mở cửa hiện nay để hội nhập
với văn hoá bên ngoài, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc có tầm quan trọng quyết
định đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước.
Nước ta hiện nay, bản sắc văn hoá đang được bảo lưu ở các vùng, miền với những
giá trị đích thực của nó. Nhiều giá trị tinh thần, truyền thống trong quan hệ gia
đình, làng xóm, thầy trò ... đang được khôi phục, các di sản văn hoá vật chất đang
được nhà nước và nhân dân chú trọng tu bổ, tôn tạo. Nhiều hình thức hoạt động
văn hoá đa dạng, phong phú, sinh động đang thu hút và đáp ứng được phần nào
nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Nhưng cùng lúc mặt trái của
kinh tế thị trường với khunh hướng "thương mại hoá", với sự xáo trộn về bậc thang
giá trị, với sự phục hồi của các hủ tục ... cũng đang tác động ráo riết. Vì vậy việc
lựa chọn những giá trị văn hoá dân tộc để gìn giữ trở thành một nguyên tắc rất
quan trọng.Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, không ngừng đưa nền văn hoá nước nhà phát triển ngày càng tiến bộ, văn
minh, Đảng ta đã có nghị quyết TW lần thứ 5 (khoá VIII) về xây dựng
và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Một yếu tố
căn bản của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, đó là văn hoá gia đình, văn hoá
làng . Vì văn hoá gia đình văn hoá làng Việt Nam đã tạo nên văn hoá dân tộc Việt
Nam.
NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ LÀNG
1.Nâng cao nhận thức cho mọi người về việc giữ gìn bản sắc văn hoá làng, văn

hoá dân tộc
Một nguyên tắc chung là muốn bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của
dân tộc nói chung, giữ gìn được các bản sắc văn hoá tốt đẹp của làng xã nói riêng.
Trước tiên các cấp các ngành phải tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân
dân về các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về việc giữ gìn bản sắc
văn hoá làng, văn hoá dân tộc. Tuyên truyền cho mọi người hiểu biết đầy đủ về nội
dung của giá trị văn hoá đó; phải xác định được vị trí, ý nghĩa của
15


PHOTO NGÂN SƠN
chúng trong xã hội hiện đại của chúng ta, có hiểu được sâu sắc vai trò của bản sắc
văn hoá đó đối với đời sống hiện nay và của môi trường sống bao quanh chúng ta,
thì mới có thể tạo ra được cơ sở thuận lợi cho việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn
hoá. Giữ gìn bản sắc văn hoá là phải có chọn lựa, cái gì còn có giá trị phải được gìn
giữ, cái gì trở thành vật cản cần phải dẹp bỏ. Ví dụ lối sống tình nghĩa, về sáng tạo
linh hoạt... cần được gìn giữ ; thói cào bằng níu kéo chân nhau không cho người
khác hơn mình, lối sống tự túc khép kín không còn thích hợp với xã hội hiện nay
thì không nên khôi phục lại. Tình làng nghĩa xóm thương yêu đùm bọc lẫn nhau,
lời hát ru, điệu hát ví, hát giặm những câu ca dao, hò vè, những món ăn ngon... là
những thứ không việc gì phải bỏ. Trong số những giá trị cần tiếp tục duy trì trong
hành động phải chọn lựa, cái gì có thể
duy trì trọn vẹn, cái gì cần phải cải tiến để nó phát triển hơn và phù hợp với yêu
cầu của cuộc sống hôm nay và mai sau
Giữ gìn bản sắc văn hoá làng ở đây không có nghĩa là ôm khư khư lấy những giá
trị truyền thống của làng , không cho nó thay đổi, mà trái lại phải luôn làm cho nó
lớn mạnh hơn , giàu có hơn, bổ sung cho nó những yếu tố mới, tức là phát triển nó.
2. Tăng cường xây dựng môi trường làng xã văn hoá
Môi trường là khái niệm chỉ sự tổng hoà của các mối quan hệ xã hội, có ảnh hưởng
và tác động đến sự hình thành nhân cách của con người. Môi trường là nơi chứa

đựng những giá trị văn hoá và diễn ra các giá trị văn hoá, các hoạt động sáng tạo và
hưởng thụ văn hoá của con người. Xây dựng môi trường văn hoá đa dạng, phong
phú , lành mạnh, có đủ điều kiện về cơ sở vật chất để đáp ứng tốt nhu cầu học tập,
hưởng thụ, tiếp nhận thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vui chơi giải trí của
mọi người. . Chăm sóc môi trường thiên nhiên bảo tồn và phát huy các di sản văn
hoá của cha ông, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng ( Khoá VIII) đã
xác định xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.như sau:" Tạo ra ở các đơn vị cơ
sở ( gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trường,
lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội...), các vùng dân cư ( đô thị, nông thôn ,
miền núi) đời sống văn hoá lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hoá đa dạng và
không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân..."

16


PHOTO NGÂN SƠN
Thứ nhất là xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng trên cơ sở kế
thừa truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học của cha ông trước đây ở
các làng xã. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục xã hội, giáo dục nhà trường và giáo
dục gia đình. Xã hội phải tôn trọng và nâng cao vị trí của người thầy giáo, cách cư
xử đúng mực, phù hợp với đạo lý dân tộc. Bên cạnh, người thầy cũng phải tự mình
rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tu dưỡng
phẩm chất đạo đức của mình.
Thứ hai là xây dựng môi trường thẩm mỹ cho cán bộ và nhân dân. Cụ thể:
cần có kế hoạch và biện pháp để xây dựng con người không ngừng nâng cao trình
độ hiểu biết, có khả năng khám phá và sáng tạo cái đẹp. Nuôi dưỡng, bồi đắp cho
họ về cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ. Tạo điều kiện thuận lợi cho
đông đảo cán bộ, nhân dân tiếp cận ngày càng nhiều các tác phẩm, các công trình
nghệ thuật của cả nước và quốc tế. Giáo dục nếp sống lành mạnh, phong cách ứng

xử có văn hoá cho mọi người. Kế thừa truyền thống nhân ái, nghĩa tình, thuần
phong mỹ tục, ngăn chặn sự xâm nhập của những sản phẩm văn hoá có nội dung
độc hại.
Thứ ba là xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, dòng họ văn hoá.
Muốn thực hiện được những mục tiêu xây dựng môi trường văn hoá , các cấp các
ngành cần tăng cường mở cuộc vận động thi đua yêu nước, gắn với phong trào đó
là phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ". Khuyến khích
những nhân tố tích cực, những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất và bảo
vệ tổ quốc. Thông qua các phong trào người tốt việc tốt, uống nước nhớ nguồn,
xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hoá, dòng họ văn hoá, làng văn hoá,
đơn vị văn hoá nhằm tạo thành sức mạnh đoàn kết của quần chúng nhân dân ở
khắp mọi vùng quê, chung sức chung lòng xây dựng cuộc sống mới.
Tổ chức thực hiện tốt việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá làng
Đối với văn hoá làng truyền thống.
Trong xây dựng quy ước văn hoá của làng phải chú ý tới các nội dung quan trọng
như : Đảm bảo giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, thực hiện các hành vi ứng
xử văn minh trong giao tiếp, ăn, ở, đi lại ... Xoá bỏ các hủ tục, phát triển các hình
thức hoạt động văn hoá lành mạnh, phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương
17


PHOTO NGÂN SƠN
thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư. Đề ra các biện
phát thích hợp góp phần bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn. Phải thường xuyên tổ
chức đăng ký, bình xét và đề nghị cấp trên phong tặng danh hiệu văn hoá cho các
làng
đạt tiêu chuẩn theo đúng "Quy chế phong tặng gia đình văn hoá, làng văn hoá"
theo quyết định số 01/2002/QĐ-BVTT, ngày 02 tháng 1 năm 2002 của Bộ trưởng
Bộ Văn hoá Thông tin.
Tôn tạo và sử dụng các di tích lịch sử văn hoá ở làng .

Các cấp các ngành cần tăng cường giúp đỡ, hướng dẫn các làng tôn tạo lại các di
tích lịch sử văn hoá ở làng như : Đình làng , Chùa làng để giữ giá trị văn hoá của
nó. Phát huy giá trị đó trong đời sống sinh hoạt hiện nay như tổ chức đình làng làm
nơi sinh hoạt tập thể, tổ chức vui chơi, sinh hoạt văn nghệ dân gian, lễ hội dưới mái
đình để tình cảm cộng đồng được thắt chặt hơn.
Tạo điều kiện cho người dân trong làng nhớ về cội nguồn của tổ tiên, nhớ về
truyền thống quê hương. Theo các nhà nghiên cứu văn hoá dân tộc thì đình làng,
chùa làng là nơi có giá trị về văn hoá tâm linh , tín ngưỡng, quá trình sinh hoạt lễ
hội được thể hiện rõ nét của văn hoá làng. Khi tôn tạo cần xem xét điều kiện cụ thể
cuộc sống của người dân trong làng, không phô trương mà phù hợp với bối cảnh
hiện nay.
Đối với văn hoá dòng họ:
cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn sự phục hồi sinh hoạt dòng họ đúng đắn để phát huy
được thuần
phong mỹ tục. Vận dụng được kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt họ thời xưa như đặt
đinh điền, học điền, tổ chức lễ thọ, tổ chức quỹ tương tế trong họ...để động viên
con cháu trong dòng họ học tập, lao động tốt như xây dựng quỹ khuyến học, quỹ
họ để đặt các giải thưỏng cho con cháu học giỏi, hoàn thành nghĩa vụ của nhà
nước, giúp nhau xoá đói giảm nghèo trong dòng họ. Nêu cao truyền thống tôn
trọng người già như tổ chức lễ mừng thọ cho người có tuổi chẵn cao trong dịp đầu
xuân. Vận động các họ xây dựng tủ sách, báo, tổ chức các câu lạc bộ văn hoá v.v
Trong phục hồi cần tránh các chiều hướng của một số các phần tử lợi dụng tình
cảm họ hàng thân thuộc để kéo bè, kéo cánh. Lợi dụng phục hồi để phục hồi luôn
18


PHOTO NGÂN SƠN
cả những hủ tục mê tín dị đoan. Dựa vào thế có người nhà, người trong dòng họ có
chức có quyền để bóp méo luật pháp, làm ăn sai trái.
Đối với lễ hội:

lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mang tính cộng đồng do nhân dân
sáng tạo ra; là môi trường văn hoá để bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc
Ngoài việc hướng dẫn, quản lý nói trên, phải coi trọng tính đặc thù, độc đáo riêng
của mỗi lễ hội. Tránh tính cào bằng đồng loạt các lễ hội để dẫn đến sự đơn điệu
nhàm chán. Phải bằng mọi cách khôi phục, giữ lại những nét riêng của mỗi lễ hội,
gắn với truyền thống văn hoá của mỗi vùng, mỗi làng xã.
Trong các lễ hội nói chung, phần lễ có vai trò rất quan trọng có tính khả biến,
không thể thay đổi tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan. Phải khôi phục lại những nghi
thức truyền thống và tuân thủ theo các trình tự của nó. Xây dựng theo một kịch bản
, có sự đạo diễn và có luyện tập kỹ càng để nâng cao tính lịch sử của nó. Còn phần
hội phải tăng cường các hình thức diễn xướng dân gian, các trò
chơi truyền thống. Ngoài ra cần điều chỉnh, bổ sung những yếu tố mới mang được
hơi thở của thời đại.
Khôi phục các nghề thủ công truyền thống.
Chúng ta biết rằng, có con người là có văn hoá , sản phẩm thủ công dù ở hình thức
nào đều là sản phẩm văn hoá của con người. Nó là tinh hoa, là trí tuệ, nhân văn của
cha ông ta trong quá trình lịch sử. Không những chỉ khôi phục mà cần phải đầu tư
về vốn, kỹ thuật để những nghề thủ công
truyền thống này từ chỗ sản xuất ra những mặt hàng tự cung tự cấp sang sản phẩm
hàng hoá. Trong việc khôi phục các nghề thủ công truyền thống cần khai thác các
sự tích , thần tích, tổ sư nghề và tổ chức tốt các ngày giỗ, ngày lễ gắn với hoạt
động nghề nghiệp. Việc khôi phục nghề, làng nghề thủ công truyền thống cũng là
góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá làng.
Biện pháp tốt nhất hiện nay là các cơ quan chức năng cần phải tập hợp những sản
phẩm, những công cụ thủ công để làm một bảo tàng lưu trữ nhằm tôn vinh văn hoá
hữu thể của cha ông . Tổ chức gặp gỡ các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu để khôi
19



PHOTO NGÂN SƠN
phục các nghề, làng nghề thủ công truyền thống . Tổ chức thi tay nghề cho các
nghệ nhân tài năng , triển lãm các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng. Tổ
chức cho các hoạ sỹ, kỹ sư, thâm nhập vào các làng nghề và các làng có nghề thủ
công truyền thống để họ giúp bà con cải tiến mẫu mã , kỹ thuật để các sản phẩm
thủ công làm ra đáp ứng với cuộc sống sinh hoạt và có giá trị trên thị thường hiện
nay trong nước và quốc tế. Các cơ quan ban ngành tạo điều kiện cho các người làm
nghề thủ công truyền thống đi tham quan du lịch , học hỏi kinh nghiệm, mở rộng
giao lưu để họ nhanh chóng tiếp thị với thị trường, làm bạn với khách hàng trong
và ngoài nước .
Tăng cường các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian truyền thống của làng.
Sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian ở làng là món ăn tinh thần thường xuyên của
mọi người dân lao động ở cơ sở. Nó tạo điều kiện cho người lao động vừa được
hưởng thụ, vẫn có điều kiện trực tiếp tham gia và sáng tạo. Đó là mặt ưu trội của
sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian bản địa tại các cộng đồng dân cư, mà không
một loại hình văn hoá văn nghệ chuyên nghiệp nào của nhà nước thay thế được. Vì
vậy phải tạo ra sinh hoạt văn hoá ở các vùng làng như: tổ chức hội diễn văn nghệ
quần chúng như thi hát dân ca, hát tuồng, kể chuyện, hội thi thể thao, thi nấu các
món ăn truyền thống của làng, tổ chức các trò chơi dân gian vào các dịp kỷ niệm
các ngày lễ lớn của đất nước hay dịp đầu xuân năm mới, ngày hội làng. Song song
với việc thường xuyên tổ chức các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ ở các làng, cần đẩy
mạnh phong trào viết xã chí, viết lịch sử các làng, khối phố. Trong những năm gần
đây, nhiều địa phương đã tổ chức viết được lịch sử làng
xã và đã có tác dụng tốt, làm cho mọi người hiểu biết sâu sắc thêm giá trị văn hoá
của lịch sử quê hương, nâng cao cho họ lòng tự hào dân tộc.
Xây dựng thiết chế văn hoá thông tin, thể thao.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của thiết chế văn hoá
thông tin, thể thao cho các làng, khối phố, đơn vị. Mỗi làng tối thiểu phải có một
hội quán (hoặc nhà văn hoá) một sân chơi thể thao để hoạt động thường xuyên sau
giờ làm việc, một trạm truyền thanh, một số phương tiện để sinh hoạt văn hoá như:

sách báo, nhạc cụ, tăng âm, loa máy. Tủ sách, báo đặt ở hội quán cùng với các
phương tiện sinh hoạt văn hoá thể thao khác sẽ tạo ra một đời sống tinh thần phong
phú, lành mạnh cho người dân trong làng. Và mỗi làng cần có một cán bộ phụ
20


PHOTO NGÂN SƠN
trách công tác văn hoá, văn nghệ của làng được hưởng chế độ chính sách lấy từ
nguồn nhân dân đóng góp, từ nguồn phúc lợi của làng .Đặc biệt là mở rộng xã hội
hoá công tác giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của các làng xã nói chung. Huy
động nội lực của nhân dân, sự tham gia đóng góp của mọi người, mọi gia đình, của
các đoàn thể quần chúng, của các tổ chức chính trị xã hội trong các làng xã. Nhất là
các mạnh thường quân là con em của làng, của địa phương trong việc đầu tư cơ sở
vật chất.
Để các giải pháp nêu trên có tính khả thi cao, thì phải tăng cường đẩy mạnh công
tác tuyên truyền vận động mọi người, mọi gia đình. Trước hết là trong đội ngũ cán
bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác văn hoá thông tin ở cơ sở, về ý nghĩa
chính trị sâu sắc của việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc .
CÂU 10:LÀNG NGHỀ
Làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hoặc làng nghề
cổ truyền ..., thường được gọi ngắn gọn là làng nghề, là những làng mà tại đó hầu
hết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó; nghề của họ làm thường
có tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng.
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây,
nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình
thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc
nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính.
Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa
nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc. Thông thường chỉ những
ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có việc làm nhiều,

vất vả như: cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến gặt lúa, phơi khô... còn những
ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít việc để làm. Từ đó nhiều người đã bắt
đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa
ăn và những nhu cầu thiết yếu hằng ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia
đình.
Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại
lợi ích thiết thân cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa...
phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục
vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to
21


PHOTO NGÂN SƠN
lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà
trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra
phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau.
Và cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong
mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh
dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần
dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyen sâu vào
một nghề duy nhất nào đó, như làng Gốm, làng làm chiếu, làng làm lụa, làng làm
đồ đồng...
Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các
làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây[cần dẫn nguồn]. Các
làng nghề thường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn như châu thổ
sông Hồng, tại Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định ...
Làng lụa Hà Đông
làng lụa Hà Đông hay chính là Làng lụa Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc,
thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là một làng nghề
dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất

Việt Nam. Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các đời vua nhà
Nguyễn.
Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính
quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp
chợ dưới gốc đa trước đình. Làng lụa Vạn Phúc từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề dệt
lụa truyền thống. "Lụa Hà Đông" cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống
của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia
đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.
Tranh Hàng Trống
Tranh Hàng Trống một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được làm chủ
yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Hàng Trống xưa kia thuộc đất
cũ của thôn Tự Pháp, tổng Tiêu Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương,
nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố Hàng Trống nằm kề các phố Hàng Nón,
Hàng Hòm, Hàng Quạt... là nơi chuyên sản xuất cả đồ thủ công mỹ nghệ nhất là đồ
22


PHOTO NGÂN SƠN
thờ như : tranh thờ, trống, quạt, lọng, cờ... Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị
mai một hết, chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng. Chính vì vậy, những nghệ
nhân vẽ tranh Hàng Trống giảm hẳn. Hiện, chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê Đình
Nghiên còn gắn bó với nghệ thuật tranh Hàng Trống và những nét tinh hoa của
dòng tranh này.
Làng nghề dát vàng duy nhất tại Việt Nam
Vàng mười, bạc thật được dát mỏng như tờ giấy (gọi là đập diệp), cắt thành từng
miếng vuông nhỏ 1cm2.
Nghề dát vàng quỳ là nghề thủ công truyền thống của Việt Nam, đó là chế biến
vàng, bạc dát thành lá mỏng bằng phương pháp sản xuất thủ công lâu đời, độc đáo.
Đến nay, ở Việt Nam chỉ có làng Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội)
có bề dày hành nghề làm vàng, bạc quỳ hơn 400 năm qua với tổ nghề là danh nhân

Nguyễn Quý Trị. Nghề nắn nồi ở Hòn Đất – Kiên Giang, Nghề quạt làng Chàng,
Nghề giấy bản truyền thống của người Dao
Thương hiệu của những sản phẩm đang góp phần quảng bá cho du lịch Việt Nam,
một hướng đi để xây dựng thương hiệu vững mạnh trong quá trình hội nhập, mở ra
sự giao lưu văn hóa với nhiều nước trên thế giới. Cho thấy sự bảo tồn và phát huy
văn hóa truyền thống đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ trên lĩnh vực
văn hóa mà còn mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn, giúp cho việc giải quyết việc
làm, tạo thêm thu nhập cho người thợ thủ công có đời sống ổn định, góp phần vào
công cuộc xóa đói giảm nghèo... đang là những đòi hỏi người nghệ nhân, người
thợ, các nhà quản lý, cần có một tầm nhìn chiến lược, “thổi hồn” cho những sản
phẩm thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề, ngày càng đa dạng về mẫu mã, phong
phú về tạo hình... để vừa phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch, một giải
pháp tốt nhất để bảo tồn và phát huy năng lực của các làng nghề truyền thống.
Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể
Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là vùng
châu thổ sông Hồng. Với đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp mùa vụ và chế
độ làng xã, nghề thủ công xuất hiện khá sớm và gắn liền với lịch sử thăng trầm của
dân tộc. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển
của xã hội, của đời sống cộng đồng và dần dần được qui về các khái niệm như
nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề gia truyền, nghề phụ, nghề thủ công...
23


PHOTO NGÂN SƠN
Những khái niệm này tuy có khác nhau ở khía cạnh này, góc độ khác song vẫn có
những đặc điểm giống nhau về cơ bản, đặc biệt là xét từ góc độ văn hoá, chúng ta
có thể sử dụng chung khái niệm "làng nghề". Làng nghề là một thực thể vật chất và
tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm
các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản phẩm, có bề dày lịch
sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian. Khái niệm về làng nghề theo cách

nhìn văn hoá bao gồm các nội dung cụ thể, như:
- Là một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có một nghề truyền thống lâu đời
được lưu truyền và có sức lan toả mạnh mẽ.
- Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong quá
trình sản xuất ra một loại sản phẩm.
- Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp được
lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau.
- Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và quan trọng
hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử, văn hoá
và xã hội liên quan tới chính họ.
Với cách đặt vấn đề trên, tiếp cận từ góc độ văn hoá, chúng tôi muốn bàn đến một
số đặc điểm của làng nghề Việt Nam như sau:
Một là, làng nghề nước ta phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn liền
với cơ chế sản xuất mùa vụ, mang đặc trưng của chế độ làng xã, trong đó bao gồm
cả yếu tố dòng họ. Theo Courrier du Vietnam (17/3/2003) ở nước ta có hơn 2000
làng nghề, miền Bắc có 1594 làng nghề (79%), miền Trung có 312 làng nghề
(15,5%) và miền Nam có 111 làng nghề (5,5%). Ở miền Bắc các làng nghề lại tập
trung hơn ở một số địa phương thuộc đồng bằng Bắc bộ như Hải Dương, Hưng
Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam ...
Thực tế này cho thấy, làng nghề ở nước ta gắn liền với các vùng nông nghiệp và
người nông dân làm nghề thủ công để giải quyết hợp lý sức lao động dư thừa được
cơ cấu theo đặc trưng nông nghiệp là mùa vụ. Mặt khác, từ sản phẩm, chúng ta
cũng nhận thấy gốc tích nông nghiệp như nguyên vật liệu, công cụ chế tác, giá trị
sử dụng và đặc biệt là nó phản ánh được tính chuyên dụng và sinh hoạt cộng đồng
của cư dân nông nghiệp trên các sản phẩm đó. Nhìn vào những nghề thủ công nổi
tiếng của nước ta như nghề gốm, nghề đan lát, nghề chạm khắc gỗ, nghề gò đúc
24


PHOTO NGÂN SƠN

đồng, nghề làm giấy, nghề làm tranh, nghề kim hoàn hay làm nón, dệt vải... chúng
ta thấy mỗi nghề gắn liền với một cộng đồng cư dân được cư trú ổn định trong quy
mô làng xã. Nét đặc trưng này không chỉ phản ánh sự phong phú đa dạng của làng
nghề trong hệ thống cấu trúc làng xã Việt Nam. Ví dụ, khi nói đến làng gốm Bát
Tràng người ta không chỉ biết đến sản phẩm gốm mà còn nhận biết các thông tin về
địa lý, nhân văn, lễ hội truyền thống, lịch sử một làng nghề bên sông Hồng đầy ấn
tượng và cả một chút “huyền bí”. Hoặc khi nói đến làng dệt lụa Vạn Phúc - Hà
Đông, người ta không chỉ biết về "lụa là Hà Đông" mà còn biết đến những nương
dâu hai bờ sông Đáy, biết đến kỹ thuật nuôi tằm ươm tơ và những bí quyết về kỹ
thuật dệt lụa của cư dân làng Vạn phúc. Tóm lại, đặc điểm này cho chúng ta nhận
dạng các giá trị văn hoá đặc biệt là văn hoá phi vật thể từ nguồn gốc và đặc trưng
xã hội nông nghiệp sản xuất mùa vụ, cơ cấu qui mô thông qua chế độ làng xã Việt
Nam.
Hai là, làng nghề truyền thống Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay hầu hết là
những nghề lâu đời ở những làng cổ dựa trên hai yếu tố rất cơ bản là vùng nguyên
liệu và điều kiện giao thông, mà đường thuỷ là chính. Làng Gốm Bát Tràng có lịch
sử hình thành đã hơn 6 thế kỷ, Làng Giấy Yên Thái (Bưởi) đã có cách đây 800
năm, Làng Kim hoàn Định Công có cách đây 1400 năm và Làng Dệt lụa Vạn Phúc
thì đã có hơn 1700 năm có lẻ... Theo chúng tôi, điều này phản ánh đúng logic lịch
sử vì nó đáp ứng yêu cầu của sản xuất và nhu cầu của con người.Do ở thời nào con
người cũng cần công cụ lao động, cần ăn, ở, mặc, đi lại và các hoạt động văn hoá
khác. Khẳng định tính truyền thống của nghề thủ công Việt Nam và làng nghề để
khẳng định sự tồn tại của nó qua các hình thái kinh tế xã hội hay các phương thức
sản xuất khác nhau, là rất cần thiết, để góp phần khẳng định được các giá trị văn
hoá đích thực và ngôi vị lịch sử cuả nó trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch
sử dân tộc. Một khía cạnh khác của đặc điểm này là làng nghề hoặc các cụm làng
nghề ở nước ta được hình thành hầu hết đều gắn liền với vùng nguyên liệu tại chỗ
và thuận lợi với giao thông đường thuỷ. Ví dụ như gốm Bát Tràng, Hải Dương,
Quảng Ninh... nguyên liệu đất sét trắng ở vùng đó quyết định đặc trưng sản phẩm,
tính ổn định và phát triển của làng nghề truyền thống đó. Nguồn nguyên liệu của

làng giấy Yên Thái là giấy "dó" được lấy từ vùng núi và trung du phía Bắc theo
sông Hồng về đến Bưởi. Làng nghề chạm khắc gỗ ở Bắc Ninh, Nam Định cũng ở
cận kề bến sông thuận lợi cho việc khai thác chuyên chở vật liệu và sản phẩm
nặng. Thiếu hai yếu tố nguyên liệu và bến sông có thể nghề thủ công khó tồn tại và

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×