PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hôn nhân gia đình là vấn đề thu hút sự chú ý và suy nghĩ của
nhiều tầng lớp, lứa tuổi nhiều ngành như: tâm lý học, kinh tế học, xã
hội học… trong đó có xã hội học.
Sự ổn định và bền vững của quan hệ hôn nhân, hạnh phúc ấm no
của các gia đình có liên quan chặt chẽ đến dự phát triển xã hội ảnh
hưởng đến sự phồn vinh của dân tộc.
Hôn nhân ở nước ta có nhiều biến đổi cùng với sự biến đổi của
đât nước. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 hôn nhân chịu ảnh
hưởng nhiều của tư tưởng nho giáo. “Nam năm thê bảy thiếp” chỉ tư
tưởng “đa thê” ở đàn ông trong xã hội được chấp nhận. Còn với nữ
giới thì đó là: “Nữ chính chuyên chỉ có một chồng”. Đây là sự bất
nình đẳng cơ bản trong quan hệ hôn nhân và gia đình của xã hội
phong kiến. Cũng vì thế mà nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã viết: “Chém
cha cái kiếp lấy chồng chung. Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đặc biệt là sau năm 1959 khi
luật hôn nhân và gia đình được ban hành đánh dấu bước ngoặt pháp lý
trong hôn nhân và gia đình đảm bảo quyền hôn nhân tự do, tự nguyện
tiến bộ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Hôn nhân không phân
biệt tuổi tác, dân tộc, tôn giáo…đều được pháp luật thừa nhận va bảo
vệ. Đồng thời với nó là sự lên án thứ tình yêu vị kỷ, tư lợi hôn nhân do
ép buộc của cha mẹ. Ngày nay nhà nước ta thi hành nhiều chính sách
về kinh tế xã hội mới như: Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần và cơ chế thị trường, chuyển giao quyền sử dụng đất cho nông
dân, tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến, mở rộng sinh hoạt dân
chủ trong, mở rộng giao lưu quố tế nhiều mặt. Những tác động của các
chính sách làm cho kinh tế xã hội đất nước có sự chuyển biến. Đi cùng
nó là vấn đề hôn nhân gia đình có sự thay đổi. Bên cạnh những mặt
tích cực như nâng cao mức sống trong các gia đình, tạo sự ổn định dân
số…thì hôn nhân gia đình cũng bộc lộ một số hạn chế đáng quan tâm
như: vấn đề ly thân, ly hôn, kết hôn không đúng pháp luật…vv. Theo
số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao năm 2003, số vụ vợ
chồng xin ly hôn ở việt nam qua các năm liên tục tăng.
(1)
Năm
2000
Số vụ ly 51631
hôn
2001
54226
2002
56487
T1→T8/2003
41326
Riêng các vụ ly thân hoặc kết hôn không đúng pháp luật như
sống thử, không đăng ký kết hôn chỉ tổ chức lễ cưới hoặc không đăng
ký và không tổ chức lễ cưới…vv thì khó có con số chung cho cả nước
vì ở mỗi vùng diễn biến khó thu thập. Đã có nhiều nhận định khẳng
định rằng những xu hướng trên không chỉ xảy ra ở khu vực thành thị
mà còn đang gia tâưng ơ khu vực thanh niên nông thôn và các gia
đình nông thôn.
Từ thực trạng xảy ra đối với hôn nhân và gia đình khiến cho
chung ta phai quan tâm nhìn nhận lại tầng lớp thanh niên hiện nay họ
nghĩ gì về giá trị hôn nhân gia đình. Nhận thức của họ về giá trị hôn
nhân gia đình ra sao. Làm thế nào để định hướng cho họ, giúp họ có
suy nghĩ và hành động hướng đến giá trị hôn nhân bền chặt.
Thực hiện đề tài định hướng giá trị hôn nhân gia đình của thanh
niên nông thôn hiên nay, tác giả mong muốn góp phần đem lại sự thay
đổi trong nhận thức của thanh niên nông thôn hướng họ đến với hành
vi hôn nhân vững chắc trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học.
Thực hiện đề tài này là quá trình vận dụng một số phương pháp
nghiên cứu, một số lý thuyết, một số khái niệm xã hội học nhằm tìn
hiểu về định hướng giá trị hôn nhân gia đình trong thanh niên nông
thôn hiện nay. Qua đây làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giá trị
hôn nhân gia đình.
Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu thực nghiệm làm phong phú
thêm nguồn tài liệu về hôn nhân gia đình cho thanh niên và cho những
độc giả có cùng mối quan tâm. Bên cạnh đó nó cung cấp thông tin cho
những bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi thanh niên va các cơ
quan chức năng khi đưa ra những chính sách về hôn nhân gia đình.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích tìm hiểu định hướng giá trị hôn nhân gia
đình của thanh niên nông thôn hiên nay tác giả chỉ ra một số khía cạnh
đặc điểm của giá trị hôn nhân gia đình giúp cho thanh niên nói chung
và thanh niên nông thôn hiên nay nói rêng nhận biết về thực tế suy
nghĩ của chính
họ về hôn nhân. Từ đó làm họ hiểu hơn về sự thay đổi trong các
chuẩn mực của hôn nhân và để họ tự tìm ra hành động va các tiêu
chuẩn để hành động thực hiên giá trị của hôn nhân gia đình.
Tác giả mong muốn góp phần đem lại sự ổn định hơn trong hôn
nhân ở khu vực thanh niên nông thôn.
Qua nghiên cứu thực nghiệm cho phép nêu ra những giải kiến
thiết thực dự báo khả năng phân định giá trị hôn nhân gia đình để
hướng thanh niên có những nhận định trước khi kết hôn để tránh
những cuộc ly hôn có thể xảy ra do những hiểu biết sai lầm về giá trị
hôn nhân.
Những giải kiến thiết thực sẽ mang lại cho gia đình và xã hội có
những hiểu biết và phương pháp định hướng hợp lý cho thanh niên.
3. Mục đích, đối tượng khách thể và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
• Thực hiện đề tài định hướng giá trị hôn nhân gia đình của
thanh niên nông thôn tàc giả muốn nhìn nhận một cách tổng quát, thực
tế nhận thức của thanh niên về hôn nhân gia đình, những tiêu chuẩn để
lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn và những yếu tố ảnh hưởng
đến định hướng giá trin hôn nhân gia đình của thanh niên nông thôn.
Và muốn góp phần đem lại sự ổn định hơn trong hôn nhân ở khu
vực thanh niên nông thôn trong thời kỳ mà theo nhận định của nhiều
nhà nghiên cứu đã nói thì xu hướng ly hôn, ly thân, kết hôn không
đúng pháp luật đang gia tăng ở nông thôn. Góp phần giữ vững được
sự ổn định trong các gia đình ở nông thôn làm cho nông thôn phát
triển, công nghiệp hoá đô thị hoà không làm sói mòn các giá trị của
hôn nhân gia đình.
• Qua việc tổng hợp nhận thức và các tiêu chuẩn lựa chọn bạn
đời cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị hôn nhân
cùng các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời. Bằng phương pháp nghiên cứu
xã hội học tác giả đề xuất khuyến nghị và giải pháp có tính khả thi
giúp các cơ quan chức năng và gia đình áp dụng cùng với xã hội giúp
thanh niên nông thôn hiểu biết sâu hơn về giá trị hôn nhân gia đình.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là định hướng giá trị hôn nhân
của thanh niên nông thôn.
3.3. Khách thể nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này tác giả lựa chọn đối tượng khảo sát là thanh
niên nông thôn. Đó là những người đang sống và nlàm việc tại vùng
nông thôn. Họ là những người có độ tuổi tư 18 tuổi đến 30 tuổi và
chưa kết hôn lần nào
3.4. Phạm vi nghiên cứu.
3.4.1. Phạm vi không gian.
Thực hiện đề tài này tác giả chọn một xã ở một tỉnh trung du
miền bắc là xã La Phù huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ. Khảo sát chỉ
đựơc thực hiện với những đối tượng thanh niên đang sống và làm việc
trong xã.
3.4.2. Phạm vi thời gian.
Với ý nghĩa là báo cáo thực tập tốt nghiệp nên đề tài được bó
hẹp trong thời gian từ 1 tháng 2 đến 1 tháng5 năm 2006.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp luận.
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác- Lê Nin bao
gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong
đó nguyên tắc khách quan, lịch sử, cụ thể, toàn diện được tuân theo và
vận dụng một cách cụ thể, chặt chẽ.
Vận dụng trong đề tài này tác giả đặt “ định hướng giá trị hôn
nhân gia đình của thanh niên nông thôn” trong ảnh hưởng của bối
cảnh kinh tế xã hội cũng như những thay đổi trong chủ trương chính
sách của nhà nước hiện nay. Xem xét những yếu tố đó tác động đến sự
biến đổi về định hướng giá trị hôn nhân của thanh niên nông thôn ra
sao. Ngoài ra tác giả còn chú trọng đến những yếu tố khác như: gia
đình, bạn bè, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn… tác động
tới nhận thức hôn nhân gia đình của thanh niên nông thôn hiện nay
như thế nào.
Vận dụng phương pháp luận triết học Mác- Lê Nin đối tượng
của đè tài được tiếp cận một cách khách quan, vận động và biến đổi
theo sự phát triển theo sự phát triển của xã hộivà chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố hình thành giá trị trong xã hội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu.
Thực hiện đề tài này tác giả đã sử dụng những thông tin có liên
quan đến hôn nhân gia đình như những báo cáo, bài viết trên các tạp
chí (khoa hoc về phụ nữ, xã hội học) hoặc báo viết.
Tác giả tìm và sử dụng có chọn lọc những thông tin cần thiết từ
các nguồn tai liệu đã có sẵn để phục vụ đề tài.
4.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Nhằm đem đến những hiểu biết sâu hơn về suy nghĩ của thanh
niên sống ở nông thôn về tình yêu, hôn nhân, gia đình tác giả đã thực
hiện phỏng vân sâu.
Phỏng vấn được thực hiện với sự phân loại theo tuổi gồm 12
bảng phỏng vấn với các độ tuổi cụ thể là.
Thanh niên dưới 18 tuổi la 2 bảng.
Thanh niên từ 19 đến 20 tuổi là 4 bảng.
Thanh niên từ 21 đến 25 tuổi là 4 bảng.
Thanh niên trên 25 tuổi là 2 bảng.
4.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Nhằm đem đến những thông tin mang tính đại diện tác giả đã sử
dụng 100 bảng hỏi để thu thập thông tin từ thực tế.
Trong 100 bảng hỏi được phát theo tỷ lệ giới tính là
Nữ thanh niên : 50 bảng
Nam thanh niên :50 bảng
Nội dung thông tin trong bảng hỏi bao gồm 4 nội dung chính là:
Nhận thức của thanh niên nông thôn về tình yêu, hôn nhân, gia
đình.
Những tiêu chuẩn của thanh niên nông thôn khi lựa chọn bạn
đời.
Những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị hôn nhân gia
đình của thanh niên nông thôn
Thôn tin cá nhân của những người được điều tra.
Cách thực hiện được dựa trên sự phân chia địa lý của xã thành
10 khu khác nhau. Mỗi ngày tác giả điều tra ở 1 khu vực với số bảng
hỏi phát ra la 10 bảng trong 10 ngày số bảng hỏi được thu hồi hoàn
toàn.
5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết.
5.1. Giả thuyết ngiên cứu.
Thanh niên hiện nay đã chủ động hơn trong việc tìm hiểu và lựa
chọn bạn đời.
Điều kiện kinh tế—— xã hội
Gia đình không còn giữ vai trò quan trọng trong giáo dục tình
yêu hôn nhân
Gia gia
đìnhđình cho thanh niên.
Bạn bè
Phương tiện
truyền thông
Nghề nghiệp ổn định là tiêu chuẩn quan trọng trong định hướng
lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn.
5.2. Khung lý thuyết.
Định hướng giá trị hôn nhân
Nhận thưc
của thanh
niên về tình
yêu hôn
nhân gia
đình
Tiêu chuẩn
lựa chọn bạn
đời của thanh
niên
Kết luận — Khuyến nghị
Định hướng
về tuổi kết
hôn của thanh
niên
PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Hôn nhân gia đình là vấn đế không chỉ của những người đã có
gia đình hay những thanh thiếu niên, hay người già mà nó là vấn đề
của toàn xã hội nhất là khi những mặt hạn chế của hôn nhân trong thời
đại mới đang diễn ra.
Đây là đối tượng được nhiều ngành nghiên cứu, với xã hội học
đã hình thành một chuyên ngành riêng cho việc nghiên cứu về vấn đề
xã hội này là chuyên ngành xã hội học gia đình. Chuyên ngành này
đang được giảng dạy ở tất cả các trường đào tạo cử nhân xã hội học.
Nghiên cứu về hôn nhân gia đình đã thu hút nhiều nhà nghiên
cứu trong đó các nghiên cứu đa số tập trung vào gia đình và đối tượng
chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, người già. Trong nghiên cứu về gia đình thì
tập trung vào nghiên cứu về vai trò, chức năng của gia đình và nghiên
cứu về thực trạng hôn nhân ở Việt Nam. Nghiên cứu cụ thể là các vấn
đề của hôn nhân như ly thân, ly hôn, hôn nhân không đúng pháp luât,
các tập tục hôn nhân của các dân tộc, các nghi lễ tổ chức hôn nhân…
vv. Trong các nghiên cứu về thực trạng hôn nhân các nhà nghiên cứu
tập trung vào lý giải nguyên nhân, xu hướng, biện pháp hạn chế tiêu
cực trong hôn nhân.
Nhìn chung hôn nhân và gia đình là đề tài hấp dẫn mang nhiều
khía cạnh phong phú, tác giả có thể kể ra một số tài liệu về hôn nhân
gia đình cho thấy xu hướng hiện tại khi nghiên cứu về hôn nhân gia
đình.
1: Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày- Nùng- Thái ở Việt
Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội- Hà Nội 1994.
2: Các mô hình hôn nhân và gia ở đồng bằng sông Hồng từ
truyền thống đến hiện đại. Tác giả Khuất Thu Hồng, Hà Nội 1996.
3: Tình bạn, tình yêu và tình dục tuổi vị thành niên. Nguyễn
Linh Hiếu, tạp chí Khoa học về phụ nữ số 3/ 2000.
4: Hôn nhân gia đình việt nam và xu hướng phát triển thế kỷ 21.
Tạp chí Khoa học về phụ nữ số 2 năm 2002.
5: Hỏi đáp về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam của Giáo sư Lê
Thi. Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2004.
Chúng ta nếu theo dõi về các nghiên cứu về hôn nhân gia đình sẽ
nhận thấy những nghiên cứu về hôn nhân gia đình mà đối tượng khảo
sát là thanh niên có rất ít mà nội dung nghiên cứu chủ yếu là tội phạm
vị thành niên hay sức khoẻ sinh sản. Người ta chỉ chú ý đến việc định
hướng hôn nhân trong thanh niên như la một biện pháp giảm tỷ lệ ly
hôn, ly thân hay kết hôn không đúng pháp luật.
Tác giả lựa chọn đề tài định hướng giá trị hôn nhân của thanh
niên nông thôn để nghiên cứu nhằm tìm hiểu vấn đề hôn nhân gia đình
trong cách nhìn nhận của thanh niên là những người sẽ và sắp lập gia
đình.
1.2. Một số lý thuyết có liên quan.
1.2.1. Lý thuyết giá trị.
Thuật ngữ “giá trị” có nguồn gốc từ Hy Lạp là AXTA có nghĩa
là giá trị. Hiện nay các nhà xã hội học đã thống nhất rằng giá trị là một
sự kiện xã hội và nó cũng là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “giá trị” các định nghĩa
đều nói lên được những đạc tính quan trọng nhất về mối quan hệ giữa
chủ thể của hành động và đối tượng của nó. Có thể nói, chỉ trong mối
quan hệ biện chứng giữa hành động có ý thức và khách thể của nó thì
khái niệm giá trị của nó mới có ý nghĩa thực sự. Bởi vì nếu tách khỏi
hoạt động thực tiễn thì giá trị sẽ “khó hiểu” thậm chí “vô giá trị”.
Chính M.Weber là nghười đưa ra khái niệm giá trị vào trong xã
hội học với tư cách là một phạm trù. Theo ông bất kỳ hành động nào
của cá nhân có ý thức đều kèm theo một giá trị, hành vi có ý thức của
cá nhân phải là hành động có định hướng và cân nhắc những phản ứng
đáp lại của những người xung quanh đó mới là hành vi xã hội.
Còn E.Durkheim coi “giá trị xã hội” là ý thức tập đoàn được
hình thành trong sự hợp tác và đoàn kết xã hội. Mà hành động là cơ sở
đoàn kết xã hội bắt nguồn từ sự phân công lao động xã hội và tổ chức
xã hội. “Durkhiem coi sự kiện tự tử như một sự kiện xã hội chứ không
phải là cái tâm lý cá nhân đơn thuần, khi phân tích trường hợp tự tử vị
tha ông đã nhấn mạn tinh thần đoàn kết, liên kết tập đoàn và sự nhỏ bé
của đời sống cá nhân sẵn sàng quyên sinh vì tập thể, vì xã hội. Còn
loại tự tử vì rối loạn chuẩn mực thường xảy ra khi con người đặt ra
quá nhiều mục đích cho cuộc sống mà không thể đạt được. Việc
nghiên cứu hiện tượng tự tử cho phép Durkheim có những nhận xét
tương quan giá trị từ cấp độ ý thức niềm tin của cá nhân với ý thức tập
đoàn xã hội. Khi con người thấm nhuần những giá trị xã hội nó không
những phục tùng mọi mệnh lệnh của xã hội mà còn ham muốn thực
hiện những chuẩn mực xã hội nữa.”(2).
Trong xã hội học văn hoá “giá trị là phẩm chất của cái sinh sản
ra kết quả mong ước”. Nhưng các giá trị không phải là những chuẩn
mực khả ứng dụng trực tiếp ở bình diện hành động, chúng chỉ cung
cấp những định hướng chung khiến có thể vận dụng vào vô số những
tình huống khác nhau.
Giá trị là toàn bộ nguyên tắc nhưng thế không có nghĩa là chúng
mang một hình thức trừu tượng mà chúng được cấu thành từ một quá
trình tổng quát hoá vô vàn các trường hợp cụ thể của mỗi loại hành
động. Nhờ thế chúng co tính cách sáng lập, tức là chúng gợi ý cho
hành động trong những tình huống quyết định cụ thể. Hay giá trị là
những tiêu chuẩn về cái có thể ao ước được, chúng xác định các mục
đích chung của hành độn. So với ý nghĩa là “cái ao ước” thì giá trin là
mục đích của hành động, hoặc nói giá trin quyết định tính thống nhất
của các vai trò xã hội.
Có thể nói người ta hành động theo một giá trị nào đó do mỗi
người đều đã tiếp nhận phần lớn các giá trị căn bản và cục bộ ngay từ
tuổi ấu thơ trong các nhóm cơ bản, toàn bộ các giá trị ấy không phải gì
xa lạ mà chúng gắn liền với nhu cầu. Chúng là dạng thức ý niệm của
nhu cầu, tức nhu cầu được nhận thức. Trong giá trị thì chúng cũng có
giá trị chính yếu, giá trị phụ thuộc hoặc giá trị cục bộ, mỗi loại giá trị
đều thể hiện những nội dung (giá trị) mong muốn.(3)
Sự định hướng giá trị hôn nhân gia đình của thanh niên hiện nay
được xem như một giá trị quan trọng nó chi phối rất nhiều trong định
hướng các giá trị khác sau này. Hiện nay chúng ta có thể thấy thanh
niên thường dựa vào thang giá trị đạo đức để định hướng tìm kiếm bạn
đời, bên cạnh đó là các thang giá trị hỗ trợ khác như: ngoại hình, tuổi
tác nghề nghiệp…vv. Ta có thể nhận thấy dễ dàng giá trị hôn nhân gia
đình là tương đối bền vững trong cả không gian và thời gian. Tuy
nhiên mỗi giá trị đều có mặt tích cực, mặt tiêu cực và hạn chế của nó.
Những giá trị vừa tích cực vừa tiêu cực thường là những ứng xử nhằm
đối phó tình huống mà người ta không mong muốn, vì thế khi hiểu
được giá trị một cách đúng nhất với tương quan của chúng thì chúng
ta sẽ có những hành động tốt nhất có “giá trị” nhất.
Giá trị được hiểu là những điều mà một cộng đồng xã hội, một
chế độ xã hội, một cá nhân kỳ vọng đạt được trong đời sống vật chất,
tinh thần của nó. Những kỳ vọng ấy là động lực thúc đẩy tính nhất trí
nỗ lực hành động của đại bộ phận các thành viên trong cộng đồng.
Tóm lại tính cách xã hội của con người là sự thể hiện của các giá
trị xã hội nhờ đó mà các cá nhân và nhóm xã hội điều chỉnh hành
động của mình cho phù hợp. Chính vì vậy khi nghiên cứu định hướng
giá trị hôn nhân gia đình của thanh niên nông thôn hiện nay được hiểu
như là những giá trị cá nhân lựa chọn trong hành động hướng của mỗi
thanh niên hướng đến hôn nhân gia đình. Những giá trị đó họ tự lựa
chọn và cho là hợp lý.
1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội.
Theo quan niệm của thuyết này thì hành động xã hội như là một
hành vi cụ thể của một cá nhân hướng ý nghĩa theo thái độ của những
người khác. Theo M.Weber “ Hành động” có nghĩa là thái độ của con
người (tự có hành động bên ngoài hoặc bên trong, không được phép
hoặc được phép) khi và chỉ khi chủ thể gắn liền thái độ của mình với
một ý nghĩa chủ quan. “Hành động xã hội” thì lại là hành vi có định
hướng có ý nghĩa ý nghĩa theo thái độ của ngưới khác.” (M.Weber.
1980:1) (4).
Các hình thức đa dạng của hành động xã hội được phân loại một
cách điển hình lý tưởng theo bốn định hướng của người hành động.
“Cũng như mọi hành động, hành động xã hội cũng có thể xác định:
Loại hợp mục đích, thông qua các chờ đợi thái độ của các đối tượng
của thế giới bên ngoài và của những người khác và sử dụng sự chờ đợi
đó như “điều kiện” hoặc “công cụ” cho mục đích riêng, hợp lý, được
coi là thành tích được phấn đấu và cân nhắc. Loại hợp giá trị thông
qua niềm tin có ý thức vào các giá trị tự thân bắt buộc đạo đức, thẩm
mỹ, tôn giáo…của một sự việc nhất định và độc lập với kết quả. Loại
cảm xúc, đặc biệt cảm động thông qua những sự cảm xúc và cảm
nhận. Loại truyền thống thông qua thói quen đã từng trải.” (Weber
180:12), (4)
Định hướng giá trị hôn nhân gia đình của thanh niên là một
hành động xã hội có mục đích phương thức thực hiện nhằm đạt được
kết quả. Việc làm này tập hợp tất cả những hành vi cử chỉ có chủ định
để đạt được mục đích. Các cử chỉ có chủ định ở đây chính là việc
thanh niên hướng mình theo những việc làm mong muốn đạt được giá
trị hôn nhân gia đình như kết bạn tìm hiểu thông tin về cá tính, sở
thích, thói quen , các quan hệ xã hội… của những người khác giới với
nhau. Tất cả đều hướng đến cái đích cuối cùng xây dựng cho bản thân
một gia đình hạnh phúc như mong muốn.
1.3. Các khái niệm có liên quan.
1.3.1. Khái niệm giá trị.
Vào giữa thế kỷ 19 người ta hiểu rằng giá trị là một cái gì đó “
chân, thiện, mỹ”. Theo sự nhận định riêng (cá nhân) nhưng vẫn ít
nhiều phù hợp với nhận định chung khi ấy. Ý nghĩa chung không mất
đi nhưng ngày nay người ta hiểu giá trị theo ý nghĩa cụ thể hơn rằng:
“giá trị là cái khả ao ước trong đời sống của một cộng đồng xã hội,
một nhóm hay một cá nhân. (5)
Giá trị với tư cách là sản phẩm của văn hoá và thuật ngữ “giá trị”
có thể quy vào những mối quan tâm, thích thú, những ưa thích, những
sở thích, bổn phận, những trách nhiệm, những ước muốn, những nhu
cầu, những ác cảm những lôi cuốn và nhiều hình thức khác nữa của
định hướng lựa chọn
Một trong những định nghĩa được chấp nhận trong khoa học xã
hội là coi giá trị như những quan niệm về cái đáng mong muốn ảnh
hưởng đến hành vi lựa chọn. Trong cách nhìn rộng rãi hơn thì bất cứ
cái gì tốt, xấu đều là giá trị hay giá trị là điều quan tâm của chủ thể.
Như vậy mọi giá trị dường như chứa đựng một số yếu tố nhận
thức, chúng có tính chất hướng dẫn và lựa chọn. Chúng cũng gồm một
số yếu tố tình cảm vì chúng thể hiện những gì mà chúng ta cần bảo vệ.
Khi nhận thức một cách công khai đầy đủ thì giá trị trở thành tiêu
chuẩn cho sự ưu thích lựa chọn và phán xét. Vậy giá trị là cái mà ta
cho là đáng có, mà ta thích, ta cho là quan trọng để hướng dẫn cho ta
hành động của ta.
Phần lớn các giá trị căn bản của xã hội học được con người tiếp
nhận ngay khi còn nhỏ thông qua gia đình nhà trường, bạn bè, thông
tin đại chúng và qua các nguồn khác nhau của xã hội.Những giá trị
này trở thành một phần của nhân cách con người. Một số người có
những tập hợp giá trị duy nhất và các giá trị đó được chia xẻ, được
củng cố bởi những người khác có quan hệ với họ vì giá trị chỉ ra cái
phù hợp, cái gì không phù hợp với cá nhân với cộng đồng với xã hôị.
Giá trị ảnh hưởng đến động cơ hướng dẫn cho hành động của
con người .Vì thế có thể nhìn người ta hành động mà có thể đoán được
giá trị của người ta, tuy nhiên trong một số trường hợp giá trị và hành
động laị không nhất quán với nhau.
Giá trị là cái có thực và tồn tại trong hiện thực, giá trị phụ thuộc
trực tiếp vào điều kiện kinh tế xã hội vì vậy phải xem xét giá trị trong
những điều kiện cụ thể. Ở mỗi cá nhân thường có các quan hệ ưu tiên
và luôn luôn nhấn mạnh loại giá trị này hơn giá trị khác, luôn luôn có
mâu thuẫn giá trị. Khi các giá trị căn bản mâu thuẫn thì người ta
thường xếp chúng theo thứ bậc mức độ quan trọng và hành động theo
những giá trị quan trọng nhất. Mỗi xã hội, mỗi nền văn hoá có hệ giá
trị khác nhau.Hệ giá trị xã hội của một xã hội là phương hướng phấn
đấu cho toàn xã hội. Mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào nhận thức…đều có hệ
giá trị riêng mình. (6)
Ngoài ra khi bàn về “giá trị” còn rất nhiều quan niệm, định nghĩa
khác nhau. Tuy nhiên các định nghĩa đều thống nhất ở một điểm là
xem xét giá trị trong tương quan hoạt động sống của con người của
nhóm xã hội.
Theo H.Spencer thì khái niệm giá trị cho thấy mức phân hoá tổ
chức và các chức năng xã hội, việc thiết lập trật tự cũng như để ổn
định xã hội. Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu được giá trị là tiêu chuẩn để
đánh giá mức độ liên kết của các lợi ích cá nhân, nhóm, tập thể.
Theo nhà xã hội học người Mỹ J.H.Fictcher: “Tất cả cái gì có ích
lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân hoặc xã hội đều
có giá trị.” (7)
Hay tron lịch sử đã từng tồn tại không ít các quan niệm khác
nhau về giá trị: Giá trị là ý tưởng về các loại mục đích hay các loại lối
sống của một cá nhân, được chia xẻ trong nhóm hay toàn xã hội, được
cá thể hay nhóm xã hội mong muốn hoặc coi là có ý nghĩa. (8)
Giá trị theo quan niệm của nhiều nhà khoa học là một phẩm
chất, là cái đáng quý, cái đó có tác dụng. Giá trị là cái mà người ta
định hướng vào đó, soi vào đó để mà điều chỉnh hành vi của mình.
Không giống như chuẩn mực, giá trị không mang tính bắt buộc giá trị
không mang tính bắt buộc, nó cũng không phải là cái bất biến, nó
được hình thành và biến đổi theo sự biến đổi của tư tưởng xã hội và
nhận thức của con người. Khi xã hội tồn tại thì có sự hiện dịên củat
của giá trị, bởi vì mỗi một xã hội luôn bao hàm trong nó những giá trị
vật chất và giá trị tinh thần.
Còn trong từ điển tiếng việt “giá trị” được định nghĩa như sau:
“Cái làm cho vật có ích, có lợi, có ý nghĩa là cái đáng quý về mặt nào
đó. Giá trị có tác dụng, hiệu lực là lao động xã hội của những người
sản xuất hàng hoá kết tinh trong sản phẩm hàng hoá, giá trị cũng là số
đo của một đại lượng hay số được thay thế bằng một ký hiệu.” (9) Như
vậy ngay trong từ điển khái niệm giá trị cũng được định nghĩa với
nhiều nghĩa khác nhau, tuỳ từng lĩnh vực, khía cạnh, góc độ, trường
hợp khác nhau mà khi sử dụng người ta hiểu theo nghĩa khác nhau của
cùng một khái niệm “giá trị”
Cuối cùng trong xã hội học thì “giá trị là những tiêu chuẩn lý
tưỏng mà một xã hội đề ra hướng dẫn những ý nghĩ và hành động của
những thành viên sống trong xã hội ấy. Các giá trị của một xã hội đều
có liên quan với nhau và tạo thành một hệ thống hay còn gọi là thang
giá trị”(10) Như vậy mỗi cá nhân khi hiểu được giá trị cụ thể thì họ sẽ
có những hành động phù hợp cho bản thân.
1.3.2. Khái niệm định hướng giá trị:
Có nhiều cách hiểu khác nhau về “Định hướng giá trị”. Vì nó là
một trong những phạm trù cơ bản liên quan trực tiếp đến đời sống con
người và thực tiễn xã hội.
“Định hướng giá trị” là một phương pháp cho phép phân loại các
khách thể của cá nhân theo giá trị của chúng. Định hướng giá trị được
hình thành thông qua sự chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội và thể hiện
thông qua các mục đích, tư tưởng chính kiến, ham muốn của cá nhân.
“ Định hướng giá trị là sự thừa nhận, lựa chọn của một cá nhân
hay cộng đồng về một giá trị hay hệ thống giá trị nào đấy. Định hướng
giá trị là cơ sở bên trong của hành vi, quyết định lối sống của cá
nhân”(7)
Trong cấu trúc của hoạt động con người định hướng giá trị gắn
liền với đặc điểm nhận thức và ý trí của nhân cách. Hệ thống định
hướng giá trị tạo thành nội dung xu hướng của nhân cách và là cơ sở
bên trong của các mối quan hệ giữa cá nhân với thực tại. Sự phát triển
của định hướng giá trị là dấu hiệu chín muồi của nhân cách , là chỉ
tiêu do đặc tính xã hội của cá nhân . Sự kém phát triển của định hướng
giá trị làm tăng sự khống chế của các kích thích bên ngoài đến các cấu
trúc nội tại của nhân cách , trước hết ảnh hưởng đến nhu cầu của mỗi
người .
Trong tâm lý học cũng có nhiều quan niệm phong phú về định
hướng giá trị , một số nhà tâm lý học quan niệm , phong phú về định
hướng giá trị một số nhà tâm lý học quan niệm : Định hướng giá trị là
cơ sở của các đánh giá chủ thể , chẳng hạn trong từ điển tâm lý học
Macxit tóm tắt quan niệm.”Định hướng giá trị” là phương thức chủ
thế sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với
chính mình , từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướng, động cơ
hành động(11). Như vậy trong định hướng giá trị có quan hệ đến các
mặt nhận thức , ý trí và cảm xúc trong sự phát triển trong sự phát triển
nhân cách .
Định hướng đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các
chương trình hành vi ( ứng xử) lâu dài. Chúng hình thành trên cơ sở
những nhu cầu của chủ thể về việc nắm vững những hình thức cơ bản
của hoạt động sống trong những điều kiện cụ thể xác định và do tính
chất của các quan hệ quy định. Các quan hệ xã hội này là nguồn gốc
khách quan hình thành những nhu cầu ấy. Các nhà tâm lý học xã hội
quan tâm đến ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực của các giá trị đối với cá
nhân và nhóm . Họ cho rằng hệ thống định hướng giá trị phản ánh hệ
tư tưởng và văn hoá của xã hội, cơ sở bên trong của những quan hệ
của con người đối với những giá trị khác nhau có tính vật chất, chính
trị, tinh thần và đạo đức .
Ngoài ra trong xã hội học cũng có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về định hướng giá trị . Ví dụ ở tài liệu “ Những cơ sở nghiên cứu
xã hội học’’ khi xem xét định hướng giá trị với tư cách là một thành tố
trong cơ cấu nhân cách và là các điều chỉnh hành vi của con người,
các tác giả đã quan niệm : Định hướng giá trị là khuynh hướng chung
đã được quy định về mặt xã hội được ghi lại trong tâm lý của cá nhân
nhằm vào mục đích và phương tiện hoạt động trong lĩnh nào đó (10).
Chúng ta có thể hiểu chung nhất rằng : Định hướng giá trị là thái
độ lựa chọn của con người đối với giá trị vật chất và tinh thần , là một
hệ thống tầm thế , niềm tin , sở thích , được biểu hiện trong hành vi
ứng xử của con người. Nói cách khác việc cá nhân hướng vào giá trị
này hay giá trị khác tạo nên định hướng giá trị của họ . Nhưng con
người có thể trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển hay
không thì điều quyết định là định hướng giá trị của họ xác lập như thế
nào, với nội dung gì. Bởi vì chính sự hình thành định hướng giá trị là
nội dung cơ bản của xã hội hoá , mà xã hội hoá là quá trình con người
tiếp thu nền văn hoá xã hội , chuẩn bị vai trò xã hội để hoà nhập vào
cuộc sống cộng đồng.
Như vậy có nhiều cách quan niệm khác nhau về định hướng giá
trị , tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực , góc độ, khía cạnh khác nhau mà sử
dụng trong nghiên cứu ta định nghĩa cho phù hợp.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tác giả sử dụng định
hướng giá trị mục đích làm sáng tỏ sự suy nghĩ của thanh niên về giá
trị hôn nhân gia đình.
1.3.3. Khái niệm hôn nhân.
Khái niệm hôn nhân là khái niệm được định nghĩa bằng nhiều
định nghĩa khác nhau.
Hôn nhân là thể chế xã hội kèm theo các nghi thức xác định
quan
hệ tính giao giữa hai hay nhiều người thuộc hai giới tính khác nhau
(nam, nữ) được coi nhau là chồng và vợ quy định mối quan hệ trách
nhiệm giữa họ với nhau và giữa họ với con cái của họ, sự xác nhận đó
trong quá trình phát triển xã hội dần dần mang thêm những yếu tố
mới…(12)
Khái niệm hôn nhân còn được lý giải: Hôn nhân là sự cam kết
chung sống giữa những người trưởng thành khác giới được phê chuẩn
của luật pháp. Những người kết hôn có những quyền nghĩa vụ đối với
nhau , cũng như quyền nghĩa vụ đối với con cái do họ sinh ra. Bất kể
cả những khác biệt về văn hoá hôn nhân là một thể chế xã hội nó đòi
hỏi những điều kiện và những thủ tục cần thiết như tuổi kết hôn phạm
vi kết hôn những ghi thức về pháp lý phong tục tôn giáo . Giông như
mọi thể chế của xã hội khác nhân hôn nhân chịu sự tác động của các
nhân tố kinh tế văn hoá trong lịch sử phát triển loài người đã từng tồn
tại nhiều hình thức hôn nhân khác nhau. Chế độ một vợ một
chồng( monogamy), chế độ nhiều vợ / đa thê( polygyny) , chế độ
nhiều chồng/ đa phu(polyandry) chế độ mẫu hệ và chế độ phụ hệ
(mảianchal and patriarachal union), hộ gia đình với sự cư trú bên nhà
vợ và sự cư trú bên nhà chồng ( matrilocal and patrilocal residence)…
(13)
“Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn là
việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật
về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.(14)
Khái niệm hôn nhân trong đề tài này được sử dụng và xem xét
như một giá trị xã hội có sự hình thành và phát triển riêng chịu nhiêù
yếu tố xã hội tác động trong quá trình phát triển của nó.
1.3.4. Khái niệm gia đình.
Trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có định nghĩa : “Gia
đình là một tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân quan
hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền
lợi và nghĩa vụ giữa họ với nhau”(14).
“ Gia đình là thiết chế xã hội dựa trên cơ sở kết hợp những thành
viên khác giới thông qua hôn nhân để thực hiện các chức năng sinh
học kinh tế văn hoá xã hội tín ngưỡng ….Khi gia đình đã có con cái
thì các thành viên trong gia đình được liên kết với nhau vừa bằng quan
hệ hôn nhân ( không cùng huyết thống ) vừa bằng quan hệ huyết thống
( theo dòng bố hoặc dòng mẹ. Gia đình là một phạm trù lịch sử thay
đổi cùng sự phát triển của xã hội . Ngày nay nhiều người cho rằng nếu
về phương diện hôn nhân người ta đi từ quần hôn đến hôn nhân cá thể
thì trên lĩnh vực gia đình loài người đi từ đại gia đình ( Đại gia đình
mẫu hệ , đại gia đình phụ hệ ) đến tiểu gia đình. Nói chung người ta
quan niệm đại gia đình bao gồm từ ba thế hệ trở lên là một đơn vị kinh
tế , là tế bào của xã hội. Tiểu gia đình cũng là một đơn vị kinh tế một
tế bào xã hội nhưng chỉ bao gồm bố mẹ và con cái”(12).
Kháiniệm gia đình trong cuốn : Gia đình Việt Nam và người phụ
nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước có ghi: Gia
đình là một khái niệm được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình
thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân ( quan hệ tính giao và quan hệ
tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó
( cha mẹ, con cáI, ông bà , họ hàng nội ngoại ) .Gia đình có thể hiểu
như một đơn vị xã hội vi mô , nó chịu sự chi phối của xã hội xong có
tính ổn định độc lập tương đối . Nó có quy luật phát triển riêng với tư
cách là một thiết chế xã hội đặc thù. Những thành viên gia đình được
gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế , văn hoá , tình
cảm một cách hợp pháp , được nhà nước thừa nhận và bảo vệ (15).
1.3.5. Định hướng giá trị gia đình .
Định hướng giá trị hôn nhân gia đình là sự lựa chọn của cá nhân
hay cộng đồng về quan hệ giữa nam và nữ những mong đợi của cá
nhân và gia đình bạn bè xã hội đã được lựa chọn nhằm xác lập quan
hệ hôn nhân. Quan hệ hôn nhân này được xã hội pháp luật thừa nhận.
Định hướng giá trị hôn nhân gia đình là tháI độ lựa chọn của con
người đối với giá trị của mối quan hệ hôn nhân và huyết thống là một
hệ thống tâm thể niềm tin sở thích được biểu hiện trong hành vi hành
động hướng đến tình yêu hôn nhân gia đình của cá nhân.
3.2.6. Khái niệm “ Thanh niên”.
Thanh niên là một kháI niệm được sử dụng nhiều trong công tác
cũng như trong cuộc sống hằng ngày với nhiều cách hiểu khác nhau ,
tuỳ theo trường hợp có khi “ Thanh niên “ dùng để chỉ một con người
nào đó cụ thể có khi được dùng để chỉ tính cách phong phú trẻ trung
của con người, có khi lại dùng để chỉ một lớp người trẻ tuổi.
Thanh niên còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
tuỳ theo góc độ tiếp cận của mỗi ngành mà người ta đưa ra các định
nghĩa khác nhau về “ Thanh niên”.