Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

THANH NIÊN NÔNG THÔN PHẠM PHÁP GIA TĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.98 KB, 1 trang )

Tỷ lệ thanh niên phạm pháp ở nông thôn gia tăng: Nguyên
nhân và giải pháp
Trong thời gian gần đây thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người tỏ ra lo ngại với các vụ
phạm pháp của thanh niên nông thôn, đặc biệt là phạm pháp hình sự co xu hướng gia tăng. Vậy, nguyên nhân do
đâu và biện pháp nào để nhạn chế tình trạng trên. Bài viết này sẽ đi lý giải một phần những câu hỏi đặt ra.
Trong mối quan hệ với xã hội, có thể nhận thấy: Nông thôn Việt Nam đang có những bước phát triển tương đối
ổn định, nhiều địa phương ở nông thôn có trình độ phát triển kinh tế khá cao, bắt nhịp được với sự phát triển
nhanh chóng của các đô thị trong cả nước. Mặt trái của sự phát triển này là sự ra đời như "nấm mọc sau mưa"
của các dịch vụ vui chơi giải trí như kraoke, nhà hàng, khách sạn, các quán ăn uống...chính các dịch vụ này đã
thu hút một bộ phận tương đối lớn thanh niên nông thôn tham gia. Xu hướng này làm sản sinh hai hệ quả xấu.
Thứ nhất, một số thanh niên do sử dụng rượu bia, thiếu kiểm soát, dẫn đến va chạm, gây gổ, xo xát với các
nhóm khác. Thứ hai, do vui chơi, đua đòi thành lệ, mà tiền bạc kiếm ra lại không tỷ lệ thuận với số tiền đã phung
phí. Từ đó dẫn tới việc trộm cắp, bắt đầu là của gia đình, sau là của xã hội, từ trộm cắp nhỏ đến trộm cắp quy mô
lớn hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân.
Một nguyên nhân nữa đó là do biến đổi tâm sinh lý của nhiều thanh niên theo kiểu "thể hiện ta đây" trước mặt
mọi người, đặc biệt là trước “một nửa” của mình. Với tâm lý này, nhiều thanh niên sẵn sàng xông vào quyết sống
mãi với những kẻ nào xúc phạm mình, đơn giản chỉ là qua một ánh mắt nhìn, một cử chỉ thiếu thiện chí nào đó
mà dẫn tới phạm tội.
Trong góc độ xã hội, cũng cần nhìn nhận vai trò của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Đoàn, khi chưa đi
sâu vào đời sống thanh niên, chưa tổ chức được nhiều phong trào tập thể, chưa phát huy được vai trò định
hướng của mình trong giới trẻ. Tỷ lệ thanh niên chưa có việc làm ổn định hay thất nghiệp cũng dẫn tới những
hậu quả tiêu cực bởi "nhàn cư vi bất thiện" như các cụ ta xưa từng dạy.
Từ góc độ gia đình, đó là sự buông lỏng quản lý của nhiều gia đình theo quan niệm "Nó phá được ắt làm được".
Với quan niệm này, nhiều thanh niên nông thôn đã quán triệt tinh thần "đi không ai biết, về không ai hay" hoặc
như một số gia đình khác lại quan niệm "cuộc sống là của nó, do nó quyết định' mà không chú tâm giáo dục con
cái.
Việc gia đình tan vỡ, đánh đập nhau hay bố mẹ ông bà chưa thật sự là tấm gương sáng cho con cháu noi theo
cũng làm nảy sinh tư tưởng chán nản dẫn đến việc ra ngoài đánh bạn với những thành phần xấu là tất yếu.
Từ những nguyên nhân trên, theo tôi để giải quyết tình trạng này, cần có những biện pháp sau: cần xây dựng các
mô hình thanh niên tự quản về an ninh trật tự ở thôn xóm, giáo dục phổ biến pháp luật rộng rãi cho thanh niên;
tăng cường chấn chỉnh, quản lý chặt chẽ các dịch vụ quán xá, các điểm vui chơi, giải trí. Tổ chức các phong trào


hoạt động xã hội hấp dẫn thu hút thanh niên, tổ chwúc hướng nghiệp giới thiệu việc làm cho thanh niên. Đoàn cơ
sở phải thật sự đi sâu, đi sát để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của thanh niên. Từ đó mà phát huy vai trò định
hướng của mình. Tích cực vận động, giáo dục thanh niên lầm lỗi, tạo điều kiện để thanh niên hòa nhập cộng
đồng.
Đối với gia đình, cần thể hiện thái độ quan tâm hơn nữa đối với con cái, phải là tấm gương, là nền tảng để con
cái dựa vào, noi theo.

×