Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

TỔ CHỨC bộ máy kế TOÁN tại CÔNG TY TNHH MTV VƯƠNG ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.08 KB, 52 trang )

1
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ BỘ
MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH MTV VƯƠNG ĐÔNG.
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Vương Đông.
1.1.1.Giới thiệu về công ty TNHH MTV Vương Đông.
- Tên công ty : Công ty TNHH MTV Vương Đông.
- Địa chỉ : Hải Triều – Hải Hậu – Nam Định.
- VPĐD:22B – Phúc Diễn – Từ Liêm – Hà Nội.
- Địa chỉ mail:
- Mã số thuế: 0600735366.
- Vốn điều lệ: 25.000.000.000 ( hai lăm tỉ đồng chẵn )
- Tài khoản số: 20146688
- Đại diện: Ông Vương Văn Đông

Tại Ngân hàng: VPBank Liễu Giai Hà Nội
Chức vụ:Giám đốc

- Công ty có các ngành nghề kinh doanh chính là:
+ Sản xuất và kinh doanh vật liệu phụ tùng sửa chữa.
+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải.
+ Chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu máy móc .
+ Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Vương Đông.
Công ty TNHH MTV Vương Đông là một công ty hoạt động sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực xây dựng. Giấy phép đăng kí kinh doanh của công ty số
0103036308 cấp ngày 07 tháng 12 năm 2006 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố
Nam Định cấp.
- Năm 2007, công ty TNHH MTV Vương Đông đã mở rộng mạng lưới kinh
doanh với đa dạng ngành nghề khác nhau trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Tháng 10 năm 2008, Công ty thực hiện xây lắp, tư vấn thiết kế các công


trình: hạ tầng,tư vấn thiết kế tại các tỉnh trên cả nước.Với sự năng động của tập thể
CBCNV công ty và sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, công ty không ngừng tăng
trưởng và phát triển với nhịp độ năm sau tăng hơn năm trước. Sự phát triển đó là


2
hợp với xu hướng đang phát triển của ngành xây dựng, lắp đặt của Việt Nam ta hiện
nay.
Qui mô và phạm vi hoạt động của công ty TNHH MTV Vương Đông là
một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa
vụ theo luật định,thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, sử dụng con dấu riêng,
được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Pháp luật . Hoạt động theo điều
lệ của Công ty, luật doanh nghiệp.
Số cổ phần mà cán bộ công nhân viên đóng góp đồng thời làm nghĩa vụ với
ngân sách nhà nước đòi hỏi công ty phải không ngừng nâng cao trang thiết bị hiện
đại, đầu tư và đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ , đội ngũ công nhân có tay nghề ,
nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng lao động .
- Năm 2010 đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty lên đến 40 người,
Trong đó :
+ Trình độ trung cấp : 10 người
+ Trình độ đại học,cao đẳng: 30 người
- Năm 2011, công ty đã mua thêm một số máy móc, thiết bị: cây chống sắt,
sàn treo, máy hàn, cầu thang giàn giáo.
Nhìn chung công ty TNHH MTV Vương Đông là một doanh nghiệp mới
thành lập, nhưng những thành tựu mà công ty đạt được thật đáng khích lệ. Hàng
năm Công ty đã xây dựng được nhiều công trình tô điểm cho bộ mặt của đất nước,
tăng cường cơ sở hạ tầng của xã hội. Đồng thời cũng đem lại thu nhập ổn định cho
nhiều người lao động. Ngoài ra Công ty cũng góp phần không nhỏ trong nghĩa vụ
đóng góp vào ngân sách nhà nuớc.Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực vươn lên và
không ngừng đổi mới của Công ty. Mà trước hết đó là sự năng động sáng tạo của

ban giám đốc và sự đoàn kết đồng lòng của cán bộ công nhân viên trong Công ty
luôn luôn đầu tư nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng với những đòi hỏi
khắt khe của nền kinh tế thị trường, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ
phận kế toán. Sự nhạy bén linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế đã giúp cho
Công ty từng bước hòa nhập với bước đi của mình với nhịp điệu phát triển kinh tế
đất nước, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quan trọng hơn là không
ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.


3
1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty TNHH MTV Vương
Đông.
1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH MTV Vương Đông.
Công ty TNHH MTV Vương Đông là một đơn vị có tư cách pháp nhân hoạt động
sản xuất - kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ.
Công ty có chức năng nhiệm vụ sau:
- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy
lợi, hạ tầng đô thị, thi công trang trí nội, ngoại thất.
- Kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng.
- San ủi đào đắp đất công trình.
- Gia công và lắp đặt các sản phẩm nhôm kính.
- Xây dựng và kinh doanh khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí.
- Thực hiện các chương trình kinh tế, kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
- Không ngừng bảo toàn và phát triển vốn, phục vụ kịp thời cho sản xuất
kinh doanh đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
- Tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của nhà nước.
- Sản xuất, thi công công trình xây dựng theo đúng thiết kế, quy trình tiêu
chuẩn cả về kỹ, mỹ thuật đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Thực hiện nghiêm chỉnh
các hợp đồng kinh tế mà công ty đã kí kết với chủ đầu tư và khách hàng, tạo nền

tảng vững chắc cho công ty trong công cuộc xây dựng công ty.
- Không ngừng chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, chăm lo công
tác đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực cán bộ công nhân viên
trong công ty.Thực hiện đầy đủ các chế độ về bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường,
tài sản của Nhà nước.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty TNHH MTV
Vương Đông.
Từ khi đi vào hoạt động công ty TNHH MTV Vương Đông với chủ trương
đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh nhằm mở rộng và khả định chỗ đứng trên thị
trường .
- Công ty có các ngành nghề kinh doanh chính là :


4
+ Sản xuất và kinh doanh vật liệu phụ tùng sửa chữa.
+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải.
+ Chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu máy móc .
+ Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
- Sản phẩm xây lắp là những công trình, hạng mục công trình xây dựng, vật
kiến trúc… có quy mô kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất xây
lắp kéo dài.
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất khác
như xe máy, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động…phải di chuyển đến đặc
điểm đặt sản phẩm.
- Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp kéo dài do đó chất lượng công trình
,thiết kế ban đầu cần phải đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho bàn giao công trình.
- Sản phẩm xây lắp phải diễn ra ngoài trời nên công ty đã có các biện pháp
bảo đảm an toàn lao động cho công nhân như :trang bị cho họ mũ bảo hiểm, quần
áo bảo hộ, dây thắt an toàn.
Để phân công lao động cho nhiều đặc điểm thi công khác nhau ứng với mỗi

công trình một cách có hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu suất công tác quản lý,
công ty đã tổ chức lực lượng thi công thành các đội xây dựng và thực hiện khoán
nội bộ, chính điều này đã giúp góp phần vào sự phát triển của công ty thể hiện công
ty liên tục làm ăn có lãi.
1.2.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất - kinh doanh của công ty TNHH MTV Vương
Đông.
Do đặc điểm của ngành xây dựng và sản phẩm XDCB, nên quy trình sản xuất của
công ty có đặc điểm sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau mỗi
công trình đều có dự toán thiết kế riêng và thi công ở các địa điểm khác nhau. Thường thì
quy trình của các công trình tiến hành theo các công đoạn sau:


5

Chuẩn bị hồ sơ

kĩ thuật

Lập mặt bằng tổ chức thi công

Biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động

Tổ chức thi công

Nghiệm thu

Thanh quyết toán

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình tiến hành của các công trình
Đầu tiên là chuẩn bị hồ sơ kĩ thuật, bao gồm: dự toán, bản vẽ thiết kế do bên

chủ đầu tư( bên A ) cung cấp.Dự toán thi công do bên trúng thầu( bên B ) tính toán
lập ra và được bên A chấp nhận. Sau khi lập dự toán thi công được bên A chấp
nhận, bên B sẽ khảo sát mặt bằng công trình. Lập biện pháp thi công, biện pháp an
toàn lao động là công việc tiếp theo.Biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao
động được lập sao cho công trình thi công nhanh, đúng tiến độ, đảm bảo kĩ thuật
chất lượng và an toàn lao động. Công tác tổ chức thi công được thể hiện sau khi bên
A chấp nhận hồ sơ thiết kế mặt bằng tổ chức thi công, biện pháp an toàn lao động.
Quá trình thi công được tổ chức theo các biện pháp đã lập. Sau khi công trình hoặc
hạng mục công trình hoàn thành bên A và bên B tiến hành nghiệm thu bao gồm:
chủ đầu tư( bên A ) và tư vấn( nếu có ), đơn vị thi công( bên B ) và các thành phần
có liên quan. Hai bên tiến hành thanh quyết toán công trình hoàn thành sau khi đã


6
nghiệm thu bàn giao công trình. Khi quyết toán công trình đã được cấp có thẩm
quyền duyệt. Bên A sẽ thanh toán nốt số còn lại cho bên B
1.3.Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty
TNHH MTV Vương Đông.
1.3.1.Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trong công ty TNHH MTV Vương Đông
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng khắc nghiệt như hiện nay,
một doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và khẳng định vị trí của mình không
những doanh nghiệp đó phải hội tụ nhiều khả năng và năng lực bền vững mà còn
phải có một cơ cấu quản lý khoa học, phù hợp. Đó mới chính là nền tảng, là yếu tố
quan trọng làm nên hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nếu cơ
cấu tổ chức có tốt, có đồng bộ thì doanh nghiệp mới dễ dàng thực hiện các nhiệm
vụ quản lý cả về nhân tố vật lực và nhân lực đạt hiệu quả. Do hoạt động sản xuất
trên địa bàn rộng nên Công ty phải lập nhiều phòng ban, phân xưởng phục vụ cho
công tác quản lý, điều hành nhanh gọn và có hiệu quả cao. Công việc được điều
hành từ trên xuống, từ cấp lãnh đạo cao nhất là Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất
về mọi hoạt động sản xuất và điều hành công ty tới các phòng ban nhỏ hơn

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng tổ chức thi
Phòng
côngkế hoạch - kỹ thuật
Phòng tài vụ Phòng hành chính
Phòng kinh doanhPhòng đầu tư

Các đội thi công công trường

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trong công ty


7
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận trong công ty TNHH
MTV Vương Đông.
*Giám đốc:
- Là người điều hành mọi hoạt động, tổ chức quản lý lãnh đạo cán bộ công
công nhân viên trong toàn công ty. Định hướng ra kế hoạch hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm của công ty.
- Tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tạo điều
kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên phát huy năng lực công tác sáng tạo,
tham gia quản lý công ty.
- Thường xuyên tổ chức chỉ đạo kiểm tra đôn đốc các phòng ban chức năng
nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đã được đề ra.
*Phó giám đốc:
- Là người chịu trách nhiệm tham gia cho giám đốc, thay mặt giám đốc phụ
trách và giải quyết những công việc liên quan đến sản xuất, kỹ thụât được giám đốc

uỷ quyền.
- Xây dựng kế hoạch chi tiêu tài chính và chịu trách nhiệm về chỉ đạo mua
nguyên vật liệu đầu vào để đưa vào sản xuất, bố trí lao động trong công ty.
*Phòng tổ chức thi công:
Lập kế hoạch triển khai thực hiện các hợp đồng kinh tế và kiểm tra tình hình
thực hiện các hợp đồng kinh tế đó, lập kế hoạch thi công công trình…
*Phòng kế hoạch – kỹ thuật:
Tham mưu cho giám đốc về công tác giám sát và tổ chức thi công. Theo dõi
các dự án đã và đang thực hiện, lập dự toán khả thi… Quản lý về kỹ thuật và chất
lượng công trình toàn bộ công tác kỹ thuật đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng
phòng kỹ thuật.
*.Phòng tài vụ:
Có nhiệm vụ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, lập kế hoạch và tổ chức thực
hiện kế hoạch về công tác tài chính.
Có trách nhiệm trong việc hạch toán chi phí, ghi chép vào sổ sách kế toán, tổ
chức công tác kế toán, tài chính theo chế độ hiện hành của bộ tài chính.


8
*Phòng hành chính:
Thực hiện chức năng tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ, công nhân ở các phân
xưởng và toàn Công ty cho phù hợp. Thực hiện chế độ về bảo hộ lao động, an toàn,
vệ sinh lao động, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, khen thưởng, kỷ
luật...theo quy định của nhà nước đối với người lao động. Kiểm tra, theo dõi việc
chấp hành kỷ luật lao động và các quy định trong phạm vi Công ty.
*Phòng kinh doanh:
Có chức năng tổ chức kinh doanh hàng trong nước, chào hàng, quảng cáo
sản phẩm.
Lập ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn: ký kết hợp đồng

kinh tế, nghiên cứu tìm hiểu mở rộng thị trường, đề ra các kế hoạch cung ứng vật
tư, thiết bị công nghệ.
*Phòng đầu tư:
Thực hiện ký hợp đồng với chủ đầu tư và các đơn vị khách hàng, tham mưu
cho lãnh đạo để ký hợp đồng kinh tế, tổ chức tham gia đấu thầu công trình.
*Các đội thi công:
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ mà công ty giao, đảm bảo tiến độ thi công
của công trình cũng như đúng kỹ thuật.
1.3.3.Mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý của Công ty TNHH MTV Vương
Đông.
Giữa các phòng ban và lãnh đạo có quan hệ mật thiết và thống nhất với nhau
được biểu hiện của 2 mối quan hệ chủ yếu:
- Mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau là mối quan hệ hợp tác, phối
hợp để cùng giải quyết công việc một cách nhanh chóng hiệu quả. Nhân viên giữa
các phòng hợp tác với nhau và giúp đỡ nhau giải quyết những vướng mắc trong
công việc.
- Mối quan hệ giữa các phòng với giám đốc là mối quan hệ giữa cấp trên
với cấp dưới theo chức năng hoạt động của mình.Giám đốc luôn quan tâm chăm sóc
và xem xét giữa các ý kiến đề xuất của cấp dưới để ngày càng hoàn thiện bộ máy
hơn. Cấp dưới lắng nghe nhưng cũng có quyền góp ý với ban lãnh đạo. Mối quan hệ


9
hai chiều đó sẽ giúp cho giám đốc và nhân viên có sự gần gũi và gắn bó hơn để đưa
công ty đi lên.
1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Vương
Đông.
1.4.1. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Hiện nay công ty TNHH MVT Vương Đông đang phát triển rất mạnh.
Doanh thu hằng năm của công ty luôn luôn tăng trưởng, số lao động của công ty

ngày một đông và có thu nhập cao. Công ty đã góp phần vào ngân sách Nhà nước
một khoản tiền không nhỏ, làm giàu thêm ngân sách Nhà nước.Thể hiện thông qua
bảng 1.1


10

Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Vương Đông trong 3 năm 2011, 2012 và 2013
Chỉ tiêu

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp 7.149.440.000 9.000.000.000
dịch vụ

12.085.328.400

2

Các khoản giảm trừ doanh thu

0

3

Doanh thu thuần về bán hàng và 7.149.440.000 9.000.000.000
cung cấp dịch vụ

12.085.328.400


1.850.560.000

24,9

3.085.328.400

34,28

4

Giá vốn hàng bán

5.520.550.000 6.500.309.231

8.800.000.000

1.979.759.231

35,8

2.299.690.769

35,3

5

3.285.328.400

870.800.769


53,4

785.637.631

6

Lợi nhuận gộp về bán hàng và 1.628.890.000 2.499.690.769
cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
2.578.185.000 3.986.562.000

4.246.214.000

1.408.377.000

54,6

259.652.000

7

Chi phí hoạt động tài chính

70.514.600

69.238.774

90.431.109

( 1.275.826 )


(1,88) 21.192.335

30,6

9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

330.776.441

603.302.375

862.483.358

272.525.934

63,26

259.180.983

42,9

10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 3.805.783.959 5.813.711.620
doanh
Tổng lợi nhuận trước thuế
1.356.159.940 2.296.903.123


6.578.627.933

2.007.927.661

52,7

764.916.303

13,1

3.594.549.569

17.743.079

0,78

1.297.646.446

56,49

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh 1.309.369.950 1.620.677.342
nghiệp

3.695.912.175

13.307.384

0.79

243.234.835


56,49

12

0

Năm 2012

0

Năm 2013

Năm 2013/2012
Giá trị
%
3.085.328.400 34,28

Stt

11

Năm 2011

Chênh lệch
Năm 2012/2011
Giá trị
%
1.850.560.000 24,9


31,4
6,5


11

11

Nhận xét:
- Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 đã tăng lên 1.850.560.000 đ tương ứng
với tỷ lệ 24,9%. Tôc độ tăng của doanh thu thuần giữa năm 2012 so với năm 2011 là
24,9% thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 35,8% điều này chứng tỏ chi phí
sản xuất của công ty là khá cao.
- Chi phí hoạt động tài chính năm 2012 so với năm 2011 giảm xuống (1.275.826
đ) tương ứng với tỷ lệ 1,88%.
- Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 13.307.384
đ tương ứng với tỷ lệ 0,79%, năm 2013 so với năm 2012 tăng lên 243.234.835 tương
ứng 56,49%
- Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng lên
17.743.079đ tương ứng 0,78%,năm 2013 so với năm 2012 tăng 1.297.646.446 tương
ứng 56,49%.Điều này chứng tỏ công ty đã có tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả
cao.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng
lên 2.007.927.661 tương ứng 52,7 %
- Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng lên 3.085.328.400 tương ứng
34,28%
- Chi phí hoạt động tài chính năm 2013 so với năm 2012 tăng lên 21.192.335
tương ứng 30,6%
Nhìn chung dựa vào bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong 3
năm gần đây chứng tỏ: Công ty đã có cố gắng trong công tác sản xuất, dự trữ và thực

hiện có hiệu quả việc tiêu thụ sản phẩm. Nhưng Công ty cần cố gắng hơn nữa trong
việc tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào giảm chi phí tới mức thấp nhất nhưng vẫn
làm tăng lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
1.4.2. Tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây


12

12

Chỉ tiêu
a.Tài sản
1. Tài sản ngắn hạn
2. Tài sản dài hạn
b. Nguồn vốn
1. Nợ phải trả
2. Nguồn vốn chủ sở hữu

Năm 2011

Năm 2012

2012/2011
Giá trị

Năm 2013

Chênh lệch
2013/2012
%


Giá trị

%

2.910.294.000

3.702.363.000 5.752.607.000 592.069.00

20,

2.050.244.00

55,3

1.300.240.000

0
1.861.287.000 3.052.430.000 561.047.00

3
43,

0
1.191.143.00

63,9

1.610.054.000


0
1.841.076.000 2.700.177.000 231.022.00

1
14,

0
859.101.000

46,6

2.850.022.369

0
3.169.576.601 4.800.433.123 319.554.23

3
11,

1.630.856.52

51,4

1.348.567.369

2
1.489.256.000 1.662.253.115 140.688.63

2
10,


2
172.997.115

11,6

1.501.455.000

1
1.680.320.601 3.138.180.008 178.865.60

4
11,

1.457.859.40

86,7

9

7

1

Bảng 1.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2011, 2012 và 2013


13

13

Nhìn vào bảng 1.2 ta thấy:
+ Tình hình tài sản năm 2012 so với năm 2011 tăng 592.069.000đ, tương ứng

20,3%, năm 2013 so với năm 2012 tăng 2.050.244.000 tương ứng 55,3%
+ Tình hình nguồn vốn năm 2012 so với năm 2011 tăng 319.554.232 tương ứng
11,2%, năm 2013 so với năm 2012 tăng 1.630.856.522 tương ứng 51,4%
Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty đã tăng lên đáng kể trong những
năm gần đây.Điều này tạo thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của công ty, đem lại
lợi nhuận cao.


14

14

CHƯƠNG 2:TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
TNHH MTV VƯƠNG ĐÔNG
*Sơ đồ bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng

Thủtoán
quỹtiền mặt, TGNH, công
Kế
trả.
toán TSCĐ
bán hàng, công
Kế toán
nợ phải
nguyên
thu vật liệu

Thốngnợkêphải
phân
Kế
xưởng
toán tiềnKế
lương,

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng: Giúp giám đốc thực hiện toàn bộ công tác hạch toán, kế toán,
thống kê tài chính của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt
động kinh tế của doanh nghiệp.
- Thủ quỹ: Thực hiện chức năng chi tiêu đúng chế độ, đảm bảo an toàn về tiền tệ.
- Kế toán tiền mặt, TGNH: Theo dõi các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
tiền vay. Thực hiện chức năng tài chính của Công ty, đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn
vốn, có hiệu quả.
- Thống kê phân xưởng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập gạch mộc sản
xuất tổ tạo hình, nhập kho thành phẩm. Cuối tháng kiểm kê gạch mộc, gạch thành
phẩm đối chiếu với số lượng thực tế.
- Kế toán tiền lương, TSCĐ: Có nhiệm vụ thanh toán lương cho cán bộ công
nhân viên công ty. Tính và trích lập BHXH, BHYT, KPCĐ. Đồng thời theo dõi tình
hình tăng, giảm TSCĐ trong công ty. Tính và trích lập khấu hao TSCĐ.
- Kế toán bán hàng, theo dõi công nợ phải thu: Theo dõi tình hình nhập, xuất
kho thành phẩm trên sổ sách. Từ đó làm cơ sở viết phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng.
Theo dõi công nợ phải thu, thu tiền của khách hàng, viết phiếu thu trả cho khách hàng.
Sau mỗi buổi bán hàng nộp tiền lên cho thủ quỹ.


15


15
- Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi tình hình nhập, xuất kho vật tư hàng hoá

của công ty. Thực hiên phân bổ vật tư. Theo dõi TK 152, 153.
2.1. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty TNHH MTV Vương Đông.
2.1.1. Các chính sách kế toán chung.
- Niên độ kế toán áp dụng: Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01
và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng tiền Việt Nam( VND). Các
nghiệp vụ kinh tế phát đơn vị tiền tệ không phải là VND đều được quy đổi thành VND
theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
- Chế độ kế toán: Công ty đang áp dụng được ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
- Hình thức sổ sách kế toán: Nhật ký chung. Với hình thức này kế toán sử
dụng những sổ sách theo biểu mẫu quy định. Đó là: Sổ Nhật ký chung; Sổ Nhật ký
chuyên dùng( thu- chi tiền , mua- bán hàng); Sổ, thẻ kế toán chi tiết( hàng hóa, công
nợ,...), bảng tổng hợp chi tiết, Sổ cái tài khoản.
- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Công ty xác định số khấu hao theo phương
pháp đường thẳng theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC.
- Chính sách thuế: Công ty đang áp dụng kế toán thuế GTGT thep phương pháp
khấu trừ.
- Phuơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên, trị giá hàng tồn xuất kho được xác định theo phương nhập
trước- xuất trước (FIFO).
- Hệ thống TK kế toán: Công ty sử dụng hầu hết các TK kế toán đã được ban
hành và sửa đổi theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC.
2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
- Danh mục chứng từ kế toán áp dụng tại công ty :
+ Chứng từ lao động tiền lương : Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương,

thưởng, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng kê trích nộp các khoản theo lương.
+ Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị
tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng.


16

16
+ Chứng từ TSCĐ : Biên bản giao nhận TCSĐ , biên bản đánh giá lại TSCĐ,

bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
+ Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng phân bổ
nguyên liệu, vật liệu công cụ dụng cụ. Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản
phẩm, hàng hóa, bảng kê mua hàng.
+ Chứng từ bán hàng: Hóa đơn GTGT 3 liên.
- Quy định chung của công ty về lập và luân chuyển chứng từ: công tác lập và
luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty TNHH MTV Vương Đông được áp dụng
theo những quy định chung của quyết định 15/2006/QĐ –BTC.
+ Về lập chứng từ kế toán: chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho 1 nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng,
trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ
phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt. Chứng từ kế toán phải lập đủ số liên theo
quy định cho mỗi chứng từ.
+ Về trình tự luân chuyển chứng từ: Tất cả các chứng từ kế toán do doanh
nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung về phòng kế toán của công
ty. Phòng kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác
minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dung những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
+ Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm những bước sau:
 Bước 1: Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
 Bước 2: Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và kí chứng từ kế toán hoặc

trình Giám đốc công ty ký duyệt.
 Bước 3: Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
 Bước 4: Lưu trữ,bảo quản chứng từ kế toán.
2.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Hệ thống tài khoản kế toán cấp 1 được áp dụng thống nhất theo Quyết định số
15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính gồm 10 loại trong đó:
TK loại 1, 2: TK phản ánhTài sản
TK loại 3, 4: TK phản ánh nguồn vốn
TK loại 5, 7: TK phản ánh doanh thu,
TK loại 6, 8: TK phản ánh chi phí


17

17
TK loại 9: TK xác định kết quả kinh doanh
TK loại 0: Tài khoản ngoài bảng
Hệ thống tài khoản cấp 2 được thiết kế linh hoạt phù hợp với đặc điểm kinh

doanh của công ty ,trên cơ sở TK cấp 1 và các chỉ tiêu quản lý mục đích và hạch toán
cho thuận tiện.
Bảng 2.1: Danh mục những tài khoản công ty đang áp dụng
Tài khoản
111
112
131
1331
138
141
152

153
155
156
211
214
311
331
3331
334
338
341
411
421
642
711
811
821
911

Tên tài khoản
Tiền Việt Nam
Tiền gửi ngân hàng
Phải thu khách hàng
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
Phải thu khác
Tạm ứng
Nguyên liệu, vật liệu
Công cụ, dụng cụ
Thành phẩm
Hàng hóa

Tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định
Vay ngắn hạn
Phải trả cho người bán
Thuế GTGT phải nộp
Phải trả người lao động
Phải trả, phải nộp khác
Vay dài hạn
Nguồn vốn kinh doanh
Lợi nhuận chưa phân phối
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Thu nhập khác
Chi phí khác
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Xác định kết quả kinh doanh


18

18

2.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
* Các sổ kế toán công ty đang sử dụng
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết bao gồm:
+ Sổ chi tiết hàng hóa
+ Sổ chi tiết doanh thu, các sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Thẻ kho
+ Sổ chi tiết phải thu của khách hàng.
- Sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Sổ cái các TK như TK 511, TK 642….

+ Sổ Nhật ký chung….
+ Bảng tổng hợp
Mỗi doanh nghiệp sử dụng hình thức sổ kế toán khác nhau để theo dõi, phản
ánh nghiệp vụ phát sinh một cách kịp thời và hiệu quả. Một hình thức sổ dùng phổ
biến nhất là: “hình thức sổ nhật ký chung”. Công ty TNHH MTV Vương Đông áp
dụng hình thức ghi sổ này phản ánh các nghiệp vụ phát sinh


19

19

Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán: Nhật kí chung
Các loại sổ sử dụng: Sổ nhật ký chung, sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ gốc

Sổ nhật ký đặc biệt

Sổ nhật ký chung

Sổ (thẻ) kế toán chi tiết

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính


Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
* Trình tự ghi sổ nhật kí chung: Hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ đã
kiểm tra được làm căn cứ để ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ đó vào sổ Nhật ký chung,
sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên Nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán
phù hợp. Nếu đơn vị có mở thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời việc ghi sổ Nhật ký
chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hằng ngày căn cứ vào các
chứng từ đã được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi các nghiệp vụ đó vào sổ Nhật ký đặc


20

20

biệt liên quan. Định kì (3,5,10... ngày) hoặc cuối tháng tùy khối lượng nghiệp vụ kinh
tế phát sinh tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt để lấy số liệu để ghi vào sổ các tài khoản
phù hợp trên Sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi vào
nhiều sổ Nhật ký đăc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số
phát sinh. Sau khi đã kiểm tra số liệu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng
hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
* Nguyên tắc ghi sổ: Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng

cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Sổ
Nhật ký chung


2.1.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
* Hệ thống báo cáo tài chính gồm có 4 biểu mẫu báo cáo:
- Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01 – DN/HN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( mẫu số B02 – DN/HN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03 – DN/HN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09 - DN/HN)
- Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị
tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại 1 thời điểm nhất
định. Số liệu trên bảng cân đối cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp
theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào
bảng cân đối có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp đó.
- Báo cáo kết quả kinh doanh: phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Cơ sở để lập báo cáo kết quả kinh doanh:
+ Căn cứ báo cáo kết quả kinh doanh tài chính năm trước
+ Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài
khoản từ loại 5 đến loại 9.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Cơ sở để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ căn cứ vào:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh


21

21
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước
+ Các tài khoản kế toán khác như: sổ chi tiết, tổng hợp……
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính:

Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời

của báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường để mô tả mang tính tường thuật.
Cơ sở lập thuyết minh báo cáo tài chính:
+ Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ năm báo cáo.
+ Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết và tổng hợp
+ Căn cứ vào bản thuyết minh báo cáo năm trước
+ Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác.
* Báo cáo kế toán quản trị:
- Báo cáo kế toán quản trị được lập từ các phần hành kế toán với sự phân công
trách nhiệm cụ thể bao gồm những báo cáo:
+ Báo cáo chi tiết nợ phải thu, nợ phải trả
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ước tính
+ Báo cáo công nợ với khách hàng
+ Báo cáo tình hình vay và hoàn trả vốn vay…
Báo cáo này sau khi lập được kế toán trưởng kiểm tra, xem xét và được trình
lên Ban Giám Đốc thông qua thì mới gửi lên các cơ quan quản lý Nhà nước.
2.2. Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể
2.2.1. Tổ chức công việc kế toán tại công ty
2.2.1.1. Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền
- Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu thu: mẫu 02-TT/BB
+ Phiếu chi: mẫu 01-TT/BB
+ Bảng kê vàng, bạc, đá, quý: mẫu 06-TT/BB
+ Bảng kiểm kê quỹ: mẫu 06-TT/BB
+ Hóa đơn bán hàng
+ Hóa đơn GTGT.



22

22
+ Biên lai thu tiền ( mẫu 06- TT/BB )
- TK sử dụng:

TK 111” Tiền mặt”
TK 112” Tiền gửi ngân hàng”

Kết cấu TK 111:
Bên Nợ:
+ Số dư đầu kì: phản ánh số hiện còn tại quỹ.
+ Phát sinh trong kì: Thu tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc kim khí đá
quý nhập quỹ, số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê, chênh lệch tỉ giá ngoại tệ
tăng khi điều chỉnh.
Bên Có:
+ Phát sinh trong kì:
Các loại tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc kim khí quý, đá quý xuất quỹ,
số tiền mặt thiếu tại quỹ, chênh lệch tỉ giá giảm khi điều chỉnh.
Số dư cuối kỳ: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ vàng bạc, kim khí quý,
đá quý còn tồn ở quỹ tiền mặt.
TK 111 có 3 TK cấp 2:
TK 1111: Tiền Việt Nam.
TK 1112: Ngoại tệ.
TK 1113: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý.


23

23

Phản ánh TK 111
TK 112

TK 111
Rút tiền gửi ngân hàng về

TK 112
Gửi tiền mặt vào ngân hàng

quỹ tiền mặt
TK 141, 144,
TK 131, 136, 138
Chi tạm ứng, ký cược, ký quỹ
Thu hồi các khoản nợ phải thu
TK 141, 144, 244

bằng tiền mặt
TK 152, 153, 156, 157

Thu hồi các khoản ký cược

Mua nguyên vật liệu, hàng hóa

ký quỹ bằng tiền mặt
TK 311, 341
Vay ngắn hạn, dài hạn

TK 311, 315,331
Thanh toán nợ bằng tiền mặt


TK 511, 512, 515,711
Doanh thu, thu nhập bằng
tiền mặt

TK 627,641,642,635
Chi phí phát sinh bằng tiền mặt

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự hạch toán TK 111
Kết cấu TK 112:
Bên Nợ:
+ Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào
Ngân hàng.
+ Chênh lệch tăng tỉ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kì.
Bên Có:


24

24
+ Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý rút ra từ

Ngân hàng
+ Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kì.
Số dư bên Nợ:
Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý hiện tại còn gửi tại
Ngân hàng
TK 112 có 3 TK cấp 2:
TK 1121: Tiền Việt Nam
TK 1122: Ngoại tệ
TK 1123: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý



25

25
Phản ánh TK 112:
TK 111

TK 112

Gửi tiền mặt vào ngân hàng

TK 111
Rút tiền gửi ngân hàng về
quỹ tiền mặt
TK 141, 144,

TK 131, 136, 138
Chi tạm ứng, ký cược, ký quỹ
Thu hồi các khoản nợ phải thu
TK 141, 144, 244

bằng tiền gửi ngân hàng
TK 152, 153, 156, 157

Thu hồi các khoản ký cược

Mua nguyên vật liệu, hàng hóa

quỹ bằng tiền gửi ngân hàng

TK 311, 341

TK 311,315,331
Vay ngắn hạn, dài hạn

Thanh toán nợ bằng tiền
gửi ngân hàng

TK 511, 512, 515,711
Doanh thu, thu nhập bằng
tiền gửi ngân hàng

TK 627,641,642,635
Chi phí phát sinh bằng tiền
gửi ngân hàng

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự hạch toán TK 112


×