Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

TỔ CHỨC bộ máy KIỂM TOÁN tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN bát xát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.61 KB, 46 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ
BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BÁT XÁT.
1.1.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.
1.1.1. Khái quát chung:
Ngân hàng chính sách xã hội là một loại hình Ngân hàng đặc thù, hoạt
động không vì mục tiêu lợi nhuận, do đó mô hình tổ chức của nó cũng có những
đặc điểm riêng.
Đối tượng phục vụ của Ngân hàng chính sách xã hội là những khách hàng
được hưởng chế đọ ưu đãi của chính phủ. Hầu hết là những hộ nghèo không có
vốn để sản xuất kinh doanh, những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có con
đang theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Ngân hành chính sách xã hội là ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước, sử
dụng một phần nguồn tài chính của Nhà nước. Do vậy, mô hình tổ chức quản lí
của loại hình ngân hàng này phải có sự hiện diện của một số cơ quan quản lí
Nhà nước có liên quan để tham gia quản trị ngân hàng, hoạch định các chính
sách tạo lập nguồn vốn, chính sách đầu tư đối với các khu vực, các đối tượng
từng thời kì do chỉ định của Chính Phủ.
1.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng chính sách xã hội:
Ngân hàng CSXH là Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm
nghèo thực hiện công bằng xã hội, có nhiều điểm khác biệt so với các Ngân
hàng thương mại đó là:
- Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
- Khách hàng là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách gặp khó
khăn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn từ các Ngân hàng thương
mại, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn .
- Lãi suất cho vay ưu đãi cho từng chương trình theo nghị định của Chính Phủ.




- Mức vay theo quy định của HĐQT và khả năng đáp ứng các nguồn vốn từng
thời kỳ của NHCSXH.
- Phương thức cho vay: NHCSXH thực hiện 2 phương thức cho vay:
+ Phương thức uỷ thác từng phần cho vay qua các tổ chức Chính trị xã hội như :
Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên.
+Phương thức cho vay trực tiếp.
1.1.3. Sự ra đời của Ngân hàng chính sách xã hội.
Ngân hàng chính sách xã hội viết tắt là NHCSXH, được thành lập theo
quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày mồng 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ
Tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo.
Ngân hàng được thành lập năm 1995 và chính thức đi vào hoạt động năm
1996, do hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
làm đại lý giải ngân, với tổng số vốn cho vay hàng ngàn tỉ đồng tới các hộ nghèo
ở nông thôn. việc tồn tại bộ phận nông dân nghèo ở nông thôn đã thúc đẩy việc
ra đời và hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo. Có thể tổng kết một số
nguyên nhân cơ bản tạo nên bộ phận nông dân nghèo thiếu vốn như sau:


Thiếu vốn đầu tư vào những ngành nghề cây trồng, vật nuôi có năng suất
cao, có giá trị hàng hóa nông sản lớn. Công cụ kĩ thuật canh tác và sản
xuất lạc hậu, trình độ sản xuất kinh doanh hạn chế, không có điều kiện,
không có khả năng tiếp thụ, tiếp cận khoa học tiên tiến. Từ đó năng suất
lao động và chất lượng hàng hóa thấp, hạn chế khả năng cạnh tranh, khả
năng tiêu thụ hàng hóa, hạn chế khả năng tích lũy để tiếp tục qúa trình tái



sản xuất mở rộng và cảI thiện đời sống cho người nông dân.

Cơ chế sản xuất công nghiệp và ngành nghề ở nông thôn chưa hợp lý,
chưa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. đối với những vùng
thuần nông, thu nhập hộ gia đình còn rất hạn chế. ở những vùng sản xuất
phụ thu nhập có khá hơn. Mặc dù trong thời gian qua đã thực hiện chủ
trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng ngành nghề ở
nông thôn để khai thác có hiệu quả tiêm năng, thế mạnh của từng vùng,


từng địa phương nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của nền kinh tế tự phát. Do
đó một số sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ. Nhiều hộ gia


đình rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Nguyên nhân của xã hội như tàn tật, thiếu sức lao động, một số tệ nạn xã
hội ngày càng phát sinh như cờ bạc, rượu chè…ảnh hưởng đến sản xuất,
thu nhập của một số hộ gia đình. Đặc biệt là nạn cho vay nặng lãI với lãi
suất cắt cổ đã làm cho những người thiếu vốn đi vào con đường bế tắc…
hàng dành cho các đối tượng trên là hoàn toàn cần thiết và kịp thời.
Ngân hàng phục vụ người nghèo hoạt động được 6 năm, đến đầu năm 2003

Ngân hàng chính sách được thành lập, thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác. Việc xây dựng NHCSXH là điều kiện để mở
rộng thêm các đối tượng phục là hộ nghèo, HSSV có hoàn cảnh khó khăn, các
đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn
ở nước ngoài và các tổ chức cá nhân hộ sản xuất kinh doanh thuộc các xã đặc
biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa (chương trình 135).
Ngân hàng chính sách được thành lập đã tạo ra một kênh tín dụng riêng, là sự
tách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách ra khỏi
hoạt động của ngân hàng thương mại; thực hiện đổi mới, cơ cấu lại tổ chức và
hoạt động hệ thống ngân hàng trong quá trình đổi mới - hội nhập Quốc tế trong

lĩnh vực hoạt động Ngân hàng hiện nay.
Ngân hàng chính sách xã hội có bộ máy quản lý điều hành thống nhất trong
phạm vi cả nước có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương.
Ngân hàng chính sách xã hội là một pháp nhân.
 Tên tiếng Việt: Ngân hàng chính sách xã hội. Viết tắt là: NHCSXH
 Tên giao dịch quốc tế: Vietnam bank for Social Policies ( Viết tắt là: VBSP )
 Hội ở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội. Địa chỉ: Tòa nhà CC5, Bán đảo Linh
Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.
 Điện thoại: 00-84-4-36417184
 Fax: 00-84-4-36417194
 Website của NHCSXHVN: www.vbsp.org.vn
 Vốn điều lệ là: 5.000.000.000.000 đồng ( năm nghìn tỷ đồng)


 Có con dấu riêng, có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà
nước và các Ngân hàng trong và ngoài nước.
 Có bảng cân đối tài chính, các quỹ theo quy định của pháp luật.
1.1.4. Quá trình phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh
huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai:
 Mã số thu: 5300283005.
 Địa chỉ trụ sở kinh doanh: Tổ 5-Thị Trấn Bát-Xát Huyện Bát Xát-Tỉnh
Lào Cai.
 Ngày đăng kí kinh doanh: 10/05/2003
 Tình trạng hoạt động: NT đang hoạt động ( được cấp thông báo MST )
Được thành lập năm 2003, bước đầu cơ sở vật chất như trụ sở nhà làm
việc phải đi thuê tạm nhà dân, đội ngũ cán bộ quá ít chỉ có 5 người lại phải hoạt
động trên địa bàn rộng lớn, có cả vùng thấp, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số,
với 23 xã, thị trấn. Đến nay, sau 5 năm phấn đấu xây dựng, Phòng giao dịch
NHCSXH huyện Bát Xát,tỉnh Lào Cai đã có một trụ sở riêng bề thế nhà hai
tầng, đội ngũ cán bộ viên chức tăng lên 10 người, trong đó phần lớn là đại học

và có 4 đồng chí là đảng viên
Vượt lên những khó khăn, nâng dần vốn tín dụng lên trên 58 tỷ đồng,
Phòng giao dịch đã biết bám sát vào mục tiêu phát triển kinh tế của huyện, kế
hoạch của cấp trên, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ tới 4 tổ chức hội,
đoàn thể nhận ủy thác là: Hội Nhân Dân, Phụ Nữ, Cựu Chiến Bin và Đoàn
Thanh Niên. Toàn huyện đã có 22 điểm giao dịch cố định tại các xã, định kỳ
hàng tháng theo đúng hướng dẫn của Ngân hàng cấp trên giao dịch với nhân
dân, giúp cho 6.494 hộ nghèo được vay vốn ưu đãi của Chính phủ với dư nợ tín
dụng gần 41 tỷ đồng, bình quân một hộ nghèo trong huyện được vay 6,2 triệu
đồng. Các hộ nghèo trong huyện từ vùng thấp đến vùng cao đã sử dụng hiệu quả
vốn vay để phát triển kinh tế gia đình như: kinh doanh dịch vụ, nuôi trâu, bò
sinh sản, nuôi trồng thủy sản, trồng thảo quả và quan trọng hơn là đã sử dụng
nguồn vốn này vào mua sắm vật tư nông nghiệp để phát triển sản xuất nông


nghiệp, góp phần đạt tổng sản lượng lương thực toàn huyện năm 2007 lên gần
30 nghìn tấn, hạ tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn dưới 30%.
Cùng với việc triển khai cho vay các hộ nghèo trong huyện, Phòng giao
dịch NHCSXH huyện còn mở rộng cho vay tới các thành phần khác như cho vay
HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, cho vay các hộ sản
xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay làm các công trình NS&VSMTNT, cho
vay XKLĐ và cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Tổng dư
nợ các nguồn vốn này là 17 tỷ đồng, trong đó, cao nhất là cho vay hộ gia đình
SXKDVKK với dư nợ đạt 12 tỷ đồng.
Năm 2007, NHCSXH huyện còn thực hiện kế hoạch khoán tài chính theo
chỉ đạo của ngân hàng cấp trên đạt kết quả khả quan: tổng thu đạt 3,9 triệu đồng,
bằng 106%. Về tiết kiệm chi năm 2007 là 1%, trong đó chi dịch vụ ủy thác 777
triệu đồng chiếm 47% tổng khoán chi. Đạt tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của tỉnh là
114%. Năm 2008, mục tiêu phấn đấu của Phòng giao dịch NHCSXH huyện là
nâng tổng dư nợ tín dụng từ 58 tỷ đồng lên 86 tỷ đồng, hạ tỷ lệ nợ quá hạn từ

1,45% xuống dưới 1%. Trước mắt là tập trung rà soát, thống kê đảm bảo đủ các
điều kiện theo yêu cầu của cấp trên để lập danh sách đề nghị khoanh nợ, giảm
nợ đối với các hộ nghèo bị thiệt hại do trâu bò chết trong đợt rét đậm, rét hại vừa
qua, tạo điều kiện giúp bà con vượt qua thiên tai, ổn định cuộc sống.
Bằng sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, viên chức, 5 năm xây dựng và phát
triển, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Bát Xát được Tổng giám đốc NHCSXH
Việt Nam tặng Giấy khen. Đó là nguồn lực thúc đẩy đơn vị vượt lên mọi khó
khăn, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2008.
Các thành tựu của Ngân hàng chính sách xã hội đạt được trong những năm
qua:
“ Chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên thế giới,
thong qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi đây như
một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của toàn nhân
loại”. Với phương châm hoạt động đầy ý nghĩa đó, NHCSXH đã không ngừng


nỗ lục hoạt dộng đem nguồn vốn của mình đến tận tay người nghèo. Dõi theo
chặng đường, NHCSXH đã và đang đạt được những thành tựu to lớn, góp phần
thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội của Nhà nước.
• Giúp đỡ các hộ nghèo xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
• Tạo cầu nối cho Nhà nước thực hiện chính sách xã hội: Nhà nước ta luôn chú
ý đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo hỗ trợ các gia đình chính sách, gia
đình khó khăn phát triển cuộc sống. Thông qua NHCSXH ở các địa bàn
huyện, thành phố, các đối tượng cá nhân, hộ gia đình nghèo cần sự hỗ trợ dễ
dàng tìm đến sự giúp đỡ của Nhà nước thong qua các chi nhánh ngân hàng.
Đồng thời, các chính sách xã hội của Nhà nước cũng đạt được hiệu quả hoạt
động cao hơn do áp dụng đúng đối tượng là các hộ nghèo, tránh lãng phí
nguồn ngân sách Nhà nước.
• Tiếp sức cho học sinh sinh viên tới trường: Giáo dục là một trng nhũng lĩnh
vực mà Đảng và Nhà nước ta chú trọng và hết sức quan tâm. Hỗ trợ giáo dục

là một trong những mục tiêu chính sách lớn của nước ta. Thực hiện mục tiêu
này của Nhà nước, NHCSXH đã tạo điều kiện cho những HSSV có điều kiện
khó khăn được vay vốn hỗ trợ cho học tập tại ngân hàng. Với các lãi xuất hỗ
trợ HSSV nghèo vay vốn 6%/năm, tính đến hết tháng 9/2010, hơn 24.000 tỷ
đồng dã được NHCSXH giải ngân, giúp gần 2 triệu HSSV của khoảng 1.7 gia
đình có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học hành. Theo thong kê cho thấy tỉ lệ
HSSV được vay vốn chiếm khoảng 28-30% tổng số HSSV trên toàn quốc.
• Hỗ trợ tạo điều kiện xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm: với mục tiêu
thực hiện chương trình tạo thêm việc làm, NHCSXH đã không ngừng khuyến
khích các đối tượng cho vay vốn có dự án vay vốn tạo việc làm mới, thu hút
thêm lao động vào làm việc thường xuyên. Đồng thời NHCSXH cũng có hỗ
trợ các đối tượng thuộc diện chính sách có điều kiện vay vốn đi xuất khẩu lao
động, tìm kiếm công việc ở các nước khác.
• Thực hiện các chiến dịch cho vay hỗ trợ bảo vệ cuộc sống nông thôn: bên
cạnh việc hỗ trợ trực tiếp để giúp các hộ gia đình nghèo nông thôn thoát khỏi
cảnh nghèo đói, cải thiện kinh tế, NHCSXH cũng quan tâm đến việc ổn định


cuộc sống của các hộ nghèo, bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống người dân
ỏ những vùng đất đói ngèo, thiếu thốn thong qua các chính sách hỗ trợ cho
vay nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn, chính sách cho vay làm nhà ở
những vùng hay ngập lụt… Đối với từng chính sách, ban chỉ đạo ngân hàng
đã trực tiếp rà soát, kiểm tra những đối tượng được hưởng lợi để tránh tình
trạng bỏ sót. NHCSXH không ngừng tuyên truyền và vannj động các ngành,
đoàn thể có liên quan cùng tham gia các chính sách ngân hàng đảm bảo giúp
đỡ các hộ nghèo có nhà ở, có nước sạch để dùng…đem đến cuộc sống tốt hơn
cho ngưới dan ở đây.
Như vậy, với những lỗ lực không ngừng các cấp lãnh đạo cũng như toàn
thể cán bộ công nhân viên ngân hàng, NHCSXH đã từng bước khẳng định vai
trò và vị thế của mình trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh

xã hội và trở thành người bạn than thiết trung thành đối với những người dân
nghèo, góp vai trò quan trọng trong công tác xây dựng cuộc sống văn minh của
Đảng Và Nhà nước. Những thành tựu to lớn của ngân hàng đã được Đảng và
toàn dân công nhận. Chính vì vậy, ngày 8/9/2008, NHCSXH đã được Đảng và
Nhà nước trao tặng Huân chương Đọc lập Hạng 3. Đây là phần thưởng cao quý
cho những đóng góp to lớn của Ngân hàng cho đất nước trong suốt chặng đường
qua.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng chính sách xã hội.
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) có chức năng:
 Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng
lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết
kiệm trong cộng đồng người nghèo.
 Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy
tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay
tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nước.


 Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn
trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các
tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước
và nước ngoài.
 Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài
nước.
 NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng
trong nước.
 NHCSXH được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ:
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước.

- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền
mặt.
- Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh,
tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội
- Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá
nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác.
 Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tập
trung cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
xóa đói giảm nghèo trong xã hội.
• Thời hạn cho vay:
- Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng (1 năm).
- Cho vay trung hạn: Cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng (5 năm).
- Cho vay dài hạn: Cho vay trên 60 tháng.
 Nhận làm dịch vụ ủy thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân
trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác.
Đối tượng cho vay vốn:
ĐỐI TƯỢNG CHO VAY

LÃI XUẤT


1. 1. Hộ nghèo
- Cho vay hộ nghèo
7,8%/năm
- Cho vay hộ nghèo tại 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a 0%/năm
của Chính phủ ngày 27/12/2008
2. Học sinh, sinh viên
- Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

7,8%/năm
3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm
- Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh của thương binh, người 3,9%/năm
tàn tật
- Cho vay thương binh, người tàn tật
6%/năm
- Cho vay các đối tượng khác
7,8%/năm
4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở
nước ngoài
- Cho vay người lao động thuộc các hộ nghèo và người dân 3,9%/năm
tộc thiểu số thuộc 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a
của Chính phủ ngày 27/12/2008
- Cho vay các đối tượng còn lại thuộc 62 huyện nghèo theo 7,8%/năm
-

Nghị quyết 30a của Chính phủ ngày 27/12/2008
Cho vay xuất khẩu lao động
5. Các đối tượng khác theo Quyết định của Chính phủ
Cho vay mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long
Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
Cho vay hộ dân tộc thiểu số di dân định canh, định cư

7,8%/năm
3%/năm
10,8%/năm
10,8%/năm
0%/năm

7,8%/năm hoặc

0%/năm
- Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ sử dụng lao 7,8%/năm
-

động sau cai nghiện ma túy
Cho vay phát triển lâm nghiệp
Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở
Cho vay lao động mất việc làm do suy giảm kinh tế

7,8%/năm
10,8%/năm
3%/năm
7,8%/năm hoặc
6%/năm

Điều kiện để được vay vốn:


- Hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa
phương nơi cho vay.
- Có tên trong dang sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do
Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ.
- Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, được miễn lệ phí làm thủ tục
vay vốn nhưng phải là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn có xác nhận của
UBND xã, phường, thị trấn.
- Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia
đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Ngân hàng Chính sách xã hộ, là

người trực tiếp ký nhận nợi và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã
hội.
Nhiệm vụ của ngân hàng chính sách xã hội:
- Hướng dẫn quy trình và thủ tục cho vay bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực
hiện; thực hiện cho vay vốn, thu hồi nợ, tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp
xử lý rủi ro.
- Lập kế hoạch tiến độ giải ngân gửi Bộ Tài chính (đồng gửi Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Ủy ban Dân tộc để phối hợp);
- Định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ (đồng gửi
Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính).
- Quyền lợi: được cấp bù chi phí quản lý bằng 0,3% dư nợ bình quân hàng năm.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chính sách xã hội.
1.2.2.1. Hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội trên thị trường tiền tệ:
Ngân hàng tiến hành cho vay ngắn hạn đối với các cá nhân hộ gia đình
nghèo có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải
thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm
nghèo, ổn định xã hội, áp dụng cho vay vốn ngắn hạn đối với các đối tượng:
chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây lương thực, hoa màu có thời gian sinh
trưởng dưới 12 tháng, các hoạt động dịch vụ kinh doanh nhỏ.


Để đáp ứng nguồn cho vay thì ngân hàng chính sách xã hội tiến hành huy
động vốn thông qua phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ
tiền gửi và các giấy tờ có giá khác.
Lượng tiền gửi của khách hàng kì ngắn hạn chiếm tỷ trọng cũng khá lớn
nhưng có xu hướng giảm qua từng năm.
Ngân hàng thực hiện tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng có tỷ trọng
thấp, chủ yếu cho vay chung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn . Việc này phù với
mục đích vay mượn tiền của khách hàng là nhưng đối tượng thuộc diện nghèo
vay vốn để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống nên ít khi có khả năng hoàn

vốn trong ngắn hạn. Chính vì vậy, hoạt động của NHCSXH trên thị trường tiền
tệ có hạn chế.
1.2.2.2. Hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội trên thị trường vốn:
 Huy động vốn:
Bên cạnh nguồn vốn ổn định do nhà nước cấp, NHCSXHVN còn có các
hoạt động huy động vốn từ nhiều nguồn vốn khác, nhằm tận dụng được số
vốn nhàn rỗi của xã hội, giảm được áp lực cho ngân sách quốc giac các kênh
huy động vốn của NHCSXH thường dùng là:
• Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
• Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bắng 2% số dư nguồn
vốn huy động bằng đông Việt nam có trả lãi theo thỏa thuận.
• Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi xủa các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước.
• Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi
và các giấy tờ có giá khác.
• Tiền tiết kiệm của người nghèo.
 Vốn đi vay:
NHCSXH đã tập trung huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu giải ngân cho
vay hộ nghèo, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính
sách khác theo kế hoạch tín dụng chủ yếu từ các nguồn:
 Vay các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước.
 Vay tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
 Vay Ngân hàng Nhà Nước.


 Vốn đóng góp tự nhuyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh
tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội, các hội, các
tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
 Vốn nhận ủy thác cho vay của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh
tế, tổ chức chính trị xã hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân

trong và ngoài nước.
 Cho vay vốn:
• Hộ nghèo:
- Cho vay hộ nghèo ở vùng III và các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng
sâu vùng xa( lãi xuất trong hạn là 0,9%/ tháng)
- Cho vay hộ nghèo thuộc khu vực khác( lãi xuất là 0,65%/tháng)
• Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp và học nghề ( lãi xuất trog hạn 0,5%/tháng)
• Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài ( lãi xuất
trong hạn là 0,65%/tháng)
• Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu
vực II, III miền núi và thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các
xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa ( Chương trình 135 )
• Hộ nghèo trên địa bàn 61 huyện nghèo được hưởng các chính sách sau
đây khi vay vốn tại NHCSXH :
Được vay ưu đãi 01 lần số tiền tối đa 5 triệu đồng với lãi xuất 0% trong
thời gian 02 năm để mua giống gia súc ( trâu, bò, dê ) hoặc giống gia cầm chăn
nuôi tập trung hoặc giống thủy sản.
Đối với hộ nghèo không có điều kiện chăn nuôi mà có nhu cầu phát triển
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay ưu đãi 01 lần với số tiền
tối đa 5 triệu đồng với lãi xuất 0% trong thời hạn 02 năm.
- Việc cho vay hỗ trợ lãi xuất theo 2 điểm trên áp dụng với món cho vay
mới kể từ ngày văn bản hưỡng dẫn có hiệu lực thi hành. Trường hợp hộ
nghèo vay với mức trên 5 triệu đồng, thời gian vay vố trên 02 năm thì số
tiền trên 5 triệu đồng và thời hạn trên 2 năm được áp dụng lãi suất cho
vay họ nghèo hiện hành của NHCSXH tại thời điểm cho vay. Đồng thời,
hộ nghèo vay vốn đến ngày 31/12/2009 vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ
lãi xuất tại QĐ số 579/QĐ-TTg ngày 06/05/2009 của Thủ tướng Chính



phủ, văn bản hướng dẫn thực hiện số 1221/NHCS-KT ngày 19/05/2009
của TGĐ NHCSXH. Trường hợp hộ vay thời hạn dưới 02 năm nhưng
phải gia hạn nợ hoặc chuyển nợ quá hạn vẫn được hưởng lãi xuất 0%
trong thời hạn 2 năm đó.
- Trường hợp người vay đã vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo, kể cả
trường hợp người vay đã vay đến mức tối đa 30 triệu đồng, nếu nhu cầu
vay vốn để sử dụng vào các mục đích nêu tại điểm 3 văn bản này thì vẫn
được vay thêm tối đa đến 5 triệu đồng với lãi xuất 0% trong 2 năm.
• Cho vay thực hiện dự án nước sạch và bảo vệ môi trường vệ sinh nông
thôn.
1.2.2.3. Hoạt động tác nghiệp của Ngân hàng chính sách xã hội:
 Từ khi thành lập mới chỉ có 3 cán bộ đến nay đã có 13 cán bộ; 11 cán bộ
làm nhiệm vụ chuyên môn, 2 cán bộ bảo vệ, hành chính tạp vụ. Trong
thời gian qua, đội ngũ cán bộ điều hành tác nghiệp đã có nhiều cố gắng,
vượt qua khó khăn, thử thách, nêu cao tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ
dám làm; tiếp nhận và quản lý an toàn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước;
tổ chức giải ngân trực tiếp đến người vay tại xã ( dư nợ bình quân mỗi cán
bộ là 13 tỷ đồng ); hàng năm phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội và
chính quyền các cấp tổ chức lãnh đạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ
quản lý cho đội ngũ các bộ làm ủy thác, cho các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm
và vay vốn trên địa bàn nhằm nâng cấp chất lượng hoạt động.
 Ngân hàng CSXH huyện Bát Xát thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác trên địa bàn. Thực hiện văn bản 2064A của Tổng
giám đốc NHCSXH đã mở 23/23 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn giao
dịch cố định mỗi tháng 1 lần, nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng chính
sách tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi được thuận lợi. Tất cả các điểm giao
dịch đều được lắp đặt các biểu hiện, biểu chỉ dẫn đến các điểm giao dịch,
thong báo các chương trình cho vay chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà
nước, lãi xuất cho vay của NHCSXH. Hàng tháng NHCSXH cùng với các
tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác phối hợp giao ban với Ban giảm



nghèo các xã, thị trấn thông qua việc giao ban hàng tháng đã kịp thời tháo
gỡ những khó khăn vướng mắc, kết luận những vấn đề cần được giải
quyết tiếp theo.
 Việc giải ngân, thu nợ, thu lãi thực hiện tại các điểm giao dịch, đã tạo điều
kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận
được với các dịch vụ tài chính tín dụng ưu đãi mà không phải đi xa, tiết
kiệm chi phí và thời gian đi lại,nhanh chóng hơn,thuận lợi hơn.
1.2.2.4. Sự kết hợp giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức Chính
trị - Xã hội:
Thực hiện văn bản số 1114A/NHCS-TD ngày 22/4/2007 của NHCSXHVN
về việc hưỡng dẫn nội dung ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác giữa NHCS với các tổ chức CT-XH, kì văn bản thỏa
thuận với các tổ chức CT-XH tại địa phương nhằm chuyển tải vốn tín dụng đến
các đối tượng thụ hưởng được nhanh chóng thuận lợi
Thực hiện phương pháp này, NHCSXH đã tổ chức được mạng lưới hoạt
động rộng khắp tất cả các xã, thị trấn trên toàn huyện.
Trong 10 năm qua, các tổ chức CT-XH đã thực hiện khá tốt nhiệm, thành lập
và chỉ đạo hoạt động của các tổ TK&VV, tổ chức hưỡng dẫn người vay sử dụng
vốn vay có hiệu quả và cùng NHCSXH đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn.
Kết quả đến 31/12/2012 dư nợ cho vay thông qua các tổ chức CT-XH cụ thể:
Tỷ lệ %
STT
1
2
3
4

Tổ chức CT-XH

Hội Nội dân
Hội phụ nữ
Hội cựu chiến binh
Đoàn thanh niên
Cộng

Tổ TK&VV
89
69
59
85
302

Dư nợ
54.698
48.393
31.543
39.295
173.929

trong tổng số
dư nợ
31,5
27,8
18,1
22,6

Tổ TK&VV gồm những hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu
cầu vay vốn cùng sống trên một địa bàn dân cư, do các tổ chức CT-XH thành
lập, được chính quyền cấp xã chấp nhận. Hoạt động của Tổ theo nguyên tắc tự

nguyện tương trợ,giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, cam kết c\sử


dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ trả lãi đúng hạn. Tổ TK&VV còn được giao
nhiệm vụ tổ chức bình xét công khai, dân chủ những người có đủ điều kiện vay
vốn tín dụng ưu đãi, có sự quản lý hướng dẫn và giám sát các tổ chức CT-XH,
trình UBND cấp xã phê duyệt. Đến nay tại Bát Xát co 302 tổ TK&VV đang hoạt
động trên địa bàn với 284 tổ xếp loại tốt, chiếm 94% số tổ TK&VV , không có
tổ yếu và 18 tổ trung bình.
1.2.2.5. Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ:
Trong những năm qua, NHCSXH huyện Bát Xát luôn nhận được sự quan
tâm của NHCSXH tỉnh Lào Cai, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra NHNN, Thanh
tra nhà nước Tỉnh, Huyện kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, các quy
định của ngành thông qua công tác kiểm tra, giám sát phát hiện những sai sót,
tồn tại trong các lĩnh vực để uốn nắn hoạt động của NHCSXH đi vào nề nếp, kỷ
cương, đảm bảo an toàn tài sản Nhà nước.
1.2.2.6. Công tác kế toán ngân quỹ:
Trong 10 năm qua, công tác hoạch toán kế toán theo dõi hơn 34 nghìn
lượt khách hàng vay vốn, thu nợ với số tiền 159.479 triệu đồng, chi trả phí ủy
thác và hoa hồng cho Tổ TK&VV hơn 11.000 triệu đồng, tính bình quân trong
10 năm qua, 1 năm chi trả hơn 1.000 triệu đồng phí ủy thác cho tổ chức hội, và
tổ trưởng; trong đó trên 80% chi trả cho cơ sở, đảm bảo thu đúng, thu đủ, chi
đúng, chi đủ. Công tác kho quỹ bảo đảm an toàn tiền trên đường vận chuyển, tại
điểm giao dịch và trung tâm. Các chế độ của cán bộ CNV được đảm bảo theo
QĐ như tiền lương, ăn ca và các chế độ khác.
• Tổng thu tiền mặt: 719.049 triệu đồng.
• Tổng chi tiền mặt: 718.997 triệu đồng.
1.2.2.7. Công tác đào tạo huấn luyện:
NHCSXH huyện Bát Xát đa số là cán bộ còn trẻ mới vào ngành thực tiễn
chưa nhiều. Kinh nghiệm còn hạn chế nên công tác đào tạo tập huấn đặc biệt chú

trọng. Trong những năm qua, hàng năm đơn vị đều cử 100% cán bộ đi dự các
lớp tập huấn nghiệp vụ do NHCSXHVN, NHCSXH tỉnh tổ chức. Đi đôi với việc
đào tạo cán bộ chuên môn, NHCSXH luôn quan tâm đến công tác huấn luyện
cho các ban quản lý tổ TK&VV, các cán bộ tổ chức CT-XH làm dịch vụ ủy thác


để thực hiện triển khai công việc nhanh gọn chính xác, đúng chế độ nguyên tắc
của ngành.
1.2.2.8. Các hoạt động khác của Ngân hàng chinhsa sách xã hội huyện:
Các công tác về tổ chức, thi đua khen thưởng, kiểm tra, công tác kiểm
toán, tin học hóa, thông tin truyền thông… đều đã có những bước tiến bộ, đi dần
vào kỉ cương nề nếp góp phần nâng cao vị thế của NHCSXH, được chính quyền
và Nhân dân ủng hộ, nhất là người dân nghèo tin tưởng và xem NHCSXH là
ngân hàng của mình.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực, đóng vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển kinh doanh của ngân hàng. Coi công nghệ thông tin
như một nền tảng của một ngân hàng hiện đại, NHCSXH đã tập trung thực hiện
dự án hiện đại hóa ngân hàng. Việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng
bán lẻ ở Silverlake cung cấp (SIBS) đã thúc đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại ngân
hàng, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ theo hướng hiệ đại, cho phép
NHCSXH nhanh chóng đưa ra các sản phẩm mới phục vụ khách hàng ở diện
rộng, phát triển các kênh phân phối như: Mobile Banking, Internet Banking.
ATM,…
Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng thường xuyên thực hiện
quản lí, hỗ trợ vận hành hệ thống NHCSXH gồm: hệ thống mạng truyền thông
kết nối 100 chi nhánh với gần 2000 điểm giao dịch, 800 máy ATM với số lượng
đường truyền lên đến 600 đường, vận hành trên 110 chương trình phần mềm
ứng dụng phát triển rất nhiều các chương trình phần mềm dịch vụ dáp ứng yêu
cầu nghiệp vụ quản trị của NHCSXH ( bình quân trên 35 phần mềm được viết

mới, nâng cấp trên năm).
Trong năm 2009, 2010, Ngân hàng đã hoàn thành triển khai nâng cấp
chương trình Thanh toán lương tự động ( cho phép đổ lương song song ) hạn chế
tình trạng tắc ngẽn tại chi; Hệ thống SWIFT: theo dõi và thực hiện hợp đồng bảo
trì phần mềm SWIFT; hoàn thành nâng cấp hệ thống SWIFT theo lộ trình nâng
cấp SWIFTNet Phase; Hoàn thành xây dựng báo cáo khả thi tiêu chuẩn kĩ thuật
dự án. Xây dựng hệ thống dự phòng thảm họa cho SWIFT; Hoàn thành triển


khai chương trình Gtewa nâng cấp và tích hợp các ứng dụng (như: Convert điện
ngà trước, báo cáo trượt cổng…) vào hệ thống Gatewa nâng cấp. Triển khai
chương trình Cita ( phiên bản nâng cấp) theo kế hoạch của Ngân hàng Nhà
nước.
Về mạng lưới ATM, với việc kết nối vào hệ thống chuyển mạch chung
Banknetvn đã đem lai hiệu quả. Kết nối thanh toán thuê bao trả trước với các
mạng viễn thông vinaphone, viettel của công ty VNPay trên các kênh SMS, máy
ATM cho phép khách hàng thanh toán trực tiếp cước phí vễn thông. Hệ thống
thanh toán hóa đơn tập trung DirectBanking và các hệ thống thanh toán khác…
Dự án Internet Banking và Mobile Banking đang được khẩn trương triển
khai thực hiện và sẽ cung cấp cho khách hàng các tiện ích và dịch vụ tiện lơi
như: vấn tin các loại tài khoản. Thực hiệ các giao dịch chyển khoản, chuyển tiền
thanh toán khoản, thanh toán thẻ tín dụng thanh toán hoán đơn…, Đăng kí trực
tuyến các dịch vụ sử dụng đa dạng (thanh toán sec, mở tín dụng tang hạn mức
tín dụng…)… Khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ trên một cách nhanh
chóng ,an toàn ,tiết kiệm thông qua mạng internet và thiết bị truy cập như máy
tính hoặc điện thoại di động.
Ngoài ra NHCSXH còn triển khai các dự án tư vấn và xúc tiến các dự án
triển khai hệ thống quản lí khách hàng (CRM)và hệ thống trung tâm liên lạc
khách hàng để tăng cường việc quản lí, phục vụ khách hàng một cách chuyên
nghiệp. NHCSXH cũng đang tiếp tục triển khai dự án tư vấn xây dựng hệ thống

thông tin quản lí (MIS), xúc tiến xây dựng hệ thống cổng thông tin nội bộ (KM)
phục vụ việc chia sẻ phổ biến tri thức công nghệ, chuyên nghiệp phục vụ cho
cán bộ, đồng thời xúc tiến việc xây dựng và củng cố các hệ thống công nghệ
thông tin phục vụ, quản lí rủi ro như các chương trình phòng chống rửa tiền,
quản lí rủi ro tác nghiệp, thông tin tín dụng. Lĩnh vực an ninh bảo mật được hết
sức chú trọng với các dự án xây dựng, tăng cường an ninh mạng… theo khu vực
và chuẩn mực quốc tế.
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI.


1.3.1. Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội gồm 12 thành viên, trong
đó 3 thành viên chuyên trách gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc,
Trưởng ban kiểm soát; 9 thành viên kiêm nhiệm là các Thứ trưởng hoặc cấp
tương đương, đương chức của các bộ, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị
- xã hội tại Trung ương.
Hội đồng quản trị có chức năng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội,
ban hành các văn bản về chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển Ngân
hàng Chính sách xã hội hàng năm và 5 năm, cơ chế tổ chức và hoạt động của
Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp, nghị quyết các kỳ họp Hội đồng quản trị
đột xuất, thường kỳ hàng quý, hàng năm.
Ngoài các nhiệm vụ trên, các thành viên kiêm nhiệm Hội đồng quản trị
còn trực tiếp chỉ đạo hệ thống của mình tham gia quản lý, giám sát hoạt động
của Ngân hàng Chính sách xã hội.
1.3.2. Bộ máy giúp việc cho Hội đồng quản trị gồm:
• Ban chuyên gia tư vấn Hội đồng quản trị: Có chức năng tư vấn cho Hội đồng
quản trị trong việc thực hiện chức năng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thành viên Ban chuyên gia tư vấn Hội đồng quản trị gồm các chuyên gia cao
cấp do các bộ, ngành, tổ chức hội, đoàn thể chính trị - xã hội có lãnh đạo tham

gia Hội đồng quản trị cử và một số chuyên gia do Chủ tịch lựa chọn.
• Ban Kiểm soát Hội đồng quản trị: Có chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động
của Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, huyện và bộ máy điều hành của
Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc thực hiện chủ trương, chính sách,
pháp luật của Chính phủ, điều lệ Ngân hàng Chính sách xã hội và các văn
bản, Nghị quyết của Hội đồng quản trị.
• Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, huyện: Là đại diện của Hội đồng
quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương, có chức năng giám sát
việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, nghị quyết Hội đồng quản trị tại chi nhánh
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và Phòng giao dịch cấp huyệnhợp chỉ đạo
việc gắn tín dụng chính sách với kế hoạch xoá đói giảm nghèo và dự án phát
triển kinh tế - xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.


Ngân hàng Chính sách xã hội có hệ thống màng lưới hoạt động từ Trung ương
đến tỉnh, thành phố, quận, huyện theo địa giới hành chính.
Điều hành hoạt động của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội là Tổng giám
đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là một số Phó Tổng giám đốc và các Phòng
chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính.
1.Tại Trung ương
- Hội sở chính Ngân hàng Chính sách xã hội đặt tại thủ đô Hà Nội.
2.Tại địa phương
- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội các tỉnh, thành phố và Sở giao dịch.
- Các Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh: là đơn vị trực thuộc Hội
sở chính, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng giám đốc trong việc chỉ
đạo, điều hành các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn.
Điều hành chi nhánh cấp tỉnh là Giám đốc, giúp việc Giám đốc là một số Phó
giám đốc và các Phòng chức năng tại Hội sở tỉnh.
Phòng giao dịch cấp huyện: là các đơn vị trực thuộc chi nhánh Ngân hàng

Chính sách xã hội cấp tỉnh, đặt tại các quận, huyện, trực tiếp thực hiện các
nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn. Điều hành Phòng giao
dịch quận, huyện là Giám đốc, giúp việc Giám đốc là Phó giám đốc và các Tổ
nghiệp vụ.
Tổ tiết kiệm và vay vốn: Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phương
thức cho vay đến người vay thông qua các tổ chức nhận uỷ thác. Tổ tiết kiệm và
vay vốn của các tổ chức nhận uỷ thác là cánh tay nối dài của Ngân hàng Chính
sách xã hội đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến đúng người nghèo
và các đối tượng chính sách cần vay vốn.
.

TỔNG GĐ

CÁC PGĐ

CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ
CÔNG
NGHỆ
TT

ĐÀO TẠO


KẾ
HOẠCH
NV

HỢP
TÁC
QUỐC

TẾ

TỔ
CHỨC
CÁN
BỘ ĐT

KẾ
TOÁN
QUẢN
LÍ TC

KIỂM
TRA
KTNB

VĂN
PHÒNG

TRUNG
TÂM ĐT

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
 Hoạt động của Ban đại diện HĐQT Huyện Bát Xát.
Sau 10 năm thực hiện Quyết định số 162/QĐ – HĐQT ngày
17/04/2003 của HĐQT NHCSXH về Ban hành quy chế hoạt động của
Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Bát Xát qua các thời kỳ đã có rất
nhiều đồng chí lãnh đạo UBND huyện và các ban ngành đoàn thể
huyện tham gia Ban Đại Diện HĐQT, hiện nay Ban Đại Diện HĐQT
có 11 đồng chí Trưởng các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội của

huyện tham gia vào hoạt động khiêm nhiệm, thực hiện chức năng quản
trị NHCSXH, có nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát việc thực hiện tín dụng
chính sách.
Trong 10 năm qua, các thành viên Ban đại diện NHCSXH huyện dưới
sự chỉ đạo của đồng chí Phó chủ tịch thường trực UBND huyện –
Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện đã điều hành hoạt động
của Ban đại diện – HĐQT theo đúng quy định HĐQT đã đề ra và triển
khai tốt nhiệm vụ ở địa phương:
- Triển khai và tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT và
BĐD hội đồng cấp trên.
- Hàng năm đã duyệt kế hoạch huy động vốn và cho vay trên địa bàn, tổ chức
chỉ đạo theo dõi sát sao việc thực hiện kế hoạch tín dụng đã được giao.
- Tổ chức và duy trì các phiên họp BĐD HĐQT đúng kỳ, hàng quý họp 1 lần,
6 tháng có sơ kết, hàng năm có tổng kết, kết luận và nghị quyết những vấn đề
để chỉ đạo hoạt động của NHCSXH ở địa phương.
- Hàng năm có kế hoạch kiểm tra, BĐD đã tiến hành kiểm tra giám sát trong
10 năm qua được 201 lượt xã, thị trấn, 201 lượt giao dịch tại xã, 364 lượt tổ
tiết kiệm và vay vốn, mọi tồn tại và vướng mắc tại cơ sở đều được giải quyết
kịp thời.


1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.
1.4.1. Kết quả hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Nguồn vốn:
Đã tổ chức tốt việc tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi do Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện và Kho bạc nhà nước huyện bàn
giao sang, đồng thời đảm nhiệm thực hiện các chương trình một cách liên tục.
Đến 31/12/2012, Tổng nguồn vốn của NHCSXH huyện Bát Xát đã đạt:
174.304 triệu đồng, tăng 160.566 triệu đồng so với năm 2003.

Trong đó:
• Nguồn vốn Ngân sách trung ương: 171.636 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
98,47% tổng nguồn vốn.
• Nguồn vốn ngân sách Tỉnh: 140 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,08% trên
tổng nguồn vốn.


• Nguồn vốn ủy thác đầu tư: 376 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,22% trên tổng
nguồn vốn.
• Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi xuất:
2.152 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,23% trên tổng nguồn vốn.
- Dư nợ tín dụng:
Các chương trình tín dụng đã được tổ chức thực hiện cho vay kịp thời và
đúng chính sách, nguồn vốn vay được giải ngân trực tiếp cho người thụ hưởng
tại điểm giao dịch các xã, trước sự chứng kiếm của Tổ chức chính trị xã hội, Tổ
trưởng tổ TK&VV, đảm bảo nguyên tắc quản lý công khai và dân chủ.
Tổng dư nợ nhận bàn giao từ Kho bạc nhà nước huyện và Ngân hàng
NN&PTNT huyện là: 14.499 triệu đồng, sau 10 năm hoạt động:
• Doanh số cho vay: 320.045 triệu đồng, với 34.066 lượt hộ được vay vốn.
• Doanh số thu nợ: 159.479 triệu đồng.
• Đến 31/12/2012, tổng dư nợ đạt: 174.304 triệu đồng, tang thêm so với
năm 2003 là: 160.566 triệu đồng. Tăng gấp 11.7 lần so với năm 2003,
mức tang trưởng dư nợ bình quân hàng năm: 16.056 triệu đồng.
Nguồn vốn đầu tư được tập trung cho vay hộ nghèo, vùng khó khăn, cho vay
học sinh sinh viên và cho vay giải quyết việc làm… Đến nay, vốn tín dụng chính
sách xã hội đã đến với tất cả các thôn bản trên toàn huyện.
Chất lượng tín dụng: Nợ quá hạn: 600 triệu đồng, chiếm 0,34% so với tổng
dư nợ. Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn đạt trên 98%, tỷ lệ thu lãi đạt trên 98% số lãi
phải thu.
1.4.2. Kết quả thực hiện chính sách tín dụng

- Chương trình cho vay hộ nghèo:
Nhận bàn giao từ Ngân hàng NN&PTNT huyện là 13.749 triệu đồng. Sau 10
năm thực hiện:
• Doanh số cho vay: 178.470 triệu đồng, với 13.728 lượt hộ được vay vốn.
• Doanh số thu nợ: 105.288 triệu đồng.
• Dư nợ đến 31/12/2012 là: 86.920 triệu đồng. So với năm 2002 tăng
73.182 triệu đồng, tăng gấp 5,3 lần so với năm 2002. Số hộ còn dư nợ:
5.453 hộ, mức dư nợ bình quân một hộ nghèo được tăng lên từ 1,5 triệu
đồng ( năm 2003 ) lên 15,9 triệu đồng ( năm 2012 ), tăng trên 14 triệu
đồng/1 hộ.


Trong 10 năm qua, vốn cho vay ưu đãi với hộ nghèo đã đến được 100% số xã
thị trấn toàn huyện, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực nông
nghiệp, chăn nuôi sản xuất đã tạo cho 4.395 hộ nghè có sự chuyển biến nhận
thức và cách làm ăn, 2.490 hộ đã cải thiện được đời sống. Việc cho vay vốn hộ
nghèo đã góp phần giúp hộ nghèo có vốn phát triển các làng nghề, các dự án
như trồng rừng, đầu tư chăn nuôi trâu bò, lợn lái… góp phần giúp 6.532 hộ thoát
nghèo, riêng năm 2012: 1.116 hộ.
- Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn:
Thực hiện Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó
khăn. Nhằm giúp cho các hộ phát triển sản xuất, góp phần thực hiện chương
trình phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng.
• Doanh số cho vay:
85.136 triệu đồng.
• Doanh số thu nợ:
37.891 triệu đồng.
• Dư nợ đến 31/12/2012: 47.245 triệu đồng.
Chương trình cho vay này được thực hiện năm 2007. Hiện nay số khách hàng

còn dư nợ là: 2.072/8.872 hộ thuộc vùng khó khăn, tỷ lệ đạt 23,35%/tổng số hộ
thuộc vùng khó khăn. Chương trình đã đem lại hiệu quả thiết thực. Nguồn vốn
vay đã tác động trực tiếp tới đời sống của người dân tại các vùng khó khăn làm
thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của các vùng trên địa bàn.
- Chương trình cho vay học sinh sinh viên:
Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí là chủ trương của Đảng,
Nhà nước nhằm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước.
Ngày 27/09/2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 157/2007/QĐ-TTg
về tín dụng đối với học sinh sinh viên, từ hình thức cho vay trực tiếp HSSV
chuyển sang cho vay thong qua hộ gia đình bố mẹ HSSV đứng ra vay. Sau 5
năm triển khai thực hiện chương trình tín dụng HSSV tại huyện Bát Xát đã đạt
được kết quả sau:
• Doanh số cho vay: 20.299 triệu đồng.
• Doanh số thu nợ: 2.868 triệu đồng.
• Dư nợ đến 31/12/2012: 17.431 triệu đồng.
Sau 5 năm thực hiện đã giúp cho 3.467 lượt hộ gia đình được vay vốn đã góp
phần trong việc phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho


đất nước. Nhờ có chính sách này đã giúp cho HSSV yên tâm tập trung vào học
tập, chất lượng học tập được nâng cao. Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà
nước đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, nâng cao trình độ kiến
thức, nghè nghiệp cho bộ phận người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn,
góp phần thực hiện công bằng trong xã hội, tạo niềm tin của nhân dân về chế độ
ưu việt của Nhà nước XHCN quan tâm đến nguồn nhân lực nước nhà.
- Chương trình cho vay giải quyết việc làm:
Từ khi nhận bàn giao từ Kho bạc với số dư là: 750 triệu đồng. Sau 10 năm
thực hiện:
• Doanh số cho vay:
12.698 triệu đồng.

• Doanh số thu nợ:
8.082 triệu đồng.
• Dư nợ đến 31/12/2012: 4.616 triệu đồng.
Với doanh số cho vay là 12.698 triệu đồng đã cho vay được 846 dự án, tạo
công ăn việc làm cho 1.823 lao động, tạo việc làm mới cho 1.012 lao động. Qua
việc kiểm tra sau cho vay cho thấy các đối tượng vay vốn sử dụng đúng mục
đích và có hiệu quả. Bên cạnh đó cơ chế cho vay mở rộng, song nguồn vốn để
triển khai cho vay còn ít.
- Chương trình cho vay nước sạch vệ sinh môi trường:
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hiện nay là yêu cầu đòi hỏi cấp
bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân,
chiến lược phát triển lâu dài cho các vùng nông thôn. Ngày 16/04/2004 Thủ
tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg về tín dụng thực
hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
• Doanh số cho vay: 13.588 triệu đồng.
• Doanh số thu nợ: 4.294 triệu đồng.
• Dư nợ đến 31/12/2012: 9.294 triệu đồng.
Sau 7 năm thực hiện chương trình đã giúp 1.834 hộ gia đình, xây dựng cải
tạo và sửa chữa được: 1.863 công trình nước sạch, 1.579 công trình vệ sinh. Có
nhiều công trình cấp nước được đưa vào sử dụng phát huy được hiệu quả tốt, do
trước đây người dân còn thiếu vốn chưa có điều kiện đầu tư để sử dụng cho
công trình nước sạch.
- Chương trình cho vay Đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn:
Sau 6 năm thực hiện kết quả đạt được:
 Doanh số thu nợ: 2.340 triệu đồng.


 Doanh số thu nợ: 167 triệu đồng.
 Dư nợ đến 31/12/2012: 2.173 triệu đồng.
Với nguồn vốn 2.173 triệu đồng giúp cho 331 hộ vay vốn, trung bình mỗi

hộ được vay 5 triệu đồng.
- Chương trình cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn
ở nước ngoài.
Qua 10 năm thực hiện kết quả đạt được:
 Doanh số cho vay: 77 triệu đồng.
 Doanh số thu nợ: 77 triệu đồng.
 Dư nợ đến 31/12/2012: 0 triệu đồng.
- Chương trình cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó
khăn.
Sau 4 năm triển khai thực hiện, kết quả đạt được như sau:
 Đến 31/12/2012, doanh số cho vay 1.490 triệu đồng với 50 lượt
vay,mức vay bình quân mỗi hộ đạt 30 triệu đồng/1 lượt vay.
 Doanh số thu nợ 760 triệu đồng.
 Đến 31/12/2012, tổng dư nợ là 730 triệu đồng với 25 hộ vay.
- Chương trình cho vay hộ nghèo làm nhà.
Sau 4 năm triển khai thực hiện, kết quả đạt được:
 Doanh số cho vay: 5.383 triệu đồng.
 Doanh số thu nợ: 26 triệu đồng.
 Dư nợ đến 31/12/2012: 5.357 triệu đồng.
Nguồn vốn này đã giúp cho 674 hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc đã có nhà
nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả
năng cải thiện nhà ở được vay vốn để làm mới hoặc cải tạo lại, nay các hộ vay
đều có nhà khang trang, đảm bảo ổn định đời sống.
- Chương trình cho vay ủy thác đầu tư dự án: của UBND tỉnh Lào Cai
và dự án của UCODEP:
 Cho vay chăn nuôi đại gia súc theo QĐ 53:
• Doanh số cho vay: 188 triệu đồng.
• Doanh số thu nợ: 26 triệu đồng.
• Dư nợ đến 31/12/2012: 162 triệu đồng.
 Cho vay dự án UCODEP:

• Doanh số cho vay: 376 triệu đồng.
• Doanh số thu nợ: 0 triệu đồng.
• Dư nợ đến 31/12/2012: 376 triệu đồng.
Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động của NHCSXH vẫn còn một số khó
khăn, tồn tại như: Nguồn vốn hoạt động chưa ổn định lâu dài, cơ cấu nguồn vốn


×