Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

TỔ CHỨC bộ máy KIỂM TOÁN tại NGÂN HÀNG ĐÔNG NAM á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.53 KB, 48 trang )

Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐÔNG NAM Á.
1.1

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG

NAM Á.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á được thành lập từ năm 1994, là 1 trong những ngân
hàng TMCP thành lập sớm nhất, và hiện tại là 1 trong 10 ngân hàng TMCP lớn nhất
Việt nam. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á có:
-

Tên viết tắt: Seabank.

-

Tên tiếng anh: Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank.

-

Hội sở chính: 25, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

-

Điện thoại: +844 3944 8688.


-

Số fax: +844 3944 8689.

-

Website: www.seabank.com.vn.

-

Email:
Trải qua 18 năm hình thành và phát triển hiện tại SeaBank có vốn điều lệ 5.335

tỷ đồng cùng tổng giá trị tài sản lên tới gần102 nghìn tỷ đồng. Đáp ứng nhu cầu phát
triển ngày càng cao, seabank đặc biệt chú trọng mở rộng mạng lưới kênh phân phối
để phục vụ khách hanhg tốt hơn. Hàng loạt các chi nhánh mới được khai trương tại
khắp ba miền bắc trung nam. Việc triển khai khai trương các chi nhánh mới đã đánh
dấu một bước phát triển mới nhằm phục vụ nhu cầu tài chính ngân hàng đa dạng của
các khách hàng cá nhân và các khách hàng doanh nghiệp tại mọi miền đất nước.
SeABank là một trong 08 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất, được xếp hạng
195/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, 45/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất
Việt Nam và 45/1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam.
Đối tác chiến lược của Seabank: Theo chiến lược phát triển rõ ràng, SeABank đã
lựa chọn hợp tác với các cổ đông hàng đầu trong nước và quốc tế, tiêu biểu nhất là cổ
đông chiến lược nước ngoài, Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu châu Âu và thế
giới, Société Générale (Pháp) có bề dày 150 năm kinh nghiệm và các cổ đông chiến
lược trong nước VMS Mobifone, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas).

SV: Lê Hà Linh


Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Với nội lực và nền tảng vững mạnh, SeABank luôn hướng tới mục tiêu trở thành
Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam với các giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu
và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Toàn bộ điểm giao dịch của ngân hàng trên toàn
quốc đều được triển khai xây dựng nội - ngoại thất theo các chuẩn mực quốc tế, đảm
bảo về kỹ thuật, mỹ thuật và nhận diện thương hiệu, qua đó đã góp phần tạo lập
không gian giao dịch chuyên nghiệp của một ngân hàng bán lẻ tiêu biểu, mang đến
sự thuận tiện cho khách hàng khi đến giao dịch.
Hiểu được vai trò của công nghệ thông tin là cốt lõi của sự phát triển các sản
phẩm dịch vụ chất lượng cao của Ngân hàng, SeABank là một trong những ngân
hàng đi tiên phong ứng dụng công nghệ trong hoạt động, tiêu biểu nhất là đi đầu
trong việc đầu tư và ứng dụng phần mềm quản trị lõi ngân hàng T24 Temenos hiện
đại bậc nhất thế giới từ năm 2006. Trên nền tảng công nghệ đó, SeABank đã triển
khai thành công nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, hiện đại nhằm phục vụ tất cả nhu
cầu giao dịch của khách hàng như Internet banking, Mobile banking, SMS banking,
Call Centre… Với khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng sử dụng công nghệ cao,
tiện lợi và an toàn, theo ICT Index 2011, SeABank được xếp là ngân hàng TMCP
duy nhất nằm trong số 5 ngân hàng đứng đầu về công nghệ thông tin của Việt Nam.
Việc triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đã khẳng định những sáng
tạo mạng tính đột phá trong mô hình liên kết cung ứng sản phẩm dịch vụ nhằm đem
lại những tiện ích tối đa cho khách hàng.
Tận dụng nền tảng công nghệ hiện đại và nỗ lực không ngừng đổi mới để mang đến
cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, SeABank luôn là ngân hàng đi tiên
phong trong nhiều lĩnh vực quan trọng:

- Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đồng bộ triển khai xác thực theo chuẩn EMV hiện
đại nhất trong phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard.
- Ngân hàng đầu tiên triển khai thành công đồng bộ dịch vụ Ngân hàng tự động –
Autobank đa dịch vụ, đủ tiện ích, tích hợp những công nghệ tối tân với đầy đủ chức
năng giao dịch ngân hàng tự động tiêu chuẩn quốc tế.
- Một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam chấp nhận 06 thương hiệu thẻ
quốc tế lớn nhất thế giới gồm Visa, MasterCard, CUP, Amex, JCB, Diners Club trên
ATM.

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

- Thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Đào tạo tiên tiến với mô hình đào tạo
chi nhánh ngân hàng thực nghiệm (School Branch) lần đầu tiên có tại Việt Nam.
Ngoài ra SeABank cũng là một trong số ít ngân hàng tại Việt Nam trở thành thành
viên chính thức của cả hai tổ chức thẻ quốc tế hàng đầu Visa, MasterCard, đồng thời
cũng là đại lý chính thức của Western Union tại Việt Nam.
Từ giữa những năm 2008 seabank đã chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa S24+
và đã thu được những kết quả rất tốt. Tính đến cuối tháng 12/2008 seabank đã phát
hành được 15.359 thẻ cho các khách hàng tại rất nhiều các địa phương có điểm giao
dịch tại ngân hàng và triển khai lắp đặt hơn 30 máy ATM seabank trên toàn quốc.
Trong thời gian tới seabank sẽ tiếp tục nghiên cứu để cho ra đời nhiều sản phẩm thẻ
mới tiện dụng hơn, có thể kể đến như: thẻ tín dụng quốc tế dành cho đối tượng doanh
nhân, cấp quản lý điều hành, thẻ trả trước dành cho giới trẻ… Đồng thời seabank sẽ

gia tăng thêm nhiều dịch vụ tiện ích khác cho thẻ S24+ như: giao dịch trực tuyến, các
dịch vụ thấu chi, tiết kiệm đồng thời tích lũy điểm thưởng áp dụng trên mỗi lần thanh
toán hóa đơn hay mua hàng dịch vụ…để mang đến cho quý vị khách hàng sản phẩm
thẻ đa năng, an toàn và tiện ích nhât.
Tháng 12/2008, seabank được Ngân hàng nhà nước việt nam chấp thuận cho phép
thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản seabank – seabank AMC, nhằm
phục vụ nhu cầu quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng, đảm bảo kinh doanh
an toàn và bền vững, đồng thời phục vụ nhu cầu xử lý nợ và tài sản tồn đọng của các
doanh nghiệp khác, giúp nguồn vốn trong nền kinh tế lưu chuyển minh bạch và
thông thoáng hơn.
Không chỉ là nơi gửi gắm sự tin cậy của khách hàng trong lĩnh vực tài chính,
SeABank còn là một tổ chức có ý thức trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các
hoạt động về phát triển Giáo dục cộng đồng, Bảo vệ Môi trường & ủng hộ từ thiện,
khuyến học…
Chiến lược phát triển: Xây dựng và phát triển SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ
tiêu biểu tại Việt Nam là chiến lược phát triển cốt lõi của SeABank thời gian tới.
Trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào
khách hàng cá nhân (bắt đầu bằng thị trường đại chúng và thị trường trung lưu, sau
đó sẽ tiến tới thị trường cao cấp), nhưng vẫn phát triển đối tượng doanh nghiệp vừa

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

và nhỏ và một số doanh nghiệp lớn. Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết

kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng và phân
khúc khách hàng khác nhau.
Sứ mệnh: SeABank phấn đấu trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng bán lẻ tiêu
biểu tại Việt Namvới các giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm
dịch vụ, tài sản... Chúng tôi cam kết mang đến cho các khách hàng một tập hợp các
sản phẩm – dịch vụ có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng tối đa nhu cầu của từng đối
tượng khách hàng, tối ưu hoá các giá trị cho khách hàng, lợi ích cổ đông và sự phát
triển bền vững của tập đoàn, đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã
hội.
Tầm nhìn: Phát triển mạnh hệ thống theo cấu trúc của một ngân hàng bán lẻ , từng
bước tạo lập mô hình của một ngân hàng đầu tư chuyên doanh và phát triển đầy đủ
theo mô hình của một tập đoàn ngân hàng – tài chính đa năng, hiện đại, có giá trị nổi
bật về chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín thương hiệu.
Phương châm hoạt động: Phát triển toàn diện, an toàn, hiệu quả và bền vững đóng
góp vào sự phồn thịnh của nền kinh tế và xã hội đất nước.
Hình ảnh về một ngân hàng hiện đại, tăng trưởng bền vững, luôn vì lợi ích khách
hàng được seabank nỗ lực xây dựng và từng bước được công nhận từ khách hàng.
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP
ĐÔNG NAM Á.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
a. Chức năng của Seabank.
Là 1 ngân hàng TMCP nên seabank cũng có những chức năng cơ bản của 1 ngân
hàng thương mại như sau:
* Chức năng trung gian tín dụng:
Đây là được xem là chức năng quan trọng nhất của seabank. Khi thực hiện chức năng
trung gian tín dụng, seabank đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có
nhu cầu về vốn. Với chức năng này, seabank vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa
đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất
nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia:
người gửi tiền và người đi vay.


SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

* Chức năng trung gian thanh toán.
Ở đây seabank đóng vai trò là thủ quỹ cho các khách hàng doanh nghiệp và khách
hàng cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ
tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài
khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của
họ. Seabank cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc,
ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu
cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà
các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp
người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào
đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được
rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình
chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu
chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
* Chức năng tạo tiền.
Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát
triển của mình, Seabank thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng
số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để
mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán
của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để

mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, seabank đã làm tăng tổng
phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã
hội.
Trên đây là ba chức năng cơ bản của seabank cũng như của 1 ngân hàng TMCP.
Ngoài ra, seabank còn có rất nhiều những chức năng, những tiện ích khác như: phát
hành Trái phiếu chính phủ, Cổ phiếu các doanh nghiệp cổ phần, thu nhập từ ngoại
hối: vàng, đá quý, Bảo lảnh tín dụng thư xuất nhập khẩu, Bảo lảnh thực hiện hợp
đồng. Các phí thanh toán chuyển khoản, thẻ tín dụng... Ngoài ra còn đầu tư vào lỉnh
vực bất động sản, hạ tầng cơ sở...
Không những thực hiện những chức năng cơ bản của 1 ngân hàng mà seabank còn tổ
chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của hội đồng

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

quản trị và tổng giấm đốc và thực hiện các nhiệm vụ khác của hội đồng quản trị tổng
giám đốc giao.
b. Nhiệm vụ của seabank.
Cũng như các ngân hàng thương mại cổ phân khác, seabank cũng thực hiện 2 nhiệm
vụ cơ bản nhất là: huy động vốn và cho vay vốn.
Seabank là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào
nơi khan thiếu. Hoạt động của seabank nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc
biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và
phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của seabank. Hoạt động của seabank

phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp
và các tổ chức khác trong xã hội.
1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
* Sơ đồ các hoạt động.

Huy động vốn

Các hoạt
động của
Seabank

Hoạt động tín dụng

Dịch vụ thanh toán và ngân
quỹ

Các hoạt động khác
Sơ đồ 1.1. Hoạt động của Seabank.

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

* Các hoạt động cụ thể.
Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các

tổ chức tín dụng khác

Huy
động
vốn

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái
phiếu và giấy tờ có giá

Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác

Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước
dưới hình thức tái cấp vốn

Các hình thức huy động vốn khác theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước.

Sơ đồ 1.2: Hoạt động huy động vốn.

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Cho vay: Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn


Hoạt
động
tín
dụng

Bảo lãnh: Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán,
bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu
và các hình thức bảo lãnh khác
Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và
tái chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu và các
giấy tờ ngắn hạn khác đối với tổ chức cá nhân
và các TCTD khác
Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài
chính qua Công ty cho thuê tài chính trực
thuộc ngân hàng chủ quản
Sơ đồ 1.3: Hoạt động tín dụng.

Dịch
vụ
thanh
toán và
ngân
quỹ

Tài khoản tiền gửi

Các dịch vụ thanh toán và ngân
quỹ

Sơ đồ 1.4: Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.


SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Góp vốn, mua CP của DN và TCTD khác
Mở TCTD liên doanh với nước ngoài tại VN
Kinh doanh ngoại hối, vàng trên thị trường
trong và ngoài nước

Hoạt
động
khác

Ủy thác và nhận ủy thác, làm đại lý trong các
lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng
Cung ứng dịch vụ bảo hiểm
Tư vấn tài chính, tiền tệ
Kinh doanh chứng khoán…
Sơ đồ 1.5: Các hoạt động khác.

1.2.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
- Đối với khách hàng cá nhân: tín dụng, dịch vụ chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, các
loại hình tiền gửi (tiết kiệm, thanh toán), Dịch vụ kiều hối, Western Union, Dịch vụ
thẻ.

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Tín dụng, Thanh toán Quốc tế, Dịch vụ
chuyển tiền, Thu đổi ngoại tệ.

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á.
* Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP đông nam á.

Giám đốc

Các phó giám đốc

Phòn
kinh
doanh

Phòng
nguồn
vốn và
kinh
doanh
ngoai tệ


Phòng
thanh
toán
quốc
tế

Phòng
kế
toán
tài
chính

Phòng
ngân
quỹ

Phòng
pháp
chế.

Phòng
phát
triển
sản
phẩm
và thị
trường

Phòng

PR

Phòng
kiểm
tra,
kiểm
toán
nội bộ

Sơ đồ 1.6: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Seabank.
* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận.
- Phòng kinh doanh.


Tổ chức thực hiện tại hội sở các thể lệ, chế độ quy định,về đầu tư tín dụng của

seabank.


Lập và tổ chức thực hiện các kế hoach đầu tư tín dụng đã được duyệt tại hội

sở.


Tiếp xúc tìm hiểu khách hàng, thẩm định và lập thủ tục cho vay ngắn hạn,

trung hạn, dài hạn, tại hội sở seabank theo quy định hiện hành.

SV: Lê Hà Linh


Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp



Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Nhận và chuyển giao giấy tờ liên quan đén tài sản đảm bảo cho bộ phận lưu

giữ hồ sơ theo quy định của seabank, định kỳ kiểm tra tình trạng an toan của tài sản
đảm bảo.


Phụ trách công tác xử lý nợ



Làm đầu mối giao dịch với khách hàng về hoạt động thanh toán quốc tế



Thực hiện trao đổi, đàm phán với khách hàng về các hợp đồng mua bán ngoại

tệ, thông báo với phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ để lập hợp đồng và trình
lãnh đạo ký kết sau khi đạt được thỏa thuận với khách hàng.


Trên cơ sở thực té kinh doanh, thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về thị


trường và hoạt động tín dụng, kiến nghị các chính sách khách hàng nhằm mở rộng và
nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng
quý, năm trình với ban tổng giám đốc.


Phối hợp với phòng marketing thực hiện việc thăm dò ý kiến khách hàng về

chất lượng sản phẩm hiện hành của seabank, tổng hợp thông tin gửi về các phòng
chức năng và ban tổng giám đốc để có những điều chỉnh hợp lý.


Tham gia ý kiến bổ sung, hoàn thiện chế độ, thể lệ tín dụng seabank.



Đề xuất về bồi dưỡng nghiệp cụ cho cán bộ nhân viên tín dụng tại hội sở



Thực hiện các công việc khác do tổng giám đốc giao.

- Phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ.


Lập, xác nhận giao dịch các hợp đồng mua bán ngoại tệ, nhận gửi vốn…trên

thị trường liên ngân hang.



Theo dõi quản lý, điều hành nguốn vốn trên toàn hệ thống nhằm đảm bảo

nguốn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của seabank. Yêu cầu các phòng chức năng,
các chi nhánh cung cấp các kế hoạch sử dụng vốn của mình để tổng hợp và xây
dựng kế hoach nguồn vốn, sử dụng vốn trên toàn hệ thông.


Theo dõi, tổng hợp các hoạt động vê huy động vốn và sử dụng vốn để từ đó

thực hiện việc cân đối nguồn vốn trong toàn hệ thống và thực hiện các giao dịch cần
thiết để đáp ứng nguốn vốn kinh doanh hàng ngày cho ngân hàng , đảm bảo khả năng
thanh khoản, kiểm soát các rủi ro.

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp



Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Nhận và chuyển giao giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo cho bộ phạn lưu

giữ hồ sơ theo quy định của seabank, định kỳ kiểm tra tình trạng an toàn của tài sản
đảm bảo.



Phụ trách công tác xử lý nợ.



Làm đầu mối giao dịch với khách hàng về hoạt động thanh toán quốc tế.



Trên cơ sở thực tế kinh doanh, thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về thị

trường và hoạt động tín dụng, kiến nghị các chính sách khách hàng nhằm mở rộng và
năng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng
tháng, quý, năm trình ban tổng giám đốc.
- Phòng thanh toán quốc tế.


Thiết lập và quản lý và xúc tiến các quan hệ đại lý giữa seabank với các ngân

hàng trên thế giới. Quản lý mã khóa giao dịch seabank và các ngân hang bạn.


Thực hiện tổng hợp, phân tích, đánh giá đối với hoạt động thanh toán đói

ngoại.


Thực hiện việc hạch toán và quản lý tài khoản liên quan đến hoạt động thanh

toán quốc tể và ngân hàng đại lý trên toàn hệ thống seabank.



Thực hiện vai trò trung tâm phát và nhận điện từ seabank đi nước ngoài và từ

nước ngoài về seabank trong hoạt động thanh toán quốc tế trên cơ sở các giao dịch
với khách hàng do các bộ phận giao dịch khách hàng tại hội sở và chi nhánh đảm
nhiệm.


Thực hiện kiểm tra, kiểm soát sau đói với các giao dịch thanh toán quốc tế đã

được thực hiện. Chỉ đạo các chi nhánh trong việc thực hiện quy chế, quy trình nghiệp
vụtrong hoạt động kinh doang đối ngoại.


Hướng dẫn và chỉ đạo vê mặt nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho các đơn vị

trực thuộc hội sở.
- Phòng kế toán tài chính.


Quản lý, thực hiện các công việc liên quan đến công tác tài chính



Quản lý thực hiện các công việc liên quan đến công tác hạch toán kế toán.



Giám sát việc thực hiện kế toán tài chính




Tham mưu cho tổng giấm đốc tong hoạt động kế toán tài chính.

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp



Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Thực hiện chức năng của 1 trung tâm thanh toán trong nước cho toàn hệ thống

seabank thông qua các tài khoản tiền gửi của seabank mở tại các ngân hàng, TCTD
trong nước.


Quản lý tài khoản thanh toán liên chi nhánh trong toàn hệ thống.



Quản lý tài khoản tiền gửi, tiền vay của các TCTD tại seabank



Quản lý tài khoản tiền gửi của seabank tại các TCTD khác.




Kiểm tra, kiểm soát các giao dịch vốn và giao dịch tiền tệ ngoại hối trên thị

trường liên ngân hàng.


Cập nhật các giao dịch và báo cáo.

- Phòng ngân quỹ


Tổ chức thực hiện, các nghiệp vụ kho quỹ tại hội sở seabank.



Thực hiện kiểm ngân, thu, chi tiền mặt nội, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và

chứng từ có giá khác theo chứng từ kế toán hợp pháp tại hội sở seabank.


Cập nhật sổ quỹ và tổ chức kiểm quỹ hàng ngày theo chế độ quy định.



Quản lý kho quỹ tại hội sở, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ ngân quỹ

cho phòng kế toán giao dịch, các chi nhánh và đơn vị phụ thuộc.



Tiếp nhận, mở sổ sách nhật ký theo dõi, cất giữ và đảm bảo an toàn tuyệt đối

các tài sản đảm bảo, tài sản quý hiếm do khách hàng ký gửi bảo quản hộ.


Định kỳ 6 tháng, 1 năm tiến hành sơ kết, tổng kết công tác kho quỹ, đảm bảo

an toàn kho quỹ.
- Phòng pháp chế.


Tham mưu ho ban tổng giám đốc, và các đơn vị trên toàn hệ thống seabank

trong việc chỉ đạo và thực hiện hoạt động quản lý, điều hành, kinh doanh theo đúng
pháp luật.


Giúp ban tổng giám đốc trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngân

hàng cũng như của cán bộ nhân viên ngân hàng.


Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản, quy chếm quy đinh, quy trình

nghiệp vụ, biểu mẫu theo sự phân công của ban tổng giám đốc.


Thẩm định hoặc tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với những dự thảo văn


bản do các phòng ban bộ phận khác soan thảo trước khi trình ban tổng giám đốc.

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp



Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Thẩm định hoặc tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với các hợp đồng ký kết

nhân danh ngân hàng cảu các phòng ban,nhắm đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng
cũng như lợi ích hợp pháp của ngân hàng.


Tổ chức rà soát và hệ thông hóa văn bản do seabank ban hành và đề xuất

phương án xử lý kết quả rà soát.


Cập nhật thường xuyên văn bản pháp luật mới ban hành về lĩnh vực ngan

hàng, nghiên cứu và đề xuất kiến nghị ban tổng giám đốc về việc ban hành các văn
bản, quy trình quy chế của seabank theo yêu cầu văn bản pháp luạt mới.



Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giaó dục pháp luật, nội quy, quy

chế của ngân hàng cho cán bộ, nhân viên, phối hợp với phòng kiểm tra, kiểm soát nội
bộ và cá đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thục hiện nội quy, quy chế, quy
định, quy trinh nghiệp vụ của ngân hàng và kiến nghị những biện pháp xử lý vi
phạm.
- Phòng phát triển sản phẩm và thị trường.


Theo dõi phân tích, nắm bắt hiện trạng xu thê phát triển của ngành ngân hàng,

các nhu cầu luôn thay đổi và phát triển của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch
vụ ngân hàng, khả năng tiềm lực của seabank và các đối thủ cạch tranh trong và
ngoài ngành ngân hàng. Tiến hành công tác phân đoạn thị trường và kiến nghị với
ban tổng giám đốc về việc lựa chọn các phân đoạn khách hàng, thị trường mục tiêu
phù hợp nhất với seabank.


Xây dựng các kế hoạch phát triển các sản phẩm ngân hàng theo từng giai

đoạn, theo kế hoạch hàng năm của seabank nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược,
chính sách phát triển dài hạn.


Xây dựng, phát triển và kiến nghị với ban tổng giám đốc xem xét các chiến

lược, chinh sách phát triển kinh doanh, sản phẩm chính và hỗ trợ.


Lập quy trình và phương án triển khai đối với các sản phẩm mới trong hệ


thống seabank, đồng thời đánh giá hiệu quả của việc triển khai các sản phẩm mới.


Xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển sản phẩm ngân hàng không

định kỳ để phản ứng không kịp thời với các biến động và thay đổi của thị trường và
đối thủ cạnh tranh.


Quản lý quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, giám sát các quá trình cung cấp

sản phẩm dịch vụ , các quá trình phát triển sản phảm.

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp



Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển sản phẩm ngân hàng không

định kỳ để phản ứng kịp thời với các biến động và thay đổi của thị trường và đối thủ
cạnh tranh.
- Phòng PR



Xây dựng các kế hoạch tiếp thị ngân hàng theo từng giai đoạn, từng kế hoạch

hàng năm của seabank nhằm thực hiện các mục tiêu, các chiến lược, chính sách phát
triển dài hạn.


Thực hiện theo dõi việc thực hiện các kế hoạch về tiếp thị, chương trình

khuyến mãi đã được ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt.


Xây dựng và thực hiện các chương trình tiếp thị không định kỳ để phản ứng

kịp thời với các biến động và thay đổi của thị trường và đối thủ cạnh tranh.


Thực hiện các kế hoạch và hoạt động quảng cáo, khuyến mại định kỳ và

không định kỳ để nâng cao sự nhận biết và ưa chuộng của công chúng của khách
hàng mục tiêu đối với các sản phẩm cũng như đối với thương hiệu, hình ảnh của
seabank.


Xây dựng và triển khai thực hiện các quy định về sử dụng thiết kế tên và biểu

tượng của seabank trên các văn bản, ấn phẩm, công văn giấy tờ…để đảm bảo tính
nhất quán, dễ nhận biết của thương hiệu seabank tại mọi nơi, mọi chỗ.



Tham gia phối hợp trong các công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến bản sắc

thương hiệu của seabank như thiết kế bàn quầy, phối cảnh trang trí quày giao dịch,
thùng thư góp ý…đảm bảo thể hiện các giá trị và bản sắc của thương hiệu seabank.
- Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ.


Nhận định, phân tích, đánh giá những rủi ro có thể làm cho các thông tin tài

chính và thông tin hoạt động trở nên không đáng tin cậy, đề xuất những biện pháp để
cải thiện cách thức ghi nhận, đo lường, phân loại và báo cáo về những thông tin này.


Nhận định, phân tích, đánh giá những rủi ro có thể làm cho các thông tin tài

chính và thông tin hoạt động trở nên không hữu hiệu hoặc thiếu hiệu quả, đề xuất
những biện pháp để sử dụng tiết kiệm hơn và có hiệu quả nguồn lực của ngân hàng.


Nhận định, phân tích, đánh giá những rủi ro có thể làm cho tài sản của ngân

hàng bị tham ô biển thủ .., đề xuất những biện pháp để cải thiện sự hữu hiệu trong
phương thức bảo vệ tài sản.

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN



Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp



Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Nhận định, phân tích và đánh giá những rủi ro có thể làm cho luật lệ và các

quy định không được tuân thủ , đề xuất những biện pháp cải thiện nhằm xây dựng hệ
thống quản lý hữu hiệu hơn.

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á.
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
STT

CHỈ TIÊU

NĂM 2009

NĂM 2010


NĂM 2011

1
2
3
4

Tài sản
Nguồn vốn
Thu nhập lãi thuần
Lãi thuần từ hoạt động
dịch vụ
Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt
động kinh doanh vàng và
ngoại hối
Lãi/(lỗ) thuần từ mua
bán chứng khoán kinh
doanh
Lãi thuần từ hoạt động
khác
Thu nhập từ góp vốn,
mua cổ phần
Chi phí hoạt động
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh trước chi phí
dự phòng rủi ro tín dụng
Chi phí dự phòng rủi ro
tín dụng
Lợi nhuận trước thuế


30.596.995
30.596.995
721.486
89.188

55.241.568
55.241.568
1.124.320
204.756

101.092.589
101.092.589
849.891
55.903

30.615

77.998

(191.679)

100.358

(2.277)

84.969

4.665


4.132

4.275

2.715

30.565

10.359

(266.592)
682.435

(446.990)
992.504

(588.906)
224.812

(82.122)

(163.877)

(68.191)

600.313

828.627

156.621


(199.459)

(30.542)

629.168
1.228

126.079
236

5

6

7
8
9
10

11
12
13
14
15

Chi phí thuế thu nhập (140.513)
doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
459.800

Lãi trên cổ phiếu
-

Bảng 1.1: Các chỉ số tài chính của Seabank giai đoạn 2009-2011.
Trong những năm gần đây, seabank liên tục có sự tăng trưởng về doanh thu, chi phí,
tài sản, nguồn vốn, ….

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

* Tài sản: Năm 2009 tổng tài sản đạt 30.596 tỷ đồng, năm 2010 đạt 55.242 tỷ đồng
tăng 24.646 tỷ đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 tổng tài sản của seabank đạt
101.093 tỷ đồng tăng 45.851 tỷ đồng so với năm 2010.
Seabank đặt ra kế hoạch trong năm 2011 tổng tài sản đạt 65.000 tỷ đồng nhưng tốc
độ tăng trưởng cao nên năm 2011 seabank đạt 101.093 tỷ đồng tăng 183% so với
năm 2010 và tăng 156% so với kế hoạch đặt ra.
* Vốn điều lệ: năm 2009 đạt 5.068 tỷ đồng, năm 2010 đạt 5.335 tỷ đồng và đến năm
2011 tổng số vốn điều lệ của seabank cũng đạt ở mức 5.335 tỷ đồng.
* Huy động vốn:
-

huy động thị trường 1: tháng 12/2010 đạt 24.790 tỷ đồng, tháng 3/2011

đạt 22.682 tỷ đồng, tháng 6/2011 đạt 26.601 tỷ đồng, tháng 9/2011 đạt 29.982 tỷ

đồng, tháng 12/2011 đạt 34.353 tỷ đồng.
-

Huy động thị trường 2: tháng 12/2010 đạt 14.895 tỷ đồng, tháng

3/2011 đạt 23.487 tỷ đồng, tháng 6/2011 đạt 19.807 tỷ đồng, tháng 9/2011 đạt
20.751 tỷ đồng, tháng 12/2011 đạt 47.263 tỷ đồng.
Cơ cấu huy động cũng có sự khác nhau:
-

cơ cấu huy động thị trường 1 theo loại hình tại 31/12/2011: tiền gửi tiết

kiệm đạt 11.042 tỷ đồng chiếm 32% trong tổng cơ cấu; tiền gủi thanh toán đạt 6.740
tỷ đồng chiếm 20%; tiền gửi có kỳ hạn của TCKT đạt 16.571 tỷ đồng chiếm 48%
trong tổng cơ cấu.
-

Cơ cấu huy động thị trường 1 theo kỳ hạn tại 31/12/2011: tiền gửi

không kỳ hạn 6.960 tỷ đồng chiếm 20%, có kỳ hạn < 12 tháng đạt 24.739 tỷ đồng
chiếm 72%, có kỳ hạn >12 tháng đạt 2.654 tỷ đồng chiếm 8%.
* Dư nợ thị trường 1: tháng 12/2010 đạt 20.512 tỷ đồng, tháng 3/2011 đạt 21.984 tỷ
đồng, tháng 6/2011 đạt 21.505 tỷ đồng, tháng 9/2011 đạt 20.866 tỷ đồng, tháng
12/2011 đạt 19.641 tỷ đồng.
* Thanh toán trong nước:


Doanh số thanh toán trong nước tháng 12/2010 đạt 854 tỷ đồng, tháng 3/2011

đạt 744 tỷ đồng, tháng 6/2011 đạt 1.815 tỷ đồng, tháng 12/2011 đạt 3.744 tỷ đồng.


SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp



Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Doanh thu phí thanh toán trong nước: tháng 12/2010 đạt 9,2 tỷ đồng, tháng

3/2011 đạt 2.76 tỷ đồng, tháng 6/2011 đạt 5,19 tỷ đồng, tháng 12/2011 đạt 10.31 tỷ
đồng.
* Thanh toán quốc tế:


Doanh số thanh toán quốc tế: tháng 6/2011 đạt 156.145 nghin USD, tháng

9/2011 đạt 277.552 nghìn USD, tháng 12/2011 đạt 430.304 nghìn USD.


Doanh thu phí thanh toán quốc tế: tháng 6/2011 đạt 719 nghìn USD, tháng

9/2011 đạt 885 nghìn USD, tháng 12/2011 đạt 1.095 nghìn USD.

SV: Lê Hà Linh


Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN TẠI NGÂN HÀNG
ĐÔNG NAM Á.
2.1 TỔ CHỨC VỀ HỆ THỐNG KIỂM TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG
NAM Á.
2.1.1. Tổ chức về hệ thống kế toán tại ngân hàng Đông Nam Á.
2.1.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
S
Trưởng phòng KTTC ( Giám đốc tài
chính)

Kế toán
trưởng

KT
nghiệp
vụ huy
động
vốn

KT
nghiệp
vụ tín
dụng


KT
nghiệp
vụ ngân
quỹ và
thanh
toán
không
dùng tiền
mặt

KT
nghiệp
vụ
thanh
toán
vốn
giữa
các
ngân
hàng

KT
nghiệp
vụ kinh
doanh
ngoại tệ
và thanh
toán
quốc tế


KT vốn
chủ sở
hữu, tài
sản cố
định,
vcoong
cụ lo
động

KT thu
nhập –
chi phí
và kết
quả
kinh
doanh

ơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại SeaBank
2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
* Kế toán trưởng:

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường


- Hướng dẫn chỉ đạo nhân viên phòng kế toán, tài chính hoạch toán kế toán, theo
đúng pháp lệnh kế toán hiện hành.
- Tổ chức, điều hành các thành viên trong phòng làm việc tuân thủ theo các nguyên
tắc của luật kế toán.
- Thiết kế, hướng dẫn ghi chép, cập nhật các dữ liệu chi phí đối với các bộ phận có
liên quan.
- Thu thập các dữ liệu sản xuất kinh doanh của toàn công ty thống kê, phân tích và
thiết lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm…
- Kiểm tra toàn bộ số liệu của hệ thống kế toán – tài chính để thiết lập dự toán ngân
sách, phân tích tài chính.
- Kiểm soát thường xuyên hệ thống quản lý chi phí nội bộ của các bộ phận.
* Kế toán nghiệp vụ huy động vốn.
- Kế toán huy động là công việc tính toán, ghi chép một cách đầy đủ, chính xác kịp
thời các kỳ hạn huy động trả lãi, theo dõi loại tiền gửi trên cơ sở đó đảm bảo hiệu
quả tài sản nợ của ngân hàng và cung cấp các thông tin cần thiết cho việc quản lý và
điều hành nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng.
- Bảo vệ tài sản của khách hàng vì tài sản nợ huy động chủ yếu dưới dạng tiền tệ
vàng nếu sơ suất trong quá trình huy động sẽ gây ra rủi ro rất lớn, vì vậy kế toán huy
động thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để nâng cao chất lượng nghiệp vụ huy động
vốn.
- Kế toán huy động phải kiểm tra và xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ
kế toán huy động để đảm bảo hình thức huy động là hợp lệ. Tổ chức ghi chép một
cách kịp thời chính xác các khoản huy động được, trả lãi, tất toán, các khoản nợ đến
hạn ..để đảm bảo an toàn tài sản nợ của ngân hàng và nâng cao hiệu quả huy động
vốn.
- Tham mưu cho cán bộ tín dụng và kết hợp với cán bộ tín dụng trong việc cho vay
cung cấp các thông tin cần thiết cho cán bộ tín dụng cũng như lãnh đạo ngân hàng
để quản lý điều hành nghiệp vụ huy động sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả.
* Kế toán nghiệp vụ tín dụng.


SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, số liệu cho vay để đảm bảo vốn kinh doanh
cho các tổ chức kinh tế và theo dõi chặt chẽ kỳ hạn nợ, hạch toán thu nợ kịp thời, tạo
điều kiện tăng nhanh vong vay của vốn tín dụng.
- Giám sát tình hình cho vay và thu nợ giúp lãnh đạo ngân hàng có kế hoạch và
phương hướng đầu tư tín dụng ngày càng có hiệu quả hơn.
- Bảo vệ tài sản của ngân hàng.
- Kiểm soát chặt chẽ chính xác các chứng từ có lien quan đến cho vay, thu nợ nhằm
hạch toán kịp thời, đúng lúc tránh thất thoát vốn của ngân hàng .
* Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và thanh toán không dùng tiền mặt.
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày liên quan
đến nghiệp vụ ngân quỹ như: các loại tiền gửi, tiền VNĐ, ngoại tệ, vàng bạc, đá
quý…
- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt phát sinh hàng ngày của
ngân hàng theo đúng chế độ tài khoản hiện hành.
- Hỗ trợ cho kế toán trưởng trong các công việc của phòng kế toán.
* Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng.
- Theo dõi công nợ của khách hàng
- Kiểm soát chứng từ thu chi tiền mặt
- Phát hành giấy báo nợ, báo có
- Theo dõi tạm ứng nhân viên

- Theo dõi các hợp đồng mua, bán
- Báo cáo thuế
- Thực hiện các công việc được giao khác do Giám Đốc và Kế Toán Trưởng
* Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến việc
mua bán ngoại tệ của ngân hàng và các hoạt động liên quan đến thanh toán quốc tể
của ngân hàng
- Hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh mua bán ngoại tệ và nghiệp vụ thanh toán
quốc tế phát sinh hàng ngày, hỗ trợ làm việc theo nhiệm vụ của kế toán trưởng.
* Kế toán vốn chủ sở hữu, tài sản cố định.
-

Nhận và cập nhật chứng từ về TSCĐ, kiểm tra xác nhận TSCĐ khi nhập.

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

-

Lập biên bản bàn giao và bàn giao tài sản cho đơn vị (bộphận) ngân hàng

-

Lập và giao biên bản bàn giao trách nhiệm sử dụng tài sản.


-

Tập hợp chi phí XDCB, chi phí sửa TSCĐ, lập quyết toán XDCB, chi phí sửa

chữa hoàn thành.
-

Cập nhật tăng giảm TSCĐ, lập danh sách tăng giảmTSCĐ từngtháng, năm.

-

Xác định thời gian khấu hao TSCĐ (theo khung quy định nhà nước), tính khấu

hao TSCĐ, chuyển số liệu khấu hao tháng chotừng bộ phận để hạch toán.
-

Lập biên bản thanh lý TSCĐ.

-

Lập thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, Hồ sơ TSCĐ.

-

Lập danh mục hồ sơ, tài liệu tài sản, sắp xếp và lưu hồ sơTSCĐ.

-

Kiểm kê TSCĐ 6 tháng hoặc cuối năm.


-

Cung cấp số liệu và tài liệu liên quan về TSCĐ khi có yêu cầu của phòng kế

toán.
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ số hiện có và tình hình biến
động nguồn vốn của ngân hàng.
- Kiểm tra chặt chẽ tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn của ngân hàng theo
đúng quy định hiện hành, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn và phát
triển vốn của ngân hàng.
- THường xuyên phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn của ngân hàng
để có biện pháp thích hợp để điều chỉnh nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
* Kế toán thu nhập chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh.
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thu và
chi của ngân hàng, hạch toán các nghiệp vụ đó theo đúng quy định chế đô tài khoản
hiện hành.
- Tập hợp chi phí, cân đối giữa thu và chi đảm bảo tình hình hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.
- Hỗ trợ các công việc do kế trưởng giao.
- Cuối mỗi kỳ kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trình
lên kế toán trưởng và Ban lãnh đạo ngân hàng.

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp


Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

2.1.1.3 Một số chính sách kế toán chung của Seabank.
* Chế độ kế toán mà ngân hàng đang áp dụng: Hệ thống kế toán Việt Nam được bộ
tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006
và các thông tư sửa đổi bổ sung.
* Nguyên tắc kế toán: Cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất
quán, thận trọng, trọng yếu.
* Nguyên tắc hạch toán: Kế toán sử dụng phương pháp ghi Nợ – Có để phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh; sử dụng kết cấu tài khoản chữ T; nguyên tắc ghi Nợ
trước, Có sau, Nợ – Có cân bằng nhau; xác định tính số dư trên các TK tài sản và
nguồn vốn, nguồn vốn nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; nguyên tắc phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn.
* Phương pháp luân chuyển chứng từ: kế toán ngân hàng tuân thủ theo hai loại
chứng từ: chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn và tuân thủ theo các bước: lập
chứng từ, kiểm tra chứng từ, xử lý, ghi sổ, lưu trữ chứng từ.
* Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ.
* Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: Đồng Việt Nam ( VNĐ) được sử dụng làm đơn
vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
* Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12
hàng năm.
* Hệ thống báo cáo tài chính của seabank: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…

SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp


Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

2.1.2. Quy trình kiểm toán tổng quát tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
* Sơ đồ kiểm toán tổng quát:

Khảo sát
Đánh giá rủi ro
và lập kế hoạch
kiểm toán
Thông báo kiểm
toán
Thực hiện kiểm
toán.
Lập báo cáo
kiểm toán
Theo dõi thực
hiện các đề
xuất, kiến nghị

Báo cáo hậu
kiểm soát

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán tổng quát tại Seabank.
* Các bước thực hiện:
Bước 1: Khảo sát.
Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán phần hành cụ thể nào thì phải khảo sát lại toàn
bộ phần hành đó. Ghi lại toàn bộ, mô tả chi tiết quá trình mọi người làm việc, thực
hiện tác nghiệp, thu thập các tài liệu, chứng từ liên quan đến phần hành đó.


SV: Lê Hà Linh

Lớp: CĐ09KN


×