Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP DẪN LUẬN NGÔN NGỮ_ VCU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.13 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TIẾNG ANH

-----------DẪN LUẬN NGÔN NGỮ
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP


Câu 1: Trình bày các tính chất của
ngữ âm. Phân tích và lấy ví dụ
1.Tính chất sinh lý (về phương diện cấu âm)
Âm thanh của ngôn ngữ được tạo ra
do sự hoạt động của bộ máy cấu âm
của con người. Bộ máy đó gồm:
2.Tính chất vật lý của ngữ âm (về
phương diện âm học)
-

Cao độ
Cường độ

Âm sắc
3.Tính chất xã hội của ngữ âm (về phương diện chức năng)
-

Mỗi xã hội, mỗi dân tộc có một ngôn ngữ với hệ thống ngữ âm riêng. Mỗi xã hội xử lý
âm thanh theo cách riêng của mình.


Câu 2: Thế nào là nguyên âm? Trình bày cách
phân loại nguyên âm
1. Phân loại trên cơ sở cấu âm:



+ Độ mở của miệng: tùy theo miệng mở ra ít hay nhiều.
1. Nguyên âm hẹp (khép): [i ], [u]
2. Nguyên âm nửa hẹp (khép vừa): [e], [ o]
3. Nguyên âm nửa rộng (mở vừa): [ε]
4. Nguyên âm rộng (mở): [a]
+ Chiều hướng của lưỡi: Tùy theo chiều hướng của lưỡi
nhích ra trước, lùi về sau hay ở giữa.
1. Nguyên âm dòng (hàng) trước: lưỡi đưa ra phía trước,
mặt lưỡi nâng lên về phía ngạc: [ i] , [ e]
2. Nguyên âm dòng (hàng) sau: lưỡi lùi về phía sau, gốc
lưỡi đưa lên về phía ngạc: [u] , [o] , [ɔ]
3. Nguyên âm dòng (hàng) giữa: lưỡi ở giữa: [ə] trong từ
about


+ Hình dáng của môi:
1. Nguyên âm tròn môi: môi chúm tròn lại: [u], [o] [ɔ]
2. Nguyên âm không tròn môi: môi không chúm tròn,
[ i ] , [e]
2. Phân loại trên cơ sở âm học
 + Trường độ: các nguyên âm có thể khác nhau về độ dài
thời gian của chúng.
1. ngắn : [ ă ]
2. bình thường : [a]
3. hơi dài : [ a ]
4. dài : [ a:]


+ Cao độ:

1. Nguyên âm bổng: là các nguyên âm dòng trước: [i, e,
ε] ...
2. Nguyên âm trầm là các nguyên âm dòng sau: [u , o]...
3. Nguyên âm trung hòa là nguyên âm dòng giữa: [ə]...
+ Cường độ:
1. Nguyên âm có độ vang nhỏ: là các nguyên âm hẹp
(khép) [i ], [u]
2. Nguyên âm có độ vang lớn: là các nguyên âm rộng (mở)
hoặc nửa rộng (mở vừa) [a], [ε]
3. Nguyên âm có độ vang trung bình: là các nguyên âm
nửa khép [e], [ o]


Câu 3: Trình bày các loại nghĩa của từ. Cho ví dụ
Nghĩa của từ là một hiện tượng phức tạp, bao gồm các
thành tố sau:
a, Nghĩa sở chỉ (nghĩa biểu vật): là mối liên hệ giữa từ và đối
tượng, sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị. Mối quan hệ
của từ với cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở chỉ.
Ví dụ: từ “ô” (ngựa ô), “mực” (chó mực), “huyền” (tóc
huyền) có nghĩa sở chỉ khác nhau.
b, Nghĩa sở biểu (nghĩa biểu niệm): là quan hệ của từ với ý,
tức là với khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện.
Mối quan hệ giữa từ với cái sở biểu gọi là nghĩa sở biểu.
Thuật ngữ “ý nghĩa” dùng để chỉ nghĩa sở biểu.
c, Nghĩa sở dụng: là quan hệ của từ với người sử dụng, thể
hiện thái độ, cảm xúc của người sử dụng.
d, Nghĩa kết cấu: là quan hệ giữa từ với những từ khác trong
hệ thống từ vựng.



Câu 4: Trình bày các đơn vị chủ yếu trong hệ thống-kết cấu
của ngôn ngữ. Lấy ví dụ và phân tích
a. Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói
Ví dụ: Âm / b /, / f /, / v / …
b. Hình vị là chuỗi kết hợp các âm vị tạo thành. Hình vị có chức năng
cấu tạo từ và biểu thị ý nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp của từ.
Ví dụ: “Quốc kỳ” được tạo bởi 2 hình vị là “Quốc” và “kỳ”. Hai hình vị
này đều biểu thị nghĩa Quốc: nước, kỳ: cờ.
Trong tiếng Anh, từ “unfair” có 2 hình vị, từ “boxes” có 2 hình vị: 1
hình vị từ vựng và 1 hình vị ngữ pháp.
c. Từ: Trong tiếng Việt, từ là đơn vị được cấu tạo bằng một hoặc một
số từ tố (hình vị) có chức năng định danh, có khả năng đóng các vai
trò khác nhau trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ ,vv..
d. Câu: Câu là chuổi kết hợp của một hoặc nhiều từ theo quy tắc ngữ
pháp nhất định để thông báo.


Câu 5: Có mấy kiểu biến thể của từ vị. Phân tích và lấy ví dụ
Có các kiểu biến thể sau đây của từ:
1. Biến thể hình thái học
-

Đó là những hình thái ngữ pháp khác nhau của một từ, hay còn gọi là
những từ hình.

-

Ví dụ: see – saw (hiện tại – quá khứ)
boy - boys – boy’s (số ít – số nhiều – sở hữu cách)


2. Biến thể ngữ âm – hình thái học
Đó là sự biến dạng của từ về mặt ngữ âm và cấu tạo từ, chứ không
phải là những hình thái ngữ pháp của nó.
Ví dụ : Giời - Trời, sờ - rờ, nhíp – díp
3. Biến thể từ vựng – ngữ nghĩa
- Mỗi từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Mỗi lần sử dụng chỉ 1
trong những ý nghĩa của nó được hiện thực hóa.
-

Ví dụ: từ “chết” có ý nghĩa khác nhau trong những trường hợp sử
dụng sau: Ông ấy mới chết năm ngoái/ Đồng hồ chết rồi/ Mực chết


Câu 6: Trong các phương thức ngữ pháp, thế nào là
phương thức phụ gia, phương thức biến tố bên trong
và phương thức thay căn tố. Lấy ví dụ
Phương thức ngữ pháp là những biện pháp hình thức
chung nhất thể hiện nghĩa ngữ pháp.
1. Phương thức phụ gia
Phương thức phụ gia là dùng phụ tố liên kết vào căn tố để
thể hiện nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ: Phụ tố -s được liên kết vào căn tố book- để thể hiện nghĩa ngữ
pháp “số nhiều”. Ta nói từ books thể hiện nghĩa ngữ pháp số
nhiều bằng phương thức phụ gia.

2. Phương thức biến tố bên trong


Phương thức biến tố bên trong là cách thay đổi một bộ phận của

căn tố để thể hiện nghĩa ngữ pháp. Ví dụ: foot (bàn chân - số ít)
→ feet (bàn chân - số nhiều). Trong ví dụ trên âm /u/ của căn tố
foot đã biến thành âm /i/ (feet) để thể hiện nghĩa số nhiều.


3. Phương thức thay căn tố


Phương thức thay căn tố là cách thay đổi hoàn toàn vỏ
ngữ âm của căn tố để biểu thị nghĩa ngữ pháp.



Ví dụ: từ go trong tiếng Anh có nghĩa ngữ pháp thì hiện
tại, đã biến đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của mình thành
went để thể hiện thì quá khứ.


Câu 7: Thế nào là hiện tượng đồng âm. Lấy ví dụ và phân
tích
Là hiện tượng các từ khác nhau có hình thức âm
thanh trùng nhau một cách ngẫu nhiên nhưng có ý
nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Chúng trùng với nhau cả về âm thanh lẫn chữ viết
trong tất cả hình thái ngữ pháp vốn có của chúng.
Ví dụ: từ “đường” trong “đường tàu”, “mua một cân
đường”
từ “sao” trong “ông sao trên trời”, “sao anh lại
làm thế”, “đi sao giấy khai sinh”



Câu 8: Trình bày bản chất của ngôn ngữ và phân tích
Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu)
và những quy tắc kết hợp để tạo thành lời nói trong giao
tiếp.
1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội: Ngôn ngữ (NN) gắn bó
với đời sống con người, đồng thời phát triển song song với
hoạt động và tư duy của con người. :
a. Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên
b. NN không phải là bản năng sinh vật của con người
c. NN không phải là đặc trưng chủng tộc
d. NN khác với âm thanh
e. NN không phải là hiện tượng cá nhân


2. NN là một hiện tượng xã hội đặc biệt
a. NN và hình thái xã hội: Theo chủ nghĩa Mác xít, NN có vị
trí khác với các hiện tượng xã hội khác. NN là một hiện
tượng xã hội đặc biệt. Tính đặc biệt của nó là ở chỗ phục
vụ xã hội, làm phương tiện giao tiếp giữa các thành viên
trong xã hội loài người. Nếu không có NN thì xã hội không
tồn tại và ngược lại .
b. NN không mang tính giai cấp trong xã hội có giai cấp
NN là tài sản chung của tất cả mọi giai cấp trong xã hội.
NN không mang tính giai cấp, là hiện tượng xã hội xuyên
suốt mọi thời gian, thời đại lịch sử.


Câu 9: Thế nào là các đơn vị ngữ âm đoạn tính. Lấy ví dụ và
phân tích

Về mặt âm thanh, có thể chia cắt lời nói thành những khúc
đoạn ngày càng nhỏ, cho đến lúc không thể phân chia
được nữa.
Ví dụ: câu “Nhân dân Việt Nam rất anh hùng”. Nếu chỉ tính
đến âm, ta gọi đó là một âm cú.
- Âm cú này có thể cắt ra 2 khúc đoạn: Nhân dân Việt Nam//
rất anh hùng. Mỗi khúc đoạn gọi là một âm đoạn
- Mỗi âm đoạn có thể chia tách thành những đoạn nhỏ hơn,
gọi là âm tự: Nhân dân// Việt Nam
Tiếp tục chia âm tự “nhân dân” ta có 2 âm tiết nhân// dân
Tách âm tiết nhân, ta có 3 âm tố nh// â/ n
Các khúc đoạn trên ta gọi là các đơn vị ngữ âm đoạn tính.Âm
tiết và âm tố là 2 đợn vị đoạn tính quan trọng nhất.


Câu 10: Trình bày các cách phân loại nghĩa của từ nhiều
nghĩa. Lấy ví dụ và phân tích
Từ nhiều nghĩa (từ đa nghĩa): là từ có thể có nhiều ý nghĩa
- Cách phân loại ý nghĩa của từ đa nghĩa:
a, Căn cứ vào sự khác nhau của những mối quan hệ với sự vật:
nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp hoặc nghĩa đen và nghĩa
bóng
Ví dụ: từ “đầu”
Nghĩa trực tiếp: phần trên cùng hoặc trước hết của cơ thể động
vật
Nghĩa chuyển tiếp: đầu của con người, là biểu tượng của suy
nghĩ, hoặc tóc (chải đầu)
b, Căn cứ theo ngữ cảnh: ta có nghĩa chính (nghĩa tự do, được
thể hiện qua nhiều ngữ cảnh phong phú) và nghĩa phụ
(nghĩa hạn chế , chỉ được hiểu qua một số ngữ cảnh nào đó)

-


c, Căn cứ theo khả năng sử dụng: ta có nghĩa cổ (không còn
được sử dụng trong giao tiếp hiện nay) và nghĩa hiện dùng
(được cả cộng đồng ngôn ngữ đang sử dụng)
Ví dụ: từ “đểu” nghĩa cổ là hoạt động gánh
nghĩa hiện dùng là xỏ xiên lừa đảo đến mức bất kể
đạo đức
d, Căn cứ theo lịch sử biến đổi nghĩa: ta có nghĩa gốc và nghĩa
phái sinh
Ví dụ: từ “vố” nghĩa gốc: là dụng cụ giống như cái búa nhỏ để
điều khiển voi
nghĩa phái sinh: lần bị đòn đau hay bị một việc
không hay gì đó do người khác gây ra (bị lừa mấy vố..)


Câu 11: Cách miêu tả một phụ âm
1. Phân loại theo cấu âm:
a. Theo phương thức cấu âm: Phương thức cấu âm là cách
cản trở luồng hơi khi ta phát âm. Có bốn phương thức
chính:
+ Phương thức tắc: Luồng hơi bị cản trở hoàn toàn ở miệng
sau đó thoát ra ngoài. Tùy theo nơi luồng hơi thoát ra, ta
có các loại phụ âm sau:
- Phụ âm tắc: luồng hơi thoát ra ở đằng miệng: [b] , [d],
[k]
- Phụ âm mũi: luồng hơi thoát ra đằng mũi: [m], [n], [ɲ],
[ŋ]
- Phụ âm bật hơi: luồng hơi bật mạnh ra đằng miệng [ t’]

+ Phương thức xát: luồng hơi không bị cản trở mà lách qua
khe hở hẹp do hai bộ phận cấu âm tạo ra, cọ xát vào thành
khe hẹp đó.


- Phụ âm xát: luồng hơi lách qua khe hẹp ngay ở giữa
đường thông từ miệng ra ngoài. Ví dụ: [ f ], [ v]…
- Phụ âm bên: luồng hơi lách qua một hoặc hai bên lưỡi
Ví dụ: [l]
+ Phương thức tắc - xát: luồng hơi bị cản trở hoàn toàn như
ở phương thức tắc, rồi thoát ra một khe hẹp như ở phương
thức xát. Ví dụ [ t∫ ] child.
+ Phương thức rung: luồng hơi bị chặn lại ở một vị trí nào
đó như đầu lưỡi chẳng hạn, nó vượt qua chướng ngại, rồi lại
bị chặn lại, cứ diễn ra liên tiếp như thế, ta có phụ âm rung.
Ví dụ [ r]


b. Theo điểm cấu âm
Điểm cấu âm là nơi luồng hơi bị cản trở. Khi phát âm
hai bộ phận cấu âm sẽ khép đường thông từ phổi lên
miệng, tạo nên nơi cản trở.
- Phụ âm môi: luồng hơi bị cản trở ở hai môi hoặc ở môi và
răng.
Ví dụ: [ p , b], [ f , v]
- Phụ âm giữa răng: đầu lưỡi đặt ở giữa các răng cửa của hai
hàm răng, tạo nên điểm cấu âm.
Ví dụ: [θ , ð] (thing, this)
- Phụ âm đầu lưỡi-lợi: điểm cấu âm là đầu lưỡi và lợi của hàm
răng trên.

Ví dụ: [ t , d , s , z]
- Phụ âm quặt lưỡi: đầu lưỡi nâng cao và quặt cong về phía ngạc
cứng.
Ví dụ: [ƫ ] trời , [ʂ] sẽ , [ʐ ] rạng


- Phụ âm ngạc (mặt lưỡi): mặt lưỡi hướng đến ngạc cứng.
Ví dụ: [c ] chọn , [ɲ] nhà
- Phụ âm mạc (gốc lưỡi): gốc lưỡi nâng lên hướng đến
ngạc mềm.
Ví dụ: [ k] , [ŋ] nghé , [γ] gừ , [χ] khế
- Phụ âm lưỡi con: gốc lưỡi lùi lại và nâng lên về phía lưỡi
con; hoặc lưỡi con hạ xuống gốc lưỡi và rung động [r]
- Phụ âm yết hầu: gốc lưỡi lùi hẳn ra sau, khoang yết hầu
bị thu hẹp lại. Ví dụ [ħ] trong từ “tắm
- Phụ âm thanh hầu: được tạo nên bởi sự thu hẹp dây
thanh.
Ví dụ: [ h] hát hò


2. Phân loại theo âm học
- Phụ âm hữu thanh là phụ âm có tiếng thanh, tỷ lệ tiếng
thanh thấp hơn tiếng động, do có sự rung động của dây
thanh khi phát âm. Ví dụ: [b] , [d] , [z], [γ]...
- Phụ âm vô thanh là phụ âm không có tiếng thanh. Ví dụ: [
p , t , k , f , s ...]
Hai loại phụ âm hữu thanh và vô thanh được gọi là phụ âm
ồn. Đối lập với phụ âm ồn là phụ âm vang.
- Phụ âm vang là phụ âm có tỷ lệ tiếng thanh cao hơn tiếng
động. Đó là các âm mũi, âm bên và âm rung. Ví dụ: [ m ,

n , ɲ, ŋ, l, r ...]


Câu 12: Phân biệt nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa sắc
thái.
- Nghĩa biểu vật: là mối liên hệ giữa từ và đối tượng, sự vật,
hiện tượng mà từ biểu thị. Mối quan hệ của từ với cái sở
chỉ được gọi là nghĩa sở chỉ.
Ví dụ: từ “ô” (ngựa ô), “mực” (chó mực), “huyền” (tóc
huyền) … có nghĩa sở chỉ khác nhau.
b, Nghĩa biểu niệm: là quan hệ của từ với ý, tức là với khái
niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện. Mối quan hệ giữa
từ với cái sở biểu gọi là nghĩa sở biểu. Thuật ngữ “ý
nghĩa” dùng để chỉ nghĩa sở biểu.
c, Nghĩa sắc thái: là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan
của con người. Nghĩa biểu thái biểu thị thái độ, cảm xúc,
sự đánh giá của con người với đối tượng mà từ gọi tên.
Ví dụ: cô, bà, nàng, thị, ả….


Câu 13: Trình bày các loại quan hệ ngữ pháp
Có ba loại quan hệ ngữ pháp:
a. Quan hệ đẳng lập:
Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các thành tố không
phụ thuộc vào nhau trong đó chức vụ cú pháp của các
thành tố chỉ được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp do
chúng tạo nên vào một kết cấu lớn hơn.
Ví dụ: tổ hợp “mẹ và con”
b.Quan hệ chính phụ:
Quan hệ chính phụ là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa

một thành tố chính với một thành tố phụ, trong đó chức
vụ cú pháp của thành tố chính chỉ được xác định khi đặt
toàn bộ tổ hợp chính phụ vào một kết cấu lớn hơn, còn
chức vụ của thành tố phụ có thể được xác định mà
không cần điều kiện ấy.
Ví dụ: “học tiếng Anh” là một tổ hợp mang quan hệ chính
phụ trong đó “học” là thành tố chính, “tiếng Anh” là
thành tố phụ.


c. Quan hệ chủ vị:
Quan hệ chủ - vị là quan hệ giữa hai thành tố phụ
thuộc lẫn nhau trong đó chức vụ cú pháp của cả hai
đều có thể được xác định mà không cần đặt tổ hợp do
chúng tạo nên vào một kết cấu lớn hơn.


Câu 14: Trình bày phương thức ngữ pháp láy, hư từ,
trật tự từ
a. Phương thức láy: Phương thức láy là cách lặp lại toàn
bộ hoặc bộ phận vỏ ngữ âm của căn tố để biểu hiện
nghĩa ngữ pháp.
- phương thức láy để tạo nên từ mới (ví dụ: rì rào, ầm ầm,
ha ha ...),
- phương thức láy để biểu thị nghĩa ngữ pháp. Ví dụ: Láy
toàn bộ hoặc bộ phận danh từ để biểu thị nghĩa số
nhiều:
người - người người (số nhiều)
ngày - ngày ngày (số nhiều)
b. Phương thức hư từ: là cách dùng hư từ để biểu thị

nghĩa ngữ pháp.


×