Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài báo cáo châu phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.36 KB, 13 trang )

Châu Phi được mệnh danh là lục địa đen của thế giới, là lục địa tồn tại nhiều
sắc dân quái lạ, nơi có đến 1.300 ngôn ngữ mà mỗi ngôn ngữ đại diện cho một
sắc dân với niềm tin tôn giáo khác biệt, phong tục khác biệt và lễ hội cũng
khác biệt.
Châu Phi là châu lục đông dân thứ hai thế giới, sau châu Á. Diện tích khoảng
30.2 triệu km² bao gồm cả các đảo kề bên. Thay vì có một nền văn hóa, châu
Phi có một lượng lớn các nền văn hóa pha tạp lẫn nhau. Sự khác biệt thông
thường rõ nhất là giữa châu Phi hạ Sahara và các nước còn lại ở phía bắc từ Ai
Cập tới Maroc, những nước này thường tự gắn họ với văn hóa Ả Rập. Trong sự
so sánh này thì các quốc gia về phía nam sa mạc Sahara được coi là có nhiều
nền văn hóa, cụ thể là các nền văn hóa trong nhóm ngôn ngữ Bantu.

Nghệ thuật châu Phi phản ánh tính đa dạng của nền văn hóa châu Phi. Nghệ
thuật có tuổi cao nhất còn tồn tại ở châu Phi là những bức chạm khác 6000
năm tuổi tìm thấy ở Niger, trong khi Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập là tổ hợp
kiến trúc cao nhất thế giới trong khoảng 4000 năm cho đến khi người ta xây
dựng tháp Eiffel. Tổ hợp các nhà thờ xây bằng đá ở Lalibela, Ethiopia, trong đó
Nhà thờ St. George là đại diện, được coi là một kỳ công khác của nghành công
trình.
1. Bắc Phi
Giới thiệu chung


Bắc Phi là khu vực được biết đến đầu tiên ở châu Phi. Thung lũng sông Nil

ở phía bắc Sudan
của những nên văn minh cổ đại như Ai Cập và Kush.

là nơi ra đời

Thung lũng sông Nile


Thung lũng sông Nile đã hình thành vương quốc đầu tiên của châu Phi: nhà
nước Ai cập đã để lại cho loài người những chứng tích, những công trình vĩ đại
tồn tại mãi với thời gian, đó là hệ thống kiến trúc các Kim Tự Tháp, các pho
tượng nhân sư sinh động, các hình vẽ điêu khắc tinh tế, các di chỉ khảo cổ có
niên đại lâu đời. …. Sự phát triển của nhà nước Ai Cập đã thúc đẩy sự phát
triển của cả khu vực Bắc Phi. Có thể nói Bắc Phi là một trong những khu vực có
bề dầy lịch sử phát triển và văn hóa phong phú nhất của châu Phi.
Sông Nile là một trong những con sông dài nhất thế giới (6700km), phần chảy
qua Ai cập là 700km, sông Nile đưa nguồn nước giầu phù sa, bồi đắp nên
những vùng đất màu mỡ hai bên bờ, thuận tiện cho việc trồng trọt. Sông Nile
cũng cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho cư dân và là một trong những con
đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Chính vì thế, thời điểm nước
lên thực sự là một ngày hội lớn của người Ai Cập. Vào những ngày cuối tháng 8,
người dân Ai Cập hân hoan làm lễ tế sông và tổ chức những hoạt động vui chơi
mừng nước ngập bờ.
2. Đông Phi
Giới thiệu chung


Đông Phi là khu vực ở phía đông của lục địa châu Phi, được định nghĩa
khác nhau tùy theo địa lý học hoặc địa chính trị học. Theo Liên hiệp quốc,
19 vùng sau đây tạo thành Đông Phi: Kenya, Tanzania và Uganda, cũng là
những thành viên của Cộng đồng Đông Phi (EAC); Djibouti, Eritrea,
Ethiopia và Somalia, thường được biết đến với tên gọi vùng Sừng Châu Phi;
Mozambique và Madagascar, đôi khi được xem là thuộc Nam Phi; Malawi,
Zambia và Zimbabwe, thường được xem là thuộc Nam Phi; Burundi và
Rwanda, đôi khi được xem là thuộc Trung Phi; Comoros, Mauritius và
Seychelles, những đảo quốc nhỏ ở Ấn Độ Dương; Réunion và Mayotte,
những vùng đất thuộc Pháp ở Ấn Độ Dương
A. Lễ hội


Carnival Mombasa, Kenya
Lễ hội Mombasa Carnival ở Kenya sôi động và nhiều màu sắc. Mọi
người sẽ tham dự các cuộc diễu hành trên khắp đường phố trong
những trang mục đẹp mắt, sặc sỡ sắc màu với âm nhạc sôi động.

Lễ hội này thể hiện phong tục tập quán và nền văn hóa đặc sắc của đất
nước Kenya.
B . Ẩm thực
Văn hóa ẩm thực của người Êthiôpia rất đặc biệt. Vì đa số đều coi Cơ đốc
giáo là quốc giáo nên số ngày ăn chay chiếm số lượng đáng kể. Trước lễ
phục sinh 40 ngày (thời kỳ đại trai), người dân ở đây mới có thể ăn thịt và
các đồ tanh. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời đối với những người nghiền
ăn món thịt bò, đặc biệt là thịt bò sống. Đối với những người ở đây, thịt bò
ngon phải là loại thịt mềm còn nóng hổi từ những con bò vừa bị giết. Có
hai cách để ăn món thịt bò sống này. Cách những miếng vuông, dùng dao
nhỏ cắt lát thành miếng mỏng rồi trộn với bột ớt, để một lúc cho ngấm rồi


ăn. Cách thứ hai là băm nát thịt tươi trộn thêm gia vị ăn kèm với bánh
Inkila. Trong bữa ăn gia đình, người Êthiôpia không dùng bàn ghế mà dùng
một cái sọt đan bằng sậy, bên trên đậy cái nắp phẳng giống như một cây
nấm lớn. Trên nắp sọt bày bánh Inkila, đĩa thịt sống, bột ớt, tương ớt.
Thông thường, họ ăn thịt bò trước rồi ăn bánh có phết tương ớt sau. Khi
ăn, nếu ai để rớt tương ớt ra sọt hoặc xuống đất sẽ bị coi là hành vi thiếu
lịch sự. Dùng thịt bò sống đãi khách là một trong những lễ nghi truyền
thống của người Êthiôpia. Khi vào bữa ăn, nữ chủ nhân đưa đến trước mặt
khách một đĩa đựng đầy thịt sống rồi gắp từng miếng đút cho khách.
Khách chưa nuốt trôi miếng này chủ đã gắp miếng khác cho đến khi nữ
chủ nhân cảm thấy đã bầy tỏ hết lòng hiếu khách mới thôi. Cách tiếp đãi

thịnh tình này khiến khách không thể từ chối, bởi nếu không ăn khách sẽ
bị coi là mất lịch sự với chủ nhân.
3. Tây Phi
Giới thiệu chung:

Tây Phi là khu vực ở cực tây của lục địa châu Phi. Về mặt địa lý, định nghĩa
của Liên hiệp quốc về Tây Phi bao gồm 16 quốc gia trải dài trên một diện
tích 5 triệu km², gồm: Bénin; Burkina Faso; Côte d'Ivoire; Cabo Verde;
Gambia; Ghana; Guinée; Guiné-Bissau; Liberia; Mali; Mauritanie; Niger;
Nigeria; Sénégal; Sierra Leone; Togo
Tất cả 16 quốc gia đó đều là thành viên của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi, trừ
Mauritanie. Khu vực theo định nghĩa của Liên hiệp quốc còn bao gồm các
đảo Saint Helena, một lãnh thổ thuộc Anh ở nam Đại Tây Dương.
A. Âm nhạc
+Mbalax:


Mbalax là một thể loại âm nhạc rất hiện đại nhũng cũng đủ truyền thống
để chúng ta có một cái nhìn thoáng qua về một nền văn hóa giàu đẹp của
nền văn hóa đặc sắc của Tây Phi. Highlife, fuji và Afrobeat là những thể
loại âm nhạc hiện đại được ưa thích trong vùng.

Chiếc trống Djembre, có
nguồn gốc từ người Mandinka, là một trong những nhạc cụ phổ biến nhất
của các sắc tộc Tây Phi. Những biểu tượng văn hóa khác của vùng là
những chiếc áo len Kenta của người Aka tại Ghana và phong cách kiến
trúc theo kiểu Sudan-Sahel phổ biến ở rất nhiều nơi.

B. Trang phục



Một kiểu quần áo phổ biến và tiêu biểu cho vùng này
là chiếc áo dài boubou (còn được biết đến dưới các tên Agbada hoặc
Babariga) có nguồn gốc từ quần áo của tầng lớp quý tộc sống ở những đế
chế Tây Phi vào thế kỷ 12.
C. Phong tục
PHONG TỤC MA CHAY CỦA BỘ TỘC DOGON
Khi trong bộ tộc có người chết, các thành viên trong bộ tộc quấn thi thể
bằng nhiều lớp vải rồi cột vào dây thừng, sau đó kéo lên vách núi cao hơn
90m để đến hang chôn tập thể. Người Dogon cho rằng khi thân thể người
chết ở trên cao họ dễ dàng được siêu thoát hơn. ở trong hang chôn tập
thể, linh hồn người mới chết sẽ được các linh hồn cũ dạy cho cách sống ở
thế giới bên kia và linh hồn người mới chết sẽ không thấy cô đơn vì được
sống cùng những linh hồn của những người trong bộ tộc đã mất trước đó.
Cứ 12 năm một lần, người dân Dogon lại tổ chức lễ hội Dama kéo dài 6
tuần lễ để đưa những vong hồn còn lưu lại trong hang và vất vưởng quanh
làng trở về thế giới bên kia.
D. Lễ hội


Đối với người dân đến từ lục địa đen, Panafest là một từ đã quá quen
thuộc, diễn ra vào tháng 7, tháng 8 và thường được tổ chức hai năm một
lần tại đất nước Ghana. Lễ hội được tổ chức lần đầu vào năm 1992, với ý
tưởng quảng bá và thắt chặt tình đoàn kết giữa những đất nước châu Phi,
với vô số hoạt động thú vị và đầy màu sắc như: kịch, thơ, múa, biểu diễn
âm nhạc, trống và đặc biệt nhất là lễ rước tộc trưởng và vợ. Họ được rước
lên đài, trong tiếng hò reo của người dân Ghana và tiếng trống đậm chất
châu Phi.

Trong lễ hội này, vua

Ashati đeo vàng đầy người, chỉ riêng hai cánh tay cũng phải cần bọn tùy
tùng nâng hộ bởi cánh tay nặng trĩu toàn vàng… Khi vua đi diễu hành
quanh bộ tộc, các thần dân tung hoa lên khắp các đường rước nhà vua đi.


Ghana không chỉ đặc biệt ở lễ hội này mà ở đây còn một phong tục rất kỳ
lạ: tục Trokosi (nô lệ tế thần) – đây là một phong tục có từ lâu đời: dâng
nộp gái trinh đẹp phục vụ cho tù trưởng hoặc giáo sĩ. Phong tục này được
đặt ra gần như là để xử phạt những gia đình phạm phải các tội như: trộm
cắp, ngộ sát… Khi cống nạp thể xác một cô gái trinh nguyên trong gia
đình cho thần linh, người tin rằng tội lỗi gây ra sẽ được gột rửa, thoát khỏi
sự trừng phạt của những lời nguyền bí hiểm. ở từng nơi, phong tục này có
những nét khác biệt riêng, nhưng các Trokosi ở đâu cũng phải chịu nỗi
thống khổ như nhau. Có những gia đình không có con gái lớn phải dâng
các bé gái chỉ mới một, hai tuổi. Các Trokosi già sẽ phải nuôi các bé này
lớn lên và đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên thì thực sự trở thành nô lệ tế thần
đúng nghĩa với buổi lễ công nhận chính thức rồi sau đó – như tập tục lâu
đời, vị giáo sĩ (được xem là hiện thân của thần) bắt đầu có quyền ăn nằm
với nạn nhân bất cứ lúc nào ông ta muốn. Tại ngôi đền của giáo sĩ, các
Trokosi - thậm chí lúc mang thai - vẫn làm lụng nặng nhọc, nai lưng làm
lụng dưới cái nắng khủng khiếp trên các nương rẫy. Tuy làm lụng vất vả
nhưng những cô gái này không được hưởng chút thành quả lao động nào.
Thức ăn cô ăn hàng ngày và để nuôi con đều do gia đình cô chu cấp, dù
đứa trẻ chính là con của giáo sĩ. Cay đắng hơn, khi Trokosi chết, gia đình
cô phải tự lo ma chay chôn cất và trong nhiều trường hợp còn phải dâng
nộp một gái trinh khác trong gia đình mình để thay thế cho Trokosi vừa
chết. Đó là trường hợp các Trokosi được dâng nạp chưa kịp “phục vụ” giáo
sĩ hoặc thời gian cô làm việc cho đền thờ chưa được một năm…
Hiện nay trong một số ngôi đền ở Ghana, vài phụ nữ tế thần đã là thế hệ
Trokosi thứ năm, họ vẫn câm lặng làm việc và cống nạp thân xác để trả

giá cho một sai lầm hay tội lỗi gì đó mà gia đình đã phải chịu, dù lỗi lầm
đó đã trải qua hàng chục năm thậm chí hàng trăm năm. Nếu Trokosi nào
không chịu nỗi những cay đắng tủi nhục bỏ chốn mà bị bắt lại đều phải
hứng chịu những trận đòn kinh hoàng và những ngày sau đó còn hơn sống
trong địa ngục. Hiện nay ở một vài nơi tại Ghana, phong tục Trokosi đang
bị phản ánh gay gắt. Những chiến dịch chống đối và nhiều trường học
dành cho Trokosi được lập ra. Nhưng dù thế nào thì trên khuôn mặt của
những cô gái nô lệ của thần linh đã hằn sâu sự bi ai và thống khổ tột cùng
mà không liệu pháp tinh thần nào có thể xóa bỏ được.
Tục này được áp dụng tại ít nhất 12 ngôi đền ở Ghana và hàng chục ngôi
đền khác tại Togo và Benin với số nạn nhân tế thần tổng cộng khoảng
10.000 cô gái.


Hiện nay, tại vài nơi ở Ghana, Thiên Chúa giáo của các giáo sĩ Bồ Đào Nha
đã in đậm, tập tục trokosi đang gặp phản ứng gay gắt. Những chiến dịch
chống đối được phát động và nhiều trường học dành riêng cho trokosi
được lập ra. Nhưng khuôn mặt những cô gái nô lệ của thần linh đã hằn sâu
sự bi ai và thống khổ tột cùng mà không liệu pháp tinh thần nào có thể
xóa đi được...
Nam Phi
1. Giới thiệu chung
Nam Phi, tên chính thức Cộng hòa Nam Phi. Theo phân định của Liên hợp
quốc, khu vực Nam Phi bao gồm 5 quốc gia: Botswana, Lesotho, Namibia,
Cộnghòa Nam Phi và Swaziland
2.Văn hóa
Có thể nói Nam phi làm một trong những nơi có nhiều dân tộc và bản sắc
văn hóa của Châu Phi
A. Ngônngữ
Nam Phi có mười một ngôn ngữ chính thức: Tiếng Afrikaans, tiếng Anh,

Ndebele, Bắc Sotho, Nam Sotho, Swati, Tsonga, Tswana, Venda, Xhosa và
Zulu


Bản đồ thể hiện các ngôn ngữ tại Nam Phi theo khu vực.
Xanh đậm:Tiếng Afrikaans
Hồng: Bắc Sotho
Xám:Nam Sotho
Vàng:Swati
Xanh nhạt: Tsonga
Đỏ:Tswana
Nâu:Venda
Tím: Xhosa
Xanh lá: Zulu

B. Ẩmthực
Ẩm thực Nam Phi sử dụng chủ yếu nguyên liệu thịt và có một món ăn đặc
trưng riêng của Nam Phi trong những dịp lễ họi được gọi là braai, hay thịt
nước.
Ngoài ra Nam Phi còn có một số món ăn đặc trưng như:


BILTONG: Một dạng khô tương tự như khô bò ở Việt Nam. Bên cạnh thịt bò
cắt lát mỏng, món ăn vặt được ưa thích ở Nam Phi này còn có thể được
làm từ thịt linh dương Nam Phi, thịt đà điểu.

BOBOTIE: Món thịt băm đút lò được ướp khá cay, phía trên phủ một lớp
trứng rất hấp dẫn. Bobotie được cho là món ăn của những người nô lệ
Trung Ấn mà thực dân Hà Lan đưa đến Nam Phi.



MELKTERT: Bánh tạc sữa rắc quế, một loại bánh tráng miệng phổ biến.


C. Âm nhạc
Nam Phi sở hữu nhiều phong cách âm nhạc khác nhau. Nhiều nhạc công
da đen biểu diễn bằng tiếng Hà Lan Nam Phi hay tiếng Anh trong thời kỳ
apartheid đã chuyển sang sử dụng các ngôn ngữ Châu Phi truyền thống,
và phát triển một phong cách âm nhạc riêng biệt được gọi là Kwaito.

Một người đáng chú ý là Brenda Fassie, bà đã trở nên nổi tiếng với bài hát
“Weekend Special”, biểu diễn bằng tiếng Anh.

Nhiều nhạc công truyền thống nổi tiếng gồm Ladysmith Black Mambazo,
còn Soweto String Quartet trình diễn nhạc cổ điển với hương vị Châu Phi.

Các ca sĩ da trắng và da màu Nam Phi theo truyền thống thường có ảnh
hưởng t ừ các phong cách âm nhạc Châu Âu gồm cả ban nhạc metal
phương Tây như Seether.

Âm nhạc sử dụng tiếng Hà Lan Nam Phi có nhiều kiểu, như hiện đại với
Steve Hofmeyr và punk rock với ban nhạc Fokofpolisiekar.

Đã có nhiều nghệ sĩ đa phong cách như Johnny Clegg và các ban nhạc
Juluka, Savuka đã đạt nhiều thành công trong nước và tại nước ngoài



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×