Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỀ tài NGHIÊN cứu TĂNG HUYẾT áp tại PHÒNG KHÁM đk sơn NAM sơn DƯƠNG TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.69 KB, 16 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, Tăng huyết áp (THA) là yếu tố nguy cơ cao đối
với các bệnh tim mạch ở các nước công nghiệp và ngay tại nước ta bệnh đang ngày
cũng trở nên là vấn đề lớn đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng. Bệnh
đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại. THA đã và đang trở thành một vấn đề sức
khoẻ lớn trên toàn cầu khi gia tăng tuổi thọ cùng các yếu tố nguy cơ khác. Bệnh tăng
huyết áp (THA) là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi.
Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng
35% - 40% nguyên nhân do THA. Đây là bệnh lý thuờng gặp trong cộng đồng và
gia tăng theo tuổi, chiếm 8-12% dân số.Tăng huyết áp là một trong những bệnh
mãn tính không lây có tỉ lệ cao nhất trong cộng đồng và được Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) xếp vào danh sách 10 bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe con người.
Tăng huyết áp gây các biến chứng như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch
máu não nếu xảy ra thường là nặng nề và có thể gây tử vong hay tàn phế suốt đời
cho người bệnh. Bệnh THA gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch
máu não, suy tim, suy mạch vành, suy thận... phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc
và phương tiện kỹ thuật đắt tiền. Chính vì thế, bệnh THA không những ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của bản thân người mắc bệnh, mà còn là gánh nặng cho gia
đình và xã hội.
Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh THA chiếm
khoảng 10% - 15% dân số và ước tính đến 2025 là 29%. Tại Việt Nam, theo
nghiên cứu của bộ môn Tim mạch và Viện Tim mạch tại thành phố Hà Nội năm
2001-2002, tỷ lệ THA ở người lớn là 23,2%, cao gần ngang hàng với các nước trên
thế giới. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ THA người lớn (trên 25 tuổi) ở
một số vùng Việt Nam đã lên đến 33,3%.
Điều trị THA làm giảm khoảng 40% nguy cơ đột quỵ và 15% nguy cơ nhồi
máu cơ tim. Điều trị THA cần phải liên tục, kéo dài và phải được theo dõi chặt
chẽ. Trên thực tế việc phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân THA tại cộng đồng




2

gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng như người dân còn nghèo chưa
đủ tiền theo dõi, điều trị, thiếu sự quan tâm, thiếu hiểu biết, trình độ học vấn thấp...
Tại phòng khám đa khoa khu vực (PKĐK) Sơn Nam theo số liệu báo cáo khám
chữa bệnh từ 01.01.2015 đến ngày 30.11.2015 tỉ lệ Bệnh nhân từ 25 tuổi trở lên
mắc bệnh THA chiếm 12.8% trong đó số đó chỉ có 63.4% được điều trị theo dõi
thường xuyên. ( Tại PKĐK Sơn Nam tính từ 01.01.2015 – 30.11.2015 tổng số
bệnh nhân từ 25 tuổi trở lên được khám và điều trị là 4890 bệnh nhân trong đó có
63 bệnh nhân được chẩn đoán và được điều tri THA).
Trước thực trạng trên chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng
bệnh nhân THA điều trị ngoại trú tại PKĐK Sơn Nam năm 2015” nhằm hai mục
tiêu sau:
• Mục tiêu :
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị
ngoại trú tại PKĐK Sơn Nam.
2. Nhận xét kết quả, theo dõi và điều trị bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại
trú tại PKĐK Sơn Nam.

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa THA
Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một người lớn được gọi là THA khi HA tối đa,
HA tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu, HA tâm trương (HATTr) ≥ 90
mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sỹ chẩn
đoán là THA .
Đây không phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều

nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau.
THA cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác như: tai biến mạch
máu não, bệnh mạch vành...


3

1.1.2. Phân loại THA
Phân loại THA có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Theo
WHO/ISH (năm 2003) chia lại THA làm 3 độ:

Bảng 1.1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003)
Phân độ tăng huyết áp

Huyết áp (mmHg)
Tâm thu

Tâm trương

THA độ I

140 - 159

90 – 99

THA độ II

160 - 179

100 – 109


THA độ III

≥ 180

≥ 110


4

- Cách phân loại THA tại Việt Nam: xuất phát từ cách phân độ THA của
WHO/ISH, Hội tim mạch Việt Nam đã đưa ra cách phân độ như sau [12]:
Bảng 1.2. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay
Phân độ tăng huyết áp

HA tối ưu

Huyết áp (mmHg)
Tâm thu

< 80

< 120

80 - 84

120 - 129

HA bình thường
HA bình thường cao


Tâm trương

85 - 89

130 - 139

THA độ 1 (nhẹ)

140 - 159

90-99

THA độ 2 (trung bình)

160 - 179

100-109

THA độ 3 (nặng)

≥ 180

THA tâm thu đơn độc

≥ 140

≥ 110
< 90


Nếu HATT và HATTr ở hai phân độ khác nhau tính theo trị số HA lớn hơn.
1.2. Cơ chế bệnh sinh bệnh THA
Cơ chế bệnh sinh gồm THA nguyên phát và THA thứ phát.
1.2.1. THA nguyên phát
THA nguyên phát chiếm tới 90% các trường hợp, cơ chế bệnh sinh đến nay chưa
được rõ ràng, người ta cho rằng một số yếu tố sau đây có thể gây THA:
- Tăng hoạt động thần kinh giao cảm sẽ làm tim ở trạng thái tăng động do tăng
hoạt động của tim dẫn đến tăng cung lượng và tăng tần số tim. Toàn bộ hệ thống động
mạch ngoại vi và động mạch thận bị co thắt, làm tăng sức cản ngoại vi để lại hậu


5

quả cuối cùng là THA động mạch .
+ Kích thích lớp cầu của vỏ thượng thận làm tăng bài tiết aldosterol gây tăng
giữ nước và giữ muối.
+ Kích thích trực tiếp lên ống thận làm tăng tái hấp thu natri.
mạch máu và làm tăng sức cản ngoại vi dẫn đến THA.
- Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh của THA: Trong điều kiện bình
thường các hormon và thận sẽ hiệp đồng để thải natri làm cho lượng natri trong
máu ổn định. Hiện tượng ứ natri xảy ra khi lượng natri sẽ tăng giữ nước dẫn đến
THA.
1.2.2. THA thứ phát
Bệnh nhân THA có nguyên nhân rõ ràng như một số nguyên nhân sau:
- Có khoảng 5% bệnh nhân THA là do bệnh lý ở tuyến thượng thận tiết nhiều
Cathecholamin vào máu gây nên nhứng cơn lo âu, đau đầu, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh.
- Khoảng 2-3% bệnh nhân THA do bệnh lý viêm cầu thận mạn.
- Khoảng 2% bệnh nhân THA do bệnh lý gây hẹp động mạch thận.
- Trong một số trường hợp sử dụng thường xuyên thuốc, hormone ( các thuốc
chứa Corticoid) làm gia tăng giữ muối và nước trong cơ thể dấn đến gây THA.

- Phụ nữ sử dụng thường xuyên và liên tục thuốc ngừa thai có thể gây THA.
- Phụ nữ mang thai có thể bị THA trong giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ,
thường có liên quan tới hội chứng nhiễm độc thai nghén.
1.3. Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp
1.3.1. Lâm sàng
Bệnh nhân bị THA đa số đều không có triệu chứng gì cho tới khi phát hiện ra
bệnh. Hay gặp nhất đau đầu vùng chẩm và hai bên thái dương, ngoài ra có thể có hồi
hộp, mệt, khó thở, mờ mắt, tê đầu chi..., một số các triệu chứng khác tuỳ thuộc vào
nguyên nhân hoặc biến chứng của THA.
* Đo HA là động tác quan trọng nhất có ý nghĩa chẩn đoán xác định. Số đo
HA được đánh giá theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch học Việt Nam như sau:
Tại phòng khám: Khi bệnh nhân có trị số HA ≥ 140/90mmHg. Sau khám lại lâm


6

sàng ít nhất 2 hoặc 3 lần khác nhau. Mỗi lần khám được đo ít nhất 2 lần.
- Các dấu hiệu lâm sàng khác: Bệnh nhân có thể béo phì, mặt tròn, cơ chi trên
phát triển hơn cơ chi dưới trong hẹp eo động mạch chủ.
- Khám tim phổi có thể phát hiện sớm dày thất trái hay dấu hiệu suy tim trái.
- Khám thần kinh có thể phát hiện các tai biến mạch máu não cũ hoặc nhẹ.
1.3.2. Cận lâm sàng: Tại PKĐK Sơn Nam các xét nghiệm cận lâm sàng còn
chưa đầy đủ nên tôi chưa đưa được kết quả vào nghiên cứu.
1.4. Điều trị bệnh THA
- Có thể khẳng định được điều trị nội khoa đã có tác dụng với cao huyết áp.
- Hạn chế được các biến chứng do huyết áp cao gây nên.
- Giảm được tỉ lệ tử vong của người bệnh có huyết áp cao.
Điều trị đúng cách bệnh nhân sẽ sống gần như bình thường, kéo dài tuổi thọ,
cải thiện chất lượng cuộc sống.
1.4.1. Nguyên tắc điều trị THA

+ Chế độ ăn uống
+ Chế độ luyện tập
+ Tuyên truyền giáo dục
+ Sử dụng thuốc
1.4.2. Các phương pháp điều trị
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị huyết áp cao.
Nhưng y học đã tổng kết thực tế chỉ còn 4 loại chính:
- Lợi tiểu.
- Nhóm thuốc ức chế thụ thể beta
- Ức chế canxi
- Ức chế men chuyển.
Có rất nhiều cách điều trị phối hợp áp dụng cho tuỳ từng bệnh nhân hiệu quả
điều trị phụ thuộc vào sự đáp ứng của từng người điều trị.
1.5 Tổn thương cơ quan đích có thể gặp trong THA
- Tim: Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhân
tử vong cao nhất đối với THA: dày thất trái gây suy tim toàn bộ, suy mạch vành


7

gây nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp...Về lâm sàng, lúc đầu người bệnh mệt mỏi, khó
thở khi gắng sức, về sau với gắng sức vừa cũng khó thở và đến giai đoạn cuối của
bệnh thì khó thở cả khi đi ngủ.
Về cận lâm sàng có các biểu hiện sớm trên điện tâm đồ như: thiếu máu cơ tim,
dày thất trái…
- Não: Tai biến mạch máu não thường gặp như: xuất huyết não có thể tử vong
hoặc để lại di chứng nặng nề. Có thể chỉ gặp tai biến mạch máu não thoáng qua với
các triệu chứng thần kinh khu trú không quá 24 giờ hoặc bệnh não do THA với lú
lẫn, hôn mê kèm co giật, nôn mửa, nhức đầu dữ dội
- Thận:

+ Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh.
+ Xơ thận gây suy thận dần dần.
- Mạch máu: THA là yếu tố gây vữa xơ động mạch, phồng động mạch chủ.
- Mắt: Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương đáy mắt: phù gai thị, xuất huyết
xuất tiết võng mạc.
1.6. Một số các yếu tố liên quan đến bệnh THA
1.6.1. Tăng glucose máu
1.6.2. Rối loạn lipid máu
1.6.3. Béo phì
1.6.4. Thói quen hút thuốc lá
1.6.5. Thói quen uống rượu
1.6.6. Thói quen ăn mặn


8

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu :
-Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị THA tại PKĐK Sơn
Nam.
- Bệnh nhân đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ 01/01/2015 đến 30/11/2015.
- Địa điểm: Khoa khám bệnh PKĐK Sơn Nam.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu tất cả bệnh nhân THA đã được điều
trị tại PKĐK Sơn Nam trong thời gian trên.
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học đơn giản.
2.4. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1. Hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng
- Những đối tượng được chọn vào nhóm nghiên cứu: bệnh nhân được khám
lâm sàng tỷ mỉ, khai thác kỹ tiền sử, bệnh sử, tuổi đời, tuổi bệnh ghi vào mẫu biểu,
theo dõi các triệu chứng lâm sàng: Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mệt, khó thở, đau
ngực, cảm giác tê bì, nóng bừng mặt.
- Khám lâm sàng:
+ Đo HA: Đo HA bằng máy HA kế đồng hồ được kiểm chuẩn sản xuất tại
Nhật Bản.
+ Nghỉ ngơi, thoải mái ít nhất 5-10 phút trước khi đo HA.
+ Khi đo đối tượng cần được yên tĩnh, dễ chịu, thoải mái, không lạnh,
không tức giận hoặc xúc động .
+ Không làm thủ thuật gì khác khi đang đo.
*Cách đo: Huyết áp được xác định bằng cách đo huyết áp cánh tay theo
phương pháp Korotkoff (1905): bệnh nhân ở tư thế nằm hoặc ngồi trên ghế lưng
được nâng thẳng, tay để trần và nâng ngang tim, băng huyết áp phải rộng trên 2/3


9

cánh tay bệnh nhân. Bơm hơi đến khi không còn nghe thấy tiếng đập của động
mạch thì bơm thêm 30mmHg nữa sau đó xả hơi từ từ đồng thời đặt ống nghe để
nghe tiếng mạch đập tại động mạch khuỷu. Huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu
(HATT) là khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên của động mạch khuỷu tay. Huyết áp tối
thiểu hay huyết áp tâm trương (HATTr) là khi bắt đầu không nghe thấy tiếng mạch
đập hoặc tiếng đập thay đổi âm sắc.
- Đo ít nhất 2 lần cách nhau trên hai phút, sự sai lệch giữa 2 lần đo từ 2 - 5
mmHg, nếu sự sai lệch này trên 5 mmHg cần được lấy số trung bình. Phải đo huyết
áp 2 tay bệnh nhân tay nào cao hơn sẽ lấy trị số huyết áp tay đó.
- Xác định con số HA: HA tâm thu- . HA tâm trương
- Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn chẩn đoán tăng HA đo tại phòng khám

dựa theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị dự
phòng tăng HA ở người lớn HA tâm thu ≥ 140mmHg, HA tâm trương ≥ 90 mmHg
- Các xét nghiệm cận lâm sàng:
2.5. Thuốc điều trị và theo dõi điều trị
Sau khi chọn được đối tượng nghiên cứu đạt tiêu chuẩn vào nhóm nghiên
cứu, hướng dẫn bệnh nhân THA theo chế độ ăn bệnh lý. Dùng thuốc điều trị theo
phác đồ để nhằm mục tiêu kiểm soát từng bệnh nhân.
- Trước khi cấp thuốc điều trị cho bệnh nhân, bệnh nhân được giải thích, tư
vấn về tác dụng và tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị, bệnh nhân được
hướng dẫn ăn theo chế độ ăn, điều trị kết hợp với chế độ luyện tập.
* Phác đồ điều trị
Tại PKĐK Sơn Nam thuốc điều THA gồm có các nhóm:
+ Nhóm chẹn kênh canxi : Adalat 10mg, Nifeddipin 10mg, Amlodipin 5mg,
10mg. Trên 90% bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc này.
+ Nhóm ức chế men chuyển : Enarenal 5mg chưa được sử dụng nhiều
+ Thuốc lợi tiểu : Furosemid 40mg dạng viên.
Đối tượng nghiên cứu được kê đơn điều trị ngoại trú 1 tháng / 1 lần theo phác
đồ sau:


10

THA độ I: dùng 1 nhóm thuốc điều trị hạ huyết áp
THA độ II trở lên: dùng 2,3 nhóm thuốc điều trị hạ huyết áp kết hợp.
Phối hợp các thuốc trợ tim, tăng tuần hoàn não, an thần, sinh tố.
Sau 3 tháng, 6 tháng định kỳ xem xét lại phác đồ điều trị cho phù hợp.

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đánh giá THA theo nhóm tuổi và giới
Giới

Nam

Nữ

n

%

n

25 – 39

1

1.58

1

40 – 59

4

6.34

60- 75

18


> 75
Cộng

Tuổi

Tổng
n

%

1.58

2

3.17

12

19.04

16

25.39

28.57

10

13


28

44.44

6

9.5

11

17.4

17

27

29

46

34

54

63

100

Chú thích: n là số bệnh nhân.

Nhận xét:
Bệnh nhân gặp nhiều nhất từ 60 - 75 tuổi chiếm tỷ lệ 44.44%. Bệnh nhân
trên 75 tuổi chiếm tỷ lệ 27% sau đó là Bệnh nhân từ 40 – 59 tuổi chiếm 25.39% và
từ 25 – 40 chiếm 3.17%. Bệnh nhân điều trị THA ngoại trú là nữ giới chiếm tỷ lệ
cao hơn nam giới. Nữ giới tăng huyết áp là 34/63 bệnh nhân chiếm 54%, Nam giới
tăng huyết áp là 29/63 bệnh nhân chiếm 46%, .


11

Bảng3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Tỷ lệ
Nghề nghiệp
Cán bộ công chức
Hưu trí
Buôn bán, nội trợ
Làm ruộng

n
5
27
13
18

%
7.9
42.9
20.7
28.5


Tổng

63

100

Chú thích: n là số bệnh nhân.
Nhận xét:
Tăng huyết áp gặp nhiều nhất ở đối tượng là cán bộ hưu trí chiếm 42,9%, tiếp
đến làm ruộng 28,5%, buôn bán nội trợ chiếm 20.7%, cán bộ công chức gặp ít hơn
chiếm 7.9%.
3.2. Nghiên cứu về phân loại THA:
Bảng3.3 Phân loại theo WHO theo chỉ số HA.
Độ THA
THA độ I
THA độ II
Tổng

Số lượng
35

Tỉ l ệ %
55.5

16

25.4

12
63


19.1
100

Nhận xét:
Tăng huyết áp độ I chiếm đa số tỷ lệ 55.5%, độ II chiếm tỷ lệ 25.4%, độ III
chiếm tỷ lệ 19.1%.

3.3. Một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng liên quan tới bệnh THA
Bảng3.4 Đặc điểm triệu chứng lâm sàng ở nhóm nghiên cứu


12

Tỷ lệ

n

%

Đau đầu

52

82.5

Tê đầu ngón tay chân,

18


28.5

giảm trí nhớ
Chóng mặt,mặt nóng bừng

38

60

Mất ngủ

8

12.6

Không có triệu chứng

7

9.5

Triệu chứng

Chú thích: n là số bệnh nhân.
Nhận xét:
Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là đau đầu và chóng mặt với tỷ lệ tương
ứng là 82.5% và 60%, bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng là 9.5%.
3.4. Nghiên cứu về sử dụng thuốc hạ huyết áp
Bảng3.5 Bảng phối hợp thuốc hạ huyết áp.
Phối hợp nhóm thuốc


Số lượng

Tỷ l ệ %

01 nhóm thuốc
02 nhóm thuốc
03 nhóm thuốc

Nhận xét: Đa số bệnh nhân sử dụng 1 nhóm thuốc để điều trị hạ huyết áp
cũng đã mang lại kết quả tốt chiếm tỉ lệ 74.6%, số bệnh nhân phải dùng phối hợp
2 nhóm thuốc hạ huyết áp chiếm tỉ lệ 25.4%.
3.5. Kết quả điều trị
Bảng 3.6 Mức hạ huyết áp sau điều trị. (sau 3
tháng điều trị ).


13

Mức hạ HA (mmHg)

Số lượng

Tỷ lệ %

Nhận xét:
Sau đợt điều trị THA đa số bệnh nhân có huyết áp tối ưu (<140/85) chiếm
tỉ lệ 81%. Bệnh nhân nặng điều trị ít hiệu quả phải chuyển tuyến chiếm 6.3%.

Chương 4

BÀN LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu 63 trường hợp bệnh nhân THA điều trị ngoại trú tại
PKĐK Sơn Nam từ 01.01.2015 - 30.11.2015 Tôi nhận thấy:
4.1. Thực trạng của bệnh nhân nghiên cứu
4.1.1. Tuổi mắc bệnh
Tăng huyết áp là một bệnh khá phổ biến, bệnh có xu hướng ngày một gia tăng
ở các nước trên thế giới,cũng như ở Việt Nam. Tỉ lệ người cao tuổi mắc THA ngày
càng tăng cao. Những năm gần đây thì người < 40 tuổi mắc bệnh tăng huyết áp
xuất hiện ngày càng nhiều hơn.( Đặc biệt ở những người thừa cân béo phì)
4.1.2. Giới tính
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.1 cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ
46%, nữ giới chiếm 54%.Điều này phản ánh phần nào về sự quan tâm đến sức
khỏe của mỗi giới, có thể nói nữ giới thường quan tâm đến sức khỏe hơn nam giới
do đó tỷ lệ nữ đến khám tại các cơ sở y tế thường cao hơn.
4.1.3. Nghề nghiệp
Tăng huyết áp gặp ở tất cả các ngành nghề trong xã hội. Trong nghiên cứu của
chúng tôi thấy đối tượng là cán bộ hưu trí chiếm tỷ lệ cao nhất là 42.9%, tiếp đến là
làm ruộng 28.5%, buôn bán và nội trợ chiếm 20.7% , cán bộ chiếm tỉ lệ thấp nhất
7.9%. Điều này hoàn toàn phù hợp vì đối tượng này có điều kiện và thời gian tiếp


14

cận với các cơ sở y tế, còn các đối tượng công nhân… thường là những người đang
ở độ tuổi lao động, họ bận bịu với công việc nên không có thời gian quan tâm đến
sức khỏe hoặc ngại đến cơ sở y tế khám bệnh.
4.1.5. Phân độ tăng huyết áp theo WHO
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy THA độ I chiếm tỷ lệ 55.5%, độ II
chiếm tỷ lệ 25.4%, độ III chiếm tỉ lệ 19.1% cho thấy tăng huyết áp độ thì THA độ I
là chủ yếu,tỷ lệ bệnh nhân THA độ III ít gặp vì những bệnh nhân này thường nặng

và chuyển tuyến trên.
4.1.6. Triệu chứng lâm sàng,
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất
ở bệnh nhân THA là đau đầu với tỷ lệ tương ứng là 82.5% tiếp đến là chóng mặt
chiếm tỷ lệ 60%, bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng là 9,5%
Các triệu chứng lâm sàng trên cũng phù hợp vì đa số bệnh nhân trong nghiên
cứu của chúng tôi có thời gian mắc bệnh lâu nên các triệu chứng đau đầu, chóng
mặt
Riêng cận lâm sàng chúng tôi chưa đánh giá được.
4.2 Về kết quả theo dõi và điều trị THA:
4.2.1: Về đặc điểm sử dụng thuốc điều trị THA
Theo nghiên cứu của tôi thì nhóm thuốc huyết áp được dùng phổ biến nhất
tại bệnh viện là nhóm chẹn kênh caxi chiếm tỉ lệ rất cao >90% sau đó mới đến
nhóm thuốc ức chế men chuyển vì đây là nhóm thuốc thông dụng và nằm trong danh
mục thuốc của bảo hiểm y tế chi trả.

4.2.2 Về đặc điểm sử dụng thuốc hạ huyết áp theo phân độ, mức
hạ huyết áp sau sử dụng thuốc điều tri.
-Theo kết quả nghiên cứu, nhận thấy rằng, 100% bệnh nhân THA độ 1
được điều trị bởi một loại nhóm thuốc. Bệnh nhân THA độ 2,3 khi được điều trị
THA thì được sử dụng từ 1 tới 2 nhóm thuốc. Bệnh nhân THA sau 3 tháng điều trị


15

ngoại trú huyết áp giảm xuống mức bình thường chiếm tỉ lệ tương đối tốt và sau
3 tháng điều trị về mức hạ huyết áp tối ưu rất cao (69.8%). Đây là điều đáng
mừng. Tuy nhiên, cần tăng cường công tác tư vấn cho bệnh nhân điều trị dự phòng
để giữ được mức huyết áp tối ưu cho bệnh nhân THA. Việc điều trị dự phòng THA
liên tục làm cho bệnh nhân có thể có cuộc sống khỏe mạnh.


KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu 63 người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại
PKĐK Sơn Nam, chúng tôi đưa ra khuyến nghị sau:
- Tại cơ sở y tế: cần xây dựng mô hình quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tại
để chẩn đoán sớm và điều trị đúng theo phác đồ do Bộ Y tế quy định nhằm hạn
chế các biến chứng bệnh, giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh lên quan đến THA và
giảm chi phí điều trị cho người bệnh.
- Bệnh viện Sơn Dương tổ chức tập huấn , thường xuyên cập nhật thông tin,
những phương thức điều trị mới phương pháp quản lý theo dõi bệnh nhân cho cán bộ
phòng khám Sơn Nam để công tác điều trị được tốt hơn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng về dự phòng
THA nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về điều trị và phòng bệnh, khi
bị bệnh thường xuyên đến các cơ sở y tế khám theo dõi huyết áp thường xuyên. Để
giữ được mức huyết áp bình thường cho bệnh nhân THA làm cho bệnh nhân có thể
có cuộc sống khỏe mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


16

1 . Chu Hồng Thắng (2008) “Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn
chuyển hoá ở người tăng huyết áp tại xã Hoá Thượng huyện Đòng hỷ Tỉnh Thái
nguyên năm 2008”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học y dược - Đại học Thái
Nguyên.
3 Bộ Y tế (2006), "Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu về
phòng chống một số bệnh không lây nhiễm", NxbY học.




×