Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Đồ án Thiết kế xử lý ô nhiễm không khí cho lò đốt chất thải rắn y tế- đại học thủy lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.06 KB, 42 trang )

Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

MỤC LỤC

GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 1

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:Sự phát triển của các điều kiện chăm sóc sức khỏe
Hình 3.1: Số mâm lý thuyết của tháp
Hình 3.2:Cấu tạo nắp (đáy) hình elip
Hình 3.4: Cấu tạo chân đỡ
Hình 3.3: Ký hiệu kích thước bulong theo tiêu chuẩn DIN 601
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn đặc thù từ hoạt động y tế
Bảng 1.2:Khối lượng chất thải rắn y tế của một số địa phương năm 2009
Bảng 1.3:Thông số thiết kế và thông số đầu ra
Bảng 3.1:Kích thước chiều dài đoạn ống nối
Bảng 3.2:Kích thước bích nối thân tháp
Bảng 3.3: Kích thước bích nối ống dẫn, bích kiểu 1 (đơn vị: mm)
Bảng 3.4: Kích thước bulong


Bảng 3.5: Kích thước chân đỡ
Bảng 4.1: Bóc tách và báo giá thiết bị
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1:Thành phần CTR y tế
Biểu đồ 1.2:Biểu đồ số lần vượt ngưỡng cho phép của các khí phát sinh từ lò đốt rác y
tế

GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 2

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo trong khoa Môi
trường đặc biệt là các thầy cô Bộ môn Kỹ thuật môi trường và thầy giáo Nguyễn Thế
Hùng đã tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành đồ án môn học. Quá trình
làm đồ án em đã cố gắng tập trung và hoàn thành tiến độ tốt nhất có thể, tuy nhiên do
kiến thức và năng lực có hạn nên đồ án vẫn còn sai xót. Kính mong các thầy cô giáo
chỉ bảo để bài đồ án của em được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 3


SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Bảo vệ môi trường không là vấn đề mới nhưng đây vẫn là chủ đề sẽ còn được
nhắc lại nhiều lần trong thời gian tới, nhất là khi cả thế giới đang hướng tới xu thế phát
triển bền vững. Vấn đề môi trường đang được coi trọng hơn bao giờ hết. Tác nhân gây
ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra, trong đó tác nhân hóa
học là nhân tố chính. Nền kinh tế càng phát triển thì chất lượng cuộc sống ngày càng
được cải thiện, kéo theo đó là sự gia tăng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người
dân. Hệ quả của nó là sự gia tăng rác thải y tế, đặc thù của chất thải y tế nói chung và
chất thải rắn y tế nói riêng là hầu hết không thể tái sử dụng được do tiềm ẩn nguy cơ
mầm bệnh cao. Vì vậy nhất thiết phải xử lý các chất thải trên trước khi thải bỏ ra ngoài
môi trường. Bên cạnh việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hàng loạt biệt pháp xử lý
đã được áp dụng như biện pháp chôn lấp, ủ sinh học… Tuy nhiên nếu chỉ áp dụng biện
pháp xử lý truyền thống, chuyển chất thải rắn vào trong môi trường đất sẽ ảnh hưởng
đặc biệt nghiêm trọng tới chất lượng môi trường mà trước hết là môi trường đất, nước
mặt và nước ngầm xung quanh khu vực trôn lấp. Phương pháp xử lý chất thải rắn phổ
biến nhất hiện nay và đang được nước ta áp dụng rộng rãi là phương pháp đốt. Tuy
nhiên phương pháp này cũng phát sinh nhiều vấn đề nan giải đặc biệt là việc phát sinh
các khí thải từ lò đốt. Trong phạm vi đồ án môn học em lựa chọn chất thải rắn y tế làm
đối tượng nghiên cứu với đề tài “Thiết kế xử lý ô nhiễm không khí cho lò đốt chất
thải rắn y tế”.

2. Mục tiêu đề tài

Thiết kế hệ thống xử lý ô nhiễm không khí cho lò đốt chất thải rắn đảm bảo chất
lượng không khí đầu ra đạt quy chuẩn xả thải theo QCVN 02:2010/BTNMT – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế.
3. Nội dung đồ án

Đánh giá tổng quan về ngành y tế, ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới môi
trường và sức khỏe con người. Đồng thời, đề xuất và lựa chọn biện pháp cũng như dây
chuyền công nghệ xử lý khí thải của lò đốt, tính toán và thiết kế các hạng mục của hệ
thống xử lý.

GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 4

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ VÀ CƠ SỞ PHƯƠNG
PHÁP ĐỐT
1.1.
Tổng quan về các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh trong nước
Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2011, cả nước có khoảng 11 bệnh viện đa khoa
tuyến trung ương, 25 bệnh chuyên khoa tuyến trung ương, 743 bênh viện đa khoa
tuyến tỉnh/thành phố, 239 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh/thành phố, 595 bệnh viện

đa khoa quận/huyện/thị xã và 11.810 trung tâm y tế các cấp cùng 88 trung tâm/nhà
điều dưỡng/bệnh viện tư nhân. (báo cáo môi trường quốc gia, 2011), đã được để cập
bởi (Cục Khám chữa bệnh – Bộ Y tế, 2009).
Bên cạnh đó điều kiện chăm sóc sức khỏe tại các cơ sơ y tế ngày càng tăng, mức
độ đáp ứng nhu cầu chữa trị trong cả nước tăn rõ rệt từ 17,7 giường bệnh/1vạn dân,
đến năm 2009 là 22 giường bệnh/1vạn dân.

GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 5

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

Hình 1.1:Sự phát triển của các điều kiện chăm sóc sức khỏe

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2011
1.2.
1.2.1.

Chất thải rắn y tế
Định nghĩa
Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sản

xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia
đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra còn phát sinh trong

giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy,
… Chất thải là kim loại, hóa chất và từ các loại vật liệu khác (Nguyễn Xuân Nguyên
và các cộng sự, 2004).
Dựa theo trạng thái của chất thải có thể phân chất thải làm ba loại chính: chất thải
trạng thái rắn, chất thải trạng thái dạng lỏng và chất thải trạng thái khí. Trong đó, chất
GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 6

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

thải trạng thái rắn hay còn gọi là chất thải rắn là những chất thải sinh hoạt, chất thải tại
các nhà máy chế tạo máy móc, vật liệu xây dựng,… Chất thải rắn bao gồm kim loại,
thủy tinh, nhựa, vật liệu xây dựng, …
Chất thải rắn y tế được định nghĩa trong Quyết định 43/2007/QĐ-BYT bao gồm
tất cả chất thải rắn được thải ra từ các cơ sở y tế. Định nghĩa chất thải rắn y tể của Tổ
chức Y tế Thế giới – WHO thêm vào đó là bao gồm cả những chất thải có nguồn gốc
từ các nguồn nhỏ hơn như được tạo ra trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà (lọc
máy, tiêm…). Chất thải rắn y tế nguy hại là chất thải rắn y tế chứa yếu tố nguy hại
cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây độc, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được
tiêu hủy an toàn. (Nguyễn Thị Vân Anh, 2011).
1.2.2.

Phân loại chất thải rắn y tế

Khoảng 75-90% chất thải bệnh viện là chất thải thông thường, tương tự như chất

thải sinh hoạt, không có nguy cơ gì. Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học
và tính chất nguy hại, chất thải rắn trong cơ sở y tế được phân thành 5 nhớm:
Nhóm 1: chất thải lây nhiễm
Nhóm 2: chất thải hóa học nguy hại
Nhóm 3: chất thải phóng xạ
Nhóm 4: Bình chứa áp suất
Nhóm 5: chất thải thông thường
Trong đó nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 là chất thải rắn nguy hại chiếm
khoảng 10-25% thành phần.
1.2.3.

Thành phần chất thải rắn y tế
Chất thải rắn ngành y tế có nhiều đặc thù so với chất thải rắn của các ngành khác,

mỗi đơn vị, phòng khoa khác nhau thì chất thải rắn cũng có đặc điểm riêng. Thành
phần chất thải rắn y tế rất đa dạng, có cả thành phần hữu cơ, vô cơ, chất rắn nhiễm
phóng xạ… trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các chất hữu cơ với 52%. Các thành
phần này có thể phân loại tại nguồn được và phải tiến hành phân loại mới có biện pháp
xử lý phù hợp.
Biểu đồ 1.1:Thành phần CTR y tế

GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 7

SVTH: Phạm Thị Nga



Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2011
Trong thành phần chất thải rắn y tế có bao gồm chất thải rắn y tế nguy hại. Thành phần
của chất thải rắn y tế nguy hại chủ yếu là các chất thông thường, chất lây nhiễm, các
chất hóa học chất phóng xạ chiểm tỷ lệ nhỏ hơn hoặc bằng 1%. Hiện nay ở một số
bệnh viên, trung tâm khám chữa bệnh lớn đã đầu từ trang thiết bị xử lý, chủ yếu sử
dụng phương pháp đốt.
1.2.4.

Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế
Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế chủ yếu là bệnh viện và các cơ sở y tế khác

như trạm xá, trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh,
các trung tâm nghiên cứu y học… Trong đó chủ yếu là ở khu vực phẫu thuật, xét
nghiệm và bào chế dược.

GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 8

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường


Bảng 1.1:Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn đặc thù từ hoạt động y tế
Loại CTR
Nguồn phát sinh
Chất thải sinh Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành chính, các loại bao
hoạt

bì…

Chất thải chứa Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của người sau
các vi trùng gây khi phẫu thuật và của các động vật sau quá trình xét nghiệm, các
bệnh
Chất

gạc bông lẫn máu mủ của bệnh nhân…
bị Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân, các chất thải

thải

nhiễm bẩn
Chất

thải

từ quá trình lau cọ sàn nhà…
Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, các chất phóng xạ,
đặc hóa chất dược… từ các khoa khám, chữa bệnh, hoạt động thực

biệt

nghiệm, khoa dược,…

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2011

1.2.5. Lượng phát sinh chất thải rắn y tế

Chất thải rắn y tế ngày càng tăng do hệ quả của việc gia tăng số lượng các cơ sở
y tế và các sản phẩm dùng trong y tế. Bên cạnh đó việc bùng nổ dân số và tăng cường
chất lượng các dịch vụ phúc lợi giúp người dân ngày càng được tiếp cận với các dịch
vụ y tế nhiều hơn. Tính trung bình trên cả nước từ năm 2009-2010 mỗi ngày có
khoảng 100-140 tấn chất thải rắn y tế trong đó có 16-30 tấn chất thải y tế nguy hại cần
xử lý. (Báo cáo môi trường quốc gia, 2011).
Bảng 1.2:Khối lượng chất thải rắn y tế của một số địa phương năm 2009
Loạ

Lượng

Loạ

Tỉnh/T

Lượng

Loạ

i đô

CTR y tế

i đô

P


CTR y tế

i đô

CTR y tế

thị

(tấn/năm

thị

(tấn/năm

thị

(tấn/năm

Tỉn

Đắk

)
276,3

Tỉn

Bạc


)
134,8

Tỉn

Quảng

)
272,116

h có

Lắk
Khánh

h có

Liêu
Bình

h có

Trị
Sóc

266,7

Trăng
Sơn La


175

Trà

400

đô
thị
loại
I

Tỉnh/TP

Hòa
Lâm
Đồng
Nam

365
209,3
488

Định
GVHD: Nguyễn Thế Hùng

đô
thị
loại
III


1241

Dương
Điện

79,1

Biên


405

Giang
Trang 9

đô
thị
loại
III

Tỉnh/TP

Lượng

Vinh
SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế


Tỉn

Nghệ

187,6



967

Vĩnh

340,26

An
An

320,1

Nam
Hậu

634,8

Long
Yên Bái

108,542

159,5


Giang
Kiên

642,4

Hà Nội

~50000

430,8

Giang
Long

369

Tp. Hồ

28000

126,54

An
Quảng

Giang
Cà Mau

h có

đô
thị

Đồng

loại

Nai
Phú Thọ

II

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

602,25

Nam

Đô
thị
loại
đặc
biệt

Chí
Minh

Nguồn: Báo cáo môi trường 2011
1.2.6. Các vấn đề môi trường và sức khỏe
1.2.6.1.

Các vấn đề môi trường

Theo thống kê của Bộ y tế năm 2011, trên phạm vi toàn quốc lượng chất thải rắn
y tế nguy hại được xử lý đạt tiêu chuẩn chiếm 68% tổng khối lượng phát sinh chất thải
rắn nguy hại trên toàn quốc. Còn lại, khoảng 32% chất thải rắn y tế được xử lý nhưng
không đạt tiêu chẩn, trở thành nguồn phát sinh chất ô nhiễm đặc biệt nghiệm trọng.
Việc xả thải các chất lâm sàng bừa bãi, không phân loại để tách ra xử lý riêng mà hợp
chung với chất thải rắn thông thường có thể tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, cụ
thể là làm tăng chỉ số BOD trong nước. Ngoài ra quá trình vận hành của lò đốt còn xả
thải ra môi trường khí nghiều chất ô nhiễm như bụi, các khí HCl, SO 2, CO, NOx,
dioxin, kim loại nặng…
1.2.6.2.

Ảnh hưởng của chất thải rắn tới sức khỏe con người

Chất thải rắn có thể làm gia tăng sự lan truyền các loại bệnh tật có nguồn gốc từ
ruồi, muỗi… Phơi nhiễm chất thải rắn y tế tăng thêm nguy cơ bệnh tật hoặc thương
tích do các vật sắc nhọn như bơm, kim tiêm. Bên cạnh đó khi tiếp xúc với vi sinh vật
gây bệnh trong các mẫu bệnh phẩm, giúp các vi sinh vật có hại dễ dàng xâm nhập vào
cơ thể người, động vật qua đường hô hấp, đường tiêu hóa hoặc do các vết thương
ngoài da, gây nhiễm trùng vết thương, xuất hiện hiện tượng kháng hóa chất của vi
khuẩn…
Dư lượng hóa chất trong chất thải không qua xử lý gây độc, tổn thương tế bào,
cũng có thể gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da. Ví dụ điển hình là các
thuốc điều trị ung thư.
GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 10

SVTH: Phạm Thị Nga



Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

Chất thải phóng xạ tác động tới sức khỏe con người tùy thuộc vào thời gian tiếp
xúc, thời gian ngắn chỉ gây đau đầu chóng mặt, buồn nôn thời gian dài có thể gây nên
đột biến gen.
Ngoài ra chất thải rắn y tế còn tiềm ẩn nguy cơ của các vật sắc nhọn (chất thải
lây nhiễm), có thể gây thương tích cho những người thường xuyên phải tiếp xúc với
nó, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
1.3.
1.3.1.

Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Phương pháp đốt
Sử dụng nhiệt năng biến rác thải thành khí CO 2 và nước dưới tác dụng của nhiệt

độ cao, khoảng 1000 độ C. Ưu điểm của phương pháp này là tiệt trùng được rác thải y
tế và giảm 90% khối lượng rác thải y tế. Tuy nhiên nhược điểm của nó là tạo ra lượng
tro bụi lớn và nhả nhiều khí độc hại như SO2, HCl, CO…
1.3.2.

Phương pháp hấp
Mục đích phương pháp nhằm tiệt trùng các thiết bị y tế và xử lý rác thải y tế lây

nhiễm trở thành rác thông thường. Giải pháp này kết hợp xử lý ở nhiệt độ cao, hấp hơi
và tạo thành áp lực lớn để khử vi trùng, vi rut gây bệnh và các mầm sinh học để biến
rác độc hại thành rác thông thường để có thể xử lý theo quy trình bình thường như

chôn lấp.
1.3.3.

Phương pháp sử dụng hóa chất
Xử lý rác thải y tế bằng hóa chất tức là sử dụng hóa chất để loại bỏ sự độc hại

của rác thải y tế, biến chúng thành rác thải thông thường. Hóa chất được kết hợp với
nước nóng để khử trùng. Ưu điểm của công nghệ là xử lý triệt để một số rác thải, tuy
nhiên nhược điểm là vẫn tạo ra những hiệu ứng phụ đối với phần rác thải sau xử lý.
1.3.4.

Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học là phương pháp thân thiện với môi trường nhất. Quy trình

xử lý có sử dụng chất vi sinh để tiêu diệt vi trùng.

1.3.5.

Phương pháp sử dụng chất phóng xạ

GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 11

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường


Hình thức xử lý này chỉ phù hợp với một số loại rác thải đặc biệt. Nguyên lý là
sử dụng chất phóng xạ nhằm tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh. Phương pháp này đòi hỏi
phải cách ly để tránh ô nhiễm phóng xạ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
1.3.6.

Phương pháp sử dụng lò vi sóng
Rác thải được nghiền và trộn với nước, sau đó dùng vi sóng xử lý, kết hợp với

việc nghiền rác thải khi xử lý giúp giảm 80% khối lượng rác thải. Tuy nhiên phương
pháp này ít có hiệu quả đối với một số rác thải chứa hóa chất và thường áp dụng cho
những nơi có quy mô vừa và nhỏ.
1.4.

Thông số thiết kế
Bảng 1.3:Thông số thiết kế và thông số đầu ra
HCl

Benzen
3

3

Thông số thiết kế

(mg/Nm )
225

(mg/Nm )
165


Thông số đầu ra

50

-

CO
3

(mg/Nm )
935

SO2(mg/Nm3)
1000

200
300
Dấu (-) không có trong quy chuẩn

Thông số đầu ra theo QCVN 02: 2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuộc quốc gia về lò
đốt chất thải rắn y tế, áp dụng đối với lò đốt chất thải rắn được lắp đặt trong khuôn
viên của cơ sở y tế. Theo số liệu trên, thông số thiết kế cao hơn rất nhiều so với thông
số đầu ra, vì vậy bắt buộc phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải và bụi phù hợp.
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ số lần vượt ngưỡng cho phép của các khí phát sinh từ lò đốt rác
y tế
Từ thông số đầu vào và đầu ra của khí thải ta thấy tất cả thông số đều vượt quá
tiêu chuẩn cho phép. Trong đó HCl vượt 4,5 lần, CO vượt 4,7 lần, SO 2 vượt 3,3 lần.
Riêng benzen quy chuẩn không quy định nồng độ tối đa cho phép. Để giảm mức tối đa
tác hại của các chất thải đồng thời tăng hiệu quả của phương pháp lò đốt, bảo vệ môi

trường điều tất yếu là cần có biện pháp xử lý khí thải phát sinh.

GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 12

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN DÂY CHUYỀN XỬ LÝ Ô NHIỄM KHÔNG
KHÍ & TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH
2.1. Lựa chọn dây chuyền xử lý
2.1.1. Lý thuyết quá trình hình thành khói thải
Để lựa chọn được phương pháp xử lý hiệu quả khói thải lò đốt chất thải rắn công
nghiệp cần nắm vững nguyên lý, nguồn gốc hình thành khói thải. Chất ô nhiễm của lò
đốt bao gồm bụi, tro xỉ và khí thải. Tro, xỉ là sản phẩm chưa cháy hết của chất thải.
Bụi từ buồng đốt chủ yếu là bụi vô cơ kích cỡ nhỏ, đường kính hạt bụi d<100 chiếm
90% thành phần về khối lượng.
Khí CO: Khi đốt cháy các chất hữu cơ, tùy theo lượng oxy sử dụng mà có thể
sinh ra CO hay CO2. CO sinh ra khi phản ứng cháy diễn ra không hoàn toàn khi đó
2C + O2  2CO
Khí SO2: Khí này được tạo ra khi đốt chất thải và nhiên liệu chứa lưu huỳnh
CS2 + 3O2

CO2 + 2SO2 + Q


Benzen là một hydrocacbon thơm trong điều kiện bình thường là một chất lỏng
không màu, mùi dịu ngọt dễ chịu, dễ cháy, khi cháy tạo ra khí CO2 và nước, đặc biệt
có sinh ra muội than.
Hơi axit: Khi đốt chất thải có chứa Cl, Br thì tạo ra khí HCl, HBr.
CHCL3 + O2 CO2 + HCl + CL2 + Q.
Đốt chất thải chứa lưu huỳnh và nito cũng tạo hơi axit tương tự.
2.1.2. Phương pháp xử lý khí thải
Khí ô nhiễm thường được xử lý theo hai phương pháp chính: phương pháp hấp
thụ và phương pháp hấp phụ, ngoài ra còn có thể sử dụng các phương pháp khác
nhưng ít phổ biến. Để lựa chọn thiết bị xử lý khí phù hợp trước hết phải hiểu được
nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm của từng phương pháp sau đó tiến hành so sánh,
đánh giá và lựa chọn phương pháp tối ưu nhất.
2.1.2.1. Phương pháp hấp thụ
2.1.2.1.1. Khái niệm và phân loại
Hấp thụ khí bằng chất lỏng là quá trình chuyển cấu tử khí từ pha khí vào trong
pha lỏng thông qua quá trình hòa tan chất khí trong chất lỏng khi chúng tiếp xúc với
nhau. Phương pháp hấp thụ gồm 2 loại: hấp thụ vật lý và hấp thụ hóa học. Trong đó
GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 13

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

hấp thụ hóa học xảy ra do các phản ứng hóa học tạo thành, còn hấp thụ vật lý không có
tương tác hóa học mà chỉ là quá trình thuận nghịch.

2.1.2.1.2. Cơ chế
Cơ chế của phương pháp gồm ba giai đoạn: đầu tiên phân tử chất ô nhiễm ở thể
khí trong khối khí thải khuếch tán đến bề mặt dung dịch hấp thụ. Sau đó chất khí được
hòa tan vào bề mặt dung dịch hấp thụ. Giai đoạn cuối cùng, chất khí đã hòa tan trên bề
mặt ngăn cách vào sâu trong lòng dung dịch hấp thụ.
2.1.2.1.3. Chất hấp thụ
Lựa chọn chấp hấp thụ tùy thuộc vào bản chất, nồng độ khí ô nhiễm. Nhìn chung
chất hấp thụ đều có các tính chất như độ hòa tan chọn lọc nghĩa là hấp thụ chọn lọc
một hoặc một số chất khí, độ bay hơi tương đối thấp, tính ăn mòn thấp, độ nhớt nhỏ,
chi phí phù hợp, ngoài ra chất hấp thụ còn có một số tính chất khác như nhiệt dung
riêng, nhiệt độ đóng rắn, tạo tủa, độc hại…Một số chất hấp thụ phổ biến: nước, dung
dịch bazo (KOH, NaOH, Na2CO3, K2CO3, CaCO3… , monoetanolamin, dietaolamin,
trietanolamin…).
2.1.2.1.4. Một số thiết bị hấp thụ
 Tháp hấp thụ phun kiểu thùng rỗng

Nguyên lý làm việc: Trong tháp phun, chất lỏng được phun thành bụi mù (sương)
từ phía trên xuống, khí trong tháp phun đi từ dưới lên nhằm làm tăng diện tích tiếp xúc
và để nồng độ thực tế của chất cần hấp thụ trong pha khí giảm dần theo chiều từ dưới
đi lên và nồng độ chất bị hấp thụ trong pha lỏng được tăng dần từ trên đi xuống.
Đặc điểm: Yêu cầu tốc độ dòng khí không được quá lớn (phải nhỏ hơn 1m/s) để
tránh hiện tượng chất lỏng bị cuốn theo khí ra ngoài. Thiết bị hấp thụ thùng rỗng có ưu
điểm là đơn giản, chi phí đầu tư thấp, lực cản thủy động nhỏ và có thể sử dụng đối với
khí thải có độ nhiễm bẩn cao, chất lỏng dùng để hấp thụ có thể quay vòng cho nên tiết
kiệm được chất hấp thụ. Tuy nhiên, nhược điểm của thiết bị thùng rỗng là khí thường
phân bố không dều trong toàn bộ tháp dẫn khí làm hiệu suất giảm.
 Tháp đệm

Cấu tạo: Được dùng phổ biến nhất. Trong tháp, người ta thường nhồi các vật liệu
đệm như ốc, sành sứ, lò so kim loại, vun than cốc... để làm tăng diện tích tiếp xúc hai

pha.
GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 14

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

Nguyên lý làm việc: Chất lỏng được tưới trên bề mặt rỗng và chảy từ trên xuống
dưới tạo ra bề mặt ướt của lớp vật liệu đệm. Khí được dẫn từ dưới đi lên tiếp xúc qua
bề mặt ướt đó, các chất ô nhiễm bị hấp thụ lại, khí sạch dẫn ra ngoài.
Ưu điểm: Thiết bị này vận hành đơn giản, hiệu quả xử lý cao, giá thành thiết bị
chấp nhận được.
Nhược điểm: Vật liệu đệm dễ bị tắc nghẽn do tích tụ cặn, do đó làm tăng trở lực
quá trình hấp thụ, khó khăn trong việc vệ sinh vật liệu đệm và phân phối đều thiết
dung dịch hấp thụ khắp tiết diện tháp.
 Tháp hấp thụ sủi bọt (giống tháp sủi bọt trong xử lý bụi)

Thường được sử dụng trong trường hợp tải lượng cao, áp suất khí phải lớn và quá
trình hấp thụ có sự tỏa nhiệt, cần được làm lạnh. Hấp thụ kiểu sủi bọt có nhược điểm
lớn nhất là luôn có lớp bọt chiếm thể tích khá lớn trong thiết bị. Việc chuyển của chất
lỏng gặp phải trở lực lớn. Các nhà thiết kế đã có nhiều công trình làm giảm bớt những
nhược điểm trên để có thể sử dụng kiểu hấp thụ này trong công nghiệp vì nó có hệ số
chuyển khối rất cao. Chiều cao lớp chất lỏng tăng sẽ làm tăng khả năng hấp thụ song
đồng thời cũng tăng trở lực thiết bị. Vì vậy, thông thường người ta không tăng lớp chất
lỏng 50 mm.

 Tháp mâm

Tháp có dạng hình trụ thẳng đứng trong có gắn các mâm có cấu tạo khác nhau.
Pha lỏng và pha rắn tiếp xúc trên mâm.
Ưu điểm: sử dụng cho cả quá trình hấp thụ và quá trình chưng thu hồi dung dịch
hấp thụ, hiệu suất không thay đổi theo lưu lượng hơi.
Nhược điểm: khi thể tích khí vào thiết bị lớn có thể gây nên sự lôi cuốn cơ học
các giọt lỏng trong dòng hơi từ mâm dưới lên mâm trên làm giảm sự biến đổi nồng độ
tạo nên bơi quá trình truyền khối làm giảm hiệu xuất xử lý.
2.1.2.2. Phương pháp hấp phụ
Hấp phụ là phương pháp lôi cuốn phần tử khí hoặc hơi bởi bề mặt rắn. Phương
pháp hấp phụ được ứng dụng rộng rãi trong xử lý khí thải các ngành công nghiệp, làm
sạch tạp chất khí và hơi có tải lượng nhỏ nhưng độ độc cao.
Nguyên tắc: chất khí bị hấp phụ lên trên bề mặt hoặc các mao quản của các chất
rắn. Hiệu quả của quá trình phụ thuộc vào điều kiện phản ứng và diện tích bề mặt của
GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 15

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

chất rắn hấp phụ. Chất ô nhiễm sau khi được hấp phụ có thể được tách riêng ra khỏi
chất hấp phụ để tái sử dụng, hoặc có thể thay thế chất hấp phụ. Quá trình hoàn nguyên
chất hấp phụ thường được thực hiện bằng hơi nước ở nhiệt độ, áp suất cao sau đó sấy
khô. Chất hấp phụ thường có diện tích bề mặt lớn, nhiều mao mạch. Có đặc điểm phù

hợp để hấp phụ cả khí vô cơ lẫn hữu cơ. Một số chất hấp phụ tổng hợp được chế tạo để
hấp thụ một loại khí cụ thể, đòi hỏi nhiều nghiên cứu và thực nghiệm.
Ưu điểm phương pháp: hiệu quả xử lý cao, dễ vận hành, xử lý được nhiều chất và
có thể thu hồi những chất độc hại, chất quý hiếm. Tuy nhiên phương pháp hấp phụ có
chi phí vận hành cao, vật liệu hấp phụ cần được tái sinh thường xuyên. Hiệu suất hấp
thụ chịu ảnh hưởng bởi các thành phần hữu cơ, do các chất này có phân tử lượng lớn,
khi được hấp phụ sẽ vít kín các mao quản của vật liệu hấp phụ.
2.1.2.3.

Phương pháp đốt

Thường được áp dụng đối với CO và Hydrocacbon. Phương pháp được thực hiện
cần thỏa mãn hai điều kiện: khí đưa vào đủ năng lượng duy trì sự cháy và khí thải ra
không độc. Đối với khí đưa vào chưa đủ năng lượng phải có thêm năng lượng bổ sung:
Sử dụng chất xúc tác có hoạt tính (Pt, Pd), cung cấp nhiệt hoặc khí gas, xáo trộn trong
quá trình cháy để cung cấp đủ oxi, tăng thời gian cháy.
Phương pháp đốt khí thải được thực hiện bằng 3 cách: Sử dụng lò đốt, đốt trực
tiếp, cháy nhờ xúc tác.
NHẬN XÉT: Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Phương
pháp hấp phụ đơn giản hơn nhưng hiệu suất xử lý không cao bằng phương pháp hấp
thụ.
2.2.

Lựa chọn khí xử lý
Theo số liệu thiết kế cho ở bảng 1.3 HCl là khí có tải lượng ô nhiễm cao, gấp 4,5

lần tiêu chuẩn cho trong khi đó khí SO 2 có số lần vượt tiêu chuẩn ít hơn(3,3 lần). Vì
vậy trong phạm vi đồ án môn học, em lựa chọn HCl làm đối tượng xử lý.
2.3.


Chọn dung môi hấp thụ HCl
HCl được hấp thụ bằng dung dịch kiềm và nước. Dung dịch kiềm sử dụng có thể

là NaOH, Ca(OH)2 hoặc Na2CO3 để hấp thụ. Sử dụng nước để hấp thụ HCl cho hiệu
suất xử lý cao, tuy nhiên quá trình phun nước sẽ tạo sương mù và các giọt axit lỏng
gây ăn mòn thiết bị và không an toàn khi hệ thống xử lý xảy ra sự cố. Ca(OH) 2 giá
GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 16

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

thành thấp, dễ tìm kiếm tuy nhiên hiệu suất xử lý thấp hơn NaOH vì vậy em lựa chọn
dung dịch nước kiểm để xử lý HCl là NaOH 10%.

GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 17

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

3.1.


Bộ môn Kỹ thuật môi trường

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ XỬ LÝ
Thông số thiết kế
Thông số đầu vào:
Lưu lượng phát thải: 800 m3/h
Nồng độ HCl ban đầu: 225 mg/m3
Thông số đầu ra: Nồng độ HCl theo QCVN 02:2012/BTNMT: 50 mg/m 3
Giả thuyết tính toán:
Nhiệt độ đầu vào của khí thải: 30oC
Nhiệt độ đầu vào của dung môi: 30oC
Nồng độ HCl đi ra: 50 mg/m3

Tính toán tháp mâm
3.2.1. Tính số mâm của tháp
3.2.

Để xác định được số mâm của tháp, ta cần xây dựng đường cân bằng và đường
làm việc của tháp. Dựa vào biểu đồ và giá trị X đ, Xc để xác định số lượng mâm lý
thuyết. Kết hợp với hiệu suất của mâm sẽ xác định được số mâm thực tế.
3.2.1.1. Đường cân bằng
Phương trình đường cân bằng có dạng: (Trần Xoa, 2006b,trang 140).

Y=

m=

mX
1 + (1 − m) X


H
p

Trong đó:
Hằng số Henry của HCl ở 30oC là H = 0,0022.106(mmHg). (Trần Xoa, 2006b,
trang 139,
H 0,0022.106
m=
=
= 2,895
p
760

Suy ra:
Vậy phương trình đường cân bằng có dạng:

Y=

mX
2,895X
2,895X
2,895X
=
=
=
1 + (1 − m) X 1 + (1 − m) X 1 + (1 − 2,895)X 1 − 1,895X

GVHD: Nguyễn Thế Hùng


Trang 18

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

3.2.1.2. Đường làm việc
Đường làm việc được xây dựng dựa trên các thông số: L tr, Gtr, Yc, Xđ. Vì vậy để
xây dựng đường làm việc ta xác định lần lượt các thông số trên:
 Lượng khí trơ đi vào thiết bị (Trấn Xoa, 2006b, trang 141):

Gtr ≅ Gc =


32,198
=
= 32,193( kmol / h)
1 + Yđ 1 + 1,532.10−4

 Nồng độ đầu của hỗn hợp khí (Yđ):

Lượng hỗn hợp khí đi vào tháp:

Gđ =

G. p
800.1

=
= 32,198(kmol / h)
0,082.(273 + T ) 0,082.(273 + 30)

Lượng khí HCl đi vào tháp:
v
G HCl
=

CHCl .V 225.800.10 −3
=
= 4,932( mol / h) = 4,932.10 −3 ( kmol / h)
M HCl
36,5

Nồng độ ban đầu của hỗn hợp khí vào tháp:

Yđ =

v
v
GHCl
GHCl
=
Gtrđ GHCl− G v

=

4,932.10 −3
= 1,532.10 −4

−3
32,198 − 4,932.10
(kmol/kmol khí trơ)

 Chọn nồng độ đầu của dung môi NaOH vào tháp Xđ = 0 (kmol/kmol dung môi).
 Lượng dung môi sử dụng: Chọn Ltr = 1,5Ltrmin. Trong đó lượng dung môi tối thiểu cần

sử dụng tính theo công thức (Trần Xoa, 2006b, trang 141).

Ltr min = Gtr


Yđ − Yc
X cmđax − X

Nồng độ cuối của hỗn hợp khí đi ra tháp mâm (Yc):

Lượng khí HCl đi ra khỏi tháp:
r

G HCl

CHCl .V 50.800.10−3
=
=
= 1,096(mol / h) = 1,096.10 −3 ( kmol / h)
M HCl
36,5

Nồng độ cuối của hỗn hợp khí đi ra tháp mâm (Yc (kmol/kmol khí trơ)):


Yc =

r
r
GHCl
GHCl
=
Gtrđ GHCl− G r

GVHD: Nguyễn Thế Hùng

=

1,096.10 −3
= 3, 404.10 −5
−3
32,198 − 1,096.10
Trang 19

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế



Xc

max


Bộ môn Kỹ thuật môi trường

: Thay Yđ = 1,532.10-4 vào phương trình đường cân bằng đã xây

dựng ở trên ta được giá trị Xc max(kmol/kmol dung môi).
Y=

2,895X cmax
2,895X
⇔ 1,532.10−4 =
⇔ X cmax = 5, 291.10−5
1 − 1,895X
1 − 1,895X cmax

Lượng dung môi tối thiểu cần sử dụng:

Ltr min = Gtr

Yđ − Yc
1,532.10 −4 − 3, 404.10 −5
= 32,193.
= 72,503( kmol / h)
X cmđax − X
5,291.10 −5 − 0

Lượng NaOH cần sử dụng:

Ltr = 1,5Ltr min = 1,5.72,503 = 108,755(kmol / h) = 108,755.40 = 4350, 2(kg / h)
 Phương trình đường làm việc:


Y=
=

Ltr
L
L
X + Ycđ− tr X = c tr X + Y
Gtr
Gtr
Gtr

108,755
X + 3, 404.10−5 = 3, 4X + 3, 404.10 −5
32,193

3.2.1.3. Xác định số mâm lý thuyết
Số mâm của tháp xác định dựa vào đồ thị hai đường cân bằng, đường làm việc và hai điểm Xđ,
Xc.
Xác định Xc:
Áp dụng phương trình bảo toàn vật chất (Trần Ngọc Chấn, 2011b, trang 51):

Lđ . X đ + Gđ .Yđ = Lc . X c + Gc .Yc

Do Lđ ~ Lc ~ Ltr nên ra có:

Xc =
=

Lđ . X đ + Gđ .Yđ − Gc .Yc Gđ .Yđ − Gc .Yc

=



32,198.1,532.10−4 − 32,193.3, 404.10 −5
108,755

= 3,528.10 −5 ( kmol / kmol dm)

GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 20

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

Hình 3.1: Số mâm lý thuyết của tháp
Vậy số mâm lý thuyết là 3. Coi hiệu suất của quá trình hấp thụ là 100% nên số
mâm thực tế bằng đúng số mâm lý thuyết và bằng 3.
3.2.2.

Đường kính tháp
Công thức xác định đường kính tháp: (Trần Xoa, 2006b, trang 181):

D=


4Vtb
( m)
π .3600.ωtb

Trong đó:
Vtb: Lượng khí trung bình đi trong tháp (m3/h)

ωtb :
tốc độ khí trung bình đi trong tháp.
 Lượng khí trung bình đi trong tháp (Trần Xoa, 2006, trang 183):

Vtb =

Vđ + Vc
2

Trong đó Vđ, Vc lần lượt là lưu lượng hỗn hợp khí đi vào và đi ra khỏi tháp (m3/h).

GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 21

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

Theo thông số thiết kế, Vđ = 800 (m3/h). Vc tính theo công thức trang 183 sổ tay quá trình thiết

bị tập 2:

Vc = Vtr (1 + Yc )
Trong đó, Vtr là thể tích khí trơ (m3/h). Lượng khí trơ đi vào tháp được tính trong mục 3.2.1.2,
theo đó Gtr = 32,193 (kmo/h). Vì vậy để xác định thể tích khí trơ ta chỉ cần đổi đơn vị của Gtr tử
kmol/h sang m3/h:

Vtr =

Gtr .0,082. ( 273 + T ) 32,193.0,082. ( 273+30 )
=
= 799,867 ( m3 / h )
p
1

Suy ra thể tích khí đi ra khỏi tháp:

Vc = Vtr (1 + Yc ) = 799,867(1 + 3, 404.10 −5 ) = 799,894 ( m3 / h )
Suy ra lượng khí trung bình đi trong tháp:

Vtb =

800 + 799,894
= 799,947(m3 / h)
2

 Tốc độ khí trong tháp tính theo tốc độ giới hạn (áp dụng đối với tháp đĩa lưới làm việc đều đặn,
khoảng cách giữa các đĩa 200 mm, đường kính lỗ 2,5 mm, chiều cao phần ống chảy chuyền trên đĩa
từ 100 – 200 mm, thiết diện tự do của đĩa 12, 8%):


ω gh = 0,05

ρx
ρy

ρ x , ρx :
Lần lượt là khối lượng riêng của pha lỏng và pha khí (kg/m3)


Khối lượng riêng pha lỏng: Tra bảng I.2 trang 9, sổ tay quá trình các thiết bị tập 1 ta có
khối lượng riêng của dung dịch NaOH 10% ở 30oC là 1104,5 (kg/m3).



Khối lượng riêng pha khí (theo sổ tay quá trình thiết bị tập 2 trang 183):

 y M + ( 1 − ytb1 ) M 2  .273
ρ y =  tb1 1
(kg / m3 )
22, 4.T

GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 22

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế


Bộ môn Kỹ thuật môi trường

Theo giả thiết ban đầu, coi thành phần của khí thải chỉ gồm HCl và không khí
nên cấu tử 1 là HCL, cấu tử 2 là không khí. Để tính được khối lượng riêng pha khí ta
phải xác định được nồng độ phần mol của HCl theo giá trị trung bình:
ytb =

yđ 1 + yc1
2

Giá trị yđ1, yc1 xác định như sau:



1,532.10−4
−4
y
=
=
 đ 1 1 + Y 1 + 1,532.10−4 = 1,518.10
đ

Yc
3, 404.10−5
 yc1 =
=
= 3, 4039.10 −5
−5
1 + Yc 1 + 3, 404.10


Suy ra:

1,5318.10−4 + 3, 4039.10 −5
ytb =
= 9,361.10 −5
2
Khối lượng riêng trung bình pha khí:

9,361.10−5.36,5 + ( 1 − 9,361.10 −5 ) .29  .273

ρy = 
= 1,166( kg / m3 )
22, 4. ( 273 + 30 )
Tốc độ giới hạn trên của khí:

ω gh = 0,05

1104,5
= 1,539(m / s)
1,166

Tốc độ khí trung bình:

ωtb = 0,9ω gh = 0,9.1,539 = 1,385(m / s)
Vậy đường kính tháp đĩa lưới:
GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 23

SVTH: Phạm Thị Nga



Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

D=
3.2.3.

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

4Vtb
4.799,947
=
= 0,452 ≅ 0,5( m)
π .3600.ωtb
π .3600.1,385

Chiều cao tháp
Chiều cao tháp đĩa tính theo công thức: (Trần Xoa, 2006b, trang 169).
H = N tđ( H + δ ) + (0,8 ÷ 1) ( m )

Nt: số đĩa thực tế.
Hđ: khoảng cách giữa các đĩa (m).
δ: chiều dày đĩa (m).
(0,8 ÷ 1): khoảng cách cho phép ở đỉnh và đáy thiết bị, chọn bằng 1.
Theo kết quả mục 3.2.1 và mục 3.2.2 ta có, số đĩa thực tế bằng 3, khoảng cách
giữa các đĩa bằng 0,2 (m). Chiều dày đĩa chọn bằng 0,1 ÷ 0,3 lần đường kính lỗ, chọn
δ = 0,3d.
δ = 0,3.2,5 = 0,75( mm) ≅ 1( mm)

Vậy chiều cao tháp là:

H = 3.(0, 2 + 1.10−3 ) + 1 = 1,603 ≅ 1,6 ( m)
3.2.4.

Thiết kế lỗ trên mâm
Diện tích mặt cắt tự do của đĩa thường thấy từ (15 ÷ 20)% mặt cắt tháp. (Trần
Xoa, 2006b). Tổng diện tích lỗ (diện tích tự do) trên một đĩa:
π D2 2
π D2
∑ F = 0.2. 4 (m ) =0.2. 4 g10002 (mm2 )
Diện tích một lỗ (với đường kính lỗ đã chọn trong mục 3.2.2, d = 2,5mm):
GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 24

SVTH: Phạm Thị Nga


Xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Bộ môn Kỹ thuật môi trường

Fi =

πd2
4

Số lỗ trên một đĩa:

π D2
2

F 0.2. 4 ×1000
0.2.D 2 .1000 2 0.2.0,52.1000 2

n=
=
=
=
= 8000 (lô)
πd2
Fi
d2
2,52
4
Khoảng cách giữa các lỗ tính từ tâm lỗ này tới tâm lỗ kia là 10 mm.
3.2.5.

Trở lực của tháp
Trở lực của tháp đĩa lưới có ống chảy chuyền (Trần Xoa, 2006b, trang 192):
∆P = N tt .∆Pđ ( N / m 2 )

Trong đó:
Ntt là số đĩa thực tế của tháp.

∆Pđ

: tổng trở lực của một đĩa (N/m2).

∆Pđ = ∆Pk + ∆Ps + ∆Pt
∆Pk


: trở lực đĩa khô,

∆Ps

: trở lực của đĩa do sức căng bề mặt,

∆Pt

: trở lực thủy

tĩnh do chất lỏng trên đĩa tạo ra.
-

Trở lực của đĩa khô:

ρ y .ω02
∆Pk = ξ
( N / m2 )
2
ω02

: tốc độ khí qua lỗ (m/s)

GVHD: Nguyễn Thế Hùng

Trang 25

SVTH: Phạm Thị Nga



×