Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

công tác tổ chức, quản lý tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Trí Dũng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.05 KB, 27 trang )

Trường ĐHCN Hà Nội

-1 -

Khoa Kế toán- Kiểm toán

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2013
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

NGUYỄN QUỐC CẨN

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



-2 -

Trường ĐHCN Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nghĩa

1

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

2

NCTT

Nhân công trực tiếp

3


NVLTT

Nguyên vật liệu trực tiếp

4

SXC

Sản xuất chung

5

CPBH

Chi phí bán hàng

6

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

7

TSCĐ

Tài sản cố định

8


NVL

Nguyên vật liệu

9

CCDC

Công cụ dụng cụ

10

KH

Khấu hao

11

BHYT

Bảo hiểm y tế

12

BHXH

Bảo hiểm xã hội

13


KPCĐ

Kinh phí công đoàn

14

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

15

SP

Sản phẩm

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


-3 -

Trường ĐHCN Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

16


CNSX

Công nhân sản xuất

16

NKCT

Nhật ký chứng từ

17

XDCB

Xây dựng cơ bản

18

TKNH

Tài khoản ngân hàng

19

XNK

Xuất – nhập khẩu

20


GTGT

Giá trị gia tăng

21

ĐVT

Đơn vị tính

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1

Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty

10

Sơ đồ 1.2

Quy trình công nghệ sản xuất kẹo

13

Sơ đồ 1.3

Quy trình công nghệ sản xuất bánh

13


Sơ đồ 1.4

Quy trình chung của kế toán máy

16

Sơ đồ 1.5

Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

17

Biểu 1.1

Bảng phản ánh các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh
doanh tại Công ty

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

14

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐHCN Hà Nội

-4 -


Khoa Kế toán- Kiểm toán

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự vận động liên tục và phát triển không ngừng của nền kinh tế trong
nước nói riêng và toàn thế giới nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong
các lĩnh vực kinh doanh đã trưởng thành và ngày càng lớn mạnh. Các doanh nghiệp đó
đã góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Tuy nhiên, một doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt
động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu
thụ sản phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi
đúng đắn. Để có thể nắm bắt kịp thời đầy đủ về các thông tin bên trong và bên ngoài
của doanh nghiệp, các nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ quản lý khác
nhau, trong đó kế toán là công cụ quan trọng không thể thiếu trong hệ thống các công
cụ quản lý sản xuất kinh doanh.
Khi nền kinh tế mở cửa, đặc biệt là khi nước ta đã gia nhập WTO, thì không phải
doanh nghiệp sản xuất nào cũng có thể đứng vững và tồn tại được bởi sản phẩm của
doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với sản phẩm trong nước mà còn phải canh
tranh với rất nhiều hàng ngoại nhập hiện đang tràn lan trên thị trường với nhiều chủng
loại, mẫu mã, kiểu dáng đẹp và chất lượng tốt. Công ty TNHH thương mại và sản xuất
Trí Dũng là một trong số những doanh nghiệp sản xuất được hình thành khá sớm, bằng
sự nỗ lực và lãnh đạo sáng suốt của các cấp lãnh đạo, Công ty TNHH thương mại và
sản xuất Trí Dũng đã trở thành một công ty sản xuất bánh kẹo có uy tín trên thị trường
trong nước và được người tiêu dùng đánh giá về chất lượng sản phẩm rất cao.
Qua thực tế thực tập tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Trí Dũng, em đã
tìm hiểu và có được những hiểu biết khái quát về tình hình tổ chức kinh doanh của
Công ty và đặc biệt là hoạt động của Phòng Kế toán. Kết hợp với những kiến thức đã
Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHCN Hà Nội

-5 -

Khoa Kế toán- Kiểm toán

được trau dồi trên ghế Nhà trường cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy Nguyễn
Quốc Cẩn và sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám đốc, các cô chú, anh chị trong phòng
Kế toán và các phòng ban của Công ty, em đã hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp
của mình.

Nội dung của báo cáo gồm có 2 chương:
Phần I : Nghiên cứu tổ chức, quản lý tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất
Trí Dũng.
Phần II: Đánh giá chung về công tác tổ chức, quản lý tại Công ty TNHH thương
mại và sản xuất Trí Dũng.
Tuy nhiên, do trình độ cũng như kiến thức của em còn hạn chế nên báo cáo này
còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá và sửa chữa của thầy
giáo hướng dẫn và các thầy cô giáo trong Khoa để báo cáo hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐHCN Hà Nội


-6 -

Khoa Kế toán- Kiểm toán

PHẦN I: NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT TRÍ DŨNG
1.1 Nội quy, quy chế của Công ty
Nội quy lao động của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Trí Dũng được ban
hành ngày 01/03/2004 có nội dung như sau:
1. Thời gian làm việc trong giờ hành chính như sau:
Sáng : 08h00’ - 12h00’

Chiều : 13h30’ -17h30’

Do yêu cầu công việc nhân viên có thể làm thêm ngoài giờ
2. Tác phong và trang phục
Để mang tính chuyên nghiệp, cán bộ công nhân viên phải ăn mặc lịch sự.
* Đối với nhân viên nam: áo sơ mi đóng thùng, quần tây ( không mặc quần jean,
không đi dép lê).
* Đối với nhân viên nữ: trang phục đẹp, nghiêm túc, kín đáo ( không mặc áo sát nách,
váy hoặc áo quá ngắn không đi dép lê).
Đi lại, ăn nói nhẹ nhàng nơi công cộng , không dùng lời lẽ thiếu văn hóa với khách
hàng, đồng nghiệp và cấp trên.
Khi làm việc phải mang thẻ nhân viên.
3. Trật tự an toàn lao động
- Không mang những vật dễ gây cháy nổ vào công ty, tuân thủ những quy định về
phòng cháy chữa cháy.
- Không làm việc riêng trong giờ làm việc, nếu rời vị trí làm việc trên 30p thì phải báo
cáo với cấp trên trực tiếp.

- Tuyệt đối tuân thủ sự phân công của cấp trên.
- Chỉ được tiếp khách nơi quy định.
Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐHCN Hà Nội

-7 -

Khoa Kế toán- Kiểm toán

- Không được uống bia, rượu trong giờ làm việc; khi có mùi men hạn chế tiếp xúc với
khách hàng để tránh sự hiểu lầm.
- Nghiêm cấm bài bạc dưới mọi hình thức.
- Không được hút thuốc lá trong khuôn viên công ty.
- Nếu đến công ty làm việc vào ngày nghỉ phải thông báo cho cấp trên trực tiếp.
4. Quản lý và sử dụng tài sản công ty
- Cán bộ công nhân viên trước khi rời nơi làm việc phải sắp xếp gọn gàng, kiểm tra,
tắt, khóa cẩn thận các thiết bị máy móc sử dụng trong công ty để tiết kiệm và đảm bảo
an toàn lao động.
- Cán bộ công nhân viên phải trung thực, thật thà, sáng tạo và luôn ý thức tiết kiệm,
bảo vệ tài sản công ty.
- Tài sản công ty giao cho sử dụng phải được bảo quản tốt, nếu hư hỏng, hoặc bị mất
do thiếu trách nhiệm thì phải bồi thường theo giá trị tài sản.
- Không được mang tài sản của công ty ra khỏi công ty khi chưa được sự đồng ý của
cấp trên.
- Không được phép sử dụng tài sản của công ty vào mục đích cá nhân như gọi điện,

chat....
6. Bảo mật thông tin và bảo vệ uy tín công ty
- Các phòng ban phải tự có chế độ bảo mật thông tin công ty.
- Nhân viên chỉ được nhận quà, hoa hồng từ phía khách hàng theo quy định của công
ty.
- Cán bộ công nhân viên không được tự ý tiếp xúc với cơ quan truyền thông đại chúng
khi chưa có sự chấp nhận của công ty.
7. Phương tiện thông báo
- Các cuộc hop nội bộ theo bộ phận và toàn công ty là hình thức thông báo chủ yếu
trong quá trình hoạt động.
- Các thông tin cần phải truyền đạt bằng văn bản chính thức sẽ được gắn ở bảng tin nội
bộ của công ty đặt tại khu vực trung tâm.
8. Các hình thức xử lý kỷ luật khi cán bộ công nhân viên vi phạm nội quy công ty
- Tùy từng lỗi vi phạm sẽ xử phạt hành chính hoặc có những hình thức kỷ luật phù
hợp.

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐHCN Hà Nội

-8 -

Khoa Kế toán- Kiểm toán

- Riêng với viêc hút thuốc lần đầu phạt 30.000đ, những lần sau phạt 50.000đ trừ thẳng
vào lương , quá 3laanf vi phạm trong tháng sẽ không được thưởng trong tháng đó.


1.2 Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Trí
Dũng
Công ty TNHH thương mại và sản xuất Trí Dũng là một trong những doanh
nghiệp lớn nhất trên toàn quốc chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo.
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH thương mại và sản xuất Trí Dũng.
Tên giao dịch: TRI DUNG CO.,LTD
Tên viết tắt: TRIDUNGCO
Mã số thuế: 0101453895
E-mail:
Điện thoại: (844) 38631361

Số fax: (844) 38632501

Địa chỉ trụ sở chính: Đại Mỗ- Từ Liêm- Hà Nội . Đăng ký kinh doanh số:
0101453895, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 17/03/2004. Tài
khoản ngân hàng: Số 710A.00009 tại Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân Hà Nội.
Nhà máy sản xuất: khu công nghiệp Anh Khánh- Hoài Đức- Hà Nội.
Tổng số vốn điều lệ của Công ty là 5.750.000.000 đồng
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo; Kinh doanh xuất nhập
khẩu: Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hóa tiêu dùng
và các sản phẩm hàng hóa khác…
Hiện tại, Công ty TNHH thương mại và sản xuất Trí Dũng đang là một Công ty
có uy tín trên toàn quốc, các sản phẩm của công ty đang được ưa chuộng và có mặt ở
nhiều nơi trong cả nước và cả ở thị trường nước ngoài.
1.3 Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của Công ty TNHH thương mại và sản
xuất Trí Dũng

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


-9 -

Trường ĐHCN Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

 Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh bánh kẹo các loại như:
bánh kem xốp, bánh cracker, kẹo cứng, kẹo mềm….
 Hoạt động của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0101453895 ngày 01 tháng 03 năm 2004:
- Sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư sản xuất, máy móc thiết bị, sản phẩm
chuyên ngành, hàng hóa tiêu dùng và các sản phẩm hàng hóa khác.
1.4 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
1.4.1 Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty

Giám Đốc

Phó GĐ Tài chính

Phòng kế
toán (tài
vụ)

Nhà

máy
bánh
kẹo I

Phó GĐ kỹ thuật

Phòng
hành
chính


nghiệp
bánh

Phòng kế
hoạch thị
trường


nghiệp
kẹo

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Phòng
vật tư


nghiệp

phụ trợ

Phòng
kỹ thuật
và phát
triển


nghiệp
kẹo dẻo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phòng
KCS

Nhà máy
bánh kẹo
II


Trường ĐHCN Hà Nội

-10 -

Khoa Kế toán- Kiểm toán

1.4.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Trí Dũng được thực
hiện đa bộ phận theo kiểu trực tuyến chức năng.

Ban giám đốc của Công ty có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, gồm 3 người:
Giám đốc và hai Phó giám đốc trong đó:
− Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của Công ty điều hành, chỉ đạo mọi
hoạt động của Công ty.
− Phó giám đốc tài chính: do Giám đốc đề cử, phụ trách tài chính, trực tiếp theo
dõi, quản lý và chỉ đạo Phòng tài chính kế toán.
− Phó giám đốc kỹ thuật: do Giám đốc đề cử, quản lý về quy trình công nghệ, sản
xuất sản phẩm, chỉ đạo trực tiếp phòng kỹ thuật.
• Công ty có các phòng ban chức năng:
− Phòng Kế hoạch- Thị trường (Phòng kinh doanh): có nhiệm vụ nghiên cứu thị
trường, đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm, thăm dò thị trường, xây dựng các chiến
lược tiếp thị quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh hàng năm, theo dõi thực hiện và báo cáo kết quả kinh doanh theo định
kỳ. Thực hiện nhiệm vụ quan hệ đối ngoại, giao dịch hợp tác trong nước và quốc tế.
Đảm nhận công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật cải tiến quản lý của doanh nghiệp.
− Phòng vật tư: có nhiệm vụ thu mua, cung ứng vật tư dựa vào định mức tiêu hao
và các định mức dự trữ, đản bảo sản xuât ổn định và đạt hiệu quả.
− Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào và chất lượng sản
phẩm cho quá trình tiệu thụ và lập kế hoạch quản trị chất lượng.
− Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, theo dõi quy trình công
nghệ đảm bảo chất lượng sản phẩm, nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra chất
lượng, cải tiến chất lượng, chế tạo ra các sản phẩm mới.
− Phòng kế toán tài chính (Phòng tài vụ): Thực hiện tổ chức hạch toán, phân tích
hiệu quả hoạt động của từng quý, từng năm, cung cấp thông tin cho việc ra các quyết
định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý lưu trữ hồ sơ kế toán,
chứng từ sổ sách và các tài liệu liên quan. Thực hiện công tác quản lý tài sản doanh
nghiệp, theo dõi, giám sát sử dụng. Tham gia xử lý tài sản, máy móc thiệt bị của công
ty.

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung

Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐHCN Hà Nội

-11 -

Khoa Kế toán- Kiểm toán

− Phòng hành chính: Thực hiện công tác nghiệp vụ quản lý nhân sự, quản lý lao
động của Công ty, xây dựng chế độ tiền lương, thưởng và bảo hiểm xã hội, giải quyết
các vấn đề mang tính hành chính, thủ tục.
1.5 Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
1.5.1 Đặc điểm của sản phẩm
Công ty TNHH thương mại và sản xuất Trí Dũng là doanh nghiệp sản xuât hàng
công nghiệp thực phẩm cụ thể là sản phẩm bánh kẹo, trong đó sản lượng kẹo là chủ
yếu chiếm tỷ trọng tới 70% - 75%.
Công ty cung cấp ra thị trường khoảng 180 các chủng loại bánh kẹo khác nhau:
 Căn cứ vào đặc tính của sản phẩm:
– Chủng loại bánh gồm 4 mặt hàng: bánh kem xốp, bánh mặn, bánh biscuit, bánh
cracker.
– Chủng loại kẹo gồm 3 nhóm mặt hàng: kẹo cứng, kẹo dẻo (chipchip, chew dâu,
chew nho đen,…), kẹo mềm (xốp me, kẹo xốp dừa,…)
 Căn cứ vào chất lượng và giá trị sản phẩm:
– Sản phẩm có chất lượng cao: bánh kem xốp phủ sôcôla, bánh kem xốp thỏi,
bánh dạ lan hương, bánh cracker, kẹo jelly, kẹo caramen..
– Sản phẩm có chất lượng trung bình: một số loại kẹo cứng, kẹo mềm…
1.5.2 Thị trường tiêu thụ

Với cơ cấu sản phẩm phong phú và đa dạng Công ty đã đáp ứng phần lớn nhu
cầu của thị trường trong nước. Hiện nay, các sản phẩm của Công ty đang được ưa
chuộng ở các tỉnh trong và ngoài nước. Công ty đã có gần 30 đại lý trong toàn quốc.
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng năm đạt từ 1.200-1.400 tấn, doanh thu vào khoảng
17-19 tỷ/năm. Thị trường trong nước của Công ty được chia làm 3 khu vực chính, đó
là: thị trường miền Bắc, thị trường miền Trung và thị trường miền Nam. Trong đó thị
trường chính của Công ty là miền Bắc chiếm khoảng 60% sản lượng tiêu thụ và được
coi là thị trường thuận lợi, truyền thống của Công ty. Công ty đang rất chú trọng xúc
tiến phát triển thị trường xuất khẩu sang các nước như: Lào, Campuchia, Trung Quốc,
Đài Loan.
Kênh phân phối sản phẩm chủ yếu thông qua các đại lý khoảng 70% sản lượng
tiêu thụ; kênh phân phối lớn thứ hai thông qua người bán lẻ.

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


-12 -

Trường ĐHCN Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Bên cạnh đó Công ty đa dạng hóa các hình thức quảng cáo: khuyến mại; tặng
thưởng; tham gia hội chợ trong nước và quốc tế; chương trình “hàng Việt Nam chất
lượng cao”… Thị trường là vấn đề sống còn đảm bảo cho sự phát triển của Công ty. Vì
vậy liên tục đổi mới để đón đầu thị trường và giữ vững uy tín, chât lượng sản phẩm là
một trong những bí quyết quan trọng tạo nên sự thành công của công ty.

1.5.3 Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, máy móc thiết bị chiếm một vai trò hết sức quan
trọng, tác động đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện tại,công ty đang sở hữu
một hệ thông máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại, được đầu tư mới 100%. Trong
đó, 2 dây chuyền đồng bộ sản xuất kẹo Chew của Cộng hòa Liên Bang Đức, công suất
2 tấn/ngày; dây truyền sản xuất kẹo mềm, công suất 1 tấn/ngày… Ngoài ra, Công ty
còn đầu tư hai nồi nấu kẹo chân không liên tục và một số máy gói kẹo tự động. Khác
với những sản phẩm thông thường, quá trình hình thành lên sản phẩm bánh kẹo rất
ngắn (nhiều nhất là sản xuất kẹo chew tới 4 giờ, ngắn nhất là sản xuất bánh biscuit chỉ
tới 30 phút). Vì vậy Công ty không có sản phẩm dở dang.
Tuy sản phẩm rất đa dạng và phong phú nhưng chúng có những nét đặc thù
chung nên chúng được phân thành những nhóm sản phẩm và được sản xuất trên cùng
dây chuyền công nghệ. Quy trình sản xuất ở Công ty đơn giản, khép kín, chu kỳ ngắn,
diễn ra liên tục từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuât đến khi sản phẩm hoàn thành
nhập kho, sản xuất mẻ mới. Mỗi phân xưởng chuyên môn hóa một loại sản phẩm nhất
định.
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất kẹo Chew.

Nguyên
liệu

Nấu

Máy
Làm
Máy dập
đùnvật liệu hình
lạnh Nguyên

Máy

gói

Đóng
hộp

Sơ đồ 1.3: Quy
trình
Nhào
trộncông
(hòanghệ
bột)sản xuất bánh.

Tạo hình (bánh quy)

Nướng ga (bánh kem xốp)

Nướng

Phết kem

Đóng túi

Máy cắt nhanh

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH
Đóng KT13hộp K5

Báo cáo Đóng
thực tập

túitốt nghiệp

Đóng hộp


Trường ĐHCN Hà Nội

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

-13 -

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


-14 -

Trường ĐHCN Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

1.5.4 Đặc điểm về lao động
Quy mô về lao động và chât lượng lao động của công ty không ngừng được
nâng lên. Tổng số nhân viên của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 là: 126
người, trong đó lao động dài hạn chiếm 51 người, lao động hợp đồng từ 1-3 năm là 35
người, còn lại là lao động thời vụ, làm theo các hợp đồng ngắn hạn thường là vào cuối
năm khi mật độ kinh doanh của công ty lên cao nhất. Với số lượng cán bộ công nhân
viên như vậy, công ty luôn sắp xếp và bố trí hợp lý người lao động theo trình độ và

khả năng của mỗi người.
1.5.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Cùng với sự lớn mạnh của Công ty, một mặt thu nhập và đời sống của cán bộ
công nhân viên trong Công ty ngày càng được cải thiện, mặt khác Công ty đã và đang
thực hiện đầy đủ, kịp thời nhiệm vụ của mình đối với Ngân sách nhà nước.
Một số chỉ tiêu mà công ty đã đạt được trong 2 năm qua:

Biểu 1.1: Bảng phản ánh các chỉ tiêu hoạt động
sản xuất kinh doanh tại Công ty.
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

2011

2012

1

Tổng Doanh thu

Đồng

53.268.764.813

64.555.259.978

2


Tổng Chi phí

Đồng

50.057.947.122

61.554.230.743

3

Tài sản ngắn hạn

Đồng

15.893.703.117

17.100.520.337

4

Tài sản dài hạn

Đồng

6.502.888.229

11.232.156.018

5


Nợ phải trả

Đồng

9.633.327.094

10.506.751.363

6

Nguồn vốn chủ sở hữu

Đồng

12.763.264.252

17.825.924.992

7

Nộp ngân sách Nhà nước

Đồng

3.219.392.953

3.542.001.438

8


Lợi nhuận trước thuế

Đồng

2.510.817.691

2.701.029.235

9

Lợi nhuận sau thuế

Đồng

1.808.113.269

2.050.771.925

10

Số lượng lao động

Người

112

126

11


Thu nhập bình quân
người lao động

Đồng/người/
tháng

4.063.000

4.586.000

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐHCN Hà Nội

-15 -

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy tình hình hoạt động của Công ty đã tốt dần
lên qua các năm, cả lợi nhuận và doanh thu đều tăng lên, góp phần bổ sung vào giá trị
tổng tài sản. Tổng Doanh thu bán hàng năm 2012 tăng 21,19% (tương ứng tăng
khoảng 11,287 tỷ đồng) so với năm 2011, tổng chi phí tăng 22,96% (tương ứng tăng
khoảng 11,496 tỷ đồng) so với năm 2011. Lợi nhuận trước thuế năm 2012 tăng 7,5%
(tương ứng tăng 0,19 tỷ đồng) so với năm 2011.
Hoạt động tốt, Công ty đã tạo công ăn việc làn ổn định cho toàn thể cán bộ

công nhân viên trong Công ty (mức thu nhập bình quân của người lao động năm 2012
tăng 11,4% so với năm 2011) và tăng số tiền nộp ngân sách. Điều này cho thấy Ban
lãnh đạo và cả tập thể công nhân viên đã cố gắng phát huy vai trò của mình để xây
dựng đơn vị ngày càng vững mạnh và phát triển.

1.6 Nghiên cứu các nghiệp vụ quản lý ở từng phòng ban, phân xưởng tại Công ty
1.6.1 Phòng Kế toán
1.6.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Trí Dũng được tổ
chức theo hình thức kế toán tập trung. Tất cả các nghiệp vụ kế toán như: phản ánh, ghi
chép, lưu giữ, xử lý chứng từ, ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, lập và phân tích hệ thống
báo cáo trong doanh nghiệp và việc hướng dẫn kiểm tra đôn đốc công tác kế toán tại
các xí nghiệp đều đựơc thực hiện tại Phòng kế toán tài chính. Phương thức tổ chức bộ
máy kế toán tại công ty là phương thức trực tuyến tham mưu nghĩa là kế toán trưởng là
người đứng đầu bộ máy, trực tiếp điều hành các kế toán viên; đồng thời giữa kế toán
trưởng và các kế toán viên có mối quan hệ tham mưu lẫn nhau.
Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán 3A. Máy tính của các kế toán
được nối mạng với nhau, có một máy chủ của Kế toán trưởng theo dõi được toàn bộ
máy trong phòng.

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐHCN Hà Nội

-16 -


Khoa Kế toán- Kiểm toán

Sơ đồ 1.4 Quy trình chung của kế toán máy:

Dữ liệu đầu vào khai báo thông tin do máy yêu cầu

Máy xử lý thông tin

Dữ liệu đầu vào ra các sổ kế toán chi tiết tổng hợp
báo cáo tài chính theo yêu cầu của kế toán trưởng
1.6.1.2 Đặc điểm tổ chức lao động kế toán
Phòng kế toán hiện nay gồm 7 người
 Đứng đầu là kế toán trưởng: là người chỉ đạo trực tiếp và phụ trách chỉ đạo
chung các hoạt động của Phòng kế toán tài chính , đồng thời đưa ra các ý kiến về hoạt
động kinh doanh cho Giám đốc, kiểm tra đôn đốc công tác hạch toán hàng ngày, lập
báo cáo tổng hợp.
 Phó phòng kế toán phụ trách về kế toán TSCĐ và XDCB; hạch toán TSCĐ và
XDCB; là người có nhiệm vụ theo dõi giá trị của tài sản hiện có, biến động tăng giảm
của TSCĐ, tính khấu hao. Đồng thời hạch toán chi phí sửa chữa và sửa chữa thường
xuyên của tài sản.
 Kế toán vật tư (NVL & CCDC): theo dõi hạch toán chi tiết, tổng hợp tình hình
nhập, xuất, tồn của từng loại vật tư, định kỳ đối chiếu với thủ kho.
 Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành và tiền lương: là người có nhiệm vụ
hạch toán chi tiết, tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ; tập hợp và phân bổ chi phí sản
xuất, tính giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Theo danh sách cán
bộ nhân viên của từng phòng ban, phân xưởng mà phòng lao động tiền lương lập các
bảng chấm công và bảng quyết toán tiền lương của xí nghiệp gửi lên kế toán tiền
lương xây dựng bảng thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT cho toàn công ty.
 Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (TGNH), tạm ứng và huy động vốn, thanh
toán công nợ: là người có trách nhiệm hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình thu chi,

tồn quỹ tiền mặt, tổng hợp tình hình thanh toán tạm ứng, thanh toán nội bộ và ngoài
công ty qua tài khoản ngân hàng, đối chiếu với sổ kế toán TGNH tại ngân hàng. Đồng

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


-17 -

Trường ĐHCN Hà Nội

Khoa Kế toán- Kiểm toán

thời có nhiệm vụ theo dõi chi tiết tình hình huy động vốn và tình hình thanh toán công
nợ với từng đối tượng nhà cung cấp, với từng khách hàng.
 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả: là người chịu trách nhiệm tổ
chức hạch toán chi tiết, tổng hợp thành phẩm hoàn thành nhập kho, tiêu thụ, tồn kho
cuối kỳ; xác định doanh thu, kết quả tiêu thụ sản phẩm....
 Thủ quỹ: là người quản lý nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt, thu tiền của khách
hàng, kiểm tra tính thật giả của tiền và ghi sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi vào ngân hàng kịp
thời theo đúng quy định.
Ngoài ra ở các xí nghiệp thành viên đều có những nhân viên thống kê, thủ kho,
khoảng 2-3 người dưới sự điều hành của giám đốc xí nghiệp và kế toán trưởng, có
nhiệm vụ theo dõi tình hình sản xuất, tinh hình lao động, vật tư một cách đơn giản, thu
thập các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xí nghiệp mình, ghi
thẻ kho, lập báo cáo chi tiết hàng tồn kho và hàng tháng gửi báo cáo lên phòng kế
toán. Định kỳ phải có sự đối chiếu với từng xí nghiệp theo chỉ đạo của kế toán trưởng.


Sơ đồ 1.5: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Kế toán trưởng

Kế toán tiền
mặt, TGNH,
tạm ứng và
huy động
vốn, thanh
toán công nợ

Kế
toán
vật tư

Kế
toán
TSCĐ
&
XDCB

Kế toán
CPSX,
tính giá
thành
và tiền
lương

Kế toán
thành

phẩm,
tiêu thụ
và xác
định
kết quả

Thủ
quỹ

Nhân viên kế thống kê ở các
xí nghiệp thành viên

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐHCN Hà Nội

-18 -

Khoa Kế toán- Kiểm toán

1.6.2 Phòng Hành chính
Là một phòng ban đặc thù mang nặng tính chất quản lý nên Phòng Hành chính
của Công ty kiêm nhiệm khá nhiều nhiệm vụ như:
• Về tổ chức, lao động, tiền lương:
 Tổ chức quản lý cán bộ
- Nghiên cứu đề xuất các phương án tổ chức bộ máy quản lý, sắp xếp lại, thành

lập mới, sáp nhập hoặc giải thể các bộ phận trong công ty phù hợp với nhiệm vụ và cơ
chế quản lý mới trong từng thời kỳ.
- Xây dựng quy chế tổ chức, mối quan hệ giữa Văn phòng Công ty với các đơn
vị trực thuộc, các Công ty con, các Công ty liên kết.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác tổ chức quản lý cán bộ; Xây dựng quy hoạch
cán bộ kế thừa dài hạn và trung hạn; Tham mưu giúp Giám đốc nhận xét đánh giá cán
bộ.
 Quản lý lao động
Xây dựng quy chế về quản lý lao động; Nghiên cứu thực hiện đúng và đầy đủ
mọi thủ tục hành chính và các chế độ đối với Cán bộ Công nhân viên; Thực hiện lưu
trữ và bảo quản số liệu về lao động.
 Quản lý tiền lương
Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng Quy chế tiền lương tiền thưởng; Xây
dựng kế hoạch quỹ tiền lương, tiền thưởng của Công ty; xây dựng đơn giá tiền lương,
hướng dẫn và giám sát việc thực hiện quỹ lương của Công ty con, các đơn vị trực
thuộc.
 Công tác đào tạo
Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên
môn và năng lực cho cán bộ, công nhân viên; Tổ chức học tập chuyên đề theo nhu cầu
nâng cao nghiệp vụ cho Cán bộ Công nhân viên trong công ty; Tiếp nhận, hướng dẫn
các đoàn học sinh, sinh viên đến thực tập (do Giám đốc duyệt).
 Công tác bảo hộ lao động
- Căn cứ vào chế độ chính sách của Nhà nước về công tác bảo hộ lao động, tổ
chức xây dựng và trình Giám đốc ban hành các Quy chế về An toàn - Bảo hộ lao động
của Công ty, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc công ty thực hiện nghiêm các chế độ.

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHCN Hà Nội

-19 -

Khoa Kế toán- Kiểm toán

- Giúp Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch An toàn - Vệ sinh lao động, cải thiện
điều kiện làm việc của công ty và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đó.
- Tổ chức tập huấn về An toàn - Bảo hộ lao động cho các cán bộ công nhân viên
toàn Công ty.
 Công tác thi đua- khen thưởng
- Tổ chức xây dựng và trình Giám đốc ban hành Quy chế Thi đua khen thưởng
của Công ty.
- Hướng dẫn và giám sát các đơn vị thực hiện công tác thi đua khen thưởng định
kỳ; thực hiện các thủ tục đề nghị khen thưởng cấp Công ty, Thành phố và Nhà nước
cho các cá nhân và tập thể trong toàn hệ thống Công ty.
• Hành chính, quản trị, lễ tân, đối nội, đối ngoại:
 Giúp Tổng giám đốc xây dựng chương trình công tác; Tổ chức thực hiện công
việc tiếp tân phục vụ các cuộc họp, hội nghị; Tổ chức, quản lý công tác văn thư
lưu trữ, Lập và quản lý các văn bản hội nghị.
 Phụ trách công tác lễ tân toàn Công ty đồng thời thực hiện các công tác đối nội,
đối ngoại theo chức năng.
 Đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan trong công ty, lập kế hoạch sửa chữa,
duy tu, bảo quản các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nhà cửa,
kho tàng theo định kỳ.
 Lập kế hoạch mua sắm và cung cấp trang thiết bị… phục vụ cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh và công tác quản lý.
 Tổ chức điều hành toàn bộ các công việc thuộc lĩnh vực Quản trị hành chánh

bao gồm quản lý tài sản, bảo vệ nội bộ, giữ gìn an toàn trật tự, phòng chống
cháy nổ trong toàn Công ty.

1.6.3 Phòng Kế hoạch thị trường
1.6.3.1 Nhiệm vụ
- Xây dựng kế hoạch, định hướng sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý,
hàng tháng cũng như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời đế xuất với
Giám đốc Công ty điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường để đầu tư đẩy mạnh kinh
doanh bao gồm hàng nội địa và hàng xuất. Đề xuất Giám đốc Công ty các chủ trương,
Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐHCN Hà Nội

-20 -

Khoa Kế toán- Kiểm toán

chính sách phù hợp với tình hình thực tế trong lĩnh vực kinh doanh.
- Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, giá cả, nhu cầu hàng
hóa để tham mưu cho Giám đốc trong việc đàm phán tiến tới ký kết.
- Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách XNK, thuế của Nhà nước ban
hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định.
- Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình thức
thanh toán. Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục XNK đúng quy định cũng như theo dõi
tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng.

- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước và theo yêu cầu
của Giám đốc Công ty, xây dựng các kênh thông tin về thương mại, đồng thời quản lý
các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua các hệ thống
thông tin.
- Thực hiện cung cấp chứng từ XNK, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, đồng thời
quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của Công ty.
- Thực hiện chức năng quản lý thương hiệu của Công ty. Theo dõi và báo cáo
cho Giám đốc về công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu. Đăng ký nhãn
hiệu hàng hoá trong nước và các nước, vùng lãnh thổ mà Công ty có khả năng xuất
khẩu.
1.6.3.2 Điều hành công việc
Căn cứ vào chỉ đạo của Giám đốc Công ty, lãnh đạo Phòng có trách nhiệm
hoạch định chương trình, công việc cụ thể và phổ biến đến các Tổ thực hiện.
- Các tổ nghiệp vụ nói chung và từng nhân viên trong Phòng nói riêng có nhiệm
vụ thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về những phần việc
của mình. Mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cần báo cáo ngay cho
lãnh đạo Phòng để xử lý và tìm hướng giải quyết.
- Tất cả các văn bản trước khi trình Giám đốc ký tên đều nhất thiết phải qua sự
kiểm tra, kiểm soát của lãnh đạo Phòng. Tuyệt đối nghiêm cấm các trường hợp cá
nhân tự trình ký những vấn đề liên quan đến chức năng hoạt động của Phòng có tính
vượt cấp.

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐHCN Hà Nội


-21 -

Khoa Kế toán- Kiểm toán

1.6.4 Phòng Vật tư
Văn bản quy định về ‘‘Quy trình cấp phát và sử dụng văn phòng phẩm’’ tại Công
ty như sau:
 Quy tắc cấp phát và sử dụng:
- Quá trình cấp phát và sử dụng Văn phòng phẩm phải tuân theo một quy trình đã
được Phòng Vật tư quy định sẵn. Nếu không theo quy trình sẽ không được đáp ứng kịp
thời.
- Phòng Vật tư phải lập sổ theo dõi việc nhập mua và cấp phát văn phòng phẩm
cho từng mặt hàng để có cơ sở lập kế hoạch cho tháng sau.
- Quá trình sử dụng Văn phòng phẩm phải tiết kiệm, hiệu quả, tránh hiện tượng
lãng phí, sử dụng vào mục đích cá nhân gây tổn thất tài chính cho công ty.
- Việc sử dụng chủng loại Văn phòng phẩm phải được thống nhất về quy cách,
không lộn xộn tránh nhầm lẫn.
- Các bộ phận tự bảo quản và sử dụng số lượng Văn phòng phẩm đã nhận, không
được sử dụng chung với bộ phận khác (trừ trường hợp thật cần thiết).
 Quy trình cấp phát:


Bước 1: Viết giấy đề nghị Văn phòng phẩm.

- Bộ phận có nhu cầu về văn phòng phẩm sẽ viết giấy đề nghị văn phòng phẩm
theo mẫu (Sổ đề nghị VPP) từ ngày 25 đến ngày 27 và đến ngày cuối tháng 29,30
Phòng Vật tư sẽ tổng hợp yêu cầu của các Phòng ban và tiến hành việc mua VPP cấp
phát theo nhu cầu cho các phòng ban.
- Giấy đề nghị phải được ghi rõ về Loại, số lượng văn phòng phẩm đề nghị, chữ
ký của người lập giấy , trưởng bộ phận.



Bước 2: Duyệt giấy đề nghị văn phòng phẩm.

Bộ phận Vật tư tiếp nhận giấy đề nghị văn phòng phẩm, trưởng bộ phận Vật tư
xem xét và ký duyệt với một số lượng hợp lý, trên cơ sở kế hoạch chung của công ty.


Bước 3: Ký biên bản giao nhận văn phòng phẩm.

Sau khi số lượng văn phòng phẩm được duyệt , Phòng Vật tư sẽ mua văn phòng
phẩm về và giao cho bộ phận có đề nghị theo biên bản giao nhận. Biên bản giao nhận
phải đủ thông tin về ngày tháng giao nhận, số lượng và chất lượng, chủng loại văn
phòng phẩm giao nhận, chữ ký bên giao và bên nhận.


Bước 4: Quản lý và sử dụng:

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐHCN Hà Nội

-22 -

Khoa Kế toán- Kiểm toán


Bộ phận đề nghị mang văn phòng phẩm về sử dụng theo tinh thần của qui chế
này, hành chính công ty thường xuyên theo dõi việc sử dụng của các bộ phận để có cở
sở đánh giá và điều chỉnh cho các tháng tiếp theo, cũng như có biện pháp xử lý các vi
phạm theo qui định .

1.6.5 Phòng Kỹ thuật và phát triển
Văn bản quy định về ‘‘Quy trình sửa chữa máy móc và trang thiết bị văn
phòng’’ tại Công ty như sau:
 Quy tắc chung:
- Viêc sửa chữa các thiết bị máy móc phải tuân theo quy định của phòng Kỹ thuật
và phát triển.
- Phòng Phòng kỹ thuật và phát triển lập sổ đề nghị sửa máy và căn cứ vào đó để
theo dõi tình hình sử dụng máy móc trong toàn công ty.
- Việc sửa chữa máy móc và các trang thiết bị văn phòng phải được thực hiện
nhanh chóng và kịp thời để đảm bảo hoạt động của các bộ phận cũng như toàn công ty.
 Quy trình thực hiện:
• Bước 1: Viết giấy đề nghị sửa chữa
- Cá nhân (bộ phận) có nhu cầu sửa chữa thiết bị phải đăng ký vào sổ đề nghị sửa
máy tại phòng Kỹ thuật và phát triển.
- Giấy đề nghị phải ghi đầy đủ các thông tin yêu cầu và phải có xác nhận của
Trưởng bộ phận.
• Bước 2: Kỹ thuật kiểm tra.
- Phòng Kỹ thuật và phát triển tiếp nhận giấy đề nghị sửa chữa và chuyển cho bộ
phận kỹ thuật.
- Bộ phận kỹ thuật sẽ cử kỹ thuật viên kiểm tra tình trạng máy móc và đưa ra
hướng giải quyết.

• Bước 3: Sửa chữa thiết bị:
- Trong trường hợp thiết bị hỏng nặng cần phải thay thế, bộ phận kỹ thuật phải
chuyển đề nghị sửa chữa cho Phó Giám đốc Kỹ thuật phê duyệt hướng giải quyết.

- Kỹ thuật viên căn cứ vào phê duyệt của Phó Giám đốc Kỹ thuật tiến hành sửa
chữa máy móc.

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐHCN Hà Nội

23

Khoa Kế toán - Kiểm toán

PHẦN II:
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT TRÍ DŨNG
2.1 Đánh giá chung về công tác tổ chức, quản lý tại Công ty
Hiện nay, Công ty TNHH thương mại và sản xuất Trí Dũng đã trở thành một
trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn ở nước ta, quy mô sản xuất kinh
doanh mở rộng trên toàn quốc. Trong suốt thời gian từ khi thành lập đến nay, công ty
đã không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, nâng
cao năng suất lao động, cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm…Đạt được kết quả như
vậy là do ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên trong công ty đã không
ngừng nỗ lực, phấn đấu.
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty thể hiện tính chuyên môn hóa cao, được tổ
chức khoa học và hợp lý, phục vụ tốt cho quá trình quản lý, xây dựng và phát triển
Công ty.
Các phòng ban trong Công ty đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, máy

móc cần thiết, đảm bảo được tính kịp thời, chính xác và đầy đủ cho nhu cầu công việc.
Đặc biệt, Phòng Kế toán trong công ty còn sử dụng phần mềm làm giảm nhẹ khối
lượng công việc ghi chép cho kế toán, làm cho công tác kế toán trở nên đơn giản, gọn
nhẹ, dễ dàng quản lý cũng như kiểm tra, giúp cho việc lập báo cáo hàng tháng được
đầy đủ, kịp thời.
Đội ngũ nhân viên còn trẻ nhưng có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Với phương châm con người là nhân tố mang tính chất quyết định cho sự phát triển
của công ty, nên ngay từ đầu công ty đã tuyển chọn và đào tạo cho mình một đội ngũ
lao động nói chung và đội ngũ lao động kế toán nói riêng có phẩm chất, đạo đức tốt,
nhiệt tình với công việc.
Tuy nhiên, công tác tổ chức quản lý tại công ty vẫn không thể tránh khỏi những
hạn chế trong quá trình thực hiện, đòi hỏi cần phải đưa ra những giải pháp phù hợp
hơn nữa với tình hình thực tế, nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn bộ máy quản lý, xản
xuất và kinh doanh.

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐHCN Hà Nội

24

Khoa Kế toán - Kiểm toán

2.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý tại Công ty
Trước yêu cầu thúc đẩy hoàn thiện hơn công tác tổ chức, quản lý tại công ty cho
phù hợp hơn với tình hình thực tế, trên cơ sở những thông tin có được và những kiến

thức đã được học, em xin đề xuất một số ý kiến như sau:
- Kế toán quản trị là kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho những
người trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng, giúp cho việc đưa ra các quyết định để vận
hành công việc kinh doanh và vạch kế hoạch tương lai phù hợp với chiến lược kinh
doanh. Hiện nay, Công ty TNHH thương mại và sản xuất Trí Dũng chưa có một bộ
phận kế toán quản trị riêng, sau khi cổ phần hóa, yêu cầu về các báo cáo kế toán ngày
càng cao, để đáp ứng yêu cầu quản lý, công ty cần xem xét xây dựng bộ phận kế toán
chuyên về báo cáo quản trị, việc xây dựng bộ phận kế toán quản trị phải đảm bảo các
yêu cầu sau: Thứ nhất, phải đáp ứng được sự phù hợp giữa mô hình kế toán quản trị
với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, phải đáp ứng được các
yêu cầu, chỉ tiêu quản trị mà công ty đề ra. Thứ ba, là bộ phận kế toán quản trị được
xây dựng phải khả thi và tiết kiệm, đem lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.
- Công ty cần thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật thông tin, các chế độ,
chuẩn mực mới để áp dụng vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp mình, và đưa ra
những chính sách, biện pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
- Với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của mình, trong công tác nhân sự,
Công ty cần đẩy mạnh quy trình đào tạo cán bộ, công nhân có tay nghề kỹ thuật cao để
có thể đáp ứng được trình độ quản lý cao cũng như sự phát triển của máy móc, khoa
học kỹ thuật thông qua việc tổ chức các khóa đâò tạo chuyên sâu, các buổi tập huấn
lao động…

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐHCN Hà Nội

25


Khoa Kế toán - Kiểm toán

KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, đặc biệt là khi nước ta đã gia nhập WTO một
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm
nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí nhằm mục tiêu đạt được lợi nhuận tối đa, đồng
thời phải xây dựng được công cụ quản lý thực sự hiểu quả, đặc biệt thể hiện qua công
tác tổ chức, quản lý của mỗi doanh nghiêp.
Sau thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại công ty, trên cơ sở những kiến thức đã
học cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Ban Giám đốc, các cô chú, anh chị trong các
phòng ban và sự chỉ bảo tận tình của Thầy Nguyễn Quốc Cẩn đã giúp em tìm hiểu và
nghiên cứu một cách đầy đủ và khoa học về công tác tổ chức, quản lý tại Công ty để
em có thể hoàn thành báo cáo với các nội dung về:
- Tìm hiểu các nội quy, quy định của Công ty TNHH thương mại và sản xuất
Trí Dũng, tiếp cận trực tiếp với các văn bản pháp quy, văn bản nội bộ của Công ty để
có được sự nhìn nhận tổng quan về Công ty thực tập. Qua đó, em có thể chấp hành
đúng và nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của Công ty khi tham gia vào hoạt động
của Công ty với tư cách là một nhân viên thực tập.
- Sự hình thành và phát triển của Công ty qua từng giai đoạn, từng thời kỳ với
những thay đổi về cơ chế, chính sách hoạt động, cơ cấu bộ máy của Công ty từ đó có
được những hiểu biết sâu rộng hơn về Công ty thực tập, biết được những chặng đường
mà Công ty đã trải qua để có được sự phát triển bền vững như ngày hôm nay cũng như
những định hướng lâu dài cho tương lai của Công ty.
- Tổng quan về công tác quản lý, hoạt động tại các phòng ban của Công ty để
có thể nắm bắt rõ hơn các nghiệp vụ quản lý cũng như quy trình hoạt động tại các
phòng ban như phòng Hành chính, phòng Kế toán, phòng Kinh doanh….. Qua đó có
thể nhanh chóng hòa nhập với công việc cũng như con người tại Công ty thực tập.
Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế
nên báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự thông cảm và

những ý kiến đánh giá của thầy cô.

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dung
Lớp: LT CĐĐH KT13- K5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


×