Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Trình bày các dạng nhóm. Các giai đoạn phát triển của nhóm.Phân tích và lấy ví dụ minh họa mối quan hệ giữa phương pháp làm việc nhóm và hiệu quả công việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.53 KB, 21 trang )

Đề tài thảo luận: “Trình bày các dạng nhóm.
Các giai đoạn phát triển của nhóm.Phân tích và
lấy ví dụ minh họa mối quan hệ giữa phương
pháp làm việc nhóm và hiệu quả công việc”.


LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ những ngày đầu mới xuất hiện loài người đã tồn tại hình thái tổ chức
theo nhóm. Người tối cổ sống theo bầy khoảng vài chục người trong các hang
động, mái đá…. Sau khi tiến hóa thành người tinh khôn, họ bắt đầu sống theo từng
nhóm gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau gọi là thị tộc. Họ làm
chung, ăn chung, giúp đỡ nhau. Nhờ đó cuộc sống của họ dần tốt hơn và gần gũi
hơn.
Ngày nay, khi cuộc sống thay đổi, xã hội dần hiện đại hơn, hình thái tổ chức
theo nhóm vẫn tồn tại và phát huy hơn nữa những hiệu quả của nó. Làm việc nhóm
đang dần được phát triển, được nâng lên một tầm cao mới. Đây là hình thức làm
việc hiệu quả và xuất hiện trong hầu hết các tổ chức từ trường học, các câu lạc bộ
cho tới các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất..Với sự tồn tại và phát
triển mạnh như vậy có thể khẳng định được hiệu quả của nó.
Trên cơ sở kiến thức đã biết và sự tìm hiểu, nhóm đã thực hiện bài luận với
tên đề tài:“Trình bày các dạng nhóm. Các giai đoạn phát triển của nhóm.Phân
tích và lấy ví dụ minh họa mối quan hệ giữa phương pháp làm việc nhóm và
hiệu quả công việc”.
Do kiến thức còn hạn hẹp, đề tài của chúng tôi có thể có những sai sót, hạn
chế, Rất mong nhận được những sự góp ý, sửa chữa để đề tài có thể hoàn thiện hơn
và thiết thực hơn trong công tác hoạt động nhóm ở các tố chức.
Nhóm 8 xin cảm ơn sự đóng góp của cô và các bạn!


1- Cơ sở lý luận:
1.1: Khái niệm và phân loại nhóm:


1.1.1: Khái niệm
Nhóm là một mô hình tổ chức bao gồm 2 hay nhiều cá nhân, tương tác và phụ
thuộc lẫn nhau nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể.
Nhóm là yếu tố cấu thành của bất cứ tổ chức nào. Hành vi của cá nhân trong
các nhóm không giống như hành vi của chính bản thân họ khi chỉ có một mình..
1.1.2: Phân loại nhóm:
Nhóm được chia thành nhóm chính thức và nhóm không chính thức:
- Nhóm chính thức:
 Khái niệm:

Nhóm chính thức là nhóm thực hiện những công việc cụ thể theo cơ cấu tổ
chức.
 Nhiệm vụ:

Trong các nhóm chính thức, mục tiêu của tổ chức là cơ sở thúc đẩy và định
hướng các hoạt động cá nhân.
 Phân loại:

Nhóm chỉ huy: được xác định theo sơ đồ tổ chức.
Bao gồm một nhà quản lý và một số nhân viên dưới quyền.Ví dụ như nhóm
gồm hiệu trưởng trường tiểu học –“quản lý” và mười hai giáo viên-“các nhân viên
dưới quyền”.Hay nhóm kiểm toán bưu chính bao gồm một tổ trưởng và năm nhân
viên.


Nhóm nhiệm vụ:
Bao gồm một số người cùng làm việc để hoàn thành một công việc nào đó
theo sự phân công của tổ chức. Nhóm không quá chú trọng đến thứ bậc trong các
mối quan hệ như nhóm chỉ huy. Ví dụ như nhóm nghiên cứu đề tài khoa học, nhóm
dự án...

Nhóm chỉ huy luôn là nhóm nhóm nhiệm vụ, song nhóm nhiệm vụ chưa chắc
đã là nhóm chỉ huy.
- Nhóm không chính thức:
 Khái niệm:

Là các liên minh giữa các cá nhân được hình thành không bị phụ thuộc vào cơ
cấu cũng như mục tiêu của tổ chức.
 Nhiệm vụ:

Đáp ứng nhu cầu về giao tiếp xã hội.
 Phân loại: nhóm không chính thức có thể phân thành hai loại là nhóm lợi ích và

nhóm bạn bè.
Nhóm lợi ích:
Là nhóm mà các thành viên liên kết với nhau để đạt được mục tiêu cụ thể mà
mỗi người trong số họ quan tâm. Chẳng hạn nhân viên có thể hợp lại với nhau, nêu
ra yêu cầu với các cấp lãnh đạo trong việc tang lương, giải quyết chế độ, thực hiện
các cam kết về đào tạo và phát triển nhân lực…
Nhóm bạn bè:
Được hình thành khi các cá nhân có những đặc điểm chung, bất kể họ làm
việc cùng nhau hay không. Những đặc điểm chung có thể là tuổi tác, quan điểm, sở
thích( cùng thích thể thao: cầu lông, tennis; hay cùng thích âm nhạc, du lịch như là
đi phượt,đi leo núi…)
Các nhóm không chính thức thực hiện một chức năng quan trọng là thỏa mãn
nhu cầu xã hội của các thành viên: họ có thể cùng nhau chơi thể thao, cùng nhau ăn
trưa, cùng nhau nghỉ ngơi, cùng nhau đi làm hoặc cùng nhau về. Mối quan hệ giữa


các cá nhân trong nhóm, mặc dù mang tính không chính thức, song có ảnh hưởng
rất lớn đến hành vi tổ chức và kết quả làm việc.

1.2: Các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm.
- Tạo dựng ( giai đoạn hình thành):
Khi thành lập một nhóm mỗi thành viên sẽ phải xem xét kỹ lưỡng và tìm ra vị
trí của mình trong nhóm. Một điều không thể thiếu là thử khả năng lãnh đạo của
người đứng đầu vì trong giai đoạn này các thành viên trong nhóm còn rụt rè , giữ
gìn , sống khép kín và ít chia sẻ . Xung đột hoặc sự không hài lòng thường mang
tính chất cá nhân và không được bày tỏ một cách công khai. Thông thường hầu
như không có nhóm nào có được sự tiến bộ trong giai đoạn này
- Công phá ( giai đoạn xảy ra những xung đột):
Đây có lẽ là giai đoạn khó khăn nhất của mỗi nhóm.Các thành viên thường
cảm thấy thiếu kiên nhẫn với việc thiếu sự phát triển của công việc, nhưng họ vẫn
chưa có kinh nghiệm như một nhóm làm việc thật sự.Họ có thể sẽ tranh cãi nhau vì
những công việc được giao vì phải đối mặt với những điều trước đây họ chưa bao
giờ nghĩ tới và khiến họ cảm thấy không thoải mái. Tất cả sức mạnh của họ dành
để chĩa vào những thành viên khác, thay vì tập trung lại và hướng đến mục tiêu
chung.
- Ổn định (giai đoạn bình thường hóa):
Nếu một nhóm được quản lý tốt, vượt qua được những xung đột không thể
tránh khỏi trong giai đoạn 2 thì các mâu thuẫn và vấn đề đang tồn tại sẽ được dàn
xếp và giải quyết. Khi đó, sự xung đột sẽ giảm xuống và các thành viên tập trung
vào công việc, giảm bớt sự quan tâm vào địa vị, quyền lực và sự ảnh hưởng lẫn
nhau.Các quan hệ đi vào ổn định, các tiêu chuẩn được hình thành và hoàn thiện.
Các cá nhân chấp nhận thực tại của nhau.Quan hệ bạn bè, đồng đội thực sự hình
thành trong giai đoạn này. Sự chân thành, tin tưởng trở nên rõ nét hơn.
Giai đoạn phát triển thứ 3 của nhóm sẽ được định hình bởi các cuộc thương
lượng, đàm phán nghiêm túc hơn về vai trò của từng cá nhân trong nhóm, cách
thức tổ chức nhóm và quy trình làm việc.Với một tinh thần như vậy mọi thành viên
bắt đầu cảm thấy an toàn trong việc bày tỏ quan điểm của mình và những vấn đề
này được thảo luận cởi mở với các thành viên.



Các nhà lãnh đạo sẽ thấy rằng công việc của họ sẽ dễ dàng hơn. Họ không cần
phải can thiệp nhiều vào hoạt động của nhóm như các giai đoạn đầu nữa mà chỉ
cần lo giữ cho mọi người, mọi việc đi đúng quỹ đạo đã vạch ra. Trưởng nhóm
trong giai đoạn này có vai trò như một huấn luyện viên trong các cuộc họp ra quyết
định của nhóm.
Qua đó, ta thấy sự tiến bộ lớn nhất của giai đoạn này là mọi người có thể bắt
đầu lắng nghe nhau.Những phương pháp làm việc được hình thành và toàn bộ các
thành viên đều nhận thức được điều đó.Giai đoạn bình thường hóa còn được gọi là
giai đoạn hình thành các chuẩn mực nhóm.
- Hoàn thiện ( giai đoạn hoạt động trôi chảy ):
Và cuối cùng là giai đoạn hoạt động trôi chảy. Đây là điểm cao trào, khi nhóm
làm việc đã ổn định trong một hệ thống cho phép trao đổi những quan điểm tự do
và thoải mái và có sự hỗ trợ cao độ của cả nhóm đối với mỗi thành viên và với các
quyết định của nhóm.
1.3: Lợi ích – Hạn chế khi làm việc nhóm.
1.3.1: Lợi ích.
Lợi ích làm việc theo nhóm sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn là bất cứ cá nhân
đơn lẻ nào. Bởi đây sẽ là một cách để tổng hợp sức mạnh của tất cả mọi người để
đạt được hiệu quả công việc cao .
1. Mọi thành viên trong tổ chức sẽ càng đồng lòng hướng tới mục tiêu và dốc
sức cho thành công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và vạch ra
phương pháp đạt được chúng.
2. Là thành viên của một nhóm, họ có cảm giác kiểm soát được cuộc sống của
mình tốt hơn và không phải chịu đựng sự chuyên quyền của bất cứ người lãnh đạo
nào.
3. Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung, họ học hỏi
được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; họ học hỏi từ những thành
viên khác và cả người lãnh đạo. Thúc đẩy quản lý theo nhóm là cách tốt nhất để
phát huy năng lực của các nhân viên (một hình thức đào tạo tại chức).

4. Hoạt động theo nhóm mang lại cơ hội cho các thành viên thoả mãn những
nhu cầu về bản ngã, được đón nhận và thể hiện mọi tiềm năng.


5. Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân
thiện giữa các thành viên và người lãnh đạo.
6. Thông qua việc quản lý theo nhóm, các thành viên có thể học hỏi và vận
dụng phong cách lãnh đạo từ cấp trên của mình. Điều đó tạo sự thống nhất về cách
quản lý trong tổ chức.
7. Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc sáng
tạo để đưa các quyết định đúng đắn.
1.3.2: Thách thức.
• Các thành viên của nhóm lo ngại không được tín nhiệm, lương bổng và
thăng tiến khi kết quả chung của nhóm lấn át những đóng góp của họ.
• Sợ lãnh trách nhiệm quá lớn trong nhóm.
• Quá nể nang các mối quan hệ. Người phương Tây có cái tôi rất cao nhưng
lại sẵn sàng cùng nhau hoàn thành công việc cần nhiều người. Còn người Việt trẻ
chỉ chăm chăm xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong đội, tỏ ra rất
coi trọng bạn bè nên những cuộc tranh luận thường được đè nén cho có vẻ nhẹ
nhàng. Đôi khi có cãi nhau vặt theo kiểu công tư lẫn lộn. Còn đối với sếp, tranh
luận với sếp được coi như một biểu hiện của không tôn trọng, không biết trên dưới,
được đánh giá sang lĩnh vực đạo đức, thái độ làm việc. Và đã làm việc chung với
nhau thì việc tranh luận để chọn lọc ra ý kiến tốt nhất thì hết sức cần thiết, nếu quá
nể nang sẽ không thể tranh luận một cách thực sự để đưa ra lựa chọn tốt nhất được.
Và người Việt thường coi trọng việc xây dựng được một mối quan hệ tốt giữa các
thành viên quan trọng hơn việc một công trình bị chậm tiến độ.
• Khó khăn để thống nhất ý kiến chung của tất cả các thành viên. Hiệu quả của
làm việc nhóm không đơn giản là kết quả của mỗi cá nhân. Mỗi chúng ta đều có
những kiến thức, phương pháp, cá tính và quan điểm khác nhau. Thông thường,
chúng ta sẽ thích làm việc theo cách của mình. Nhìn đàn kiến tha mồi, bạn sẽ nhận

ra điều đó.Thoáng nhìn, ta thấy chúng thật đoàn kết, cùng cố gắng đưa mồi về tổ.
Tuy nhiên, nhìn kỹ, ta lại thấy mỗi con cố hết sức chạy về một hướng. Chúng ta
cũng thế.Nếu không biết cách kết hợp, không ít khi một cộng một lại nhỏ hơn
không.
• Dễ tạo ra sự căng thẳng trong nhóm làm việc. Khi một người trình bày quan
điểm của mình thường bị ngắt lời, chỉ trích ý kiến của các thành viên khác.


• Thứ nhất ngồi ì, thứ nhì đồng ý (không có chính kiến, sáng kiến để phát triển
vấn đề) Người châu Âu và châu Mỹ luôn tách biệt giữa công việc và tình cảm còn
chúng ta thì ngược lại, thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra
đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả.
Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc ai làm thì
làm.Những người khác ngồi chơi xơi nước.Ai cũng hài lòng còn công việc thì
không hoàn thành.Nếu sếp đưa ra ý kiến thì lập tức trở thành khuôn vàng thước
ngọc, các thành viên chỉ việc tỏ ý tán thành mà chẳng bao giờ dám phản đối.
• Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.Chính sự thảo luận không dứt điểm,
phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác
chứ không phải của mình.Khi đang đóng vai im lặng đồng ý, thì trong đầu mỗi
thành viên thường tạo ra cho mình một ý kiến khác, đúng đắn hơn, sáng suốt hơn
và không nói ra.
• Không chú ý đến công việc của nhóm. Một khuynh hướng trái ngược là luôn
luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến
của bất kì ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng giỏi nên chỉ bàn luận
trong nhóm nhỏ, những người giỏi hoặc đưa ý kiến của mình vào mà không cho
người khác tham gia. Chỉ vài hôm là chia rẽ nhóm.
• Mâu thuẫn trong vai trò giữa lãnh đạo nhóm và các nhóm viên .Khi những gì
mà người ta mong đợi bạn ở vai trò này lại đối lập với những gì mà người ta mong
đợi bạn ở vai trò khác được xem là mâu thuẫn trong vai trò.Điều này thường mang
đến sự lúng túng, khó xử cho bạn vì rất khó dung hòa nhiều cấp độ quyền lực và

hành vi, nhất là khi chúng lại xung đột với nhau.
• Sự không tương thích trong vai trò. Khi những người khác nhau có những
mong đợi khác nhau ở bạn trong cùng một vai trò nào đó thì có sự không tương
thích trong vai trò.
• Tình trạng bị thiếu tải. Ngược lại với việc bị quá tải là bạn cũng có thể rơi
vào tình trạng "thiếu tải".Điều này xảy ra khi một cá nhân cảm thấy rằng thực ra
mình có thể đảm nhận nhiều vai trò hơn hoặc một vài vai trò lớn hơn.
1.4: Mối quan hệ giữa phương pháp làm việc nhóm và hiệu quả công
việc:
1.4.1: Nhóm có hiệu quả.
Đặc điểm của nhóm có hiệu quả


- Các thành viên có kỹ năng trong thực hiện vai trò và chức năng của mình.
- Nhóm được hình thành tốt và có một quan hệ là làm việc thoải mái giữa các
thành viên của nó.
- Các thành viên được thu hút bởi nhóm và trung thành bởi nhóm.
- Giá trị mục tiêu của nhóm hòa hợp với giá trị mục tiêu của các thành viên.
- Các thành viên được động viên cao độ để nhóm đạt được mục đích
- Không khí làm việc than thiện, giải quyết xung đột theo quan điểm hợp tác
vì mục tiêu chung.
- Các thành viên có tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để mỗi người có thể đạt
mục tiêu riêng của họ
- Hiểu biết về sự tuân thủ và biết cần sử dụng khi nào.
- Thông tin cởi mở, tạo sự hiểu biết lẫn nhau.
- Thành viên cảm nhận được trong việc ra quyết định vì sự hiểu biết và thống
nhất của các thành viên trong nhóm.
1.4.2: Hiệu quả công việc
Hiệu quả công việc có thể hiểu quả theo rất nhiều nghĩa:
- Hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng đã đề ra.

- Làm việc với thời gian và công sức ít nhất nhưng kết quả đạt được cao nhất,
sử dụng các nguồn lực mình có để đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn nhất
- Công việc có kết quả cao nhưng chưa chắc có hiệu quả nếu công việc đó mất
quá nhiều công sức để thực hiện.
- Hiệu quả khác với hiệu suất. Hiệu suất là cách làm được để đạy được hiệu
quả, còn hiệu quả là cái đạt được so sánh với chi phí.
1.4.3: Mối quan hệ giữa phương pháp làm việc nhóm và hiệu quả công
việc.


1.4.3.1. Hoạt động nhóm mang lại những kết quả tốt mà từng cá nhân không
thể làm được hay làm mà hiệu quả không cao.
- Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc sáng
tạo để đưa ra các quyết định đúng đắn.
- Hoạt động nhóm giúp nâng cao tinh thần đông đội: Mô hình nhóm có thể tạo
ra sự giao tiếp và hợp tác tốt hơn trong tổ chức, do đó nó có khả năng khơi dậy và
duy trì tinh thần đồng đội, sự đoàn kết cao đọ trong tập thể. Sự thành công của
một doanh nghiệp quả thực không thể tách rời khỏi sự đoàn kết hợp tác của toàn
thể nhân viên. Thông qua sự nỗ lực cố gắng của toàn thể nhân viên, mỗi bộ phận,
mỗi nhân viên xuất phát từ lợi ích tổng thể của công ty, biết suy nghĩ vì người
khác, xây dựng ý thức hợp tác đồng đội, đồng thời không ngừng bồi dưỡng tinh
thần tự hào là nhân viên của một doanh nghiệp đó.
- Hoạt động nhóm góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp: Một doanh nghiệp
duy trì được mô hình nhóm hiệu quả đồng nghĩa với việc hình thành được một nét
văn hóa đẹp cho tổ chức: văn hóa hợp tác và chia sẻ, văn hóa cho và nhận trên cơ
sơ mối quan hệ bình đẳng.
- Hoạt động nhóm theo phương pháp hiệu quả, công việc sẽ : Hoàn thành
đúng tiến độ, chất lượng đã đề ra. Làm việc với thời gian và công sức ít nhất nhưng
kết quả đạt được cao nhất, sử dụng các nguồn lực mình có để đạt được mục tiêu
trong thời gian ngắn nhất.Công việc có kết quả cao nhưng chưa chắc có hiệu quả

nếu công việc đó mất quá nhiều công sức để thực hiện.
1.4.3.2. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phương pháp làm việc nhóm có
thể cho hiệu quả thực hiện công việc giảm, cụ thể:
- Khối lượng công việc nhỏ: làm việc theo nhóm lúc này có thể dẫn tới sự
phức tạp hóa trong công việc, mất nhiều thời gian không cần thiết cho ra quyết
định.
- Công việc có tính chuyên môn hóa cao, đò hỏi trách nhiệm cá nhân lớn khi
đó làm việc nhóm có thể dẫn tới việc đùn đẩy trách nhiệm, không dám quyết định
hoặc quyết định chung chung, do đó làm hiệu quả công việc giảm.


2. VÍ DỤ MINH HỌA MỐI QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG
PHÁP LÀM VIỆC NHÓM VÀ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC
Giới thiệu CLB Kỹ năng nhân sự Trường ĐH Lao động xã hội
( HRS.ULSA)
2.1. ĐÔI NÉT VỀ NGÔI NHÀ HRS.ULSA
1.
2.
3.




Tên CLB
Tên tiếng Việt: CLB Kỹ năng nhân sự – ĐH Lao động Xã hội
Tên tiếng Anh: Human Resource Skills – University of Labor and Social Affairs
Tên viết tắt: HRS.ULSA
Ngày thành lập: 6/10/2013
Slogan, giá trị cốt lõi
Slogan: Kết nối đam mê

Giá trị cốt lõi: chia sẻ – kết nối – phát triển
Mục đích, cơ cấu tổ chức
CLB hoạt động với mục đích
Chuyên đào tạo và cung cấp các kiến thức, kỹ năng thực tế về ngành nhân sự cho
các bạn sinh viên.
Tạo sân chơi cho các sinh viên chuyên ngành quản trị nguồn nhân lực thể hiện cá
tính, niềm đam mê đối với nghề.
Là cầu nối gắn kết giữa sinh viên – sinh viên, sinh viên – doanh nghiệp, doanh
nghiệp – sinh viên.
Cơ cấu tổ chức
CLB gồm Ban chủ nhiệm và 4 ban chuyên trách:
Ban nhân sự
Quản lý hồ sơ thành viên CLB. Điều phối và cung cấp nguồn nhân lực hỗ trợ
tổ chức sự kiện trong các hoạt động chung của CLB. Có kế hoạch thu hút thành
viên mới, khai thác khả năng của thành viên; khuyến khích thành viên tham gia,
xây dựng CLB. Thường xuyên cập nhật danh sách thành viên, số lượng đăng kí
tham gia của từng chương trình.









4.


Ban chuyên môn

Phụ trách mảng chuyên môn trong các sự kiện của HRS.ULSA.Tìm hiểu,
nghiên cứu về nhu cầu rèn luyện các kỹ năng nhân sự của sinh viên. Viết bài tổng
kết nội dung cho các sự kiện.
Ban truyền thông – đối ngoại
Đảm nhận những hoạt động xây dựng, quảng bá hình ảnh CLB. Xây dựng
mạng lưới quan hệ với các đối tác của CLB bao gồm thầy cô giáo, doanh nhân,
doanh nghiệp, các đơn vị tài trợ…Quản lý các trang thông tin của CLB
Ban tổ chức sự kiện
Thiết kế khung nội dung chương trình. Lên timeline cho các hoạt động.Đảm
bảo về cơ sở vật chất và các điều kiện để phục vụ cho các hoạt động của CLB được
tổ chức thành công. Chăm sóc mảng tinh thần cho thành viên CLB : văn nghệ, giải
trí…
HRS.ULSA cơ cấu theo mô hình trực tuyến chức năng nhưng hoạt động chủ yếu
theo nhóm
Hoạt động
Học tập ở trường: chia sẻ kinh nghiệm học tốt.
Sinh hoạt kỹ năng (1 tháng 1 buổi): mời những người có kinh nghiệm tới chia sẻ.
Cơ sở Tây Sơn 3 tháng 1 lần.
Event hàng năm: hội chợ việc làm, tổng kết năm (ngày thành lập).
Cùng rèn luyện thói quen: Đọc sách và chia sẻ cảm nhận sách, dịch tài liệu chuyên
ngành nhân sự, …
Hoạt động thiện nguyện, văn thể mỹ.
Dã ngoại: 1 năm 1 lần.
5. Bộ nhận diện thương hiệu
Logo










2.1.



Ý nghĩa LOGO
Logo HRS.ULSA được thiết kế và đặt trên một đường cong với 03 điểm tròn
thể hiện cho tinh thần kết nối của HRS.ULSA tinh thần này cũng được thể hiện rõ
trong câu khẩu hiệu Kết nối đam mê của HRS.ULSA
Các chữ cái được thiết kế để dính vào nhau nhằm thể hiện cho tinh thần kết
nối đam mê, luôn kề vai sát cánh bên nhau
HRS với hai chấm đỏ trên đầu giúp người xem có thể nhận diện ra lĩnh vực
mà CLB hoạt động một cách nhanh chóng
Màu sắc: màu đỏ của đam mê, chiến thắng cùng màu xanh da trời hòa
bình, thân thiện là hai màu chủ đạo của logo
Cá tính của logo: Thể hiện sự đam mê, kết nối và chia sẻ; Đặc trưng là thân
thiện, hòa nhã và luôn chia sẻ bất cứ điều gì
PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC NHÓM
HRS.ULSA cơ cấu theo mô hình trực tuyến chức năng nhưng hoạt động chủ
yếu theo nhóm. Với số lượng hiện tại là 60 thành viên được chia làm 5 nhóm, mỗi
nhóm 12 thành viên. Chủ nhiệm và các trưởng ban đều được hoạt động trong các
nhóm, cụ thể:
Phương pháp làm việc nhóm:
Làm việc theo phương châm:
Đối với người lãnh đạo nhóm hoặc người trực tiếp chỉ huy nhóm, luôn phải
suy nghĩ ra những phương cách để xây dựng nhóm làm việc sao cho đem lại kết
quả tốt đẹp cho mục tiêu chung của nhóm và cho từng cá nhân trong nhóm.

1. Làm rõ sự trông đợi. Với cương vị và uy quyền của một trưởng nhóm,
luôn truyền đạt một cách rõ ràng sự trông đợi của bạn vào việc thi hành và những


kết quả. Làm cho những thành viên của nhóm hiểu vì sao cần phải làm việc theo
nhóm. Tạo điều kiện thuận lợi để họ thực hiện tốt nhiệm vụ chung bằng các nguồn
tài nguyên về nhân lực, thời gian và ngân sách. Làm sao để họ lĩnh hội đầy đủ tầm
quan trọng cũng như ưu thế của họ trong các điều khoản về thời gian, các cuộc
thảo luận và sự quan tâm của người chỉ đạo.
2. Bối cảnh. Để các thành viên trong nhóm hiểu được vì sao họ có mặt trong
nhóm. Vạch rõ cho họ thấy được kế hoạch làm việc nhóm sẽ giúp cho tổ chức đạt
được những mục tiêu đề ra, và tầm quan trọng của việc làm nhóm để hoàn thành
những mục tiêu chung. Làm cho họ hiểu được đâu là việc làm thích hợp trong mọi
mục tiêu, nguyên tắc, tầm nhìn và giá trị của tổ chức?
3. Sự giao phó. Làm thế nào để mỗi thành viên lôi cuốn vào công việc chung
của nhóm? Làm thế nào để họ cảm thấy nhóm của họ có một sứ mệnh rất quan
trọng và luôn cố gắng hết năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của nhóm, và
trông chờ vào một kết quả tốt đẹp? Làm sao để mỗi thành viên của nhóm nắm bắt
rõ nhiệm vụ, giá trị của họ trong tổ chức và trong sự nghiệp của cá nhân họ?Để
mỗi thành viên trong nhóm thấy trước được sự công nhận về những đóng góp của
họ đối với tổ chức, cống hiến năng lực của họ để đem đến sự tăng trưởng và phát
triển cho nhóm.Để mỗi thành viên của nhóm bị cuốn hút và bị thách thức bởi
những cơ hội thăng tiến.
4. Khả năng: Làm cho các thành viên của nhóm cảm thấy họ đều thích hợp
với vị trí của họ. Làm cho họ cảm thấy những hiểu biết, những kỹ năng và năng lực
của họ luôn được nâng cao qua quá trình đào tạo và làm việc với nhóm.Nếu không,
hãy làm cho các thành viên của nhóm dễ dàng cần sự hỗ trợ của cấp trên.Để họ
cảm thấy đó là một nguồn tài nguyên, chiến lược và sự hỗ trợ cần thiết cho hoan
thành sứ mệnh.
5. Đặc quyền: Để mỗi thành viên trong nhóm đảm nhận mỗi công việc riêng.

Tự chịu trách nhiệm, sự sáng tạo, và thực hiện chiến lược để hoàn thành sứ mệnh
của mỗi người. Để họ được nắm bắt rõ và được truyền đạt bởi những mục tiêu,
thấy trước được kết quả và sự đóng góp, đo lường được qui trình mà nhóm đã thực
hiện để hoàn thành nhiệm vụ. Lãnh đạo nhóm, phối hợp và ủng hộ những gì mà
nhóm đã sang tạo.
7. Sự hợp tác: Nhóm là những thành viên cùng nhau làm việc một cách hiệu
quả giữa các cá nhân. Làm cho họ hiểu được vai trò và trách nhiệm của mỗi cá
nhân.Những thành viên của nhóm là những vị lãnh đạo và những vị quan tòa của
nhóm. Họ có quyền giải quyết mọi vấn đề của nhóm, đưa ra phương pháp cải thiện
công việc, đặt mục tiêu và có chung quyền lợi. Làm cho những thành viên của
nhóm hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
8. Sự liên lạc: Làm sao để nhóm cung cấp và được cung cấp những thông tin
quan trọng về hoạt động chuyên môn đều đặn. Để họ hiểu được đầy đủ bối cảnh
xung quanh và sự tồn tại của họ. Làm cho những thành viên của nhóm có sự liên


lạc rõ ràng và trung thực với nhau. Tạo động lực cho những thành viên của nhóm
mang đến những ý kiến khác nhau đặt trên bàn làm việc của bạn.Những sự đối lập
tất yếu được nâng lên và được cộng thêm vào.
9. Sáng kiến, sáng tạo: Một tổ chức thực sự thì luôn quan tâm đến sự thay
đổi. Hãy để thành viên của bạn tự do đưa ra những ý tưởng mới, những suy nghĩ và
những phương pháp độc đáo. Huấn luyện, đào tạo họ những kỹ năng cần thiết.Cho
phép họ truy cập vào những quyển sách và phim ảnh, vào các lĩnh vực giải trí cần
thiết khác để khuyến kích cho những suy nghĩ mới.
10. Những hệ quả: Sau cùng, hãy làm cho những thành viên của nhóm cảm
thấy họ có nghĩa vụ và trách nhiệm cho sự nghiệp chung của nhóm. Là những phần
thưởng và sự công nhận được đáp ứng khi họ thành công.Sự mạo hiểm hợp lý thì
được coi trọng và được khuyến khích.Đồng thời cũng xem xét về chế độ thưởng
cho cả nhóm hay cho cá nhân nào có thành tích nổi bật, lúc đó hãy đề phòng hoặc
đưa ra giải pháp nếu có sự hiềm khích và trả thù cá nhân.Nên xem xét một cách

mềm dẻo và công bằng.



1.
-

2.
-

3.
-

Phương pháp làm việc thực tế của CLB
Chuẩn mực nhóm
Theo ý kiến của BCN, các nhóm trưởng nói chung và ban Nhân sự nói riêng
đã thống nhất và đưa ra bản nội quy, quy định của CLB:
Nội quy về gia nhập CLB
Phương thức gia nhập chính thức vào CLB phải được thông qua thi tuyển chính
thức 1 lần/ năm do chính CLB tổ chức;
CTV (Cộng tác viên) có đóng góp, tham gia đầy đủ các buổi đào tạo dành cho
CTV,… sẽ được xem xét, đề bạt làm thành viên chính thức thông qua văn bản xét
duyệt chính thức của Ban chủ nhiệm có kèm đơn xin gia nhập của CTV;
Quy định về việc ra khỏi CLB
Bất cứ một thành viên nào trong CLB muốn ra khỏi CLB cần phải viết đơn xin
nghỉ trước 15 ngày;
Trong đơn xin rút nêu rõ: Lý do tại sao nghỉ, vấn đề khúc mắc còn tồn tại ở chính
thành viên đó là gì, vấn đề khúc mắc còn tồn tại do chính CLB để lại cho thành
viên đó là gì, góp ý của thành viên cho CLB;
Các quy định về việc tham gia các buổi đào tạo/ các buổi sự kiện của CLB (bao

gồm việc đăng ký tham gia, cam kết, tuân thủ giờ giấc…)
Luôn luôn có một tinh thần chủ động học hỏi và cần phải có sự cam kết về việc
tham gia các buổi đã đăng ký đầy đủ
Tuân thủ đúng giờ giấc, nếu chễ giờ sẽ phạt theo quy định


-

4.







Trừ các trường hợp hãn hữu về gia đình, học thêm, việc hệ trọng… sẽ được xem
xét, bỏ qua và có báo trước cho Ban nhân sự tối thiểu là 2h trước khi bắt đầu sự
kiện, buổi offline.
Khen thưởng cho 2 – 3 bạn có thành tích tốt trong tháng
Hiểu, nắm rõ và vận dụng Văn Hóa của CLB.
Văn hóa: chia sẻ_kết nối
Ban quản trị có trách nhiệm làm gương thực hiện, noi theo và phát triển văn hóa
của CLB
Ban quản trị cần phải gắn kết các thành viên và hướng họ tới văn hóa của CLB
Mỗi thành viên trong CLB phải có trách nhiệm hiểu về Văn hóa CLB;
Mỗi thành viên trong CLB phải nắm rõ được nội dung trong Văn hóa CLB;
Mỗi thành viên trong CLB phải vận dụng được bản sắc Văn hóa riêng CLB vào
công việc học tập, cũng như các công việc trong gia đình, cộng đồng…;
Ra quyết định nhóm: CLB hoạt động chủ yếu về chuyên môn và sự kiện

Hoạt động chung:
Nhóm trưởng của mỗi nhóm sau khi nhận công việc và nhiệm vụ của BCN
đều thông báo cụ thể và rõ ràng nhất cho các thành viên, cho các thành viên đóng
góp ý kiến, quan điểm của mình, sau đó chốt ý kiến và đề bạt lên BCN.
Sự kiện:
+ Ban sự kiện chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các sự kiện
Ngoài ra:
+ Nhiều sự kiện đều được giao xuống cho các nhóm làm và có một thành viên
trong ban sự kiện hỗ trợ.Các sự kiện offline hàng tháng sẽ được giao cho các nhóm
thực hiện từ việc lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ, triển khai kế hoạch, các thành
viên trong nhóm đó có trách nhiệm về công việc này.Điều này giúp cho các thành
viên tạo tính chủ động, làm vệc có trách nhiệm và hứng thú trong công việc.
+ Các chương trình và sự kiện lớn sẽ có sự phối hợp giữa 2 hay nhiều nhóm
và sự phối hợp giữa các ban
Ví dụ: offline tháng 6/2015_ nhóm 2 thực hiện
Sự kiện Hội thảo interview : các ban + các nhóm
Sự kiện Sắc màu nhân sự : các ban + các nhóm
Sự kiên Sức sống tuổi trẻ: các ban + các nhóm
Chuyên môn
Các buổi đào tạo nội bộ và đào tạo ngoài doanh nghiệp đều có những công
việc:
+ Trước: các nhóm trưởng khảo sát nhu cầu của thành viên trong nhóm về vấn
đề sắp được chia sẻ hoặc kiến thức được đào tạo, sau đó tổng hợp và báo cáo với
ban đào tạo.




-




-

-



2.2.

-

-

+ Trong: các thành viên được chia ra thành các nhóm khác nhau tùy vào số
lượng thành viên tham gia, các thành viên được thảo luận, đưa ra quan điểm, vấn
đề của mình sau đó tổng hợp thành ý kiến chung đầy đủ nhất để trình bày với mọi
người. + Sau: tổng hợp, đánh giá hoạt động đào tạo đó
Hình thức làm việc nhóm: online và offline
Online:đây là hình thức làm việc nhóm chủ yếu của CLB
Các nhóm sẽ lập một group chat riêng và hoạt động nội bộ theo từng nhóm.
Công việc BCN, các thông tin về sự kiện, các thông tin về đào tạo, các hoạt động
nội bộ của CLB, của từng nhóm đều được cập nhật về các nhóm, các thành viên
trong nhóm trao đổi với nhau về nhiệm vụ và cách thức thực hiện trên mạng
facebook là chủ yếu.
Hình thức làm việc online giúp giải quyết vấn đề và tổng hợp ý kiến một cách
nhanh chóng.
Offline
Mỗi tháng CLB sẽ tổ chức gặp mặt nhau 1 lần để tổng kết và đánh giá tình hình
hoạt động trong tháng đó, tuyên dương khen thưởng các cá nhân và tập thể xuất

sắc, đồng thời triển khai kế hoạch trong tháng tiếp theo.
Ngoài ra, các công việc khó giải quyết trên online cũng được các nhóm sử dụng
hình thức offline để các thành viên nắm rõ hơn tình hình, công việc cũng như
những khúc mắc được giải quyết.
Sử dụng hình thức làm việc offline sẽ có kết quả tốt hơn, tạo cho các thành viên
mối quan hệ, sự đoàn kết và khả năng đưa ra ý kiến trực tiếp trước mọi người, rèn
luyện kĩ năng thuyết trình, giao tiếp và giải quyết vấn đề.
Các hình thức làm việc nhóm trên đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy
để đạt hiểu quả, các nhóm đã kết hợp trong việc sử dụng các hình thức làm việc
nhóm
HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC
Thành quả:
HRS.ULSA có thể tận dụng được năng khiếu, kỹ năng , khả năng cả từng thành
viên thành sức mạnh tập thể , hình thành nên một HRS.ULSA vững mạnh như
ngày hôm nay.
Giúp được những cá nhân nhỏ lẻ vượt qua những cản trở của cá nhân, xã hội để đạt
được mục tiêu cao hơn
HRS.ULSA trở thành một trong những câu lạc bộ hoạt động xuất sắc trong lĩnh
vực nhân sự của các trườngđại học.
Câu lạc bộ đã tổ chức được hơn 30 buổi hội thảo thành công trong suốt 5 năm hoạt
động.
Mỗi thành viên của câu lạc bộ đều biết phương pháp làm việc nhóm hiệu quả và áp
dụng được vào nhiều môn học và vấn đề khác.


-

HRS.ULSA chiến thắng trong cuộc thi “ Gắn kết tập thể” do nhà trường tổ chức
nhằm đo đạc sự làm việc ăn ý giữa các thành viên trong mỗi câu lạc bộ của trường.



-

Hạn chế:
Đôi khi vẫn xảy ra tình trạng một số thành viên ỷ lại vào đồng đội của mình ,
không đóng góp hoàn thành tiến độ công việc.
Một vài thành viên có cái tôi quá cao, luôn muốn nhất nhất theo ý mình, nên
phương pháp làm việc theo nhóm khiến họ bất mãn.
Không đánh giá được chi tiết nhất khả năng của các thành viên.

-

2.3.

GIẢI PHÁP
Nâng cao tinh thần đồng đội
Tinh thần đồng đội hay nói cách khác là sự đoàn kết luôn là điều cần phải duy
trì trong làm việc nhóm. Một khi tất cả các thành viên là một khối thống nhất, việc
di chuyển đến mục tiêu sẽ dễ hơn bao giờ hết.
Cần cho các thành viên tự hào về phần việc của họ.
Đưa ra những mục tiêu đặc biệt có tính thử thách sức mạnh toàn nhóm.
Khuyến khích toàn nhóm thông tin rõ cho nhau biết các vấn đề và luôn khen
họ
Dành thời gian để các thành viên trong nhóm có thể giải trí cùng nhau.
Nhận ra gốc rễ các vấn đề
Toàn nhóm đang gặp khó khăn âm ỉ. Mọi người bất hòa và không đồng thuận
ý kiến của nhau. Cần hiểu rõ vấn đề nằm ở đâu. Tìm cách tiếp cận từng thành viên
để biết chuyện gì đang xảy ra, vấn đề gì với họ và xin ý kiến trước khi đưa ra quyết
định cuối cùng.
Chuyện trò với từng người

Dành thời gian để nói chuyện với từng người để hiểu rõ hơn về các thành viên
trong nhóm. Việc này nên làm với tất cả các thành viên không riêng gì leader của
nhóm. Hiểu được các vấn đề cá nhân giữa họ và giải quyết được với tinh thần xây
dựng.
Xử sự với người gây ra vấn đề lưu ý sự công minh trong nhóm
Tích cực tìm cách hàn gắn mọi mối quan hệ.
Nhìn vấn đề từ góc độ của nhóm.
Lợi dụng vấn đề làm đòn bẩy chuyển đổi.
Luôn lạc quan khi giải quyết vấn đề.


Cần là giải quyết vấn đề hơn là làm đình trệ công việc của cả đội.
Giải quyết mâu thuẫn
Sự mâu thuẫn cá nhân với nhau có thể mau trở thành vấn đề cho toàn nhóm.
Tuy nhiên nên tạo điều kiện để một hay cả hai bên trình bày với ban quản trị hoặc
trưởng nhóm để có hứơng xoa dịu tình hình. Trường hợp do lỗi điều hành của
trưởng nhóm, lúc ấy cần trao đổi với toàn nhóm để nói lên hướng khắc phục. Vấn
đề ở đây là cải thiện cách hành xử, tránh mang tính chất khiển trách hoặc phê phán.
Sử dụng cách giải thích vấn đề
Coi những vấn đề liên quan đến công việc như những cơ hội để cả nhóm học
hỏi và cải thiện. Hãy diễn giải vấn đề để cả nhóm nhận ra chúng và học hỏi. Có thể
cử một người giải quyết vấn đề và báo cáo lại diến biến quá trình giải quyết và kết
quả giải quyết ra sao.


Kết luận
Mô hình làm việc nhóm là rất tất yếu trong xã hội hiện nay, vì những ưu điểm
của nó làm việc nhóm có thể đưa ra những giải pháp sáng tạo đồng thời thành viên
trong nhóm có thể học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng làm việc để qua
đó nâng cao hiệu quả trong thực hiện công việc.

Làm việc nhóm giúp nâng cao hiệu quả trong thực hiện công việc, đồng thời
cũng có thể làm giảm hiệu quả trong một số trường hợp nhất định. Nhà lãnh đạo
cần có khả năng bố trí và sắp xếp công việc một cách hợp lý thì qua đó mới có thể
phát huy hết hiệu quả làm việc của nhân viên kể cả trong trường hợp làm việc độc
lập và làm việc nhóm.
Làm việc theo nhóm nghĩa là cùng nhau hướng về mục tiêu chung, cùng phấn
đấu để tìm kiếm sự thành công trong học tập hoặc trong công việc. Kết quả của sự
cộng tác này đôi khi hiệu quả hơn cả sự mong đợi. Tuy nhiên mọi lý do xuất phát
từ sự ích kỷ, tính tự cao tự đại hay sự nể nang thái quá, sự nhút nhát trong bày tỏ ý
kiến, tư tưởng “ dĩ hòa vi quý”, đùn đẩy trách nhiệm, không có tinh thần đoàn kết,
…đều có thể dẫn đến hoạt động của nhóm không đạt được mục tiêu đã đề ra. Vì
vậy người lãnh đạo nhóm cần có đủ khả năng lôi kéo và hướng mọi thành viên
trong nhóm tới mục tiêu chung, từ bỏ hoặc hạ thấp cái “ tôi” của từng thành viên
thì mới xây dựng được nhóm thực sự hiệu quả và qua đó mới có thể nâng cao hiệu
quả thực hiện công việc.


---------------------------------------------------------------------------------------------Danh mục tài liệu tham khảo:



Giáo trình Hành vi tổ chức – NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
/>
docx.htm
• Hành vi tổ chức.

Tác giả: Stephen P. Robbins

NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh



/>


×