ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
VÀO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHÓM
Môn: Hóa Học
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ
thuật trên thế giới, cũng như trong nước. Giáo dục đào tạo phải không ngừng
đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung và phương pháp dạy học, các phương
pháp dạy học cũ, lạc hậu như: Phương pháp dạy học một chiều; giáo viên
truyền thụ kiến thức - học sinh tiếp nhận kiến thức một cách đơn điệu…
không còn phù hợp, sẽ được thay thế bằng các phương pháp và kĩ thuật dạy
học hiện đại hơn, tích cực hơn nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của
học sinh, phát huy tính tích cực, tăng cường tính chủ động của người học đáp
ứng được việc đào tạo con người mới năng động, sáng tạo và hội nhập.
Một trong những phương pháp dạy học tích cực và phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo đó của học sinh đó là phương pháp dạy học nhóm.
Đây là một phương pháp thể hiện được nhiều tính ưu việt trong quá trình dạyhọc trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc dạy- học hợp tác theo nhóm nhỏ
các em được nêu lên những chính kiến của bản thân, được bạn bè chia sẻ kinh
nghiệm, từ đó các em chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, thông qua hoạt
động nhóm sẽ giúp các em phát triển được những kĩ năng và năng lực cần
thiết cho cuộc sống như: Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, năng lực
tổ chức… Tuy vậy trong quá trình dạy học giáo viên nếu không nắm vững
phương pháp và cách thức tổ chức nhóm, có thể dẫn đến hoạt động nhóm
mang tính hình thức vì thế hiệu quả hoạt động dạy- học theo phương pháp
nhóm sẽ không đạt được mục tiêu bài học.
Hiệu quả của phương pháp dạy học nhóm chỉ được phát huy tối đa khi
giáo viên biết cách phối hợp với các kĩ thuật dạy học tích cực như: Kĩ thuật
chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật bể cá, kĩ
thuật công đoạn…
Trong quá trình dạy học nếu giáo viên biết cách vận dụng linh hoạt các kĩ
thuật hiện đại nói trên sẽ tăng sự sinh động, linh hoạt trong quá trình tổ chức
dạy- học nhóm, tạo sự hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, của học sinh trong quá trình học tập. Xuất phát từ sự cần thiết
phải vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào phương pháp dạy học nhóm
nên việc “Áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào phương pháp dạy
1
II.
III.
IV.
V.
học nhóm” đã được bản thân tìm hiểu và vận dụng một cách có hiệu quả
trong quá trình dạy- học rất mong được trao đổi với thầy cô, đồng nghiệp.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học nhóm.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các kĩ thuật dạy học tích cực.
- Phương pháp dạy học nhóm.
- Việc “Áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào phương pháp dạy
học nhóm”
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu lựa chọn và vận dụng được các kĩ thuật dạy học tích cực vào
phương pháp dạy học nhóm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học
nhóm, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
-Nghiên cứ lí luận về phương pháp dạy học nhóm, lí luận về một số kĩ thuật
dạy học tích cực.
- Nghiên cứu thực tiễn việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào
phương pháp nhóm.
- Rút ra kết luận về việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào phương
pháp nhóm.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp hỏi chuyên gia.
VII. DỰ BÁO ĐƯỢC SỰ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.
-Đề tài sẽ tác động tích cực đến việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học
trong giai đoạn hiện nay
- Trên cơ sở đề tài tiếp tục mở rộng nghiên cứu việc áp dụng các kĩ thuật dạy
học tích cực vào các phương pháp khác: Phương pháp thuyết trình tích cực,
Phương pháp thực hành….
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
2
1. Cơ sở lí luận
1-1 Phương pháp dạy học nhóm:
Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS của một
lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi
nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác
làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước
toàn lớp.
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học
hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Dạy học nhóm không phải một phương pháp
dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy
học. Cũng có tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo
nhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khác
nhau được sử dụng. Khi không phân biệt giữa hình thức và PPDH cụ thể thì
dạy học nhóm trong nhiều tài liệu cũng được gọi là PPDH nhóm.
1-2.Kỹ thuật dạy học tích cực:
Kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý
nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của
người học vào quá trình dạy- học, kích thích tư duy, sự sáng
tạo và sự cộng tác làm việc của người học; là những biện
pháp, cách thức hành động của giáo viên trong các tình huống
dạy- học nhằm điều khiển quá trình dạy- học để đạt được mục
tiêu dạy học.
2.Cơ sở thực tiễn
Thực tế trong quá trình dạy học hiện nay phương pháp dạy học nhóm
không còn là một phương pháp hoàn toàn mới, nó đã được nhiều giáo viên áp
dụng. Tuy vậy việc sử dụng phương pháp nhóm như thế nào cho đạt hiệu quả
là một vấn đề cần phải hết sức quan tâm. Từ thực tế giảng dạy, qua dự giờ
thăm lớp tôi nhận thấy được những điều đã làm được và những điều còn hạn
chế của dạy học nhóm hiện nay cụ thể:
2.1 Mặt đã làm được:
- Phần lớn giáo viên và học sinh đã nhận thấy được vai trò và ý nghĩa của
phương pháp học tập theo nhóm đối với việc học tập của học sinh. Nhiều học
sinh rất hào hứng khi thực hiện học tập theo nhóm.
- Các giáo viên đã tích cực vận dụng phương pháp học tập theo nhóm
trong quá trình giảng dạy giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức và rèn luyện khả
năng làm việc tập thể.
3
- Qua việc học tập theo nhóm các thành viên thấy được vai trò của mình
đối với tập thể, bước đầu thành thạo được nhiều kỹ năng. Học tập theo nhóm
đã tạo cơ hội cho các thành viên được thể hiện mình nên các em trở nên mạnh
dạn hơn, tự tin hơn, có trách nhiệm hơn ...
- So với các phương pháp dạy học khác hiện nay thì học tập theo nhóm
đang đem lại nhiều lợi ích, nó đã tăng cường sự gắn kết các thành viên trong
lớp hơn, giúp mỗi thành viên thu nhận và nắm vững nhiều kiến thức hơn.
- Học tập theo nhóm còn giúp các em tạo ra nhiều sản phẩm trí tuệ phong
phú và chất lượng.
2.2 Mặt còn hạn chế
- Hiệu quả của hoạt động nhóm còn chưa cao, phần lớn hoạt động nhóm
còn mang tính hình thức, chú trọng tạo ra sản phẩm để báo cáo thầy cô mà ít
chú trọng đến quá trình hợp tác nhóm để tạo ra sản phẩm.
- Hầu hết học sinh đều thiếu và yếu về các kỹ năng làm việc nhóm, đặc
biệt là kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng chia sẻ trách nhiệm, kỹ năng tự
kiểm tra - đánh giá hoạt động nhóm...
- Ý thức tham gia, đóng góp ý kiến của nhiều học sinh còn chưa cao, một
số còn mang tâm lý trông chờ, ỷ lại...
- Đa số nhóm trưởng còn thiếu kỹ năng trong điều hành và quản lý hoạt
động của nhóm.
- Sự tự kiểm tra - đánh giá của nhóm còn thiếu khách quan, mới chỉ coi
trọng đánh giá cho điểm các thành viên chứ chưa đánh giá hoạt động của
nhóm.
- Chưa phát huy được thế mạnh của phương pháp nhóm.
2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên
a. Nguyên nhân khách quan:
-Phần lớn lớp học quá đông nên việc theo dõi, đánh giá chính xác sự
đóng góp, tham gia của học sinh tham gia hoạt động nhóm gặp khó khăn, gây
ra tâm lý ỷ lại của học sinh yếu kém vào các thành viên khá, giỏi .
-Do điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Vì thế gây khó khăn khá lớn
cho việc tổ chức dạy học theo phương pháp nhóm.
- Phương pháp làm việc nhóm được áp dụng ở hầu hết các môn. Vì thế
nhiều khi học sinh phải làm việc nhóm quá nhiều trong cùng một buổi học.
Điều đó gây nên tâm lý mệt mỏi, nhàm chán trong học sinh. Điều này cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc nhóm.
4
- Thời gian của một tiết dạy ngắn lại phải thực hiện nhiều nội dung. Nên
việc tổ chức sắp xếp lại các nhóm gặp khó khăn.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Nhiều nhóm chưa lắng nghe, chưa tạo cơ hội cho các thành viên được
thể hiện, khẳng định mình, được thảo luận và phát biểu ý kiến. Từ đó dẫn đến
tình trạng một số thành viên chán nản, buông xuôi, phó mặc chỉ tham gia một
cách đối phó. Vì vậy học sinh chưa thực sự phát huy hết năng lực của mình.
-Nhiều giáo viên chưa nắm vững các kĩ thuật quan trọng trong quá trình
dạy học nhóm nên thường rơi vào một số vấn đề như: Kĩ thuật chia nhóm
không phù hợp, kĩ thuật tổ chức cho nhóm thảo luận còn đơn điệu không kích
thích được học sinh. Cụ thể: Nhóm thường cố định, nhóm trưởng, nhóm phó
cố định, chỉ có nhóm trưởng, nhóm phó mới được tiến hành các thí nghiệm và
báo cáo kết quả của nhóm, trong nhóm chỉ có những bạn học khá hoạt động
còn những bạn yếu hơn thường ít được tham gia vào các hoạt động của nhóm
dẫn đến thờ ơ với hoạt động nhóm.
3. Các giải pháp khắc phục.
Trong quá trình dạy học theo phương pháp nhóm để khắc phục được
những hạn chế trên giáo viên cần nắm vững các kỹ thuật dạy học chính như:
Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật
công đoạn, Kĩ thuật bể cá và vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học tích cực
nói trên vào phương pháp nhóm cụ thể:
3-1. Kĩ thuật chia nhóm và giao nhiệm vụ:
-Kĩ thuật chia nhóm và giao nhiệm vụ thường được sử dụng trong giai
đoạn đầu trong quá trình tổ chức dạy học nhóm.
+ Giáo viên cần phải chủ động linh hoạt trong việc chia nhóm sao cho
phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nội dung dạy học. Trong một nhóm nên
có cả học sinh khá và học sinh yếu, tạo điều kiện cho các em còn yếu nêu lên
chính kiến của mình.
+ Giáo viên phải giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm hay cá nhân trong nhóm
cụ thể rõ ràng
Ví dụ: Nhóm HS nghiên cứu tính chất Axit axetic có tính chất của axit
không qua các thí nghiệm của axit axetic làm đổi màu quỳ tím, tác dụng với
NaOH có phenolftalein, Zn, CuO, Na2CO3.
Giáo viên có thể phân chia nhóm giao nhiệm vụ như sau:
5
Các thành viên
Nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Phân công, điều khiển.
Thư kí
Ghi chép kết quả báo cáo của các thành viên và kết quả
thảo luận nhóm.
Các thành viên
Quan sát trạng thái, màu sắc của các chất Zn, CuO,
Na2CO3, NaOH có nhỏ phenolftalein, CH3COOH, giấy
quỳ tím
Thành viên 1
TN 1: Cho mẩu giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng dung
dịch CH3COOH,.
Thành viên 2
TN 2: Nhỏ từ từ dd CH3COOH, vào ống nghiệm đựng Zn
Thành viên 3
TN 3: Nhỏ từ từ dd CH3COOH, vào ống nghiệm đựng
3ml dd Na2CO3
Thành viên 4
TN4: Nhỏ từ từ dd CH3COOH vào ống nghiệm CuO
Các thành viên
Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra ở 4 TN. Giải thích và
rút ra kết luận.
Nhóm trưởng
Chỉ đạo thảo luận. Rút ra kết luận chung. Báo cáo kết quả
của nhóm.
3-2. Kĩ thuật khăn trải bàn:
-Kĩ thuật khăn trải bàn thường được sử dụng trong quá trình thảo luận
một vấn đề giáo viên nêu ra cho tường nhóm hoặc tất cả các nhóm. Là một kĩ
thuật được ứng dụng hiệu quả trong quá trình dạy- học nhóm, kĩ thuật này thể
hiện quan điểm dạy học hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động
nhóm.
+ Giáo viên yêu cầu nhóm chia tờ giấy A0 thành phần chính giữa và phần
xung quanh, chia tiếp các phần xung quanh tương ứng với mỗi thành viên, các
thành viên suy nghĩ viết ý kiến của mình về một vấn đề giáo viên yêu cầu
trên một phần “khăn trải bàn”, từ đó thảo luận đưa ra quan điểm thống nhất
của cả nhóm và báo cáo trước lớp.
+ Kĩ thuật “khăn trải bàn” thể hiện được nhiều ưu điểm trong phương
pháp dạy học nhóm, vì kĩ thuật này phát huy được trí tuệ các thành viên, tất cả
6
các thành viên đều đưa ra chính kiến của mình về một vấn đề giáo viên nêu ra,
phát huy được tính tích cực, chủ động của mọi đối tượng học sinh trong quá
trình dạy học nhất dạy học nhóm.
Ví dụ: : Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu thành phần của không khí hóa học 8
giáo viên sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn vào dạy học nhóm như sau
Hoạt động giáo viên
-Giáo viên phát giấy A0 cho các nhóm:
-Yêu cầu các thành viên của mỗi nhóm
ghi lại những điều đã biết về thành
phần không khí
Hoạt động học sinh
-Nhóm nhận giấy chia theo sơ đồ
dưới đây
-Hoạt động cá nhân ghi lại những
điều đã biết về thành phân không
khí
- Thảo luận nhóm đưa ra kết luận
chung của nhóm về những điều đã
biết về không khí
- Làm thí nghiệm để tìm hiểu
thành phần không khí
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo
luận rút ra kết luận chung của nhóm
những điều đã biết về không khí
- Giáo viên yêu cầu các nhóm làm thí
nghiệm để tìm hiểu về thành phần
không khí
- Giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo -Nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm
kết quả thí nghiệm
- Rút ra kết luận thành phần
không khí
- Từ kết quả thí nghiệm giáo viên yêu Kết luận: Không khí là hỗn hợp
cầu các nhóm rút ra kết luận về thành nhiều chất khí trong đó thành
phần không khí
phần theo thể tích của không khí
là: 21% O2, 78% N2, 1% khí các
khí khác
Ý kiến cá nhân
Ý kiến
Ý kiến
Cáchung
nhân của nhóm: những điều đã biết
Cá nhân
Kết luận
về không khí
Ý kiến cá nhân
7
3-3. Kĩ thuật công đoạn:
-Kĩ thuật công đoạn đây là kĩ thuật mà giáo viên trong quá trình dạy học
cần chú ý trong việc giao nhiệm vụ cho các nhóm.Thường mỗi nhóm được
giao những nhiệm vụ khác nhau, thảo luận một vấn đề ghi lên giấy, sau đó
luân chuyển tới các nhóm bạn, các nhóm đọc và bổ sung cho đến khi các
nhóm nhận lại tờ giấy, cả nhóm xem và xử lí hoàn thiện lại kết quả thảo luận,
báo cáo trước lớp h oặc treo lên bảng hay góc học tập của lớp, sau khi các
nhóm hoàn thiện xong các thành viên có thể di chuyển đến góc học tập để tìm
hiểu kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy về “Vai trò của nước” ( Hóa Học 8) Giáo viên có thể phân
chia cho các nhóm như sau:
Nhóm 1
Thảo luận tìm hiểu về vai trò của nước
Nhóm 2
Thảo luận tìm hiểu về nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Nhóm 3
Thảo luận tìm hiểu về tác hại ô nhiễm nước
Nhóm 4
Thảo luận tìm hiểu về biện pháp bảo vệ nguồn nước
Sau khi các nhóm hoàn thành nội dung thảo luận giáo viên yêu cầu các
nhóm luân chuyển kết quả
+ Nhóm1-> nhóm2 -> nhóm 3-> nhóm 4 -> Nhóm 1 hoàn thành
+ Nhóm2-> nhóm 3-> nhóm 4-> nhóm 1 -> Nhóm 2 hoàn thành
+ Nhóm 3-> nhóm 4 -> nhóm 1-> nhóm 2 -> Nhóm 3 hoàn thành
+ Nhóm4-> nhóm1 -> nhóm 2-> nhóm 3 -> Nhóm 4 hoàn thành
Khi các nhóm nhận kết quả thảo luận hoàn thành nội dung và báo cáo trước
lớp.
3-4. Kĩ thuật bể cá:
- Kĩ thuật bể cá là một kĩ thuật dùng trong thảo luận nhóm được ứng
dụng vào phương pháp dạy học nhóm, trong đó một học sinh ngồi giữa lớp
hoặc nhóm và thảo luận, còn những học sinh khác trong lớp hoặc nhóm ngồi
xung quanh ở vòng ngoài và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những
nhận xét về cách ứng xử của những học sinh thảo luận, các thành viên cũng có
thể đưa ra những câu hỏi đối với người thảo luận, trong quá trình thảo luận
những người quan sát và người thảo luận có thể thay đổi vị trí cho nhau.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu ứng dụng của clo Bài 26 Hóa Học 9.
III. Ứng dụng.
Giáo viên sử dụng kĩ thuật bể cá cho các em thảo luận như sau:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
8
-Giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết.
“ Ứng dụng của khí clo”
- Giáo viên tổ chức cho cả lớp ngồi vòng
tròn thảo luận
- Giáo viên đề nghị một học sinh bước
vào giữa thảo luận về ứng dụng của clo
- Giáo viên yêu cầu các thành viên khác
tham gia chất vấn hoặc bước vào thảo
luận
- Yêu cầu các thành viên rút ra kết luận về
ứng dụng của clo
- Lớp ngồi thành một vòng tròn
-Một thành viên ngồi vào giữa vòng tròn
thảo luận về các ứng dụng của clo
- Thành viên khác chất vấn, nếu chưa
đúng thành viên khác có thể vào thay thế
tiếp tục thảo luận
- Kết luận: Ứng dụng chính của clo.
+ Khử trừng nước sinh hoạt
+Chiều chế PVC, chất dẽo
+Điều chế nước gia ven, clorua vôi
+ Tẩy trắng vải sợi…….
II. VẬN DỤNG THỰC TIỄN VÀO BÀI GIẢNG CỤ THỂ.
Trong khuôn khổ đề tài này bản thân chỉ trích dẫn một bài giảng cụ thể
được bản thân thiết kế và áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào phương
pháp nhóm được đánh giá là thành công trong quá trình dạy học.
Bài 18:Tiết 24
NHÔM
(Hóa học 9)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-HS biết được tính chất vật lí của nhôm: Nhẹ ( D = 2,7g/Cm 3) , dẻo, dẫn
điện, dẫn nhiệt tốt.
-Tính chất hóa học của nhôm:
+ Nhôm có tính chất hóa học của một kim loại nói chung như: Tác dụng
với phi kim, với axit ( Al không phản ứng với HNO 3 đặc nguội và H2SO4 đặc
nguội), với muối của kim loại kém hoạt động hơn.
+ Nhôm có tính chất hóa học khác với nhiều kim loại đó là phản ứng
được với dung dịch kiềm.
-Biết được những ứng dụng quan trọng của nhôm và sản xuất nhôm
trong công nghiệp.
2. Kĩ năng:
9
- Vn dng hiu bit tớnh cht chung ca kim loi d oỏn tớnh cht
húa hc ca nhụm.
-Vit phng trỡnh húa hc.
- K nng quan sỏt phõn tớch thớ nghim.
- K nng hot ng nhúm.
- Phân biệt đợc nhôm và mt s kim loi khỏc bằng phơng pháp hoá học.
- Tớnh toỏn húa hc: tớnh theo phng trỡnh, tớnh % khi lng
3. Nng lc cn t:
- Nng lc s dng ngụn ng húa hc: c tờn cỏc hp cht ca nhụm,
vit phng trỡnh húa hc.
- Nng lc vn dng hiu bit v Al vo cuc sng, gii thớch mt s
hin tng xy ra khi s dng cỏc dựng bng Al.
- Nng lc t chc.
-Nng lc thu thp thụng tin v x lý thụng tin.
- Nng lc phỏt hin v gii quyt vn v nng lc sỏng to
4. Thỏi
- Yờu thớch mụn hc.
- Cn thn, nghiờm tỳc , kiờn trỡ ch i kt qu thớ nghim.
- Hp tỏc chia s kinh nghim.
B. PHNG PHP DY HC CHNH
- Phng phỏp dy hc nhúm
C. CHUN B DNG DY HC
1.Chun b ca hc sinh:
+ ễn tp tớnh cht chung ca kim loi
+ c trc bi nhụm
+ Mt mu dõy nhụm
2.Chun b ca giỏo viờn
a. Dng c:
+ Giy A0 : 6 t ; Bỳt d 6 chic
+ Mỏy chiu.
+ dựng mi nhúm: 1 chic bỳa, 2 si dõy nhụm, 1 bỡa giy, 1 ốn cn,
thỡa ly húa cht, 6 ng nghim, ng hỳt húa cht, 1 búng ốn si t 1,5
V, 1 viờn pin.
b. Húa cht: Nhụm bt, Nhụm lỏ, ddCuCl2, ddNaOH,dd HCl
D.
HOT NG DY HC
Vo bi: Giỏo viờn mi mt hc sinh ng ti ch nhc li tớnh cht vt lớ
v húa hc ca kim loi? HS nhc tớnh cht vt lớ, húa hc kim loi.
10
Giáo viên: Nhôm là kim loại hay phi kim? Nó có kí hiệu hóa học như thế
nào? Phân tử khối bằng bao nhiêu? HS trả lời: Nhôm là kim loại, có kí hiệu
là Al, Phân tử khối: 27
Giáo viên: Vậy nhôm có tính chất của một kim loại hay không hay nó có tính
chất nào khác. Mời các em tìm hiểu vào bài học hôm nay: (Bài : Nhôm)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lí của nhôm
a. Mục tiêu: Học sinh biết, hiểu và vận dụng được những tính chất vật lí cơ
bản của nhôm vào đời sống.
b. Các bước tiến hành: Gv tổ chức hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải
bàn.
Hoạt động của giáo viên
-Giáo viên chia lớp thành các nhóm
học tập ( theo chỗ ngồi)
- Phát giấy A0 và bút giạ cho các nhóm
hướng dẫn nhóm kẻ giấy
- Giáo viên yêu cầu các thành viên
trong nhóm viết ý kiến của mình vào
phần xung quanh
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo
luận, đồng thời làm thí nghiệm để rút
ra kết luận chung cả nhóm và ghi vào
chính giữa
-Giáo viên yêu câu các nhóm báo cáo
kết quả và rút ra kết luận tính chất vật
lí của nhôm
Hoạt động của học sinh
- Ngồi học theo nhóm
-Nhóm nhận giấy bút, kẻ chia giấy
theo hướng dẫn
- Cá nhân viết những hiểu biết về
tính chất vật lí của nhôm vào phần
của mình
- Thảo luận nhóm, làm thí nghiệm
để tìm hiểu tính dẻo, tính dẫn điện
của nhôm, từ đó rút ra tính chất vật
lí ghi vào ô của nhóm
- Báo cáo kết quả và rút ra kết luận
về tính chất vật lí của nhôm
- Yêu cầu nêu được:
+ Nhôm là kim loại ở thể rắn, màu
trắng bạc, có ánh kim
+ Dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
+ t0nc =6600C, D = 2,7g/Cm3
Chuyển tiếp: Nhôm là một kim loại. Vậy nhôm có tính chất hóa học của kim
loại không? hay nhôm có tính chất hóa học nào khác? Chúng ta đi tìm hiểu
sang nội dung 2
Hoạt động 2: Tính chất hóa học của nhôm
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được
- Nhôm có đầy đủ tính chất hóa học của một kim loại.
- Nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ kiềm.
b. Các bước tiến hành:
11
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Nhôm có tính chât của một kim loại không?
-Giáo viên phân chia lớp thành 6 -Hoạt động nhóm phân công nhiệm
nhóm, yêu cầu các nhóm bầu nhóm vụ cho các thành viên
trưởng, thư kí phân công công việc
cho các thành viên trong nhóm theo
mẫu sau
Bảng phân công nhiệm vụ mỗi nhóm và các thành viên trong nhóm
Các thành viên
Nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Phân công, điều khiển.
Thư kí
Ghi chép kết quả báo cáo của các thành viên và kết
quả thảo luận nhóm.
Các thành viên
Quan sát hiện tượng xẩy ra khi: đốt bột nhôm
trong không khí, cho mẩu nhôm vào dd HCl,
H2SO4 đặc nguội, vào dd CuCl2,
Thành viên 1
TN 1: Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn
Thành viên 2
TN 2: Cho mẫu nhôm lá vào dung dich HCl
Thành viên 3
TN 3: Cho mẫu nhôm lá vào dung dịch H2SO4 đặc
nguội
Thành viên 4
TN4: Cho mẫu dây nhôm vào dung dịch CuCl2
Các thành viên
Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra ở 4 TN. Giải
thích và rút ra kết luận.
Nhóm trưởng
Chỉ đạo thảo luận. Rút ra kết luận chung. Báo cáo
kết quả của nhóm theo phiếu học tập số 1.
-Giáo viên phát phiếu học tập số 2
yêu cầu các nhóm nghiên cứu tiến
hành các thí nghiệm và hoàn thành
phiếu học tập số 1
-Giáo viên mời đại diên các nhóm
báo cáo kết quả, rút ra kết luận về
tính chất hóa học của nhôm
- Giáo viên yêu cầu cá nhân tự viết
12
-Nhóm nghiên cứu, thảo luận và tiến
hành thí nghiệm theo sự phân công,
hoàn thành phiếu học tập số 1.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí
nghiệm, rút ra kết luận về tính chất
hóa học của nhôm.
- Yêu cầu:
các phản ứng hóa học và ghi nhớ tính + Nhôm tác dụng được với nhiều phi
chất
kim (Tác dụng với oxi tạo oxit, tác
dụng với phi kim khác tạo muối)
+Tác dụng được với dd axit ( Trừ
H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc
nguội)
+ Nhôm đẩy được kim loại yếu hơn
ra khỏi dung dịch muối.
-Kết luận: Nhôm có tính chất đầy đủ
của một kim loại.
2.Nhôm có tính chất hóa học nào khác?
-Giáo viên yêu cầu các nhóm nghiên
cứu tiến hành thí nghiệm.
- Giáo viên yêu cầu nhóm cử 1 thành
viên làm thí nghiệm ( Thư kí hoặc
nhóm trưởng)
- Giáo viên yêu cầu nhóm tiếp tục
hoàn thành phiếu học tập số 1
-Giáo viên mời đại diện nhóm báo
cáo kết quả
- Rút ra kết luận, viết phương trình
hóa học (ghi nhớ)
- Nhóm thảo luận cách tiến hành thí
nghiệm
- Một thành viên của nhóm có thể
nhóm trưởng hoặc thư kí tiến hành
thí nghiệm
-Hoàn thành phiếu học tập
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả rút
ra kết luận
-Kết luận: Nhôm tác dụng được với
dung dịch kiềm
Chuyển tiếp: Nhôm có nhiều tính chất vật lí và hóa học quan trọng. Vậy
nhôm được ứng dụng như thế nào trong đời sống và sản xuất, chúng ta đi tìm
hiểu hoạt động 3.
Hoạt động 3. Ứng dụng của nhôm.
a. Mục tiêu: HS biết được các ứng dụng quan trong của nhôm, cách bảo quản
đồ nhôm.
b. Các bước tiến hành:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
-Giáo viên cho các nhóm thảo luận - Thảo luận rút ra các ứng dụng của
theo kĩ thuật “Bể cá” để tìm hiểu ứng nhôm dựa trên tính chất vật lí, hóa
dụng , cách bảo quản đồ nhôm
học và cách bảo quản đồ nhôm
Yêu cầu nêu được:
+ Dây dẫn điện, chi tiết máy, đồ
dùng gia đình.
+ Điều chế hợp kim đuyra có nhiều
ứng dụng quan trọng trong công
13
nghệ máy bay, ô tô…
Chuyển tiếp: Nhôm có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Vây
nhôm được sản xuất như thế nào? Mời các em tìm hiểu sang hoạt động 4 tìm
hiểu về phương pháp sản xuất nhôm.
Hoạt động 4. Sản xuất nhôm
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được nguyên tắc sản xuất nhôm
b. Các bước tiến hành:
Giáo viên sử dụng kĩ thuật công đoạn để tổ chức nhóm như sau.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
-Giáo viên chiếu sơ đồ bể điện -Các nhóm tiến hành thảo luận theo
phân nóng chảy nhôm oxit
nhiệm vụ được giao
-Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, -Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm
giao nhiệm vụ:
khác bổ sung hoàn thiện từng công đoạn
+ Nhóm 1 thảo luận tìm hiểu về từ đó rút ra kết luận chung.
nguyên liệu sản xuất nhôm
- Yêu cầu:
+ Nhóm 2 thảo luận về nguyên tắc + Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng
sản xuất nhôm
boxit có thành phần chủ yếu Al2O3
+ Nhóm 3 thảo luận về các bước +Quá trình sản xuất nhôm được tiến
tiến hành sản xuất nhôm.
hành bằng phương pháp điện phân nóng
- Yêu cầu các nhóm thảo luận ghi chảy.
nội dung lên giấy, sau khi nhóm + Các bước tiến hành: Làm sạch tạp
hoàn thành nhóm 1 chuyển cho chất, trộn hỗn hợp Al2O3 với Criolit rắn
nhóm 2; 2 chuyển cho 3; 3 chuyển cho vào bể điện phân.
cho 1...để bổ sung nếu có.
Tiến hành điện phân nóng chảy, nhôm
- Giáo viên yêu cầu lần lượt các lỏng được hút ra từ đay bể
nhóm lên dán kết quả, hoàn thiện
quy trình sản xuất nhôm và đến kết
luận.
Hoạt động 5: Luyện tập- củng cố
Giáo viên chiếu nội dung bài tập lên máy chiếu yêu cầu các em đưa ra sự lựa
chọn
Bài tập trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn vào các đáp án đúng.
1. Để phân biệt Al và Fe bằng phương pháp hóa học ta có thể chọn hóa chất
nào trong các hóa chất sau để làm thuốc thử
A. HCl
B. NaOH
C. CuCl2
D. MgSO4
2. Cho a gam nhôm phản ứng vừa đủ với khí clo, sau phản ứng thu được
13,35 gam nhômclorua. Giá trị của a là:
14
A. 2,7 gam;
B. 5,4 gam;
C. 0,27 gam;
D. 0,54 gam.
3. Tính thành phần % theo khối lượng của nhôm trong nhôm oxit ( Al2O3):
A. 48%;
B. 52,94%;
C. 54%;
D. 15,69%
4. Trong các chất sau chất nào được dùng để khử nhôm oxit
A. CO
B. C
C. H2
D. CO2
Bài tập tự luận: Giáo viên hướng dẫn về nhà.
1.Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al vào phản ứng vừa đủ với 500 ml
dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 8,96 lít khí H2 ( ĐKTC) .
a.Viết PTHH xảy ra?
b.Tính nồng độ CM của dung dịch HCl đã dùng ?
c.Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?
2. Hòa tan một miếng hợp kim Na, Al ( tỉ lệ mol tương ứng là 1:2) vào nước
dư thu được 3,36lit H2 (đktc) và m gam chất rắn.
a.Tính m
b.Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
3.Giải thích tại sao đồ Al dùng đựng nước được, nhưng không dùng đồ Al để
đựng vôi vữa ?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
TT Tên TN
Cách
hành
tiến Hiện
quan sát
tượng Giải thích, Kết luận
viết pt
1
2
3
4
5
Kết Luận: Nhôm có………………………. tinh chất hóa học kim loại
Ngoài các tính chất hóa học đó nhôm ……………………khác đó là phản
ứng được với………………………..
III.
KẾT LUẬN SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PP NHÓM TÍCH CỰC
VÀ PP NHÓM THỤ ĐỘNG:
15
Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn dạy học, tôi đã rút
ra được những điểm khác nhau cơ bản của phương pháp nhóm không được
vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực ( Phương pháp nhóm thụ động) và
phương pháp nhóm được vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực ( Phương
pháp nhóm tích cực) từ đó đã góp phần giúp tôi thành công trong phương
pháp dạy học nhóm cụ thể:
T
T
1
2
3
4
5
PP nhóm thụ động
PP nhóm tích cực
Sau khi được giao nhiệm vụ
thường chờ hướng dẫn hoặc làm
mẫu của giáo viên trước vấn đề
mới
Sau khi được giao nhiệm vụ các
thành viên chủ động nghiên cứu đưa
ra các ý kiến thảo luận về vấn đề
cần giải quyết
Tập trung vào hoạt động của một Tất cả các thành viên đều tham gia
số thành viên
vào hoạt động
Chỉ dựa vào kiến thức, kinh
nghiệm của một vài thành viên
trong nhóm
Kết luận của nhóm là kết luận của
một vài thành viên quen thuộc
Giao tiếp giữa các thành viên ít,
có tính ỷ lại
Không gây được hứng thú học tập
6
7
8
Phần lớn học sinh lĩnh hội kiến
thức một cách thụ động
Chỉ phát huy được năng lực của
một số ít đối tượng
Huy động được kiến thức, kinh
nghiệm của tất cả các thành viên
trong nhóm
Kết luận của nhóm là sản phẩm của
quá trình thảo luận và thống nhất
trong nhóm.
Khuyến khích được ý kiến các nhân
về vấn đề đang học
Gây được hứng thú học tập, phát
huy được năng lực, sở trường của
học sinh
Học sinh tiếp thu kiến thức một
cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Phát huy được tối đa năng lực của
tất cả các thành viên
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
16
I.KẾT LUẬN.
Trong quá trình dạy học để đạt được mục tiêu của một bài học, giáo
viên nên vận dụng và phối hợp linh hoạt giữa các kĩ thuật dạy học tích cực
vào các phương pháp dạy học để góp phần nâng cao hiệu quả dạy- học. Kết
quả dạy- học và giáo dục chỉ được nâng lên khi chất lượng từng tiết dạy- học
của giáo viên được nâng lên. Muốn vậy giáo viên phải được nắm bắt kịp thời
các kĩ thuật dạy học hiện đại, không ngừng đổi mới phương pháp dạy- học.
Trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ
thực tế dạy- học của bản thân về việc vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích
cực vào phương pháp nhóm nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức dạy học
theo phương pháp nhóm. Bản thân trong quá trình thực hiện đã hết sức cố
gắng song chắc chắn còn nhiều thiếu sót rất mong được sự góp ý của thầy cô,
bạn bè để đề tài được hoàn thiện và ứng dụng hiệu quả hơn.
II. KHUYẾN NGHỊ
-Hằng năm tổ chức các chuyên đề phổ biến những kĩ thuật và phương pháp
dạy học mới cho giáo viên.
-Những sáng kiến kinh nghiệm có tính ứng dụng cao nên phổ biến đến giáo
viên qua các trang Wed của ngành
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
1.
2
.
3
4
Áp dụng dạy và học tích cực GS. Trần Bá Hoành
trong môn hóa học:
TS. Cao Thị Thặng
Th.S Phạm Thị Lan Hương
Chuẫn kiến thức kĩ năng hóa 8,9 Vụ GD TH Bộ GD
Sách giáo khoa 8,9
Thiết kế bài giảng hóa 8,9
Bộ GD- ĐT
TS. Cao Cự Giác
18