Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Một số biện pháp củng cố và phát triển đại lý tiêu thụ sản phẩm sữa của công ty cổ phần giống bò sữa mộc châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.8 KB, 50 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đã được thực hiện chuyển đổi từ cơ chế
tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề là khi bước sang
hoạt động theo cơ chế thị trường các doanh nghiệp cần phải làm gì
để thích ứng với môi trường kinh doanh mới? Đứng trước thử thách
đó các doanh nghiệp không còn cách nào khác là đổi mới tư duy
kinh doanh và phải có chiến lược phù hợp để kinh doanh có hiệu
quả với mục tiêu đầu tiên là tìm kiếm lợi nhuận.
Để đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế phải kinh doanh có
hiệu quả, trong đó phải coi trọng công tác quản lý và mở rộng thị
trường.
Tại thị trường Hà Nội nói riêng và thị trường cả nước nói
chung, công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu với các sản phẩm
chủ yếu được chế biến từ sữa đã phải hoạt động trong một môi
trường cạnh tranh khốc liệt. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, số lượng các sản phẩm chế biến từ sữa được sản xuất ngày
càng tăng, chất lượng, mẫu mã luôn được cải thiện và có rất nhiều
các đối thủ cạnh tranh đang đe doạ sự phát triển của công ty. Bởi
vậy việc phát triển và quản lý hệ thống phân phối của công ty hiện
nay trở nên cần thiết để công ty mở rộng thị trường của mình và duy
trì thị phần hiện có.
Qua một thời gian thực tập tại Chi nhánh công ty Giống Bò Sữa
Mộc Châu tại Hà Nội, tôi đã tìm hiểu và nắm bắt rất nhiều kiến thức


cũng như thực tiễn hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh tại
công ty. Được sự hướng dẫn của thầy Phạm Quang Huấn, tôi xin
thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài:
“Một số biện pháp củng cố và phát triển đại lý tiêu thụ sản


phẩm sữa của công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc châu – chi
nhánh Hà Nội”
Tuy nhiên, do còn nhiều thiếu xót về thời gian cũng như trình
độ, tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy, cô cùng các bạn để nghiên cứu của tôi có thể hoàn thiện hơn.


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA
MỘC CHÂU VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA
I.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

CÔNG TY
Công ty Giống bò sữa Mộc Châu có tiền thân từ nông trường
quốc doanh Mộc châu trước đây, công ty được thành lập vào ngày
08/04/1958 bởi những cán bộ chiến sĩ sau khi hoàn thành nhiệm vụ
chiến đấu chuyển sang xây dựng kinh tế tại miền Tây tổ quốc. Hiện
nay, với vốn pháp định khi đăng ký lại năm 1998 là 6.459.015.000
đồng, công ty là một trong những đơn vị thành viên xuất sắc của
Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, có các ngành nghề kinh doanh
chủ yếu là sản xuất và cung cấp giống bò sữa, đồng thời chế biến và
kinh doanh các sản phẩm từ sữa trong cả nước. Khởi đầu từ một
nông trường quân đội với nhiệm vụ chủ yếu là “chăn nuôi bò sữa và
trồng chè” trên cao nguyên Mộc Châu, trong quá trình phát triển
thành nông trường quốc doanh, công ty Giống bò sữa Mộc Châu
được chia ra nhiều đơn vị thành viên với nhiệm vụ sản xuất chuyên
môn hoá khác nhau. Hiện nay, công ty là một trong hai cơ sở chăn

nuôi giống bò sữa của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Công ty
đứng trên địa bàn huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La cách Hà Nội 190
km có cửa khẩu Pa Háng nối sang nước bạn Lào và là vùng có giao
thông và thị trường tiêu thụ nông sản, hàng hoá thuận lợi trong nước
và xuất khẩu. Đây là vùng cao nguyên có ưu thế tuyệt vời về chăn


nuôi giống bò sữa cao sản. Công ty có lực lượng cán bộ kỹ thuật và
công nhân lành nghề có kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa trên 40 năm
qua và nhiều năm liền đạt được những thành tích trong sản xuất
kinh doanh, góp phần không nhỏ vào sự phát triển vĩ mô của tỉnh
Sơn La và sự phát triển ngành.


II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
1.

Chức năng

Từ năm 1982 đến nay, do yêu cầu sản xuất nông trường quốc
doanh Mộc Châu đã qua một số lần đổi tên. Đến nay là công ty
giống bò sữa Mộc Châu có chức năng chăn nuôi bò sữa, sản xuất và
cung cấp giống bò sữa, đồng thời chế biến kinh doanh sản phẩm sữa
và thực phẩm có chất lượng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh
khác trên thị trường trong và ngoài nước.
2. Nhiệm vụ
Công ty giống bò sữa Mộc Châu là một doanh nghiệp công
ích: Chăn nuôi bò sữa cung cấp giống bò cho các cơ sở chăn nuôi
trong cả nước, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm sữa bò của
công ty.

III. TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ SƠ ĐỒ CỦA
CÁC PHÒNG BAN, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CỦA
CÔNG TY


Phòng
Tổ chức
HC

Chủ tịch HĐQT

Tổng Giám Đốc

Chi nhánh tại Hà Nội

Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Giống bò sữa Mộc
châu

Phó Tổng Giám Đốc

Phòng
Kỹ thuật

Phòng
Cung
tiêu

Phòng
Thị
trường


Phân xưởngC2
(Kho thành phẩm)

Phòng
KCS

Phòng
Kế
hoạch

Phân xưởng D1 (Chế
biến và đóng gói)

Phòng
Kế toán

Phân xưởng C1
(Kho nguyên liệu)

Phòng
Vận tải


1. Tổng giám đốc
Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bầu và bổ nhiệm, là người
chỉ huy cao nhất và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và điều
hành mọi hoạt động của công ty.
2.


Phó tổng giám đốc

Phụ trách điều hành và giám sát tất cả các mảng công việc về
nội chính và đối ngoại của công ty, định kỳ báo cáo Tổng giám đốc
tình hình nội bộ công ty và thay mặt Tổng giám đốc điều hành công
ty mỗi khi Tổng giám đốc vắng mặt.
3.

Phòng tổ chức hành chính

Quản lý các mặt công tác về hành chính, quản trị, tổng hợp, tổ
chức cán bộ, tuyển dụng và đào tạo.
4.

Phòng Kế hoạch

Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch tháng
và kế hoạch tuần cho các hoạt động của công ty, trong đó có việc
lập kế hoạch cho các yếu tố đầu vào như: Con giống, nhiên-nguyên
vật liệu, công suất… Quản lý và báo cáo lãnh đạo về tình hình hoạt
động của nhà kho C1.
5.

Phòng kế toán

Quản lý các công tác về tài chính - kế toán, lập kế hoạch tài
chính và thực hiện hoạt động kế toán của công ty trong từng tháng,
quý, năm và dài hạn.
6.


Phòng kỹ thuật

Nghiên cứu về kỹ thuật chăn nuôi và sản xuất sữa của công ty,
đưa ra các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để áp dụng vào chăn nuôi và
sản xuất. Kiểm soát công nghệ và phương án sản xuất trong công ty.


7. Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm ( KCS )
Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất có đạt
chất lượng theo tiêu chuẩn hay không và đề ra các phương án xử lý
đối với những sản phẩm không đạt chất lượng. Báo cáo lãnh đạo
tình hình chất lượng sản phẩm trong phân xưởng D1.
8. Phòng cung tiêu
Chịu trách nhiệm về việc đề ra các phương án cung cấp nguyên
vật liệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty như: Tìm kiếm nhà cung
ứng, đối tác, khách hàng. Quản lý công suất cũng như báo cáo với
lãnh đạo hoạt động của nhà kho C2 về tình hình lưu trữ, xuất-nhập
kho thành phẩm, bán thành phẩm...
9. Phòng thị trường
Bao gồm ba bộ phận được phân công nhiệm vụ theo các bộ
phận như sau:
- Bộ phận quản lý sản phẩm.
- Bộ phận quản lý bán hàng.
- Bộ phận nghiên cứu thông tin, thị trường, quảng cáo.
10. Phòng vận tải
Chịu trách nhiệm về cung cấp các phương tiện vận chuyển
nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và đưa sản phẩm tới các chi
nhánh, đại lý để tiêu thụ.
11. Phân xưởng C1
Chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo quản các nhiên-nguyên vật liệu

thô của công ty như: Sữa tươi nguyên chất, Váng sữa, Đường, Bao
bì… và báo cáo trực tiếp tình hình hoạt động lên phòng Kế hoạch
12. Phân xưởng D1


Chịu trách nhiệm chế biến và sản xuất hàng loạt các sản phẩm
sữa từ thành phẩm đến bán thành phẩm, đóng gói, bao bì.
13. Phân xưởng C2
Chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo quản các thành phẩm, bán
thành phẩm đã được chế biến chờ được đưa ra thị trường.
14. Chi nhánh tại Hà Nội
Chịu trách nhiệm phân phối các sản phẩm được chế biến từ sữa
của công ty cho thị trường Hà Nội và các địa phương lân cận, đồng
thời tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác, bạn
hàng và chăm sóc khách hàng tại thị trường Hà Nội và các địa
phương lân cận.


IV. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ
1. Tình hình lao động chung
Bảng 1: Tổng số người lao động
2002 2003 2004 2005 03/02 04/03
Tổng số
CBCNV,
NLĐ

775

812


863

924

+4,77
%

+6,28
%

05/04
+7,07
%

Trích nguồn: Chi nhánh Hà Nội
Do đặc điểm hoạt động của công ty Giống bò sữa Mộc châu
bao gồm cả hoạt động chăn thả, sản xuất và kinh doanh, nên vấn đề
tổ chức và sử dụng lao động cũng có nhiều điểm khác so với các
đơn vị khác. Trong những năm gần đây, tình hình lao động tại công
ty tăng đều và tương đối ổn định. Tổng số lao động của công ty năm
2003 là 812 người, tăng 4,77% so với năm 2002. Đến năm 2004, số
lao động của công ty tăng 6,28%, đạt 863 người. Con số này của
năm 2005 là 924 người, tăng 7,07% so với năm 2004. Sở dĩ số lao
động của công ty lên đến hàng trăm như vậy là do công ty sử dụng
số lượng lớn lao động kỹ thuật và lao động phổ thông cho những
công việc như: chăn thả, đứng máy, đóng gói, vận chuyển... Tính
bình quân, mỗi năm công ty Giống bò sữa Mộc châu tạo thêm việc
làm cho khoảng 50 người lao động. Tình hình ổn định về nhân lực
như vậy sẽ giúp cho công ty ổn định bộ máy quản lý cũng như hoạt
động kinh doanh, tạo nhiều công ăn việc làm và đáp ứng tốt cho

việc mở rộng hoạt động kinh doanh và thị trường.
2.

Tình hình trình độ lao động

Bảng 2: Tổng số người lao động và bảng phân bổ theo trình độ
2002 2003 2004 2005 03/02 04/03 05/04


Tổng số
CBCNV,
NLĐ

775

Trình độ TC
và PT

863

924

+4,77
%

+6,28
%

+7,07
%


+7,21 +15,97 +20,3
%
%
%
+9,69
196 215 243 240
+13% - 1,2%
%
+2,14 +0,84 +7,47
468 478 482 518
%
%
%
Trích nguồn: Chi nhánh Hà Nội

Trình độ ĐH 111
Trình độ CĐ

812
119

138

166

Trong khi tổng số lao động của những năm gần đây chỉ tăng từ
4% - 7%, thì tỷ lệ lao động có trình độ ĐH, CĐ lại tăng từ 7% 20%, đây là một tín hiệu đáng mừng khi tổng số lao động tăng ít mà
tỷ lệ lao động có trình độ cao lại tăng nhiều và là dấu hiệu của việc
người lao động có thể tiếp cận được với những điều kiện làm việc

hiện đại và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, số lao động có trình độ cao
đẳng trong năm 2004 tăng thêm 13% so với năm 2003, đạt 243
người và đã giảm (-)1,2% trong năm 2005, lý do là công ty rất quan
tâm tới trình độ và đời sống tri thức của cán bộ nên đã cử một số
cán bộ, nhân viên đi học nâng cao trình độ bên cạnh việc tuyển
dụng lao động có trình độ cao hàng năm. Điều này đặt ra cho công
ty một vấn đề là làm sao khai thác hiệu quả đội ngũ lao động. Trong
khi đó, nhiều phòng ban đã tiến hành tốt công tác tổ chức và cơ cấu
lại lực lượng lao động với đội ngũ lao động có trình độ ngày càng
cao, chẳng hạn 6 người hiện tại có thể giải quyết được công việc của
17 người trước kia, 9 người có thể làm thay 25 người... mà mức độ
hiệu quả trong công việc không những không giảm mà còn tăng
đáng kể.


Bên cạnh đó, công tác tuyển chọn và thu hút lao động phổ
thông trẻ cũng đang được quan tâm và tổ chức lại rất chu đáo,
nghiêm túc. Ban lãnh đạo công ty đã xác định phải tạo nhiều công
ăn việc làm và cơ hội làm việc cho nhiều người, do đó những lao
động có trình độ phổ thông cũng được tạo điều kiện làm việc và cơ
hội học tập, huấn luyện. Tuy nhiên trong thời gian tới, cùng với việc
mở rộng thị trường và hoạt động kinh doanh của công ty, ban lãnh
đạo sẽ đòi hỏi rất gắt gao về trình độ của người lao động, dù vị trí
làm việc là đơn giản hay quản lý, do đó những người lao động trình
độ phổ thông sẽ phải đứng trước chọn lựa: Nâng cao trình độ hay
chuyển công việc khác? Đây là điều kiện để đội ngũ cán bộ nhân
viên của công ty Giống bò sữa Mộc châu có trình độ cao hơn nhằm
đáp ứng công việc cũng như nhu cầu của khách hàng.
IV. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU TRONG NHỮNG

NĂM VỪA QUA
Để đánh giá tình hình phát triển của một công ty trong sản xuất
kinh doanh, người ta thường dựa trên một số chỉ tiêu kinh tế như:
doanh thu, chi phí, vốn, lợi nhuận, lãi suất... Dưới đây là một số chỉ
tiêu kinh tế qua đó thể hiện sự phát triển của công ty Giống bò sữa
Mộc châu trong thời gian vừa qua.
1. Qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
Bảng 3: Tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty Giống Bò Sữa
Mộc Châu
2003

2004

2005


Các chỉ
tiêu chủ
yếu

Đơn vị
tính

Số
tuyệt
đối

% so
với
năm

trước

Số
tuyệt
đối

% so
với
năm
trước

Tổng
Tỷ
doanh
13,58
17,30 27,40
đồng
thu
Tổng chi
Tỷ
11,19
14,05 25,56
phí
đồng
Số CNV Người
812
863
6,28
Lợi
Tỷ

nhuận
2,39
3,25 35,98
đồng
sau thuế
Thu
1.000Đ
nhập BQ
728
793
8,93
/ tháng
1 CNV
NSLĐ
Tr.
BQ năm/
16,72
20,05
đồng
1 LĐ
Trích nguồn: Chi nhánh Hà Nội
Ghi
chú:

Năng suất lao động bình
quân 1 năm của 1 công
nhân viên

Số
tuyệt

đối

% so
với
năm
trước

22,90

32,37

17,28

22,99

924

7,07

5,62

72,92

854

7,69

24,78

Tổng doanh thu

=

Tổng số công nhân
viên

Tổng doanh thu của công ty hàng năm đều tăng nhưng không
đều. Năm 2003, tổng doanh thu đạt 17,30 tỷ đồng, tăng 27,4% so
với năm 2002. Sang đến năm 2004, tổng doanh thu tiếp tục tăng
thêm 32,37% và đạt 22,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, số doanh thu tăng
tuyệt đối của năm 2004 cũng nhiều hơn so với năm 2003 (5,6 tỷ
đồng so với 3,72 tỷ đồng). Doanh thu tăng hàng năm là do công ty
đã có những đầu tư phát triển mạnh mẽ từ những năm trước đó.
Điều này được lý giải là những năm vừa qua là thời điểm công ty


bắt đầu đẩy mạnh việc cổ phần hoá, do đó công ty đã có những đầu
tư, mở rộng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng như: chuồng trại,
công nghệ... Bên cạnh đó, nhân tố quan trọng nhất giúp tăng trưởng
doanh thu là do người tiêu dùng đã từng bước chấp nhận sản phẩm
của công ty trên thị trường, dần dần sử dụng các sản phẩm của công
ty như những thực phẩm hàng ngày không thể thiếu.
Cùng với sự phát triển của doanh thu, tổng chi phí của công ty
hàng năm cũng có xu hướng tăng. Tổng chi phí của công ty bao
gồm: chi phí công nghệ, cấy giống, chăn thả, thức ăn chăn nuôi, trả
lương cho lãnh đạo, nhân viên, vận chuyển, thuê kho bãi, điện
nước... Năm 2004 tổng chi phí đạt mức 14,05 tỷ đồng, tăng 25,56%
so với năm 2003. Nếu đem so sánh việc tăng chi phí với tăng lợi
nhuận thì ta có thể thấy: lợi nhuận của năm 2004 tăng 27,4%, trong
khi đó mức tăng của chi phí cũng tương đương (25,56%), điều này
là hợp lý trong quá trình tăng trưởng của công ty. Trong tổng số

14,05 tỷ đồng chi phí, quỹ lương, thưởng và phúc lợi chiếm tới gần
2/3 giá trị, đạt 8,77 tỷ đồng. Đến năm 2005, tổng chi phí tiếp tục
tăng 22,99% và đạt khoảng 17,28 tỷ đồng. Điều này được lý giải là
những năm vừa qua là thời điểm công ty bắt đầu đẩy mạnh việc cổ
phần hoá, do đó công ty đã có những đầu tư, mở rộng và nâng cấp
hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng mức lương bình quân, đẩy mạnh các
hoạt động kinh doanh và có cả yếu tố giá cả thị trường tăng rất
mạnh trong những năm vừa qua. Việc tăng chi phí của công ty là tất
yếu trong điều kiện phát triển kinh doanh và biến động thị trường,
nhưng công ty cũng cần quan tâm và có những biện pháp mạnh mẽ
hơn để giảm thiểu chi phí trong thời gian tới .


Lợi nhuận thuần (sau khi trừ thuế) cũng có mức tăng lớn nhưng
không đều và có xu hướng ổn định mức tăng. Năm 2004 lợi nhuận
đạt 3,25 tỷ đồng, tốc độ tăng lợi nhuận là 35,98% so với năm 2003.
Đến năm 2005, giá trị lợi nhuận thuần đạt 5,62 đồng, tăng tới
72,92% so với cùng kỳ. Nhìn lại kết quả hoạt động của năm 2004 ta
thấy: Tốc độ tăng doanh thu là 27,4% còn tốc độ tăng lợi nhuận là
35,98%. Trong khi đó, tốc độ tăng doanh thu của năm 2005 là
32,37% còn tốc độ tăng lợi nhuận đạt tới 72,92%. Như vậy, tốc độ
tăng lợi nhuận tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng doanh thu, điều
này là hết sức đáng mừng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, thể hiện sự tăng trưởng rất vững mạnh của công ty trước
tình hình thị trường luôn biến động. Nguyên nhân của điều này, là
do chi phí hoạt động và tổ chức sản phẩm, dịch vụ của công ty đang
được dần được kiểm soát chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, việc áp dụng
những công nghệ trong chăn nuôi, chế biến và bảo quản đã giúp
công ty có thể khai thác tối đa lợi nhuận từ các sản phẩm của mình
do đó dẫn đến một sự đột biến trong tăng lợi nhuận như vậy.

Trong tổng chi phí hoạt động của công ty bao gồm cả quỹ
lương, nên thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đã có
những cải thiện nhất định sau từng năm. Từ mức thu nhập bình quân
năm 2003 đạt mức 728.000 đồng/người/tháng, chỉ số này đã tăng
lên 863.000 đồng/người/tháng trong năm 2004, tăng 8,93%. Sang
năm 2005, mức thu nhập bình quân của mỗi công nhân viên đạt
mức 854.000 đồng/người/tháng, tăng 7,69%. Trong một môi trường
làm việc có nhiều nhân công (~1.000 người) như tại công ty Giống
bò sữa Mộc châu thì khó có thể có sự đột biến trong tiền lương


được, mỗi năm lương tăng khoảng 7 - 9% đã là một thành công và
là cố gắng rất lớn của ban lãnh đạo trong việc đáp ứng về mức
lương cho toàn thể người lao động.
2. Qua các chỉ tiêu về vốn lưu động
Bảng 4: Tình hình vốn của Công ty Giống Bò Sữa Mộc Châu
2003
% so
Số
với
tuyệt
năm
đối
trước

2004
% so
Số
với
tuyệt

năm
đối
trước

2005
% so
Số
với
tuyệt
năm
đối
trước

13,58

-

17,30

27,40

22,90

32,37

15,72

-

17,96


14,25

20,52

14,25

6,14

-

6,65

8,31

7,08

6,47

9,58

-

11,31

18,06

13,44

18,83


Vòng

1,42

-

1,53

1,70

Ngày

253

-

235

211

Đồng

0,71

0,65

0,59

Các chỉ

tiêu chủ
yếu

Đơn
vị
tính

Tổng
doanh thu

Tỷ
đồng
Tỷ
đồng
Tỷ
đồng
Tỷ
đồng

Tổng vốn
Vốn cố
định
Vốn lưu
động
Số vòng
quay VLĐ
Thời gian
xoay vòng
VLĐ
Hệ số đảm

nhiệm
VLĐ

Trích nguồn: Chi nhánh Hà Nội
Tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty hàng năm tăng đều
và ổn định. Tổng vốn bình quân của năm 2004 là 17,96 tỷ đồng tăng
so với năm 2003 là 14,25%. Sang năm 2005, tổng vốn lại tiếp tục
tăng thêm 14,25% và đạt giá trị 20,52 tỷ đồng. Đạt được kết quả
như vậy là do công ty đã triển khai rất tích cực công tác cổ phần hoá


doanh nghiệp, nhằm thu hút khả năng tài chính rộng rãi trong toàn
thể người lao động trong công ty và một số nhà đầu tư có niềm tin.
Bên cạnh đó, việc đạt kết quả tốt trong sản xuất kinh doanh cũng
giúp cho công ty được bổ xung vốn từ lợi nhuận thu được từ các
năm trước đó. Chính vì lẽ đó mà trong những năm gần đây, hệ
thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là quỹ đầu tư phát triển và vốn lưu
động của công ty đã được mở rộng rất nhanh. Chỉ trong vòng 3 năm
(từ cuối 2002 đến 2005), mức tăng tuyệt đối của tổng vốn kinh
doanh đã đạt tới con số 4.800 triệu đồng, bình quân mỗi năm tổng
vốn tăng thêm 1.600 triệu đồng.
Về cơ cấu vốn, vai trò của vốn lưu động trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty là rất quan trọng, do đó tỷ trọng vốn
lưu động luôn cao hơn so với vốn cố định trong tổng vốn. Năm
2003, vốn lưu động đạt 9,58 tỷ đồng, chiếm khoảng 61% giá trị
trong tổng vốn. Sang năm 2004, vốn lưu động tăng 18%, đạt 11,31
tỷ đồng, tỷ trọng vốn lưu động chiếm khoảng 63% giá trị trong tổng
vốn. Đến năm 2005, vốn lưu động tiếp tục tăng tới 18,8% so với
năm 2004, đạt 13,44 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng khoảng 66% trong
tổng vốn. Bên cạnh đó, vốn cố định tăng đều hàng năm là do công

ty đã có những đầu tư mở rộng về cơ sở vật chất, hạ tầng, tăng thêm
phương tiện chuyên chở và phục vụ, nên giá trị cũng như tỷ trọng
vốn cố định trong tổng vốn cũng tăng. Như vậy, để xoay vòng vốn
nhanh, công ty đã tăng cường vốn lưu động và tăng tỷ trọng của nó
trên tổng vốn, do đó khả năng giải quyết vấn đề tài chính của công
ty đã ngày càng tốt hơn. Thêm vào đó, vốn lưu động tăng hàng năm
sẽ giúp công ty có thể mở rộng nhanh chóng các hạng mục đầu tư,


mở rộng kinh doanh dù ngắn hạn hay dài hạn, cũng là một cách
xoay vòng vốn có hiệu quả.
Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh của công ty được xét theo
các yếu tố về hiệu quả sử dụng vốn lưu động như sau:
Tổng doanh
=
thu
Vốn lưu động
Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động luân chuyển
Số vòng quay vốn lưu
động

được mấy vòng trong năm, số vòng càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn tăng. Chỉ tiêu này còn tương đương với chỉ tiêu Sức sản
xuất của vốn lưu động, cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu.
360 (ngày)
Số vòng quay vốn lưu
động
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết trong một năm để cho
Thời gian của một vòng

=
luân chuyển

vốn lưu động luân chuyển được một vòng. Thời gian của một vòng
luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
Qua số liệu ở Bảng 4 cho thấy: Trong năm 2003, một đồng vốn
lưu động của công ty đã tạo được 1,42 đồng doanh thu, hay công ty
có thể quay vòng được 1,42 lần tổng số vốn lưu động bình quân của
mình, thời gian quay một vòng vốn là 253 ngày. Điều này đã được
cải thiện dần trong năm tiếp theo khi một đồng vốn lưu động tạo ra
được là 1,53 đồng doanh thu và công ty mất 235 ngày để quay vòng
vốn. Tương tự như vậy là số vòng quay của vốn lưu động trong năm
2005 đã tăng dần lên 1,7 vòng/năm và thời gian cho mỗi vòng quay
đó đã giảm dần từ 235 ngày xuống còn 211 ngày. Tuỳ vào đặc điểm
của mỗi loại hình kinh doanh, số vòng quay vốn lưu động có thể


không như nhau. Tuy nhiên, ở công ty Giống bò sữa Mộc châu,
trong 1 năm mà không thể xoay vòng vốn tối thiểu 2 lần/năm thì có
thể thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa cao, cần
phải nỗ lực cải thiện trong những năm tới. Nếu thời gian quay vòng
vốn được rút ngắn hơn nữa, công ty mới có thể chủ động hơn trong
quản lý và phân phối vốn cho đầu tư các hạng mục mới.
Vốn lưu động
= Tổng doanh
thu
Hệ số này phản ánh để có một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu
động


đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ, càng chứng tỏ được hiệu
quả sử dụng vốn cao, số vốn tiết kiệm được nhiều. Năm 2003, công
ty đã sử dụng 0,71 đồng vốn lưu động để tạo ra 1 đồng doanh thu.
Năm 2004, 1 đồng doanh thu được tạo ra đã tiết kiệm thêm được
0,06 đồng vốn lưu động (tương đương 8,5%). Đến năm 2005, công
ty chỉ còn sử dụng 0,59 đồng vốn lưu động để tạo ra 1 đồng doanh
thu, tiết kiệm được thêm tới 9,5% vốn lưu động. Như vậy, chỉ trong
vòng 3 năm kể từ năm 2003, công ty đã tiết kiệm được 17% số vốn
lưu động cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu, đây là sự tiết kiệm
thể hiện tính hợp lý hơn trong công tác sử dụng vốn và xây dựng
sản phẩm, là dấu hiệu cho thấy khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn
của công ty trên thị trường trong tương lai.
3.

Qua các chỉ tiêu về lợi nhuận

Bảng 5: Tình hình lợi nhuận của Công ty Giống Bò Sữa Mộc Châu
2003

2004

2005


Số
tuyệt
đối

% so
với

năm
trước

Số
tuyệt
đối

% so
với
năm
trước

Số
tuyệt
đối

% so
với
năm
trước

13,58

-

17,30

27,40

22,90


32,37

11,19

-

14,05

25,56

17,28

22,99

15,72

-

17,96

14,25

20,52

14,25

Tỷ
đồng


2,39

-

3,25

35,98

5,62

72,92

%

17,60

-

18,79

24,54

%

21,36

-

23,13


32,52

%

15,20

-

18,10

27,39

Các chỉ
Đơn vị
tiêu chủ
tính
yếu
Tổng
doanh
thu
Tổng chi
phí
Tổng
vốn
Lợi
nhuận
thuần
Lợi
nhuận
Doanh

thu
Lợi
nhuận
Chi phí
Lợi
nhuận
Tổng
vốn

Tỷ
đồng
Tỷ
đồng
Tỷ
đồng

Trích nguồn: Chi nhánh Hà Nội
Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp khi xét theo các
yếu tố về lợi nhuận sẽ bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
Lợi nhuận
Tổng doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong năm thì có
Lãi suất tính theo doanh thu =

bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cao hay thấp, tăng giảm theo
năm tháng nhiều hay ít, thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp cao hay thấp trong mỗi năm. Năm 2003, trong 100 đồng


doanh thu mà công ty thu về thì có 17,6 đồng lợi nhuận (tương

đương lãi suất 17,6%). Lãi suất của năm 2004 là 18,79%, đã có cải
thiện hơn so với năm trước. Tuy nhiên, sang đến năm 2005, lãi suất
theo doanh thu đạt tới 24,54% (tăng gần 7% so với mức lãi suất của
2003). Như vậy là tổng doanh thu hàng năm của công ty đang được
dần cải thiện về mặt hiệu quả, do mức lãi suất tính theo doanh thu
hàng năm đã có tăng trưởng

từ 17,6%/năm năm 2003 lên

24,5%/năm năm 2005. Điều này là một minh chứng cho sự tăng
trưởng đều của công ty khi yếu tố về hiệu quả kinh doanh đã có
những bước phát triển khá. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao chỉ tiêu
này trong những năm tiếp theo, công ty cần tập chung: giảm chi phí
hoạt động và giá thành sản phẩm, tăng số lượng các sản phẩm được
tung ra thị trường… để đạt được lợi nhuận và mức lãi suất cao hơn.
Lợi nhuận
Chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí mà doanh nghiệp
Lãi suất tính theo chi phí =

đưa vào sản xuất kinh doanh trong năm thì sẽ thu về bao nhiêu đồng
lợi nhuận. Trong năm 2003, lãi suất tính theo chi phí của công ty ở
mức 21,36%, tức là mỗi 100 đồng chi phí mà công ty đưa vào sản
xuất kinh doanh, thu về được 21,36 đồng lợi nhuận. Sang năm 2004,
số lợi nhuận thu về trên 100 đồng chi phí của công ty này đã tăng
lên và đạt mức 23,13 đồng (tương đương lãi suất 23,13%). Đến năm
2005, lãi suất tính trên chi phí bỏ ra là 32,52%, tức là công ty đã thu
về 32,52 đồng lợi nhuận trên mỗi 100 đồng chi phí đã đưa vào sản
xuất kinh doanh. Điều này thể hiện hiệu quả trong công tác sử dụng
các chi phí của công ty đang dần đang dần được cải thiện, do công



ty đã dần tìm ra hướng giảm thiểu các chi phí trong hoạt động của
mình, ngày càng thu được nhiều lãi suất hơn trong những năm tiếp
theo.
Lãi suất tính theo vốn đầu tư
Lợi nhuận
=
Tổng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn đầu tư vào sản xuất kinh
doanh thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao,
chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh càng lớn.
Năm 2003, công ty thu về được 15,2 đồng lợi nhuận trên 100 đồng
vốn (tương đương lãi suất 15,2%). Lãi suất theo tổng vốn của năm
2004 là 18,1% (tăng 2,9%/năm so với mức lãi suất của năm 2003).
Tiếp theo, lãi suất của năm 2005 là 27,39% (tăng 12,2%/năm so với
mức lãi suất của năm 2003). Như vậy, năm 2005 là năm công ty có
bước phát triển rất mạnh trong việc tăng hiệu quả sử dụng vốn và
chi phí, từ đó tăng hiệu quả trong kết quả kinh doanh cuối cùng của
mình. Mức tăng lãi suất của năm 2005 như vậy là rất mạnh, thể
hiện công việc đầu tư, sử dụng chi phí và hiệu quả kinh doanh của
công ty phát triển rất vững vàng. Từ đây, để nâng cao hiệu quả sử
dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa
việc tăng tỷ trọng của vốn lưu động trong tổng vốn sản xuất kinh
doanh.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN ĐẠI LÝ
TIÊU THỤ SẢN PHẨM SỮA TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI



I.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG
TY MỘC CHÂU TẠI HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM
VỪA QUA
1.

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi nhánh công ty Giống
bò sữa Mộc châu tại Hà Nội
Trưởng Chi nhánh

Bộ phận
Kế toán

Bộ phận
Nhân sự

Bộ phận
Marketing

Bộ phận
kho
hàng

Bộ phận
vận
chuyển

a. Trưởng chi nhánh
Do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, là người chỉ huy và chịu trách

nhiệm về công tác tổ chức và điều hành mọi hoạt động của chi
nhánh tại Hà Nội.
b.

Bộ phận kế toán

Quản lý các công tác về tài chính - kế toán, thực hiện công tác
thanh toán, tạm ứng, chi trả và báo cáo kết quả tài chính theo từng
kỳ.
c.

Bộ phận Marketing

Tìm kiếm và phát triển đại lý, xây dựng mối quan hệ với đơn vị
có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường và phối hợp với
Phòng Thị trường của Tổng công ty để thực hiện các chiến dịch
quảng cáo.


d.

Bộ phận kho hàng

Chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo quản các sản phẩm như: Sữa
tươi nguyên chất, Váng sữa, Bơ, Đường...
e.

Bộ phận vận chuyển

Chịu trách nhiệm chuyên trở các sản phẩm sữa từ chi nhánh

công ty đến các đại lý tiêu thụ, các nhà hàng, khách sạn và các nơi
tiêu thụ khác khi họ có nhu cầu chuyên chở.
2.

Tình hình hoạt động của Chi nhánh công ty Giống
bò sữa Mộc châu tại Hà Nội trong thời gian vừa
qua

Do thu nhập và đời sống của nhân dân trong những năm vừa
qua đã được tăng lên đáng kể, nên các sản phẩm trước đây được coi
là xa xỉ đã được người tiêu dùng quan tâm và mua sắm nhiều hơn.
Sữa và các sản phẩm từ sữa của công ty Giống bò sữa Mộc châu là
một trong số các sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm, ưa thích
và tiêu dùng nhiều hơn trong thời gian qua. Do đó, các đại lý tiêu
thụ sữa của công ty Giống bò sữa Mộc châu cũng phát triển mạnh
mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này được thể
hiện qua bảng thống kê dưới đây:
Bảng 6: Tình hình phát triển đại lý tiêu thụ sản phẩm
Năm Số đại lý
2003
68
2004
105
2005
182
Nguồn: Chi nhánh Hà Nội
Theo sự phát triển của các đại lý tiêu thụ sản phẩm, chi nhánh
Hà Nội của công ty Giống bò sữa Mộc châu đã phát triển mạnh mẽ,



được thể hiện qua doanh số tăng đều hàng năm và đóng góp trở lại
công ty:
Bảng 7: Tình hình doanh thu của chi nhánh Hà Nội
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Doanh thu
2003
6,72
2004
9,55
2005
14,76
Nguồn: Chi nhánh Hà Nội
Bên cạnh việc phát triển các đại lý tiêu thụ sản phẩm và đẩy
mạnh doanh thu, chi nhánh Hà Nội đã đầu tư mở rộng cơ sở vật
chất hạ tầng, nâng cao các tiêu chuẩn kỹ thuật trong bảo quản sản
phẩm trước khi tung ra thị trường. Cụ thể, công ty đã tiến hành xây
dựng mở rộng các kho lạnh bảo quản sản phẩm, mở rộng các phòng
làm việc, trang trí lại phòng trưng bày sản phẩm... Qua đó, chi
nhánh Hà Nội của công ty Giống bò sữa Mộc châu đã trở nên khang
trang hơn, thu hút sự chú ý của khách hàng và trở thành một nơi
giao dịch hấp dẫn.
Bảng 8: Tình hình chi đầu tư của chi nhánh Hà Nội
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Đầu tư
2003
453
2004
474
2005

568
Nguồn: Chi nhánh Hà Nội
Bên cạnh đó, chi nhánh đã tiếp cận hầu hết các khách sạn, nhà
hàng và các điểm vui chơi giải trí khác trên địa bàn Hà Nội và đã trở
thành nhà cung cấp độc quyền các sản phẩm sữa cho những nơi này


×