Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Tái canh cà phê giai đoạn 20142020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 77 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC TRỒNG TRỌT
----------*****----------

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ ÁN TRỒNG TÁI CANH CÀ PHÊ
GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Báo cáo đã chỉnh sửa, bổ sung theo các góp ý ghi trong biên bản họp Hội đồng
nghiệm thu kết quả thực hiện đề án ngày 21/12/2013)



Năm 2014


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

Mở đầu
I. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP ĐỀ ÁN
1. Bối cảnh ngành cà phê Việt Nam
Lịch sử nông nghiệp ghi nhận cây cà phê đã được trồng ở nước ta cách đây 156
năm (1857 – 2013). Đặc biệt, 27 năm (1986 – 2013) thời kỳ thực hiện đường lối đổi
mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, ngành cà phê nước ta đã đạt
được một số kết quả thành tựu đáng ghi nhận như sau:
- Thứ nhất: Giữ ngôi vị số 1 thế giới về:
+ Năng suất bình quân (năm 2012 đạt 2,35 tấn/ha) gấp 2,7 lần năng suất bình
quân cà phê trên thế giới.
+ Số lượng nhân cà phê vối xuất khẩu.
- Thứ hai: Xếp thứ 02 thế giới về tổng sản lượng cà phê nhân xuất khẩu (năm
2012: 1.276.506,0 tấn).


- Thứ ba: Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cà phê của Việt Nam luôn xếp
thứ 02 so với các loại nông sản xuất khẩu (từ năm 2008 đến năm 2012 tổng kim ngạch
xuất khẩu cà phê đạt từ 2,2 tỷ USD/năm đến 3,76 tỷ USD/năm). Song, theo các báo cáo
của các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương – địa phương và Hiệp hội cà phê Việt
Nam, ngành cà phê nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong đó trở
ngại lớn nhất trong khâu sản xuất là: Diện tích cà phê già cỗi năng suất thấp tăng liên
tục qua các năm, dự kiến đến năm 2020 tổng diện tích cà phê >15 năm của cả nước lên
đến 373.308,2 ha. Riêng vùng Tây Nguyên có diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp
đến năm 2012 là: 157.163,0 ha chiếm 30,0% diện tích cà phê vùng Tây Nguyên. Ngoài
ra, còn một số diện tích vườn cà phê dưới 15 năm tuổi nhưng do trồng giống kém chất
lượng, không rõ nguồn gốc nên năng suất thấp cần tái canh hay thực hiện giải pháp cải
tạo giống để nâng cao chất lượng vườn cây.
Giải pháp tái canh vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp đang gặp phải 03 thách
thức lớn như sau:
- Thách thức thứ 1: Khi tiến hành tái canh cà phê vườn cà phê già cỗi, năng
suất thấp, nông hộ có vườn cà phê phải tái canh sẽ không còn nguồn thu nhập dẫn tới
đời sống sinh hoạt của gia đình họ sẽ như thế nào? Họ lấy đâu ra tiền để chi phí cho
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình?
- Thách thức thứ 2: Chi phí trồng tái canh cà phê ở mức 200 đến 210 triệu
đồng/ha, với chi phí cao như vậy thì chủ vườn cà phê lấy đâu ra tiền để đầu tư?
- Thách thức thứ 3: Trong trường hợp xấu nhất nếu trồng tái canh vườn cà phê
không thành công, nông hộ sẽ trở thành con nợ với số tiền nợ ngân hàng lên đến hàng
trăm triệu đồng, đây là khoản tiền lớn không biết đến khi nào chủ vườn cà phê mới có
thể trả hết cả vốn và lãi đối với khoản nợ đã vay của ngân hàng trồng tái canh cà phê.
Báo cáo tổng hợp

Trang 2


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020


2. Bối cảnh trồng tái canh cà phê vối
- Bộ ngành Trung ương:
+ Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức 03 hội nghị chuyên đề về tái canh cà
phê (2011, tháng 10/2012, tháng 07/2013) đã ban hành quyết định số 340/QĐ-BNNTT ngày 23/02/2013 về việc phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật trồng tái canh cà phê
vối và quyết định số 273/QĐ-TT-CCN ngày 03/07/2013 của Cục Trồng trọt ban hành
quy trình tái canh cà phê vối thay thế quyết định số 254/QĐ-TT-CCN ngày
20/07/2010, các văn bản kể trên là căn cứ pháp lý để các Bộ ngành Trung ương và các
địa phương xây dựng kế hoạch trồng tái canh cà phê.
+ Kết quả trồng tái canh cà phê năm 2012
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm Tây Nguyên điều tra 227 hộ đã trồng tái canh
cà phê có kết quả tương ứng với thời gian trồng cây luân canh cải tạo đất như sau:
Bảng 1: Kết quả điều tra 227 hộ đã trồng tái canh cà phê ở vùng Tây Nguyên
Nguồn: Điều tra các đối tượng trồng tái canh cà phê, Viện KH – KT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên
Số hộ có vườn cà phê tái canh

Tỷ lệ
(%)

Thời gian trồng cây luân canh (năm)
0

1

2

>3

Thành công 141 hộ


62,1

12,1

25,5

20,6

41,8

Không thành công 86 hộ

37,9

34,9

33,7

22,1

9,3

Ghi chú: Kết quả điều tra này khi chưa ban hành quy trình trồng tái canh cà phê

Qua bảng 1 cho thấy: Tỷ lệ trồng tái canh cà phê thành công tăng theo số năm
trồng cây luân canh cải tạo đất. Đặc biệt, vườn cà phê già cỗi nhổ bỏ trồng tái canh
ngay có tỷ lệ thành công thấp (12,1%).
Viện Khoa học – Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đưa ra kết luận:
Nguyên nhân chính trồng tái canh không thành công là do tuyến trùng phá hoại và loại
gây hại chính là pratylenchus coffee. Vì vậy, yêu cầu bắt buộc phải trồng cây luân canh

cải tạo đất và phân tích xác định tổng số tuyến trùng có trong đất trước khi quyết định
phương thức tái canh cà phê mới đảm bảo thành công. Song, nguyên nhân chính dẫn
đến tái canh cà phê không thành công do tuyến trùng của Viện Khoa học – Kỹ thuật
Nông lâm nghiệp Tây Nguyên chưa đủ sức thuyết phục. Hiện lãnh đạo Bộ Nông
nghiệp – PTNT đã chỉ đạo Cục – Vụ, Viện tiếp tục nghiên cứu để sớm có kết luận
chính xác về lý do tái canh cà phê không thành công. Đây là nội dung quan trọng bởi
nó liên quan đến việc lấy mẫu phân tích mật độ tuyến trùng, thời gian trồng luân canh
cải tạo đất,… sẽ làm tăng chi phí đầu tư, kéo dài thời gian không có sản phẩm, ảnh
hưởng đến thu nhập và đời sống của hộ có diện tích cà phê trồng tái canh.
- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk
Các công ty TNHH - MTV cà phê Ea Pốk và Thắng Lợi trồng tái canh cà phê
thành công do đã đã thực hiện tốt 03 việc chính sau đây:
• Trồng cây luân canh cải tạo đất 02 năm trồng ngô (đậu), 01 năm trồng cây muồng hoa
vàng.
Báo cáo tổng hợp

Trang 3


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

• Cây giống cà phê lai đa dòng nhận từ công ty TNHH Eakamat cung cấp đạt tiêu chuẩn
chất lượng.
• Đào hố, bón phân hữu cơ và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật tái canh cà phê vối của
Cục Trồng trọt (Quyết định số 340/QĐ-BNN-TT ngày 23/02/2013.
+ Công ty TNHH - MTV cà phê Ea Pốk tái canh 132,82 ha, chỉ phải thanh lý
7,75 ha, mặc dù đã trồng cây cải tạo đất 02 năm, theo công ty nguyên nhân chưa thành
công gồm nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là chưa làm tốt việc cải tạo đất.
+ Công ty TNHH - MTV cà phê Ia Sao I đã trồng tái canh 125,0 ha, trong đó
có 11,8 ha được trồng tái canh từ năm 2007 nay đã bước vào thời kỳ kinh doanh cho

năng suất cao từ 3 – 4 tấn nhân/ha; diện tích còn lại được trồng trong năm 2011,
2012 đang sinh trưởng và phát triển tốt, không có biểu hiện của bệnh vàng lá, hay sự
phá hoại của tuyến trùng.
+ Tổng công ty Cà phê Việt Nam: Trồng tái canh cà phê chưa thành công, chủ
yếu do công tác quản lý yếu kém, thực hiện chưa đúng quy trình kỹ thuật tái canh, nhất
là khâu cải tạo đất; chưa ép xanh để tạo mùn cho đất, do đất sau nhiều năm liên tục
trồng cà phê đã suy kiệt và thoái hóa.
+ Vườn cà phê tái canh thành công còn có thêm một số nguyên nhân: kích
thước hố đào lớn 1 x 1,2 x 0,8 m và bón đủ số lượng phân hữu cơ có chất lượng.
+ Công ty Ia Sao 2 và Ia Grai nhổ bỏ cây cà phê già cỗi, đào hố kích thước lớn
lệch với vị trí hố cà phê cũ, không trồng cây luân canh cải tạo đất nhưng cây cà phê
sau khi tái canh sinh trưởng và phát triển tốt; năm kinh doanh đạt năng suất > 3 tấn
nhân/ha; nguyên nhân được công ty xác định là: cải tạo đất do đào hố lớn và bón nhiều
phân hữu cơ tạo cân bằng dinh dưỡng trong đất.
Tóm lại, Ngày 22/8/2013 Bộ trưởng Cao Đức Phát đã làm việc với lãnh đạo
Cục Trồng trọt, Viện Bảo vệ thực vật, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam để thảo luận xác định nguyên nhân chính trồng tái
canh cà phê không thành công nhưng vẫn chưa có được sự thống nhất giữa các cơ
quan và Bộ trưởng tỏ ra không đồng tình là chỉ do nguyên nhân gây hại của tuyến
trùng như kết luận của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
Đặc biệt, biện pháp cải tạo trẻ hóa vườn cà phê bằng ghép chồi nối ngọn có ghi
trong quy trình nhưng lại không có các quy định chi tiết để thực hiện phương thức này
nên quá trình triển khai gặp 3 trở ngại, cụ thể là:
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật cây cà phê hoặc vườn cà phê đạt chuẩn được lấy chồi ghép.
+ Giấy phép hành nghề của lao động được phép thực hiện biện pháp ghép cải
tạo vườn cà phê cho cộng đồng.
+ Quy trình kỹ thuật chăm sóc vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp sau khi ghép.
Trên đây là vướng mắc của 03 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông đã và đang
gặp phải mà các Sở Nông nghiệp và PTNT vẫn chưa tìm ra cách giải quyết.
Hơn nữa, khi áp dụng quy trình vào xây dựng kế hoạch tái canh phải có nhiều

thông tin (mục 1 phạm vi áp dụng vườn cà phê già cỗi phải nằm trong vùng quy hoạch
trồng cà phê được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuổi cây cà phê, tình trạng sinh trưởng,
Báo cáo tổng hợp

Trang 4


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

năng suất bình quân 03 năm liền, không thể cưa đốn phục hồi hoặc ghép cải tạo; mục 1
điều kiện tái canh: độ dốc < 15o, có nước tưới, tầng dầy đất trên 70 cm, thoát nước tốt,
mực nước ngầm sâu hơn 100 cm, hàm lượng mùn tầng đất mặt 0 – 20 cm, pH, tình hình
nhiễm bệnh của cây cà phê già cỗi,… 05 tỉnh Tây Nguyên có đến trên 545.000 hộ trồng
cà phê trong đó: khoảng 28% số hộ có vườn cà phê già cỗi, vì vậy cơ quan tư vấn khó có
thể đi đến được từng hộ để thu thập các thông tin tư liệu kể trên và phỏng vấn xem chủ
hộ chọn phương thức trồng tái canh từng phần, tái canh toàn bộ hay ghép cải tạo trẻ hóa
vườn cà phê. Muốn làm được việc trên phải do ngành nông nghiệp địa phương (tỉnh
(TP) – huyện (TX) – xã (TT)) phối hợp thực hiện dưới sự chỉ đạo thống nhất của lãnh
đạo ngành nông nghiệp và địa phương mới có thể thực hiện được.
Quá trình đi khảo sát, trực tiếp làm việc với ngành nông nghiệp các địa phương
mới chỉ có các huyện của tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng kế hoạch tái canh được UBND
tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện; các công ty TNHH - MTV thuộc Tổng
công ty cà phê Việt Nam cũng đã xây dựng kế hoạch trồng tái canh cà phê.
3. Tình hình tái canh cà phê của một số nước trên thế giới
- Colombia: Cà phê đã được trồng ở Colombia từ những năm 1723 chủ yếu là
cà phê chè (arabica) chất lượng cao xếp vào nhóm “dịu Colombia” được thị trường thế
giới tiêu thụ mạnh với giá cao. Các năm 2010 – 2011 sản lượng cà phê giảm còn 0,75
– 0,8 triệu tấn so với năm cao nhất 1999 là 1,09 triệu tấn do vườn cà phê già cỗi, năng
suất thấp.
+ Chính phủ Colombia đã ban hành chính sách hỗ trợ tái canh để phục hồi

300.000 ha cà phê già cỗi, năng suất thấp nhằm phấn đấu đến niên vụ 2014/2015 đạt
sản lượng trên 1,05 triệu tấn để giành lại vị trí thứ 02 thế giới về sản lượng cà phê xuất
khẩu mà Việt Nam đã thay thế nước này.
+ Tổng số tiền chính phủ Colombia chi hỗ trợ phục hồi 300.000 ha cà phê lên
đến 300,0 triệu USD.
- Ấn Độ: Để giúp nông dân trồng thay thế các vườn cà phê già cỗi, Chính phủ
đã tài trợ cho ngành cà phê một khoản ngân sách lên đến 1,0 tỷ rupi Ấn Độ (1 USD =
48,96 rupi) tương đương 20.424.837 USD (449 tỷ đồng Việt Nam) trong kế hoạch 5
năm (2007 – 2012) với tổng diện tích cà phê thay thế 40.000 ha. Mỗi nông dân có 02
ha trồng cà phê nhận được trợ cấp của Chính phủ bằng 40% tổng chi phí trồng lại (suất
đầu tư trồng mới 1 ha cà phê chè: 100.000 rupi/ha, tương ứng 2.042 USD =
44.935.000 đồng Việt Nam và 01 ha cà phê vối có tổng chi phí 70.000 rupi/ha tương
ứng 1.430 USD/ha = 30.145.000 đồng Việt Nam.
- Uganda: Từ những năm 1992/1993 đã bắt đầu thay thế vườn cà phê già cỗi
bằng những giống mới có năng suất cao với mục đích tăng sản lượng cà phê của
Uganda. Chính phủ Uganda đã hỗ trợ 2,7 – 3,8 triệu USD cho chương trình cây giống
cà phê trồng tái canh cho người dân nước này.
Tóm lại, nghiên cứu chính sách hỗ trợ trồng tái canh cà phê của Chính phủ
Colombia, Ấn Độ và Uganda có giá trị tham khảo cho việc đề xuất Chính phủ Việt
Nam ban hành chính sách hỗ trợ cho nông dân trồng tái canh cà phê trên địa bàn 05
tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 – 2020.
Báo cáo tổng hợp

Trang 5


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

4. Sự cần thiết phải lập đề án trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 – 2020
1) Theo thống kê diện tích cà phê của cả nước năm 2012 là: 622.168 ha; trong

đó diện tích cà phê già cỗi trên 20 năm và 15 – 20 năm tính đến năm 2012 là: 256.517
ha (chiếm 41,25%); phân bố tập trung chủ yếu ở 05 tỉnh vùng Tây Nguyên: 157.163,6
ha, chiếm 78,58% diện tích cà phê già cỗi toàn quốc (Đắk Lắk: 66.783 ha, Lâm Đồng:
45.370 ha, Đắk Nông 24.658 ha, Gia Lai 17.886,4 ha và Kon Tum 2.466,2 ha). Tình
trạng diện tích già cỗi ngày một tăng cao, năng suất vườn cà phê già cỗi thấp làm giảm
sản lượng đã gây không ít khó khăn cho ngành cà phê Việt Nam. Do đó, cần phải có
giải pháp kịp thời, hiệu quả, xử lý chủ động ứng phó với tình trạng trên. Trên thực tế
việc xử lý cà phê già cỗi, năng suất thấp của Tổng công ty cà phê Việt Nam, văn phòng
Chính phủ đã có công văn 4450/VPCP-KTN ngày 01/07/2009, đồng ý về nguyên tắc
tiến hành thanh lý vườn cà phê già cỗi để trồng tái canh.
2) Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã chọn tạo thành
công các giống cà phê vối có một số đặc tính ưu tú đó là: kháng bệnh rỉ sắt, cho năng
suất cao, kích cỡ nhân lớn, chín tập trung,…như các giống: TR4, TR5, TR6, TR7,
TR8, TR9,… đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức cho phép đưa
vào sản xuất thực tiễn. Các mô hình ghép chồi nối ngọn các giống cà phê mới hoặc
trồng tái canh bằng cây giống ươm từ hạt lai đa dòng sau thời gian KTCB vào thời kỳ
kinh doanh đạt năng suất cao 3,5 – 4,0 tấn nhân/ha. Như vậy, đây là cơ hội thay thế
giống cà phê mới có đặc tính vượt trội cả về năng suất và kích thước nhân cà phê lớn
hơn so với các giống cũ đáp ứng tốt hơn mục tiêu xây dựng ngành cà phê Việt Nam
phát triển bền vững theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng cao hơn.
3) Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu và
ứng dụng thành công kỹ thuật ghép chồi từ những giống cà phê ưu tú để cải tạo, trẻ
hóa vườn cà phê trước đây trồng bằng giống cà phê năng suất thấp, nhân cà phê có
kích cỡ nhỏ, hiện nay diện tích cà phê ghép bằng chồi đã được nhân rộng đối với các
hộ trồng cà phê ở 02 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk mang lại kết quả khả quan (năng suất cà
phê sau khi ghép đưa vào kinh doanh tăng từ 1,5 – 2 lần so với vườn cà phê già cỗi
trước khi ghép), đồng thời, rút ngắn thời gian KTCB. Do vậy, hiện nay giải pháp xử lý
vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp có 03 phương pháp để chủ hộ vườn cà phê có thể
lựa chọn, ứng dụng thích hợp với tuổi cây, tình hình sinh trưởng và mức độ gây hại
của nấm bệnh,… cụ thể là:

+ Biện pháp ghép chồi của cây cà phê đầu dòng có năng suất cao nhằm cải tạo,
trẻ hóa cây cà phê.
+ Phương thức trồng tái canh cà phê từng phần: Nhổ bỏ một phần vườn cà phê
già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất thấp thay bằng cây giống cà phê mới ươm từ hạt
lai đa dòng.
+ Phương thức trồng tái canh cà phê toàn bộ: Nhổ bỏ toàn bộ cây cà phê già
cỗi, năng suất thấp trong vườn; làm đất, đào hố trồng lại bằng cây cà phê thực sinh
giống mới, năng suất cao.
4) Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 02 năm 2013, Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước - Nguyễn Văn Bình đã ký biên bản ghi nhớ và hợp đồng tín
dụng nguyên tắc, đồng thời phối hợp với UBND 02 tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng và Tổng
công ty cà phê Việt Nam xây dựng kế hoạch đầu tư vốn trồng tái canh cà phê già cỗi,
Báo cáo tổng hợp

Trang 6


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

năng suất thấp với tổng số vốn cam kết tài trợ lên đến 12.000 tỷ đồng. Trong đó, ký
hợp đồng nguyên tắc với Tổng công ty Cà phê Việt Nam tài trợ gói tín dụng 4.165 tỷ
đồng để thu mua – chế biến – xuất khẩu cà phê niên vụ 2013 – 2014 và gói tín dụng
2.110 tỷ đồng cho trồng tái canh cà phê.
+ Ký biên bản ghi nhớ cam kết tài trợ vốn cho kế hoạch trồng tái canh cà phê
với UBND tỉnh Đắk Lắk là 3.000 tỷ đồng.
+ Ký biên bản ghi nhớ cam kết tài trợ vốn cho kế hoạch trồng tái canh cà phê
với UBND tỉnh Lâm Đồng là 2.800 tỷ đồng.
+ Tỷ lệ lãi suất vốn vay trồng tái canh cà phê thấp hơn lãi suất thông thường từ
1,0 – 2,0%/năm và thời gian vay 5 – 7 năm, đây là cơ hội hỗ trợ cho nông hộ, trang
trại và doanh nghiệp trồng tái canh cà phê tiếp cận được nguồn vốn vay dài hạn của

ngân hàng với lãi suất ưu đãi.
5) Phương thức cải tạo trẻ hóa vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp bằng trồng
tái canh từng phần, tái canh toàn bộ hoặc ghép cải tạo thành công đã mang lại hiệu quả
kinh tế cao tạo niềm tin cho các hộ tự nguyện đăng ký tái canh cà phê, cụ thể như sau:
- Đối với biện pháp ghép cải tạo: sau khi ghép cải tạo vào năm kinh doanh cho
sản lượng hơn 3,0 tấn nhân/ha cao gấp 1,8 – 2 lần so với trước khi ghép, thu nhập bình
quân của người nông dân cao gấp 2,8 lần.
- Đối với phương thức tái canh từng phần: vườn cà phê sau khi tái canh mang
lại mức thu nhập cao gấp 2,4 lần so với vườn cà phê già cỗi ban đầu.
- Đối với phương thức tái canh toàn bộ: vườn cà phê sau khi tái canh có năng
suất từ 3,5 – 4,5 tấn nhân/ha, với giá bán hiện nay thu nhập của người dân sẽ tăng lên
50,0 – 60,0 triệu đồng/ha.
Trên đây là 05 lý do cho thấy cần phải lập đề án trồng tái canh cà phê giai đoạn
2014 – 2020 có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt, tạo căn cứ pháp lý để huy động các nguồn lực thực hiện kế hoạch trồng tái canh
cà phê đạt kết quả trên địa bàn 05 tỉnh Tây Nguyên.
II. CÁC VĂN BẢN LÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ LẬP ĐỀ ÁN
1. Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT, ngày 21/08/2012 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cà phê đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030.
2. Quyết định số 340/QĐ-BN-TT, ngày 23/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc phê duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật trồng tái canh cà phê vối.
3. Quyết định 273/QĐ-TT-CCN, ngày 03/07/2013 của Cục Trồng trọt ban hành
quy trình tái canh cà phê vối.
4. Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững.
5. Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 và
tầm nhìn đến 2030”.

Báo cáo tổng hợp

Trang 7


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

6. Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT, ngày 16/04/2012 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc phê duyệt đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
7. Quyết định số 1982/QĐ-BNN-KH, ngày 21/08/2012 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc phê duyệt danh mục và phân giao nhiệm vụ quản lý các dự án điều tra
cơ bản và quy hoạch mở mới năm 2013.
8. Quyết định số 2238/QĐ-BNN-KH, ngày 20/08/2010 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT ban hành quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và PTNT.
9. Quyết định số 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án phát triển giống cây nông lâm nghiệp…. đến năm 2020.
10. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển Nông nghiệp, nông thôn.
III. MỤC TIÊU CỦA LẬP ĐỀ ÁN
- Xác định được diện tích cà phê già cỗi, nhu cầu cần trồng tái canh theo đơn vị
tỉnh, huyện và số lượng hộ cần trồng tái canh cà phê vối giai đoạn 2014 – 2020.
- Xác định được các biện pháp kỹ thuật trồng tái canh, cải tạo chất lượng vườn
cà phê phù hợp trong giai đoạn 2014 – 2020.
- Đề xuất các giải pháp, cơ chế - chính sách, tổ chức thực hiện đề án trồng tái
canh cà phê.
IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG LẬP ĐỀ ÁN
1. Phạm vi lập đề án
Đề cương đã đưa ra phạm vi lập đề án gồm 04 tỉnh vùng Tây Nguyên thuộc địa
bàn trọng điểm sản xuất cà phê là: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai.

Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành thu thập số liệu cơ bản và đặc biệt sau khi làm
việc với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon Tum, thảo luận với Tổng công ty cà phê Việt
Nam và đi thực tế đến các nông hộ, doanh nghiệp cà phê trên địa bàn tỉnh cho thấy:
+ Tỉnh Kon Tum có tổng diện tích cà phê tính đến năm 2012 là 12.752 ha,
chiếm 2,28% tổng diện tích cà phê toàn vùng Tây Nguyên.
+ Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có tổng cộng 05 doanh nghiệp trực thuộc Tổng
công ty cà phê Việt Nam với tổng diện tích hơn 1.000 ha, diện tích cà phê này được
trồng từ những năm 1980 (hơn 30 năm tuổi) nay đã già cỗi và hầu hết các công ty
đã xây dựng phương án tái canh cà phê trong giai đoạn 2014 – 2020 trình Tổng
công ty phê duyệt.
+ Diện tích trồng cà phê hiện tại của các doanh nghiệp và phần lớn diện tích của
nông hộ phù hợp với quy hoạch cà phê của tỉnh.
Với những lý do trên cơ quan tư vấn đề nghị bổ sung tỉnh Kon Tum vào phạm
vi nghiên cứu lập đề án tái canh cà phê vối giai đoạn 2014 – 2020 cho phù hợp với
thực tế để các doanh nghiệp cà phê và nông hộ được hưởng các chính sách ưu đãi của
kế hoạch tái canh cà phê.
Như vậy, phạm vi nghiên cứu của đề án được điều chỉnh là 05 tỉnh Tây Nguyên
gồm: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum
Báo cáo tổng hợp

Trang 8


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

2. Đối tượng của lập đề án
+ Theo đề cương đối tượng tái canh cây cà phê vối – Robusta (gọi tắt là tái canh
cà phê trong đề án này);
+ Đối tượng là cà phê già cỗi, có độ tuổi 15 – 20 và trên 20 năm kinh doanh và
cà phê năng suất thấp thuộc vùng quy hoạch sản xuất cà phê.

+ Các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh cà phê
+ Nông hộ, trang trại sản xuất cà phê
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Điều tra khảo sát thực địa
- Thu thập thông tin thống kê, xử lý phân tích tổng hợp số liệu thống kê,
- Phương pháp phân tích tài chính - kinh tế
- Phương pháp chuyên gia, phương pháp hội thảo
- Phương pháp bản đồ
- Phương pháp dự báo.
Trong các phương pháp đặc biệt chú ý: Phương pháp điều tra nhanh nông thôn
bằng phiếu in sẵn đối với chủ nông hộ, chủ trang trại, lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất
cà phê và phỏng vấn lãnh đạo xã, huyện và lãnh đạo ngành nông nghiệp.
- Phương pháp tiếp cận kế thừa có chọn lọc;
- Phương pháp tiếp cận theo tam giác đều đảm bảo phát triển bền vững về môi
trường - kinh tế - xã hội.
- Phương pháp tiếp cận đa chiều đối với trồng tái canh cà phê
• Từ trên xuống các nước đã trồng tái canh cà phê trên thế giới  Việt Nam  vùng
Tây Nguyên  tỉnh  huyện (TX, TP)  xã  nhà vườn sản xuất cà phê và ngược
lại đi từ dưới lên (nông hộ  xã  huyện, v.v… đến cả nước).
• Tiếp cận liên ngành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quy hoạch thủy lợi phục
vụ sản xuất nông nghiệp,... với đề án trồng tái canh cà phê vối giai đoạn 2014 2020.
Trong các phương pháp đặc biệt chú ý: Phương pháp điều tra nhanh nông thôn
bằng phiếu in sẵn đối với chủ nông hộ, chủ trang trại, lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất
cà phê và phỏng vấn lãnh đạo xã, huyện và lãnh đạo ngành nông nghiệp (huyện, tỉnh)
về thực trạng, định hướng, quan điểm, mục tiêu và giải pháp chính về trồng tái canh cà
phê (xác định suất đầu tư trồng tái canh 1,0 ha cà phê và cơ chế chính sách hỗ trợ
trồng tái canh và tổ chức thực hiện đề án trồng tái canh cà phê có tính khả thi cao).

Báo cáo tổng hợp


Trang 9


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

Phần thứ nhất
NHỮNG CĂN CỨ CƠ SỞ TRỒNG TÁI CANH CÀ PHÊ
GIAI ĐOẠN 2014 – 2020

I. TỔNG QUAN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TRỒNG
TÁI CANH CÀ PHÊ
1. Tổng quan thực trạng ngành hàng cà phê trong giai đoạn 2000 – 2012 có
liên quan đến trồng tái canh cà phê
1.1. Vị trí, vai trò của ngành cà phê đối với nông nghiệp cả nước
- Vị trí, vai trò của ngành cà phê trong tổng thể kinh tế - xã hội và với ngành
nông nghiệp Việt Nam.
Bảng 2:

Một số chỉ tiêu chính thể hiện vị trí - vai trò của ngành cà phê

Nguồn: Điều tra NN-NT, Niên giám thống kê, Tổng điều tra dân số, Điều tra hiện trạng sử dụng đất.
Số
TT

CHỈ TIÊU

ĐVT

Số lượng


So với ngành nông nghiệp cả nước

1

Diện tích đất trồng cà phê
năm 2012

Ha

622.167,7

Chiếm 16,1% đất trồng cây lâu năm,
xếp thứ 3 sau cây ăn quả và cao su.

2

Số hộ nông dân trồng cà
phê năm 2012 (3)

Hộ

561.000,0

Chiếm 5,78% số hộ nông nghiệp.

3

Tạo việc làm cho lao động
SXKD cà phê (năm 2012)


Lao
động

998.560,0(*)

Chiếm 3,5% lao động nông lâm thủy sản

4

Giá trị sản lượng cà phê
(năm 2012)

Tỷ
đồng

44.678,0

Giá bình quân: 35.000 đồng/kg

5

Tổng kim ngạch xuất khẩu
cà phê (năm 2012)

Triệu
USD

3.612,8

Chiếm 13,36% so với tổng kim ngạch

xuất khẩu nông lâm thủy sản.

(*) : Ước tính kể cả lao động liên quan đến trồng cà phê và thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu
thụ lên đến trên 5 triệu người.

- Các chỉ tiêu trình bày ở bảng 2 cho thấy ngành cà phê có vị trí quan trọng đối
với ngành nông nghiệp Việt Nam kể cả trong việc sử dụng tài nguyên đất, nguồn nước,
lao động và là nguồn thu nhập chính của 561.000 hộ. Đặc biệt ngành cà phê luôn có
đóng góp lớn vào tổng giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam (1,5 – 3,6 tỷ USD/năm).
- Quá trình lịch sử phát triển ngành cà phê từ sau năm 1980 đến năm 2000 đã góp
phần khai thác đất hoang hóa, định canh - định cư, xây dựng các khu kinh tế mới ở vùng
Tây Nguyên.
- Sự tăng trưởng về giá trị sản xuất cà phê đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng
giá trị sản xuất ngành trồng trọt của cả nước.
Báo cáo tổng hợp

Trang 10


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

1.2. Vị trí vai trò của cà phê vùng Tây Nguyên so với cà phê cả nước
- Tây Nguyên là địa bàn trọng điểm phát triển cà phê của cả nước:
+ Nơi có điều kiện sinh thái (độ cao, loại phát sinh đất, khí hậu thời tiết,…)
thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng - phát triển đạt năng suất và chất lượng cao.
+ Quá trình 157 năm thử nghiệm và trồng đại trà ở 37 tỉnh - TP nay còn lại 22
tỉnh, trong đó có 5 tỉnh Tây Nguyên. Đặc biệt, vùng Tây Nguyên hội đủ các điều kiện
xây dựng những vùng chuyên canh cà phê năng suất, chất lượng cao.
+ Vùng Tây Nguyên là nơi tập trung các cơ sở thu mua, chế biến - bảo quản và
các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê.

- Tính đến năm 2012, diện tích trồng cà phê của vùng Tây Nguyên: 559.226 ha
(chiếm 89,88% diện tích cà phê cả nước), sản lượng: 1.166.609 tấn (chiếm 90,27% sản
lượng cà phê cả nước). Do có sản lượng lớn nên xuất khẩu cà phê của vùng Tây
Nguyên đóng góp trên 95% sản lượng và giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
- Các tỉnh có đóng góp lớn đối với phát triển ngành cà phê vùng Tây Nguyên và
ngành cà phê Việt Nam xếp theo thứ tự: (1) Đắk Lắk, (2) Lâm Đồng, (3) Đăk Nông,
(4) Gia Lai, (5) Kon Tum.
Do vậy, khi lập đề án tái canh cà phê giai đoạn 2014 – 2020, cơ quan tư vấn đề
xuất chọn vùng nghiên cứu lập đề án có phạm vi 05 tỉnh vùng Tây Nguyên.
2. Diễn biến DT – NS – SL cà phê từ năm 1985 đến năm 2012
Bảng 3: Diễn biến diện tích – năng suất – sản lượng cà phê cả nước và vùng Tây
Nguyên từ năm 1985 đến 2012
Nguồn: Niên giám tổng cục thống kê Việt Nam

ĐVT: DT: ha; NS: Tấn/ha; SL: tấn

Cả nước
Năm

Diện tích
trồng

Vùng Tây Nguyên

Diện tích
cho sản
phẩm

Năng
suất


Sản
lượng

Diện tích
trồng

Diện tích
cho sản
phẩm

Năng
suất

Sản
lượng

1985

43.885

14.062

0,85

11.920

32.415

7.796


1,18

9.230

1990

119.314

61.857

1,49

92.000

85.656

38.377

1,70

65.428

1995

186.449

99.900

2,18


218.100

147.449

77.338

2,33

180.300

2000

561.993

402.697

1,99

802.549

468.649

299.554

2,30

689.851

2001


565.400

473.600

1,77

985.200

477.636

411.696

1,84

761.700

2002

522.200

474.000

1,48

699.500

448.962

409.048


1,48

605.883

2003

510.200

480.500

1,63

784.600

442.360

424.207

1,81

767.273

2004

496.800

479.100

1,72


824.300

434.312

431.457

1,80

778.282

2005

497.400

483.600

1,64

793.700

445.163

436.430

1,58

690.337

2006


497.400

483.200

2,04

985.300

449.459

439.324

2,11

928.225

2007

506.400

488.900

1,97

961.200

461.069

445.497


2,08

928.225

2008

525.100

500.200

1,99

996.300

475.700

456.600

2,05

936.000

2009

538.400

507.200

2,08


1.057.500

485.600

461.400

2,15

991.000

2010

548.200

514.400

2,15

1.105.700

491.500

467.300

2,20

1.027.000

2011


586.018

543.865

2,35

1.276.506

526.737

495.757

2,41

1.196.288

1.292.389
1.280.46
9
489.84

559.226

519.836

2,24

1.166.609


526.332

514.477

1,11

1.189.463

90.098

222.719

(0,01)

508.842

2012

622.168

574.314

2,25

So sánh 2012/1985

578.283

560.252


1,40

So sánh 2012/2000

60.175

171.617

0,26

Báo cáo tổng hợp

0

Trang 11


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

Qua 27 năm (1985 – 2012) biến động diện tích trồng cà phê chia thành 03 giai đoạn:
- Giai đoạn 1985 – 2001: Diện tích cà phê tăng rất mạnh từ 43.885 tăng lên
565.300 ha (gấp 12,88 lần) và năng suất cà phê tăng 2,08 lần dẫn đến sản lượng cà phê
năm 2001 của cả nước đạt 840.699 tấn so với năm 1985 tăng gấp 70,53 lần.
+ Vùng Tây Nguyên từ 1985 đến năm 2001: diện tích trồng cà phê tăng 14,75
lần; năng suất tăng 1,56 lần dẫn đến sản lượng cà phê nhân tăng 76,92 lần
+ Nguyên nhân tăng diện tích, năng suất, sản lượng cà phê giai đoạn 1985 –
2001 là do:
• Chuyển các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn Tây Nguyên sang làm kinh tế thành lập
hàng loạt các nông trường cà phê đã khai thác đất hoang hóa và rừng nghèo kết hợp
xây dựng hồ thủy lợi phục vụ cho chương trình phát triển cà phê.

• Đặc biệt là việc hình thành các vùng sản xuất cà phê hợp tác với các nước Đông Âu
(cà phê Việt Đức, cà phê Việt Xô ở tỉnh Đắk Lắk; cà phê Việt Bun ở tỉnh Gia Lai và cà
phê Ba Lan ở tỉnh Phú Yên).
• Chương trình di dân từ các tỉnh phía bắc vào Tây Nguyên xây dựng các vùng kinh tế
mới, trong đó cây trồng được chọn sản xuất là cà phê.
• Giá xuất khẩu cà phê tăng từ < 1.000 USD/tấn lên 2.402 USD/tấn (1995) và giảm còn
1.213 USD/tấn (1999).
- Giai đoạn 2001 – 2005: Diện tích cà phê cả nước giảm từ 565.300 ha xuống
còn 497.400 ha (giảm -67.900 ha) là do giá xuất khẩu cà phê giảm xuống mức thấp
nhất trong 27 năm, trong đó năm 2001 giảm xuống chỉ còn 420 USD/tấn (bằng 1/3 giá
xuất khẩu cà phê năm 1999); nông dân trồng cà phê hạn chế đầu tư, chăm sóc nên
năng suất giảm chỉ còn 1,42 – 1,56 tấn nhân/ha (giảm 0,87 tấn so với năm 2000).
- Giai đoạn 2006 – 2012: diện tích cà phê cả nước nhất là vùng Tây Nguyên liên
tục tăng và đạt cao nhất năm 2012 với tổng diện tích 622.168 ha so với năm 2006 tăng
125.168 ha (riêng vùng Tây Nguyên: 109.288 ha, diện tích cà phê tăng mạnh ở 03 tỉnh
Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông). Hơn nữa, năng suất cà phê luôn đạt > 2,0 tấn nhân/ha
và tổng sản lượng cà phê bắt đầu từ năm 2009 đạt trên 1,0 triệu tấn/năm; riêng năm
2012 đạt 1.292.379 tấn, trong đó vùng Tây Nguyên đạt 1.166.609 tấn chiếm 90,27% sản
lượng cà phê cả nước; góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà
phê lớn thứ 02 thế giới. Đặc biệt, năng suất cà phê Việt Nam xếp số 01 thế giới và gấp
2,5 lần so với năng suất bình quân của thế giới.
3. Hiện trạng kho bảo quản và công nghiệp chế biến cà phê Việt Nam
- Tổng công suất thiết kế kho bảo quản cà phê 2.361.600 tấn/năm, công suất
thực tế: 1.329.357 tấn/năm đạt 56,29% so với công suất thiết kế.
- Có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu, tổng công suất thiết kế:
1.503.010 tấn/năm; công suất thực tế: 837.850 tấn/năm, đạt 55,74% công suất thiết kế.
- Có 05 nhà máy chế biến cà phê hòa tan với công suất thiết kế 12.080 tấn/năm,
công suất thực tế đạt 97,93% so với công suất thiết kế.
Báo cáo tổng hợp


Trang 12


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

- 160 cơ sở chế biến cà phê bột với tổng công suất thiết kế: 51.664,4 tấn/năm,
công suất thực tế 26.094,2 tấn/năm đạt 50,51% CSTK.
- 06 cơ sở phối trộn đóng gói cà phê hòa tan 3 trong 1, tổng CSTK: 68.750
tấn/năm, CSTT: 56.450 tấn/năm, đạt 82,10% CSTK.
Nhìn chung, đầu tư xây dựng kho bảo quản cà phê của các cơ sở thu mua, bảo
quản cà phê đã vượt so với yêu cầu. Đặc biệt, các doanh nghiệp trong nước vay vốn
ngân hàng xây dựng kho và nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu nhưng lại không
có vốn mua cà phê nhân nguyên liệu đưa vào chế biến, bảo quản. Qua điều tra cho
thấy số nợ xấu của công ty tập đoàn Thái Hòa, công ty XNK cà phê Tây Nguyên là rất
lớn có thể phải tuyên bố phá sản do không có tiền trả nợ vốn vay ngân hàng và kinh
doanh không có lãi.
4. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm cà phê
4.1. Thực trạng xuất khẩu cà phê
Bảng 4: Số lượng, đơn giá và giá trị XK cà phê của cả nước từ năm 2000 đến 2011
Nguồn: Thống kê Việt Nam và Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam
Số
TT

Năm

1

2000

Số lượng

cà phê
nhân XK
(1.000 tấn)
734,0

2

2001

931,0

3

2002

711,0

4

2003

5

(2)

Đơn giá
(USD/tấn)

Giá trị
(triệu USD)


683,0

501,32

420,0(1)

391,02

Ghi chú

(1)
(2)

giá FOB XK thấp nhất

(2)

446,0

317,11

749,0

674,0

504,83

2004


906,0

655,0

593,43

6

2005

893,0

822,0

734,05

7

2006

981,0

1.241,0

1.217,42

8

2007


1.174,0

1.548,0

1.817,35

9

2008

1.059,0

1.993,0

2.111,80

10

2009

1.184,0

1.462,0

1.730,60

11

2010


1.218,0

1.520,0

1.851,40

12

2011(3)

1.256,0

2.140,0

2.700,00(3)

(3)

(4)

13

2012

(4)

Bình quân/năm

1.732,2


2.120,0

3.672,82

10.406,3

1.300,0

1.395,58

SL và giá trị thấp nhất

Đơn giá XK lớn nhất
Giá trị XK lớn nhất

- Bình quân 1 năm cả nước xuất khẩu: 983.000,0 tấn cà phê nhân, năm 2002 sản lượng cà
phê nhân xuất khẩu thấp nhấp: 711.000,0 tấn và năm cao nhất là năm 2011: 1.256.000,0 tấn, chênh
lệch giữa năm cao nhất và năm thấp nhất là: 1,76 lần.

- Giá cà phê nhân xuất khẩu biến động giữa năm thấp nhất: 420 USD/tấn và
năm cao nhất 2.140 USD/tấn với mức chênh lệch: 5,02 lần.

Báo cáo tổng hợp

Trang 13


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

- Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân năm thấp nhất: 317,0 triệu USD

(năm 2002) và năm cao nhất là: 2.700,0 triệu USD (năm 2011), bình quân mỗi năm
xuất khẩu cà phê nhân của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2011 đạt: 1.205,81 triệu
USD. Mức chênh lệch giá trị xuất khẩu cà phê nhân giữa năm cao nhất và năm thấp
nhất là: 8,51 lần nhưng theo xu hướng tăng dần từ năm 2002 đến 2011.
- Năm 2011 cả 03 chỉ tiêu (số lượng, giá FOB và tổng giá trị xuất khẩu cà phê
nhân) đạt cao nhất trong lịch sử ngành hàng cà phê Việt Nam.
- Số lượng cà phê nhân xuất khẩu của nước ta chiếm 14,0% thị phần so với tổng
sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của toàn thế giới và xếp vị trí thứ 02 (sau Brazin) từ
năm 2000 đến năm 2011.
- Năm 2011, có 159 doanh nghiệp tham gia thu mua, chế biến, xuất khẩu cà
phê, trong đó có 13 doanh nghiệp FDI. Số lượng cà phê xuất khẩu từ: 3.000,0 tấn/năm
trở lên có đến 50 doanh nghiệp. Đặc biệt, thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp
FDI tăng mạnh từ 20,0% niên vụ 2008/2009 đến niên vụ 2010/2011 đã là 38,0% tổng
sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của cả nước.
- Tỷ lệ cà phê nhân xuất khẩu chiếm 95,0% - 97,0% so với tổng sản lượng cà
phê nhân sản xuất hàng năm.
- Cà phê nhân của nước ta xuất khẩu đến 80 quốc gia trên thế giới; qua 11 niên
vụ (từ niên vụ 2000/2001 đến niên vụ 2010/2011) số lượng cà phê nhân nhập khẩu từ
Việt Nam của 10 nước dẫn đầu thay đổi không nhiều.
Bảng 5: Số lượng và thị phần nhập khẩu cà phê nhân từ Việt Nam của 10 nước
Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Niên vụ 2000/2001

Niên vụ 2010/2011

Tên nước

Số lượng
(tấn)


Tỷ lệ
(%)

Số lượng
(tấn)

Tỷ lệ
(%)

1

Hoa Kỳ

137.501

15,72

140.792

10,99

So sánh tăng (+),
giảm (-)
2010/2011 trên
2000/2001
+3.291

2

Đức


134.321

15,35

126.388

9,87

-2.067

3

Bỉ

138.603

15,84

108.080

8,44

-30.523

4

Italia

62.559


7,15

88.373

6,90

+25.814

5

Tây Ban Nha

73.852

8,44

68.191

5,32

-5.661

6

Nhật Bản

26.905

3,07


47.017

3,67

+20.112

7

Hàn Quốc

26.288

3,00

34.501

2,69

+8.213

8

Hà Lan

34.368

2,68

9


Anh

31.179

2,43

10

Trung Quốc

28.349

2,21

11

Pháp

45.998

5,25

12

Ba Lan

38.155

4,36


Cộng 10 nước

714.335

81,66

707.238

55,24

Tổng S.lượng XK

874.676

100,00

1.280.169

100,00

Các nước còn lại

160.341

18,34

572.931

44,76


Số
TT

30.153

3,44

+1.026

Ghi chú: Trung Quốc đã lọt vào 10 nước nhập khẩu nhiều cà phê nhân của Việt Nam
Báo cáo tổng hợp

Trang 14


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

4.2. Tiêu thụ cà phê trên thị trường trong nước
- Theo thông tin KHCN kinh tế Nông nghiệp - PTNT số tháng 05/2009 phân
tích về lượng cà phê tiêu thụ ở thị trường trong nước của Việt Nam khoảng 56.000,0
tấn (chiếm 5,0% so với tổng sản lượng cà phê của Việt Nam), trong khi mức tiêu thụ
bình quân của các nước xuất khẩu cà phê là 25,0% (riêng Brazin là 40,0%). Nếu tính
lượng tiêu thụ cà phê bình quân trên đầu người trong năm của Việt Nam chỉ có
0,64kg/người/năm, xếp thứ 19 trong số các nước sản xuất cà phê trên thế giới.
- Kết quả nghiên cứu về mức độ tiêu thụ cà phê bình quân đầu người của Việt
Nam từ năm 1995 đến 2010 cho thấy có tốc độ tăng khá cao, từ 0,2kg lên
0,7kg/người/năm (gấp 3,5 lần sau 15 năm), xếp thứ 96 so với 181 quốc gia mà người
dân có sử dụng cà phê.
- Điều tra của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp – nông thôn

Việt Nam cho thấy: khi thu nhập tăng thì tiêu dùng cà phê cũng tăng, dân sống ở thành
thị tiêu dùng cà phê nhiều hơn ở nông thôn, dân số ở các tỉnh Nam bộ tiêu thụ cà phê
nhiều hơn so với các tỉnh (TP) ở các vùng miền khác; dân số ở độ tuổi 15 – 35 tuổi
tiêu thụ cà phê nhiều nhất. Năm 2009, mức tiêu thụ bình quân tại thành phố Hà Nội là:
1,9kg/người/năm so với năm 2006 tăng 0,43kg/người/năm.
Như vậy, ở thị trường trong nước khi thu nhập tăng, dân số tăng, tỷ lệ dân số
sống ở thành thị nhiều hơn và số lượng khách du lịch đến Việt Nam cũng tăng hơn
cộng với các sản phẩm cà phê tiêu dùng đa dạng (cà phê lon, cà phê tươi, cà phê hòa
tan, cà phê 3 trong 1,…) với mức giá khác nhau ở nhiều kênh phân phối tiện ích đã và
đang gia tăng số lượng và tỷ lệ cà phê tiêu thụ tại thị trường trong nước.
5. Đánh giá khái quát hiện trạng chất lượng vườn cà phê và cơ cấu diện
tích trồng các giống cà phê (cà phê vối, cà phê chè, cà phê mít) của cả nước đến
năm 2012
5.1. Hiện trạng vườn cà phê năm 2012 phân theo loại phát sinh đất
Bảng 6: Phân loại phát sinh đất và hiện trạng cà phê năm 2012 05 tỉnh Tây Nguyên
Nguồn: Bản đồ đất Viện QH và TKNN, BĐ hiện trạng Phân viện QH và TKNN.
Số
TT

1
2
3
4
5

HẠNG MỤC

Diện tích
trồng cà
phê năm

2012

CẢ NƯỚC
Vùng Tây Nguyên
Tỉnh Đắk Nông
Tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Gia lai
Tỉnh Kon Tum
Tỉnh Lâm Đồng

622.168
559.226
115.270
202.022
77.688
12.752
151.494

ĐVT: Ha

Chia ra theo loại phát sinh đất
Đất Bazan và đất đỏ đá
Đất khác: Fs, Fa, Fq, Fp,
vôi (Fu, Fk, Ru, Rk, Ft)
Py, Pf, D,…
Diện tích
Tỷ lệ (%)
Diện tích Tỷ lệ (%)
398.834
64,1

212.846
34,2
355.289
63,5
203.937
36,5
60.548
52,5
54.722
47.5
165.775
82,1
36.247
17,9
51.874
66,8
25.814
33,2
371
2,9
12.381
97,1
76.721
50,06
74.773
49,4

* Ghi chú: (1) Đất đỏ vàng trên đá vôi (đá Macma Bazơ) thích hợp với cà phê.

Báo cáo tổng hợp


Trang 15


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

- Chồng xếp bản đồ đất và bản đồ hiện trạng trồng cà phê năm 2012 cho kết quả
tổng diện tích 622.168 ha thuộc 6 nhóm: đất đỏ vàng (F), đất mùn trên núi (H), đất phù
sa (P), đất đen (R), đất xám (X), đất thung lũng (D); được chia thành 23 đơn vị chú
giải bản đồ tỷ lệ 1/100.000 (tương ứng với các loại đất: Fu, Fk, Fp, Fq, Fs, Ft, Fa, Ha,
Hk, Hs, Pf, Py, Pb, Pc, Ru, Rk, X, Xa, Xg, B, Ba, D, Dk).
- Cà phê là cây được ngành Nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường cùng với
nhà vườn luôn dành cho loại đất tốt nhất ở các địa phương. Vì vậy, trong tổng số diện
tích 559.226 ha của vùng Tây Nguyên thì có đến 355.289 ha (63,5%) được trồng trên
loại đất địa thành phì nhiêu bậc nhất là đất đỏ bazan và đá vôi, các loại đất khác là
203.937 ha. Đặc biệt, tỉnh Đắk Lắk có đến 82,1% diện tích trồng cà phê là đất bazan,
tỉnh Gia Lai là 66,8%.
- Loại phát sinh đất có ý nghĩa quan trọng tác động đến sinh trưởng, phát triển,
thời gian kinh doanh, mức năng suất, chi phí đầu tư và lợi thế cạnh tranh của cà phê.
Thực tế ở Việt Nam, cà phê trồng trên đất bazan thường có năng suất cao hơn các loại
đất khác; tất yếu muốn có năng suất cà phê cao còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu,
giống, kỹ thuật canh tác.
5.2. Hiện trạng diện tích cà phê năm 2012 phân theo nguồn nước tưới
Năm 2012 tổng diện tích cà phê được tưới: 467.984 ha, chiếm 75,22% so với
tổng diện tích cà phê. Trong đó, diện tích cà phê được tưới bằng nước mặt: 84.340 ha,
chiếm 18,02% diện tích cà phê được tưới; trong đó, vùng Tây Nguyên: 80.708 ha
(chiếm 95,69% diện tích cà phê được tưới bằng nước mặt). Cà phê tưới bằng nước mặt
chủ yếu là của các công ty cà phê thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam và của tỉnh
Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông.
- Diện tích cà phê được tưới bằng nước ngầm: 383.644 ha, chiếm 81,98% diện

tích cà phê được tưới; trong đó, vùng Tây Nguyên: 347.461 ha (chiếm 90,56% diện
tích cà phê được tưới bằng nước ngầm). Qua khảo sát tại các nông hộ trồng cà phê tưới
bằng nước ngầm năm 2012 cho biết: lưu lượng nước giảm 30% – 50% so với năm
1990, các giếng đào giờ đây còn ít nước, phải kết hợp đào + khoan và phải bơm 2 cấp
nên tốn nhiều nhiên liệu và tăng chi phí (8,0 – 10,0 triệu đồng/ha/vụ). Trữ lượng nước
ngầm tại giếng giảm do mật độ giếng quá dày nên muốn có nước phải tiến hành bơm
luân phiên giữa các giếng và thời gian một lần bơm của một giếng đã giảm còn bằng ½
so với trước đây. Việc sử dụng nước ngầm tưới cà phê đã làm tăng nguy cơ cạn kiệt
nguồn nước. Chính vì vậy diện tích cà phê đủ điều kiện trồng tái canh phải nằm trong
vùng có nước tưới.
Số liệu diện tích cà phê được tưới bằng nước mặt, nước ngầm và không tưới
của cả nước và vùng Tây Nguyên như sau:
Báo cáo tổng hợp

Trang 16


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

Bảng 7: Diện tích cà phê năm 2012 phân theo nguồn nước tưới
Nguồn: Báo cáo của các Sở Nông nghiệp và PTNT

Số
TT

Tỉnh

Tổng
diện tích
cà phê

2012

ĐVT: ha
Diện tích cà phê được tưới

Cộng

Chia ra

Diện
tích

Tỷ lệ
(%)

Tưới bằng
nước mặt

Tưới bằng
nước ngầm

Diện tích
cà phê
không

Toàn Vùng

559.226

428.169


76,56

80.708

347.461

131.057

1

Đắk Nông

115.270

66.067

57,31

10.208

55.859

49.203

2

Đắk Lắk

202.022


166.090

82,21

42.154

123.936

35.932

3

Gia lai

77.688

67.870

87,36

13.434

54.436

9.818

4

Kon Tum


12.752

10.055

78,85

2.495

7.560

2.697

5

Lâm Đồng

151.494

118.087

77,95

12.417

105.670

33.407

Diện tích cà phê không được tưới là 154.184 ha chiếm 24,78% tổng diện tích cà

phê của cả nước. Riêng vùng Tây Nguyên có tổng diện tích cà phê thiếu nước tưới là
131.057 ha, trong đó 03 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng có diện tích cà phê
không được tưới nhiều nhất (35.932 ha, 49.203 ha, 33.407ha).
5.3. Hiện trạng diện tích cà phê phân theo độ tuổi theo tỉnh
Bảng 8: Thống kê diện tích cà phê theo độ tuổi vùng Tây Nguyên
Nguồn: Báo cáo của các Sở Nông nghiệp và PTNT
Số
TT

Tỉnh

Tổng diện
tích cà phê
2012

Tổng diện
tích cà phê
già cỗi đến
năm 2012

ĐVT: ha
Diện tích cà phê phân theo độ tuổi
15 - 20
năm

Tỷ lệ
(%)

> 20
năm


Tỷ lệ
(%)

Toàn vùng

559.226

157.163,6

68.112,3

43,34

89.051,3

56,66

1

Đắk Nông

115.270

24.658

16.553

67,13


8.105

32,87

2

Đắk Lắk

202.022

66.783

28.603

42,83

38.180

57,17

3

Gia lai

77.688

17.886,4

11.259,3


62,95

6.627,1

37,05

4

Kon Tum

12.752

2.466,2

1.484

60,17

982,2

39,83

5

Lâm Đồng

151.494

45.370


10.213

22,51

35.157

77,49

Tổng diện tích cà phê từ 15 – 20 năm tuổi và trên 20 năm tuổi tính đến năm
2012 của 05 tỉnh Tây Nguyên 157.163,6 ha, chiếm 28,10% tổng diện tích cà phê và
30,23% diện tích cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh của các tỉnh Tây Nguyên.
Trong đó, diện tích cà phê từ 15 – 20 năm tuổi là 68.112,3 ha (43,34% diện tích cà phê
già cỗi), còn lại 89.051,3 ha (56,66%) diện tích cà phê trên 20 năm tuổi.
Diện tích cà phê già cỗi chiếm gần 1/3 diện tích cà phê kinh doanh của các tỉnh
Tây Nguyên đã ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng cà phê (sản lượng cà phê Tây
Nguyên chiếm 90,27 % tổng sản lượng cà phê của cả nước) và thu nhập của các nông
hộ, trang trại cũng như công nhân nhận khoán của các công ty.
Báo cáo tổng hợp

Trang 17


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

Diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp đang có xu hướng ngày càng tăng đã đe
dọa đến vị thế của ngành hàng cà phê Việt Nam trên thế giới. Chính vì vậy, để duy trì
vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu cà phê vối và số 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, Bộ
Nông nghiệp và PTNT đã có chủ trương hỗ trợ tái canh toàn bộ diện tích cà phê già
cỗi năng suất thấp trong giai đoạn 2014 – 2020.
5.4. Cơ cấu diện tích cà phê vối, cà phê chè, cà phê mít năm 2012

Bảng 9: Diện tích và cơ cấu giống cà phê qua một số năm
Nguồn: 2001 của Viện QH-TKNN, 2007 của Cục Trồng trọt, 2012 của Sở NN&PTNT các tỉnh (TP)
Năm 2001

Số
TT

HẠNG MỤC
TỔNG SỐ

Diện tích
(ha)

Năm 2007

Tỷ lệ
(%)

Diện tích
(ha)

Năm 2012

Tỷ lệ
(%)

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ

(%)

565.359

100,00

506.400

100,00

622.168

100,00

1

Cà phê vối (Robusta)

533.017

94,28

470.019

92,82

580.483

93,30


2

Cà phê chè (Arabica)

27.042

4,78

31.365

6,19

37.952

6,10

29.483

5,82

1.370

0,27

506

0,10
3.733

0,60


2.1

Catimor

2.2

Moka

2.3

Sẻ

2.4

Catura và Bourbon

3

Cà phê Mít (Excelsa)

4

Giống khác

6
5.300

0,94


4.967

0,98

49

0,01

Qua bảng 9 cho thấy:
- Cà phê vối luôn được trồng với diện tích lớn (533.017 ha – 470.019 ha –
580.483 ha) và chiếm tỷ trọng cao (94,28% – 92,82% – 93,30% so với tổng diện tích
cà phê qua 3 năm).
- Cà phê chè từ năm 2001 đến 2009 có xu hướng tăng nhưng với tốc độ chậm,
năm 2001: 27.042 ha (4,78%), năm 2007 tăng lên 31.365 ha (6,19%) và năm 2012:
37.952 ha (6,10%). Các địa phương trồng cà phê chè gồm có: tỉnh Lâm Đồng, tỉnh
Quảng Trị, tỉnh Sơn La, tỉnh Điện Biên.
Trên thực tế, các báo cáo đề án, quy hoạch, dự án đều đưa ra tỷ lệ diện tích cà
phê chè từ 15% – 20% và đã triển khai dự án cà phê chè (40.000 ha), nhưng diện tích
và tỷ lệ cà phê chè so với tổng diện tích vẫn không tăng như mong muốn, thậm chí còn
phải gánh chịu thiệt hại nặng nề (trồng 13.603 ha, trong đó diện tích bị mất trắng và
không hiệu quả: 8.059,5 ha, chiếm 59,25%; tổng số dư nợ phải trả theo báo cáo số
2678/BNN-KH ngày 05/9/2008 là: 164,438 tỷ đồng).
Các tài liệu cũng đã phân tích làm rõ các nguyên nhân trồng cà phê chè ít đạt
kết quả ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung
bộ, nhưng vẫn chưa thừa nhận một nguyên nhân chính là các nơi chọn trồng cà phê
chè bị chết mất trắng có điều kiện sinh thái không hoặc ít thích hợp. Nghiên cứu các
vùng đất sản xuất nông nghiệp có độ cao > 1.000 m với điều kiện sinh thái thích hợp
trồng cà phê chè cho thấy diện tích không lớn và phải cạnh tranh với cây trồng khác
như: rau, hoa, chè,…
Báo cáo tổng hợp


Trang 18


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

Trong tổng diện tích cà phê chè thì dòng cà phê Catimor được trồng phổ biến
bởi khả năng chống bệnh rỉ sắt, song nhược điểm là quả và nhân nhỏ, tỷ lệ nhân trên
quả cao đã làm tăng chi phí thu hoạch, chế biến, dẫn đến giá thành cao, lợi nhuận giảm
khi hạch toán tài chính - kinh tế trên 1 tấn sản phẩm.
- Cà phê Mít giảm cả diện tích và tỷ lệ so với tổng diện tích cà phê bởi hiệu quả
kinh tế thấp và tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÁI CANH CÀ PHÊ 05 TỈNH VÙNG TÂY
NGUYÊN
1. Kết quả thực hiện tái canh cà phê của 05 tỉnh Tây Nguyên đến năm 2012
Tổng diện tích cà phê đã tái canh tính đến năm 2012 của các tỉnh Tây Nguyên
được trình bày bảng 10.
Bảng 10: Kết quả tái canh cà phê vối và ghép cải tạo vùng Tây Nguyên đến năm 2012
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT 05 tỉnh và các phòng NN huyện
ĐVT: ha
Tổng
diện tích
cà phê đã
trồng tái
canh

Chia ra:

Tỷ lệ (%)
Thành

công

Không
thành
công

Cải tạo
trẻ hóa
Bằng
Ghép
chồi

98,0

2,0

500,0

937,8

92,0

8,0

3.000,0

1.444,8

619,2


94,0

6,0

-

6,7

6,7

-

94,6

5,4

-

151.494

3.050,0

3.050,0

-

99,0

1,0


17.177,4

559.226

8.490,4

6.933,4

1.557,0

95,1

4,9

20.667,4

Số
TT

Tỉnh

Diện tích
cà phê
năm
2012

1

Đắk Nông


115.270

117,4

117,4

Tái
canh
từng
phần
-

2

Đắk Lắk

202.022

3.252,3

2.314,4

3

Gia Lai

77.688

2.064,0


4

Kon Tum

12.752

5

Lâm Đồng
Toàn vùng

Tái
canh
toàn bộ

Qua bảng cho thấy: Tổng diện tích cà phê đã trồng tái canh của 5 tỉnh Tây Nguyên đến
năm 2012 là 8.490,4 ha, chiếm 5,11% tổng diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp cần tái canh.
Diện tích cà phê già cỗi năng suất thấp được tái canh theo phương thức tái canh từng phần là:
1.557,0 ha được áp dụng chủ yếu ở 02 tỉnh Đắk Lắk (937,8) và Gia Lai (619,2 ha); diện tích cà phê
được tái canh theo phương thức toàn bộ là: 6.933,4 ha được áp dụng trên địa bàn 5 tỉnh, tập
trung ở các công ty TNHH – MTV cà phê, cụ thể như sau:

- Tỉnh Đắk Lắk: Là tỉnh có diện tích cà phê già cỗi lớn nhất (66.783 ha
chiếm 42,73% tổng diện tích cà phê già cỗi của vùng Tây Nguyên). Tuy nhiên, tính
đến năm 2012 tổng diện tích cà phê tái canh trên toàn tỉnh là: 3.252,3 ha, chiếm
một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số diện tích cà phê đã già cỗi cần trồng tái canh. Diện
tích cà phê đã tái canh được phân bố chủ yếu ở các huyện: Ea H’Leo, Eakar, Cư
Kuin, Krông Pắc, Krông Năng, TX. Buôn Hồ. Theo kết quả điều tra (trình bày phụ
biểu 2) tỉ lệ trồng tái canh thành công đối với 2 phương thức tái canh toàn bộ và tái
canh từng phần đạt trên 92%, đây có thể xem là cơ sở cho việc khẳng định chủ

trương tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và
nguyện vọng của nông hộ có vườn cà phê già cỗi cần tái canh. Tuy nhiên, Sở Nông
Báo cáo tổng hợp

Trang 19


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

nghiệp và PTNT chưa xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tái canh cà
phê vối giai đoạn 2014 – 2020.
- Tỉnh Gia Lai: Có tổng diện tích cà phê già cỗi (17.886 ha chiếm 11,44%
diện tích cà phê già cỗi toàn vùng), kết quả tái canh cà phê tính đến năm 2012 cũng
ở mức thấp (2.064,0 ha), tập trung chủ yếu ở huyện Ia Grai. Thực tế tái canh cà phê
ở tỉnh Gia Lai có kết quả tốt, tỷ lệ thành công 94,0%, có thể xem đây là cơ sở để
đẩy mạnh kế hoạch tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và
PTNT cần xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tái canh cà phê giai
đoạn 2014 – 2020
- Tỉnh Lâm Đồng: Có tổng diện tích cà phê được trồng tái canh tính đến năm
2012 là 3.050,0 ha, chiếm 35,92% tổng diện tích cà phê đã được tái canh của 05 tỉnh
Tây Nguyên. Diện tích cà phê đã trồng tái canh chủ yếu tập trung tại các huyện: Di Linh
(1.162 ha), Bảo Lâm (595,5 ha), Lâm Hà (430 ha), Bảo Lộc (260 ha) và các huyện còn
lại có diện tích từ 13 ha đến 94,4 ha.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng nhận thức được tầm quan trọng
của tái canh cà phê, năm 2012 hầu hết các huyện có vườn cà phê già cỗi, năng suất
thấp đều chủ động lập kế hoạch tái canh cà phê giai đoạn 2013 – 2015 trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Đặc biệt, kế hoạch tái canh cà phê những năm gần đây đã được
đưa vào nghị quyết chuyên đề của cấp Ủy đảng, Hội đồng nhân dân các cấp và được
xác định là nhiệm vụ kinh tế trọng tâm, được chính quyền và đoàn thể thuộc hệ thống
chính trị đặc biệt quan tâm, chỉ đạo quyết liệt.

- Tỉnh Đắk Nông và tỉnh Kon Tum: Kế hoạch tái canh cà phê mới chỉ bắt đầu
xây dựng và tổ chức thực hiện nên diện tích đã tái canh rất nhỏ, hiện 2 tỉnh này cũng đang
trong quá trình triển khai lập kế hoạch tái canh cà phê theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Qua bảng 10 cơ quan tư vấn đưa thêm diện tích cà phê được ghép cải tạo trẻ hóa
bằng biện pháp ghép chồi nối ngọn giống mới với tổng diện tích đã được ghép cải tạo là
20.667,4 ha. Biện pháp ghép chồi nối ngọn mặc dù không nằm trong nội dung “Đề án
tái canh cà phê giai đoạn 2014 – 2020”; tuy nhiên qua quá trình điều tra khảo sát cơ
quan tư vấn nhận thấy đây là biện pháp được áp dụng khá phổ biến ở các nông hộ,
trang trại có vườn cà phê từ 15 – 20 năm tuổi, năng suất thấp trong giai đoạn 2005 –
2012 trên địa bàn 03 tỉnh: Lâm Đồng (17.177,4 ha), Đắk Lắk (3.000 ha) và Đắk Nông
(500 ha). Biện pháp ghép chồi nối ngọn bằng giống mới mang lại hiệu quả kinh tế cao,
chi phí thấp, thời gian KTCB ngắn (1 - 2 năm) và ít ảnh hưởng tới thu nhập của nông
hộ vì trong thời gian ghép nông hộ vẫn có thu nhập sau đó mới cưa đốn vườn cà phê.
Có thể xem đây là cơ sở để bổ sung biện pháp ghép cải tạo vào đề án tái canh cà phê
(tái canh toàn bộ và tái canh từng phần).
Như vậy, tổng diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp đã được trồng tái canh và
ghép cải tạo của các tỉnh vùng Tây Nguyên là 29.167,8 ha.
2. Kết quả tái canh cà phê của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty cà phê
Việt Nam
Báo cáo tổng hợp

Trang 20


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

- Kết quả điều tra của cơ quan tư vấn đối với 22 doanh nghiệp về tổng diện tích
cà phê đã trồng tái canh tính đến năm 2012 được trình bày ở bảng 11:
Bảng 11:


Diện tích và kết quả trồng tái canh của các công ty
thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam

Nguồn: Các công ty TNHH – MTV và Tổng công ty cà phê Việt Nam
Số
T
T

I

Tên Công ty

Tổng diện
tích đã trồng
tái canh đến
năm 2012

ĐVT: ha

Kết quả trồng tái canh cà phê chỉ tính đến
năm 2012
Trồng tái canh
Trồng tái canh
thành công
chưa thành công
Diện tích

Tỷ lệ

Diện tích


Tỷ lệ

Tổng số

1.900,31

1.743,39

91,7

1 56,93

8,3

Tỉnh Đắk Lắk

1.061,05

948,48

89,4

12,57

10,6

1

Cty TNHH MTV Cà phê 716


10,00

10,0

100,0

-

-

2

Cty TNHH MTV Cà phê 720

18,76

18,8

100,0

-

-

3

Cty TNHH MTV Cà phê 721

16,75


16,8

100,0

-

-

4

Cty TNHH MTV cà phê 49

44,67

35,0

78,4

9,67

21,6

5

Cty TNHH MTV cà phê 715B

97,69

87,9


90,0

9,8

10,0

6

Cty TNHH MTV cà phê Đ'rao

48,69

46,3

95,0

2,4

5,0

7

Cty TNHH MTV cà phê Chư Quynh

51,57

50,9

98,6


0,7

1,4

8

Cty TNHH MTV cà phê Ea Tiêu

172,98

169,7

98,1

3,3

1,9

9

Cty TNHH MTV cà phê Ea Ktur

282,00

205,0

72,7

77,0


27,3

10

Cty TNHH MTV cà phê Ea H'Nin

96,10

91,3

95,0

4,8

5,0

11

Cty TNHH MTV cà phê Việt Đức

48,18

48,2

100,0

-

-


12

Cty TNHH MTV cà phê Ea Sim

120,18

116,9

97,2

3,3

2,8

13

Cty Cà phê Buôn Hồ

53,49

51,9

97,0

1,6

3,0

117,40


117,40

100,0

-

-

117,40

117,4

100,0

-

-

716,04

672,05

93,9

43,99

6,1

II

14
III

Tỉnh Đắk Nông
Cty TNHH MTV Cà phê Đắk Nông
Tỉnh Gia Lai

15

Cty TNHH MTV Cà phê Ia Grai

151,45

150,5

99,4

0,9

0,6

16

Cty cà phê Ia Sao I

125,23

124,9

99,8


0,3

0,2

17

Cty cà phê Ia Sao II

70,37

70,4

100,0

-

-

18

Cty cà phê 706

226,89

206,0

90,8

20,9


9,2

19

Cty TNHH MTV cà phê 705

30,00

12,5

41,7

17,5

58,3

20

Cty TNHH MTV cà phê Ia Châm

89,10

86,7

97,3

2,4

2,7


21

Cty TNHH MTV cà phê Ia Blan

23,00

21,0

91,3

2,0

8,7

5,82

5,46

93,82

0,36

6,18

5,82

5,5

93,8


0,4

6,2

IV
22

Tỉnh Kon Tum
Cty Cà phê Đắc Uy

Báo cáo tổng hợp

Trang 21


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

- Qua bảng cho thấy đến năm 2012 tổng diện tích trồng tái canh cà phê của các
doanh nghiệp thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam là: 1.900,31 ha, chiếm 12,8% tổng
diện tích đã tái canh của toàn vùng Tây Nguyên, trong đó:
+ Diện tích cà phê tái canh thành công: 1.743,4 ha (đạt tỷ lệ 91,7%);
+ Diện tích cà phê tái canh không thàng công: 156,92 ha (chiếm tỷ lệ 8,3%).
- Tỉnh Đắk Lắk có 13 doanh nghiệp trồng tái canh cà phê với tổng diện tích:
1.061,05 ha (chiếm 55,84% diện tích cà phê trồng tái canh của các doanh nghiệp); kết quả
trồng tái canh thành công: 948,48 ha (89,4%), tỷ lệ trồng tái canh không thành công là
10,6% (112,57 ha), có 02 doanh nghiệp có tỷ lệ tái canh thành công dưới 90% là: công ty
TNHH – MTV cà phê Ea Ktur (72,7%) và công ty TNHH - MTV cà phê 49 (78,4%).
- Tỉnh Gia Lai có 7 doanh nghiệp trồng tái canh cà phê, tổng diện tích đã tái
canh cà phê: 716,04 ha (chiếm 37,68% diện tích tái canh cà phê của doanh nghiệp).

Diện tích tái canh thành công: 671,97 ha (đạt 93,85%). Kết quả có 6 trong tổng số 7
doanh nghiệp có tỷ lệ tái canh thành công đạt từ trên 90% đến 100%. Doanh nghiệp
duy nhất có tỷ lệ tái canh thành công thấp (chỉ đạt 41,7%) là công ty TNHH - MTV cà
phê 705, tái canh 30 ha chỉ thành công 12,5 ha.
+ Tỉnh Đắk Nông có 1 doanh nghiệp thực hiện tái canh cà phê là công ty TNHH
- MTV cà phê Đắk Nông với diện tích: 117,4 ha (trên nền đất cũ trồng cà phê chè), tỷ
lệ thành công 100%.
+ Tỉnh Kon Tum có công ty TNHH - MTV Đắk Uy tái canh thử nghiệm 5,82 ha
vào năm 2009 - 2010, thành công 5,5 ha (chiếm 94,5%).
Cập nhật kế hoạch năm 2013 các doanh nghiệp đã tái canh thêm: 207,11 ha. Kết
quả tái canh hiện chưa được tổng kết đánh giá. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp thì
khả năng tái canh thành công năm 2013 là ở mức cao, do các doanh nghiệp đã có kinh
nghiệm, áp dụng đúng quy trình tái canh cà phê vối.
- Phương thức tái canh ở các doanh nghiệp cà phê: Có 2 phương thức là tái
canh toàn bộ và tái canh từng phần, tùy điều kiện cụ thể của từng công ty.
+ Phương thức tái canh toàn bộ: Có diện tích: 1.679,58 ha (chiếm 88,38%).
+ Phương thức tái canh từng phần: Tổng diện tích là: 220,74 ha (chiếm
11,62%). Phương thức tái canh này có 2 doanh nghiệp áp dụng là công ty TNHH MTV cà phê Ea Tiêu (từ năm 2005 đến 2012 đã tái canh 150 ha) và công ty TNHH MTM cà phê Ia Sao II (đã tái canh 50 ha).
3. Nhận xét ưu, nhược điểm của các phương thức tái canh cà phê
Phân tích ưu điểm và hạn chế của các cách thức tái canh cà phê được trình bày
ở bảng 12 trang sau:
Báo cáo tổng hợp

Trang 22


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

Bảng 12: Ưu điểm – hạn chế của từng phương thức tái canh cà phê và ghép cải tạo
Phươn

g
thức

Một số
thông
tin
chung

Ghép cải tạo

- Diện tích: 1.557,1 ha;
- Diện tích: 6.933,4 ha;
chiếm 5,34 % so với tổng
chiếm 23,77 % so với tổng
diện tích đã thực hiện tái
diện tích đã thực hiện tái
canh, ghép cải tạo.
canh, ghép cải tạo
- Bình quân: 140,0 triệu Bình quân: 180,0 triệu
- Bình quân: 216 triệu
đồng/ha
đồng/ha tùy theo số lượng
đồng/ha đến 240 triệu
cây trồng tái canh.
- Chỉ áp dụng ở nông hộ và
đồng/ha (cây giống ghép)
trang trại trồng cà phê vối, - Nông hộ, trang trại và chỉ
- Công ty TNHH-MTV cà
các công ty không áp dụng có một số rất ít Công ty
phê áp dụng phổ biến

phương thức này
TNHH - MTV áp dụng
- Suất đầu tư ở mức trung
bình

- Thời gian KTCB ngắn,
- Trồng thay thế dần nên
chỉ có 1 năm
bản chất nông hộ có thể chủ
- Ít ảnh hưởng đến thu động thực hiện
nhập và đời sống người
- Duy trì được nguồn thu
trồng cà phê
nhập do còn một phần vườn
- Tăng năng suất và chất cây cà phê không bị nhổ đi
lượng cà phê
trồng tái canh
- Mức độ thực hiện và quản
lý ít phức tạp
- Thời gian kinh doanh của
cà phê ghép khó có thể kéo
dài trên 10 năm

Nhược
điểm

Tái canh toàn bộ

- Diện tích: 20.677,4 ha;
chiếm 70,89% so với tổng

diện tích đã thực hiện tái
canh, ghép cải tạo.

- Suất đầu tư thấp

Ưu
điểm

Tái canh từng phần

chồi lớn, trong khi số
lượng vườn chồi đủ chất
lượng còn hạn chế.

Báo cáo tổng hợp

- Có điều kiện thực hiện
hiệu quả kinh tế thâm canh
tăng năng suất và chất
lượng cà phê nhân

- Ít gây xáo trộn trong sản - Nâng cao thu nhập và sức
xuất - kinh doanh cà phê
cạnh tranh của sản phẩm cà phê

- Suất đầu tư cao

- Vườn cà phê có mức độ
- Mức tăng năng suất cũng đồng đều thấp, gây trở ngại
có giới hạn

cho chăm sóc,… và chất
- Không tác động cải tạo lượng nhân cà phê cũng
môi trường đất nên nấm khó có thể cao do nó khác
biệt về tuổi và giống cà phê
bệnh vẫn có thể tồn tại
- Phải có được số lượng

- Tạo lập ra vườn cà phê
mới có chất lượng độ đồng
đều cao do đất được cải tạo,
giống cà phê sử dụng trồng
ít đạt chất lượng và trồng
đúng quy trình kỹ thuật

- Người trồng cà phê sẽ
không có thu nhập nên đời
sống gặp khó khăn
- Quá trình thực hiện kéo
dài nên công tác quản lý tái
canh sẽ phức tạp hơn

- Năng suất tăng có mức độ
- Nếu gặp rủi ro sẽ để lại
nhất định
hậu quả nặng nề

Trang 23


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020


4. Suất đầu tư trồng tái canh và ghép cải tạo trẻ hóa 1 ha vườn cà phê
già cỗi (tính theo giá năm 2012)
4.1. Phương thức tái canh toàn bộ
- Điều tra các nông hộ tái canh cà phê năm 2013 ở các tỉnh cho thấy suất đầu tư
trung bình 1 năm trồng mới và 2 năm kiến thiết cơ bản dao động từ 152 triệu đồng đến
175 triệu đồng/ha. Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có suất đầu tư trồng tái canh cao nhất
(175 triệu đồng/ha) và thấp nhất là tỉnh Đắk Lắk (152 triệu đồng/ha).
- Có 22 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam đã trồng tái canh cà
phê năm 2013, suất đầu tư dao động từ 154 triệu đồng đến 265 triệu đồng/ha
4.2. Phương thức tái canh từng phần
Theo kết quả điều tra tại các doanh nghiệp tính đến năm 2013 chỉ có 2 doanh
nghiệp áp dụng phương thức tái canh theo hình thức từng phần là công ty TNHH –
MTV cà phê Ia Sao II và công ty TNHH - MTV cà phê Ea Tiêu (thay thế 30% - 50% số
cây già cỗi, năng suất thấp), suất đầu tư từ 150 triệu đồng đến 180 triệu đồng cho 1ha.
Về phía nông hộ cũng đã và đang áp dụng phương thức tái canh từng phần
nhưng chưa tổng kết được tổng chi phí đầu tư cho 1ha cà phê cần trồng tái canh theo
phương thức này (ước tính khoảng 165 triệu đồng/ha).
4.3. Biện pháp ghép cải tạo trẻ hóa vườn cây
- Biện pháp ghép cải tạo được thực hiện trên các huyện: Bảo Lâm, Di Linh,
Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng; Eakar, Krông Pắc,… tỉnh Đắk Lắk, điều tra nông hộ, suất
đầu tư trung bình cho 1 năm ghép, 1 năm kiến thiết cơ bản là 140 triệu đồng cho 1 ha.
Tóm lại, suất đầu tư tái canh toàn bộ rất cao, thường cao hơn so với các phương
thức khác, đặc biệt thời gian cải tạo đất bằng trồng cây luân canh, trồng mới, KTCB
kéo dài 4 – 5 năm đây là khó khăn lớn của phương thức tái canh này. Song phương
thức này lại là lựa chọn của hầu hết của những vườn cà phê già cỗi 15 – 20 năm.
5. Những khó khăn và đề xuất của nông hộ, trang trại và doanh nghiệp
Phỏng vấn nông hộ, trang trại và các doanh nghiệp, đều cho rằng những khó
khăn chính trong quá trình tái canh cà phê như sau:
- Thiếu vốn: Nông hộ và doanh nghiệp đều cho rằng, do chi phí tái canh cà phê

với số vốn lớn trong khi vốn tự có của nông hộ, doanh nghiệp hạn chế thì việc có đủ vốn
để tái canh theo đúng quy trình kỹ thuật là khó giải quyết, nên rất cần có sự hỗ trợ và chỉ
đạo của nhà nước bằng chính sách tín dụng ưu đãi.
- Thời gian cải tạo đất, trồng mới, KTCB vườn cà phê kéo dài (4 - 5 năm) người
trồng cà phê không có thu nhập nên đời sống của gia đình họ sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Thiếu nguồn cung cấp cây giống đạt tiêu chuẩn; khó kiểm soát chất lượng cây giống.
Báo cáo tổng hợp

Trang 24


Đề án Trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020

- Môi trường đất trồng cà phê tái canh bị thoái hóa, mất cân bằng dinh dưỡng,
mang mầm sâu bệnh do chỉ canh tác cà phê, đồng thời việc lạm dụng phân bón vô cơ,
hóa chất BVTV trong canh tác cà phê đã thực hiện nhiều năm.
- Tiếp cận vốn vay ngân hàng trồng tái canh cà phê của nông hộ còn có khó
khăn do mức lãi suất cao, cơ chế hỗ trợ còn chưa sát thực tế.
- Một số địa phương chưa xem kế hoạch tái canh cà phê là nhiệm vụ trọng tâm,
trong chiến lược phát triển kinh tế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển
bền vững và nâng cao giá trị gia tăng.
- Quy trình tái canh cà phê, định mức kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT
xây dựng còn chưa sát thực tế, quy định cứng nhắc nên gây khó cho doanh nghiệp và
địa phương có trồng tái canh cà phê.
- Số lượng vườn cây đầu dòng được Sở Nông nghiệp và PTNT công nhận còn ít
chưa đáp ứng đủ nhu cầu tái canh của địa phương.
- Các kết luận khoa học về nguyên nhân tái canh cà phê không thành công giữa
các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý chưa thống nhất, nên xây dựng 1
quy trình chuẩn gặp nhiều khó khăn.
- Vật tư nông nghiệp vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến một số vật tư

nông nghiệp chất lượng kém và hàng nhái, hàng giả vẫn tồn tại nên khi đưa vào sử
dụng trong sản xuất ảnh hưởng xấu đến chất lượng vườn cà phê được tái canh.
- Đối với doanh nghiệp phải trả tiền thuê đất trồng cà phê và kể cả đất có mục
đích công cộng như giao thông, thủy lợi (mặt nước hồ, đập) đã làm tăng chi phí và giá
thành sản phẩm cà phê.
- Một số vùng trồng cà phê tái canh hiện trạng hạ tầng kỹ thuật (giao thông,
thủy lợi, điện..) còn chưa đáp ứng cho đầu tư thâm canh và áp dụng tiến bộ kỹ thuật.
- 04 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum chưa xây dựng được tiêu chí
vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp cần tái canh hoặc ghép cải tạo.
- Cơ sở dữ liệu vườn cà phê ở các địa phương chưa được xây dựng nên khó khăn
cho các cơ quan quản lý trong xây dựng kế hoạch và thực hiện các chính sách hỗ trợ.
- Chính sách tái canh cà phê còn chưa đến được với tất cả các nông hộ nên
áp dụng vào thực tế còn nhiều trở ngại.
- Một số doanh nghiệp sản xuất cà phê có nợ xấu nên khó tiếp cận vốn tín dụng
hỗ trợ tái canh cà phê.
- Thực hiện tái canh cà phê khu vực đồng bào dân tộc thiểu số rất khó do năng
lực trình độ và khả năng thích nghi với thực tế còn nhiều trở ngại.
Báo cáo tổng hợp

Trang 25


×