Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX
TP. HỒ CHÍ MINH
------
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐƠN
HÀNG TL2257
Giảng viên hướng dẫn: NGÔ VĂN CỐ
Sinh viên thực hiện: TRẦN VĂN HẠ
Ngành: CÔNG NGHỆ SỢI DỆT
Lớp: CD13D1
MSSV: 1301230065
TP.HCM 04 / 2016
i
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
Hà Nội … - ….
LỜI MỞ ĐẦU
Từ ngàn xưa, con người đã biết dùng xơ sợi thực vật để làm ra vải nhằm phục vụ
cho nhu cầu cuộc sống. Do đó mà ngành dệt đã ra đời và sớm tham gia vào quá trình sản
xuất của con người.
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển, trong đó nền kinh tế công nghiệp
chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, nhất là ngành công nghiệp nhẹ, trong
đó có ngành dệt .Vì hiện nay, khi mức sống con người được nâng cao thì nhu cầu về “ăn
ngon mặc đẹp” là rất cần thiết .Yêu cầu của họ đối với vải là rất cao : vừa đẹp về kiểu
cách vừa phải bền về chất lượng (như vải có độ bền màu cao, lỗi vải ít) để đáp ứng được
nhu cầu đó của con người thì đòi hỏi các công ty dệt không ngừng cải tiến về kỷ thuật và
công nghệ từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn tất ra sao, để có sự thay đổi hợp lý.
Nắm bắt được trào lưu đó , Tổng công ty Việt Thắng đã không ngừng thay đổi dây
chuyền công nghệ của mình ,nhằm cạnh tranh trên thị trường nội địa và thị trường thế
giới.
ii
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
LỜI CẢM ƠN
@ Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Tổng công ty Việt Thắng đã tạo điều kiện để
em học tập. Sau là gửi lời cảm ơn đến tất cả các Cô, Chú, các Anh ,Chị trong
phòng kỹ thuật,trong xưởng dệt tại Công ty đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng
như truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em, để em hoàn thành bài báo cáo
thực tập này.
@ Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Ngô Văn Cố là giảng viên hướng dẫn,
đã hướng dẫn cụ thể cho em. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn nhà trường đã tạo
điều kiện cho em so sánh giữa lý thuyết đã học và quá trình sản xuất thực tế tại
nhà máy dệt của Tổng công ty Việt Thắng.
@ Qua đợt đi thực tập này, em đã học hỏi thêm nhiều kiến thức thực tế tại Công ty.
Và hoàn thành được bài báo cáo này nhờ được nhiều sự giúp đỡ của các anh chị
kỹ thuật đang làm việc trong Công ty Việt Thắng.
@ Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tổng hợp những kiến thức mình đã học và tham
khảo một số tài liệu chuyên ngành trên trường, của công ty, nhằm đạt được kết
quả tốt. Nhưng do kiến thức còn hạn chế nên những thiếu sót là không thể tránh
khỏi. Kính mong các cô chú anh chị và thầy giáo đóng góp thêm ý kiến quý báu
để bài báo cáo sau của em được hoàn thiện hơn.
@ Cuối lời: Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cô Trương Thị Cúc, chị Hồ Thị
Huỳnh Như và chú Thịnh đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em cụ thể và chi tiết để
em có thể hoàn thành bài báo cáo này.
@ Em xin chân thành cảm ơn !
Tp Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 04 năm 2016
SVTT: Trần Văn Hạ
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
iii
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
Họ và tên sinh viên : TRẦN VĂN HẠ
Mã sinh viên
: 1301230065
Khoá học
: 2013 - 2016
1. Thời gian thực tập
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành nội qui nơi thực tập
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Ngày ....... tháng ........ năm 2016
Cán bộ hướng dẫn của doanh nghiệp
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
iv
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày ....... tháng ........ năm .........
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG.............................1
v
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
1.1 Sơ lược về công ty......................................................................................................1
1.2 Quá trình hình thành và phát triển .........................................................................1
1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...........................................1
1.4 Giới thiệu về nhà máy dệt I.......................................................................................3
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH CHUNG SẢN XUẤT ĐƠN HÀNG Tl2257......................5
2.1 Chuẩn bị ....................................................................................................................5
2.2 Triển khai thực hiện..................................................................................................5
CHƯƠNG 3. CÔNG TÁC SẢN XUẤT ĐƠN HÀNG TL2257.....................................6
3.1 Công đoạn mắc máy...................................................................................................6
3.2 Công đoạn hồ sợi.......................................................................................................10
3.3 Công đoạn luồn và nối sợi dọc..................................................................................16
3.4 Chuẩn bị sợi ngang...................................................................................................18
3.5 Dệt vải........................................................................................................................ 18
CHƯƠNG 4: THỰC TẬP CÔNG TÁC TRIỂN KHAI SẢN XUẤT..........................20
4.1 Máy canh...................................................................................................................21
4.2 Máy hồ....................................................................................................................... 23
4.3 Máy go lược...............................................................................................................23
4.4 Máy dệt...................................................................................................................... 24
4.5 Máy kiểm vải.............................................................................................................26
4.6 Máy xếp vải................................................................................................................ 27
4.7 Maý ép kiện...............................................................................................................27
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
DỆT.................................................................................................................................. 27
5.1 Các dạng lỗi thường................................................................................................28
5.2 Tiêu chuẩn phân loại vải mộc.................................................................................28
5.3 Hệ thống 4 điểm......................................................................................................28
5.4 Tiêu chuẩn đánh lỗi vải mộc...................................................................................29
5.5 Phân loại vải............................................................................................................32
CHƯƠNG 6: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ.................35
6.1 Giám Đốc Nhà Máy............................................................35
6.2 Phó Giám Đốc Phụ Trách Kỹ Thuật - Thiết Bị.....................35
6.3 Trưởng Ngành...................................................................36
6.4 Trưởng Ca.........................................................................37
6.5 Tổ Trưởng Sản Xuất..........................................................39
6.6 Tổ Trưởng Bảo Toàn..........................................................39
6.7 Trách Nhiệm Và Quyền Hạn Đối Với Cán Bộ Quản Lý...........42
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................44
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................45
vi
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG
1.1 Sơ lược về công ty.
Tổng Công Ty Việt Thắng - CTCP hiện nay là một trong những công ty dệt có qui mô
và uy tín nhất trong ngành dệt Việt Nam; chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm sợi,
vải các loại, hàng may mặc, mua bán bông xơ, thiết bị phụ tùng, hóa chất nguyên phụ liệu
ngành công nghiệp.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển.
Tổng công ty Việt Thắng, đơn vị thành viên của Tập Đoàn dệt may Việt nam, nguyên
trước năm 1975 là hãng dệt Việt Mỹ kỹ nghệ dệt sợi công ty (VIMYTEX), được xây
dựng năm 1960, đưa vào hoạt động từ năm 1962 do một số nhà tư bản trong nước và
nước ngoài góp vốn chuyên sản xuất : Sợi, Dệt và In Nhuộm hoàn tất.
Tháng 5 năm 1975, nhà nước tiếp quản, quốc hữu hóa, giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ
tiếp nhận, quản lý và duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến ngày nay.
Trong quá trình hoạt động, Công ty đã nhiều lần tổ chức lại sản xuất theo nhiều loại
và tên gọi khác nhau: Nhà máy dệt Việt Thắng, Nhà máy liên hợp dệt Việt Thắng, Công
ty dệt Việt Thắng, Công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt Việt Thắng.
Tháng 3 năm 2007, công ty được cổ phần hóa, chuyển thành Công ty cổ phần dệt Việt
Thắng (52,3% vốn nhà nước).
Tháng 8 năm 2009 chuyển đổi thành Tổng công ty Việt Thắng – CTCP.
Tên công ty : TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG - CTCP
Tên tiếng anh: VIET THANG CORPORATION
Tên viết tắt: VICOTEX
Trụ sở chính tại 127 Lê Văn Chí, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP HCM.
Điện thoại : (84- 8) 3896 9337 – 3896 0543
Fax: (84- 8) 38 969 319
Website: www.vietthang.com.vn
Email:
1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sản xuất, mua bán sản phẩm bông , xơ , sợi vải , sản phẩm may mặc.
Mua bán máy móc thiết bị, phụ tùng, hoá chất, nguyên vật liệu ngành công
nghiệp, ngành xây dựng.
Xây dựng dân dụng, công nghiệp. Kinh doanh bất động sản.
Lắp đặt máy móc thiết bị ngành công nghiệp.
Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô.
1
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
Các nhà máy trực thuộc:
Nhà máy Sợi , Nhà máy Dệt, Xí nghiệp dịch vụ
Các công ty con:
Công ty cổ phần may Việt Thắng, công ty cổ phần NPL dệt may Bình An
Các công ty liên kết:
Công ty TNHH Dệt Việt Phú , Công ty TNHH Việt thắng Vicoluch I
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc:
Ông Nguyễn Đức Khiêm
Các danh hiệu - giải thưởng:
Huân chương Lao động Hạng nhất, Hạng 2, Hạng 3
Huân chương độc lập hạng 3
Nhiều cờ thi đua, Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, UBND TP HCM,
Bộ CôngThương và Tập Đoàn Dệt may Việt Nam.
Hệ thống quản lý: ISO 9002, ISO 14001, SA 8000
Danh hiệu: Hàng Việt Nam Chất lượng cao , thương hiệu mạnh Việt Nam. Đạt nhiều
giải thưởng tại các kỳ hội chợ trong và ngoài nước. Là doanh nghiệp tiêu biểu nhất
ngành Dệt Việt Nam nhiều năm liền.
1.4 Giới Thiệu Về Nhà Máy Dệt I
2
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
- Nhà máy Dệt I là đơn vị sản xuất chính của Tổng công ty Việt Thắng – CTCP
- Quy mô:
+ Máy canh: 3 máy canh đồng loạt, 2 máy canh phân băng (xuất sứ Nhật, Hàn Quốc,
Đức).
+ Máy hồ: 2 máy hồ (xuất sứ Nhật).
+ Máy dệt khí: 256 máy; 128 máy Tsudakoma (Nhật) 128 máy Toyota - Jat 710 (Nhật).
+ Các loại thiết bị phụ trợ như: Máy go, máy tách, máy nối chỉ, máy kiểm vải, máy xếp
vải, máy ép kiện…
+ Tổng số lao động: 569 người.
+ Năng lực SX: 60.000.000 m²/năm .
- Các mặt hàng sản xuất chính: Vải áo, quần các loại: Sợi TC (65/35); CVC (55/45);
100%Rayon; 100%Cotton chải thô,100% chải kỹ , sợi 100%PE; TR (65/35)…
- Thiết bị lắp đặt tại nhà máy phần lớn có xuất sứ từ Nhật, một số ít xuất sứ từ Ý, Đức.
- Sản phẩm của nhà máy vải mộc là chủ yếu cung cấp xuất bán cho khách hàng ngoài
công ty.
Lãnh Đạo Công
Ty
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Kỹ thuật – Thiết
Bị
Tổ Kỹ Thuật Nhân Viên
Sơ Đồ Tổ Chức Nhà Máy Dệt I
Ca A
Ca B
Tổ
Sản
Xuất
Tổ
Sản
Xuất
Ca C
Tổ
Sản
Xuất
Chuẩn Bị
Tổ Sản
Xuất
A-B-C
Tổ Bảo
Trì
Chuẩn
Bị
Tổ Bảo
Trì Dệt
Khí
3
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
4
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT ĐƠN HÀNG TL2257
2.1 Chuẩn bị
- Nguyên liệu sợi, nguồn sợi được cung cấp từ nhà máy sợi.
Nguồn sợi ngoài: OE12
Thành phần nguyên liệu: OE12: 100% Cotton
- Kiểm tra nguyên liệu đầu vào.
Chuẩn bị sợi là một công đoạn rất quan trọng của công nghệ dệt. Chuẩn bị sợi không tốt
không chỉ ảnh hưởng xấu tới chất lượng sợi mà còn ảnh hưởng xấu đến năng suất lao
động của công nhân và công suất máy dệt. Người ta tính toán toán rằng, chi phí để sản
xuất vải dệt thoi, ở công đoạn chuẩn bị sợi chiếm 30-40% giá thành sản xuất.
Các máy dệt càng hiện đại, càng đòi hỏi hiệu suất máy cao, thời gian dừng máy thấp.
Yêu cầu hợp lý này có thể thực hiện được với điều kiện sợi phải đạt chất lượng cao, công
đoạn chuẩn bị sợi phải có chất lượng và đúng phương pháp.
- Chọn máy dệt huy động.
- Thiết kế công nghệ cho mặt hàng sx theo tiêu chuẩn chất lượng của công ty, hoặc theo
yêu cầu của khách hàng (nếu có).
- Tính toán chiều dài trục canh, hồ, go, dệt, hoàn tất…
- Thiết kế mặt hàng dệt.
2.2 Triển khai thực hiện
- Tính kế hoạch SX và tiến độ lên mặt hàng TL2257
Căn cứ lệnh SX mặt hàng TL2257 về sản lượng, yêu cầu chất lượng và thời gian giao
hàng.
- Bước 1: Chọn máy dệt: khu máy dệt, số lượng máy dệt huy động.
+ Chọn máy dệt phù hợp với yêu cầu chất lượng mặt hàng.
+ Dựa vào năng suất kế hoạch của máy dệt, xác định số lượng máy dệt, số máy dệt cần
huy động đáp ứng theo thời gian yêu cầu giao hàng.
- Bước 2: Tính lượng sợi cần sử dụng cho mặt hàng TL2257
+ Dựa vào sản lượng mặt hàng cần SX; mức tiêu hao của công đoạn canh, hồ, go, dệt để
tính lượng sợi cần SX.
- Bước 3: Lập kế hoạch SX mặt hàng TL2257
+ Triển khai thực hiện theo tiến độ cụ thể cho từng công đoạn máy.
+ Thời gian canh, thời gian hồ, go, chạy máy dệt, hoàn tất vải.
- Bước 4: Theo dõi sản lượng mặt hàng TL2257 sản xuất hàng ngày
+ Theo dõi và điều chỉnh tăng thêm máy dệt nếu cần, do trong quá trình SX, gặp trở ngại
như máy móc bị hư hỏng đột xuất, hoặc ngừng máy để bảo dưỡng .v.v…Có kế hoạch
giảm máy, lên mặt hàng khác không ảnh hưởng đến SX chung của nhà máy.
+ Phải đảm bảo sản lượng và chất lượng, giao vải đúng tiến độ.
- Bước 5:
+ Hoàn tất kiểm tra, đóng gói hoặc xếp chất trụ.
+ Theo dõi sản lượng, chất lượng vải so với kế hoạch nhập về kho công ty.
5
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ SẢN XUẤT ĐƠN HÀNG Tl2257
3.1 Công Đoạn Mắc Máy
3.1.1Mục đích, yêu cầu.
Đặc điểm công nghệ
Búp sợi hay ống sợi sau khi đánh ống được đưa sang gian mắc để quấn sợi
lên thùng mắc (trục mắc) với số sợi nhất định và có chiều dài nhất định tùy
thuộc vào khổ rộng của vải yêu cầu.
Mục đích
- Các cone sợi được mắc dàn canh theo đúng số lượng tính toán quy định.
- Được quấn theo trục canh tùy theo thiết kế yêu cầu người ta có thể mắc sử dụng sợi
dọc phân băng, đồng loạt.
Yêu cầu
- Không làm thay đổi tính chất cơ lý của sợi.
- Sức căng của tất cả các sợi phải đều nhau và không đổi trong suốt quá trình mắc sợi.
- Sợi quấn lên trục mắc phải phân phối đều theo chiều rộng của trục mắc để mặt cuộn
sợi của trục là trụ.
- Bảo đảm quấn đủ chiều dài quy định.
3.1.2 Phương pháp mắc sợi.
Mắc đồng loạt
Mỗi trục mắc được quấn một phần số sợi dọc của vải trên toàn bộ khổ rộng của trục.
Sau đó một số n trục mắc được ghép với nhau và quấn lên thùng dệt sao cho tổng số
sợi của n trục mắc bằng số sợi yêu cầu trên thùng dệt.
M = n.m
Trong đó : n là số trục canh; m số dệt trên một trục canh.
TẠI NHÀ MÁY CÓ 3 MÁY CANH ĐỒNG LOẠT
MÁY CANH 1:
Hiệu: Benniger (Đức)
Năm sản xuất: 2010
Tốc độ trung bình: 650m/p
Mắc tối thiểu: 520 búp sợi
Mắc tối đa: 720 búp sợi
Chi số sợi thường canh:
OE7, OE10, OE20, OE21
CD12, CD20, CD30, CD20/2, CD30/2, CM40/2
TC45, TC45/2, TC20, TC30, TCD20
6
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
Máy canh 1
MÁY CANH 2:
Hiệu: Benniger (Đức)
Hiệu: Benniger (Đức)
Năm sản xuất: 2003
Tốc độ trung bình: 700m/p
Mắc tối thiểu: 520 búp sợi
Mắc tối đa: 738 búp sợi
Chi số sợi thường canh:
TC45, PE40, CVC45, R30, R40
TR45, TC20, CD30
MÁY CANH 3:
Hiệu: Tsudakoma (Nhật)
Năm sản xuất: 2008
Tốc độ trung bình: 700m/p
Mắc tối thiểu: 595 búp sợi
Mắc tối đa: 702 búp sợi
Chi số sợi thường canh:
TC45, PE40
7
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
NGUYÊN NHÂN ĐỨT SỢI CANH
Tr. Công đoạn
Mặt hàng
Giám đốc
Chi
số
Số
đầu
sợi
Độ dài canh
Tốc
độ
Từ
ca
Ngày
Thợ
canh
Đến
ca
Ngày
Thợ
canh
Đến
ca
Trục
1
Trục
2
Trục
3
Truc
5
Trục
6
Trục
7
Trục
8
Trục
9
Trục
10
Trục
11
Trục
12
Trục
4
Ng.nhân
Lỗi sợi
Lỗi đánh
ống
Ng.nhân
khác
Gòn
Sợi mảnh
Độ săn thấp
Độ săn cao
Mất mối
Sút mối
Rối trên búp
sợi
Giá đỡ búp sợi
lệch
Thiếu trọng
lượng
Tổng cộng
Độ đứt / 1000000 Yds của
trục
Độ đứt / 1000000 Yds của
tổ canh
8
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
PHIẾU TRỤC CANH
Mặt hàng
Loại sợi dọc
Số mét canh
Số trục, tổ hồ
Thợ máy canh
____________________
Tổng
số sợi
Số lần
đứt/
trục
Ca
canh
Ngày
canh
Ghi chú
3.1.3 Lực kéo sợi trong khi mắc.
Lực kéo sợi của máy mắc giá cố định không đồng đều bằng máy mắc có giá mắc quay.
Máy mắc đồng loạt
Được thực hiện trên máy mắc đồng loạt, trong đó các sợi được cuốn song song trên trục
mắc với mật độ, chiều rộng và chiều dài mắc theo thiết kế. Các trục mắc được ghép lại
với nhau trên máy hồ sợi.
Tính năng suất máy trên máy canh
Thể tích của trục canh
=
Trong đó :
: Thể tích của trục canh (
Chiều dài của trục canh ( cm)
Đường kính lá sen ( cm)
Đường kính lõi của trục canh ( cm)
1.1. Khối lượng tối đa trên trục canh: G
G=
Trong đó :
G: Khối lượng tối đa trên trục canh (g)
9
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
: Thể tích của trục canh (
: Mật độ cuộn ( g/
GVHD: Ngô Văn Cố
)
) = 0.5
1.2. Chiều dài tối đa quấn trên trục canh : L
L=
L: Chiều dài tối đa quấn trên trục canh (m)
G: Khối lượng tối đa trên trục canh ( g)
: số sợi bông
1.3.
Nm : Chi số sợi x 1.693
Tính toán số sợi quấn trên trục canh :
Số mét nền =
(m)
Số mét bông = số mét nên x độ co bông
1.5. Năng suất máy mắc.
Năng suất lý thuyết: Alt=
Năng suất thực tế: Att=
Trong đó:
Tm=thời gian quấn xong 1 ống(giây)
T: thời gian làm việc (phút)
Ta= thời gian cho 1 thao tác (giây) (mắc ống sợi xe, nối đứt, thay búp sợi)
Tc=số lần thao tác cho 1 ống (giây)
3.2 Công Đoạn Hồ Sợi
3.2.1Mục đích yêu cầu của công đoạn hồ:
Mục đích.
- Sợi dọc đi qua các chi tiết Lamen, go, lược nên ma sát rất lớn, dễ bị dứt làm giảm năng
suất máy dệt và chất lượng của vải. Để khắc phục điều này sợi dọc được xử lý qua hồ.
- Đem nhiều trục canh ghép lại với nhau tạo thành trục dệt, tùy theo tính chất từng mặt
hang mà trục dệt có số sợi, chiều dài theo yêu cầu.
- Qua máy hồ sợi sẽ được ngấm dung dịch hồ tạo thành một màng mỏng bao quanh thân
sợi, hồ ngấm vào dán chặc các sớ lại với nhau tăng them lực liên kết giữa các xơ bông
vào nhau, tăng tiết diện sợi tăng them sức dai để chịu lực căng, tăng sức bền và chịu sự
ma sát khi lên máy dệt.
10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
Yêu cầu.
- Chuẩn bị dung dịch hồ sợi, làm đúng đơn hồ, chuẩn bị dung dịch hồ đúng quy định, chất
lượng của dung dịch hồ phải đảm bảo sự đồng nhất.
- Dung dịch hồ phải có tính dính kết để tạo thành màng hồ mỏng bao quanh thân sợi.
- Dung dịch hồ phải hòa tan được trong nước mới có điều kiện ngấm sâu vào trọng sợi,
phải điều đặn không vón hòn trong suốt quá trình hồ.
- Dung dịch không bị biến chất ( thối rữa, mốc) . Đảm bảo sao khi hồ xong màng hồ bám
vào sợi, ít rơi rụng trong quá trình dệt.
- Dung dịch hồ phải dể giặt sạch.
- Tỷ lệ ăn hồ đạt yêu cầu: đảm bảo độ dãn trên máy hồ là ít, nhất là làm tăng sức dai cho
sợi, ít đứt trong khi dệt.
- Tránh những lỗi chủ quan do thợ vận hành máy gây ra, làm ảnh hưởng chất lượng trục
hồ, giảm chất lượng trên công đoạn dệt.
- Hồ phải dễ dàng tẩy khỏi vải
- Hồ phải có tính chống mốc.
- Hồ phải chế biến từ các nguyên liệu rẻ tiền, điều chế đơn giản.
- Hồ không được làm hỏng các chi tiết máy hồ.
TẠI CÔNG TY CÓ 2 MÁY HỒ
MÁY HỒ 1:
Hiệu: T-Tech Japan
Năm sản xuất 2010
Số trục mắc tối đa: 16 trục
Tốc độ tùy thuộc vào mặc hàng có thể dao động từ 40-70m/p
Mặt hàng thường chạy là: V0135, V1025,V3045, V3095, V3195, V2012, 2017,…
và tất cả các mặt hàng đòi hỏi chất lượng cao: Cotton, TC, CM, CR,…
MÁY HỒ 2:
Hiệu: Tsudakoma
11
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
Năm sản xuất 2008
Số trục mắc tối đa: 16 trục
Tốc độ tùy thuộc vào mặc hàng có thể dao động từ 40-70m/p
Mặt hàng thường chạy là: V1040, V3010,V3025, V3026, V4011, DBR, Z0011,
Z3131… và tất cả các mặt hàng đòi hỏi chất lượng cao: Cotton, TC
PHIẾU TRỤC DỆT
Loại sợi dọc
Tổng số
Số mét hồ
Trục dệt
sô
Thợ máy hồ
Ca/ ngày
Thợ móc go
Ca/ ngày
Thợ lên chỉ
Ca/ ngày
Máy dệt số
C/% V/s
Ghi chú
Quy trình quản lý
Quản lý thiết kế công nghệ
Kiểm tra công nhân có thực hiện đúng quy trình, quy định đã đề ra hay không
Kiểm tra phiếu ghi sản lượng, phiếu trục dệt, sổ theo dõi hóa chất hồ
Thường xuyên kiểm tra lại các thông số công nghệ như: hơi vào máy, nhiệt độ
máng hồ, nhiệt độ buồng sấy, thùng sấy, nhiệt độ máng sáp, lực ép hồ, độ ẩm sợi,
sức căng đầu máy, tốc độ máy, độ nhớt hồ, nồng độ hồ.
Kiểm tra lượng bột và hóa chất cùng nấu, cân đong, ghi chép sổ sách chính xác
Kiểm tra quy trình nấu hồ, chất lượng hồ đã nấu.
Chất lượng trục hồ và phương pháp đánh giá chất lượng trục hồ
Trục hồ được hồ xong việc quản lý và đánh giá chất lượng là rất quan trọng vì trục
hồ quyết định về năng suất và chất lượng vải trong dệt
Khi hồ xong trục hồ cần phải được xếp thẳng hàng theo từng loại máy, từng mặt
hàng không để các lá sen va vào sợi sẽ làm dây dầu trên trục sợi
Dùng bao vải bao từng trục sợi hồ tránh bụi bám và dính dầu vào sợi
Mỗi trục hồ khi hồ xong phải ghi phiếu giắt vào trục ghi đầy đủ các thông số công
nghệ để khi vào dệt tiện việc theo dõi
Kiểm tra độ lên hồ bằng cách cắt 1 mét sợi đã hồ và 1 mét sợi không hồ đem cân
và tính hoặc bằng kinh ngiệm dùng tay để sợi mặt sợi
Kiểm tra trục hồ mềm, cứng, lỗi, lõm biên, mềm biên, bằng kinh nghiệm dùng tay
để sờ
Các trục hồ bị dính, mất mối, non, già hồ sẽ được đánh giá ở công đoạn dệt
12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
Quản lý các thông số công nghệ
Giá mắc trục canh
Dung lượng giá mắc 16 trục, hàng dưới 8 trục, hàng trên 8 trục
Số lượng trục canh thường tính theo số chẵn, để sợi vào 2 máng hồ sẽ được ngấm hồ
đều và sức căng sợi ở 2 máng đều nhau
Lực ép hồ
Lực ép hồ được quy định theo từng loại mặt hàng, căn cứ vào loại sợi, tổng số đầu sợi,
chi số sợi khác nhau sẽ có lực ép khác nhau. Lực ép hồ thường dựa vào kinh nghiệm và
theo dõi năng suất thực tế trên máy dệt mà ta điều chỉnh lực ép cho phù hợp với từng
loại mặt hàng
Lực ép hồ thường do kỹ thuật máy hồ cài đặt nhưng thực tế khi chạy máy căn cứ vào
độ nhớt hồ, nồng độ hồ mà ta có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm ở mức cho phép, nếu
độ nhớt và nồng độ không đạt yêu cầu phải đóng máy hút hồ về xử lý lại để đảm bảo
chất lượng trục dệt
Sức ép của trục ép tăng sẽ làm cho lượng hồ bám vào sợi giảm đi và ngược lại sức ép
của trục ép giảm sẽ làm ch lượng hồ bám vào sợi tăng
Nhiệt độ trống sấy
Nhiệt độ trống sấy được quy định cho từng loại mặt hàng, căn cứ vào chi số sợi và mật độ
sợi mà ta để nhiệt độ trống sấy khác nhau
Nhiệt độ cụm
sấy
V3045
V1025
1
135
133
2
135
133
3
135
133
115
4
135
133
125
V2017
Thanh tách sợi
Sợi sau khi ra khỏi buồng sấy sẽ đi qua máng sáp để chuốt sáp nhằm làm cho sợi trơn
nhẵn
Nhiệt độ máng sáp : 85 C
Sợi tiếp tục được đi qua 1 dãy thanh tách
Sợi được tách theo từng lớp sợi sau khi qua máng sáp
Mục đích tách sợi là làm cho sợi không bị dính tép
Yêu cầu sợi sau khi tách không bị xướt, không đổ lông, không làm tổn thương đến tính
chất của sợi, sợi được tở ra từng lớp không bị dính.
Số thanh tách sợi bằng số trục canh trừ đi 1.
Độ ẩm sợi sau khi hồ
13
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
Độ ẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng của sợi hồ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ
đứt của sợi dọc trên máy dệt, cũng như năng suất của máy dệt. Sợi không quá sẽ bị
giòn dễ đứt, sợi ẩm quá sẽ bị dính khó mở miệng vải
Thực tế trên máy hồ có bộ phận đo độ ẩm, chỉnh độ ẩm theo từng loại sợi và số đầu
sợi, nếu ẩm vượt qua độ ẩm cho phép máy sẽ báo đèn đỏ cho đến khi độ ẩm trở lại bình
thường.
Mặt hàng
V3045
V3095
V3195
V1025
V2012
V4011
Z4317
Tổng số đầu
sợi
6930
8424
8424
6930
3558
8016
4992
Loại sợi
Độ ẩm
TC45
TC45
CVC45
PE40
R30
TR45
CD30
5,5
5
6,5
4,5
9
6
9
Tốc độ hồ
Tốc độ hồ phụ thuộc vào mật độ sợi dọc, chi số sợi, loại sợi và thành phần sợi. Theo
thực tế ở nhà máy tốc độ hồ được quy định như sau:
Mặt hàng KT: 70m/p
Mặt hàng PI : 70m/p
Mặt hàng RA: 60m/p
Khi tốc độ hồ nhanh thì sức vắt sẽ giảm xuống và lượng hồ bám vào sợi sẽ tăng lên.
Ngược lại tốc hồ chậm xuống thì sức vắt tăng lên và lượng hồ bám vào sợi sẽ giảm
xuống. Nếu máy chạy không đều (lúc nhanh, lúc châm) trong quá trình hồ thì lượng hồ
bám vào sợi cũng không ổn định
Nhiệt độ máng hồ
Nhiệt độ máng hồ sẽ ảnh hưởng đến độ nhớt của hồ do đó sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ lên
hồ, chất lượng sợi hồ.
Nhiệt độ máng hồ tăng, độ nhớt của dung dịch hồ sẽ giảm, vì vậy tỷ lệ hồ bám trên sợi
cũng sẽ giảm dẫn đến non hồ.
Ngược lại nhiệt độ máng hồ thấp, độ nhớt của dung dịch hồ sẽ tăng và tỷ lệ hồ bám
trên sợi sẽ tăng dẫn đến già hồ.
Lưu ý:
Nếu nhiệt độ máng hồ quá thấp so với mức cho phép, độ nhớt hồ tăng, nhưng lượng hồ đó
chỉ bám bao ngoài sợi dẫn đến nhám hồ, già hồ khi qua dệt sợi bị ma sát lượng sợi sẽ rơi
14
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
rụng nhiều làm lãng phí hồ. Vì vậy, để hồ sợi cho đều đặn việc điều chỉnh nhiệt độ hồ
như đã quy định là rất cần thiết.
Nhiệt độ và độ nhớt dung dịch hồ
Nếu dung dịch hồ có nồng độ và độ nhớt không ổn định thì lượng hồ bám vào sợi cũng
không ổn định vì độ lên hồ phụ thuộc vào nồng độ và độ nhớt của dung dịch hồ, để lượng
hồ bám vào sợi luôn ổn định cần phải quản lý chặt chẽ nồng độ, độ nhớt của dung dịch hồ
Lưu ý:
Nồng độ dung dịch hồ tăng trong mức cho phép nếu nồng độ tăng nhiều, dung dịch hồ
đặc lượng hồ bám vào sợi tăng nhưng hồ chỉ bám bên ngoài sợi mà không thẩm thấu vào
bên trong sợi dẫn đến nhám hồ, già hồ.
Sự liên quan giữa tốc độ hồ, độ nhớt, nồng độ và tỷ lệ lên hồ thực tế
Chi số sợi
Tốc độ
hồ
(m/p)
Độ nhớt
(giây)
Nồng độ
(%)
Tỷ lệ
lên hồ
(%)
TC45
7
9
8
8.5
PE40
70
10,5
11
9.6
R30
60
6
5
6.6
Một số vấn đề cần lưu ý về công nghệ và thiết bị hồ để đảm bảo chất lượng trục hồ
Về mặt công nghệ
Công nhân nấu hồ, đứng máy hồ, tổ trưởng, kỹ thuật và cán bộ quản lý khu vực hồ phải
thường xuyên kiểm tra độ nhớt, nồng độ, nhiệt độ của dung dịch hồ
Quản lý chặt chẽ các thông số kỹ thuật, quy trình trong quá trình nấu hồ và hồ sợi
Tuân thủ chặt chẽ quy trình nấu hồ, yêu cầu kiểm tra chặt chẽ các thông số độ nhớt,
nồng độ, lực ép, độ ẩm, tốc độ.
Trong quá trình nấu hồ đảm bảo độ nhớt và nồng độ hồ ổn định tránh hiện tượng non
hồ, già hồ.
Về mặt thiết bị
Kiểm tra chặt chẽ lực ép hồ
Kiểm tra lực kéo đầu máy, thùng sấy, trục ép, các trục canh phải đồng bộ để giảm tối
đa dộ giãn của sợi sau khi hồ
Kiểm tra lực ép của dò lá để tránh tình trạng trục dệt bị mềm hoặc quá cứng.
Thiết kế công nghệ mặt hàng TL2257
15
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Cấu trúc mặt hàng:
GVHD: Ngô Văn Cố
175
Số lượng trục canh cho 1 tổ hồ: 10 trục
Số đầu sợi trên 1 trục canh: 693 sợi
Chiều dài trục canh: 41000m
Hồ cho trục dệt khí Toyota
Khổ mắc máy là 167,6cm
Chiều dài trục hồ: 5500
Số trục dệt trong 1 tổ hồ: 7 trục 5200m + 1 trục 4600m
Công thức hồ:P2
Noregum 720: 105kg/ 750 lít hồ
Nồng độ hồ: 11 – 11,5%
Độ nhớt: 10,5 – 11 giây
Độ lên hồ: 9,6%
Quy định số lượng hóa chất Noregum720: 105kg trên một nồi hồ 750 lít. Theo định
mức thực tế lượng hồ tiêu hao cho 1000 mét là 130 lít.
Vậy số lít hồ phải nấu là 5330 lít + số lít hồ còn lại trong máng hồ 200 lít = 5530 lít.
Nếu như tổ hồ sau chạy tiếp cùng mặt hàng thì sẽ nấu 8 nồi hồ.
Còn nếu như tổ hồ sau chạy mặt hàng khác thì số nồi hồ phải nấu là 7 nồi hồ 750 lít và 1
3.3 Công Đoạn Luồn Và Nối Sợi Dọc
Luồn và nối sợi dọc là công đoạn cuối cùng của công nghệ chuẩn bị
3.3.1 Mục đích và yêu cầu
Mục đích
- Phân bố đều sợi dọc theo chiều rộng vải, đúng mật độ dọc theo đúng rapo luồn go.
- Luồn sợi dọc vào các go theo đúng quy định, thứ tự theo đúng yêu cầu từng mặt hàng.
16
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
Yêu cầu
- Xâu go đúng thứ tự và đúng số sợi,
- Luồn sợi qua bộ phận kiểm mộc
- Xâu go, lamen, theo đúng chiều sợi go và lamen
- Xâu lược đúng chi số, đúng số sợi, không chập được hoặc bỏ răng lược.
- Luồn sợi: là sợi sau khi hồ xong thì được luồn vào Lamen, go và lược rồi mới đưa sang
dệt.
3.3.2 Luồn sợi qua Lamen, Go, Lược.
- Lamen : Là một chi tiết của bộ phận tự hãm khi đứt sợi dọc, lamen được làm bằng lá
thép mỏng..
3.3.3 Công Nghệ Dệt
- Sợi dọc được luồn qua lỗ 1, khe 2 để luồn vào thanh đỡ lamen
- Kích thước và khối lượng lamen phụ thuộc vào độ mãnh sợi, độ mãnh sợi càng cao
dùng lamen có khối lượng càng nhẹ.
- Go: Dùng để tạo miệng vải trên máy dệt, gồm có khung go bằng gỗ hoặc kim loại, trên
khung treo nhiều go ( tùy theo yêu cầu của mặt hàng ). Go được làm bằng kim loại
mỏng hoặc làm bằng dây swoij.
- Lược: Có nhiệm vụ dập sợi ngang vào đường dệt, lược được làm bằng kim loại, mật độ
được tính bằng inch, luồn sợi dọc qua lược để phân bố đều sợi dọc theo mật độ yêu cầu
cua từng loại mặt hàng.
3.3.4 Luồn sợi dọc.
- Luồn sợi dọc luồn sợi dọc vào Lamen, Go, Lược được làm bằng tay, và được tiến hành
ở bên ngoài máy dệt. Máy dệt dùng Lamen kín thì phải luồn sợi vào lamen trước rồi
mới luồn sợi vào go lược.
- Để luồn sợi vào go, người ta dùng các kiểu móc khác nhau tùy theo độ lớn của mắc go,
móc sợi làm bằng dây thép, đồng thau.
- Luồn sợi là một công việc rất quan trọng phải xâu go theo đúng mặt phải của lỗ go, giữ
đúng thứ tự sợi go, để dệt đúng kiểu dệt.
- Luồn sợi vào lược thường do 2 công nhân làm, người thứ nhất chọn sợi từ go và đặt
vào móc và người thứ 2 kéo sợi qua răng lược để sợi có 1 thứ tự và mật độ đúng, khi
luồn sợi qua lược cần thức hiện chính xác theo yêu cầu của mặt hàng.
+ Xâu lược phải đúng chỉ số
+ Xâu lược đúng số sợi
+ Không chập lược hoặc răng lược
3.3.5 Các dạng lỗi trong xâu go, lược và cách khắc phục.
17
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
STT
Dạng lỗi
Nguyên nhân
Xâu go không đúng thứ
tự quy định của kiểu dệt
Xâu go không kỹ gây
chéo, không đúng mặt
phải của lỗ go
Do xâu nhập lược hay
bỏ răng lược
1
Sai go
2
Chéo go, sai
go
3
Lộn lược
4
Sai khổ khăn
Do xâu dư hoặc thiếu
go, do sai chi số lược
5
Sai loại sợi, chi
số sợi
Không kiểm tra ký
trước khi xâu go
GVHD: Ngô Văn Cố
Biện pháp khắc phục
Thường xuyên kiểm tra lại
sau khi móc
Xâu go phải chính xác, chú
ý mặt trá, phải của go
Kiểm tra lại sau mỗi đoạn
xâu
Đếm đúng số go quy định.
Trước khi xâu lược phải
kiểm tra chi số lược.
Chú ý kiểm tra phiếu hồ
trước khi xâu go.
3.4 Chuẩn Bị Sợi Ngang
3.4.1 Quấn suốt sợi ngang
_ Suốt sợi ngang quấn trên các máy suốt tự động. Trên suốt, sợi ngang được quấn thành
các lớp nón, riêng đối với máy dệt băng, suốt sợi ngang có dạng búp quấn chéo trụ, hai
đầu côn hay có gờ.
Lỗi suốt sợi trên máy thay suốt tự động có dạng (H.6.2a), cấu tạo bằng gỗ, đặt ruột, phía
đầu có ba vòng thép để được định vị chính xác và kẹp chặt trong lòng của thoi lúc thay
suốt cũng như lúc dệt bình thường.
3.4.2 Làm Ẩm Sợi Ngang: Có ba phương pháp làm ẩm sợi ngang:
-Đặt sợi ngang trong môi trường không khí ẩm
Sợi ngang được xếp trên các trạn bằng gỗ của nhà kho. Trong kho có lắp các ống hơi
nước và phun mù để độ ẩm trong kho đạt 80 – 85%. Sau 24h lấy sợi ra dùng.
Phương pháp này đơn giản, thiết bị rẻ tiền nhưng cần diện tích lớn của nhà kho.
Thời gian làm ẩm kéo dài, số lượng sợi ngang phải dự trữ lớn
-Phun hơi nước vào sợi
Nhiệt độ và áp suất hơi nước, thời gian loại làm ẩm phụ thuộc vào loại vật liệu dệt.
Thông thường ở nhiệt độ hơi nước từ 80 – 130 0C, áp suất hơi trong giới hạn 0,12 –
0,18Mpa, thời gian làm ẩm từ 10 phút đến vài giờ.
Sau khi làm ẩm lưu trữ sợi ngang vài giờ để độ ẩm phân đều và ổn định sau đó mới gia
công tiếp.
-Nước có pha một số hóa chất rồi đem phun vào sợi ngang
Hóa chất thường dùng là dầu Thổ Nhĩ Kỳ (50kg dầu đỏ pha trong 1 lít nước).
Ưu điểm của phương pháp này là cải thiện được điều kiện lao động (dùng hai phương
pháp trên công nhân phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm rất cao có hại cho
sức khỏe), lõi gỗ ít bị hỏng không cần dự trữ nhiều sợi ngang, ít tốn kém tuy các chât
thẩm thấu đắt nhưng dùng ít.
18
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
GVHD: Ngô Văn Cố
• Máy dệt khổ hẹp.
• Máy dệt khổ rộng.
3.5 Dệt vải
3.5.1 Sơ đồ công nghệ máy dệt.
Sơ đồ công nghệ máy dệt
3.5.2Sự thành vải trên máy dệt.
Sợi dọc được tở ra từ thùng dệt vòng qua trục dẫn sợi và cảm ứng sức căng(xà sau), qua
các que tách,lamen,mắt go qua khổ gắn trên ba tăng. Khi miệng vải được các go mở đủ
rõ, sợi ngang được đưa vào miêng vải và sau đó được khổ đập sợi ngang vào đường dệt
để tạo thành vải. Vải được dẫn qua xà trước, trục gai, trục dẫn và cuộn vào trục vải. Qúa
trình trên máy dệt bao gồm các giai đoạn công nghệ chủ yếu diễn ra liên tục và lặp lại
theo một chu kỳ:
- Sợi dọc chuyển động theo phương thẳng dứng tách thành hai lớp và tọ miệng vải;
- Đưa sợi ngang vào miệng vải;
- Khổ(lược) đập sợi ngng vào đường dệt;
- Vải dệt xong chuyển dần dần và đượ cuộn vào trục vải, đồng thời thùng dệt, sợi dọc
cũng được buôn dần ra và luôn đảm bảo có mật độ căng cần thiết.
Cứ mỗi vòng quay trục chính máy dệt thì một sợi ngang được dệt như vậy, số sợ ngang
được dệt trong một phút chính là tốc độ trục chính máy dệt( tốc độ may dệt). Năng suất
máy dệt tỷ lệ với tốc độ máy dệt.
3.5.3.Nhiệm vụ các cơ cấu trên máy.
- Trục dệt dùng để quấn sợi dọc sau khi hồ rồi chuyển lên máy dệt.
- Xà trước xà sau: Là trục dẫn dẫn hướng cho sợi đi.
- Que tách nhịp/lamen:
+ Tách các sợi dọc còn dính hồ thành từng lớp từng sợi.
+ Báo dừng máy khi đứt sợi.
- Go: chuyển động của go để mở miệng vải.
- Lược: Điều chỉnh sự sắp xếp sợi dọc, đánh chặt sợi ngang vào đường dệt.
- Ba tăng: Hệ thống đánh chặt lược vào đường dệt.
19