Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại đầu tư vân long CDC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.13 KB, 65 trang )

Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiêp muốn hoạt động thì không thể
không có vốn. Vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn lưu động nói riêng có mặt
trong mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp từ: dự trữ, sản xuất đến lưu thông.
Vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được trơn tru, hiệu quả.
Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở
nhiều doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu động chưa được quản lý, sử dụng có hiệu
quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao. Trong quá trình
thực tập tại Công ty Cổ phần thương mại đầu tư Vân Long CDC em nhận thấy đây
là một vấn đề thực sự nổi cộm và rất cần thiết ở Công ty, nơi có tỷ trọng vốn lưu
động lớn với nhiều hoạt động sản xuất quy mô lớn, phức tạp, vấn đề nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động đang là một chủ đề mà Công ty rất quan tâm.
Với nhận thức như vậy, bằng những kiến thức quý báu về tài chính doanh
nghiệp, vốn lưu động tích luỹ được trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường
Đại học Hải Phòng cùng thời gian thực tập thiết thực tại Công ty Cổ phần thương
mại đầu tư Vân Long CDC, em đã chọn đề tại: “Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần thương mại đầu tư Vân Long
CDC” làm đề tài viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương I. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
doanh nghiệp
Chương II. Tổng quan về công ty Cố phần thuơng mại đầu tư Vân Long
CDC và tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty.
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại Công ty Cố phần thuơng mại đầu tư Vân Long CDC.

1


Do những hạn chế về trình độ nhận thức và thời gian thực tập, luận văn này
chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những đóng góp từ phía


thầy, cô giáo, các anh chị trong phòng tài chính – kế toán Công ty Cổ phần thương
mại đầu tư Vân Long CDC để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn cũng như giúp em
hiểu sâu hơn về đề tài mà mình lựa chọn.

2


CHUƠNG I
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các yếu tố nguời lao động, tư liệu lao
động, còn phải có đối tuợng lao động. Trong các doanh nghiệp, đối tuợng lao động
bao gồm 2 bộ phận: Một bộ phận là những nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay
thế…đang dự trữ chuẩn bị cho quá trính sản xuất đuợc tiến hành nhịp nhàng, liên
tục. Bộ phận còn lại là những nguyên vật liệu đang đuợc chế biến trên dây truyền
sản xuất (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm). Hai bộ phận này biểu hiện dưới
hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động của doanh nghiệp trong dự trữ và sản
xuất.
Thông qua quá trình sản xuất, khi kết thúc một chu kỳ sản xuất thì toàn bộ tư
liệu lao động đã chuyển hóa thành thành phẩm. Sau khi kiểm tra, kiểm nghiệm
chất luợng thành phẩm đuợc nhập kho chờ tiêu thụ. Mặt khác để sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm doanh nghiệp còn cần 1 số tiền mặt trả luơng công nhân và các
khoản phải thu phải trả khác. Toàn bộ thành phẩm chờ tiêu thụ và tiền để phục vụ
cho tiêu thụ sản phẩm đuợc gọi là tài sản lưu động trong lưu thông.
Như vậy xét về vật chất, để sản xuất kinh doanh đuợc tiến hành liên tục, ngoài
tài sản cố định doanh nghiệp còn cần có tài sản lưu động trong dự trữ, trong sản
xuất và trong lưu thông. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, để hình
thành các tài sản lưu động này các doanh nghiệp phải bỏ ra số vốn đầu tư ban đầu

nhất định. Vì vậy có thể nói vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng
truớc để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động trong doanh nghiệp.

3


Vốn lưu động biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động
của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong
quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động qua các giai
đoạn của chu kì kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này
đuợc diễn ra liên tục và thuờng xuyên lặp lại theo chu kỳ và đuợc gọi là quá trình
tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh
doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệ ban
đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối
cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Tuơng ứng với một chu kỳ kinh doanh thì vốn
lưu động cũng hoàn thành một vòng chu chuyển
Vốn bằng tiền

Mua vật tư
hàng hoá

Vốn dự trữ sản
xuất

Sản xuất
sản phẩm

Vốn trong sản
xuất


Tiêu thụ sản phẩm

1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh thì vốn lưu động không
ngừng vận động và thay đổi hình thái biểu hiện. Từ hình thái vốn bằng tiền sang
các hình thái khác nhau và khi kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm thì vốn lưu
động lại trở lại hình thái ban đầu là vốn tiền tệ.
Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn đuợc mô tả qua sơ đồ sau:
T…..H…..H’…..T’ ( Đối với các doanh nghiệp sản xuất )
T…..H…..T’

( Đối với doanh nghiệp thuơng mại dịch vụ )

Trong đó:
- Mua hàng hóa (T – H) tức là chuyển hàng hóa từ hình thái ban đầu là tiền tệ
sang các hình thái vật tư hàng hóa.
4


- Bán hàng hóa (H –T’) tức là bán hàng hóa để thu tiền về (quay trở lại hình thái
tiền tệ ban đầu)
Sự vận động của vốn lưu động như vậy gọi là sự tuần hoàn vốn.
Do quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuờng xuyên, liên tục cho
nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tuc lặp đi lặp lại có tính chất
chu kỳ tạo ra sự chu chuyển của vốn lưu động.


So sánh giữa T và T’

- Nếu T > T’, có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh có lãi vì đồng vốn đưa vào sản

xuất đã sinh sôi nảy nở, không những bảo toàn đuợc vốn mà còn phát triển đuợc
vốn.
- Nếu T < T’, có nghĩa là doanh nghiệp đã bị lỗ, doanh nghiệp đã không bảo toàn
được vốn.
Đây là một nhân tố hết sức quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của doanh nghiệp
Như vậy vốn lưu động luôn vận động nên kết cấu vốn lưu động luôn biến động
và phản ánh sự hoạt động không ngừng của hoạt động kinh doanh.
1.1.3 Vai trò của vốn lưu động
Vốn ở trong các doanh nghiệp có vai trò quyết định đến việc thành lập, hoạt
động và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vốn lưu động cũng là điều kiện tiên
quyết, quan trọng nhất trong sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp,
vốn lưu động có những vai trò chủ yếu sau:
• Vốn lưu động giúp cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh một cách liên tục có hiệu quả. Nếu vốn lưu động bị thiếu hay luân chuyển
chậm sẽ hạn chế việc thực hiện mua bán hàng hóa, làm cho các doanh nghiệp
không thế mở rộng đuợc thị truờng hay làm gián đoạn sản xuất dẫn đến giảm sút
lợi nhuận gây ảnh huởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
• Vốn lưu động có vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh
doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động là
5


một yếu tố không thể thiếu được và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Bởi vậy để hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được tiến hành bình thường, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định
nhu cầu về vốn lưu động phù hợp với tính chất và qui mô sản xuất kinh doanh. Vai
trò trên đây của vốn lưu động sẽ trở nên tích cực, có tác dụng kích thích sản xuất
khi người quản lý biết sử dụng một cách hợp lý nguồn vốn lưu động. Ngược lại,
nó cũng có thể trở nên tiêu cực, kìm hãm sản xuất khi người quản lý sai lầm trong

việc sử dụng vốn lưu động.
• Vốn lưu động là công cụ quan trọng. Nó kiểm tra, kiểm soát, phản ánh tính
chất khách quan của hoạt động tài chính thông qua đó giúp các nhà quản trị doanh
nghiệp đánh giá đuợc những mặt mạnh mặt yếu trong kinh doanh như khả năng
thanh toán, tình hình luân chuyển vật tư, hàng hóa, tiền vốn từ đó có thể đưa ra
những quyết định đúng đắn đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất
• Vốn lưu động là tiền đề cho sự tăng truởng và phát triển của các doanh
nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất, thuơng mại và các doanh
nghiệp nhỏ. Do các doanh nghiệp này có vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng số vốn, sự sống còn của các doanh nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ
chức, quản lý, sử dụng vốn lưu động. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh
doanh là hệ quả của nhiều yếu tố nhưng sai sót trong việc hoạch định và kiểm soát
chặt chẽ vốn lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến
sự thất bại đó.
Tóm lại vốn lưu động có một vị trí rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc sử dụng vốn lưu động như thế nào
cho hiệu quả sẽ ảnh huởng lớn đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
1.1.4 Phân loại vốn lưu động
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải phân loại vốn lưu động
của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với yêu cầu quản lý.
1.1.4.1 Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động được chia thành 3 loại
6


 Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất (Vdt) gồm:
- Nguyên vật liệu chính hay bán thành phẩm mua ngoài: là những loại
nguyên vật liệu khi tham gia vào sản xuất chúng cấu tạo nên thực thể sản phẩm.
- Nguyên vật liệu phụ: là những loại vật liệu giúp cho việc hình thành sản phẩm
làm cho sản phẩm bền hơn đẹp hơn.
- Vốn nhiên liệu: là những loại dự trữ cho sản xuất có tác dụng cung cấp nhiệt

lượng cho quá trình sản xuất như than, củi, xăng dầu...
- Vốn phụ tùng thay thế: là giá trị của những chi tiết, phụ tùng, linh kiện máy
móc thiết bị dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận của
máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải ...
- Vốn vật liệu đóng gói: là những vật liệu dùng để đóng gói trong quá trình sản
xuất như bao ni lông, giấy, hộp....
- Vốn công cụ lao động nhỏ: có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh
doanh và giữ nguyên hình thái vật chất nhưng giá trị nhỏ không đủ tiêu chuẩn tài
sản cố định.
 Vốn lưu động trong quá trình sản xuất (Vsx)
- Vốn sản xuất đang chế tạo (bán thành phẩm): là giá trị khối lượng sản phẩm
đang còn trong quá trình chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công nghệ, đã kết
thúc một vài quy trình chế biến nhưng còn phải chế biến tiếp mới trở thành thành
phẩm.
- Vốn bán thành phẩm tự chế biến: là giá trị những sản phẩm dở dang nhưng
khác với sản phẩm đang chế tạo là nó đã hoàn thành một hay nhiều giai đoạn chế
biến nhất định
- Vốn về phí tổn đợi phân bổ: là những phí tổn chi ra trong kì nhưng có tác
dụng cho nhiều chu kì sản xuất, vì thế chưa tính hết vào giá thành trong kì mà còn
phân bổ cho các kì sau.
Loại vốn này được dùng cho quá trình sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất
của các bộ phận sản xuất trong dây truyền công nghệ được liên tục, hợp lý.
7


 Vốn lưu động trong quá trình lưu thông
- Vốn thành phẩm: gồm những thành phẩm sản xuất xong nhập kho được dự trữ
cho quá trình tiêu thụ.
- Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang
chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi

thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi
hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
- Vốn trong thanh toán: là những khoản phải thu tạm ứng phát sinh trong quá
trình bán hàng hoặc thanh toán nội bộ. Chủ yếu trong khoản mục vốn này là các
khoản phải thu của khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp
phát sinh trong quá trình bán hàng hoá, dịch vụ dưới hình thức bán trước, trả sau.
Khoản mục vốn này liên quan chặt chẽ đến chính sách tín dụng thương mại của
doanh nghiệp, một trong những chiến lược quan trọng của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường. Ngoài ra, trong một số trường hợp mua sắm vật tư, hàng hoá
doanh nghiệp còn phải ứng trước tiền cho người cung cấp từ đó hình thành khoản
tạm ứng.
- Vốn đầu tư chứng khoán ngắn hạn: là giá trị các loại chứng khoán ngắn hạn.
Qua cách phân loại trên ta biết kết cấu của vốn lưu động từ đó có biện pháp quản
lý chặt chẽ và sử dụng vốn có hiệu quả.
Loại vốn này dùng để dự trữ sản phẩm, bảo đảm cho tiêu thụ thường xuyên,
đều đặn theo nhu cầu của khách hàng.
Việc phân loại vốn lưu động theo phương pháp này giúp cho việc xem xét đánh
giá tình hình phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình chu chuyển
vốn lưu động. Thông qua đó, nhà quản lý sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm
tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.1.4.2. Phân loại theo hình thái biểu hiện: gồm 3 loại
 Tiền và các khoản tương đương tiền
8


- Vốn bằng tiền.
- Các tài sản tương đương tiền: Gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Việc tách riêng khoản mục này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng theo dõi khả
năng thanh toán nhanh của mình đồng thời có những biện pháp linh hoạt để vừa

đảm bảo khả năng thanh toán vừa nâng cao khả năng sinh lời của vốn lưu động.
 Các khoản phải thu
- Các khoản phải thu: Nghiên cứu các khoản phải thu giúp doanh nghiệp nắm bắt
chặt chẽ và đưa ra những chính sách tín dụng thương mại hợp lý, đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng, nâng cao doanh số bán cũng như nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.
 Vốn vật tư hàng hóa:
- Vốn vật tư hàng hóa: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng vật
tư cụ thể như: hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở
dang…..Việc phân chia vốn lưu động theo hình thái biểu hiện nói lên sự vận động
ở các khâu và mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Tác động của cách phân loại này giúp doanh nghiệp có cơ sở để tính toán và
kiểm tra kết cấu tối ưu của vốn lưu động, dự thảo những quyết định tối ưu về mức
tận dụng vốn lưu động đã bỏ ra, từ đó tìm biện pháp phát huy chức năng các thành
phần của vốn lưu động bằng cách xác minh mứac dự trữ hợp lý và nhu cầu vốn
lưu động. Mặt khác nó cũng là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá khả năng thanh
toán của mình.
1.2 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh huởng đến kết cấu vốn lưu động
1.2.1 Khái niệm kết cấu vốn lưu động
Kết cấu VLĐ phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động trong
tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.

9


Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động sẽ giúp ta thấy được tình hình phân bổ
vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn trong các giai đoạn luân chuyển để xác
định trọng tâm quản lý vốn lưu động và tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động trong từng điều kiện cụ thể.
Các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giống nhau.

Thông qua phân tích kết cấu vốn lưu động theo các tiêu thức phân loại khác nhau
sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động
mà mình đang quản lý và sử dụng. Mặt khác, thông qua việc thay đổi kết cấu vốn
lưu động của doanh nghiệp qua các thời kỳ khác nhau có thể thấy được những
biến đổi tích cực hoặc hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý, sử dụng
vốn lưu động của từng doanh nghiệp.
1.2.2 Các nhân tố ảnh huởng đến kết cấu vốn lưu động
Có ba nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới kết cấu VLĐ của doanh nghiệp.
• Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp
với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối
lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại
vật tư cung cấp.
• Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất
của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản
xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất.
• Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn
theo các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán
giữa các doanh nghiệp.
1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
• Hệ số sinh lời vốn lưu động

10


Hệ số sinh lời vốn lưu động hay còn gọi là mức doanh lời vốn lưu động, phản
ánh 1 đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số sinh lời
vốn lưu động càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả.
Lợi nhuận truớc thuế
Hệ số sinh lời vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân trong kỳ
• Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được 1 đồng doanh thu, hệ
số đảm nhiệm vốn lưu động càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao
và nguợc lại.
Số vốn lưu động bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Tổng doanh thu thuần
1.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển và mức độ tiết kiệm vốn
lưu động
• Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay đuợc mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng
quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và nguợc lại.
Doanh thu thuần
Số vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
• Kỳ luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân để vốn lưu động thực hiện 1 vòng
luân chuyển. Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì hiệu suất vốn lưu động
luân chuyển càng nhanh và nguợc lại

11


Vốn lưu động
Kỳ luân chuyển vốn lưu động =

x 360
Doanh thu thuần


• Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được
do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước
Doanh thu thuần
Mức tiết kiệm VLĐ = (N1 – N0) x
360
Trong đó
N1: số ngày luân chuyển VLĐ kỳ sau
N0: số ngày luân chuyển VLĐ kỳ truớc
1.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành
vốn lưu động
• Hàng tồn kho
- Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho biết hàng tồn kho quay đuợc mấy vòng trong kỳ. Số vòng
quay hàng tồn kho càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao và nguợc
lại.
Doanh thu thuần
Số vòng quay HTK =
Số HTK bình quân trong kỳ
Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh
nghiệp, hệ số này càng cao thì tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, kỳ thanh
toán ngắn và doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn.
- Thời gian một vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 chu kỳ kinh doanh, hàng dự trữ quay hết 1 vòng
mất bao nhiêu lâu. Chỉ tiêu này có thể lớn hay nhỏ tùy vào ngành kinh doanh và
12


tính chất của sản phẩm. Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với việc quản lý hàng tồn
kho.

Thời gian kỳ phân tích
Thời gian 1 vòng quay HTK =
Số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ
• Các khoản phải thu
- Kỳ thu tiền bình quân:
Trong phân tích tài chính, chỉ tiêu này đuợc sử dụng để đánh giá khả năng thu
hồi vốn trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình
quân 1 ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ tùy thuộc vào chính sách tín dụng
của doanh nghiệp và các khoản trả truớc.
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu thuần bình quân 1 ngày trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để doanh nghiệp thu đuợc nợ từ các
khoản phải thu trong 1 ngày là bao nhiêu đồng thời cũng thể hiện rõ chính sách tín
dụng thuơng mại của doanh nghiệp.
- Số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng thu hồi vốn từ các khoản phải thu của
doanh nghiệp đồng thời xác định trong một chu kỳ kinh doanh các khoản phải thu
của doanh nghiệp quay đuợc bao nhiêu vòng.
Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu =
Số dư bình quân các khoản phải thu
1.3.4 Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
• Hệ số thanh toán hiện thời
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn
hạn. Nó thể hiện khả năng đáp ứng nợ của doanh nghiệp, nếu chỉ tiêu này lớn hơn
1 thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là tốt.
13



Tổng tài sản lưu động
Hệ số thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn
• Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh đo luờng mức độ đáp ứng nhanh vốn lưu động truớc
các khoản nợ ngắn hạn. Trong tài sản lưu động của doanh nghiệp hiện có vật tư
hàng hóa có tính thanh khoản thấp nhất. Vì vậy khi xác định hệ số thanh toán
nguời ta đã trừ phần hàng tồn kho ra khỏi tài sản để đảm bảo khả năng thanh toán
nhanh của doanh nghiệp, đuợc xác định theo công thức:
Tổng TSLĐ – Vốn hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
• Hệ số thanh toán tức thời
Tỷ lệ này phản ánh khả năng thanh toán ngay lập tức tại thời điểm xác định, tỷ
lệ không phụ thuộc vào các khoản phải thu và dự trữ mà đuợc tính bằng tỷ lệ giữa
tổng số vốn bằng tiền hiện có và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tổng số vốn bằng
tiền đuợc xác định là toàn bộ số tiền mặt và chứng khoán thanh khoán có khả năng
thanh khoản cao mà doanh nghiệp đang nắm giữ.
Tiền mặt + Chứng khoán ngắn hạn
Hệ số thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Chỉ số này thuờng > 0,5 đối với các doanh nghiệp đuợc đánh giá là có tình hình
thanh toán tương đối tốt. Ngược lại thì doanh nghiệp khó khăn trong tiền mặt dự
trữ. Tuy nhiên nếu tỷ suất này quá cao thì nó lại phản ánh tình hình không tốt vì

14


lượng vốn bằng tiền quá lớn gây rủi ro chi phí cơ hội cao, làm giảm hiệu quả sử
dụng vốn lưu động.

Như vậy có thể nói, việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ là một
trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác tài chính của DN. Bởi vì nó
không chỉ ảnh hưởng tới LN mà còn liên quan đến việc thu hút các nguồn lực cho
DN.
1.4 Các biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
doanh nghiệp.
 Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thuờng xuyên cần thiết phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Việc xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động trong từng thời kỳ có ý nghĩa
quan trọng trong việc đảm bảo quá trình tái sản xuất đuợc tiến hành liên tục. Giúp
doanh nghiệp đưa ra kế hoạch, tổ chức huy động vốn nhằm hạn chế tình trạng
thiếu vốn gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng
thời cũng tránh đuợc tình trạng ứ đọng vốn không phát huy đuợc hiệu quả kinh tế
cho doanh nghiệp.
 Lựa chọn hình thức khai thác huy động vốn lưu động
Tích cực khai thác triệt để các nguồn vốn lưu động bên trong doanh nghiệp,
vừa đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu vốn lưu động tối thiểu cần thiết 1 cách chủ
động, vừa giảm đuợc 1 khoản chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tránh tình
trạng vốn tồn tại duới hình thái tài sản không cần sử dụng, vật tư hàng hóa kém
phẩm chất….mà doanh nghiệp phải đi vay để duy trì sản xuất với lãi suất cao, chịu
sự giám sát của chủ nợ, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
 Tố chức tốt vốn lưu động ở khâu mua sắm, dự trữ sản xuất và đẩy
mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm
Doanh nghiệp muốn tổ chức tốt ở khâu mua sắm, dự trữ sản xuất thì phải tận
dụng nguồn vật tư tại địa phuơng gần nhất. Tìm bạn hàng làm ăn có uy tín để giữ
mối quan hệ lâu dài đảm bảo nguyên vật liệu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản
15


xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần kiểm tra thuờng xuyên đối với quá trình mua

sắm vật tư, sản xuất, tiêu thụ dựa trên cơ sở phân tích chặt chẽ, tránh tình trạng ứ
đọng vốn nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hóa dự trữ thừa. Doanh nghiệp
cần xác định quy mô hợp lý việc dự trữ, tồn kho đảm bảo sản xuất kinh doanh
đuợc liên tục.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cũng là 1 biện pháp quản lý cần thiết nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Doanh nghiệp cần phối hợp nhịp nhàng giữa
các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên
vật liệu, sử dụng hết công suất máy móc thiết bị để hạ giá thành và như vậy doanh
nghiệp sẽ tiêu thụ đuợc nhiều sản phẩm. Ngoài ra cần tăng cuờng công tác quảng
cào, giới thiệu sản phẩm.
 Làm tốt công tác thanh toán công nợ
Doanh nghiệp cần chủ động trong công tác thanh toán công nợ, chủ động thanh
toán tiền hàng, hạn chế tình trạng bán hàng không thanh toán đuợc tiền, vốn bị
chiếm dụng làm phát sinh nhu cầu về vốn cho sản xuất dẫn đến doanh nghiệp phải
đi vay ngoài kế hoạch làm phát sinh chi phí sử dụng vốn lẽ ra không có. Muốn vậy
doanh nghiệp phải theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải thu đối với khách hàng
bằng việc đưa ra chính sách bán hàng thích hợp như chiết khấu, giảm giá,…Đồng
thời phải bố trí cơ cấu vốn trong kỳ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến
hạn
 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Khi doanh nghiệp đi vay vốn mà bị chiếm dụng vốn trở thành nợ khó đòi thì sẽ
làm tăng rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy để chủ động phòng ngừa, doanh
nghiệp cần tiến hành lập quỹ dự phòng tài chính, mua bảo hiểm có nguồn bù đắp
từ vốn bị thiếu hụt
 Tăng cuờng phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý và sử
dụng vốn lưu động

16



Thực hiện biện pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng công tác kiểm tra tài
chính đối với việc sử dụng tiền vốn trong tất cả các khâu dự trữ, sản xuất đến khâu
tiêu thụ sản phẩm.
 Bồi duỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính
Đây là những nguời hoạch định các chiến luợc cho doanh nghiệp nên phải năng
động, nhạy bén với thị truờng, huy động linh hoạt các nguồn vốn có lợi nhất để
phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

17


CHUƠNG II
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUƠNG MẠI ĐẦU TƯ
VÂN LONG CDC VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG CỦA CÔNG TY
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần thuơng mại đầu tư Vân Long CDC
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
a) Giới thiệu chung
Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Vân Long CDC (VCDC) được thành lập
tại Việt Nam theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203004680 chứng
nhận lần đầu ngày 18 tháng 09 năm 2008, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 01
tháng 9 năm 2009, thay đổi lần 2 ngày 30 tháng 12 năm 2009 với mã số doanh
nghiệp 0200835768, thay đổi lần thứ 3 ngày 11 tháng 05 năm 2010 do Sở Kế
hoạch Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp. Chúng tôi xin được giới thiệu như sau:

Tên Công ty viết
bằng

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ VÂN LONG
CDC


tiếng Việt
Tên Công ty viết
bằng

JOINT STOCK COMPANY

tiếng Anh

Địa chỉ

VANLONG CDC INVESTMENT TRADING

: Khu An Trì - P. Hùng Vương – Q.Hồng Bàng – TP. Hải Phòng

Điện thoại : 031.3798885
Fax

: 031.3798884
18


Email

:

Website

:


Giám Đốc

: Nguyễn Văn Mâu

Tổng diện tích : 20.000 m2
Đặc điểm các giai đoạn phát triển :
- Ngày 04 tháng 09 năm 1999: Công ty TNHH Vân Long được thành lập theo
giấy phép số: 0202000184 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng.
- Với hai lĩnh vực: Sản xuất và Thuơng mại

• Lĩnh vực sản xuất:
- Tháng 12 năm 1999 Công ty TNHH Vân Long đầu tư dây truyền sản xuất vỏ
bình ắc quy các loại cho xe máy.
- Tháng 5 năm 2002 nhà máy nhựa của Công ty TNHH Vân Long được xây
dựng trên diện tích mặt bằng 20.000m2 , tại khu CN An Trì – Hồng Bàng – Hải
Phòng.
- Tháng 6 năm 2003 Đầu tư lĩnh vực sản xuất chai lọ nhựa PE, PET.
- Tháng 10 năm 2006 đến tháng 3 năm 2007: Đầu tư giai đoạn 2 sản xuất thêm
10 chủng loại vỏ bình ắc quy ôtô - xe máy.
- Tháng 4 năm 2008 Công ty TNHH Vân Long đã áp dụng thành công và được
cấp chứng chỉ Quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000.
• Lĩnh vực thương mại:
- Tháng 12 năm 1999 Công ty TNHH Vân Long chuyên nhập khẩu và cung cấp
cho các nhà sản xuất trong nước các mặt hàng vật tư ắc quy, hoá chất các loại,
dung môi.
- Tháng 12 năm 2007 Công ty TNHH Vân Long mở rộng lĩnh vực hoạt động
kinh doanh về mặt hàng hạt nhựa, mặt hàng DCP phục vụ cho ngành thức ăn chăn
nuôi. Thạch cao cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng…
- Từ ngày 18 tháng 09 năm 2008 Công ty TNHH Vân Long cổ phần lĩnh vực
Thương mại lấy tên là: Công ty cổ phần thương mại đầu tư Vân Long CDC

b) Ngành nghề kinh doanh:
19


- Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện ( máy phát điện, động cơ điện,
dây điện và các thiét bị khác dung trong mạch điện).
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng.
- Bán ô tô và xe có động cơ khác.
- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác.
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác: máy công nghiệp.
- Bán lẻ hàng hóa mới chưa đuợc phân vào đâu, tàu, thuyền, cấu kiện nổi.
- Bán lẻ hàng hóa đã qua sử dụng: tàu thuyền, cấu kiện nổi.
- Bán buôn hàng thủ công mỹ nghệ, hàng trang trí nội thất, vật tư nông nghiệp
( trừ thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật ), khoáng hóa chất và khoáng phân
bón, vật tư ắc quy.
- Bán buôn tre, nữa, gỗ cây và gỗ chế biến.
- Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu ( trừ gỗ, tre, nứa ) và động vật sống ( trừ
động vật hoang dã, động vật quý hiếm )
- Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản.
- Bán buôn gạo, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào
- Bán buôn quặng kim loại.
- Bán buôn sắt, thép.
- Vận tải hàng hóa bằng đuờng bộ, đuờng thủy nội địa.
- Kho bãi và lưu trữ hàng hóa, bốc xếp hàng hóa.
- Dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ đại lý vận tải đuờng biển
- Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chưa đuợc phân vào đâu: dịch vụ
khai thuê hải quan, dịch vụ giao nhận hàng hóa.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa đuợc phân vào đâu:
dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa
- Bán buôn hóa chất thông thuờng (trừ loại sử dụng trong nông nghiệp )

- Bán buôn chất dẹo dạng nguyên sinh.
- Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại.
c) Đánh giá hoạt động chung
20


Nhìn chung Công ty cổ phần thương mại đầu tư Vân Long CDC tuy mới được
thành lập chưa lâu nhưng đã có những thành tựu nhất định và đáng kể, được nhiều
bạn hàng lớn trong các ngành hàng mà công ty đang kinh doanh biết đến và sử
dụng như: ngành sản xuất nước sạch, ngành sản xuất nhựa, ngành sản xuất bao bì
nhựa, bao bì xi măng, ngành sản xuất bột giặt, chất tẩy rửa. Cũng vì đặc thù kinh
doanh của công ty la đa ngành nghề nên công ty cũng gặp phải các khó khăn nhất
định từ phía các đối thủ cạnh tranh đến từ nhiều ngành nghề khác nhau đòi hỏi ban
lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cần phải có những phương
hướng cụ thể rõ ràng và hiệu quả thích hợp với nội lực doanh nghiệp và nhu cầu
thị trường. Bên cạnh hoạt động kinh doanh cán bộ công nhân viên trong công ty
cũng tích cực tham gia các chương trình hoạt động hội thao, hội nghị trong các
ngành nghề của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam với mục đích là giao lưu văn hóa
kết hợp mở rộng quan hệ liên kết. Công ty luôn coi trọng phát triển nguồn nhân
lực cao, hàng năm công ty cử cán bộ đi học các lớp đào tạo do các trường mở, các
khóa đào tạo huấn luyện của các trường, các tổ chức hay Phòng Thương Mại &
Công Nghiệp Việt Nam VCCI. Công ty cũng luôn luôn cải thiện đời sống và lắng
nghe tâm tư nguyện vọng của các cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm
khuyến khích nội bộ đạt được hiệu suất công việc tối đa đó chính là động lực giúp
công ty phát triển và lên một tầm cao mới.
2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của Công ty đứng đầu là Ban Giám đốc Công ty, dưới là các
phòng, ban chức năng giúp việc cho Ban Giám đốc và các đội xây dựng trực
thuộc.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cá phòng ban được ban hành theo quyết

định của giám đốc Công ty, các trưởng phó phòng là người chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Công ty về kết quả thực hiện của phòng, ban mình.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty
21


Đại Hội Đồng Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị

Ban Kiểm Soát

Giám Đốc Công Ty

Phòng
Dự Án

Ngành
thép,
vật tư
xây
dựng

Phòng
Thương
Mại

Phòng
Xuất –
Nhập

Khẩu

Ngành Ngành
Ngành Ngành Ngành Ngành Ngành
thức
thạch
vật tư
hóa
hóa
dung
nhựa
ăn
cao,
ắc quy
chất
chất
môi
chăn
phụ
xử lý
2.1.3
vụ của các phòng ban
nuôi Chức
gia xinăng và nhiệmnước
măng

Khối
Hậu Cần

Kế

toán

Tổ
chức
hành
chính

 Giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm chung, lãnh đạo công ty trong mọi

hoạt động kinh doanh, nhân sự, tài chính…Là đại diện lãnh đạo về chất lượng của
công ty: Phụ trách về hệ thống quản lý chất lượng của công ty kết hợp công tác
điều phối và cùng các bộ phận khác tổ chức thực hiện kế hoạch thiết lập, đào tạo
và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
 Phòng Thương mại: Phụ trách các ngành hàng đang kinh doanh chủ yếu,có
chức năng nhận các yêu cầu của khách hàng, chuyển các yêu cầu của khách hàng
thành các đơn đặt hàng sản phẩm, hàng hóa theo nhu cầu thị trường và sự chỉ đạo
của ban lãnh đạo.
 Phòng Dự án: Có trách nhiệm thiết lập các ngành kinh doanh thương mại
và dự án đầu tư tương lai của công ty. Triển khai các dự án đến khi được sản phẩm
hay dịch vụ và chuyển giao công nghệ.
22

Kho
Vận


 Phòng xuất – nhập khẩu: Có trách nhiệm mua bán, trao đổi hàng hóa phục
vụ hoạt động kinh doanh của công ty.
 Khối hậu cần: bao gồm các bộ phận: kế toán ( thực hiện các nhiệm vụ về
các vấn đề như kế toán tài chính theo luật định ) ; bộ phận kho vận ( có trách

nhiệm quản lý kho hàng, lưu kho và bảo quản hàng hóa, xuất kho ) ; bộ phận hành
chính nhân sự ( quản lý đội xe, đội bảo vệ của công ty và các vấn đề liên quan đến
nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, các vấn đề liên quan đến bảo hiểm người lao
động )
2.1.4 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt dộng kinh doanh của công ty
giai đoạn 2010-2013

23


BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (2010-2013)

2011

2012

2013

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Chỉ tiêu

1.Tổng doanh thu
Doanh thu XNK
2.Các khoản giảm trừ
3.Doanh thu thuần

4.Giá vốn hàng bán
5.Lợi nhuận gộp
6.Chi phí bán hàng
7.Chi phí quản lý doanh
nghiệp
8.Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
9.Lợi nhuận từ hoạt
động tài chính
10.Lợi nhuận sau thuế
TNDN
11.Tỷ lệ lợi nhuận thuần
sau thuế/doanh thu
thuần

201.383.041
13.640.520
174.404
201.208.637
186.965.724
14.242.913
3.015.404
3.763.270

332.008.107 203.364.437
141.158.697 55.422.786
2.023.209
175.609
329.984.898 203.188.828
304.498.277 191.721.206

25.486.621 11.467.622
8.281.955
5.330.229
6.416.764
4.382.754

Chênh lệch
2012/2011
2013/2012
Số tiền
Tỷ
Số tiền
Tỷ
trọng
trọng
(%)
(%)
130.625.066
64,86 (128.643.670) (38,75)
127.518.177 934,85 (85.735.911) (60,74)
1.848.805 1060,07
(1.847.600) (91,32)
128.776.261
64 (126.796.070) (38,42)
117.532.553
62,86 (285.377.071) (37.04)
11.243.708
78,94
8.981.001 361,17
5.266.551 174,65

(2.951.726) (35,64)
2.653.494
70,51
(2.034.010)
(31,7)

4.475.098

4.459.511

972.246

(15.578)

(0,35)

(3.487.265)

(78,2)

291.771

1.850.560

430.837

1.558.789

534,25


(1.420.473)

(76,56)

3.357.826

5.010.870

875.167

1.653.044

49,23

(4.135.703)

(82,53)

0,017

0,015

0.004

(0,002)

(11,76)

(0,011)


(73,34)

24


Nguồn: Phòng Kế toán

25


×