Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Quản lý dịch vụ đầu tư trên địa bàn khu kinh tế hải phòng – cụm công nghiệp quán trữ, quận kiến an, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.87 KB, 14 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Đào tạo sau Đại học – Trường Đại học Hải Phòng
và sự đồng ý của Tiến sỹ Đoàn Minh Tỵ em đã thực hiện đề tài “Quản lý dịch vụ
đầu tư trên địa bàn khu kinh tế Hải Phòng – Cụm Công nghiệp Quán Trữ, quận Kiến
An, thành phố Hải Phòng”
Để hoàn thành đề tài này em xin cảm ơn các thầy cô đã tận tình hướng dẫn và
giảng dạy trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Hải Phòng.
Xin cảm ơn Giảng viên Tiến sỹ Đoàn Minh Tỵ đã tận tình hướng dẫn em hoàn
thành đề tài nghiên cứu này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện đề tài song trong quá trình nghiên
cứu không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy, cô để hoàn thiện đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn!

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Vũ Ngọc Hiếu

2


MỤC LỤC
1
2


3
4
5
6
7
8
1
2
3

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phạm vi và giới hạn đề tài
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Chương I: Lý luận chung về hoạt động quản lý đầu tư
Khái niệm đầu tư
Khái niệm quản lý đầu tư
Quan điểm của Đảng và Nhà nước vể vai trò của đầu tư
Chương II. Thực trạng công tác quản lý các hoạt động
dịch vụ đầu tư trên địa bàn Khu kinh tế Hải Phòng –
Cụm Công nghiệp Quán Trữ, quận Kiến An, thành phố

1
2

3

Hải Phòng
Khái quát chung về vị trí địa lý, địa hình, tình hình kinh tế chính trị - xã hội của khu kinh tế Hải Phòng
Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kinh tế- UBND quận Kiến An
Công tác quản lý các hoạt động đầu tư trên địa bàn
Chương III. Một số giải pháp trong hoạt động quản lý
đầu tư trên địa bàn

Trang 01
Trang 02
Trang 04
Trang 05
Trang 05
Trang 05
Trang 05
Trang 05
Trang 05
Trang 05
Trang 06
Trang 06
Trang 07
Trang 08

Trang 09

Trang 09
Trang 11
Trang 11
Trang 13


1. Lý do chọn đề tài
- Hải Phòng là thành phố Công nghiệp - Thương mại - Du lịch, có cảng biển
lâu đời và lớn nhất miền Bắc Việt Nam, có hệ thống đường bộ, đường sông và
đường hàng không thuận tiện cho việc vận chuyển giao lưu hàng hóa, phát triển
quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế. Ngay những ngày đầu của thời kỳ đổi mới
của đất nước, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố Hải Phòng đã xác
định lợi thế so sánh, xu hướng phát triển của hội nhập và mở cửa, khẳng định thu
3


hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy,
phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố, vì vậy
đã tập trung chỉ đạo quy hoạch xây dựng, phát triển các khu chế xuất, khu công
nghiệp, cụm công nghiệ, khu kinh tế, nhằm hình thành nhiều mặt bằng sạch, với
những điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo sự
đột phá về thu hút đầu tư.
- Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý và phát triển khu kinh tế khu công nghiệp chế xuất đối với sự phát triển kinh tế, UBND TP Hải Phòng và Ban
quản lý khu kinh tế Hải Phòng đã quan tâm chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng, chất
lượng môi trường và điều kiện khi đầu tư kinh doanh một cách cởi mở, thuận tiện.
Để làm được điều này, công tác quản lý dịch vụ đầu tư có vai trò quyết định sự
thành công trong thực hiện Nghị quyết, chủ trương của TP Hải Phòng. Hiểu rõ
những mặt mạnh, mặt yếu để đề ra cách thức, định hướng trong những năm tiếp
theo.
Là cán bộ đang công tác tại phòng Kinh tế - UBND quận Kiến An; xuất phát từ
tình hình thực tiễn ở địa phương và qua quá trình học tập, nghiên cứu em chọn nội
dung : “Quản lý dịch vụ đầu tư trên địa bàn khu kinh tế Hải Phòng – Cụm
Công nghiệp Quán Trữ, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng” làm đề tài Tiểu
luận.


2. Mục đích nghiên cứu
Tiểu luận tập trung phân tích, làm rõ thực trạng các hoạt động dịch vụ đầu tư
giai đoạn 2010-2015 và đề xuất các giải pháp toàn khóa giai đoạn 2016-2020.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: doanh nghiệp đang hoạt động trong khu kinh tế.

4


Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý dịch vụ đầu tư bao gồm các dịch vụ
đầu tư của doanh nghiệp trong cụm công nghiệp như: thu gom xử lý rác thải, cây
xanh - môi trường, đào tạo an toàn lao động, đào tạo phòng cháy - chữa cháy....
4. Giả thuyết nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về dịch vụ đầu tư, quản lý dịch vụ đầu tư
- Nêu thực trạng hoạt động dịch vụ đầu tư trên địa bàn khu kinh tế, những ưu
điểm và nhược điểm giai đoạn 2010-2015
- Đề ra giải pháp toàn khóa 2015-2020
6. Phạm vi và giới hạn đề tài
- Nghiên cứu hoạt động dịch vụ đầu tư tại cụm công nghiệp giai đoạn 20102015
- Đề ra các giải pháp trong thời gian tới 2015-2020.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, khảo sát, nghiên cứu tài liệu
8. Cái mới của đề tài
Đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản lý và chất lượng dịch
vụ đầu tư, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm của
địa phương.

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ DỊCH VỤ ĐẦU TƯ

1. Khái niệm, đặc điểm của Dịch vụ đầu tư:

5


1.1 Khái niệm: Đưa ra một số quan niệm, khái niệm và định nghĩa về dịch vụ
đầu tư như sau:
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số
1329/QĐ-TTg ngày 19/09/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Quản lý Khu kinh tế
Hải Phòng là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải và các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng; quản lý và tổ
chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác
liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu
kinh tế và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
Xác định hoạt động xúc tiến đầu tư là một trong những biện pháp quyết định
đẩy nhanh tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế; vì
vậy Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng rất coi trọng công tác này. Từng bước đầu
tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, lựa chọn và bố trí cán bộ có
trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng đàm phán tham gia hoạt động xúc tiến
đầu tư; xây dựng hệ thống thông tin tư liệu, tài liệu tuyên truyền giới thiệu về Khu
kinh tế Đình Vũ - Cát Hải và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp về môi trường
đầu tư của thành phố. Tích cực đổi mới phương thức hoạt động xúc tiến đầu tư, tổ
chức các hội nghị, các đoàn vận động đầu tư ở trong nước và nước ngoài, tranh thủ
sự giúp đỡ của các bộ ngành trung ương, các đại diện Việt Nam ở nước ngoài giới
thiệu, tiếp cận những nhà đầu tư lớn; đồng thời không ngừng nâng cao các dịch vụ
hành chính công, chăm sóc các doanh nghiệp đang hoạt động trong Khu kinh tế
Đình Vũ - Cát Hải và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp qua họ giới thiệu,
quảng bá môi trường đầu tư của Hải Phòng và của Khu kinh tế và các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp.

1.2 Các đặc điểm của đầu tư:
- Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và vốn này nằm khẽ đọng
trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.
6


- Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động có tính chất lâu dài được thể hiện ở
thời gian thực hiện đầu tư.
- Dịch vụ đầu tư bao gồm hiệu quả về mặt kinh tế và chất lượng dịch vụ.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm.
2. Khái niệm quản lý dịch vụ đầu tư
2.1. Khái niệm quản lý:

- Là hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể
quản lý tới những đối tượng quản lý để điều chỉnh chúng vận động và phát triển
theo những mục tiêu nhất định đã đề ra.
- Các yếu tố của quản lý:
+ Chủ thế quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý.
+ Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): Tiếp nhận sự tác động của chủ thể
quản lý.
+ Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định
do chủ thể quản lý đề ra.
2.2 Khái niệm quản lý nhà nước
- Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành
của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu
nhiệm vụ quản lý nhà nước
- Theo nghĩa rộng: quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền
lực Nhà nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội
và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội,

trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
2.3 Khái niệm quản lý Nhà nước đối với các hoạt động dịch vụ đầu tư: Là hoạt
động tổ chức, điều hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động
đầu tư trong và ngoài khu vực Nhà nước nhằm mục đích hướng các hoạt động này

7


đi vào nền nếp, hoạt động theo đúng các chính sách, pháp luật đã được quy định;
góp phần tạo môi trường lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

- Chủ thế quản lý hoạt động dịch vụ đầu tư: phòng Tư vấn dịch vụ đầu tư –
đơn vị chức năng quản lý các hoạt động dịch vụ đầu tư trên địa quận khu kinh tế Hải
Phòng.
- Đối tượng quản các hoạt động trên địa bàn.

- Mục tiêu quản lý: Xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, đi vào nền nếp .
3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của đầu tư.
- Các Nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay đã hình
thành hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển KCN, KCX, KKT
đồng thời khẳng định vai trò của KCN, KCX, KKT là một trong những nền tảng
quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là cơ sở quan trọng để Chính phủ triển khai
xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển KCN, KCX và KKT
trong gần 25 năm qua và trong giai đoạn tới.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC
DỊCH VỤ ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ HẢI PHÒNG –
CỤM CÔNG NGHIỆP QUÁN TRỮ, QUẬN KIẾN AN
1. Khái quát chung về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của
Khu kinh tế Hải Phòng.

1.1 Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu:
- Vị trí: Hải Phòng nằm ở khu vực ven biển phía Đông Bắc Việt Nam. Cách
thủ đô Hà Nội 102 km và cách biên giới Việt – Trung 200 km. Hải Phòng là thành
phố cảng lớn nhất phía Bắc, cửa ngõ chính ra biển của Việt Nam và là đầu mối giao
thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc Việt Nam: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh;
Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; Phía Đông giáp biển
Đông. Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế
8


thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và
đường hàng không.
- Các khu công nghiệp được bố trí tại những vị trí thuận lợi về giao thông, địa
lý, địa hình trong thành phố:
+ Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải.
+ Khu công nghiệp Đình Vũ
+ Khu công nghiệp Tràng Duệ
+ Khu công nghiệp Nomura
+ Khu công nghiệp VSIP
+ Khu công nghiệp Đồ Sơn
+ Cụm công nghiệp Quán Trữ, Cành Hầu…
- Tiềm năng của địa phương: Tiềm năng thu hút đầu tư kinh tế
1.2. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội
- Về phát triển kinh tế: Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tích cực đổi mới
phong cách làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, làm tốt công tác
hướng dẫn, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp các dịch vụ hành chính công,
thủ tục hành chính thuận lợi; bám sát, nắm vững tình hình của các doanh nghiệp, hỗ
trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh (cung
cấp nguồn lao động, hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao
động, xử lý các vấn đề về điện, nước, thông tin liên lạc, môi trường …), trở thành

địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư.
Chính các hoạt động tích cực, năng động trên đây đã giúp cho Ban Quản lý
Khu kinh tế Hải Phòng không ngừng lớn mạnh cùng với sự phát triển của Khu kinh
tế Đình Vũ - Cát Hải và các khu công nghiệp của thành phố Hải Phòng. Từ chỗ chỉ
quản lý 01 Khu chế xuất và 02 Khu công nghiệp, hiện nay Ban Quản lý đang quản
lý Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải và 19 khu công nghiệp, trong đó có 04 khu công
nghiệp liên doanh với nước ngoài (Nomura - Hải Phòng, Đồ Sơn Hải Phòng, Đình
Vũ, Nam Đình Vũ (khu2)), 03 khu công nghiệp 100% vốn nước ngoài (An Dương,
9


VSIP, Công nghiệp và dịch vụ hàng hải), 04 khu công nghiệp 100% vốn trong nước
(Tràng Duệ, Nam Cầu Kiền, Nam Đình Vũ (khu 1) và MP Đình Vũ). Ngoài các khu
công nghiệp, Ban Quản lý trực tiếp thực hiện quản lý tập trung, thống nhất hoạt
động đầu tư, xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải có quy mô đất
đai 22.540 ha, quy mô dân số (dự kiến đến năm 2025 là 310.000 người). Khu kinh tế
Đình Vũ - Cát Hải được quy hoạch xây dựng là Khu kinh tế tổng hợp; trung tâm
kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch hiện
đại; trong Khu kinh tế có Khu phi thuế quan và Khu thuế quan, trong đó Khu thuế
quan bao gồm các khu như Khu công nghiệp, Khu thương mại, Khu đô thị, Khu vui
chơi, giải trí - du lịch, cảng biển nước sâu quốc tế, hệ thống dịch vụ hậu cần cảng
(logistic) …; trở thành cửa sổ hướng ngoại, hội nhập của Việt Nam và là động lực
phát triển của Hải Phòng và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Tính lũy kế đến ngày 30 tháng 9 năm 2015, Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải và
các khu công nghiệp của Hải Phòng đã thu hút được 192 dự án FDI còn hiệu lực,
tổng vốn đầu tư đăng ký 7,490 tỷ USD; 94 dự án DDI (không kể các dự án hiện có
trước khi thành lập khu kinh tế), tổng vốn đầu tư đăng ký 43.878 tỷ đồng.
Trong Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải hiện có trên 20 dự án lớn đã đi vào hoạt động
hoặc đang tích cực triển khai (Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, Khu công nghiệp
Đình Vũ, Nhà máy DAP, Nhà máy xơ sợi tổng hợp, Cảng Đình Vũ, Khu đô thị,

công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng, Khu phi thuế quan và khu công nghiệp
Nam Đinh Vũ (Khu 1), khu công nghiệp Nam Đình Vũ (khu 2)…). Khu kinh tế
Đình Vũ - Cát Hải và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Hải Phòng đóng
góp tích cực, thu hút nguồn vốn đáng kể phục vụ cho sự phát triển ngành công
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp;
tham gia quá trình đô thị hoá, biến những vùng đất hoang hoá phát triển thành các
Khu đô thị công nghiệp, tác động hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện
đại, tiếp nhận công nghệ tiên tiến, tăng giá trị xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân
sách, tham gia giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội cho thành phố.
10


- Về an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội
2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kinh tế - UBND quận Kiến An.
- Phòng Kinh tế quận có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận
thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công
nghệ; công nghiệp; thương mại; dịch vụ; quản lý năng lượng; đăng ký kinh doanh;
tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan quản lý nhà nước về các hoạt
động tại cụm công nghiệp.
3. Công tác quản lý các dịch vụ đầu tư tại cụm công nghiệp.
3.1 Thống kê các doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ đầu tư:
- Khái quát tình hình hoạt động: Cơ sở vật chất và các thủ tục pháp lý liên quan
- Hoạt động quản lý của đơn vị đối với các cơ sở này: Công tác kiểm tra, xử
lý….
3.2 Tư vấn, cung cấp, giải quyết những khúc mắc của doanh nghiệp trong quá
trình sử dụng dịch vụ đầu tư tại cụm công nghiệp
- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Quy chế hoạt động
* Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý văn hóa trên địa bàn:
- Ưu điểm:

Luôn bám sát theo dõi thông tin doanh nghiệp, những vấn đề doanh nghiệp hay
mắc phải, tư vấn rõ ràng nội dung cũng như cách khắc phục.
Luôn tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ đầu tư
khi tham gia.
Đem lại chất lượng tốt nhất khi cung cấp dịch vụ đầu tư.
- Hạn chế cần khắc phục:
Vấn đề thuyết phục, đàm phán với doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do
nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của dịch vụ đầu tư có phần hạn chế,
đôi khi là sử dụng với mục đích chống đối.

11


CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN
LÝ DỊCH VỤ ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN GIAI ĐOẠN 2015-2020
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính
quyền về chủ trương và kinh phí đối với hoạt động đầu tư.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động doanh nghiệp thực
hiện tốt các quy định của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh.
3. Hoàn thiện các thiết chế.
12


4. Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác của cơ quan.
5. Tăng cường công tác lập hồ sơ theo dõi các doanh nghiệp đã, đang và sẽ đầu
tư vào khu kinh tế.
6. Làm tốt công tác tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp.
7. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm.
8. Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm.


TÀI LIỆUTHAM KHẢO
TS. Phạm Thuyên - BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ HẢI PHÒNG
20 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

13


14



×