Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Kinh tế thương mại đại cương: Sự phát triển thương mại ngành may mặc trên thị trường hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.35 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
* Trường Đại học Thương Mại *

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NGÀNH MAY
MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
PHẦN 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM MAY MẶC
1. Thị trường quốc tế
2. Thị trường nội địa
PHẦN II: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY MẶC Ở VIỆT NAM
PHẦN III: THÀNH TỰU CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI MAY MẶC
1. Dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu
2. Trang thiết bị được nâng cấp đổi mới
3. Những bước tiến mới
PHẦN IV: HẠN CHẾ VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI MAY MẶC
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Thiếu ngành công nghiệp phụ trợ
Lao động và nguồn nhân lực


Hạn chế về tiếp thị, thong tin và nghiên cứu thị trường
Cấc hoạt động xúc tiến thương mại
Xây dựng và quảng bá thương hiệu
Đa dạng mẫu mã sản phẩm
Chất lượng sản phẩm

PHẦN V: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI MAY
MẶC
1. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường
2. Tạo ra mức giá cạnh tranh
3. Đẩy mạnh hoạt động Mareting và nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu
thị trường
4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức, chất lượng nguồn nhân
lực
5. Một số kiến nghị với Nhà nước
KẾT LUẬN

LỜI MỞ ĐẦU
2


Ngành may mặc có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia vì nó
phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người (mặc), đồng thời đây cũng là ngành
giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội.
Ra đời từ rất sớm, nhưng phải đến những năm gần đây, ngành may mặc Việt
Nam mới thực sự khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng của mình trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. May mặc là ngành kinh tế có
lực lượng sản xuất hùng hậu và giữ vị trí đặc biệt trong công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu của Việt Nam, đây cũng là ngành giải quyết
việc làm cho rất nhiều lao động phổ thông (chủ yếu là nữ giới) của nước ta.

Tuy nhiên, sự phát triển thương mại của ngành may mặc Việt Nam đã và đang
bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là: hiệu quả kinh tế không cao do chúng ta sản xuất gia
công cho nước ngoài là chủ yếu; chủng loại, mẫu mã còn nghèo nàn; sự phát
triển thiếu đồng bộ giữa ngành dệt và may; nguyên vật liệu sản xuất chính chủ
yếu lại nhập khẩu; trình độ khoa học, công nghệ còn thấp; trang thiết bị sản xuất
lạc hậu; hoạt động thiết kế chưa được coi trọng; vấn đề xây dựng thương hiệu
chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; công tác xúc tiến thương mại còn hạn
chế… Bên cạnh đó, hàng hoá may mặc của Việt Nam còn bị cạnh tranh gay gắt
bởi các sản phẩm nước ngoài trên chính thị trường nội địa và thị trường XK.
Xét cả về lý luận lẫn thực tiễn, để đảm bảo phát triển bền vững ngành dệt may,
chúng ta cần giải quyết đồng bộ các tồn tại trên. Trong đó, vấn đề có ý nghĩa
sống còn là chúng ta phải tiếp cận và giải quyết tốt các yêu cầu của thị trường
mà trước hết là thị trường đầu ra cho sản phẩm may mặc. Trong bối cảnh cạnh
tranh thương mại đang diễn ra khốc liệt, dệt may Việt Nam muốn tiếp cận và
chiếm lĩnh thị trường đầu ra thì phải nâng cao được bốn yếu tố là: chất lượng,
giá cả, tiếp thị và uy tín thương hiệu.
Việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào đời sống kinh tế khu vực và thế
giới, thông qua việc chúng ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ tạo ra sự thay đổi và biến động lớn đối với
thị trường của ngành may mặc Việt Nam. Gia nhập WTO không chỉ là cơ hội
cho hàng hóa của Việt Nam nói chung và các sản phẩm may mặc nói riêng vươn
xa hơn trên thị trường thế giới mà còn đồng nghĩa với việc, hàng hoá của chúng
ta sẽ phải đối mặt với việc cạnh tranh khốc liệt hơn. Là ngành sản xuất lấy xuất
khẩu làm trọng tâm, may mặc Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với những tác
động tích cực và tiêu cực của quá trình hội nhập của kinh tế nước nhà.Hội nhập
kinh tế quốc tế một mặt tạo điều kiện cho các DN Việt Nam thâm nhập sâu và
3


mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá các nước khác trên thế giới, mặt khác các

DN của chúng ta phải đối diện với sự cạnh tranh một cách khốc liệt khi hàng
hoá các của DN nước ngoài tràn vào thị trường nội địa. Mở rộng được thị trường
xuất khẩu và chiếm lĩnh được thị trường trong nước là điều mà các DN Việt
Nam cần phải làm được nếu muốn phát triển một cách bền vững và tất nhiên DN
may mặc cũng không phải là ngoại lệ.
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc và phát triển thị trường nội địa là bước đi
quan trọng quyết định tương lai của ngành may mặc Việt Nam. Xuất phát từ
nhận thức đó, chúng em chọn đề tài thảo luận : “Phát triển ngành may mặc trên
thị trường hiện nay” làm luận văn cuối kỳ.

4


NỘI DUNG
PHẦN I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
THỰC TRẠNG CHUNG
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp
Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngành may
mặc Việt Nam hiện nay là ngành mũi nhọn và có tiềm lực phát triển mạnh
mẽ.Năm 2010, Việt Nam đã đánh dấu một mốc quan trọng: lọt vào tốp 5 nhà
xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới được nhiều thị trường lớn và khó tính
công nhận như: Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản,….
1. Thị trường quốc tế:
1.1 Tình hình phát triển Thương mại may mặc trên thị trường quốc tế:
Trên thị trường quốc tế hàng may mặc Việt Nam có một chỗ đứng khá vững
khi trở thành khách hàng quen của nhiều thị trường lớn.
• Năm 2010, Việt Nam đã lọt vào top 5 nhà sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế
giới. Trong kết quả tuyệt vời đó, tập đoàn dệt may VN (Vinatex) đóng góp
2,1 tỉ USD. Một số đơn vị của Vinatex đã đưa được thương hiệu của hàng

may mặc VN ra thị trường thế giới: Tổng Công ty Cổ phần May Nhà Bè
nhượng quyền thương mại thương hiệu Mattana cho đối tác tại Ý với hợp
đồng tới 10 năm; Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến đã có tổng đại lý tại
Lào và Campuchia, tháng 4 tới đây, dự kiến sẽ mở ở Myanmar và Trung
Quốc.
• Năm 2011, 2012 mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành dệt may nói
chung và Tập đoàn Dệt may nói riêng vẫn duy trì mức độ tăng trưởng ổn
định, tiếp tục là ngành có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước. Riêng Tập
đoàn Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 2 tỷ 6 triệu
USD, tăng 16% so với năm 2011.
• Năm 2013 là năm thắng lợi của ngành dệt may Việt Nam. Ngành đã đạt
20,023 tỷ USD giá trị xuất khẩu, hai mặt hàng chính: mặt hàng dệt và may
mặc của ngành đều đạt được mức tăng trưởng khá. Riêng Tập đoàn Dệt
may Việt Nam, năm 2013 đạt 2,915 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng
11,2% so với năm 2012.
5


Như vậy, với 14,885 tỷ USD giá trị nhập khẩu chosản xuất, năm 2013
ngành dệt may Việt Nam đã xuất siêu 5,138 tỷ USD

Biểu đồ giá trị xuất khẩu may mặc của Việt Nam trong năm 2011 và 2012 ( đơn
vị: tỷ USD )
1.2 Tình hình xuất khẩu ở 1 số thị trường cụ thể:
A. Thị trường Mỹ:
Với dân số khoảng 350 triệu dân, người dân Mỹ tiêu thụ hàng may mặc khoảng
27kg/người/năm là thị trường tiềm năng đối với các nhà sản xuất hàng may mặc
Việt Nam. Tổng giá trị hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ là trên 55%.
Năm 2012, nhập khẩu dệt may vào thị trường Mỹ năm 2012 giảm 0,5% nhưng
nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9,2%

B. Thị trường EU:
EU là một thị trường khắt khe với nhiều quy định nhằm bảo vệ sức khỏe, môi
trường…Vượt qua mọi quy định đó, EU có mức tiêu dùng hàng may mặc nước
ta khá cao khoảng 17kg/người/năm chiếm 20% giá trị xuất khẩu hàng may mặc
Việt Nam.
Năm 2012, nhập khẩu dệt may vào thị trường Hàn Quốc giảm 7% nhưng nhập
khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9%.
6


C. Thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là một thị trường lớn với mức tiêu thụ cao khoảng
20,3kg/người/năm.hàng năm thị trường này nhập khẩu hơn 20 tỷ hàng may mặc
Việt Nam. Đây cũng là thị trường may mặc lớn nhất của Việt Nam. Là thị
trường đầy hứa hẹn đối với VN trong trước mắt cũng như lâu dài. Chúng ta cần
đầu tư và phát triển lên một mức cao hơn.
D. Thị trường ASEAN:
Với hơn 430 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người cao thì ASEAN quả là
một thị trường lớn cho ngành hàng may mặc.VN với ASEAN có nhiều nét tương
đồng do đó thị hiếu, lối sống cũng tương đối giống nhau khiến cho hàng may
mặc nước ta trở thành người quen đối với thị trường này.
May mặc là mặt hàng chủ chốt ttrong kế hoạch công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước.Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010 là 9665,4 triệu USD và đến năm
2013 là 13085,3 triệu USD đã đem lại một nguồn lợi lớn cho nước ta.

2. Thị trường nội địa:
Không thực sự khởi sắc như mảng xuất khẩu, tiêu thụ nội địa của ngành dệt
may Việt Nam năm 2013 thấp hơn các năm trước (18-20%), đạt mức tăng
trưởng 12% so với cùng kỳ. Thực tế cho thấy, tại thị trường nội địa, các sản
phẩm nước ta chiếm thị phần khá thấp. Thị phần hàng dệt may trong nước chỉ

chiếm khoảng 70% tổng mức tiêu thụ tại thị trường nội địa, nhưng trong thực tế
nó chỉ bằng 20% năng lực của các Doanh nghiệp trong nước. 30% còn lại là
7


hàng dệt may nước ngoài trong đó 20% là hàng dệt may Trung Quốc.
Thị trường nội địa với hơn 80 triệu dân là một thị trường hấp dẫn với các nhà
sản xuất cả trong nước và quốc tế. Mặc dù có những bước tăng trưởng lớn trong
những năm gần đây nhưng gần như mặt hàng may mặc của Việt Nam vẫn đứng
ngoài cuộc thay vào đó thì hàng may mặc của các nước như Trung Quốc, Thái
Lan bằng nhiều con đường nhập lậu, trốn thuế đang tràn lan trên thị trường Việt
Nam. Đánh trúng vào tâm lí của phần lớn khách hàng Việt giá thành thấp, đa
dạng mẫu mã chủng loại them vào đó là công tác quản lý lỏng lẻo tổ chức thị
trường không tốt đã khiến cho hàng may mặc của mình đi ra xa hơn với thị
trường mình. Thị trường may mặc nội địa đầy tiềm năng nhưng vẫn chưa được
các doanh nghiệp nước ta quan tâm đúng mức.

PHẦN II: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY MẶC Ở
VIỆT NAM

Hiện cả nước có 5.982 doanh nghiệp Dệt May. Đây là ngành đóng góp 8%
GDP và là một trong những ngành đi đầu trong xuất khẩu của Việt Nam.
Theo đánh giá chung, ngành May mặc nước ta có lực lượng lao động dồi dào, kỹ
năng và tay nghề tốt. Công nghệ và thiết bị ngành Dệt May đã được hiện đại hóa
95%, các sản phẩm may mặc có chất lượng ở phân khúc trung bình khá và có
tính cạnh tranh cao.
Tuy nhiên, công nghệ hỗ trợ ngành May mặc còn yếu, phần lớn vải và phụ kiện
may mặc còn phải phụ thuộc nguồn nhập khẩu. Đa phần còn sản xuất mô hình
gia công, giá trị gia tăng còn thấp. Trong khi đó, công tác thu thập, phân tích,
cung cấp thông tin chuyên ngành, thị trường trong nước và thế giới chưa kịp

thời; kỹ năng thiết kế, phát triển sản phảm còn hạn chế.

8


Ngành may mặc Việt Nam còn có khá nhiều tiềm năng cho xuất khẩu. Tiềm
năng này trước hết là do nguồn lao động còn lớn, đặc biệt là nhờ cấu trúc dân số
trẻ, nên chi phí cho lao động không tăng nhanh như tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu của hàng may mặc.
Bên cạnh đó, Việt Nam có môi trường đầu tư ổn định, với tiềm năng tăng trưởng
cao, nên có sức hấp dẫn với nhà đầu tư và bạn hàng nước ngoài. Hơn nữa, Việt
Nam cũng đang tham gia ngày một sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới. Cùng với việc cải thiện hình ảnh của Việt Nam, quá trình này
còn giúp gia tăng tiếp cận thị trường cho hàng hóa của Việt Nam nói chung và
hàng may mặc của Việt Nam nói riêng.
Một số đánh giá về triển vọng của ngành may mặc Việt Nam được trình bày
trong bảng dưới đây.

9


Bảng: Số liệu và dự báo tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu dệt may của
Việt Nam giai đoạn 2006-2013
Sản xuất
2006 2007 2008
Kim ngạch
XK hàng
5.579,0 7.186,0 9.054,4
may mặc,
triệu USD

Kim ngạch
NK hàng
271,0 426,0 449,8
may mặc,
triệu USD
Cán cân
thương mại
ngành may 5.308,0 6.760,0 8.604,6
mặc, triệu
USD

2009

2010

2011

2012

2013

7.424,6 8.335,4 8.898,6 8.929,0 9.505,3

337,3

379,8

414,0

451,3


497,3

7.087,2 7.955,6 8.484,6 8.477,7 9.008,0

Theo đó, triển vọng của ngành may mặc sẽ là sáng sủa hơn một chút so với
ngành dệt, do có quy mô lớn hơn, mức độ linh hoạt cao hơn, và có nhiều lựa
chọn thay thế ngay cả trong thời kỳ suy thoái (chẳng hạn, phát triển thị trường
xuất khẩu mới).
Giá trị gia tăng của ngành hàng may mặc được dự báo sẽ tăng liên tục trong
giai đoạn 2011-2013, mặc dù có giảm lần lượt 3,0% và 0,9% vào các năm 2009
và 2010. Đây là triển vọng khá tích cực, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng trong
giai đoạn 2011-2013 còn thấp hơn so với mức trung bình trong các năm 20032008 (11,9%). Cũng do tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với GDP mà tỷ trọng
giá trị gia tăng của ngành may mặc trong GDP trong giai đoạn 2009-2013 sẽ
thấp hơn so với mức trong giai đoạn 2006-2008.
Tuy giá trị gia tăng có giảm, nhưng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may chỉ
giảm trong năm 2009, và sẽ tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2013. Theo BMI
(2009), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt tăng liên tục từ mức hơn 1,3 tỷ USD vào
năm 2009 lên hơn 1,9 tỷ USD vào năm 2013, với tốc độ tăng trung bình khoảng
9,8%/năm trong 2010-2013. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc
cũng tăng từ mức hơn 7,4 tỷ USD lên hơn 9,5 tỷ USD trong giai đoạn 20092013.
10


Mặc dù vậy, triển vọng xuất khẩu này cũng đi kèm những diễn biến đáng lo
ngại. Trước hết, cán cân thương mại ngành dệt vẫn có mức thâm hụt lớn, mặc dù
mức thâm hụt đã giảm mạnh trong năm 2009 và trong giai đoạn 2011-2013.
Điều này cho thấy ngành may mặc của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phải dựa vào
nguyên liệu dệt nhập khẩu để phục vụ cho các đơn hàng xuất khẩu của mình.
Triển vọng nhập khẩu các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc cũng

được trình bày trong bảng sau.
Bảng: Cân đối nhu cầu đối với một số nguyên phụ liệu dệt may trong giai
đoạn 2005-2020
Mặt hàng Đơn vị

2005
Năng Nhu Nhập Năng
lực
cầu khẩu lực
Bông
1000
11
165 154
20
tấn
Sợi nhân 1000
140 140 260
tạo
tấn
Chỉ và
1000 260 510 250 350
filament
tấn
Vải
Triệu 618 2.280 1.662 1.000
m2
Nguồn: Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội

2010
2020

Nhu Nhập Năng Nhu Nhập
cầu khẩu lực cầu khẩu
255 235
60
430 370
220
790

600
440

370

650 1.350 700

3.525 2.525 2.000 5.950 3.950

Trong điều kiện kinh tế bình thường, vấn đề nguyên liệu đối với ngành may
mặc sẽ không phải là quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện khủng
hoảng, khi các đơn hàng xuất khẩu không còn nhiều và các doanh nghiệp may
mặc phải chuyển hướng sang phục vụ thị trường trong nước, việc phụ thuộc vào
nguyên phụ liệu nhập khẩu sẽ làm các doanh nghiệp mất tính chủ động trong kế
hoạch kinh doanh và còn gặp khó khăn về nguồn ngoại hối để chi trả cho nhập
khẩu.

11


PHẦN III: THÀNH TỰU CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
MAY MẶC

1.Dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu
Số liệu do báo chí công bố cho thấy, trong năm 2011, ngành dệt may đặt mục
tiêu xuất khẩu đạt tới 13 tỷ đô la, chiếm khoảng 2,5 % thị phần toàn cầu.
Hàng dệt may, thêu đan, may mặc của Việt Nam hiện đứng thứ 5 của thế giới và
phấn đấu tiến lên hàng top 3 trong những năm tới. Trong năm 2011, hàng dệt
may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ thu về gần 7 tỷ đô la, bán sang EU
thu hơn 2 tỷ đô la và xuất qua Nhật Bản chiếm một tỷ rưỡi đô la, kim ngạch trên
một tỷ đô la còn lại là tại các thi trường khác khắp các châu lục.
Nhận định về thành quả khả quan này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia
kinh tế độc lập phân tích:
“Ngành dệt may Việt Nam có tiến bộ rất đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng
nhanh, đạt doanh thu xuất khẩu trên 11 tỷ đô la, hàng dệt may có kim ngạch xuất
khẩu cao nhất, tạo được nhiều công ăn việc làm, có đóng góp cho xóa đói giảm
nghèo, đó là những thành tựu đáng ghi nhận.”
2. Trang thiết bị được nâng cấp đổi mới
Trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%.
Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó
tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.
Các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với
nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các
doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao
động, kỹ năng và tay nghề may tốt.
3. Những bước tiến mới
Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát
triển đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15%
kim ngạch xuất khẩu cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành may trong
năm 2007 tăng 17,9% so với năm 2006. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như
12



sản phẩm quần áo dệt kim tăng 8,8%; quần áo may sẵn tăng 12,6%. Sự
phát triển ấn tượng của ngành may mặc đã góp phần đưa Việt Nam trở thành
một trong chín nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất
khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. Dệt may đang vươn lên và tham gia vào
những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt
Nam, bên cạnh những mặt hàng khác như dầu thô, giày dép, thuỷ sản
Kể từ sau Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và đặc biệt khi Việt Nam trở thành
viên chính thức của WTO, thị trường và thị phần xuất khẩu hàng may mặc của
Việt Nam ngày càng phát triển. Trong đó, thị trường Mỹ đứng đầu với kim
ngạch xuất khẩu năm 2007 là 4,5 tỷ USD (chiếm khoảng 57,7% tổng kim
ngạch xuất khẩu dệt may năm 2007); tiếp theo là EU với 1,5 tỷ USD
(chiếm khoảng 19,2%) và Nhật Bản.Ngoài ra còn các thị trường khác như: Đài
Loan, Canada, Hàn Quốc v.v.
Đặc biệt sau khi Mỹ đã xóa bỏ hạn ngạch cho hàng may mặc của Việt Nam
vào đầu năm 2007 thì hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đã tăng
mạnh, tăng 46,7% so với năm 2006, lớn hơn nhiều so với hàng Trung Quốc (chỉ
tăng 23% so với năm 2006 khi xuất sang thị trường Mỹ).

PHẦN IV : HẠN CHẾ VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN
NGÀNH MAY MẶC

Bên cạnh những điểm thuận lợi trong phát triển thương mại may
mặc thì ngành này cũng gặp phải không ít khó khăn, thử thách
trong thời gian qua nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Cái được
lớn nhất của ngành May Mặc khi Việt Nam gia nhập WTO là thị trường xuất
khẩu, nhưng ngược lại, các doanh nghiệp cũng sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa
cho các đối thủ nước ngoài và còn nhiều thách thức khác.
1. Thiếu ngành công nghiệp phụ trợ:
Việc thiếu nguồn cung ứng nguyên phụ liệu dệt may với chất lượng tốt và giá
cả cạnh tranh trong nước cũng là một vấn đề đặt ra đối với ngành dệt may xuất

khẩu của Việt nam. Nguồn nguyên liệu cho may mặc mà chúng ta đang phải
nhập khẩu là ở các nước như: Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… và nhiều
nhất chính là từ Trung Quốc, cả một ngành công nghiệp may mặc gần như hoàn

13


toàn chỉ phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, để sản xuất ổn định, hầu như các
doanh nghiệp ngành dệt may đều phải chấp nhận gia công cho đối tác nước
ngoài, dù lợi nhuận thấp. Bởi khi gia công, đối tác sẽ cung ứng kịp thời, đầy đủ
nguyên phụ liệu.
Giám đốc của một công ty thương mại may mặc cho biết: “Việc tìm kiếm và
nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành may đang gặp nhiều khó khăn do có sự tranh
mua nguyên liệu từ các nước chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu. Thêm
vào đó, các nhà cung cấp cũng lợi dụng tình trạng khan hiếm nguồn nguyên, phụ
liệu để cố tình trì hoãn việc giao hàng, nhằm đẩy giá tăng lên từ 10 đến 15%.
Điều này ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện những đơn hàng xuất khẩu đã ký kết
trước đó của các DN.
Như nhiều doanh nghiệp, đã có những lúc phải trì hoãn nhiều đơn hàng giao
cho khách vì nguồn cung nguyên liệu thiếu hụt, đây là khó khăn chung của các
doanh nghiệp may mặc chưa tìm ra cách giải quyết.” Một mặt, các ngành công
nghiệp phụ trợ kém phát triển dẫn đến hệquả là sự phụ thuộc quá mức vào nhập
khẩu cũng như làm tăng chi phí và giảmtính cạnh tranh của hàng dệt may xuất
khẩu. Mặt khác, việc thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ cũng hạn chế tác động
của việc xuất khẩu dệt may đối với các ngành kinh tế khác.
2. Lao động và nguồn nhân lực:
Mặc dù lao động Việt nam được đánh giá là chăm chỉ, có trình độ văn hóa nhất
định và có lợi thế về giá nhân công thấp, nhưng chất lượng lao động lại tương
đối thấp. Phần lớn lao động làm việc trong ngành dệt may là lao động phổ
thông chỉ được đào tạo qua các kỹ năng cơ bản như cắt may trong các khóa học

ngắn hạn.
Ngoài lao động phổ thông được đào tạo các kỹ năng cơ bản, ngành dệt may rất
thiếu lao động có trình độ trong các lĩnh vực sản xuất khác như lao động quản
lý, các nhân viên kỹ thuật, các nhà thiết kế và tạo mẫu. Sự thiếu hụt nguồn nhân
lực chất lượng cao là một nguyên nhân chủ yếu giải thích cho năng suất lao
động thấp cũng như chất lượng thấp của sản phẩm dệt may. Sự thiếu hụt nguồn
nhân lực có đào tạo cũng đã và đang là một trở ngại chủ yếu đối với việc
đa dạng hóa sản phẩm và giảm dần các hoạt động may gia công.
3. Hạn chế về tiếp thị, thông tin và nghiên cứu thị trường:
Một vấn đề khác đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt
nam là công tác tiếp thị và thông tin về thị trường nước ngoài còn nhiều hạn
14


chế. Các doanh nghiệp Việt nam thường thiếu hiểu biết về môi trường luật
pháp cũng như thực tiễn kinh doanh trên các thị trường xuất khẩu.Các doanh
nghiệp thường cũng ít hiểu biết và được cập nhật thông tin thường xuyên về
những thay đổi về thị hiếu tiêu dùng và thời trang trên các thị trường xuất khẩu.
Điều này hạn chế rất nhiều khả năng của các doanh nghiệp Việt nam trong việc
tiếp cận thị trường nước ngoài và tăng cường xuất khẩu.
Mối liên hệ giữa các doanh nghiệp trong nước và các khách hàng nước
ngoài còn nhiều hạn chế. Kết quả là các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt
là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân thường gặp khó khăn
trong việc tìm kiếm khách hàng và các đơn hàng ở nước ngoài. Các doanh
nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu
để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu.
4. Các hoạt động xúc tiến thương mại:
Các hoạt động xúc tiến thương mại hiện vẫn chỉ giới hạn vào các hoạt động
như tổ chức hội chợ, triển lãm và thăm quan nước ngoài. Cơ hội tham dự các hội
chợ chuyên ngành lớn để xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm còn rất hạn

chế.
Bên cạnh đó tính hiệu quả từ việc tham gia hội chợ hay các chuyến đi thăm
ngắn ngày ở nước ngoài cũng là một vấn đề. Thực tế cho thấy thời gian thăm
viếng và khảo sát thị trường nước ngoài thường ngắn và không đủ để quảng bá
hình ảnh doanh nghiệp và tìm kiếm bạn hàng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng gặp nhiều khó khăn trong việc
tiếp cận các chương trình xúc tiến thương mại của nhà nước.
5. Xây dựng và quảng bá thương hiệu:
Vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu đã được chú ý nhiều hơn trong
những năm gần đây thông qua việc phát triển các dòng sản phẩm cao cấp
cho thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Một số doanh nghiệp lớn đã
đầu tư đáng kể cho việc thiết kể mẫu mã, xây dựng và quảng bá thương hiệu
như Việt tiến, An phước, May 10. Bên cạnh việc xây dựng năng lực và
tự thiết kế sản phẩm, nhiều doanh nghiệp cũng chú ý đến việc mua lại
các thương hiệu nước ngoài theo hình thức nhượng quyền. Tuy nhiên việc
phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu vẫn là một điểm yếu của các
doanh nghiệp Việt nam đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực để khắc phục.

15


6.Đa dạng mẫu mã sản phẩm:
Các sản phẩm và các thương hiệu mới được phát triển đều chưa đáp ứng
được các đặc tính của thời trang đó là sự năng động và luôn thay đổi. Các sản
phẩm thời trang nội địa từ các doanh nghiệp khác nhau cũng thiếu tính độc đáo
và do đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trênthị trường. Trong lĩnh vực xuất khẩu
hang may mặc,xuất khẩu của Việt Nam chỉ là những sản phẩm thong thường
như quần, áo sơ mi và jacket. Trong khi thời trang là một lĩnh vực năng động và
luôn thay đổi,mẫu mã và chủng loại, mà chủng loại sản phẩm của Việt Nam lại
ít đa dạng và chậm thay đổi.

Các sản phẩm may mặc mà một số doanh nghiệp như Việt tiến hay May 10 đưa
ra thị trường còn quá ít ỏi và cũng chưa tạo được ấn tượng và sự chú ý của người
tiêu dùng trong và ngoài nước. Khả năng hạn chế của các doanh nghiệp trong
việc thiết kế sản phẩm và xây dựng thương hiệu phản ánh những hạn chế về
nguồn nhân lực, trong công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại.
7. Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm không cao hạn chế tính cạnh tranh của các sản phẩm dệt
may xuất khẩu cũng như trên thị trường nội địa. Sản phẩm may mặc phải đáp
ứng các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe ngày càng khắt khe trên các thị
trường tiêu dùng. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn này là một trở ngại lớn đối
với các doanh nghiệp dệt may của Việt nam.

PHẦN V: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG
MẠI MAY MẶC:
1. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường
A. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của sản
phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng chính là nâng cao sức cạnh tranh
trên thị trường.
Đối với mặt hàng May Mặc, vấn đề chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định
trong cạnh tranh. Bởi lẽ sản phẩm may mặc là sản phẩm người ta bỏ tiền ra mua
không chỉ để thỏa mãn nhu cầu bảo vệ cơ thể mà quan trọng hơn đó là nhu cầu
làm đẹp, nhu cầu khẳng định giá trị vị thế của người mặc. Chính vì vậy để tạo
16


được uy tín, tên tuổi trên thị trường thế giới, chất lượng sản phẩm phải được đặt
lên hàng đầu.
Do vậy để đạt được chất lượng tối ưu, có thể tiến hành theo các cách sau :
+ Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu được dùng để sản xuất

+ Trang bị cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc tiên tiến công nghệ cao nhằm phục
vụ cho quá trình sản xuất…
B. Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường
• Giữ vững và phát triển các thị trường truyền thống
Hiện nay Mỹ, EU, Nhật Bản là những thị trường trọng tâm của hoạt động xuất
khẩu hàng may mặc nước ta. Trong điều kiện kinh tế như bây giờ, giữ vững thị
phần là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp ổn định doanh thu.
Để thâm nhập sâu hơn vào các thị trường quốc tế, ngành may mặc cần lưu ý
nhìn nhận góc độ “cầu” về sức mua, thị hiếu, tính đa dạng, phân đoạn thị
trường…trong đó quan trọng nhất là nhận thức và khả năng thích ứng. Ví dụ
như thị trường EU : yêu cầu về mẫu mốt, kiểu dáng thay đổi nhanh, đặc biệt là
hàng may mặc, sở thích và thói quen tiêu dùng nhanh chóng thay đổi cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Vì vậy các doanh nghiệp cần
tích cực thu thập thông tin, đúc rút ra kinh nghiệm cả ở trong nước và quốc tế để
ổn định sản xuất lại.
• Tìm kiếm thị trường mới
Khi Việt Nam gia nhập WTO các rào cản thương mại sẽ được xóa bỏ, cơ hội để
các doanh nghiệp may mặc tìm kiếm và mở rộng các thị trường mới là rất thuận
lợi. Vì vậy chúng ta cần tích cực thăm dò nghiên cứu thông tin để chuẩn bị cho
quá trình xâm nhập, phát triển tại các thị trường mới.
2. Tạo ra mức giá cạnh tranh
Hiện nay khi tham gia thị trường thế giới 1 hạn chế của chúng ta đó là giá sản
phẩm còn cao, năng lực cạnh tranh yếu. Vì vậy bên cạnh việc nâng cao chất
lượng sản phẩm chúng ta cũng cần chú trọng việc đặt mức giá cho mỗi sản phẩm
xuất ra thị trường. Để làm tốt công tác này ta nên thực hiện 1 số biện pháp sau :
A. Xây dựng chiến lược giá cả hợp lý
Để có 1 chiến lược giá cả hợp lý, cần phải căn cứ vào chi phí sản xuất sản phẩm,
17



nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh…Như vậy ngoài việc phân tích các yếu tố
ở công ty còn phải xác định được mục tiêu của mình là gì : ổn định thị trường,
tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa doanh thu.
B. Hạ giá thành sản phẩm
Hiện nay đến 90% hàng may mặc trong nước là có xuất xứ từ Trung Quốc với
giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng phong phú. Hàng may mặc chúng ta vướng phải 1
rào cản hết sức to lớn bởi giá cao hơn nhưng chúng ta chú trọng nhiều vào chất
lượng từng sản phầm nhưng ta có thể thực hiện chiến lược hạ giá thông qua việc
: giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, khai thác hiệu quả nguồn nguyên liệu trong
nước…
3. Đẩy mạnh hoạt động Marketing và nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu
thị trường
A. Đẩy mạnh hoạt động Marketing:
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng may mặc nói
riêng, vai trò của hoạt động marketing rất quan trọng. Bên cạnh việc duy trì
những thị trường truyền thống doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu thị
trường để tìm ra những thị trường mới và tiến hành thâm nhập bằng các công cụ
phù hợp.
Một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay của các doanh nghiệp là
thương hiệu. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn sẩn
phẩm của khách hàng, nó thể hiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thếi
giới. Một sản phẩm có thương hiệu được khẳng định trên thị trường quốc tế chắc
chắn tìm được chỗ đứng lâu dài hơn trong lòng người tiêu dùng.
Ngoài ra, còn có các biện pháp khác như biện pháp về công nghệ khả năng ứng
dụng thương mại điện tử,…để thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp. Công nghệ
có tiên tiến, hiện đại và có kế hoạch đổi mới, chuyển giao công nghệ thì mới
nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm bớt các khâu, các giai đoạn không
cần thiết, hạn chế lao động thừa. Áp dụng thương mại điện tử là giải pháp mới,
thật sự cần thiết trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Nhờ thương mại
điện tử doanh nghiệp giảm bớt được chi phí, thời gian, nhân lực, thương hiệu

của doanh nghiệp được quảng bá rộng khắp hơn, có thể tìm được những đối tác
lớn với những hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn…
18


B. Nâng cao hiệu quả công tac nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp bởi đây
là khâu nghiên cứu khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường từ đó nâng cao
khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Do vậy các doanh nghiệp May Mặc cần nắm
bắt được nhu cầu, đặc điểm của thị trường đồng thời phân tích đối thủ cạnh
tranh 1 cách rõ ràng để xác định được sức cạnh tranh của đối thủ. Bên cạnh đó
cũng cần nghiên cứu khách hàng, hiểu được mong muốn của họ để phát triển sản
phẩm theo hướng tốt hơn.
4. Nâng cao hiệu quả họat động của bộ máy tổ chức, chất lượng nguồn nhân
lực:
Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần thúc đẩy xuất khẩu của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có sự sắp xếp, phân công công việc một cách
hợp lý giữa các bộ phận phòng ban, giữa các cá nhân. Mỗi bộ phận, phòng ban,
mỗi cá nhân đảm nhiệm những nhiệm vụ cụ thể. Các nhiệm vụ đó được chia
càng nhỏ càng tốt. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần tập thể của tất cả
các cá nhân, xây dựng tác phong làm việc công nghiệp, hiện đại trong toàn
doanh nghiệp.
Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đối với
cán bộ quản lý, nâng cao kiến thức và khả năng làm việc, nhất là những cán bộ
liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nâng cao trình độ, tay nghề của
công nhân, những đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Để làm được điều này, doanh nghiệp phải làm tốt ngay từ khâu lựa chọn, tuyển
dụng kết hợp với việc tổ chức các chương trình đào tạo, các cuộc thi tay nghề
trong quá trình sản xuất. Có những chính sách khuyến khích khả năng sáng tạo
của cán bộ, công nhân viên. Nhờ thế, năng suất lao động sẽ tăng lên, góp phần

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
5. Một số kiến nghị với Nhà nước
Nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng May mặc trên thị trường không chỉ là
19


vấn đề của một đơn vị hay một doanh nghiệp mà là vấn đề mang tính Nhà nước.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chủ trương của Đảng và Nhà nước là tập
trung quảng bá và nâng cao sức cạnh tranh cho nhãn hiệu chung của hàng May
mặc xuất khẩu đó là nhãn hiệu MADE IN VIETNAM.
A. Đầu tư phát triển ngành May mặc
Cần có biện pháp áp thuế 1 cách nhất quán đối với các trợ cấp và vật liệu phụ
ngành May. Miễn thuế cho các nguyên liệu chính nhập khẩu trong lúc ngành dệt
trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu may xuất khẩu. Cải tiến thủ tục hoàn
thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp
khác may xuất khẩu. Công nghiệp May mặc phải được ưu tiên phát triển và
được coi là 1 trong những ngành trọng điểm trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong những năm tiếp theo
Phát triển công nghiệp May mặc theo hướng kết hợp hướng về xuất khẩu với
thay thế nhập khẩu
Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư
thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, cổ phần hóa các
doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài
B. Cải cách các thủ tục hành chính
Hiện nay các thủ tục hành chính của Nhà nước còn rất rườm rà, phức tạp. Điều
đó làm cản trở hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là việc xử lý
thủ tục hải quan của nước ta hết sức mất thời gian làm nhiều khi bị chậm tiến độ
giao hàng.
Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần sớm ban hành luật hải quan cho phù
hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Các ngành

hữu quan nghiên cứu để ban hành biểu phân loại mã số hàng xuất khẩu phù hợp
với tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập.
C. Tăng cường cung cấp thông tin khoa học công nghệ về May mặc
Trong quá trình sản xuất kinh doanh các DN thường thiếu thông tin về công
20


nghệ và thị trường công nghệ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản
xuất. Vì vậy Nhà nước phải có các dự án nhằm cung cấp các thông tin cho
doanh nghiệp.

Tiểu kết : trên đây là 1 số giải pháp cơ bản vừa có ý nghĩa trước mắt vừa có
ý nghĩa lâu dài nhằm khắc phục những hạn chế và thúc đẩy phát triển thị
trường may mặc nước ta.

21


KẾT LUẬN
Xu hướng quốc tế hoá nền sản xuất và sự dịch chuyển trong sản xuất hàng may
mặc từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển đang tạo ra nhiều cơ
hội thuận lợi để maymặc Việt Nam phát triển. Nhiều công ty may mặc đã phát
triển thành những DN có uy tín trên thị trường nội địa và quốc tế như : May 10,
Viettien...May mặc cũng là ngành thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài,
tạo việc làm cho một số lượng lớn lao động, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng
của kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, ngành may mặc nước ta cũng đang đứng trước nhiều khó khăn,
thách thức hết sức khắc nghiệt. Yêu cầu hội nhập buộc các sản phẩm may mặc
Việt Nam phải cạnh tranh một cách khốc liệt và sòng phẳng với các “cường
quốc” dệt may trong khu vực và thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,…

với trình độ công nghệ đi trước chúng ta hàng chục năm.
Để phát triển thị trường maymặc trong và ngoài nước trong điều kiện hiện nay,
ngành dệt may Việt Nam phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: từ giải phát phát
triển ngành, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, giải pháp
marketing, giải pháp chủ động nguyên phụ liệu, giải pháp về nguồn nhân lực, về
khoa học công nghệ…chú trọng công tác thiết kế sản phẩm. Đồng thời, đẩy
mạnh công tác xúc tiến và hợp tác thương mại với các thị trường đang có, thị
trường tiềm năng và thị trường đã mất.

22


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***************

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN

Môn: Kinh Tế Thương Mại Đại Cương
Lớp: 1403TECO0111

Số buổi
STT

Họ và tên
sinh viên

Mã SV

họp nhóm

thảo luận
Số
buổi
họp
nhóm

1

Nguyễn Thị
Thùy Dung

13D110077

13D110009

2

Trần Thị
Phương
Dung

3

Nguyễn
Tiến Dũng

13D250205

4


Trịnh Văn
Quốc Dũng

13D250294

Phạm
Trường

13D11001
1

5

Số
buổi
vắng

23

Điểm
tự
đánh
giá
của
các

nhân

Điểm
trưởng

nhóm
chấm


tên

Ghi chú


Giang
6

Nguyễn
Minh Giang

13D110012

7

Nguyễn Thị


13D11018
1

8

Nguyễn Thị
Thu Hà


13D250077

9

Hà Mỹ
Hạnh

12D110059

10

Nguyễn
13D250298
Thanh Hằng

11

Trương
Đoàn Hiếu

13D250157

12

Nguyễn Thị
Hiệp

13D250210

13


Vũ Thị Hoài 13D250151

14

Đặng Huy
Hoàng

13D250213

15

Khúc Thị
Huệ

13D110159

16

Nguyễn Thị
Huệ

13D250303

17

Lý Thị Thu
Huyền

13D250305


18

Đinh Thị
13D110090
Ngọc Huyền

19

Nguyễn Thị 13D250014
Ngọc Huyền

20

Nguyễn
Quang
Hưng

13D250217

24


21

Mai Thị
Hương

13D250218


22

Nguyễn Thị
Hương

13D250018

23

Đặng Thúy
Hường

13D250220

24

Trần Thị
Lan

13D250221

Hà nội, ngày

Xác nhận của thư ký

tháng năm 2014

Xác nhận của nhóm trưởng

25



×