Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Một số bài tập về OXI lưu HUỲNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.8 KB, 4 trang )

OXI –LƯU HUỲNH
Câu 1. Trộn 22,4 gam bột Fe với 9,6 gam bột S rồi nung trong điều kiện
không có không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Hoà tan
X bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y
cần V lít O2(đktc). Giá trị của V là?
Câu 2. Cho 6 lít hỗn hợp khí oxi và ozon, sau một thời gian ozon bị phân hủy
hết thì thể tích khí tăng lên so với ban đầu là 2 lít ở cùng điều kiện. Thể tích
oxi và ozon trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là?
Câu 3. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được
2,24 lit hỗn hợp khí ở điều kiện chuẩn. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với
hiđro là 9. Thành phần % theo số mol của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu lần
lượt là:
Câu 4. Hòa tan hòan toàn 8,3 gam Al và Fe vào dung dịch H2SO4 dư thấy
tạo thành 5,6 lít H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban
đầu?
Câu 5. Hoà tan hoàn toàn 33,1g hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào trong dung dịch
H2SO4 loãng dư thấy có 13,44 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô
cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?
Câu 6. Hoà tan hoàn toàn 2,44g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Al bằng dung
dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 11,08g
muối khan. Thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc) là?
Câu 7. Hoà tan hết 16,3g hỗn hợp kim loại gồm Fe, Al, Mg trong dung dịch
H2SO4 đặc, nóng thu được 0,55mol SO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng,
khối lượng chất rắn khan thu được là?
Câu 8. Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành
hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn


hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lit
khí SO2 ( đktc). Khối lượng a gam là?
Câu 9. Cho V lít hỗn hợp khí ở đktc gồm CO và H2 phản ứng với lượng dư


hỗn hợp rắn gồm CuO, MgO, FeO nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là?
Câu 10. Giả sử hiệu suất của cả quá trình đạt 87,5% thì khối lượng H2SO4
sản xuất được từ 1,6 tấn quặng chứa 60% FeS2 là bao nhiêu tấn?
Câu 11. Khối lượng các muối tạo thành trong dung dịch sau khi sục 22,4 lit
khí Hidro sunfua (đktc) vào 500 gam dung dịch KOH 40% là bao nhiêu?
Câu 12. Hoà tan hoàn toàn 1,08g kim loại M trong H2SO4 đặc nóng, lượng
khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn bởi 45ml dung dịch NaOH 0,2M thấy tạo
ra 0,608g muối. Kim loại M là kl nào?
Câu 13. Cho 6,76g oleum H2SO4.nSO3 vào nước thành 200ml dd. Lấy 10ml
dd này trung hoà vừa đủ với 16ml dd NaOH 0,5M. Giá trị n bằng?
Câu 14. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,002 mol FeS2 và 0,003 mol
FeS vào lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí X. Hấp thụ toàn
bộ khí X bằng lượng vừa đủ V ml dung dịch KMnO4 0,05M. V có giá trị là?
Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn 125,6 gam hỗn hợp FeS2 và ZnS thu được 102,4
gam SO2. Khối lượng của 2 chất trên lần lượt là bao nhiêu?
Câu 16. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCL dư thu
được 2, 24 lít hỗn hợp khí ở đktc. Hỗn hợp khí này có tỉ khối hơi so với
hydro là 9. Tính thành phần phần trăm theo số mol của hỗn hợp Fe Và FeS
ban đầu.


Trắc nghiệm
Cho H: 1; O: 16; Cl: 35,5; Fe: 56; Zn : 65
Câu 1. Cho các phản ứng sau: Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?
A. 2HgO 2Hg + O2
B. CaCO3 CaO + CO2
C. Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O D. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
Câu 2. Theo quan niệm mới, quá trình oxi hóa là quá trình
A. Thu electron. B. nhường electron. C. kết hợp với oxi. D. khử bỏ oxi.

Câu 3. Số mol electron cần dùng để khử 0,75 mol Al2O3 thành Al là
A. 0,5 mol.
B. 1,5 mol.
C. 3,0 mol.
D. 4,5 mol.
Câu 4. Trong phản ứng: 2Na + Cl2 ( 2NaCl, các nguyên tử Na
A. bị oxi hóa.
B. Bị khử.
C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử. D. không bị oxi hóa, không bị khử.
Câu 5. Cho phản ứng: M2Ox + HNO3 ( M(NO3)x + ...
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng trao đổi khi x có giá trị là bao nhiêu?
A. x = 1.
B. x = 2.
C. x = 1 hoặc x = 2.
D. x = 3.
Câu 6. Cho phản ứng: Zn + CuCl2 ( ZnCl2 + Cu
Trong phản ứng này, 1 mol ion Cu2+
A. đã nhận 1 mol electron.
B. đã nhận 2 mol electron.
C. đã nhường 1 mol electron.
D. đã nhường 2 mol electron.
Câu 7. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng
oxi hóa – khử?
A. Fe + 2HCl ( FeCl2 + H2(
B. FeS + 2HCl ( FeCl2 +H2S(
C. 2FeCl3 + Cu ( 2FeCl2 + CuCl2 D. Fe + CuSO4 ( FeSO4 + Cu


Câu 8. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng
với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại?

A. Fe.
B. Cu
C. Zn
D. Ag
Câu 9. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen
(F2, Cl2, Br2, I2):
A. Ở điều kiện thường là chất khí
B. Có tính oxi hóa mạnh
C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử D. Tác dụng mạnh với nước
Câu 10. Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?
A. HCl.
B. HF.
C. HNO3.
D. H2SO4.
Câu 11. Dãy axit nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm
dần?
A. HI, HBr, HCl, HF.
B. HCl, HBr, HI, HF.
C.HF, HCl, HBr, HI

D. HBr, HCl, HF, HI



×