LUẬT HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NỘI DUNG CHÍNH
1. Vi phạm hành chính – Xử lý hành chính
2. Nguyên
3. Thực
quyết
tắc xử lý vi phạm hành chính
trạng áp dụng–Những bất cập–Hướng giải
Vi phạm hành chính – xử lý hành chính
1.1 Vi phạm hành hính:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực
hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà
không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt vi phạm hành chính”.(khoản 1 điều 2 luật xử lý vi phạm
hành chính).
Vi phạm hành chính – xử lý hành chính
Dấu hiệu cơ
bản
Dấu hiệu
pháp định
Dấu hiệu vật
chất
Dấu hiệu xác
định chủ thể
Dấu hiệu
tinh thần
Vi phạm hành chính – xử lý hành chính
1.2 Xử lý vi phạm hành chính
Xử lý vi phạm
hành chính
Xử phạt vi
phạm hành
chính
Biện pháp xử
lý hành chính
khác
Vi phạm hành chính – xử lý hành chính
Xử phạt vi phạm hành
chính
Các biện pháp áp dụng
khác
• Áp dụng cho các cá nhân,
tổ chức
• Gồm hình thức xử phạt
chính, hình thức phạt bổ
sung, biện pháp khắc
phục hậu quả
• Chỉ áp dụng cho cá nhân
• Giáo dục tại xã, phường,
thị trấn, đưa vào trường
giáo dưỡng, đưa vào cơ
sở giáo dục, đưa vào cơ
sở chữa bệnh
Vi phạm hành chính – xử lý hành chính
=> Để đảm bảo đạt được mục đích, yêu cầu của
việc xử lý vi phạm hành chính cần phải có những
nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính – những
tư tưởng chỉ đạo việc tiến hành xử lý vi phạm
hành chính được pháp lý hóa
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời,
và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra
phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
-. Đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực chủ động trong việc thanh tra,
kiểm tra và thực thi công vụ để kịp thời phát hiện các vi phạm hành chính
-. Cá nhân tổ chức sẽ bị xử phạt vì hành vi vi phạm của mình theo qui đinh của
pháp luật theo khoản 1 điều 21 luật xử lý vi phạm hành chính
- Khắc phục mọi hậu quả do hành vi của mình gây ra theo quy định tại khoản 1
điều 28 luật xử lý vi phạm hành chính.
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm
quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
-> Khả
THẨM QUYỀN
năng được áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
trong giới hạn nhất định do pháp luật quy định cho cá nhân
hoặc tổ chức .
-> Những
NGƯỜI CÓ THẨM
QUYỀN
người được pháp luật trao quyền, thay mặt
nhà nước xử phạt các chủ thể có hành vi vi phạm
các quy định của pháp luật hành chính.
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
- Tiến hành xử lý một cách nhanh chóng bởi vì mục đích của việc xử lý vi phạm
hành chính không chỉ mang tính chất xử phạt, răn đe, cảnh cáo mà còn với mục
đích ngăn chặn kịp thời, phòng ngừa và khắc phục hậu quả
- Việc xử phạt phải công bằng không thể quá nhẹ cũng không thể quá nặng so với
hành vi vi phạm, đảm bảo quyền và lợi ích của những chủ thể khác có liên
quan, đảm bảo việc chịu trách nhiệm của người vi phạm
- Điều 72 của luật cũng quy định về công bố công khai trên các phương tiện
thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Đây là điểm mới của luật so với pháp lệnh trước đây
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
3. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu
quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
Ví dụ:
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
-Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng là những căn cứ có ý nghĩa đáng kể trong
việc xem xét, quyết định hình thức, mức xử phạt, biện pháp khác phục hậu quả
đối với cá nhân vi phạm
⇒Sẽ khuyến khích người vi phạm thành thật khai báo... Để được áp dụng hình
thức, mức phạt nhẹ hơn mức phạt thông thường, ngược lại phạt nặng đối với
đối tượng vi phạm nhiều lần, tái phạm, thậm chí vi phạm với quy mô lớn
- Các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 9 luật xử lý hành chính. Các tình
tiết tăng nặng được quy định tại khoản 1 điều 10
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
4. Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp
luật quy định.
-Hành vi vi phạm hành chính đó phải được quy định cụ thể trong một văn bản
quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành
- Phạm chưa được pháp luật quy định thì không thể tiến hành xử phạt đối với
cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đó vì không có căn cứ pháp lý để áp dụng
hình thức, mức xử phạt cụ thể đối với đối tượng vi phạm
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
• Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền lập biên bản để xử phạt hoặc ra quyết định xử
phạt:
=> không được lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi vi phạm
đó nữa
=> Không đồng thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với người thực hiện hành vi
này.
=> Nếu sau này phát hiện hành vi đó có dấu hiệu tội phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự ->
huỷ quyết định xử phạt hành chính trước đây -> chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng
hình sự -> truy cứu trách nhiệm hình sự.
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
• Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi
người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
. Khi tiến hành xử phạt cần căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân
thân của từng người vi phạm, cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
mà quyết định một hình thức và mức phạt thích đáng đối với từng người
vi phạm.
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
• Một người thực hiện nhiều hành vi phạm thì bị xử phạt về
từng hành vi vi phạm.
- Người có thẩm quyền xử phạt xác định hình thức và mức phạt
đối với từng hành vi, sau đó cộng lại thành mức phạt chung.
Hình thức phạt cảnh cáo được thu hút vào hình thức phạt tiền.
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
5. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành
chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại
diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính
• Các cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh việc có hành vi vi phạm
hành chính và làm các thủ tục để xác minh các tình tiết của vụ việc để
biết có hay không có vi phạm, nếu có thì ở mức độ nào, áp dụng các
biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ việc một cách khách
quan, toàn diện và đầy đủ
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
Ví dụ:
Trường hợp quy định về xử phạt “xe chưa sang tên”,
người tham gia giao thông không có nghĩa vụ phải chứng
minh xe mình đang đi là xe của ai mà khi bị dừng xe chỉ
cần xuất trình đủ đăng ký xe, bằng lái, bảo hiểm… cảnh
sát giao thông không có quyền được hỏi người điều khiển
xe về việc “sang tên đổi chủ” bởi vì người tham gia giao
thông không có nghĩa vụ chứng minh về việc này.Việc
chứng minh xe chưa sang tên, đổi chủ là trách nhiệm của
cơ quan, người có thẩm quyền thông qua công tác đăng
ký sang tên; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
• Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại
diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính:
- Khắc phục tình trạng cơ quan hành chính ban hành quyết định xử phạt mang
tính đơn phương, áp đặt ý chí chủ quan của người có thẩm quyền xử phạt
- Việc xử lý vi phạm hành chính liên quan trực tiếp đến danh dự, quyền tự do cơ
bản của công dân, cần được tiến hành dân chủ, khách quan, chính xác, trên cơ
sở xác minh rõ vụ việc, bảo đảm nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật”
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
6. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ
chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân:
- Mục đích: để phân định mức phạt tiền giữa cá nhân và tổ chức vi phạm, phù hợp
với tính chất vi phạm
- Ví dụ:
Số 99/2013/NĐ-CP: : mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng,
đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp
02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là
500.000.000 đồng.
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
Lĩnh
vực
Xử lí vi
phạm
hành
chính
trong
lĩnh
vực
chứng
khoáng
Căn cứ theo Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính
(không có nguyên tắc này)
NĐ85/2010:
-Chánh Thanh tra Uỷ ban
chứng khoán được quyền phạt
tiền tối đa 70 triệu đồng; Chủ
tịch Ủy ban chứng khoán được
quyền phạt tiền tối đa đến
500 triệu đồng (không phân
biệt giữa cá nhân và tổ chức)
Căn cứ theo Luật xử lý vi phạm
hành chính
NĐ108/2013:
- Chánh Thanh tra Ủy ban chứng
khoán có quyền phạt không quá
100 triệu đồng đối với tổ chức,
50 triệu đồng đối với cá nhân
- Chủ tịch Ủy ban chứng khoán có
quyền phạt tối đa 2 tỷ đồng đối
với tổ chức, 1 tỷ đồng đối với cá
nhân
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
1. Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một
trong các đối tượng quy đinh tại các điều 90, 92, 94, 96 của luật này
•.Điều 90: đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
•.Điều 92: đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
•.Điều 94: đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
•.Điều 96: đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
2. Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành nhanh chóng,
công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của
pháp luật.
• Theo điều 105 luật xử lý vi phạm hành chính quy định về thẩm quyền áp dụng các
biện pháp xử lý vi phạm hành chính:
+ Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn.
+ Tand cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
3. Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ
vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình
tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
- Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ
vào nhân thân người vi phạm. Ví dụ: điều 112 của luật xử lý vi phạm hành
chính
- Tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 9. Tình tiết tăng nặng được quy
định cụ thể tại điều 10 luật xử lý vi phạm hành chính.
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
4. Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm
chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp hành chính
có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình
không vi phạm hành chính.
Ví dụ: A 14 tuổi bị người ta vu oan cho ăn cắp vặt nhiều lần trong 6
tháng và buộc áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
A có quyền đưa ra các chứng cứ để chứng minh cho sự trong sạch của
mình.