Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi HSG Ngữ Văn 6 cấp huyện năm 2015 - 2016 của Huyện Tân Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.72 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ

KỲ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN
NĂM HỌC 2015-2016

MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài : 120 phút ( Không kể thời gian giao đề )

Câu 1 ( 6 điểm):
Cho đoạn trích:
“ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn
xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một
nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam
dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
Tre, nứa, mai vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của
người nông dân”
(Cây tre Việt Nam- Thép Mới)
a. Xác định câu tồn tại và phân tích thành phần chính của câu tồn tại vừa tìm
được.
b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật có trong đoạn trích và nêu tác dụng của biện
pháp nghệ thuật đó.
Câu 2 ( 6 điểm): Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em về đoạn thơ:
“ Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng..”


( Lượm- Tố Hữu)
Câu 3 ( 8 điểm): Hãy kể một câu chuyện cảm động ./
-Hết-

Họ và tên học sinh:……………………………………Số báo danh:…………..


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng
nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc
kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phải phát hiện và trân trọng những bài
làm thể hiện được tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững, năng lực cảm thụ sâu
sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt…); đặc biệt khuyến khích những bài làm thể hiện
rõ sự sáng tạo.
- Đánh giá bài làm của học sinh trên phương diện kiến thức và kỹ năng làm
bài.
- Hướng dẫn chấm chỉ chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản;
trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và thang điểm
cụ thể hơn.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản,
hợp lý, có sức thuyết phục, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm cho điểm một
cách chính xác, khoa học, khách quan.
- Điểm toàn bài là 20,0; chiết đến 0,5..
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1:( 6.0 điểm )
a. Xác định được câu tồn tại và phân tích thành phần chính: 2 điểm, cụ thể:
- Câu tồn tại: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa
cổ kính” ( 1.0 điểm)

- Phân tích thành phần chính:
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.
VN
CN
(1.0 điểm)
b. Xác định được biện pháp nghệ thuật nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật
đó: 4 điểm, cụ thể:
- Gọi đúng tên biện pháp nhân hóa: 0.5 điẻm
Chỉ rõ biểu hiện của nhân hóa:
+ Bóng tre trùm lên âu yếm …( 0.5 điểm)
+ Tre ăn ở với người… ( 0.5 điểm)
+ Tre, nứa, mai vầu giúp người…( 0.5 điểm)
- Tác dụng: 2.0 điểm
+ Từ một vật thể, tre đã trở nên có linh hồn gắn bó bền chặt với cuộc đời vất
vả, với những tâm tình của người dân Việt từ ngàn xưa.
+ Tre trở thành bạn của biết bao thể hệ người Việt Nam cần cù, chịu thương


chịu khó và giàu tính sáng tạo.
Câu 2 (6.0 điểm):
a. Đáp án: Bài lảm cần bảo các yêu cầu sau:
* Về kiến thức:
Viết được đoạn văn trình bày cảm xúc về đoạn thơ mà đề bài đã cho trên cơ
sở các ý:
- Khái quát được nội dung đoạn thơ: đoạn thơ đã diễn tả cảm xúc của nhà
thơ trước sự hi sinh của Lượm.
- Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” sử dụng câu hỏi tu từ, đứng tách riêng
thành một khổ đã diễn tả tâm trạng vừa đau xót vừa ngỡ ngàng như không muốn
tin Lượm không còn nữa.
- Hai khổ cuối sử dụng nghệ thuật điệp ngữ (lặp lại khổ 2,3) đã tái hiện lại

hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên. Đồng thời trả lời cho câu hỏi trên
bằng sự khẳng định: Lượm luôn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê
hương, đất nước.
- Tố Hữu đã xây dựng thành công tượng đài về những thiếu niên Việt Nam
dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước
* Về kĩ năng:
- Xác định đúng yêu cầu của đề.
- Viết đúng hình thức một đoạn văn trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về
hình thức.
- Bố cục đoạn văn phải hợp lý: có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.
- Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
b. Biểu điểm:
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 6.0 điểm
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng còn hạn chế => 4.0 điểm
- Nội dung đoạn văn sơ sài, còn mắc lỗi nhiều về kỹ năng => 2.0 điểm
Câu 3 (8.0 điểm)
a. Đáp án: Bài lảm cần bảo các yêu cầu sau:
* Về kiến thức:
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài kể chuyện đời thường: kể một câu chuyện
cảm động.
- Xây dựng được câu chuyện với ngôi kể và thứ tự kể phù hợp với nội dung
câu chuyện.
- Diễn biến sự việc hợp lý, biết tạo tình huống và biết dẫn dắt câu chuyện
theo trình tự có mở đầu, có phát triển và có kết thúc; nội dung câu chuyện có ý
nghĩa sâu sắc.
* Về kỹ năng:
- Viết được bài văn kể chuyện với bố cục hoàn chỉnh, mỗi phần đảm bảo
được các nhiệm vụ.



- Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng; không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu,
chính tả.
b. Biểu điểm:
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng => 8.0 điểm
- Xây dựng được câu chuyện đúng yêu cầu, diễn biến sự việc hợp lý, biết tạo
tình huống truyện, dẫn dắt câu chuyện theo trình tự có mở đầu, có phát triển, có kết
thúc, nội dung câu chuyện có ý nghĩa, nhưng còn có một số hạn chế về kỹ năng =>
6.0 điểm.
- Xây dựng được câu chuyện với diễn biến sự việc hợp lý, song nội dung còn
đơn giản, ý nghĩa câu chuyện chưa rõ nét, còn mắc lỗi về kỹ năng làm bài => 4.0
điểm.
- Xây dựng câu chuyện với nội dung còn đơn giản, diễn biến sự việc chưa
hợp lý, hạn chế về kỹ năng => 2.0 điểm.
Lưu ý:
- Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định một
cách phù hợp.
- Học sinh có thể xây dựng câu chuyện theo nhiều hướng, miễn là bảo đảm
yêu cầu của đề và tính hợp lý của câu chuyện.



×