Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

THỰC TRẠNG HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.23 KB, 16 trang )

TÓM TẮT
Hứng thú nghề nghiệp là một trong những động lực quan trọng cho sự phát
triển của con người, thúc đẩy con người phát triển năng lực sáng tạo, giúp con
người tìm thấy hạnh phúc khi được làm việc trong lĩnh vực mà mình yêu thích.
Qua nghiên cứu hứng thú nghề nghiệp của 385 sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng
Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên cho thấy: sinh viên Nữ chiếm số đa ( 84,94%),
phần lớn sinh viên có hứng thú với nghề ở mức trung bình, chỉ có 7,0% là sinh
viên có hứng thú cao. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề
nghiệp cho thấy sinh viên đánh giá cao yếu tố khách quan hơn là yếu tố chủ quan.
Theo đó, những yếu tố ảnh hưởng chính là do đặc thù tính chất công việc, cơ hội
xin việc khó khăn (93,2%), mức thu nhập nghề nghiệp(99,7%), sự tốn kém về kinh
tế, thời gian…
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng
trong quá trình hoạt động của con người. Nó kích thích con người say mê hoạt
động đem lại hiệu quả cao trong công việc của mình. Khi được làm việc phù hợp
với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được
hiệu quả cao [2], [4], [5].
Ngày nay, ở hầu hết các nước trên Thế giới, Điều dưỡng đã được công nhận là
một nghề nghiệp độc lập, cùng cộng tác với các Bác sỹ, Dược sỹ, Kỹ thuật viên và
các thành phần trong hệ thống y tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá
nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, người làm nghề Điều dưỡng gọi là Điều
dưỡng viên. Trong đó, người Điều dưỡng xây dựng kế hoạch chăm sóc đối với
từng người bệnh cụ thể bằng cách sử dụng quy trình điều dưỡng.
Trong hoạt động nghề nghiệp của cán bộ Điều dưỡng nói chung và Sinh viên
Điều dưỡng nói riêng, hứng thú là yếu tố quan trọng, liên quan trực tiếp đến hiệu
quả công việc. Công việc của nghề Điều dưỡng diễn ra trong sự giao lưu trực tiếp
với bệnh tật và nỗi đau của người bệnh… Vì vậy, nếu không có niềm đam mê và
1



hứng thú với nghề thì người cán bộ Điều dưỡng khó vượt qua được những khó
khăn và lẽ tất nhiên hiệu quả công việc sẽ không cao.
Tuy hứng thú đối với nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng, nhưng hiện nay
không phải tất cả Sinh viên Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đều
có hứng thú với nghề nghiệp. Do đó, việc tìm hiểu Sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng
có yêu nghề hay không, yêu nghề ở mức độ nào, biểu hiện ra sao, những yếu tố
nào ảnh hưởng đến hứng thú đó và có thể tác động như thế nào để bồi dưỡng hứng
thú nghề nghiệp cho Sinh viên là một đòi hỏi khách quan mà thực tiễn đặt ra để
nâng cao chất lượng học tập thì tại Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên vẫn chưa
có công trình nào nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Hứng thú
nghề nghiệp của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng năm thứ hai Trường Cao
đẳng Y tế Thái Nguyên” nhằm mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng hứng thú nghề nghiệp của sinh viên Cao đẳng Điều
dưỡng năm thứ hai Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.

2.

Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới hứng thú nghề nghiệp của sinh viên.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. Lý luận chung về hứng thú và hứng thú nghề nghiệp
1.1. Khái niệm chung về hứng thú
Hứng thú là một thuộc tính tâm lý của nhân cách. Hứng thú được các nhà
nghiên cứu đánh giá là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp, do đó có rất nhiều quan

niệm khác nhau.
Theo I.PH Shecbac: “Hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn có của con người,
nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm của con người vào một đối tượng
nào đó trong thế giới khách quan”.
Theo N. G. Marôzôva, cấu trúc tâm lý hứng thú có ít nhất 3 yếu tố :
+ Có nhận thức đối với hoạt động.
+ Có khía cạnh xúc cảm đối với hoạt động.
+ Có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động.
Ba yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ và tương tác với nhau trong cấu trúc
hứng thú của cá nhân. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của hứng thú mà vai trò
của từng yếu tố có sự thay đổi.
Theo Nguyễn Xuân Thức: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với
đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng mang lại khoái
cảm” [1;225].
Chúng tôi lựa chọn định nghĩa: “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá
nhân đối với đối tượng nào đó, do sự hấp dẫn và ý nghĩa của nó đối với bản thân”
và cấu trúc tâm lý hứng thú của N.G. Marôzôva làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên
cứu.
Theo đó, hứng thú được sơ đồ hóa như sau:

Hứng thú

Nhận thức

Cảm xúc

Hành vi
3



Sơ đồ này thể hiện mối quan hệ mật thiết và tương tác lẫn nhau trong 3 thành
tố của cấu trúc hứng thú. Trong đó nhận thức luôn là tiền đề, cơ sở cho sự hình
thành cảm xúc. Cả hai mặt nhận thức và cảm xúc được hình thành và phát triển
trong quá trình hoạt động của đối tượng.
1.2. Khái niệm hứng thú nghề nghiệp
Học tập, rèn luyện để có kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp tương lai là
nhiệm vụ quan trọng của Sinh viên. Hứng thú nghề nghiệp sẽ tạo nên sự tích cực
học tập ở Sinh viên. Nhờ hứng thú mà Sinh viên có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng,
thúc đẩy tính tích cực tìm tòi sáng tạo.
Do đó, bàn về hứng thú nghề nghiệp, chúng tôi cho rằng: “Hứng thú nghề
nghiệp chính là thái độ nhận thức đặc biệt của chủ thể đối với hoạt động nghề
nghiệp, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống
cá nhân”.
1.3. Sự hình thành và các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp
1.3.1. Sự hình thành hứng thú nghề nghiệp.
Trước khi đăng ký ngành học thì bản thân Sinh viên và gia đình đã tìm hiểu,
lựa chọn một nghề phù hợp với niềm ham mê, nhu cầu cho cuộc sống tương lai của
bản thân. Lúc này, phần lớn họ ý thức được rằng việc học tập, trau rồi kiến thức
nghề nghiệp của bản thân là để trở thành những chuyên gia thành thạo trong lĩnh
vực nghề nghiệp đã chọn.
Hứng thú nghề nghiệp tiếp tục phát triển qua mỗi bài học, cách tổ chức bài
giảng, phương pháp giảng dạy phù hợp sinh động của giảng viên và những điều
kiện cơ sở vật chất của Nhà trường phục vụ cho quá trình nghiên cứu học tập… Từ
đó thúc đẩy Sinh viên nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của nghề mình theo
học. Ngành nghề lúc này trở thành đối tượng hấp dẫn, hứng thú với nghề ngày
càng phát triển hơn và trở thành động cơ học tập chủ yếu của sinh viên.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp.

4



Hứng thú nghề nghiệp có ý nghĩa rất lớn và giữ một vai trò quan trọng trong
hoạt động học tập. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển
hứng thú nghề nghiệp của Sinh viên, đó là những yếu tố chủ quan cá nhân và yếu
tố tác động từ bên ngoài.
-

Yếu tố chủ quan: việc tìm hiểu rõ về ngành nghề cũng như niềm đam mê, yêu

thích nghề của bản thân đang theo học sẽ làm cho Sinh viên tích cực học tập tích
lũy kiến thức phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp sau này.
Ngược lại, nếu Sinh viên không có đủ những điều kiện trên thì sẽ khó tìm
thấy niềm vui và hứng thú trong hoạt động học tập. Lúc này Sinh viên dễ chán nản
với việc học tập và coi như là nghĩa vụ.
-

Yếu tố khách quan: đó là những yếu tố tác động vào chủ thể làm cho bản thân

sinh viên có thêm hay mất dần đi hứng thú với nghề nghiệp đã chọn.
+ Yếu tố thuộc về gia đình: những người thân trong gia đình luôn là chỗ dựa
vững chắc về tinh thần cho cá nhân mỗi khi gặp khó khăn cũng như chán nản trong
công việc, cuộc sống.
Nếu có được sự động viên, giúp đỡ kịp thời từ phía gia đình thì Sinh viên dễ
dàng vượt qua được những khó khăn, áp lực tâm lý khi theo học nghề và từ đó sẽ
duy trì được hứng thú với nghề nghiệp.
+ Yếu tố thuộc về nhà trường: khi có hứng thú với nghề nghiệp đã chọn thì
Sinh viên sẽ có xu hướng tìm hiểu sâu về chuyên môn, thích đọc thêm các giáo
trình, tài liệu, tạp chí…có liên quan đến nội dung chuyên môn, các video làm mẫu,
cơ hội thực hành nghề nghiệp.
Khi các nhu cầu trên không được đáp ứng sẽ làm giảm tính tích cực, sự nhiệt

tình và dần mất đi sự hứng thú với nghề.
+ Yếu tố thuộc về xã hội: sự hấp dẫn của nghề nghiệp trong tương lai cũng có
vai trò quan trọng tới hứng thú được hành nghề như: cơ hội việc làm, vị thế nghề
nghiệp, mức thu nhập… Nếu các tiêu chí trên không có được sự hấp dẫn như mong
muốn thì tính hấp dẫn của nghề nghiệp cũng sẽ giảm dần.
5


2.

Sơ lược nghiên cứu.

2.1. Trên thế giới
Những công trình nghiên cứu về hứng thú xuất hiện tương đối sớm trên thế
giới và ngày càng được phát triển.
Từ năm 1944 đến nay có nhiều công trình nghiên cứu ra đời, trong đó có thể
kể đến như: A.F Beliaep đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ với đề tài “Tâm lý
học hứng thú” (1944); Tác giả Marosova nghiên cứu “Sự hình thành hứng thú ở
trẻ em trong điều kiện phát triển bình thường và không bình thường” (1957); Tác
giả G.I.Sukina đã có công trình “Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo
dục” (1971); Năm 1996, tác giả Imkock đã bảo vệ luận án Phó tiến sỹ với đề tài
“Tìm hiểu hứng thú đối với môn Toán của học sinh lớp 8 Phnompenh” . Theo tác
giả: Khi có hứng thú, học sinh dường như cũng tham gia vào tiến trình giảng bài,
cùng đi theo với những suy luận của giáo viên nhờ quá trình nhận thức tích cực.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú như: Phạm
Tất Dong (1973). “ Một số đặc điểm hứng thú nghề nghiệp ở học sinh phổ thông
và công tác hướng nghiệp”; Nguyễn Khắc Mai đã thực hiện đề tài “Bước đầu tìm
hiểu thực trạng hứng thú với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
tại trường của sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục” (1987) – Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học sư phạm Hà Nội I; Nguyễn Thanh Bình với luận văn “Bước đầu
tìm hiểu nguyên nhân gây hứng thú học tập Tâm lý học của sinh viên Khoa Tự
nhiên trường đại học Sư phạm Hà Nội I”. Phùng Thị Nguyệt (1981) “Bước đầu
tìm hiểu thực trạng hứng thú đối với nghề sư phạm của giáo sinh trường cao đẳng
sư phạm Nghĩa Bình” – Luận văn sau đại học. Nguyễn Thị Bích Thủy (2010)
“Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn Hiến TP Hồ
Chí Minh” – Luận văn sau đại học …

6


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng: Sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng khóa 6.
2. Thời gian và địa điểm: từ tháng 2 – tháng 12 năm 2014 tại Trường Cao đẳng
y tế Thái Nguyên
3. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, thiết kế cắt ngang.
- Cỡ mẫu:
p.q
N = Z2 1- α/2 .
d2


Z 1- α/2 = 1.96 với độ tin cậy là 95%.



Lấy P = 0.5 để cho cỡ mẫu lớn nhất




q = 1- p = 1- 0.5 = 0.5



d là sai số nghiên cứu, tự ấn định là 0,05; tính được N= 385 Sinh viên

- Cách chọn mẫu: chúng tôi chọn ngẫu nhiên những Sinh viên mang số báo danh
chẵn trong lớp cố định, số còn lại chúng tôi lấy những sinh viên mang số báo danh
lẻ với hệ số ngẫu nhiên bằng 4.
4. Chỉ tiêu nghiên cứu
- Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: giới tính, dân tộc.
- Hứng thú nghề nghiệp: Sự hiểu biết rõ về nghề Điều dưỡng, sự yêu thích nghề,
hành vi hứng thú học tập.
- Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp của Sinh viên:
+ Những yếu tố thuộc về gia đình: nghề nghiệp của gia đình, sự định hướng lựa
chọn nghề nghiệp, sự động viên khích lệ tinh thần từ gia đình, điều kiện chăm sóc
sức khỏe bản thân – gia đình.
+ Những yếu tố thuộc về nhà trường: cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy, việc
đánh giá kết quả học tập, hoạt động ngoại khóa về chuyên môn và các phong trào
đoàn thể.

7


+ Những yếu tố thuộc về xã hội: cơ hội việc làm, mức thu nhập của nghề nghiệp, vị
thế nghề nghiệp trong xã hội, môi trường thi đua học tập
5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu: sử dụng phương pháp phỏng vấn.
Bộ câu hỏi được chia thành từng nhóm để khai thác thông tin về nhận thức,
cảm xúc, hành vi của Sinh viên và những yếu tố liên quan tới hứng thú về nghề
nghiệp.

- Nhóm 1: khai thác về thông tin chung, từ câu 1 – câu 2
- Nhóm 2: khai thác sự hiểu biết về nghề Điều dưỡng, câu 3
- Nhóm 3: khai thác về cảm xúc với nghề Điều dưỡng, câu 4
- Nhóm 4: khai thác về hành vi học tập, từ câu 5 – câu 9
- Nhóm 5: khai thác về yếu tố gia đình ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp, từ
câu 10 – câu 13
- Nhóm 6: khai thác về yếu tố Nhà trường ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp,
từ câu 14 – câu 17
- Nhóm 7: khai thác về yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp, từ
câu 18 – câu 21
- Mỗi biểu hiện của hứng thú và yếu tố thuận lợi cho sự phát triển hứng thú nghề
nghiệp sẽ được tính theo mức điểm 1 – 2 – 3.
+ Hiểu biết rõ về nghề, có cảm xúc và có hành vi tích cực: đạt điểm 3
+ Hiểu biết chưa rõ về nghề, có cảm xúc và có hành vi trung bình: đạt điểm 2
+ Hiểu biết sai về nghề, có cảm xúc và có hành vi thấp: đạt điểm 1
+ Yếu tố thuận lợi cho sự phát triển hứng thú sẽ ở thang điểm 3
+ Yếu tố ít thuận lợi cho sự phát triển hứng thú sẽ ở mức thang điểm 2
+ Yếu tố không thuận lợi cho phát triển hứng thú sẽ ở mức thang điểm 1
6. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được phân tích trên phần mềm SPSS
phiên bản 18.0, sử dụng các thuật toán thống kê mô tả.
.
8


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Bảng 1: Giới tính và dân tộc
Nam

Giới


Nữ

Tổng

Dân tộc

n

%

n

%

n

%

Kinh

22

5,71

161

41,82

183


47,53

Tày

18

4,67

88

22,86

106

27,53

Nùng

0

0,00

11

2,85

11

2,85


Sán dìu

11

2,86

34

8,83

45

11,69

Dao

4

1,04

11

2,85

15

3,89

Mông


1

0,26

0

0,00

1

0,26

Khác

2

0,52

22

5,71

24

6,23

Tổng

58


15,06

327

84,94

385

100

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Nam chiếm một tỷ lệ khá thấp = 15,06%, sinh viên Nữ chiếm số đa = 84,94%.
- Sinh viên chủ yếu là người dân tộc Kinh chiếm 47,53%và tiếp đến là dân tộc
Tày chiếm 27,53%, đây là 2 dân tộc có số dân đông nhất tại các tỉnh trung du miền
núi phía Bắc cũng như trên toàn quốc.
2. Thực trạng hứng thú nghề nghiệp của Sinh viên
2.1.

Bảng 2: Hứng thú nghề nghiệp của Sinh viên biểu hiện qua nhận thức.
Nhận thức
Công việc

của nghề Đ D

Đúng

Chưa đúng

Sai


Tổng

n

%

n

%

n

%

n

%

371

96,4

9

2,3

5

1,3


385

100

9


Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 96,4% Sinh viên nhận thức đúng
nhiệm vụ nghề nghiệp vẫn còn 3,6% số sinh viên chưa hiểu rõ về nghề nghiệp mình
đang theo học.
2.2.

Bảng 3: Hứng thú nghề nghiệp của Sinh viên biểu hiện qua cảm xúc.
Cảm xúc
Yêu thích
nghề Đ D

Tích cực

Trung bình

Thấp

Tổng

n

%

n


%

n

%

n

%

31

8,05

323

83,9

31

8,05

385

100

Nhận xét: Qua khảo sát cho thấy: chỉ 8,05% sinh viên có cảm xúc tích cực với
nghề Điều dưỡng, còn lại là cảm xúc ở mức độ trung bình và thấp.
2.3.


Bảng 4: Hứng thú nghề nghiệp của Sinh viên biểu hiện qua hành vi.
Hành vi

Tích cực
n
%

Trung bình
n
%

Thấp
n

%

Mục tiêu về kết quả

362

94,05

19

4,95

4

1,0


Sự chuyên cần

286

74,3

94

24,4

5

1,3

Chuẩn bị bài

103

26,8

272

70,6

10

2,6

Thảo luận bài giảng


140

36,4

235

61,0

10

2,6

Nghiên cứu ngoài giờ

52

13,5

305

79,2

28

7,3

Nhận xét: 94,05% Sinh viên đặt mục tiêu tốt cho công việc học tập. Nhưng tỷ lệ
Sinh viên có hành vi tích cực cho việc tiếp thu kiến thức mới còn hạn chế, chỉ có
26,8% là thường xuyên nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp và 13,5% là ôn lại bài

sau khi lên lớp.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp của Sinh viên
3.1.

Bảng 5: Yếu tố gia đình ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp
10


Mức độ

Thuận lợi
n
%

Ít thuận lợi
n
%

Nghề nghiệp gia đình

16

4,2

169

43,9

200


51,9

Sự lựa chọn nghề nghiệp

246

63,9

130

33,8

9

2,3

Động viên khuyến khích

315

81,8

59

15,3

11

2,9


Điều kiện chăm sóc S.K

318

82,6

59

15,3

8

2,1

Yếu tố

Không thuận lợi
n
%

Nhận xét: Qua khảo sát cho thấy 4,2% Sinh viên có bố mẹ hoặc anh chị làm
trong ngành y, 63,9% sinh viên tự lựa chọn nghề. Trên 80% sinh viên cho rằng học
nghề Điều dưỡng có được nhiều điều kiện chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia
đình và nhận được sự động viên khích lệ từ phía gia đình.
3.2.

Bảng 6: Yếu tố Nhà trường ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp
Mức độ

Yếu tố

Cơ sở vật chất của Nhà
trường
Phương pháp giảng dạy
của Giảng viên
Đánh giá công bằng kết
quả học tập
Hoạt động ngoại khóa bổ

Thuận lợi
n
%

Ít thuận lợi
n
%

Không thuận lợi
n
%

14

3,6

236

61,3

135


35,1

186

48,3

164

42,6

35

9,1

199

51,7

159

41,3

27

7,0

191

49,6


155

40,3

39

10,1

ích
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy: trên 96% sinh viên cho rằng thư viện
chưa đáp ứng tốt cho việc tìm tài liệu và đọc sách, ~ 42% sinh viên cho rằng Giảng
viên giảng bài khô cứng và chưa thật sự công bằng trong đánh giá sinh viên.
3.3.

Bảng 7: Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp
Mức độ

Thuận lợi

Ít thuận lợi

Không thuận lợi
11


Yếu tố

n

%


n

%

n

%

Cơ hội việc làm

26

6,8

255

66,2

154

27,0

Thu nhập của nghề

1

0,3

200


51,9

184

47,8

Vị thế nghề nghiệp

203

52,7

164

42,6

18

4,7

Môi trường học tập

76

19,7

247

64,2


62

16,1

Nhận xét: Từ kết quả trên cho thấy các yếu tố về xã hội gây ảnh hưởng nhiều
đến hứng thú nghề nghiệp của sinh viên, sinh viên cho rằng rất khó xin việc sau
khi ra trường là 27%, thu nhập thấp hơn các nghề khác là 47,8%.

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu thực trạng hứng thú nghề nghiệp của Sinh viên cao đẳng
Điều dưỡng cho thấy: 96,4% Sinh viên nhận thức đúng nhiệm vụ nghề nghiệp, chỉ
có 8,05% sinh viên có cảm xúc tích cực với nghề Điều dưỡng còn lại là cảm xúc
trung bình và thấp. Tỷ lệ Sinh viên có hành vi tích cực cho việc tiếp thu kiến thức

12


mới còn hạn chế, chỉ có 26,8% là thường xuyên nghiên cứu tài liệu trước khi lên
lớp và 13,5% là ôn lại bài sau khi lên lớp.
Thực trạng này là do nhiều yếu tố ảnh hưởng. Sinh viên cho rằng rất khó xin
việc sau khi ra trường là 27%, thu nhập thấp hơn các nghề khác là 47,8%, tinh thần
học tập mang tính chất đối phó với thi cử (80,3%)…. Ngoài ra cũng còn những yếu
tố chưa thực sự làm phát triển hứng thú học tập cho sinh viên như: các bài giảng
trên lớp khô cứng, đánh chưa thật sự công bằng trong học tập (~ 42%), các hoạt
động ngoại khóa về chuyên môn và cộng đồng chưa mang lại nhiều hiệu quả và
thật sự bổ ích (50,4%),…

CHƯƠNG V: BÀN LUẬN
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới hứng thú nghề nghiệp cho thấy sinh viên

bị tác động bởi yếu tố khách quan nhiều hơn như: cơ hội tìm việc làm thấp, mức
thu nhập nghề nghiệp không tương xứng với sức lao động, vị thế nghề nghiệp chưa
được xã hội đánh giá đúng, tinh thần học tập xung quanh chỉ mang tính chất đối
phó với thi cử ….
13


Với thời điểm hiện nay, nghề Điều dưỡng đã khó xin việc. Khi xin được việc
người Điều dưỡng phải nghe nhiều, làm việc luôn tay, chịu trách nhiệm cao trước
sức khỏe và tính mạng của người bệnh nhưng công sức họ lại không được trả hợp
lý (thu nhập của người Điều dưỡng khoảng từ 2 triệu đến 4 triệu đồng/ tháng, tùy
theo bệnh viện và thâm niên, đa số thu nhập dưới 3 triệu đồng / tháng). Bên cạnh
đó, môi trường học tập xung quanh có rất ít sinh viên chăm chỉ tự giác học tập mà
chỉ đến kỳ thi mới xem đến sách vở cũng làm dao động tinh thần học tập của sinh
viên.
Ngoài ra cũng còn những yếu tố chưa thực sự làm phát triển hứng thú học tập
cho sinh viên như: các bài giảng trên lớp, sự đánh giá công bằng trong học tập,
hiệu quả từ các hoạt động ngoại khóa về chuyên môn và cộng đồng…Khi các nhu
cầu trên không được đáp ứng sẽ làm giảm tính tích cực, sự nhiệt tình và dần mất đi
sự hứng thú với nghề.

CHƯƠNG VI: KHUYẾN NGHỊ
1. Cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền về giá trị cao đẹp của nghề Điều dưỡng
cho sinh viên nhận thức đúng, rõ ràng về nghề trong các dịp tọa đàm, sinh hoạt
ngoại khóa, sinh hoạt lớp và cả trên từng bài học hàng ngày.
2. Ban lãnh đạo Nhà trường cùng tập thể Giảng viên nên có sự tăng cường mở
rộng quan hệ hợp tác trong nước và Quốc tế, định hướng cho Sinh viên ra trường
có nhiều cơ hội việc làm tạo động lực cho Sinh viên phấn đấu.
14



3. Đối với Giảng viên cần tích cực học tập, cập nhật những kiến thức mới, tìm
những ra những phương pháp giảng dạy tích cực đi vào thực tiễn giúp bài giảng
sinh động, cuốn hút sinh viên tăng thêm hứng thú trong học tập. Tăng cường tính
công bằng trong kiểm tra, đánh giá sinh viên, hỗ trợ giúp đỡ sinh viên những
vướng mắc trong học tập và chuyên môn, giới thiệu cho sinh viên những địa chỉ
tìm kiếm tài liệu tham khảo.
4. Các phòng ban cùng đoàn thanh niên nên tăng cường tổ chức các hoạt động
ngoại khóa, các phong trào văn nghệ, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng…
để nhiều sinh viên được tham gia, giúp sinh viên có lý tưởng sống và phấn đấu.
Xây dựng phòng học, phòng đọc sách, ký túc xá văn minh giúp các em có môi
trường học tập tích cực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Marozova N.G (1979), “Nói chuyện với giáo viên về hứng thú nhận thức”.
NXB GD Hà Nội
2. “ Tâm lý học đại cương”. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên).
3. Phạm Tất Dong, “ Một số đặc điểm hứng thú nghề nghiệp ở học sinh phổ thông
và công tác hướng nghiệp”. (1973).

15


4. Phùng Thị Nguyệt, “Bước đầu tìm hiểu thực trạng hứng thú đối với nghề sư
phạm của giáo sinh trường cao đẳng sư phạm Nghĩa Bình”. (1981). – Luận văn
sau đại học.
5. Nguyễn Thị Bích Thủy (2010), “Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất
trường Đại học Văn Hiến TP Hồ Chí Minh”. – Luận văn sau đại học.

16




×