Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tu tin thuc hanh sau tot nghiep cua sinh vien dieu duong DHYHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.82 KB, 9 trang )

MỨC ĐỘ TỰ TIN VÀ NĂNG LỰC THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƢỠNG MỚI
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRONG NĂM ĐẦU TIÊN LÀM VIỆC TẠI
CÁC CƠ SỞ Y TẾ
SELF-CONFIDENCE AND NURSING PERFORMANCE IN PROVIDING NURSING
CARE AMONG NEW GRADUATED NURSES FROM HANOI MEDICAL UNIVERSITY
DURING THEIR FIRST YEAR OF WORKING IN CLINICAL SETTINGS

Trương Quang Trung1, Nguyễn Thị Hương Lan2, Vũ Thị Hương1
Khoa Điều dưỡng – Hộ sinh, Đại học Y Hà Nội

1

Sinh viên điều dưỡng, Đại học Y Hà Nội

2

Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tự tin là một yếu tố thiết yếu trong thực hành điều dưỡng, đặc biệt trong năm
đầu tiên sau tốt nghiệp khi điều dưỡng mới ra trường thường phải đối mặt với những khó
khăn do môi trường làm việc yêu cầu cao gây ra. Mục tiêu: (1) Xác định mức độ tự tin và khả
năng thực hành của điều dưỡng mới tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội trong năm đầu tiên và (2)
xác định một số yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến mức độ tự tin và thực hành điều dưỡng.
Phương pháp: Nghiên cứ mô tả cắt ngang được thực hiện trên 45 điều dưỡng mới tốt nghiệp
(ĐDMTN) từ trường Đại học Y Hà Nội năm 2016. Bộ câu hỏi tự điền gồm Bảng tự đánh giá
mức độ tự tin cá nhân và năng lực điều dưỡng được sử dụng
Kết quả: Mức độ tự tin và thực hành của ĐDMTN ở mức trung bình (33,96 ± 5,93; 112,56 ±
20 ). Mức độ tự tin và thực hành điều dưỡng có mối liên hệ chặt chẽ (r = 0,543, p<0,001).
Nhóm yếu tố thời gian đào tạo lâu (F=4,608, p<0,05) và được hướng dẫn/ giám sát trong
thời gian thực tập – định hướng (t=-1,904, p<0,005) có mối tương quan với thực hành điều
dưỡng
Kết luận: Điều dưỡng có mức độ tự tin càng cao thì tự đánh giá năng lực thực hành điều


dưỡng tốt. Thời gian đào tạo lâu và được hướng dẫn giám sát trong thực hành hỗ có ảnh
hưởng đến thực hành điều dưỡng của ĐDMTN.
Từ khóa: sự tự tin, tự tin, chăm sóc điều dưỡng, mới tốt nghiệp, Đại học Y Hà Nội, năm đầu,
làm việc, cơ sở khám chữa bệnh lâm sàng.

Self-confidence is an essential element in nursing practice, especially during their initial year
after graduation when new graduated nurses (NGNs) often face with a number of difficulties
due to the highly demanding working environment. This study aimed (1) to measure level of
self-confidence and nursing performance among new graduated nurses from Hanoi Medical
University one year after graduation and (2) explore factors effect to self-confidence and
nursing performance among those nurses.
Methods: A cross-sectional study was conducted among 45 NGNs from Hanoi Medical
University, Vietnam. Information related to level of self-confidence and nursing performance


and other factors were collected in the mean of self-reported questionnaire including
Personal Efficacy Belief Scale and Nursing Evaluation Competency Assessment.
Results: A moderate level of self-confidence and nursing performance were reported among
NGNs (33.96 ± 5.93; 112.56 ± 20). Significant correlation among self-confidence and nursing
performance was found (r = 0.543, p<0.001). Duration of orientation training (F=4.608,
p<0.05) and supervised during training period (t=-1.904, p<0.05) were significantly
associated with nursing performance.
Conclusion: The higher self-confident score, the higher level of nursing performance
participants represent. Longer duration of orientation training and have supervised during
training period showed better nursing performance
Keywords: self-confidence, self-efficacy, nursing care, new graduates, Hanoi Medical
University, first year, working, clinical settings

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau tốt nghiệp, sinh viên điều dưỡng mới ra thường gặp một vài khó khăn như:

cảm thấy không có đủ tư duy thấu đáo cũng như kiến thức lâm sàng còn yếu, không có
khả năng chăm sóc người bệnh, lo lắng và ―sợ phải đưa ra quyết định về chăm sóc
người bệnh‖, thực hiện ―chăm sóc tiêu chuẩn trong sách với việc chăm sóc trong thực
tế‖; quan hệ với bạn đồng trang lứa, bác sĩ và người hướng dẫn; gặp khó khăn với việc
phụ thuộc vào người khác, áp lực với môi trường làm việc cao và cảm thấy thiếu tự tin
trong thực hành các kỹ năng điều dưỡng [3]. Tự tin cho phép người điều dưỡng thực
hiện kế hoạch chăm sóc một cách hiệu quả và nâng cao kết quả của người bệnh [12],
[5]. Người điều dưỡng có mức độ tự tin thấp khó có khả năng xây dựng lòng tin ở các
đồng nghiệp có kinh nghiệm, đăc biệt là trong môi trường lâm sàng [8], thể hiện đặc biệt
rõ nét trong năm đầu làm việc vì họ phải điều chỉnh để thích nghi với môi trường làm việc
cao độ. Giai đoạn này được gọi là thời kỳ sốc chuyển giao (transition shock), mô tả những
thay đổi của điều dưỡng mới trong việc chấp nhận vai trò nhân viên chuyên nghiệp.
Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá mức độ tự tin và khả năng
làm việc của DDMTN tại Việt Nam được công bố gần đây. Trường Đại học Y Hà Nội là
trường đại học đầu tiên ở Việt Nam được phép tuyển sinh và giảng dạy điều dưỡng trình
độ đại học chính quy từ 1995. Đến nay đã có hơn 20 khoá điều dưỡng tốt nghiệp chương
trình đào tạo chính quy tại trường Đại học Y Hà Nội. Tìm hiểu về mối liên hệ mức độ tự
tin và năng lực thực hành của điều dưỡng mới tốt nghiệp là rất cần thiết nhằm có những
phương án hỗ trợ cho học viên sau tốt nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện
nhằm mục tiêu sau
1. Xác định mức độ tự tin và khả năng thực hành của điều dưỡng mới tốt nghiệp
Đại học Y Hà Nội trong năm đầu tiên khi làm việc tại lâm sàng
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến mức độ tự tin.
II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên điều dưỡng mới tốt nghiệp
thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn mẫu:
-


Điều dưỡng chính quy tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội trong khoảng thời
gian từ 2015 đến 2017
Làm việc tại một cơ sở y tế trong thời gian 1 năm đầu sau tốt nghiệp
Tự nguyện tham gia nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được áp dụng. Đối tượng tham gia nghiên cứu
được liên hệ bằng điện thoại, email hoặc qua tài khoản Facebook nhận chấp thuận
tham gia nghiên cứu cũng như trả lời phiếu điều trao gồm 3 phần. Phần 1 gồm các
thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (tuổi, giới tính, năm tốt nghiệp, khóa học
tham gia, các thông tin liên quan đến vị trí làm việc hiện tại như khoa phòng, thời gian
làm việc, thời gian làm việc trung bình, khóa học định hướng). Phần 2 để tìm hiểu
mức độ tự tin cá nhân (MĐTT) gồm có 10 câu hỏi với thang điểm đánh giá từ 1 đến 5.
Đánh giá tự tin trong khoảng 10 đến 50, điểm càng cao thì mức độ tự tin càng cao.
Phần 3 để đánh giá năng lực điều dưỡng (NLTH) gồm 52 câu được chia ra làm 6 mục
chính, bao gồm: khả năng lãnh đạo (5 câu); chăm sóc tích cực (7 câu); phối hợp giáo
dục (11 câu); lập kế hoạch chăm sóc và lượng giá (7 câu); giao tiếp (2 câu) và phát
triển nghề nghiệp (10 câu). Bộ câu hỏi sử dụng thang đánh giá điểm 1 đến 4 với điểm
tổng từ 52 đến 208, trong đó điểm càng cao thì khả năng thực hành điều dưỡng càng
tốt.
Phân tích số liệu: Phần mềm SPSS phiên bản 18 được sử dụng. Thuật toán mô tả
được sử dụng sau khi số liệu được kiểm tra và làm sạch. Thuật toán thống kê như
tương quan, so sánh được sử dụng để tìm hiểu mối tương quan của một số biến trong
nghiên cứu với p<0,05.
Đạo đức nghiên cứu: Mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu được thông báo rõ ràng và
những người tham gia có thể rời nghiên cứu tại bất cứ thời điểm nào. Tât cả những
thông tin nhận dạng được bảo mật. Đồng thời, nghiên cứu được Hội đồng khoá luận
tốt nghiệp của trường Đại học Y Hà Nội thông qua và cho phép thực hiện nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
Có 45 điều dưỡng mới tốt nghiệp, thoả mãn điều kiện chọn mẫu trả lời bộ câu
hỏi nghiên cứu từ tháng 2 – 3/2017. Tuổi trung bình của điều dưỡng tham gia nghiên

cứu là 23,47 (SD: 0,76), đa số là nữ (86,7%), tốt nghiệp năm 2016 (68,9%) và học từ
chương trình dựa theo năng lực (73,3%) (Bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm chung của điều dƣỡng mới tốt nghiệp
Đặc điểm

N (%)

Giới: Nam

8 (17,8)

Nữ

Đặc điểm

N (%)

Năm tốt nghiệp

37 (82,2)

2015

9 (20)

Chương trinh đào tạo: CBC

33 (73,3)

2016


31 (68,9)

APN

12 (26,7)

2017

5 (11,1)


CBC: chương trình đào tạo dựa theo năng lực (competency based curriculum in
nursing training- Tiếng việt); APN: Chương trình tiên tiến (Advanced program in
Nursing – Tiếng Anh)
Phần lớn điều dưỡng mới tốt nghiệp làm ở các khoa lâm sàng trực tiếp với
người bệnh (73,3%), chủ yếu tại khoa hệ Nội và Ngoại (20% và 26,7%). Có 1 điều
dưỡng đảm nhiệm vị trí trưởng nhóm công việc. Thời gian làm việc trung bình người
điều dưỡng mới tốt nghiệp làm khoảng 50h/ tuần (Bảng 2).
Bảng 2. Đặc điểm công việc của điều dƣỡng mới tốt nghiệp
Đặc điểm

N (%)

Vị trí công tác

Đặc điểm

N (%)


Tính chất khoa phòng công tác

Điều dưỡng hành chính
Điều dưỡng lâm sàng

6 (13,3)
33 (73,3)

Khoa hệ Nội
Khoa hệ Ngoại

9 (20)
12 (26,7)

Trưởng nhóm

1 (2,2)

Khoa hệ cấp cứu/ HSTC

Giảng viên/trợ giảng

2 (4,4)

Khoa Nhi và Sản

5 (11,1)

Khác


3 (6,7)

Cơ sở giảng dạy

2 (4,4)

Thời gian làm việc tại khoa
hiện tại (tháng: M±SD)
Thời gian làm việc hàng tuần
(giờ :M±SD)

4,64 2,56
50,58 ± 9,97

Phòng khám
Khác

9 (20)

6 (13,3)
2 (4,4)

Phần lớn điều dưỡng có trải qua một khóa học định hướng kéo dài trên 10 tuân
(26, 58%), 25% người tham gia có khóa học dưới 4 tuần hoặc không được đào tạo. Tất
cả điều dưỡng cho biết họ được nhận sự hướng dẫn – giám sát trong thời gian học định
hướng, và giảm xuống 88,9% được tiếp tục hướng dẫn sau khi kết thúc khoá học (hình
1)

Ko đào tạo
9%


Dưới 4 tuần
13%
4 - 10 tuần
20%

Hơn 10 tuần
58%

Hình 1. Thời gian của các khoá học định hƣớng


Điểm trung bình tự đánh giá tự tin và thực hành điều dưỡng cũng như mối
tương quan giữa đánh giá tự tin và thực hành điều dưỡng và các nhóm năng lực được
mô tả ở bảng 3.
Bảng 3. Tƣơng quan giữa đánh giá tự tin và thực hành điều dƣỡng
Trung bình
(Giao động)
Đánh giá tự tin

Độ lệch
chuẩn

Tương quan
với Tự tin (r)

33,96 (13 - 44)

5,93


112,56 (66-148)

20,30

0,543**

Lãnh đạo

12,40 (6-20)

3.47

0,426**

Chăm sóc tích cực

16,91 (7-27)

4.61

0,283

26,58 (14-35)

6.59

0,364*

19,06 (7-28)


5.00

0,436**

Giao tiếp

37,60 (22-49)

5.86

0,537**

Phát triền nghề nghiệp

29,93 (20-38)

4.61

0,351*

Thực hành Điều dưỡng

Phối hợp và Giáo dục
Lập kế hoạch và Lượng giá

* p< 0,05; ** p< 0,01;
Nhận xét: đánh giá mức độ tự tin có thể đạt được tối đa 50 điểm. Điều dưỡng
trong nghiên cứu này có điểm trung bình đạt 33,96 tương đối cao. Trong khi đó điểm
tự đánh giá thực hành trung bình chỉ đạt 112,56 tương đương mức trung bình của
đánh giá thực hành. Có mối tương quan khá lớn giữa đánh giá tự tin và thực hành

điều dưỡng với p<0,05. Kết quả cho thấy mức độ tự tin càng cao thì mức độ thực hành
điều dưỡng càng tốt. Trong số 6 lĩnh vực chính của thực hành điều dưỡng chỉ có duy
nhất nhóm năng lực chăm sóc tích cực có mối tương quan chưa có ý nghĩa thống kê
với mức độ tự tin với r=0,283, p> 0,05.
Một số yếu tố được tìm hiểu mối liên quan giữa sự tự tin và năng lực thực hành
điều dưỡng (bảng 4). Chỉ có duy nhất yếu tố thời gian định hướng và học nâng cao tay
nghề dài và được hướng dẫn/ giám sát trong quá trình học nâng cao tay nghề có mối
tương quan với năng lực thực hành của Điều dưỡng mới tốt nghiệp tại p<0,05. Các đặc
điểm khác chưa chứng tỏ có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Bảng 4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ tự tin và thực hành điều dƣỡng
Biến số

Mức độ tự tin
(M, SD)

Thực hành điều
dưỡng

Giới

t = -1.322

t = 0.832

Nam

31 (8.88)

119 (21.24)


Nữ

34.41 (5.36)

111.56 (20.25)

t = 0.026

t = -0.153

33.97 (5.26)

112.27 (21.83)

Chƣơng trình
học

CBC


APN

33.92 (7.76)

113.33 (16.14)

F = 1.260

F = 0.641


2015

32.44 (8.13)

119.00 (18.57)

2016

33.81 (5.37)

110.39 (21.09)

2017

37.60 (4.04)

114.40 (19.24)

t = 0.159

t = 0.006



34.00 (0.92)

112.56 (20.04)

Không


33.50 (7.23)

112.50 (26.26)

F = 0.365

F = 4.608*

< 4 tuần

32.17 ( 6.37)

99.00 (22.13)

4 – 10 tuần

34.78 (6.14)

102.56 (22.38)

> 10 tuần

34.15 (5.86)

119.15 (16.09)

t = -0.739

t = -1.904*


Không

33.81 (6.02)

111.35 (19.84)



37.00 (2.83)

138.50 (13.45)

t = -1.308

t = -1.130

Không

33.55 (6.11)

111.35 (20.78)



37.2 (2.77)

122.2 (13.83)

Năm tốt nghiệp


Định hƣớng/
chuyên khoa

Thời gian học
định hƣớng/
chuyên khoa

Hƣớng dẫn
trong định
hƣớng
Hƣớng dẫn sau
định hƣớng

*. Mối tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05 (2-đuôi).


IV. BÀN LUẬN
Mục đích chính của nghiên cứu này để đánh giá mức đô tự tin cũng như mối
liên hệ giữa mức độ tự tin và thực hành điều dưỡng cũng như các yếu tố liên quan ảnh
hưởng đến sự tự tin và thực hành điều dưỡng của điều dưỡng mới tốt nghiệp.
Đặc điểm của người tham gia nghiên cứu
Tuổi trung bình của người tham gia nghiên cứu là 23,47 ± 0,757 tuổi. Có ít điều
dưỡng nam hơn tham gia nghiên cứu (13,3% nam và 86,7% nữ). Tỷ lệ này tương tự
như tỷ lệ trong các nghiên cứu khác được thực hiện tại các quốc gia Châu Á. Ví dụ,
một nghiên cứu tại Hàn có số người tham gia nghiên cứu lầ nam chiếm chỉ có 0,6%
trong khi nữ giới chiếm 99,4% [9], hoặc tại Singapore, nam giới chiếm chỉ 8,8% điều
dưỡng tham gia nghiên cứu [4].
Trong nghiên cứu này, phần lớn người tham gia làm việc trong môi trường
bệnh viện (82,3%). Tương tự như kết quả của một nghiên cứu ở Canada khi 80%
người tham gia nghiên cứu làm việc tại các cơ sở chăm sóc lâm sàng, chỉ có 19% làm

việc tại cộng đồng [13]. Về khóa học định hướng, một số lượng lớn người tham gia
tham gia một khóa học định hướng nào đó (91% người tham gia). Trong số những
người tham gia đó, có tới hơn 50% điều dưỡng tham gia khóa học kéo dài hơn10 tuần
(58%). Tỷ lệ giảm xuống còn 20 với những khóa định hướng kéo dài 4 đến 10 tuần.
Mức độ tự tin và thực hành điều dưỡng
Những người tham gia nghiên cứu có mức độ tự tin trung bình (33,96 ± 5,93).
Mức độ tự tin của điều dưỡng trong nghiên cứu này thấp hơn nhóm Điều dưỡng tham
gia nghiên cứu ở Hà Quốc năm 2010 và Canada năm 2014 [9], [13]. Điều dưỡng viên
là nhóm lớn nhất trong các nghề nghiệp liên quan đến chăm sóc sức khỏe tại Việt
Nam, với 120.875 nhân viên hoặc 42,4% tổng số nhân viên chăm sóc sức khỏe [1].
Một trong những trách nhiệm lớn nhất của điều dưỡng viên trong các bệnh viện là việc
cung cấp các dịch vụ điều dưỡng chất lượng cào cho người bệnh bằng việc phối hợp
với các nhân viê ngành khác như bác sĩ, kỹ thuật viên và nhân viên hành chính. Các
hoạt động chăm sóc điều dưỡng người bệnh với nhu cầu lớn trong bệnh viện, khi cải
thiện được năng lực thực hành của Điều dưỡng sẽ góp phẩn nâng cao chất lượng phục
vụ của bệnh viện. Điều dưỡng tham gia nghiên cứu này đánh giá thực hành điều dưỡng
có mức độ trung bình (112,56 ± 20,30), tương đồng với nghiên cứu tiến hanh ở Tiểu
vương quốc Arập năm 2009 [2] nhưng thấp hơp nghiên cứu gần đây tiến hành ở Hàn
Quốc [9]. Sự khác biện ở đây có thể liên quan đến lựa chọn nhóm đối tượng điều
dưỡng. Nghiên cứu này tập trung vào điều dưỡng viên mới bắt đầu làm việc trong
vòng một năm đầu sau tốt nghiệp, trong khi đó nghiên cứu tại Hàn Quốc và Tiểu
vương Quốc Arập thực hiện trên điều dưỡng có tay nghề, thậm chí có người có lên đến
10 năm kinh nghiệm làm việc.
Mối tương quan giữa các biến
Mặc dù nghiên cứu chỉ được tiến hành trên nhóm nhỏ Điều dưỡng, kết quả
phân tích cho thấy mức độ tự tin và thực hành điều dưỡng có mối liên hệ chặt chẽ (r =


0.543, p<0.001), tương đồng với nghiên cứu tiến hành ở Hàn Quốc năm 2010 và Úc
năm 2010 [9], [10].

Nghiên cứu tìm hiểu 9 yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tự tin và thực hành điều
dưỡng của ĐDMTN bằng thuật toán thống kê (tương quan hoặc so sánh) với p<0,05.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy chỉ nhóm yếu tố thời gian đào tạo lâu và được
hướng dẫn/ giám sát trong thời gian thực tập – định hướng có mối tương quan với thực
hành điều dưỡng. Còn các chỉ số khác chưa xác định được mức độ liên quan có ý
nghĩa thống kê với tự tin và thực hành điều dưỡng. Kết quả này không đồng nhất với
những nghiên cứu trước đó.
Về mức độ tự tin, giới tính, kinh nghiệm làm việc trong lình vực chăm sóc sức
khỏe, tham gia khóa học định hướng và việc có người hướng dẫn có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê trong các nghiên cứu thực hiện tại Canada, Úc và Mỹ [7], [11], [13]
Các nghiên cứu này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của khóa học định hướng. Định
hướng giúp cho điều dưỡng viên làm quen với môi trường bệnh viện cũng nhưng cải
thiện các kỹ năng lâm sàng và việc đưa ra quyết định. Những nghiên cứu này cũng chỉ
ra những thử thách đỗi với sự tự tin như thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức, thách thức
trong giao tiếp và việc cân bằng các kỳ vọng trong thực hành.
Về mức độ thực hành điều dưỡng, trong khi nghiên cứu tại Tiểu vương Quốc
Arapj cho thấy một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thực hành điều dưỡng và các
đặc điểm cá nhân quan trọng của người tham gia [2], nghiên cứu tại Syria chỉ ra không
phải sự có mặt của người hướng dẫn mà mức độ tương tác của người điều dưỡng với
người hướng dẫn mới phản ảnh đúng khả năng thực hành lâm sàng [6]. Điều này có
nghĩa là nếu điều dưỡng viên nhân được nhiều sự hỗ trợ từ người hướng dẫn thì khả
năng thực hành của người đó càng cao so với người nhận được ít sự hỗ trợ. Sự khác
biệt này có thể liên quan đến việc nghiên cứu được tiến hành trên nhóm nhỏ, cỡ mẫu
nhỏ với phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên chưa phản ánh được toàn bộ quần thể
nghiên cứu. Vì vậy mà cần phải tiến hành nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn cũng như sử
dụng phương pháp chọn mẫu khắt khe hơn để xác định được các yếu tố ảnh hưởng.
V. KẾT LUẬN
- Mức độ tự tin và thực hành của ĐDMTN ở mức trung bình (33,96 ± 5,93;
112,56 ± 20).
- Có mối liên hệ thấy mức độ tự tin và thực hành điều dưỡng có mối liên hệ

chặt chẽ (r = 0,543, p<0,001).
- Nhóm yếu tố thời gian đào tạo lâu (F=4,608, p<0,05) và được hướng dẫn/
giám sát trong thời gian thực tập – định hướng (t=-1,904, p<0,005) có mối tương quan
với thực hành điều dưỡng
Sự tự tin rất quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là nghề điều
dưỡng khi điều dưỡng là những người chăm sóc cá nhân hàng đầu. Điều dưỡng có
mức độ tự tin càng cao thì thực hành điều dưỡng càng tốt. Cần thực hiện thêm nghiên
cứu để xác nhận lại mối tương quan giữa sự tự tin và thực hành điều dưỡng cũng như
xác định các yếu tố liên quan nâng cao cả sự tự tin và thực hành điều dưỡng.


Lời cảm ơn: chân thành cảm ơn các điều dưỡng mới tốt nghiệp Đại học Y Hà
Nội đã hỗ trợ hoàn thành nghiên cứu; khoa Điều dưỡng – Hộ sinh Đại học Y Hà Nội
đã ủng hộ triển khai nghiên cứu kịp tiến độ.
Tài liệu tham khảo
[1].
Khuê LN. Kết quả công tác điều dưỡng năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 2017. 2015.
[2].
Al-Ahmadi H. Factors affecting performance of hospital nurses in Riyadh Region,
Saudi Arabia. International Journal of Health Care Quality Assurance.
2009;22(1):40-54.
[3].
Casey K, Fink RR, Krugman AM, Propst FJ. The graduate nurse experience. Journal
of Nursing Administration. 2004;34(6):303-11.
[4].
Chan EY, Morrison P. Factors influencing the retention and turnover intentions of
registered nurses in a Singapore hospital. Nursing & Health Sciences. 2000;2(2):11321.
[5].
Crooks D, Carpio B, Brown B, Black M, O’Mara L, Noesgaard C. Development of
professional confidence by post diploma baccalaureate nursing students. Nurse

Education in Practice. 2005;5(6):360-7.
[6].
Drach-Zahavy A. Primary nurses’ performance: role of supportive management.
Journal of Advanced Nursing. 2004;45(1):7-16.
[7].
Dyess S, Parker CG. Transition support for the newly licensed nurse: a programme
that made a difference. Journal of Nursing Management. 2012;20(5):615-23.
[8].
Kröner S, Biermann A. The relationship between confidence and self-concept—
Towards a model of response confidence. Intelligence. 2007;35(6):580-90.
[9].
Lee TW, Ko YK. Effects of self-efficacy, affectivity and collective efficacy on
nursing performance of hospital nurses. Journal of Advanced Nursing.
2010;66(4):839-48.
[10]. Mullan BA, Kothe EJ. Evaluating a nursing communication skills training course:
The relationships between self-rated ability, satisfaction, and actual performance.
Nurse education in practice. 2010;10(6):374-8.
[11]. Parker V, Giles M, Lantry G, McMillan M. New graduate nurses' experiences in
their first year of practice. Nurse Education Today. 2014;34(1):150-6.
[12]. Perry P. Concept Analysis: Confidence/Self-confidence. Nursing Forum.
2011;46(4):218-30
[13]. Pfaff KA, Baxter PE, Jack SM, Ploeg J. Exploring new graduate nurse confidence in
interprofessional collaboration: A mixed methods study. International Journal of
Nursing Studies. 2014;51(8):1142-52.



×