Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP cơ khí: Công ty TNHH cơ khí Thành Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.58 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH


BÁO CÁO THỰC TẬP
Tªn ®¬n vÞ: C«ng ty TNHH c¬ khÝ Thµnh Hµ

Gi¸o viªn híng dÉn
Sinh viªn thùc hiÖn
Líp
Mssv

: Th.s NguyÔn Ph¬ng Anh
: D ThÞ Hoa
: TCNH2 - K4
: 0441270159

Hµ Néi : 2013

Mục Lục
1.1Lịch sử hình thành và phát triển của Doanh nghiệp..........................................................................4
1.1.1Giới thiệu về công ty TNHH Cơ khí Thành Hà..................................................................................4

Hµ Néi: 03 / 2012


1.Tên doanh nghiệp : công ty TNHH cơ khí Thành Hà.............................................................................4
Tên tiếng anh : ThanhHa Mechanical Company Limited........................................................................4
2.Địa chỉ:.................................................................................................................................................4
VPGD: P206-Nhà B4-Phố Hàm Nghi-Khu Đô Thị Mỹ Đình 1-Tp Hà Nội...................................................4
Địa chỉ nhà máy: số 68 Đường Liên thôn – Đức Diễn – Từ Liêm _ Hà Nội...............................................4


Quy mô: Doanh nghiệp vừa và nhỏ........................................................................................................4
Điện thoại: 0437639757.........................................................................................................................4
Mobile: 0983952019 – 0982336719.......................................................................................................4
Fax: 0437639758....................................................................................................................................4
Website: www.cokhithanhha.com..........................................................................................................4
Mã số thuế: 0101797342........................................................................................................................4
3.Nơi và năm thành lập:Thành lập ngày 11 tháng 10 năm 2005 theo quyết định Số 0102022612 do Sở
kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp..........................................................................................................4
Người đại diện theo pháp luật của công ty : Trần Văn Hà – Chức vụ: Giám đốc.....................................4
4.Phạm vi hoạt động: Hiện nay công ty không chỉ kinh doanh buôn bán với các doanh nghiệp trong
nước mà còn với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở trên nhiều tỉnh thành như: Bắc Ninh,
Hải Dương, Vĩnh Phúc…..........................................................................................................................4
1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển.............................................................................4
Năm 2005...............................................................................................................................................4
Ngày 20 tháng 06 năm 2005, Công ty chính thức được thành lập và đi vào hoạt động với hình thức
ban đầu là một xưởng sản xuất nhỏ với số vốn điều lệ 3,9 tỷ đồng . Hoạt động theo giấy phép kinh
doanh số : 0103027654 cấp ngày 20/06/2005 do Sở kế hoạch đầu tư và Ủy ban nhân dân Tp Hà Nội
cấp.Với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp chuyên sâu về chế tạo và kinh doanh các sản phẩm cơ
khí phục vụ cho mọi ngành sản xuất và tiêu dùng..................................................................................4
1.2Nhiệm vụ và các sản phẩm chính của công ty....................................................................................5
1.2.1Chức năng và nhiệm vụ chính.........................................................................................................5
1.3Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp............................................................................9
1.3.1Cơ cấu tổ chức................................................................................................................................9
1.3.2Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận....................................................................10
Tên và chức vụ của một số bộ phận chính:...........................................................................................10
1.4Tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..............................................................................11
1.4.1 Các bộ phận sản xuất và mối quan hệ..........................................................................................11
1.4.2Quy trình sản xuất sản phẩm chính..............................................................................................12
1.5Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...........................................................................14
1.5.1Sản lượng tiêu thụ và doanh thu một số mặt hàng chủ yếu.........................................................14

1.6Tình hình sử dụng tài sản cố định....................................................................................................19


1.6.1Giá trị tài sản cố định....................................................................................................................19
1.7.2Các hình thức trả lương của doanh nghiệp...................................................................................22
1.8Đánh giá chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp................................................................22
1.8.1Đánh giá tình hình kinh doanh qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp...................................................................................................................................................22
1.8.2Đánh giá chung.............................................................................................................................24
1.9 Các đề xuất về lựa chọn đề tài tốt nghiệp.......................................................................................26


Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Cơ khí Thành Hà
1.1

Lịch sử hình thành và phát triển của Doanh nghiệp

1.1.1
Giới thiệu về công ty TNHH Cơ khí Thành Hà
1. Tên doanh nghiệp : công ty TNHH cơ khí Thành Hà
Tên tiếng anh : ThanhHa Mechanical Company Limited
2. Địa chỉ:
- VPGD: P206-Nhà B4-Phố Hàm Nghi-Khu Đô Thị Mỹ Đình 1-Tp Hà
Nội
- Địa chỉ nhà máy: số 68 Đường Liên thôn – Đức Diễn – Từ Liêm _
Hà Nội.
- Quy mô: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Điện thoại: 0437639757
- Mobile: 0983952019 – 0982336719
- Fax: 0437639758

- Website: www.cokhithanhha.com
- Mã số thuế: 0101797342
3. Nơi và năm thành lập:Thành lập ngày 11 tháng 10 năm 2005 theo quyết
định Số 0102022612 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty : Trần Văn Hà – Chức
vụ: Giám đốc
4. Phạm vi hoạt động: Hiện nay công ty không chỉ kinh doanh buôn bán với
các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài ở trên nhiều tỉnh thành như: Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc…
1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Năm 2005
Ngày 20 tháng 06 năm 2005, Công ty chính thức được thành lập và đi vào
hoạt động với hình thức ban đầu là một xưởng sản xuất nhỏ với số vốn điều
lệ 3,9 tỷ đồng . Hoạt động theo giấy phép kinh doanh số : 0103027654 cấp
ngày 20/06/2005 do Sở kế hoạch đầu tư và Ủy ban nhân dân Tp Hà Nội
cấp.Với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp chuyên sâu về chế tạo và kinh
doanh các sản phẩm cơ khí phục vụ cho mọi ngành sản xuất và tiêu dùng.
Năm 2006 – 2008


-

Bắt đầu thiết kế và chế tạo thành công một số sản phẩm đưa vào thị

trường.
- Công ty không chỉ thiết kế đưa vào thị trường những phụ kiện kỹ thuật
đơn giản mà còn đi sâu vào sản xuất những sản phẩm có giá trị cao và kỹ thuật
tinh xảo như quả lô cán, khuôn dập kim loại, đột dập kim loại, bánh xe cầu trục,

-


Công ty cơ cấu lại vốn góp, trong đó các thành viên làm việc tại công ty

chiếm 10% số vốn điều lệ của công ty
- Hệ thống quản lý chất lượng của công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000
Năm 2009-2010
Ký kết hợp đồng hợp tác với một số công ty sản xuất lớn như: công ty

-

Nissei electrics Hà Nội, công ty TNHH Honda Việt Nam, công ty TNHH Osawa
Việt Nam
- Đến cuối năm 2009 đầu năm 2010 ký kết hợp đồng với công ty Kai Việt
Nam, thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài gắn bó khăng khít.
-

Công ty ký kết các Hợp đồng với Viện nghiên cứu Cơ Khí, thiết kế, chế

tạo và sản xuất các thiết bị như máy hàn tròn, zích gá phục vụ cho ngành sản
xuất phụ tùng xe máy của Công ty phụ tùng xe máy ô tô Goshi Thăng Long,
Hệ thống rôto phục vụ cho ngành sản xuất xi măng cho nhà máy xi măng
Tam Điệp.
Năm 2011-2012
-

Trong 2 năm vừa qua là giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng nhiều công ty

đứng trên bờ vực phá sản, nhưng đối với cơ khí Thanh Hà thì vẫn không ngừng
phát triển và mở rộng thị trường ra một số tỉnh thành mới như Hà Nam, Hưng
yên

Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng theo mô hình ISO 9001:2000.
1.2

Nhiệm vụ và các sản phẩm chính của công ty

1.2.1

Chức năng và nhiệm vụ chính


Luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng, thỏa mãn mọi yêu cầu
của khách hàng.
Thực hiện đúng và đủ phương châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách
đi”. Luôn cải tiến phong cách phục vụ, tôn trọng mọi cam kết với khách hàng.
Bằng mọi phương tiện tuyên truyền và giáo dục cho cán bộ công nhân
viên hiểu rõ chất lượng là sự sống còn của công ty, lao động có chất lượng là
nghĩa vụ đồng thời là quyền lợi sát sườn của mỗi người.
Thường xuyên cải tiến sản phẩm thực hiện chiến lược đầu tư đối mới
công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên đáp ứng mọi yêu
cầu phát triển của công ty.
Với công nghệ tiên tiến, phương pháp hoạt động là hướng tới các yêu cầu của
khách hàng và vì khách hàng phục vụ, công ty đã, đang và sẽ tiếp tục cung cấp
tới khách hàng những sản phẩm chất lượng cùng các giải pháp kỹ thuật cao, có
thể đáp ứng được các nhu cầu khắt khe nhất của khách hàng.
1.2.2 Các sản phẩm chính
Công ty Cơ khí Thành Hà là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh thương mại trong ngành công nghiệp cơ khí với các lĩnh vực hoạt động
như sau:
1. Nhận gia công cơ khí các loại mặt hàng với độ chính xác cao, công nghệ hiện
đại.

2. Nhận đột dập phụ tùng ô tô, xe máy, phụ tùng điện, mặt hàng gia dụng...:
Ø Nhận đột dập phụ tùng ô tô, xe máy, sản phẩm công nghiệp với chiều dày
vật liệu 0.1 -- 8.5 mm
Ø Nhận đột dập sản phẩm trong ngành công nghiệp điện, may mặc...
Ø Nhận đột dập sản phẩm bằng nhựa, phíp và một số vật liệu khác
3. Thiết kế chế tạo các mặt hàng khuôn mẫu, đồ gá lắp ráp, đồ gá kiểm tra...:


Ø Thiết kế, chế tạo các khuôn đột dập phục vụ các nhà máy sản xuất phụ tùng
ô tô xe máy, nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp có sử dụng
công nghệ đột dập.
Ø Thiết kế chế tạo các loại khuôn lưu hóa cao su, khuôn ép nhíp, khuôn ép
nhựa, khuôn đùn, khuôn thổi, khuôn ép thủy tinh, khuôn đúc áp lực cho ngành
nhôm…
Ø Đồ gá tháo lắp nhanh phục vụ cho các ngành lắp ráp phụ tùng ô tô-xe máy
và công nghiệp điệntử. Đồ gá thao tác phục vụ các nguyên công trên máy gia
công cắt gọt: Khoan taro, phay, tiện,mài vát mép, hàn công nghiệp…
Ø Jig kiểm tra chất lượng các sản phẩm cơ khí: Thử kín sản phẩm đúc, hàn
kiểm tra dung sai hình dáng hình học, bề mặt sản phẩm…
4. Thiết kế, chế tạo các mặt hàng bằng Inox như: Kệ, giá, khung, bàn ghế
công nghiệp phục vụ sản xuất và văn phòng cho Công ty.
5. Thiết kế chế tạo lắp đặt máy và dây truyền công nghiệp: Dây truyền khai
thác than đá, ngành xi măng, điện, mía đường, ô tô xe máy, hàng tiêu dùng,
hàng công nghiệp. Các chi tiết máy, bánh răng, trục truyền khớp nối, hộp
giảm tốc các loại…
Phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài


Một số hình ảnh về các sản phẩm của công ty

Khuôn đột dập kim loại

Bàn di chuyển

Bàn chuyên dùng

Khuôn đột dập kim loại tấm


Giá di chuyển hàng

Quả lô cán

Bánh xe cẩu trục

Bánh răng

1.3

Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp

1.3.1

Cơ cấu tổ chức


Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Giám đốc

Phòng tài

vụ

Phòng

Phòng

kỹ thuật

kinh doanh

Phòng
hành chính

Phân xưởng sản xuất
I
1.3.2
Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận
Tên và chức vụ của một số bộ phận chính:
-

Giám đốc: Trần Văn Hà người sáng lập công ty, lãnh đạo chung toàn công

ty đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm về tình hình
sản xuất kinh doanh của công ty.
- Trưởng phòng kinh doanh: Trần Văn Hoan nằm dưới sự điều hành của
giám đốc, chịu trách nhiệm tìm kiếm bạn hàng cho doanh nghiệp, ký kết các hợp
đồng kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp. Ngoài ra anh
còn chịu trách nhiệm điều hành công ty khi giám đốc không có mặt và chịu trách
nhiệm tìm kiếm nhân tài cho công ty.
- Trưởng phòng kỹ thuật: Nguyễn Xuân Hoa người chịu trách nhiệm về mặt

kỹ thuật, sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của các đơn hàng, ngoài ra còn chịu
trách nhiệm thiết kế các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường để đưa
công ty ngày càng lớn mạnh.
Trưởng phòng kĩ thuật cũng là người điều hành phân xưởng sản xuất, phối hợp
với bộ phận bảo vệ để bảo vệ trật tự, trị an ở phân xưởng và các sản phẩm cơ khí
của công ty.


- Kế toán trưởng phòng kế toán: Đinh Thị Huyền là người được bổ nhiệm
đứng đầu bộ phận kế toán, là người chỉ đạo chung và tham mưu chính cho giám
đốc về tài chính và các chiến lược tài chính – kế toán cho công ty. Ngoài ra chị
còn là người hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh các công việc mà các kế
toán viên đã làm.
- Phòng hành chính: do Lê Đức Thọ đứng đầu chịu trách nhiệm về mảng
giấy tờ, các vấn đề pháp lý của công ty, và các vấn đề khác.
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức rất linh hoạt, gọn nhẹ, thống
nhất từ trên xuống dưới nhằm hoạt động kinh doanh năng động và thống nhất.
- Giám đốc có vai trò lãnh đạo chung toàn công ty đại diện pháp nhân của
công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm về tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức
hành chính, động viên toàn cán bộ công nhân viên, quản lý hồ sơ, sơ yếu lý lịch,
quản lý các vấn đề liên quan đến công tác hành chính, văn thư con dấu theo chế
độ quy định.
- Phòng kinh doanh: xây dựng và chịu trách nhiệm các kế hoạch kinh
doanh.
- Phòng hành chính – kế toán: xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính,
hạch toán, kế toán và thanh quyết toán theo quy định giám sát các hoạt động
của công ty.

- Phòng kỹ thuật : tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện đôn đốc,
kiểm tra các quy định, nội quy nhằm đảm bảo chất lượng, kỹ thuật của sản
phẩm. Thường xuyên tổng hợp, báo cáo, phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Phân xưởng : nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và có mối quan
hệ mật thiết các phòng ban.
1.4
1.4.1

Tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Các bộ phận sản xuất và mối quan hệ

- Phân xưởng sản xuất có 5 bộ phận:
• Bộ phận ra công cơ khí
• Bộ phận hàn điện


• Bộ phận mài
• Bộ phận kỹ thuật cao
• Bộ phận lắp đặt và sửa chữa
- Mối quan hệ của các bộ phận:
Bộ phần gia công cơ khí chịu trách nhiệm tạo khối cho nguyên liệu như sắt,
thép, nhôm, đồng,… sao cho phù hợp với từng sản phẩm. Sau đó chuyển các
nguyên liệu đã được tạo khối sang cho bộ phận mài và bộ phận hàn, hai bộ phận
này cùng chịu trách nhiệm tạo ra mảng cứng phần cơ khí của sản phẩm và
chuyển chúng cho bộ phận kỹ thuật cao. Bộ phận này chịu trách nhiệm lắp ráp
sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và cho lưu kho. Còn riêng bộ phận lắp
đặt và sửa chữa chính là người giao sản phẩm cho khách hàng chịu trách nhiệm
lắp đặt, và sửa chữa khi cần thiết, ngoài ra bộ phận này còn là những người sửa
chữa lắp đặt máy móc thiết bị không phải là sản phẩm của công ty, nếu bộ phận

kinh doanh tìm kiếm được đơn hàng yêu cầu sửa chữa. (đậy là dịch vụ sửa chữa,
lắp đặt – mảng kinh doanh mới của công ty).
1.4.2

Quy trình sản xuất sản phẩm chính

Các nhóm sản phẩm chính của công ty
• Gia công cơ khí: gia công bạc lót, gia công các loại bánh răng, gia
công chi tiết nhựa, trục đầu tròn, trục tay quay, trục ren…
• Chế tạo khuôn mẫu: khuôn dập kim loại tấm, khuôn đột dập…
• Bàn giá INOX: xe thùng để sản phẩm, giá di chuyển hàng, giá để
hàng, bàn di chuyển, bàn inox 4 tầng…
• Sản phẩm đột dập: các sản phẩm đột dập kim loại, các chi tiết,phụ
tùng của ô tô, xe máy.
Quy trình gia công bánh răng bọc đùi.


Vật liệu và phôi dùng để chế tạo bánh răng dạng trục: bao gồm thép cacbon
như thép 30,35,40 thép hợp kim như thép crom, crom – niken, 40X,…hoặc cũng
có thể chế tạo bằng gang.
Quy trình sản xuất:

Bộ phận gia công cơ khí

Bộ phận mài tạo sản phẩm

Bộ phận thiết kế

Bộ phận kiểm tra, đánh giá


Hình 1.2: Sơ đồ quy trình chế tạo bánh răng bọc đùi.
I. Bộ phận thiết kế tiến hành thiết kế sản phẩm và chuyển bản vẽ xuống cho
các bộ phận để tiến hành chế tạo.
II. Vật liệu ban đầu sẽ do bộ phận gia công cơ khí tạo khối
Chế tạo phôi bằng dập nóng trên máy dập hoặc ép trên máy ép, cũng có thể
chế tạo bằng phương pháp đúc, các phương pháp trên được áp dụng tùy vào
từng kích cỡ của phôi.
Thứ tự thực hiện các nguyên công và biện pháp công nghệ chế tạo trục:

Gia công các bề mặt:

Gia công chuẩn bị:
- Cắt đứt phôi theo chiều dài hoặc bội số của chiều dài.
- Khóa 2 mặt đầu và khoan lỗ tâm.

Gia công trước nhiệt luyện:
- Tiện thô và tinh các mặt của trục trên tiện.
- Mài thô một số cổ trục để đỡ chi tiết khi phay.
- Gia công các mặt định hình, rãnh then, rãnh chốt, rãnh trên trục.
- Gia công các lỗ.

Nhiệt luyện:
- Nắn thẳng sau khi nhiệt luyện.

Sản phẩm khi đã hoàn thành việc tạo khối thì sẽ chuyển xuống bộ
phận mài.
III. Bộ phận mài tiến hành hoàn thiện sản phẩm sau một số công đoạn sau:
•Mài thô và tinh các cổ trục.
•Mài thô và tinh các mặt định hình.



•Cuối cùng tiến hành đánh bóng và chuyển xuống cho bộ phận kiểm tra,
giám định.
IV. Bộ phận kiểm tra – đánh giá:
•Giai đoạn cuối cùng: bộ phận kiểm tra đánh giá chất lượng của sản phẩm,
nếu sản phẩm đạt yêu cầu thì cho nhập kho hoặc xuất bán theo đơn hàng
1.5

Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.5.1

Sản lượng tiêu thụ và doanh thu một số mặt hàng chủ yếu


STT

Sản
lượng
tiêu
thụ

Tên sản phẩm

Đơn giá bán
bình quân
(đ/sp)

72340 2000đ-8000đ/sp


Doanh thu
(đồng)

1

Đột dập kim loại

2

Khuôn dập kim loại
tấm

38 40 triệu – 100
triệu

3

Bàn chuyên dùng

75 10 triệu – 14
triệu

826.150.000

4

Giá di chuyển hàng

32 15 triệu – 30
triệu


428.345.934

5

Bàn inox

25 10 triệu – 15
triệu

265.780.920

6

Gia công bạc lót

7

Bánh xe cầu trục

108 3 triệu – 15 triệu

689.237.902

8

Các loại bánh răng

302 0.5 triệu – 3 triệu


180.348.950

9

Chi tiết nhựa

508 1 triệu – 3 triệu

628.902.450

10

Vành ren trong

54482 5000đ-10000đ

68 Trên dưới 2 triệu
Tổng

152.305.860
1.784.326.152

278.410.680

102.450.378
5.390.259.226

Bảng 1: Bảng cung cấp thông tin về sản lượng tiêu thụ và doanh thu bán hàng
của một số sản phẩm của công ty TNHH cơ khí Thành Hà năm 2011.



STT

Sản
lượng
tiêu
thụ

Tên sản phẩm

Đơn giá bán
bình quân
(đ/sp)

75442 2000đ-8000đ/sp

Doanh thu

1

Đột dập kim loại

2

Khuôn dập kim loại
tấm

51 40 triệu – 200
triệu


3

Bàn chuyên dùng

68 10 triệu – 14
triệu

831.890.686

4

Giá di chuyển hàng

36 15 triệu – 30
triệu

436.780.000

5

Bàn inox

23 10 triệu – 15
triệu

254.890.650

6

Gia công bạc lót


7

Bánh xe cầu trục

142 3 triệu – 15 triệu

725.904.680

8

Các loại bánh răng

316 0.5 triệu – 3 triệu

198.346.780

9

Chi tiết nhựa

542 1 triệu – 3 triệu

643.637.825

10

Vành ren trong

60018 5000đ-10000đ


76 Trên dưới 2 triệu
Tổng

171.206.954
1.926.450.250

302.430.892

132.532.168
5.624.070.881

Bảng 2: Bảng cung cấp thông tin về sản lượng tiêu thụ và doanh thu bán
hàng của một số sản phẩm của công ty TNHH cơ khí Thành Hà năm 2012

1.5.2

Hoạt động mua vật tư

Một số nhà cung cấp vật tư cho công ty
-

Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.
Công ty TNHH thép Provision
Công ty TNHH thép Miền Bắc
Công ty TNHH kim khí Thyssenkrupp Việt Nam.

Một số loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất.



Bảng 3: Bảng thống kê một số loại nguyên vật liệu chính của công ty TNHH cơ
khí Thành Hà năm 2012.
Đơn vị: tấn – lít

stt

Tên nguyên liệu

Số lượng

1

Sắt các loại dạng (tấm, thanh)

3250

2

Thép các loại dạng ( tấm, thanh, cuộn, ống)

6740

3

Nhôm loại (tấm , thanh) dạng cứng và mềm

2430

4


Đồng đen

590

5

Kẽm

375

6

Bạc các loại dạng (thanh, cuộn, ống)

245

7

Nhựa chịu nhiệt

116

8

Chất mạ (lít)

268

9


Sơn các loại (lít)

728

1
0

Chất hàn (lít)

137

11

Chất phủ cách nhiệt, cách điện (lít)

34

12

Chất làm bóng (lít)

67

13

Chất tách khuôn (lít)

41

1.5.3


Công tác marketing và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Công tác Marketing
- Sản phẩm của công ty chủ yếu là các chi tiết máy hay sản phẩm cơ khí đòi
hỏi độ chính xác cao nên khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty kỹ
thuất, các công ty phân phối sản phẩm chuyên dùng. Vì vậy, vấn đề chất lượng,
sự đổi mới công nghệ sao cho ngày càng phù hợp luôn được quan tâm hàng đầu.
Có như vậy công ty mới tạo ra sự hài lòng cho khách để có thể tồn tại được.
- Ngoài chiến lược giữ khách hàng cũ công ty còn chú trọng mở rộng thị
trường bằng cách tìm kiếm thêm những bạn hàng mới, thiết kế thêm những sản
phẩm mới để phù hợp với nhu cầu của thị trường


- Cụ thể trong những năm gần đây công ty đã phát triển thêm được rất
nhiều sản phẩm có chất lượng và được các bạn hàng tin dùng như quả lô cán,
các loại bánh răng, bánh xe cầu trục,… (những sản phẩm này chính là những bộ
phận mà các công ty lắp ráp sản xuất các loại máy móc phục vụ cho sản xuất
công nghiệp) chính vì nắm bắt được nhu cầu đó mà những sản phẩm của công ty
nhanh chóng được đưa vào thị trường và được thị trường chấp nhận.
- Ngoài ra công ty còn sử dụng chính sách bán chịu 3/10 net 20 và 2/10 net
30, tùy thuộc vào đối tượng khách hàng, lượng hàng mà khách hàng mua.
- Phương châm kinh doanh của công ty: “ Uy tín – Chất lượng – Hiệu quả”.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm
- Kế hoạch: luôn đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra,
thiết kế phát triển những sản phẩm mới để mởi rộng thị trường tiêu thụ, kết giao
với một số công ty kĩ thuật lớn khác.
- Thị trường: mạng lưới tiêu thụ của công ty chủ yếu là trong địa bàn Hà
Nội, ngoài ra còn một số công ty ở một số tỉnh thành lân cận.
- Giá: Mỗi sản phẩm đều có khoảng giá giao động 20-30% tùy thuộc vào

khách hàng, khả năng chào giá và tình hình của công ty. Ví dụ, nếu khách hàng
mua với số lượng nhiều hay công ty muốn giảm lượng hàng tồn kho thì giá của
sản phẩm có thể thấp hơn so với khách hàng mua sản phẩm nhưng lại chiếm
dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn.
- Sản phẩm: công ty phân phối sản phẩm theo phương pháp nhập trước xuất
trước, lượng hàng tồn kho của công ty thường bằng tổng số tiêu thụ trong 1 năm.
Lượng hàng tồn kho thường lớn vì đây là các sản phẩm cơ khí, dự trữ nhiều với
mục đích trách tình trạng thiếu hàng khi thị trường nguyên liệu đầu vào biến
động giả cả tăng cao.


1.6

Tình hình sử dụng tài sản cố định

1.6.1

Giá trị tài sản cố định
Bảng 5: Thống kê tài sản cố định của công ty TNHH cơ khí Thành Hà năm
2010-2012.
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Tài sản cố định


2.310.237.238

2.359.897.442

1.905.721.035

Nguyên giá

4.702.819.529

5.313.424.529

5.808.833.757

(2.392.582.391)

(2.953.527.087)

(3.903.162.722)

Hao mòn lũy kế

1.6.2

Thống kê số lượng máy móc thiết bị sản xuất trong doanh

nghiệp.
Phương pháp trích khấu hao của doanh nghiệp là khấu hao nhanh có hiệu
chỉnh, thời gian khấu hao dài. Số lượng máy móc thiết bị tăng qua các năm. Cụ

thể:


Bảng 6: bảng thống kê số lượng máy móc – thiết bị sản xuất trong công ty
TNHH cơ khí Thành Hà năm 2008-2012.
Đơn vị: chiếc
Tên tài sản cố định
Máy hàn kim loại
bằng tay

2008
05

2009
05

Máy hàn nhựa DHPE

2010

2011

2012

06

07

07


02

02

02

Khoan cầm tay

02

02

04

05

05

Máy tiện vạn năng LA
430

02

02

03

04

05


Máy cắt kim loại tấm
Matachi JS3200

01

01

02

02

02

Máy phun sơn Gaco
Mỹ

01

01

02

02

02

Máy mài khuôn senhu
die grinter


02

02

03

03

04

01

01

01

Máy mài và đánh
bóng đa năng Multilmax
Máy phát điện Elemax

01

01

02

02

02


Các loại khuôn đúc

20

20

25

25

30

Máy phay đứng hiệu
Hitachi seiki

01

01

02

02

02

Máy in canon 3300

02

02


03

03

03

01

01

01

01

Máy fax Panasonic
KXFT 983
Máy fax canon I170

01

01

01


1.7
1.7.1

Lao động, tiền lương

Cơ cấu lao động của công ty

Trong một công ty chuyên về sản xuất như công ty TNHH cơ khí Thành Hà thì
việc bố trí và sử dụng lao động một cách hợp lý, chặt chẽ là một vấn đề rất quan
trọng. Chính vì vậy mà công ty luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng kiến thức cho
cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao năng lực làm việc, tạo hiệu quả cao trong
sản xuất kinh doanh
Bảng 7: Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2010 - 2012
Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Chỉ tiêu

Số lao
động
(người)

%

Số lao
động
(người)

%

Số lao
động


%

1.Tổng số lao
động

65

100%

73

100%

76

100%

Đại học, cao
đẳng

25

38%

29

40%

32


42%

Trung cấp

28

43%

33

45%

29

38%

Phổ thông

12

19%

11

15%

15

20%


Nam

58

89%

65

89%

69

91%

Nữ

7

11%

8

11%

7

9%

2.Theo trình độ

lao động

3.Theo giới
tính

(Nguồn: phòng Hành chính công ty Thành Hà 2010 – 2012)
Qua bảng số liệu về cơ cấu lao động của công ty ta có thể nhận thấy rẳng
số lượng lao động của công ty tăng nhẹ qua các năm. Số lượng lao động tăng lên
là do quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng đòi hỏi tăng số lượng
lao động lên để đáp ứng khối lượng công việc tăng lên.
Về cơ cấu lao động theo giới tính thì cũng không có sự biến động nhiều.


Do tính chất đặc thù của ngành kỹ thuật là cần sử dụng nhiều nam nên cơ cấu
nam trong công ty luôn chiếm một tỷ trọng lớn(một số bộ phận chỉ tuyển
nam),nữ chiếm một số rất nhỏ va chủ yếu làm ở bộ phận văn phòng
1.7.2

Các hình thức trả lương của doanh nghiệp

Công ty trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào thời
gian làm việc thực tế, hệ số cấp bậc kỹ thuật và đơn giá tiền lương theo thời
gian. Công ty trả lương cố định theo tháng trên cơ sở hợp đồng lao động (trả
bằng tiền mặt vào ngày mùng 15 hàng tháng).
Công thức: Lương nhân viên = thời gian làm việc thực tế x mức lương
Bảng 8: Tổng quỹ lương của công ty giai đoạn 2010 - 2012
Chỉ tiêu

Năm 2010


Năm 2011

Năm 2012

Tổng quỹ
lương

2.486.324.54
7

2.628.544.81
0

2.098.658.825

(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH cơ khí Thành Hà)
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng có sự điều chình giảm nhẹ của tổng quỹ
lương năm 2011 đến năm 2012, có điều này là do trong năm 2012 công ty đã cơ
cấu lại thành phần lao động và mức lương được trả cũng có sự thay đổi
1.8

Đánh giá chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp

1.8.1

Đánh giá tình hình kinh doanh qua bảng báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp



Bảng 9:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH cơ khí
Thành Hà giai đoạn 2010 – 2012
Chênh lệch 2011 và 2012

CHỈ TIÊU

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012
Số tuyệt đối

1 .Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ

Số tương
đối

17,670,000,000

24,112,000,000 21,036,735,428

-3,075,264,572

-12.8%

17,670,000,000


21,036,735,428
16,491,901,17
20,230,224,103
7

-3,075,264,572

-12.8%

-3,738,322,926

-18.5%

2 .Các khoản giảm
trừ doanh thu
3 .Doanh thu thuần
về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
4 .Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ

14,019,500,000

24,112,000,000

3,650,500,000

3,881,775,897


4,544,834,251

663,058,354

17.1%

380,000,000

521,400,000

423,716,000

-97,684,000

-18.7%

380,000,000

521,400,000

423,716,000

-97,684,000

-18.7%

1,795,000,000

920,635,000


1,957,614,342

1,036,979,342

112.6%

1,475,500,000
95,454,000

2,439,740,897
528,000,000
376,409,657

2,163,503,909

-276,236,988
-528,000,000
-376,409,657

-11.3%
-100.0%
-100.0%

95,454,000

151,590,343

-151,590,343


-100.0%

1,570,954,000

2,591,331,240

2,163,503,909

-427,827,331

-16.5%

392,738,500

647,832,810

540,875,977

-106,956,833

-16.5%

1,178,215,500

1,943,498,430

1622627932

-320,870,498


-16.5%

6. Doanh thu hoạt
động tài chính
7. Chi phí tài chính
Trong đó:Chi phí lãi
vay
8. Chi phí quản lý
kinh doanh
9. Lơi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
13. Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế
14. Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
15. Lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh
nghiệp

(Nguồn: báo cáo tài chính công ty Thành Hà ( 2010 – 2012)
Theo bảng phân tích trên có thể cho ta thấy rằng doanh thu 2011 so với 2010
tăng 6,442,000,000 tương ứng tăng 36,46% nhưng 2012 do ảnh hưởng của cuộc


khủng hoảng kinh tế cũng như nhiều doanh nghiệp khác doanh thu của công ty
giảm so với 2011 là -3,075,264,572 tương ứng giảm 12,8%. Tuy nhiên lợi nhuận

sau thuế năm 2011 so với 2010 tăng mạnh 765,282,930 tương ứng 64,95%
nhưng so với 2012 giảm cũng không nhiều giảm 16,5%. Lợi nhuân năm 2012
sụt giảm so với 2011 chủ yếu là do trong năm 2012chi phi quản lý doanh nghiệp
của công ty tăng rất lớn 1,036,979,342 tương ứng 112,6%. Mức tăng này đã ảnh
hưởng rất lớn đến tình hình lợi nhuận sau thuế của cả năm 2012
Khi xem xét mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận ta thấy rằng , năm
2012 mặc dù doanh thu giảm 12,8% nhưng do giá vốn hàng bán giảm nhiều hơn
so với 2011 là 18,5% nên lợi nhuận gộp vẫn tăng 17,1%, điều này thể hiện rằng
mặc dù tình hình kinh tế chung khó khăn nhưng công ty đã có những biện pháp
làm chi phí vốn của sản phẩm cũng đã được giảm đáng kể.
Mặc dù chi phí lãi vay năm 2012 cũng giảm đáng kể so với 2011 là 97,684,000
tương ứng 18,7% nhưng do chi phí quản lý lại tăng rất lớn tới 112,6% làm ảnh
hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của công ty. Điều này cho thấy bộ
máy quản lý của công ty còn cồng kềnh, phân phối chưa hợp lý đã tạo ra những
trở ngại lớn cho công ty
1.8.2

Đánh giá chung

Ưu điểm.
1.
Công ty không những phát triển, mở rộng thị trường của những sản
phẩm cũ mà còn thiết kế, chế tạo ra những sản phẩm mới đưa vào thị trường đáp
ứng được nhu cầu thiết yếu của khách hàng.
2.
Công tác marketing có những bước đổi mới, công ty đã thay đổi từ
cung cấp sản phẩm cho những khách hàng cũ, việc cung cấp sản phẩm mang
tính thụ động sang xây dựng cả một chính sách, chiến lược marketing. Cụ thể là:
tham gia hội chợ triển lãm để giới thiệu các mặt hàng của công ty, xây dựng
trang web để giới thiệu sản phẩm, mở phòng giao dịch, cung cấp dịch vụ giao

hàng tại xưởng hoặc địa điểm người mua yêu cầu, đưa ra cả thời gian bảo hành
sản phẩm từ đó sẽ tạo lòng tin của khách hàng về sản phẩm của công ty.
3.
Liên kết, hợp tác với một số công ty cơ khí cùng ngành để ổn định
nguồn hàng và cũng giúp mở rộng thị trường tiêu thụ.


4.

Thực hiện nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu như 3/10 net 20 và 2/10 net

30 để thúc đẩy tiêu thụ và giữ chân khách hàng.
5.
Công tác quản lý vật liệu và tài sản cố định đã dần có hệ thống,
máy móc phục vụ cho sản xuất ngày càng được hoàn thiện về chất lượng và
công nghệ từ đó năng suất hoạt động của công ty được nâng cao.
Nhược điểm.
Tuy công ty phát triển và ổn định trong thời kỳ khủng hoảng nhưng cũng
tồn tại không ít những bất cập và không hợp lý trong quản lý và điều hành. Vì
vậy để công ty ngày càng phát triển vững mạnh hơn nữa, trờ thành công ty cổ
phần tập đoàn kinh tế lớn thì cần phải khắc phục những điểm yếu và thực hiện
những chiến lược thúc đẩy, mở rông tiêu thụ hiệu quả. Muốn làm được điều đó
thì trước tiên chúng ta sẽ đi xem xét những hạn chế của công ty mắc phải. Một
số hạn chế:
1.
Công tác marketing chỉ đánh vào bề nổi thị trường, mà những chính
sách của công ty áp dụng thì hầu hết được các doanh nghiệp sử dụng khá phổ
biến trong kinh doanh. Nếu công ty muốn phát triển vượt bậc hơn so với các
công ty cùng ngành thì điều quan trọng sống còn là phải có một chiến lược
marketing độc đáo và mới lạ,có thể thu hút và làm hài lòng tất cả các bạn hàng.

2.
Tuy đã ký kết hợp đồng lâu dài với các công ty cung cấp nguyên
vật liệu đầu vào cho sản xuất nhưng nguồn nguyên liệu của công ty vẫn không
được ổn định, và bị ảnh hưởng lớn khi thị trường nguyên liệu biến động.
3.
Dây truyền sản xuất đã được đổi mới và mở rộng từ năm 2010 tới
nay nhưng công ty vẫn chưa đủ tiềm lực tài chính để nhập những máy móc, thiết
bị, công nghệ hiện đại nhất phục vụ cho sản xuất.
4.
Bộ máy tổ chức chưa hợp lý, sự phân cấp chưa rõ ràng, ví dụ một
trưởng phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm ký kết hợp đồng kinh
doanh lại vừa chịu trách nhiệm quản lý vấn đề nhân sự, tìm kiếm nhân tài cho
công ty. Như vậy sẽ dẫn tới hiệu quả công việc không cao.
5.
Không có phòng tài chính và phòng kế toán riêng vì vậy các bào
cáo tài chính chỉ là các bảng số liệu đơn thuần, không biết nói, không thể hiện
tình hình tài chính, dẫn tới việc đưa ra các chính sách tài chính và đầu tư không
chuẩn xác và đây cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của công ty.


×