LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế
giới, cũng là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người và
nhận được nhiều sự quan tâm từ tất cả các quốc gia. Đi kèm với việc phát
triển du lịch là các vấn đề về môi trường và xã hội như ô nhiễm môi trường
tại các điểm du lịch, phát sinh các tệ nạn xã hội (trộm cắp, chặt chém khách
du lịch). Chính vì vậy nên việc phát triển du lịch bền vững là vấn đề mà tất cả
các quốc gia đều quan tâm. Mặc dù hiện tại chưa có quốc gia nào đạt được du
lịch bền vững nhưng đã có được các loại hình du lịch thay thế để hướng tới du
lịch bền vững và du lịch cộng đồng (DLCĐ) chính là một loại hình du lịch
như vậy. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch, DLCĐ đã và đang phát
triển mạnh mẽ trên toàn cầu. DLCĐ với bản chất nhạy cảm và có trách nhiệm
với môi trường và cộng đồng đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp
xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch nghiên cứu
khoa học.
Xuất phát từ loại hình du lịch làng bản vào những năm 70 của thế kỷ
trước, đến nay DLCĐ đã được phát triển tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các
nước đang phát triển. Vì thế nên hiện nay tại rất nhiều địa phương ở Việt Nam
đang cho xây dựng và phát triển DLCĐ, trong đó có làng cổ Đường Lâm.
Làng cổ Đường Lâm là một ngôi làng cổ kính, cùng tồn tại và phát triển trong
suốt chặng đường dài của lịch sử đất nước. Ngôi làng này là nơi đã sản sinh ra
rất nhiều người con ưu tú cho dân tộc, nổi bật trong số đó là Phùng Hưng và
Ngô Quyền. Những đường nét tinh tế, cổ xưa của Đường Lâm vẫn được bảo
Khóa luận tốt nghiệp
1
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
tồn nguyên vẹn cùng với nếp sinh hoạt mang văn hóa đặc trưng của nông thôn
đồng bằng Bắc Bộ. Xét về các giá trị kiến trúc cũng như giá trị văn hóa – lịch
sử, Đường Lâm là địa danh hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để phát triển hình
thức du lịch dựa vào cộng đồng. Tuy vậy, trong thời gian qua, việc phát triển
du lịch tại làng cổ Đường Lâm chưa được quy hoạch cụ thể để phát huy hết
vai trò của cộng đồng và tiềm năng du lịch ở đây. Đặc biệt, lượng khách đến
với làng cổ Đường Lâm để trải nghiệm loại hình DLCĐ ngày càng đông,
xong sự quay trở lại thì không nhiều. Trong bất cứ một ngành dịch vụ nào,
khách hàng là quan trọng nhất, không có họ tất cả những điều ta làm, ta chuẩn
bị, ta khai thác, những tài nguyên du lịch sẽ không có người sử dụng và
đương nhiên sẽ không thể phát triển. Điều đó đặt ra một câu hỏi cho ban quản
lí làng cổ Đường Lâm là phát triển DLCĐ ở đây thực sự hiệu quả? Du khách
thực sự hứng thú với loại hình du lịch đó ở nơi đây?Vậy rốt cục: hứng thú của
họ là gì? Là như thế nào? Do đó, tôi lựa chon đề tài: “Tìm hiểu hứng thú của
khách du lịch đối với loại hình du lịch cộng đồng ở làng cổ Đường Lâm” với
mong muốn góp một phần sức lực nhỏ của mình cho sự phát triển du lịch của
quê hương mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Nhằm nghiên cứu và tìm hiểu sự hứng thú
của khách du lịch đối với loại hình DLCĐ ở làng cổ Đường Lâm để từ đó đưa
ra giải pháp thu hút khách du lịch, kích thích sự hứng thú hơn nữa đối với du
khách cũng như giúp loại hình du lịch này tại nơi đây phát triển hơn nữa.
3. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể: tìm hiểu sự hứng thú của khách du lịch đối với DLCĐ ở làng cổ
Đường Lâm, nghiên cứu để có được những giải pháp hiệu quả nhất tăng độ
hấp dẫn của điểm du lịch đối với du khách, để họ có sự quay trở lại đây nhiều
Khóa luận tốt nghiệp
2
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
hơn nữa. Sự nghiên cứu chủ yếu ở khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội
địa.
- Phạm vi nghiên cứu: khu vực nghiên cứu chính là làng cổ Đường Lâm,
ngoài ra đề tài còn tiến hành nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ thị xã Sơn Tây, một
phần huyện Ba Vì và vùng phụ cận có liên quan hoặc có sự ảnh hưởng đến
hoạt động du lịch nơi đây.
4. Giả thuyết khoa học
Tôi đặt ra giả thuyết khoa học là:
- Khách du lịch có hứng thú với loại hình DLCĐ ở làng cổ Đường Lâm.
- Mức độ hứng thú không đồng đều giữa các loại khách du lịch.
5. Các nhiệm vụ nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về hứng thú của khách du lịch
đối với du lịch cộng đồng ở làng cổ Đường Lâm”. Tôi đặt ra những nhiệm vụ
sau cho đề tài là:
- Hiểu rõ hơn về phát triển DLCĐ ở làng cổ Đường Lâm
- Nắm bắt được sự hứng thú của khách du lịch đối với loại hình DLCĐ tại đây
- Từ thực tế đưa ra những giải pháp giúp kích thích sự hứng thú để tăng lượng
khách đến và quay trở lại trải nghiệm loại hình du lịch này.
6. Các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa
học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa
học. Điều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những
nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải
quyết.
Khóa luận tốt nghiệp
3
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
Có rất nhiều phương pháp để nghiên cứu vấn đề trên nhưng trong đề tài này
tôi lựa chọn sử dụng các phương pháp chính sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu liên quan trên cơ sở
đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những thông tin thu
được về hứng thú, về loại hình DLCĐ…Trên cơ sở đó viết cơ sở lý luận cho
đề tài, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, xây dựng phiếu hỏi để
tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp nghiên cứu thực địa: Nghiên cứu thực địa (field research), hay
còn gọi là nghiên cứu điền dã, là loại hình nghiên cứu khác so với nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu sách vở. Loại nghiên cứu này có nguồn
gốc hình thành từ nhân loại học (anthropology), đôi khi nó được gọi là
"phương pháp nghiên cứu tham dự" (participant research), hoặc được coi
chính là bộ môn dân tộc học nằm trong nhân loại học. Thuật ngữ "nghiên cứu
thực địa" được nhiều ngành khoa học sử dụng với ý nghĩa là một hình thức
tham khảo chung để thu thập hoặc lấy những thông tin mới bên ngoài phòng
thí nghiệm hoặc nơi làm việc. Các phương pháp quan sát tham dự (participant
research), thu thập dữ liệu (data collection) và nghiên cứu khảo sát (survey
research) là các ví dụ về nghiên cứu thực địa, tương phản với nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm (experimental or lab research).
Đây là phương pháp quan trọng, phương pháp này kết hợp với việc nghiên
cứu các tài liệu có liên quan đã giúp đề tài có những nhận thức đầy đủ hơn về
giá trị của tài nguyên, hiểu được các khía cạnh khác của thực tế. Thông qua
việc quan sát, nghe và trao đổi thông tin. Từ đó có điều kiện bổ sung vào các
thông tin khác còn chưa đầy đủ. Trên cơ sở đó tìm hiểu cặn kẽ hơn về sự húng
Khóa luận tốt nghiệp
4
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
thú du khách và đề xuất được những giải pháp giúp tăng độ hấp dẫn, tăng sự
húng thú cho sự phát triển của DLCĐ ở làng cổ Đường Lâm.
+ Phương pháp điều tra: phương pháp này sơ bộ có thể chia thành hai loại
lớn: Bảng hỏi và Phỏng vấn. Bảng hỏi thường là danh sách các câu hỏi trên
giấy, người tham gia điều tra sẽ điền. Phỏng vấn được điền bởi người phỏng
vấn dựa trên thông tin cung cấp từ người tham gia phỏng vấn. Với phương
pháp điều tra này, ta có thể thu thập được số liệu cũng như có thể trưng cầu ý
kiến trực tiếp từ đối tượng ta nghiên cứu.
+ Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Phương pháp này sử
dụng để xử lý các số liệu thu thập được từ phương pháp nghiên cứu thực tiễn
nhằm đưa ra những kết quả định lượng cho đề tài, làm cho kết quả nghiên cứu
đảm bảo độ chính xác, tin cậy. Tôi kiểm tra các kết quả bảng hỏi, loại bỏ
những phiếu không hợp lệ, sau đó tiến hành xử lý các kết quả bằng cách tính
số trung bình, tỷ lệ %, thứ bậc...
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này là để tổng hợp các số
liệu cũng như các tài liệu thu thập được, phân tích và đưa ra kết luận chính
xác nhất để chứng minh và khẳng định giả thuyết đã đưa ra.
Khóa luận tốt nghiệp
5
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nét khái quát về hứng thú
1.1.1. Khái niệm hứng thú: Có nhiều quan điểm khác nhau về hứng thú, thậm
chí trái ngược nhau:
* Phương tây:
- Nhà tâm lý học I.PH. Shecbac cho rằng: Hứng thú là thuộc tính bẩm sinh
vốn có của con người, nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm của con
người vào một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan. Một số nhà tâm lý
khác cho rằng, hứng thú là dấu hiệu của nhu cầu bản năng cần được thỏa mãn.
Hứng thú là trường hợp riêng của thiên hướng, nó được biểu hiện trong xu thế
của con người.
- Harlette Buhler: Hứng thú là một hiện tượng phức hợp cho đến nay vẫn
chưa được xác định, hứng thú là một từ, không những chỉ toàn bộ những hành
động khác nhau mà hứng thú còn thể hiện cấu trúc bao gồm các nhu cầu.
- K.Strong và W.James cho rằng hứng thú là một trường hợp riêng của thiên
hướng biểu hiện trong xu thế hoạt động của con người như là một nét tính
cách.
- E.Super hứng thú không phải là thiên hướng không phải là nét tính cách của
cá nhân nó là một cái gì khác, riêng rẽ với thiên hướng, riêng rẽ với tính cách,
riêng rẽ với cảm xúc. Tuy nhiên ông lại không đưa ra một quan niệm rõ ràng
về hứng thú.
- Klapalet nghiên cứu thực nghiệm và đi đến kết luận hứng thú là dấu hiệu
của nhu cầu bản năng khát vọng đòi hỏi cần được thỏa mãn của cá nhân.
Nhìn chung các nhà tâm lý học đề cập ở trên đều có quan điểm hoặc
là duy tâm hoặc là phiến diện siêu hình về hứng thú, tác hại của các quan
Khóa luận tốt nghiệp
6
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
điểm này là nó phủ nhận vai trò của giáo dục và tính tích cực của cá nhân
trong sự hình thành của hứng thú.
* Quan điểm của tâm lý học Macxit về hứng thú:
Tâm lý học Macxit xem xét hứng thú theo quan điểm duy vật biện chứng. Coi
hứng thú không phải là cái trừu tượng vốn có trong mỗi cá nhân mà là kết quả
của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, nó phản ánh một cách
khách quan thái độ đang tồn tại ở con người. Khái niệm hứng thú được xét
dưới nhiều góc độ khác nhau.
+ Hứng thú xét theo khía cạnh nhận thức:
- Trong đó có V.N Miasixep, V.G.Ivanôp, A.GAckhipop coi hứng thú là thái
độ nhận thức tích cực của cá nhân với những đối tượng trong hiện thực khách
quan.nh.
- P.A.Rudich coi hứng thú là sự hiểu biết của xu hướng đặc biệt trong sự nhận
thức thế giới khách quan, là thiên hướng tương đối ổn định với một loại hoạt
động nhất định.
+ Hứng thú xét theo sự lựa chọn của cá nhân đối với thế giới khách quan:
- X.L Rubinstêin: đưa ra tính chất 2 chiều trong mối quan hệ tác động qua lại
giữa đối tượng với chủ. Ông nói hứng thú luôn có tính chất quan hệ 2
chiều.Nếu như một vật nào đó hoặc tôi chú ý có nghĩa là vật đó rất thích thú
đối với tôi.
- A.N.Lêônchiev cũng xem hứng thú là thái độ nhận thức nhưng đó là thái độ
nhận thức đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng hoặc hiện tượng của thế giới
khách quan.
Khóa luận tốt nghiệp
7
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
- A.V.Daparôzét coi hứng thú như là khuynh hướng lựa chọn của sự chú ý và
đưa ra khái niệm hứng thú là khuynh hướng chú ý tới đối tượng nhất định là
nguyện vọng tìm hiểu chúng một cách càng tỉ mỉ càng tốt.
+ Hứng thú xét theo khía cạnh gắn với nhu cầu:
- Sbinle hứng thú là kết cấu bao gồm nhiều nhu cầu. Quan niệm này là đồng
nhất hứng thú với nhu cầu. Thực chất hứng thú có quan hệ mật thiết với nhu
cầu của từng cá nhân, nhưng nó không phải là chính bản thân nhu cầu, bởi vì
nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu cần được thỏa mãn, là cái con người ta cần,
nhưng không phải mọi cái cần thiết đều đem lại sự hứng thú. Quan điểm này
đã đem bó hẹp khái niệm hứng thú chỉ trong phạm vi với nhu cầu.
- Trong từ điển tâm lý học, hứng thú được coi là một biểu hiện của nhu cầu,
làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn nhu cầu tạo ra khoái cảm thích thú.
- Ngoài ra nhà tâm lý học A.Phreiet cho rằng: Hứng thú là động lực của
những xúc cảm khác nhau.
* Một vài quan điểm khác về hứng thú
- Trong cuốn tâm lý học cá nhân, A.G.Côvaliốp coi hứng thú là sự định
hướng của cá nhân, vào một đối tượng nhất định, tác giả đã đưa ra một khái
niệm được xem là khá hoàn chỉnh về hứng thú: “Hứng thú là một thái độ đặc
thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong cuộc sống
và sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó”.
- Nhà tâm lý học người Đức A.Kossakowski coi hứng thú hướng tích cực tâm
lý vào những đối tượng nhất định với mục đích nhận thức chúng tiếp thu
những tri thức và nắm vững những hành động phù hợp. Hứng thú biểu hiện
mối quan hệ tới tính lựa chọn đối với môi trường và kích thích, con người
Khóa luận tốt nghiệp
8
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
quan tâm tới những đối tượng những tình huống hành động quan trọng có ý
nghĩa đối với mình.
Tóm lại: Các nhà tâm lý học Macxit đã nghiên cứu hứng thú theo quan
điểm duy vật biện chứng đã chỉ ra tính chất phức tạp của hứng thú, xem xét
hứng thú trong mối tương quan với các thuộc tính khác của nhân cách (nhu
cầu, xúc cảm, ý chí, trí tuệ …).
* Một số quan niệm về hứng thú của Việt Nam:
Tiêu biểu là nhóm của tác giả: Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng
Thủy cho rằng: Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng
được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta
xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn
chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào
nó.
* Trong đề tài nghiên cứu của tôi sử dụng khái niệm hứng thú của Trần
Thị Minh Đức làm công cụ. Khái niệm được định nghĩa như sau:
“Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa
có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá
nhân trong quá trình hoạt động”. Đây là định nghĩa mà theo tôi thấy nó thể
hiện khá đầy đủ ý về khái niệm hứng thú. Từ định nghĩa này, chúng ta có thể
nhận thấy được 3 ý :
+ Hứng thú chính là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, nó không
dơn giản chỉ dừng ở sự yêu thích, mà còn có cả sự đam mê, mong muốn được
tìm tòi, khám phá và được chinh phục một đối tượng, sự vật, sự việc nào đó.
Khóa luận tốt nghiệp
9
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
+ Đối tượng gây hứng thú đó phải có ý nghĩa đối với cuộc sống, nếu không có
ý nghĩa thì mục đích của hành động sẽ trở nên vô nghĩa, là những hoạt động
thừa thãi, không đem lại hiệu quả.
+ Đồng thời phải có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình
hoạt động. Đây chính là mức độ biểu hiện cao nhất của hứng thú.
Xét về mặt khái niệm: Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân
đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận
thức đối tượng sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng.
Một sự vật, hiện tượng nào đó chỉ có thể trở thành đối tượng của hứng thú khi
chúng thoả mãn 2 điều kiện sau đây:
- Điều kiện I:
Có ý nghĩa với cuộc sống của cá nhân, điều kiện này quyết định nhận thức
trong cấu trúc của hứng thú, đối tượng nào càng có ý nghĩa lớn đối với cuộc
sống của cá nhân thì càng dễ dàng tạo ra hứng thú. Muốn hình thành hứng
thú, chủ thể phải nhận thức rõ ý nghĩa của đối tượng với cuộc sống của mình,
nhận thức càng sâu sắc và đầy đủ càng đặt nền móng vững chắc cho sự hình
thành và phát triển của hứng thú.
- Điều kiện II:
Có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân. Trong quá trình hoạt động với
đối tượng, hứng thú quan hệ mật thiết với với nhu cầu. Khoái cảm nảy sinh
trong quá trình hoạt động với đối tượng, đồng thời chính khoái cảm có tác
dụng thúc đẩy cá nhân tích cực hoạt động, điều đó chứng tỏ hứng thú chỉ có
thể hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của cá nhân. Biện pháp
quan trọng nhất, chủ yếu nhất để gây ra hứng thú là tổ chức hoạt động, trong
Khóa luận tốt nghiệp
10
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
quá trình hoạt động và bằng hoạt động với đối tượng, mới có thể nâng cao
được hứng thú của cá nhân.
- Cũng như những chức năng cấp cao khác, hứng thú được quy định bởi
những điều kiện xã hội lịch sử. Hứng thú của cá nhân được hình thành trong
hoạt động và sau khi đã được gình thành chính nó quay trở lại thúc đẩy cá
nhân hoạt động. Vì lý do trên hứng thú tạo nên ở đó tích cực hóa hoạt động
của con người theo hướng phù hợp với hứng thú của nó dù phải cá nhân khát
vọng tiếp cận và đi sâu vào đối tượng gây ra nó, khát vọng này được biểu hiện
ở chỗ cá nhân tập trung chú ý cao độ vào cái làm cho mình hứng thú, hướng
dẫn và điều chỉnh các quá trình tâm lý theo một hướng xác định, do vượt qua
muôn ngàn khó khăn người ta vẫn thấy thoải mái và thu được hiệu quả cao.
Hứng thú trong công việc hoàn toàn khác với làm việc tùy hứng, hứng thú
trong công việc là một phẩm chất tốt đẹp của nhân cách, còn làm việc tùy
hứng là biểu hiện của tính tùy tiện của một tính cách không được giáo dục
chu đáo.
1.1.2. Cấu trúc của hứng thú:
- Tiến sĩ tâm lý học N.GMavôzôva: Ông đã dựa vào 3 biểu hiện để đưa ra
quan niệm của mình về cấu trúc của hứng thú:
+ Cá nhân hiểu rõ được đối tượng đã gây ra hứng thú.
+ Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú.
+ Cá nhân tiến hành những hành phát từ bản thân hoạt động chỉ có tác dụng
hỗ trợ cho sự nảy sinh và duy trì động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó.
Theo ông thì: Hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm tình cảm thực
sự với đối tượng mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận
thức đối tượng, có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôi
Khóa luận tốt nghiệp
11
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
cuốn, kích thích hứng thú, những động cơ khác không trực tiếp xuất hứng thú
chứ không xác định bản chất hứng thú.
+ Vậy hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức – xúc cảm tích cực và hoạt động,
nếu chỉ nói đến mặt nhận thức thì chỉ là sự hiểu biết của con người đối với đối
tượng, nếu chỉ nói đến mặt hành vi là chỉ đề cập đến hình thức biểu hiện bên
ngoài, không thấy được xúc cảm tình cảm của họ đối với đối tượng đó, có
nghĩa là hiểu được nội dung tâm lý của hứng thú nó tiềm ẩn bên trong. Hứng
thú phải là sự kết hợp giữa nhận thức và xúc cảm tích cực và hành động,
nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú với đối
tượng và tính tích cực hoạt động với đối tượng: Nhận thức – Xúc cảm tích
cực – Hoạt động
- Bất kỳ những hứng thú nào cũng là thái độ cảm xúc tích cực của chủ thể với
đối tượng. Nó là sự thích thú với bản thân đối tượng và với hoạt động với đối
tượng. Nhận thức luôn là tiền đề là cơ sở cho việc hình thành thái độ.
- Cách phân tích hứng thú của Marôsôva được nhiều nhà tâm lý tán thành,
điểm quan trọng nhất là tác giả đã gắn hứng thú với hoạt động. Tuy nhiên
cách phân tích này quá chú trọng đến mặt xúc cảm của hứng thú nên đã xem
nhẹ mặt nhận thức. Tác giả đã nhấn mạnh thái độ, xúc cảm của nhận thức mà
chưa nói đến nội dung, đối tượng nhận thức trong hứng thú. Nếu chỉ nói đến
mặt nhận thức, thì chỉ là sự biểu hiện của con người đối với đối tượng. Nếu
chỉ nói đến mặt hành vi, là chỉ đề cập đến hình thái bên ngoài, mà chưa nói
đến nội dung bên trong.
Vậy hứng thú phải là sự kết hợp giữa: Nhận thức – Xúc cảm tích cực – Hành
động.
Ba thành tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hứng thú cá nhân. Để có
hứng thú đối với đối tượng nào đó cần phải có các yếu tố trên. Nó có quan hệ
Khóa luận tốt nghiệp
12
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
mật thiết với nhau, tương tác lẫn nhau, trong cấu trúc hứng thú, sự tồn tại của
từng mặt riêng lẻ không có ý nghĩa đối với hứng thú, không nói lên mức độ
của hứng thú.
1.1.3.Các loại hứng thú:
- Căn cứ vào hiệu quả của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:
+ Hứng thú thụ động: Là loại hứng thú tĩnh quan dừng lại ở hứng thú ngắm
nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, không thể hiện mặt tích cực
để nhận thức sâu hơn đối tượng, làm chủ đối tượng và hoạt động sáng tạo
trong lĩnh vực mình hấp thụ.
+ Hứng thú tích cực: Không chỉ chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú,
mà lao vào hoạt động với mục đích chiếm lĩnh được đối tượng. Nó là một
trong những nguồn kích thích sự phát triển nhân cách, hình thành kỹ năng kỹ
xảo, nguồn gốc của sự sáng tạo.
- Căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động: Chia ra làm 5 loại:
+ Hứng thú vật chất: Là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng như muốn
có chỗ ở đầy đủ, tiện nghi, ăn ngon, mặc đẹp...
+ Hứng thú nhận thức: Ta có thể hiểu hứng thú dưới hình thức học tập như:
Hứng thú vật lý học, hứng thú triết học, hứng thú tâm lý học...
+ Hứng thú lao động nghề nghiệp: Hứng thú một ngành nghề cụ thể: Hứng
thú nghề sư phạm, nghề bác sĩ ...
+ Hứng thú xã hội – chính trị: Hứng thú một lĩnh vực hoạt động chính trị.
+ Hứng thú mĩ thuật: Hứng thú về cái hay, cái đẹp... như văn học, phim ảnh,
âm nhạc...
- Căn cứ vào khối lượng của hứng thú: Chia ra 2 loại:
Khóa luận tốt nghiệp
13
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
+ Hứng thú rộng: Bao quát nhiều lĩnh vực nhiều mặt thường không sâu.
+ Hứng thú hẹp: Hứng thú với từng mặt, từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể...
trong cuộc sống cá nhân đòi hỏi có hứng thú rộng - hẹp, vì chỉ có hứng thú
hẹp mà không có hứng thú rộng thì nhân cách của họ sẽ không toàn diện,
song chỉ có hứng thú rộng thì sự phát triển nhân cách cá nhân sẽ hời hợt thiếu
sự sâu sắc.
- Căn cứ vào tính bền vững: Chia ra làm 2 loại:
+ Hứng thú bền vững: Thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức sâu
sắc nghĩa vụ và thiên hướng của mình.
+ Hứng thú không bền vững: Hứng thú thường bắt nguồn từ nhận thức hời hợt
đối tượng hứng thú.
- Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:
+ Hứng thú sâu sắc: Thường thể hiện thái độ thận trọng có trách nhiệm với
hoạt động, công việc. Mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức, đi sâu nắm
vững đến mức hoàn hảo đối tượng của mình.
+ Hứng thú hời hợt bên ngoài: Đây là những người qua loa đại khái trong quá
trình nhận thức, trong thực tiễn họ là những người nhẹ dạ nông nổi.
- Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:
+ Hứng thú trực tiếp: Hứng thú đối với bản thân quá trình hoạt động, hứng
thú với quá trình nhận thức, quá trình lao động, và hoạt động sáng tạo.
+ Hứng thú gián tiếp: Loại hứng thú với kết quả hoạt động.
1.1.4. Vai trò của hứng thú:
- Đối với hoạt động nói chung:
Khóa luận tốt nghiệp
14
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
Trong quá trình hoạt động của con người, cùng với nhu cầu, hứng thú kích
thích hoạt động làm cho con người say mê hoạt động đem lại hiệu quả cao
trong hoạt động của mình. Hứng thú hình thành và phát triển dẫn đến nhu cầu
trong lĩch vực đó phát triển dễ dàng hơn. Nhu cầu và hứng thú có quan hệ mật
thiết với nhau, nhu cầu là tiền đề, cơ sở của hứng thú, khi có hứng thú với một
cái gì thì cá nhân sẽ hoạt động tích cực chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu
cầu trong cuộc sống lúc đó xuất hiện nhu cầu mới cao hơn.
Công việc nào có hứng thú cao hơn người thực hiện nó một cách dễ dàng, có
hiệu quả cao, tạo ra xúc cảm dương tính mạnh mẽ đối với người tiến hành
hoạt động đó, và họ sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc, công việc trở nên
nhẹ nhàng, ít tốn công sức hơn, có sự tập trung cao. Ngược lại người ta cảm
thấy gượng ép, công việc trở nên nặng nhọc khó khăn làm cho người ta mệt
mỏi, chất lượng hoạt động giảm rõ rệt.
- Đối với hoạt động nhận thức:
Hứng thú là động lực giúp con người tiến hành hoạt động nhận thức đạt hiệu
quả, hứng thú tạo ra động cơ quan trọng của hoạt động. Hứng thú làm tích cực
hóa các quá trình tâm lý (tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng...).
- Đối với năng lực: Khi chúng ta được làm việc phù hợp với hứng thú, thì dù
phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, người ta vẫn cảm thấy thoải mái làm cho
năng lực trong lĩnh vực hoạt động ấy dễ dàng hình thành, phát triển.
“Năng lực phụ thuộc vào sự luyện tập, nhưng chỉ có hứng thú mới cho phép
người ta say sưa làm một việc gì đó tương đối lâu dài không mệt mỏi mà
không sớm thỏa mãn mà thôi. Hứng thú làm cho năng khiếu thêm sắc bén”.
1.1.5. Biểu hiện của hứng thú:
- Hứng thú biểu hiện ở 2 mức độ của nó:
Khóa luận tốt nghiệp
15
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
+ Mức độ I: Chủ thể mới dừng lại ở việc nhận thức về đối tượng. Chưa có xúc
cảm tình cảm với đối tượng đó,chưa tiến hành, hoạt động để chiếm lĩnh đối
tượng đó.
+ Mức độ II: Đối tượng hứng thú thúc đẩy chủ thể hoạt động.
- Hứng thú biểu hiện ở nội dung của nó như: Hứng thú học tập, NCKH, đi
mua hàng, đi du lịch...
- Hứng thú biểu hiện chiều rộng, chiều sâu của nó: Những người có hứng thú
đối với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau thường có cuộc
sống hời hợt, bề ngoài. Những người chỉ tập trung hứng thú vào một hoặc một
vài đối tượng thì cuộc sống thường đơn điệu. Trong thực tế những người
thành đạt là những người biết giới hạn hứng thú của mình trong phạm vi hợp
lý, trên nền những hứng thú khác nhau, họ xác định được một hoặc một số
hứng thú trung tâm mang lại ý nghĩa thúc đẩy con người hoạt động.
- Phạm Tất Dong: cho rằng hứng thú biểu hiện ở các khía cạnh sau:
+ Biểu hiện trong khuynh hướng của con người đối với hoạt động có liên
quan tới đối tượng của hứng thú đó.
+ Biểu hiện trong sự trải nghiệm thường xuyên những tình cảm dể chịu do đối
tượng này gây ra.
+ Biểu hiện trong khuynh hướng bàn luận thường xuyên về đối tượng này, về
việc có liên quan tới chúng.
+ Biểu hiện trong sự tập trung chú ý của con người vào đối tượng của hứng
thú.
+ Biểu hiện trong sự ghi nhớ nhanh và lâu những điều có quan hệ gần gũi với
đối tượng này, trong hoạt động tưởng tượng phong phú, trong tư duy căng
thẳng những vấn đề có liên quan đến đối tượng của hứng thú đó.
Khóa luận tốt nghiệp
16
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
- Theo G.I.Sukina: Hứng thú biểu hiện ở những khía cạnh sau:
+ Khuynh hướng lựa chọn các quá trình tâm lý con người nhằm vào đối tượng
và hiện tượng của thế giới xung quanh.
+ Nguyện vọng, nhu cầu của cá nhân muốn tìm hiểu một lĩnh vực, hiện tượng
cụ thể, một hoạt động xác định mang lại sự thỏa mãn cho cá nhân.
+ Nguồn kích thích mạnh mẽ, tính tích cực cho cá nhân, do ảnh hưởng của
nguồn kích thích này, mà tất cả các quá trình diễn ra khẩn trương, còn hoạt
động trở nên say mê và đem lại hiệu quả cao.
+ Thái độ đặc biệt (không thờ ơ, không bàng quan mà tràn đầy những ý định
tích cực, một cảm xúc trong sáng, một ý trí tập trung đối với các đối tượng,
hiện tượng, quá trình ...).điểm riêng cũng như những nhu cầu đặc biệt trong
ngày nghỉ của mình.
1.1.6. Những đặc điểm cơ bản của hứng thú
Hứng thú như là các nét tiêu biểu của xu hướng cá nhân điều đó thể
hiện qua các mặt sau:
- Tính hạn chế của hứng thú bởi một phạm vi khá hẹp các kiến thức và hình
thức hoạt động.
- Cụ thể hoá mục đích và thao tác hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Ví
dụ: hứng thú âm nhạc
- Tích cực hoá không chỉ các quá trình nhận thức mà cả những nỗ lực sáng tạo
của con người trong một lĩnh vực nào đó.
- Thoả mãn những cảm xúc đặc biệt nhằm thích ứng lâu dài một hoạt động
tương ứng. Hứng thú chân chính chỉ xuất hiện khi có: những cảm xúc mà
người ta nắm được trong lĩnh vực mà mình quan tâm; hoạt động thực tiễn
Khóa luận tốt nghiệp
17
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
trong lĩnh vực đó; sự thoả mãn cảm xúc mà người ta tiếp nhận được do có
những kiến thức và có hình thức họat động nói trên.
1.1.7. Mối quan hệ giữa hứng thú và các khái niệm có liên quan
Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách,
chính vì vậy hứng thứ có mối quan hệ khăng khít với những mặt biểu hiện
khác của xu hướng như: nhu cầu, tình cảm, thái độ, động cơ, hoạt động cá
nhân…Một khi chủ thể có nhận thức về đối tượng nào đó sẽ là cơ sở để nảy
sinh tình cảm với đối tượng đó. Và khi có tình cảm với đối tượng nào đó sẽ
giúp chủ thể quay trở lại nhận thức về đối tượng đó một cách sâu sắc hơn. Có
nhận thức, có tình cảm với đội tượng nào đó làm nảy sinh hứng thú với hoạt
động đó, và kết quả hoạt động sẽ cao. Do tính chất phức hợp của hứng thú do
vậy mà khi nghiên cứu về hứng thú cần xem xét những biểu hiện đa dạng của
nó trong các mối quan hệ với các khái niệm liên quan đến nó.
* Mối quan hệ giữa hứng thú và nhu cầu
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của con người cần thỏa mãn để tồn tại và
phát triển là động lực đầu tiên thúc đẩy con người hoạt động.Nhu cầu có vai
trò quyết định tới sự phát triển của nhân cách, là nền tảng của động cơ, mục
đích của hoạt động thúc đẩy cá nhân hành động để chiếm lĩnh đối tượng. Khi
nhu cầu được thỏa mãn sẽ đồng thời củng cố các thành phần của hứng thú của
con người: nhận thức, xúc cảm, hành vi của con người.Một khi có nhu cầu và
nhu cầu phải được thảo mãn thì con người mới tìm hiểu về đối tượng nào đó,
có tình cảm và hành động để thỏa mãn nhu cầu đó.
Như vậy hứng thú và nhu cầu có mối quan hệ thân thiết với nhau, do
vậy khi nghiên cứu hứng cần xem xét các biểu hiện của nhu cầu.
Khóa luận tốt nghiệp
18
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
* Mối quan hệ giữa hứng thú và năng lực
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với
những yêu cầu của một hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạt động đó có kết
quả.Năng lực giữ vai trò quan trọng trong hệ thống cấu trúc của nhân cách, là
một trong hai mặt cơ bản tạo nên bộ mặt của nhân cách. Năng lực tạo cho con
người một sức mạnh, nghị lực và lòng tin để cải tạo tự nhiên xã hội và bản
thân mình.Trong cấu trúc của hứng thú năng lực có một vai trò quan trọng
góp phần quyết định kết quả của hoạt động mà chủ thể đó hứng thú. Bởi
không phải tất cả những gì mình có hứng thú khi tiến hành hoạt động sẽ đạt
kết quả cao, điều này còn phụ thuộc vào năng lực của từng cá nhân.
Như vậy hứng thú và năng lực có mối quan hệ với nhau, do vậy khi
nghiên cứu hứng thú phải xét đến vai trò của năng lực.
* Mối quan hệ giữa hứng thú và thái độ
Thái độ là sự đánh giá bền vững – dương tính hoặc âm tính về con
người và sự vật hiện tượng( Eagly$ Chaiken, 1993).Như vậy thái độ là sự
đánh giá bền vững dương tính hoặc âm tính về con người, sự vật hiện tượng.
Không thể tồn tại loại thái độ trung tính theo kiểu ba phải, gió thổi chiều nào,
theo chiều ấy. Những dạng người như vậy được gọi là chưa tỏ rõ thái độ. Cấu
trúc của thái độ bao gồm ba yếu tố: nhận thức, xúc cảm, hành vi. Thái độ có
vai trò quan trọng tạo nên hứng thú, biết được cá nhân có thái độ đối với đối
tượng nào đó đồng thời cũng biết được hứng thú của họ với đối tượng đó.
Trong cấu trúc của hứng thú thì thái độ là cơ sở để tiến tới hành vi. Nếu thái
độ đạt mức dương tính tích cực thì hứng thú càng sâu sắc.
Khóa luận tốt nghiệp
19
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
* Mối quan hệ giữa hứng thú với hoạt động cá nhân
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là phương thức tác
động có đối tượng, có mục đích của con người với hiện thực nhằm thảo mãn
nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp của bản thân hoặc xã hội. Tâm lý học hoạt
động đã xác định hoạt động là phạm trù cơ bản, thể hiện tập trung nhất tâm lý
con người “ bằng hoạt động trong hoạt động mỗi cá thể người sinh thành ra
mình, tự tạo ra nhân cách của mình”. Trong mối quan hệ: nhận thức – xúc
cảm, tính cảm – tính tích cực trong hoạt động cá nhân, thì hoạt động của cá
nhân là một trong ba thành tố hình thành nên hứng thú của một cá nhân với
một đối tượng nào đó.
1.2. Du lịch cộng đồng
1.2.1. Khái niệm
DLCĐ hay du lịch dựa vào cộng đồng đang được biết đến như các
nguyên tắc, giải pháp phát triển bền vững.
- Là loại hình du lịch được cộng đồng tổ chức
- Đối tượng du lich cộng đồng là dân cư địa phương
Ngày nay, DLCĐ được hiểu là một cộng đồng địa phương tham gia vào các
hoạt động kinh doanh du lịch. Năm đầu mang tính tự phát tại những nơi có tài
nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn hấp dẫn các tuyến, điểm du lịch được tổ
chức chủ yếu nhằm vào mục đích khai thác tài nguyên du lịch sẵn có của địa
phương chứ chưa chú trọng quyền lợi của cộng đồng địa phương và thu hút
họ tham gia vào các hoạt động du lịch. Trong một số trường hợp, do không
thống nhất được quyền lợi của các bên tham gia đã có những tác động không
tốt tới môi trường du lịch và giảm sức hấp dẫn đối với du khách.
Những khái niệm về DLCĐ:
Khóa luận tốt nghiệp
20
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
- Theo Rest - Thailand (1997): DLCĐ là phương thức tổ chức du lịch đề cao
sự bền vững về môi trường, văn hóa xã hội. DLCĐ do cộng đồng sở hữu và
quản lý, vì cộng đồng và cho phép du khách nâng cao nhận thức và học hỏi về
cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ.
- Theo Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WNF: DLCĐ là loại hình du lịch mà
ở đó cộng đồng địa phương có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát
triển và quản lý hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt
động du lịch được hoạt động du lịch giữ cho cộng đồng.
- Theo tôi thì: DLCĐ là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân
phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ
được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc
trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…)
DLCĐ dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm về
cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. DLCĐ
thường liên kết với người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng
thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định.
1.2.2. Đặc điểm và nguyên tắc của DLCĐ
1.2.2.1. Đặc điểm của DLCĐ
- DLCĐ là loại hình du lịch mà cộng đồng dân cư là những người được tham
gia ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển du lịch: từ khâu nghiên cứu ,
lập dự án quy hoạch phát triển du lịch, tham gia với vai trò quản lý và quyết
định các vấn đề phát triển du lịch, triển khai các hoạt động kinh doanh, cung
cấp các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Họ giữ vai trò chủ đạo phát triển
và duy trì các dịch vụ. Hoạt động này có tính đến hiệu quả và chịu sự điều tiết
của các quy luật kinh tế thị trường.
Khóa luận tốt nghiệp
21
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
- Địa điểm tổ chức DLCĐ diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cu trú của cộng
đồng địa phương. Đây là những khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn phong phú, hấp dẫn, có độ nhạy cảm cao về đa dạng sinh học, chính
trị, văn hóa xã hội và hiện đang bị tác động bởi con người.
- Cộng đồng dân cư phải là người dân sinh sống làm ăn trong hoặc liền kề các
điểm tài nguyên du lịch, đồng thời cộng đồng phải có trách nhiệm tham gia
bảo vệ tài nguyên của cộng đồng và hoạt động của khách du lịch.
- DLCĐ có nghĩa là giao quyền cho cộng đồng, cộng đồng được khuyến khích
tham gia và đảm nhiệm các hoạt động du lịch và bảo tồn tài nguyên.
- Phát triển DLCĐ, phải đảm bảo sự công bằng trong việc chia sẻ nguồn lợi từ
thu nhập DLCĐ và các bên tham gia.
- Phát triển DLCĐ, góp phần làm đa dạng hóa các ngành kinh tế trong khi vẫn
duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống.
- DLCĐ là một kiểu du lịch thay thác ngành kinh tế truyền thống.
- DLCĐ còn bao gồm các yếu tố trợ giúp, tạo điều kiện của các bên tham gia
trong đó có vai trò của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý
Nhà nước, ban quản lý…
- Các bên tham gia: Cộng đồng địa phương; chính quyền địa phương; các tổ
chức, các nhà tài trợ, các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ, các nhà
khoa học…; các doanh nghiệp lữ hành và dịch vụ du lịch; khách du lịch.
1.2.2.2. Những tác động của hoạt động DLCĐ
- Tác động tích cực
+ Đến kinh tế:
Khóa luận tốt nghiệp
22
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
• Tạo ra thu nhập cho cộng đồng từ sự chi trả của khách qua việc xuất
nhập khẩu tại chỗ; tạo thị trường đầu ra cho sản phẩm, kích thích, thúc
đẩy các ngành kinh tế truyền thống phát triển.
• Phát triển kết cấu hạ tầng, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa
phương qua ciệc sử dụng vốn đầu tư, viên trợ, sự giúp đỡ về công nghệ
và kinh nghiệm cho phát triển kinh tế.
+ Đến chính trị:
• Qua việc người dân tham gia vào các hoạt động du lịch cũng như các
hoạt động chung khác sẽ nâng cao quyền làm chủ, tăng quyền lực quyết
định cho cộng đồng.
• Đảm bảo quyền làm chủ trong quản lý tài nguyên và hưởng các nguồn
thu nhập từ hoạt động du lịch.
+ Văn hóa – xã hội:
• Tăng cường giao lưu văn hóa, nâng cao nhận thức, tạo ra sự bình đẳng
giới, khuyến khích việc thực hiện quyền trẻ em, giảm được những hủ
tục.
• Tạo ra sự tôn trọng, tự hào, yêu quý văn hóa bản địa.
• Nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dịch vụ, kết cấu hạ tầng.
+ Tài nguyên môi trường
• Khuyến khích bảo tồn, tôn tạo các nguồn tài nguyên môi trường, tài
nguyên van hóa –lịch sử và tự nhiên.
• Khai thác tài nguyên có hiệu quả, hợp lý hơn.
• Tôn vinh các giá trị tài nguyên ( qua quá trình thống kê, nghiên cứu lập
hồ sơ quyết định xếp hạng, tuyên truyền quảng bá tài nguyên du lịch).
Khóa luận tốt nghiệp
23
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
- Tác động tiêu cực:
+ Kinh tế:
• Đòi hỏi vai trò lãnh đạo, quản lý đối với chi phí vận hành cao hơn.
• Lợi nhuận thu được chỉ có thể làm lợi cho một số người hoặc chảy máu
các nguồn lực và thu nhập cho nhiều công ty du lịch.
• Gia tăng tình trang lạm phát giá cả đất đai nhà ở, dịch vụ hàng hóa.
• Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lao động có thể ảnh hưởng bởi tính
mùa du lịch ngoài tầm kiểm soát của địa phương.
• Suy giảm ngành nghề truyền thống.
+ Văn hóa – xã hội:
• Thu hút khách du lịch – những người có lối sống và quan niệm khác lạ,
làm thay đổi các giá trị truyền thống, xung đột với truyền thống văn
hóa bản địa.
• Cư dân địa phương phải chia sẻ nguồn tài nguyên với người ngoài địa
phương.
• Gia tăng mối bất hòa giữa những người được hưởng từ du lịch và
không được hưởng lợi, trong nhiều trường hợp người dân chỉ được
tham gia những công việc vất vả, có thu nhập thấp, trở thành người làm
thuê, bị bóc lột, sự ràng buộc họ hàng bị rạn nứt.
• Làm gia tăng tệ nạn xã hội, tăng khoảng cách giàu nghèo.
+ Về môi trường:
• Việc phát triển du lịch thiếu quy hoạch sẽ làm thay đổi, giảm thiểu chất
lượng tài nguyên, môi trường tự nhiên – văn hóa.
Khóa luận tốt nghiệp
24
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4
• Kết cấu hạ tầng nhanh chóng xuống cấp.
1.3. Khái niệm khách du lịch và phân loại khách du lịch
1.3.1. Khái niệm khách du lịch
Thuật ngữ du lịch trong tiếng anh: Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, cuộc dã
ngoại, ngày nay đẫ được quốc tế hóa là “Tourism”, còn “Tourist” là người đi
du lịch hay còn gọi là du khách.
Chúng ta có thể hiểu khách du lịch là những người ra khởi nơi cư trú thường
xuyên của mình đến nơi có điều kiện để nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi,
nâng cao sức khỏe, tham quan vãn cảnh, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, thưởng
thức cái mới lạ, hoặc kết hợp việc nghỉ ngơi với việc hội họp, kinh doanh,
nghiên cứu khoa học….
Tại hội nghị của tổ chức Du lịch thế giới (WTO), tháng 9/1968, đã chính thức
xác định: “Khách du lịch là những người lưu lại một đêm tại nơi không phải
là nhà mình với mục đích chính của sự di chuyển không nhằm kiếm tiền”.
- “ Khách du lịch là những người đi du lịch hoặc kết hoặc đi du lịch, trừ
trường hợp đi học, đi làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”
(Điểm 2, Điều 10, Chương I Pháp lệnh Du lịch Việt Nam)
1.3.2. Đặc điểm của khách tham gia vào DLCĐ
Theo Trung tâm Du lịch có trách nhiệm
(CREST- ) và các chuyên gia du lịch khác,
đặc điểm quan trọng của du khách DLCĐ là:
- Tôn trọng các giá trị tự nhiên, lịch sử và văn hóa và các điểm tham quan
- Quan tâm đến các tác động của du lịch đối với môi trường và giá trị bền
vững.
Khóa luận tốt nghiệp
25
CHU THỊ LAN ANH_HDDL1K4