Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bước đầu tìm hiểu đặc điểm của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.71 KB, 16 trang )

Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài:
Với xu thế phát triển hiện nay, Du lịch đang là nghành kinh tế xã hội
dịch vụ giành được nhiều quan tâm đầu tư của Đảng và nhà nước ta với mục
tiêu đến năm 2011 sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn . Trên thực tế với
nhu cầu vật chất tinh thần ngày càng cao thì đối với mọi quốc gia có tiềm
lực thì du lịch được xem như là ‘’con gà mái vàng’’ ( Mĩ, Singabo…). Theo
phương pháp tính toán sử dụng tài khoản vệ tinh của Hội đồng Du lịch & Lữ
hành Thế giới (WTTC), ngành kinh tế du lịch và lữ hành Việt Nam năm
2010 đóng góp 12,4% vào GDP ứng với 231.286 tỷ đồng tương đương 12,5
tỷ USD và dự báo đến 2020 chiếm 13,1% GDP ứng với 738.667 tỷ đồng
tương đương 32,6tỷUSD. .
Cũng theo báo cáo của WTTC, năm 2010 Du lịch Việt Nam đứng thứ 2
ASEAN về tốc độ tăng trưởng, đứng thứ 4 về tỷ trọng đóng góp vào lền kinh
tế quốc dân và đứng thứ 5 về kết quả tuyệt đối. Trong 181 quốc gia trên thế
giới Du lịch Việt Nam đứng thứ 12 về tốc độ tăng trưởng, thứ 54 về tỷ trọng
đóng góp vào nền kinh tế quốc dân và đứng thứ 47 kết quả tuyệt đối. Dự báo
giai đoạn 10 năm tới du lịch Việt Nam tiếp tục tăng trưởng về mọi mặt:
GDP, tạo việc làm, xuất khẩu và đầu tư (tham khảo báo cáo của WTT)
Những con số trên cho thấy vị thế quan trọng và triển vọng của ngành
Du lịch Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân. Hiệu ứng kinh tế của hoạt
động du lịch thực sự có tác động lan tỏa tới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội.
Với đa dạng quốc tịch hơn, ngoài thị trường truyền thống, chiếm số lượng
lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Anh…thì lượng khách từ các nước ASENAN,
các nước Bắc Âu cũng tăng lên đáng kể. Như vậy, có thể nói du lịch nước ta
đã và đang từng bước khởi sắc và tạo được sức hút đối với bạn bè năm châu.
Ngày nay du lịch không chỉ nhìn nhận như một ngành kinh tế đơn thuần
mà khía cạnh xã hội của du lịch đang được chú trọng hơn, du lịch được
xem xét trong mối quan hệ với văn hóa, phong tục tập quán môi trường.
Bởi vậy mà, ngoài việc thống kê được lượng khách quốc tế vào nước ta
thì việc nhìn nhận, đánh giá những đặc điểm những đặ điểm của họ cũng


là việc hết sức cần thiết giúp cho việc nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu
cũng như đặc điểm xã hội của xu hướng phát triển dịch vụ tốt hơn.
Những đặc điểm như giới tính, dộ tuổi, nghề nghiệp…của du khách quốc
tế có ảnh hưởng gì đến quá trình đi du lịch của họ không? Bản thân
những đặn điểm đó nói lên điều gì…?
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu đặc điểm khách du lịch dưới góc độ xã hội
học còn là một đề tài khá mới mẻ.
Những lý do này khiến tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: ‘’bước đầu tìm hiểu
đăch điểm của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Tìm hiểu lượng khách du lịch quốc tế vào nước ta trong thời gian gần
đây.
- Dựa trên những số liệu thống kê thu được, đánh giá, phân tích những
đặc điểm về Quốc tịch, giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi…
- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một vài khuyến nghị, giải pháp.
3. Giả thuyết nghiên cứu
-Nhu cầu đi du lịch Việt Nam của khách du lịch quốc tế tăn lên đáng kể,
biểu hiện qua lượng du khách vào nước ta trong thời gian gần đây.
- Khách du lịch quốc tế đén việt Nam đa dạng về quốc tịch, độ tuổi, nghề
nghiệp, cũng như mục đích, nhu cầu đi du lịch…Chính những đặc điểm
này đã tọa nên những đặc thù mang tính xã hội( Khách du lịch Châu ắ
chiếm số lượng lớn, có sự chênh lệch về giới tính của khách du lịch: nam
giới đi du lịch nhiều hơn nữ giới…), và những điều này kéo theo các đòi
hỏi khách quan đối với dịch vụ du lịch.
- Trong thời gian tới, sẽ có ít nhiều sự thay đổi về đối tượng khách du
lịch: khách thuộc các nước ASEAN chiếm tỷ lệ cao, khách Bắc Âu tuy
chiếm số lượng không lớn nhưng đang có dấu hiệu tăng lên và là thị
trường tiềm năng của du lịch Việt Nam. Đối tượng khách du lịch lớn tuổi,
cũng như nữ giới cũng sẽ tăng lên.
Nội dung chính.

I.cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
1.Lý thuyết áp dụng:
1.1. Thuyết nhu cầu của A.Maslow
Thuyết nhu cầu của A.MASLOW là thuyết đỉn cao trong việc nhận
dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Theo thuyết của
A.MASLOW, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang
khác nhau từ ‘’ đấy’’ lên đến ‘’đỉnh’’, phản ánh mức độ ‘’ cơ bản’’ của
nó đối với sự tồn tại và sự phát triển của con người vừa là một sinh vật tự
nhiên, vừa là một thực thể xã hội.
Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo
nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài long và khuyến khích họ
hành động.
Sử dụng thuyết nhu cầu Macslow trong đề tài này tôi muốn tìm hiểu
rõ hơn về nhu cầu của khách du lịch quốc tế trong qua trình đi du lịch ở
Việt Nam, và từ những đặc điểm giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp… có thể
nhận định được những nhu cầu phù hợp cho từng đối tượng.
1.2. Thuyết tương tác biểu trưng.
Lý thuyết này gắn liền với một số nhà xã hội học người Mỹ, trườn phái
Chicano như: G.mead, Blumer…Đây được coi là một trong những lý thuyết
về tương tác xã hội quan trọng nhất của xã hội học.
Theo lý thuyết này thì các cá nhân trong quá trình tương tác, qua lại với
nhau không phải ứng đối với hành động trực tiếp của người khác, mà” đọc”
và lý giải chúng. Trong qua trình tương tác chúng ta luôn tìm và cố gắng lý
giải ý nghĩa cho hành động, cử chỉ…đó, tức là các biểu tượng. Con người
như một thực thể sống trong thế giới của các biểu tượng và môi trường kí
hiệu.
Theo Blumer, khi con người tương tác với nhau họ luôn luôn phải lý giải,
xác định hành động của nhau chứ không đơn thuần là đáp lại hành động của
nhau. Điều đó có ý nghĩa là hành động của các cá nhân không phải là sự
phẩn ánh trực tiếp đối với hành động của người khác.

Áp dụng lý thuyết này vào nghiên cứu đề tài’ Tìm hiểu đặc điểm của du
khách quốc tế vào Việt Nam ‘’ chúng tôi muốn phần nào tìm hiểu được quá
trình tác động của những khách du lịch quốc tế và cộng đồng tại thời điểm du
lịch, người làm công tác du lịch quốc tế và cộng đồng tại thời điểm du lịch,
người công tác du lịch trong nước. Trong suốt quá trình đi du lịch của mình
những đối tượng du lịch sẽ lien tục tương tác với nhau, với mọi người dân,…
có nghĩa là họ thường xuyên trao đổi, học hỏi, nhận biết, chia sẻ các biểu
trưng.Và hơn hết du lịch mở ra các cơ hội để các quốc gia , các dân tộc tìm
hiểu, học hỏi các hành động, các phong tục tập quán …của nhau thong qua
các biểu trưng. Đây cũng chính là cơ sở để lý giải cho việc trong xã hội ngày
nay các cộng đồng thường chia sẻ nhiều những giá trị, những biểu trưng
khác nhau, không bó hẹp trong một nhóm nhỏ mà có thể vượt ra cả phạm vi
quốc gia( như giá trị về hòa bình, sức khỏe…) . Sử dụng thuyết tương tác
biểu trưng để tfim hiểu đặc điểm của du khách quốc tế còn phần nào giúp cho
việc lý giải tác động của những đặc điểm của du khách quốc tế còn phần nào
giúp cho việc lý giải tác động của những đặc điểm đó tới các vấn đề xã hội
của nước ta.
2. Những khái niệm công cụ:
2.1Du lịch.
Theo Coltman: Du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của bốn
nhóm; du khách, cơ quan cung ứng du lịch, chính quyền và dân cư nơi
đến du lịch tạo nên.
Hay theo( Robert W.Mc Intosh, Charles R.Goeldner,J.R Brent Ritchie):
Du lịch như là tổng thể các mối quan hệ và hiện tượng nảy sinh từ tác
động qua lại giữa du khách, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ
nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp du khách.
2.2. Khách du lịch quốc tế.
Định nghĩa của việt Nam, quy định tại điều 20, chương 4, pháp lệnh
du lịch năm 2006: Là người nước ngoài, người việt nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư

trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Định nghĩa du lịch quốc tế.( năm 1993 tại hội nghị quốc tế về du lịch
ởHà Lan chỉ rõ: Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm mộ đất
nước khác với mục đích thăm quan, nghỉ nghơi, giải trí, thăm hỏi trong
khoảng thời gian ít hơn 3 tháng, những người này không được làm gì để
được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở
thường xuyên của mình.
I. Kết quả nghiên cứu:
1. Tổng quan về khách quốc tế đến việt Nam trong thời gian
qua.
Trong nững năm gần đây, sự phát triển ổn định, bền vững và có hiệu
quả của thị trường khach du lịch quôc tế là một trong những yếu tố đảm bảo
cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.

×