Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

chuyend e ho so quan ly tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.66 KB, 17 trang )

CHỈ ĐẠO
HỒ SƠ QUẢN LÍ TRƯỜNG
TIỂU HỌC


- Điều lệ trường Tiểu học (Ban hành kèm theo
TT 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm
2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Công văn số 68/BGD&ĐT Về chấn chỉnh lạm
dụng hồ sơ sổ sách trong nhà trường.
- Công văn số 582/SGD&ĐT-GDTH V/v hướng
dẫn danh mục sách và tài liệu học tập, hồ sơ
quản lí cấp Tiểu học năm học 2015-2016.


- Hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm trong
đó có nội dung chỉ đạo về thực hiện hồ sơ sổ
sách.
- Thông báo đầy đủ tới các trường các nội dung
đăng kí sử dụng sách khi có hướng dẫn của
SGD&ĐT trong năm học.


Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường bao gồm (Theo quy
định của Điều lệ trườngTH):
1. Đối với nhà trường:
• a) Sổ đăng bộ;
• b) Sổ phổ cập giáo dục tiểu học;
• c) Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh; hồ sơ giáo dục đối với
học sinh khuyết tật (nếu có);
• d) Học bạ của học sinh;


• e) Sổ nghị quyết và kế hoạch công tác;
• g) Sổ quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên;
• h) Sổ khen thưởng, kỉ luật;
• i) Sổ quản lí tài sản, tài chính;
• k) Sổ quản lí các văn bản, công văn.


• 2. Đối với Phó Hiệu trưởng:
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của PHT theo quy định tại điều 21 của Điều
lệ Tiểu học thì PHT chuyên môn cần có các loại hồ sơ quản lí như:
a) Sổ kế hoạch chuyên môn.
b) Sổ theo dõi chương trình của từng khối (Lịch báo giảng)
d) Sổ nghị quyết chuyên môn trường.
e) Sổ chuyên đề, học tập chuyên môn.
c) Sổ theo dõi chuyên môn (trong đó có kiểm tra, dự giờ thăm lớp,
đánh giá chất lượng hồ sơ sổ sách của GV, thống kê các hoạt động
chuyên môn như thao giảng dự giờ, chất lượng học sinh, VSCĐ, chất
lượng các phong trào thi đua…).
…..


• 3. Đối với tổ chuyên môn: Theo điều 30 của Điều lệ trường TH thì hồ
sơ tổ CM có Sổ ghi nội dung các cuộc họp chuyên môn.
Tuy nhiên, theo chỉ đạo của ngành, để thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ
Chuyên môn theo quy định tại điều 18 của Điều lệ Tiểu học thì tổ
chuyên môn có các loại hồ sơ quản lí khác như:
a) Sổ kế hoạch chuyên môn
b) Sổ theo dõi chương trình của khối (Lịch báo giảng)
d) Sổ nghị quyết chuyên môn tổ
e) Sổ học tập chuyên môn, chuyên đề.

c) Sổ theo dõi chuyên môn (trong đó có kiểm tra, dự giờ thăm lớp, đánh
giá chất lượng hồ sơ sổ sách của GV, thống kê các hoạt động chuyên
môn như thao giảng dự giờ, chất lượng học sinh, VSCĐ, …)
…..


• 4. Đối với giáo viên:
a) Giáo án (bài soạn);
b) Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ;
c) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác
chủ nhiệm lớp);
d) Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
e) Sổ liên lạc (Thống nhất trong tỉnh theo quy định
tại cv số 582/SGD&ĐT-GDTH).
g) Sổ bàn giao (Thống nhất trong tỉnh theo quy
định của SGD tại cv số 582/SGD&ĐT-GDTH).


-

Số lần kiểm tra: Ít nhất 2 lần/năm.
Đối tượng đươc kiểm tra: HT, PHT, GV,NV.
Thời gian kiểm tra: Cuối học kỳ 1 và cuối năm.
Người kiểm tra: CB PGDĐT, Thành viên tổ mạng lưới
chuyên môn, Thanh tra viên.


- Số lần kiểm tra: ít nhất 4 lần/năm.
- Đối tượng kiểm tra: Khối trưởng.
- Thời gian kiểm tra: Khoảng cuối tháng 10, 12, 02, 04

(Tùy tình hình công tác thực tế.)
- Người kiểm tra: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng


- Nội dung kiểm tra đối với PHT và tổ Chuyên môn:
+ Xây dựng các kế hoạch hoạt động năm, học kỳ, tháng, tuần
của PHT, tổ chuyên môn và các kế hoạch tổ chức kiểm tra,
kế hoạch tổ chức chuyên đề, kế hoạch tổ chức các hội thi,
phong trào, …
+ Biên bản nội dung các cuộc họp triển khai hoạt động chuyên
môn, triển khai chuyên đề, đánh giá hoạt động chuyên môn,
chất lượng giảng dạy, thực hiện chuyên đề, biên bản kiểm
tra, …
+ Các số liệu tổng hợp kết quả giảng dạy, chất lượng học sinh,

+ Đánh giá chất lượng hoạt động chuyên môn, các phong trào,

+ ……..


* Khối trưởng kiểm tra giáo viên:
- Số lần kiểm tra HSSS: ít nhất 1 lần/tháng,
- Ký duyệt kiểm tra giáo án 1lần/tuần.
- Thời gian kiểm tra: Giáo án ký duyệt đầu mỗi tuần;
kiểm tra các loại HSSS khác cuối mỗi tháng.
* Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng kiểm tra giáo viên:
- Số lần kiểm tra HSSS: ít nhất 4 lần/năm.
- Ký duyệt kiểm tra giáo án 1lần/tháng.



Kiểm tra việc thực hiện hồ sơ sổ sách quản lí của nhà
trường (Từ Hiệu trưởng, PHT đến Khối trưởng, giáo
viên) cần đánh giá được:
+ Việc đảm bảo thực hiện đầy đủ các loại HSSS theo quy
định.
+ Thiết lập và lưu trữ hồ sơ khoa học, gọn nhẹ nhưng đảm
bảo được về mặt hình thức và nội dung.
+ Việc cập nhật các thông tin, nội dung cần thiết để phục vụ
cho công tác quản lí, báo cáo, thông tin hai chiều.
+ Làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng, hiệu quả của
quá trình công tác.


• 1. Ưu điểm
- Triển khai kịp thời, đầy đủ các văn bản liên quan đến công
tác quản lí, các quy định về HSSS theo quy định của Điều
lệ trường tiểu học.
- Có kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện hồ sơ
quản lí cho các trường.
- Các đơn vị trường học quán triệt đầy đủ đến CB-GVNV
thực hiện thiết lập và cập nhật hồ sơ theo quy định.
- Các học sinh có đầy đủ sách vở, thiết bị học tập theo quy
định của ngành.


• 2. Hạn chế:
- Một số loại hồ sơ thiết kế chưa đảm bảo cập nhật thông
tin kịp thời theo đúng quy định.
Ví dụ: Sổ bàn giao, sổ chủ nhiệm vẫn còn một số nội dung
liên quan đến đánh giá học sinh theo TT32 (nhận xét học

sinh Giữa kì 1, thống kê kết quả GKI, học lực, hạnh kiểm,
….).
- Nội dung ở các loại hồ sơ còn trùng lắp (giữa sổ chủ
nhiệm, sổ theo dõi đánh giá học sinh: phần nhận xét học
sinh nhiều làm tốn rất nhiều thời gian ghi chép của giáo
viên).


2. Hạn chế:
- Hồ sơ soạn giảng của giáo viên vẫn còn một số
chưa đảm bảo về các nội dung thích hợp (nội dung
tích hợp ghi chưa rõ trong giáo án).
- Giáo viên phải ghi chép nhiều trong hồ sơ theo dõi
học sinh (đặc biệt là giáo viên bộ môn).


• 3. Kinh nghiệm:
- Cần tăng cường kiểm tra, tư vấn thực hiện hồ sơ
sổ sách trong đó có giáo án.
- Thường xuyên tổ chức thảo luận, góp ý các nội
dung, hình thức của việc sử dụng và ghi nhận xét
trong sổ theo dõi.


 4. Đề xuất:
- Thiết kế lại một số loại hồ sơ (sổ chủ nhiệm, sổ bàn
giao) sao cho nội dung gọn nhẹ, phù hợp với quy định
và tránh sự trùng lắp nội dung giữa các loại sổ.
- Hạn chế bớt các nội dung cần phải ghi chép nhiều
trong các loại hồ sơ để giảm áp lực về công tác HSSS

của giáo viên.
- Nên thiết kế sách LS&ĐL địa phương, sách ATGT sao
cho có thể sử dụng được nhiều năm (nhằm giảm bớt
áp lực đóng tiền mua sách cho PHHS).
- Vở Em viết đúng viết đẹp chỉ nên quy định sử dụng
cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 (lớp 4, 5 chỉ khuyễn
khích sử dụng).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×