Tải bản đầy đủ (.docx) (149 trang)

DẠY học về các NHÂN vật LỊCH sử ở TRƯỜNG THCS ( lớp 7 ) (bản đầy đủ)(autosaved)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 149 trang )

1.Nhân vật Ngô Quyền.
Đối với nhân vật lịch sử Ngô Quyền, đây là một nhân vật rất quan trọng
trong tiến trình lịch sử nước ta, nên khi giảng dạy giáo viên cần khắc sâu nhân
vật Ngô Quyền, để giáo dục cho học sinh ý thức độc lập tự chủ của dân tộc,
ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền đã có công giành quyền tự chủ, chấm dứt hơn
10 thế kỷ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trên đất nước ta.
Khi giảng dạy
Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập. Mục 1: Ngô Quyền dựng nền độc lập. Giáo
viên cần khắc sâu nhân vật Ngô Quyền như sau:

NGÔ QUYỀN ( NGÔ VƯƠNG )
( 897-944 )
Ngô Quyền là bộ tướng của Dương
Đình Nghệ sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh
Tỵ (897) ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội).
Cha Ngô Quyền là Ngô Mân, một hào
trưởng có tài. Lớn lên trên quê hương có
truyền thống bất khuất, nơi sản sinh và
nuôi dưỡng người anh hùng dân tộc Phùng
Hưng, Ngô Quyền sớm tỏ rõ chí khí phi
thường hiếm thấy. Vốn thông minh, có thân
thể cường tráng, lại thường xuyên tập võ
nghệ nên tiếng tăm Ngô Quyền lan rộng cả
một vùng. Vì có tài nên Dương Đình Nghệ giao cho Ngô Quyền cai quản đất
Ái Châu (Thanh Hoá và gả con gái cho. Trong 5 năm (934-938), Ngô Quyền đã
đem lại yên vui cho đất Ái Châu, tỏ rõ là người có tài đức.
Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, đoạt ngôi vị Tĩnh Hải
Quân Tiết độ sứ (người đứng đầu Tĩnh Hải Quân – tên gọi của nước ta thời


bấy giờ). Do soán ngôi bất minh, Kiều Công Tiễn bị dân chúng và các thế lực


quyền lực phản đối kịch liệt. Chẳng những thế, Kiều Công Tiễn còn đứng
trước nguy cơ bị các cánh quân của các tướng lĩnh người Việt thảo phạt, trong
đó có Ngô Quyền – người rất căm tức Kiều Công Tiễn vì đã sát hại cha vợ
mình. Hoảng sợ trước viễn cảnh đen tối, Kiều Công Tiễn dấn thêm một bước
sai lầm tệ hại, cầu cứu nhà Nam Hán. Chỉ chờ có vậy, nhà Nam Hán bèn lấy
cớ xua quân xuống xâm lược nước ta.
Tuy nhiên, chưa kịp chờ quân Nam Hán tới cứu, Kiều Công Tiễn đã bị
Ngô Quyền tiễu trừ.
Sau khi diệt được kẻ nghịch tặc Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền chuẩn bị
lực lượng, sẵn sàng đối đầu với quân giặc Nam Hán.
Là một người văn võ toàn tài, Ngô Quyền nắm rất rõ quy luật lên xuống
thủy triều trên sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán lại tấn công nước ta bằng
đường thủy. Ngô Quyền bèn dụng mưu nhờ thủy triều diệt giặc giúp.
Ông cho người đóng cọc lim, đầu vót nhọn, bọc sắt cứng xuống lòng
sông Bạch Đằng. Chờ khi thủy triều lên ngập hết bãi cọc, Ngô Quyền cho
quân đi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, rồi giả thua bỏ chạy. Quân Nam Hán
tưởng thật, bèn ồ ạt dùng thuyền lớn đuổi theo. Khi toàn bộ chiến thuyền của
quân Nam Hán rơi vào vùng bãi cọc, cũng là lúc thủy triều xuống rất nhanh.
Thuyền Nam Hán bị trúng cọc sắt, đua nhau chìm, lật. Bấy giờ, Ngô Quyền
mới dốc tổng lực ra đánh. Quân Nam Hán hỗn loạn, mười phần thì hoặc bị
chết chìm, hoặc bị quân ta giết đến 6, 7 phần. Tướng giặc là Lưu Hoằng Tháo
cũng chết trong đám hỗn loạn ấy. Bấy giờ là năm 938.
Sau trận thắng oanh liệt đó, nhà Nam Hán không còn dám ho he nghĩ
tới chuyện xâm lấn nước Việt ta nữa.
Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở
Cổ Loa, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt ta. Vì là người mở ra thời


kỳ độc lập huy hoàng cho đất nước, Ngô Quyền được giới sử gia tôn vinh là
“vua đứng đầu các vua”, hay là “vị tổ trung hưng” của nước Việt.

Nguồn: “54 vị Hoàng đế Việt Nam”, Đặng Việt Thuỷ-Đặng Thành Trung,
Nxb Quân đội Nhân dân, 2009, tr. 22-23.

2.Nhân vật Đinh Bộ Lĩnh.


Khi giảng dạy về nhân vật Đinh Bộ Lĩnh, giáo viên cần khắc sâu để học
sinh ghi nhớ công ơn của ông đã có công xóa bỏ tình trạng phân tán cát cứ của
các sứ quân, thống nhất đất nước, thiết lập nhà nước quân chủ trung ương
tập quyền, góp phần củng cố vững chắc nền độc lập, tạo đà cho bước phát
triển tiếp theo của dân tộc ta.
Khi giảng dạy
Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập. Mục 3: Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
Giáo viên cần khắc sâu nhân vật Đinh Bộ Lĩnh như sau:

ĐINH BỘ LĨNH ( ĐINH TIÊN HOÀNG )
( 925-979 )

Ông vốn họ Đinh, tên Hoàng, Bộ
Lĩnh là tước quan của sứ quân Trần Lâm
phong cho, quê ở động Hoa Lư, châu Đại
Hoàng (nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh
Bình), con quan Thứ sử Châu Hoan
(Nghệ An) về đời Dương Diên Nghệ là
Đinh Công Trứ.
Cha mất sớm, ông theo mẹ là Đàm
thị về quê, nương thân với chú ruột là
Đinh Dự, ở chăn trâu. Thường nhóm họp
bạn bè lấy lau làm cờ, lập trận đánh
nhau, ông tỏ ra có tài chỉ huy. Kết bạn

rất thân với Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú. Bị người chú ghét
đuổi đi, ông sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Lâm ở Bố hải
Khẩu. Ít lâu, được Trần Lâm mến tài gả con cho, ông càng vững bước trên


đường sự nghiệp. Không bao lâu, Trần Lâm mất, ông đem quân về giữ Hoa
Lư, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương, chống nhà Ngô và các sứ quân
khác.
Năm Ất Sửu (965), Nam Tấn vương Xương Văn mất, con là Xương Xí
nối nghiệp, quá suy yếu phải về đóng giữ đất Bình Kiều (thuộc Hưng Yên).
Ông thừa thế hưng binh đánh lớn, chỉ trong một năm dẹp yên được các sứ
quân. Được xưng tụng là Vạn Thắng vương. Năm Mậu Thìn (968) ông lên
ngôi vua, tôn hiệu là Đại Thắng Minh, đặt hiệu nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở
Hoa Lư. Năm Canh ngọ (970) , bắt đầu đặt hiệu năm là Thái Bình. Ông
truyền cho đúc tiền đồng là tiền tệ xưa nhất ở nước ta, gọi là tiền đồng “Thái
Bình”. Ông có công lớn trong việc thống nhất đất nước nhưng về chính trị
trong nước lại có phần thiên về sử dụng hình phạt nghiêm khắc. Năm Quí
Dậu (973) ông sai con là Nam Việt vương Đinh Liễn sang cống nhà Tống,
được nhà Tống phong ông làm Giao Chỉ Quận vương.
Đến năm Kỉ Mão (979), ông và con lớn là Đinh Liễn bị tên hầu cận là Đỗ
Thích ám sát chết. Ở ngôi 12 năm (968-979), thọ 56 tuổi, táng ở núi Mã Yên,
xã Trường An thượng, huyện Gia Liễn, tỉnh Ninh Bình, đền thờ ông cũng xây
dựng gần đấy.
Nguồn: “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam”, Nguyễn Quốc ThắngNguyễn Bá Thế, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr. 200.

3.Nhân vật Lê Hoàn.


Đối với nhân vật lịch sử Lê Hoàn, là nhân vật chèo lái con thuyền quốc
gia Đại Cồ Việt khi vận nước lâm nguy. Là người chuyển nguy thành an, nên

khi giảng dạy giáo viên cần khắc sâu nhân vật Lê Hoàn, để học sinh hiểu con
thuyền Đại Cồ Việt dưới sự chèo lái của Lê Hoàn đã vượt qua mọi nguy hiểm
khó khăn, cập bến vinh quang, mở ra kỷ nguyên “Nam thiên lý thái bình”
(trời Nam mở nền thái bình).
Khi giảng dạy
Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh-Tiền Lê. Phần I-Tình hình chính trị,
quân sự. Mục 2: Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê. Giáo viên cần khắc sâu về
nhân vật Lê Hoàn như sau:

LÊ HOÀN ( LÊ ĐẠI HÀNH )
( 941-1005 )

Lê Hoàn sinh năm Tân Sửu (941) ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá
trong một gia đình nghèo khổ. Cha là Lê
Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen đều lần qua đời
khi Lê Hoàn còn nhỏ. Bởi vậy, cũng ngay
từ bé, Lê Hoàn phải làm con nuôi cho một
vị quan nhỏ, người cùng họ. Lớn lên, Lê
Hoàn đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn.
Dù chỉ là lính thường nhưng trí dũng
khác thường, tính tình phóng khoáng nên
được cha con Đinh Bộ Lĩnh yêu mến.
Trong công cuộc đánh dẹp các sứ quân,
Lê Hoàn tỏ rõ là người có tài nên được
Đinh Bộ Lĩnh giao cho trông coi 2.000
binh sĩ. Đến khi dẹp yên các sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp


nhà Đinh, Lê Hoàn được phong chức Thập Đạo tướng quân, Điện tiền đô Chỉ
huy sứ (tổng chỉ huy quân đội kiêm chỉ huy đội quân cấm vệ) của triều đình

Hoa Lư. Lúc này, Lê Hoàn vừa tròn 30 tuổi.
Tháng 10 năm Kỷ Mão (979), cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết
hại, Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi vua, Lê Hoàn làm nhiếp chính, trong một tình
thế đầy khó khăn. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp nổi loạn
nhưng đã bị Lê Hoàn dẹp tan. Ngô Nhật Khánh, phò mã nhà Đinh, bỏ trốn
vào Nam rước vua Cham-pa cùng hơn nghìn chiến thuyền toan cướp Kinh đô
Hoa Lư nhưng đã bị bão đắm hết. Tháng 7 năm Canh Thìn (980), đại quân
Tống theo đường thuỷ bộ xâm lược Đại Cồ Việt. Trước nguy cơ xâm lược của
quân Tống, Thái hậu họ Dương thấy Lê Hoàn được lòng người quy phục,
quan lại đồng tình, bèn lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn
ông làm vua.
Lê Hoàn (Lê Đại Hành) lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc,
lập nên nhà Lê. Sử cũ gọi là Tiền Lê.
Lê Đại Hành vẫn đặt tên nước là Đại Cồ Việt đóng đô tại Hoa Lư.
Năm Ất Tỵ (1005), vua Lê Đại Hành mất, thọ 64 tuổi, làm vua được 24
năm.
Khi giảng dạy mục 3: Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn, giáo
viên cần khắc sâu những sự kiện về nhân vật Lê Hoàn như sau:
Tháng 7 năm Canh Thìn (980), đại quân Tống theo hai đường thủy, bộ
xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn lúc này đã lên ngôi hoàng đế tức Lê Đại Hành
vừa triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu vừa sai sứ đưa thư cầu hòa. Vua
Tống đòi Dương Vân Nga và con là Đinh Toàn sang chầu. Tình thế bức bách,
Lê Hoàn buộc phải cho quân đánh giặc quyết bảo vệ đất nước. Ông đã tái tạo
một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng, thắng lợi lớn trên cả hai mặt thủy bộ,
giết được tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc vua Tống
phải xuống chiếu lui quân.


Đại thắng năm Tân Tỵ (981) đã mở đầu kỷ nguyên Đại Việt bách thắng
bọn phong kiến phương Bắc.

Sau khi đại thắng quân Tống, nhà Tống buộc phải công nhận chủ quyền
của nước ta do vua Lê Đại Hành đứng đầu. Lê Đại Hành (Lê Hoàn) – người
“vác núi vật biển” (phụ sơn hải đảo) là danh hiệu người Tống dùng để chỉ ông
từ sau trận họ thua về quân sự. Họ đã phải nhìn nhận ông như một con người
kiên cường, dũng mãnh, có thể làm những việc kinh thiên động địa.
Nguồn: “ 54 vị Hoàng đế Việt Nam”, Đặng Việt Thuỷ-Đặng Thành Trung,
Nxb Quân đội Nhân dân, 2009, tr. 30-31.

4. Nhân vật Lý Công Uẩn.


Với chính sách đúng đắn dưới thời cai trị của mình, Lý Công Uẩn đã
góp phần xây dựng vương triều Lý hùng mạnh, mở ra một kỉ nguyên văn
minh Đại Việt. Đó là thời kì cả dân tộc vươn lên mạnh mẽ trong xây dựng lại
đất nước sau hơn nghìn năm Bắc thuộc và sau giai đoạn chuẩn bị đời Ngô,
Đinh, Tiền Lê, thực hiện thành công một cuộc phục hưng dân tộc lớn lao.
Nước Đại Việt nhanh chóng trở thành quốc gia độc lập, thống nhất nên khi
giảng dạy giáo viên cần khắc sâu nhân vật Lý Công Uẩn, để giúp học sinh rèn
kỹ năng đánh giá công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu (thời Lý).
Khi giảng dạy
Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Mục 1: Sự thành
lập nhà Lý. Giáo viên cần khắc sâu về nhân vật Lý Công Uẩn như sau:

LÝ CÔNG UẨN ( LÝ THÁI TỔ )
( 974-1028 )

Người khởi dựng chiều Lý là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (nay là
Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh). Lý
Công Uẩn sinh ngày 12 tháng 2 năm
Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền

sư Lý Khánh Văn từ năm 3 tuổi và
truyền thuyếtvẫn cho rằng ông là con
của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Văn.
Lý Công Uẩn lớn lên tỏ rõ có chí
lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư
làm quan nhà Tiền Lê đến chức Tả
thân vệ điện tiền Chỉ huy sứ. Khi vua
Trung Tông bị giết, ông ôm thây vua


khóc. Vua Ngoạ Triều khen là trung, cử ông làm Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy
sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.
Đến ngày Tân Hợi tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009), vua Lê Long Đĩnh
(Ngoạ Triều) băng hà ở tẩm điện. Sau đó ba ngày là ngày Quý Sửu, Lý Công
Uẩn được trăm quan và quân đội tôn lên chính điện, lên ngôi Hoàng đế. Miếu
hiệu Lý Thái Tổ, mở đầu vương triều Lý.
Hoa Lư là Kinh đô của nước ta từ thời Đinh Tiên Hoàng. Đấy cũng
chính là quê hương của vua Đinh. Hoa Lư là vùng đất nhỏ hẹp, xung quanh có
rất nhiều núi non. Địa hình của Hoa Lư phù hợp với phòng thủ nhưng không
phù hợp với phát triển kinh tế, giao thông, nghĩa là không có tầm vóc phát
triển như một Kinh đô. Lý Thái Tổ bèn nghĩ tới việc dời đô. “Xem khắp đất
Việt”, thấy chỉ có Đại La là “nơi thắng địa”, “ở trung tâm của trời đất”,
“được thế rồng chầu hổ phục, đã thuận hướng nam bắc đông tây, lại tiện nghi
núi sông sau trước”, “mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa”,
Lý Thái Tổ bèn soạn thiên Chiếu dời đô nổi tiếng sử sách để tham vấn ý kiến
quần thần. Vua tôi nhất trí đồng lòng, bèn quyết dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.
Bởi vậy, việc làm có ý nghĩa lớn nhất của vị vua khai cơ này là quyết định
chuyển Kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
Quyết định này không những cho thấy Lý Công Uẩn có một tầm nhìn
rộng lớn, mà còn thể hiện tâm thế tự chủ, dũng cảm của một quốc gia, đã tự

tin rời bỏ nơi phòng thủ để hướng đến sự phát triển, khẳng định chính mình.
Tháng 7 năm Canh Tuất (1010), vua lên thuyền ngự, dời đô về Thành
Đại La. Theo truyền thuyết, khi thuyền ngự sắp đến nơi, nhà vua nhìn thấy
trong đám mây phía Thành Đại La có con rồng vàng bay lên. Vua cho là điềm
lành, bèn đổi tên thành là Thành Thăng Long (có nghĩa là Rồng bay lên). Cái
tên Thăng Long được ra đời từ đó.


Định đô tại Thăng Long, Lý Công Uẩn cho đổi tên cố đô Hoa Lư thành
phủ Tràng An, đổi tên quê hương Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức, chia cả
nước làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại.
Đất nước ta dưới thời vua Lý Thái Tổ trị vì rất ổn định. Thiên hạ được
yên ổn, nhân dân chí thú làm ăn, ngày càng no ấm.
Lý Thái Tổ ở ngôi được 19 năm thì băng hà, thọ 55 tuổi.
Nhà Lý truyền ngôi được 8 đời (không kể vua Lý Chiêu Hoàng đánh
mất ngôi vua về tay nhà Trần), nên dân gian vẫn coi hình bông hoa 8 cánh đất
đùn trên mộ thân phụ nhà vua là điềm báo nhà Lý giữ ngôi vua được 8 đời.
Tại đền Lý Bát Đế (thuộc Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nay vẫn chỉ thờ 8 vị
vua này.
Lý Thái Tổ ở ngôi từ năm 1010 đến năm 1028, lấy niên hiệu là Thuận
Thiên. Năm 1028, Lý Thái Tổ băng hà, được đặt thụy hiệu là Thần vũ Hoàng
đế. Linh cữu Lý Thái Tổ được táng tại Thọ Lăng.
Nguồn: “ 54 vị Hoàng đế Việt Nam”, Đặng Việt Thuỷ-Đặng Thành
Trung, Nxb Quân đội Nhân dân, 2009, tr. 44-47.


5. Nhân vật Lý Thường Kiệt.
Giáo viên khắc sâu nhân vật Lý Thường Kiệt, để giáo dục cho học sinh lòng
tự hào dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc có công với đất nước.
Khi giảng dạy

Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077). Phần I:
Giai đoạn thứ nhất (1075-1076). Mục 2: Nhà Lý chủ động tiến công để phòng
vệ. Giáo viên cần khắc sâu những sự kiện về nhân vật Lý Thường Kiệt như
sau:

LÝ THƯỜNG KIỆT
( 1019-1105 )
Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô
Tuấn, tự là Thường Kiệt, sinh năm
1019, mất năm 1105, thọ 86 tuổi. Ông
vốn là người làng An Xá, huyện
Quảng Đức, sống tại phường Thái
Hòa (thuộc phía trên khu vực Bách
Thảo, Hà Nội hiện nay). Như vậy, ông
là người Thăng Long gốc.
Ngô Tuấn có bố là Ngô An Ngữ. Ngô
An Ngữ là một quan võ, từng giữ chức
Sùng ban Lan tướng vào đầu triều Lý.
Mẹ Ngô Tuấn là người họ Hàn, sinh
con đầu lòng là Ngô Tuấn năm 20
tuổi. Bố mẹ Ngô Tuấn sinh được 2
người con trai, Ngô Tuấn và em là
Ngô Hiến. Ngô Hiến sau này cũng trở
thành một quan võ phục vụ trong triều đình nhà Lý, cũng được vua ban cho
quốc thích với tên mới là Lý Thường Hiến.
13 tuổi, Ngô Tuấn mồ côi cha, được gia đình một người cô mang về nuôi
dạy, cho ăn học tới nơi, tới chốn. Vốn là con nhà võ, Ngô Tuấn thường xuyên
luyện tập võ nghệ. Ông nổi tiếng là người văn võ song toàn. Năm Ngô Tuấn 18
tuổi, mẹ của ông cũng đột ngột qua đời. Mới 18 tuổi, nhưng Ngô Tuấn đã



đứng ra lo việc hiếu cho mẹ vẹn toàn, được hàng xóm ngợi khen là người con
chí hiếu.
20 tuổi, Ngô Tuấn lấy vợ tên là Thuần Khanh. 21 tuổi, gác tình riêng,
Ngô Tuấn xin vào đội kỵ binh của nhà vua với mong muốn được thỏa chí trai,
góp sức bảo vệ bờ cõi nước nhà. Ngô Tuấn được phong làm Kỵ mã Hiệu úy.
Đây chỉ là một chức quan nhỏ, nhưng đó là bước khởi đầu tốt đẹp cho sự
nghiệp của Ngô Tuấn sau này.
Ngô Tuấn làm Kỵ mã Hiệu úy được 3 năm. Sau đó, vua Lý thấy Ngô
Tuấn khôi ngô, tác phong đĩnh đạc, học rộng, hiểu nhiều nhưng cũng rất đỗi
khiêm tốn, thận trọng bèn cho vào cung, bổ làm thị vệ hầu cận vua. Do quy
định ngặt nghèo dưới thời phong kiến, để được nhập cung hầu vua, Ngô Tuấn
phải tự yếm (tự nguyện hoạn để trở thành hoạn quan). Là người học rộng, tài
cao, lại trung trinh, hiếu nghĩa, Ngô Tuấn nhanh chóng được vua Lý tin cẩn
giao nhiều trọng trách và liên tục được thăng quan vì lập được nhiều công
trạng, được vua Lý ban cho quốc thích, lấy tên tự ghép lại thành Lý Thường
Kiệt. Người đời sau thường biết đến và gọi ông là Lý Thường Kiệt là vì vậy.
Công trạng của Lý Thường Kiệt lập được nhiều khó kể xiết, chỉ có thể
kể tới những công lớn của ông, từ dẹp nội loạn tới bình Chiêm, phạt Tống.
Trong công cuộc bình Chiêm, Lý Thường Kiệt được giao lãnh quân tiên
phong, truy bắt được vua Chiêm là Chế Củ, buộc Chế Củ phải hàng và dâng 3
châu để được tha về nước. Trong công cuộc phạt Tống, nhà Tống nhăm nhe
xâm lược nước ta vì ngỡ sau trận chiến với Chiêm Thành, Đại Việt đã bị suy
yếu, hao binh, tổn tướng.
Với những chiến công lẫy lừng, Lý Thường Kiệt được phong làm Phụ
quốc thái phó, dao thụ chư trấn tiết độ, đồng trung thư môn hạ, thượng trụ
quốc, thiên tử nghĩa đệ, phụ quốc thượng tướng quân, tước Khai quốc công,
sau lại được phong làm Thái úy.
Lý Thường Kiệt mất năm 1105, thọ 87 tuổi. Thương tiếc, vua Lý Nhân
Tông ban cho ông chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương

quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, thực ấp một vạn hộ, cho em trai ông
là Lý Thường Hiến kế phong tước hầu.


Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077). Phần
II: Giai đoạn thứ hai (1076-1077). Mục 2: Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến
Như Nguyệt.
Với sự kiện tại phòng tuyến sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt làm bài
“thơ thần” Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) nổi tiếng:
Quân Tống khi sa vào trận địa trên sông Như Nguyệt thì bị cắt hoàn
toàn đường tri viện. Lương thảo thiếu thốn, lại không hợp thủy thổ nên quân
Tống thảy đều mỏi mệt, ốm yếu mà chết. Thêm vào đó, quân Đại Việt dùng
mưu liên tục tập kích khiến quan quân nhà Tống hãi hùng càng đến tột cùng,
10 phần thì quân chết đến 6, 7 phần. Đêm đêm, Lý Thường Kiệt cho người
ngâm nga bài thơ thần từ đền thờ Trương Hống, Trương Hát. Lời thơ trầm
bổng nhưng uy lực như được phát ra từ hồn thiêng sông núi khiến quân Tống
càng kinh hồn, bạt vía:
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lời dịch:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Biết được quân Tống đã ở vào thế không thể chịu đựng hơn được nữa,
để tránh họa binh đao làm lụy tới dân chúng cả hai nước, Lý Thường Kiệt bèn
sai người đi nghị hòa. Chỉ huy quân Tống là Quách Quỳ như người chết đuối
vớ được cọc, vội vã chấp nhận giảng hòa, rút tàn quân về nước. Về đến nước

rồi mà quan quân nhà Tống vẫn chưa hết hoảng hồn, chúng tâu với vua Tống:
“Cũng may mà lúc đó địch lại xin giảng hòa, không thì chưa biết làm thế
nào”.


Nguồn: “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam”, Đinh Xuân Lâm-Trương
Hữu Quýnh, Nxb Giáo dục, 2000.


6. Nhân vật Trần Cảnh.
Nhân vật Trần Cảnh là vị vua đầu tiên của nhà Trần. Việc lên ngôi của
ông thật đặc biệt, do tài sắp đặt của Trần Thủ Độ mà nên, đúng vào lúc ông
mới 8 tuổi. Vì vậy, khi giảng dạy giáo viên cần khắc sâu nhân vật Trần Cảnh,
để học sinh hiểu hơn quá trình thành lập của nhà Trần.
Khi giảng dạy
Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII. Phần I-Nhà Trần thành lập. Mục 1:
Nhà Lý sụp đổ. Giáo viên cần khắc sâu về nhân vật Trần Cảnh như sau:

TRẦN CẢNH ( TRẦN THÁI TÔNG )
( 1218-1277 )
Vua Trần Thái Tông huý là
Cảnh, là vị vua đầu tiên của nhà
Trần, sinh ngày 16 tháng 6 năm
Mậu Dần (1218) tại hương Tức
Mặc, phủ Thiên Trường, nay là
thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng
ngoại thành Nam Định. Ông là
con trai của Trần Thừa, cháu gọi
Trần Thủ Độ bằng chú. Việc lên
ngôi của ông thật đặc biệt, do tài

sắp đặt của Trần Thủ Độ mà nên,
đúng vào lúc ông mới có 8 tuổi.
Khi ông sinh ra, họ Trần đã
nắm quyền thao túng triều
chính nhà Lý. Lúc đó chú họ
là Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ
huy sứ, cai quản toàn bộ binh lực
triều đình. Trần Cảnh do là họ
hàng nên được vào hầu trong
cung. Lý Chiêu Hoàng, nữ hoàng
nhỏ tuổi của nhà Lý thấy ông thì rất thích.


"...Một hôm, Cảnh lúc ấy mới lên 8 tuổi, phải giữ việc bưng nước rửa,
nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng trông thấy làm ưa, mỗi khi chơi
đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu
chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng lên bóng. Có một hôm, Cảnh bưng
chậu nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh
rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh.
Cảnh không dám nói gì, về nói ngầm với Thủ Độ. Thủ Độ nói: "Nếu thực
như thế thì họ ta thành hoàng tộc hay bị diệt tộc đây?".
Lại một hôm, Chiêu Hoàng lại lấy khăn trầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy rồi
nói: "Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh". Chiêu
Hoàng cười và nói: "Tha tội cho ngươi. Nay ngươi đã biết nói khôn đó".
Cảnh lại về nói với Thủ Độ. Thủ độ sợ việc tiết lộ thì bị giết cả, bấy giờ mới
tự đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm. Thủ Độ đóng cửa thành
và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan vào chầu không được vào.
Thủ Độ loan báo rằng: "Bệ hạ đã có chồng rồi".
Đại Việt Sử ký Toàn thư
Ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu (tức 22 tháng 11 năm 1225), Chiêu Hoàng

xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh. Ngày mồng 1 tháng Chạp năm ấy
(tức 31 tháng 12 năm1225), Chiêu Hoàng bỏ hoàng bào mời Trần Cảnh lên
ngôi Hoàng đế ở điện Thiên An, dựng lên nhà Trần, sử gọi là Trần Thái Tông.
Chiêu Hoàng được Thái Tông phong làm Hoàng hậu.
Trần Cảnh tức vị Hoàng đế, trở thành người khai lập ra nhà Trần, tự
xưng là Thiện Hoàng , đổi niên hiệu làm Kiến Trung . Ông tôn cha Trần Thừa
làm Thái thượng hoàng, chú là Trần Thủ Độ làm Thái sư, gọi là Quốc thượng
phụ , nắm trong tay quyền hành lớn.
Ngày 24 tháng 2 năm 1258, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, lui
về làm Thái thượng hoàng, được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái
Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Lệ Thái
thượng hoàng của nhà Trần từ đây thành truyền thống, thứ nhất tránh việc
tranh giành ngôi báu giữa các con do đã sớm được định đoạt, thứ nữa là rèn
luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt.
Ngày mồng 1 tháng 4 năm Đinh Sửu (tức 5 tháng 5 năm 1277), Thái
thượng hoàng mất tại Vạn Thọ điện, thọ 58 tuổi, táng tại Chiêu Lăng thuộc
phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).


Ông được dâng miếu hiệu là Thái Tông, thụy hiệu là Thống Thiên Ngự
Cực Long Công Mậu Đức Hiển Hòa Hựu Thuận Thần Văn Thánh Vũ Nguyên
Hiếu hoàng đế.
Nguồn: “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam”, Đinh Xuân Lâm-Trương
Hữu Quýnh, Nxb Giáo dục, 2000.

7. Nhân vật Trần Thủ Độ.


Trần Thủ Độ là người có bản lĩnh và cá tính khác thường. Ông xử lý
việc gì cũng thẳng thắn, thường quyết đoán theo ý chí của mình, ít chịu để cho

tình cảm sai khiến. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Thủ Độ gắn liền với
nghiệp đế của họ Trần. Nhưng hiệu quả lịch sử những việc ông làm đã đưa
nước nhà qua khỏi cuộc suy vong cuối triều Lý và khởi dựng nên thời đại
Đông A rực rỡ những chiến công oanh liệt chống ngoại xâm và những thành
tựu xây dựng đất nước. Vì vậy, giáo viên cần khắc sâu nhân vật lịch sử Trần
Thủ Độ, để học sinh tự hào về lịch sử dân tộc, về ý thức tự lập tự cường của
ông cha ta thời Trần.
Khi giảng dạy
Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII. Phần I-Nhà Trần thành lập. Mục 1:
Nhà Lý sụp đổ. Giáo viên cần khắc sâu về nhân vật Trần Thủ Độ như sau:

THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
( 1194-1264 )


Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần (1194) ở làng Lưu Xá, huyện Ngự Thiên,
lộ Long Hưng, nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tổ tiên
ông vốn nối đời làm nghề đánh cá, từ Yên Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh) về
vùng sông nước Hiển Khánh, Tức Mặc ven bờ sông Hồng (thuộc tỉnh Nam
Định ngày nay), rồi sang ở vùng Bát Xá – Tam Nông (tám làng Xá, ba làng
Nông) cạnh dòng sông Luộc. Đến đời thân phụ của Trần Thủ Độ và nguyên tổ
Trần Lý của nhà Trần thì họ Trần trở nên giàu có, người ở quanh vùng quy
phụ, “…nhân có nhiều người cũng nổi lên làm giặc”. Nhất là từ khi Trần Lý
có người con gái là Trần Thị Dung lấy Hoàng Thái tử Sảm (sau là vua Lý Huệ
Tông) thì thanh thế càng lớn. Trần Thủ Độ cùng với những người con ưu tú
khác của họ Trần sớm tham gia lập các đội hương binh đi đánh dẹp các thế
lực cát cứ khác, lúc đầu nhằm khôi phục cơ nghiệp cho nhà Lý. Năm 1224,
ông được nhà Lý phong làm Điện tiền chỉ huy sứ, quản lý các đạo quân bảo vệ
kinh thành. Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm
quan triều Lý được mọi người suy tôn.

Trần Thủ Độ là người có bản lĩnh và cá tính khác thường. Ông xử lý
việc gì cũng thẳng thắn, thường quyết đoán theo ý chí của mình, ít chịu để cho
tình cảm sai khiến. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Thủ Độ gắn liền với
nghiệp đế của họ Trần. Nhưng hiệu quả lịch sử những việc ông làm đã đưa
nước nhà qua khỏi cuộc suy vong cuối
triều Lý và khởi dựng nên thời đại
Đông A rực rỡ những chiến công oanh
liệt chống ngoại xâm và những thành
tựu xây dựng đất nước.
Cuối triều Lý, chính quyền
trung ương bất lực trước cuộc suy
thoái về kinh tế và hỗn loạn về chính
trị. Thiên tai, mất mùa, đói kém xảy
ra liên tiếp. Các thế lực cát cứ nổi lên
khắp nơi đánh giết lẫn nhau, cướp
bóc bừa bãi. Ngoài biên thùy, Chiêm
Thành và Chân Lạp thường xuyên
quấy phá. Đế quốc Mông Cổ cũng đã
tung vó ngựa sang phía Đông đánh
Kim, diệt Tây Hạ, chiếm Triều Tiên, chuẩn bị xâm lược Tống và các nước
phía Nam.


Trong lúc ấy, vua Lý Cao Tông vẫn mải mê rong chơi, say đắm thanh
sắc, thích xây dựng cung điện, đền miếu, không thiết gì đến chính sự. Vua Lý
Huệ Tông thì nhu nhược, bệnh hoạn, năm Giáp Thân (1224) truyền ngôi cho
con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 6 tuổi rồi đi tu ở chùa Chân giáo.
Trần Thủ Độ đạo diễn cuộc chính biến tháng Chạp năm Ất Dậu (tức
tháng 1-1226), xếp đặt việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần
Cảnh với lời lẽ trong chiếu nhường ngôi rằng: “…Trẫm là nữ chúa, tài đức

đều thiếu, không có người giúp đỡ, giặc cướp nổi lên như ong, giữ thế nào nổi
ngôi báu nặng nề”.
Làm cuộc đảo chính thay đổi triều đại mà không xảy ra đổ máu và đảo
lộn lớn trong nước, Trần Thủ Độ tỏ ra là một nhà chính trị sáng suốt, khôn
khéo.
Ngay sau khi lên làm vua, Trần Thái Tông phong Trần Thủ Độ làm
Quốc thượng phụ nắm giữ mọi việc cai trị thiên hạ. Năm sau lại phong Trần
Thủ Độ làm thái sư giữ tất cả việc hành quân, đánh dẹp trong nước. Ông là
một nhà lãnh đạo tài giỏi và tận tụy chăm lo việc nước. Phàm công việc gì làm
cho đế nghiệp Đông A vững mạnh, ông đều cương quyết làm bằng được. Năm
70 tuổi, trước lúc chết 5 tháng, sử còn chép việc ông đi tuần ở vùng biên giới
Lạng Sơn. “Thủ Độ tuy làm Tể tướng mà phàm công việc, không việc gì không
để ý”. Vì thế đã giúp nên vương nghiệp, giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất.
Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ,
Trần Thủ Độ có vai trò hết sức quan trọng. Tháng 12 năm Đinh Tỵ (tức tháng
1-1258), quân Mông Cổ, sau khi tiêu diệt nước Đại Lý (Vân Nam), đã tiến vào
lưu vực sông Hồng. Thế giặc rất mạnh. Quân Đại Việt bị đánh lui, vua Thái
Tông phải bỏ Thăng Long rút xuống phía nam. Vua ngự thuyền nhỏ đến
thuyền em ruột là Thái úy Trần Nhật Hạo hỏi kế. Nhật Hạo lấy ngón tay chấm
nước viết hai chữ “Nhập Tống” ở mạn thuyền, ý khuyên vua nên chạy sang
nhờ vả nước Tống. Vua bèn rời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, Trần
Thủ Độ trả lời:
– Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!
Vào lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến, câu trả lời đanh thép ấy của
ông đã giữ vững được tinh thần dám đánh và quyết thắng của quân dân Đại
Việt trong cuộc phản công quyết liệt đánh vào Đông Bộ Đầu ngày 29-1-1258,
buộc địch phải rút chạy về nước.


Trần Thủ Độ xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất,

đi đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc.
Ông mất tháng Giêng năm Giáp Tý (1264), thọ 71 tuổi.
Nguồn: “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam”, Đinh Xuân Lâm-Trương
Hữu Quýnh, Nxb Giáo dục, 2000.

8. Nhân vật Trần Quốc Toản.
Mới 15 tuổi, tính theo “tuổi ta” là 16, nhưng chàng thiếu niên này đã
hừng hực chí lớn muốn diệt giặc bạo tàn, bảo vệ sự toàn vẹn cho non sông
nước Việt. Chàng thiếu niên dũng mãnh ấy đã từng bóp nát quả cam vua ban
vì không được dự bàn việc nước, dốc lòng xông pha trận mạc với lá cờ thêu
sáu chữ vàng “Diệt cường địch, báo hoàng ân” nổi danh sử sách. Vì vậy, giáo
viên cần khắc sâu nhân vật Trần Quốc Toản, để giáo dục cho học sinh lòng
yêu nước, tự hào về anh hùng dân tộc, ý thức tự lập tự cường.
Khi giảng dạy
Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên (thế kỷ
XIII). Phần II-Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên
(1285). Mục 2: Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến. Giáo viên cần khắc sâu sự kiện
về nhân vật Trần Quốc Toản như sau:

TRẦN QUỐC TOẢN
( 1267-1285 )


Trần Quốc Toản sinh năm 1267, là con trai của Trung Thành vương (sử
liệu không ghi rõ Trung Thành vương có tên thật là gì), nên được phong là
Hoài Văn hầu.
Trước khi Hoài Văn hầu chào đời 10 năm, quân, dân Đại Việt đã khiến
giặc Nguyên Mông thua tan tác trong trận quyết chiến Đông Bộ Đầu, giành
thắng lợi tưng bừng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần
thứ nhất. Biết rằng giặc Nguyên Mông không bao giờ từ bỏ giấc mộng thôn

tính Đại Việt, triều đình nhà Trần một mặt giảng hòa với nhà Nguyên, một
mặt tích cực chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng phó. Suốt từ năm 1258 trở đi,
trong khoảng 1/4 thế kỷ, nhà Trần áp dụng phương sách đối ngoại mềm dẻo,
linh hoạt nhưng cũng không kém phần cương quyết, không ít lần vua Trần
khéo léo từ chối những yêu sách quá quắt của Hốt Tất Liệt, hoàng đế Nguyên
Mông. Điều này càng khiến Hốt Tất Liệt nung nấu quyết tâm thôn tính Đại
Việt và càng ngày càng đưa ra những yêu sách quá quắt để “nắn gân” và “dọn
đường” cho cuộc tấn công xuống Đại Việt. Đó là lý do vua Trần triệu tập hội
nghị Bình Than vào tháng 10 năm 1282, khởi đầu cho câu chuyện “bóp nát
quả cam” hy hữu trong lịch sử của Trần Quốc Toản.
Trước nguy cơ giặc Nguyên
Mông đánh chiếm Đại Việt hiện
hữu, tháng 10 năm 1282, vua Trần
Nhân Tông triệu tập Hội nghị Bình
Than để bàn phương hướng kháng
chiến, tiến cử và quyết định nhân sự
cho cuộc kháng chiến khi Nguyên
Mông xua quân đánh chiếm nước
ta. Hội nghị này bao gồm quan lại,
vương hầu và được đích thân vua
Trần chủ trì. Do mới 16 tuổi (theo
cách tính tuổi như bây giờ thì khi
ấy, Trần Quốc Toản mới 15 tuổi),
nên Hoài Vương hầu không được
mời dự Hội nghị. Tuy vậy, Hoài Vương hầu vẫn tới bến Bình Than, đòi được
vào dự Hội nghị. Bị lính canh chặn cửa, Hoài Văn hầu vặn hỏi:


- Ta là Hoài Văn hầu, quan gia truyền gọi tất cả vương, hầu tới họp. Ta là
hầu, cớ sao không cho vào?

Thấy chuyện ầm ĩ bên ngoài, Trần Nhân Tông hỏi ra mới biết chuyện,
bèn cho người mang ban cho Hoài Văn hầu một quả cam và khuyên Hoài Văn
hầu lui bước vì chưa đến tuổi bàn việc nước. Về chuyện này, Đại Việt sử ký
toàn thư chép lại như sau: Vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài
Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng
hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết.
Trở về từ Hội nghị Bình Than, Hoài Văn hầu vẫn quyết tâm tìm cách
đánh giặc cứu nước. Chàng thiếu niên có vóc dáng vạm vỡ hơn người do sớm
thao luyện võ nghệ bèn quy tập gia nhân, trai tráng trong vùng được hơn 1000
người, rèn luyện binh khí, tích trữ lương thảo, ngày đêm luyện võ, tập trận.
Trần Quốc Toản còn cho thêu trên một lá cờ lớn 6 chữ vàng: “Phá cường địch,
báo hoàng ân”.
Cuối tháng 2 năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt tấn công Đại Việt.
Trong các trận chiến chống giặc ngoại xâm, Trần Quốc Toản thường dẫn quân
xông lên trước lính triều đình, tả xung hữu đột đương đầu trực tiếp với thế
giặc đang mạnh. Lá cờ thêu 6 chữ vàng của Trần Quốc Toản xuất hiện trên
nhiều mặt trận, góp phần quan trọng làm chậm bước tiến của quân Nguyên.
Về chuyện này, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “khi đối trận với giặc, (Hoài
Văn hầu) tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không
dám đối địch”.
Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội.


9. Nhân vật Trần Quốc Tuấn.
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức. Là tướng dũng, ông
xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh
liệt nghìn đời. Ông là người đã có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến
chống quân Mông-Nguyên. Vì vậy, khi giảng dạy giáo viên nên khắc sâu nhân
vật lịch sử Trần Quốc Tuấn, để bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào về truyền
thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc Trần

Quốc Tuấn có công lớn với đất nước.
Khi giảng dạy
Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên (thế kỷ
XIII). Phần IV-Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng
chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. Mục 1: Nguyên nhân thắng lợi.
Giáo viên cần khắc sâu về nhân vật Trần Quốc Tuấn như sau:


×