Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh làm bài tập định lượng vật lí 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.27 KB, 9 trang )

SKKN

Tổ Toán – lí

A-PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do:
Hiện nay ngành Giáo dục – Đào tào đang thực hiện đổi mờí một cách toàn
diện , đồng bộ,thay đổi chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục nhằm
phát huy tính tích cực tự giác của học sinhg trong quá trình học tập, giúp học sinh
chiếm lĩnh tri thức một cách chủ đông, sáng tạo. Đặc biệt là môn vật lí, đặc trưng
của nó là môn khoa học thực nghiệm, các bài học trong chương trình vật lí hầu hết
đều có thí nghiệm. Ơû lớp 6,7 các kiến thức vật lí được trình bày thuần túy theo
quan điểm hiện tượng, các thuộc tính, các quy luậ vật lí chỉ được mô tả một cách
định tính bằng các thông số vĩ mô, không đi vào cơ chế vi mô cũng không đưa ra
các quan hệ phức tạp, thì ở lớp 8 bắt đầu đề cập đến cơ chế vi mô của một số hiện
tượng( quan hệ giửa nhiêt độ và chuyển động phân tử, quan hệ giửa nhiệt năng và
cấu tạo phân tử ) và bắt đầu đề cập đến việc mô tả định lượng các quan hệ vật lí.
Nhiều công thức về động học, động lực học, tĩnh học chất lưu, cơ năng và nhiệt
năng đã được trình bày trong vật lí 8. Tỉ lệ các bài tập định lượng so với các bài
tâp định lương cao hơn hẳn tỉ lệ này ở lớp 6 và 7. Trong bài tập định lượng đã có
những yêu cầu tương đối cao về sử dụng các công cụ toán học như: Lập và giải
phương trình bậc nhất, hệ phương trình bậc nhất… Tuy nhiên kiến thức toán học
của học sinh lơp 8 còn rất nhiều hạn chế nên việc giả bài tập định tính vật lí gặp
rất nhuiêù khó khăn. Mặc dù đãû có rất nhiều sách hướng dẫn nhưng các em cũng
không năm được bản chất của việc giải bài tập đó là gì, dẫn đến áp dụng máy
móc, lam bài tập đối phó. Là một giáo viên mới bước vào nghề được 3 năm , qua
quá trình giảng dạy tôi thấy đối với học sinh lớp 8 mặc dù các em đã nắm được lí
thuyết, viết công thức rất tốt nhưng áp dụng vào làm bài tập rất lúng túng và rất e
ngại, lo sợ khi lên làm bài tập và găp rất nhiều thiếu sót như: Nhầm lẫn các kí
hiệu, đơn vị đo của các đại lượng và những bài tập đòi hỏi tư duy cao thì hầu hết
các em chưa biết làm. Mặc dù là khoa học thực nghiệm nhưng theo tôi nếu các em


không biết giải bài tập thì việc nắm lí thuyết suông không có ý nghĩa gì. Từ thực tế
và suy nghĩ như vậy qua quá trình giảng dạy chương trình mới, bản thân tôi tự rút
ra những kinh nghiệm và mạnh dạn trao đổi một vài ý kiến về “ Phương pháp
hướng dẫn học sinh làm bài tập định lượng vật lí 8”

II.Mục đích:
Học sinh biết vận dụng kiến thức lí thuyết đã học vào giải các bài tập định
lượng một cách đúng đắn, có sự tư duy tìm tòi sáng tạo. Từ đó học sinh có lòng
ham thích môn học và tiềp thu bài nhanh hơn.

Hoàng Thị Thuỷ

Trang1


SKKN

Tổ Toán – lí

III.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khảo sát thực trang làm bài tập định tính vật lí ở khốí 8 từ đó rút ra
phương pháp hướng dẩn học sinh làm bài tâp định tính một cách phù
hợp, đạt kết quả cao.
- Đánh giá kết quả thu được.

IV.Phương pháp nghiên cứu:
1.Phương pháp trò chuyện phỏng vấn:
Thông qua trò chuyện trao đổ với học sinh để biết được nhìn nhận của học
sinh về chương trình vật lí 8 và những vướn mắc khi làm bài tập định lươnh vật lí
8

2.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh:
Nghiên cứu các bài tập của học sinh làm ra, so sánh với lúc chưa hương dân
để tìm ra biên pháp khắc phục.

V. Thời gian nghiên cứu:
Để thực hiện sáng kiến nay tôi đã khảo sát, nghiên cứu từ tháng 09/2005 đến tháng
04/ 2006.

B- NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Cơ sở lí luận của đề tài
Để viết sáng kiến kinh nghiệm này tôi dựa trên một số cơ sở sau:
1.Nội dung chương trình SGK vật lí 8
Trong chương trình SGK vật lí 8 đề cập đến hai chương:
- Chương I: Cơ học.
Hoàng Thị Thuỷ

Trang2


SKKN

Tổ Toán – lí

-

Chương II: Nhiệt học:

Trong hai chương này tổng hợp của rất nhiều kiền thức vật lí thcs nhau
như:
-


Chuyển động và lực.
Một số vấn đề về tĩnh học chất lưu.
Công và cơ năng.
Nhiệt năng và một số vấn đề về nhiệt học.

Với lượng thời gian không nhiều 35 tiết / năm nhưng học sinh lớp 8 phải nắm rất
nhiều kiến thức khác nhau và không dừng lại ở lí thuyết mà còn một lượng kiến
thức khá lớn. Đặc biệt là bài tập định lương ( 60 bài tập).
2.Sự phân bố thời gian giảng dạy:
Trong chương trình SGK vật lí 8 cũng dựa vào phương pháp thực nghiêm
là chủ yếu nên hầu hết thời gian là dành cho việc làm thí nghệm, phân tích kết quả
thí nghiệm có trong SGK và rút ra kêtư luận. Còn thời gian dành cho việc hướn
dẩn học sinh làm bài tập là rất ít nhưng lượng bài tập trong SBT là khá lớn làm
cho các em rất khó khăn khi làm bài tập ở nhà. Mặc dù chương trình mới viết theo
phương pháp “mở” tự học sinh tìm tòi, tư duy là chủ yếu. Tuy nhiên tư duy của
học sinh lớp 8 còn nhiều hạn chế nên vệc để học sinh làm được bài tập định tính
thì việc hướng dẩn của giáo viên là rất quan trọng. Từ đó học sinh mới lam được
bài tập và áp dụng được vào làm các bài tập phần sau.

CHƯƠNG II: Phương pháp hướng dẩn học sinh làm bài tập định

lượng vật lí 8:
Theo tôi mặc dù lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh là khá lớn
nhưng giáo viên cần lựa chọn cóch thình bày các kjiến thức sao cho ngắn gọn để
dành thời gian thích đáng cho việc rền luyện kĩ năng giải bài tập đinh lượng cho
học sinh. Do đó trong mỗi tiết dạy giáo viên nên dành ít nhất 5 phút để hướng dẩn
học sinh làm bài tập ở nhà.
Trong khi hướng dẩn giáo viên nên dự kiến hệ thống câu hỏi phù hợp. Ban
đàu giào viên có thể nêu các câu hỏi mang tính chất kiểm tra, chỉ yêu cầu học sinh

nhớ lại kiến thức đã học sau đó tăng số câu hỏi then chốt, nhằm vào những mục
đích nhận thức cao hơn đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích , tổng hợp, hệ thống hóa,
khái quát hóa.
- Để làm được bài tập phần nào yêu cầu học sinh phải nắm được lí
thuyết và công thức có liên quan đến phần bài tập đó.
Ví dụ:
Để làm được bai tập phần vận tốc – chuyển động cơ học học sinh cần nắm
được:
Hoàng Thị Thuỷ

Trang3


SKKN

Tổ Toán – lí

+ Dấu hiệu nhận biết về chuyển động cơ học, tính tương đối của chuyển động
cơ học.
+ Nêu được độ lớn vận tớc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển
độngvà được xác định bằng đọ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời
gian.
+ Công thức tính vận tốc: V=

s
t

Trong đó:

S: Quảng đường đi được ( k, m)

t: Thời gian đi hết đoạn đường đó (h, s )
V: Vận tốc : (km/ h, m/ s)
Hay để tính được vận tốc trung bình thi học sinh cần nắm được :
+ Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo
thòi gian.
+ Chuyển động không đều là chuyển đông mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo
thời gian.
s
t

+ Công thức tínhvận tốc trung bình là : Vtb= =

s1 + s2 + ...
t1 + t 2 + ...

Trong đó ; S1= : Độ dài đoạn đương thứ nhất
S2 : Độ dài đoạn đương thứ hai.
t1: Thời gian đi trên đoạn đường thứ nhất.
t2 : Thời gian đi trên đoạn đường thứ hai.
- Măt khác học sinh phải nắm được đơn vị đo các đại lượng đó là gì?
- Vận dụng được công thức để tính một đại lượng khi biết các đại lượng kia.
Ví dụ:
Tứ công thức V=
-

S
t

S= V . t…


Khi hương dẫn GV nên cho học sinh đọc đề 2 lần. Sau khi đọc xong GV
yêu cầu học sinh tóm tắt bài một cách ngắn gọn hợp lí

Ví dụ:
Bài tâp 2.4 (SBT) : Một máy bay bay với vận tốc 800 km / h từ Hà Nội đến TP
HCM . Nếu đường bay Hà Nội – TPHCM dài 1400 km , thì máy bay phải bay
trong bao nhiêu lâu?
Học sinh phải tóm tắt được
Cho biết:
V = 800 km/ h
S= 1400km
Tìm t = ?

Hoàng Thị Thuỷ

Trang4


SKKN

Tổ Toán – lí

- Sau khi viết tóm tắt học sinh phải biết viết công thức xác định mối liên hệ giữa
cái đã biết với cái chưa biết từ đó tìm ra phương án giải ngắn gọn nhất.
+ Để tìm t ta áp dụng công thức nào? Yêu cầu học sinh viết công thức , tìm t.
- Đối với những bài tập có thuật ngữ mới giáo viên nên giải thích cho học sinh
hiểu.
Ví dụ:Bài tập: 15.4 (SBT) Tính công suất của dòng nước chảy qua đập ngăn cao
25m xuông dưới , biết rằng lưu lương dòng nướn là 120 m 3/ phút ( khối lượng
riêng của nước là 1000 kg/ m3).

- Sau khi cho học sinh đọc bài xong giáo viên nên giải thích thật ngữ : Lưu lượng
dòng nước là 120 m3 / phút cho biết cứ mổi phút lượng nước chảy qua đập ngăn là
120 m3
Đối với những dạng bài tập có liên quan đến vẽ hình thì giáoviên nên vẽ hình
minh họa và hướn dẫn học sinh lam trên hình vẽ đó.
Ví dụ: BT 14.7 (SBT)
Người ta dùng một măt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao
2 m.
a, Nếu không có ma sát thì lực léo là 125 N .tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
b, Thực tế có ma sát và lực kéo là 150 N . Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Sau lhi cho học sinh đọc xong giáo viên nên vẽ hình lên bảng:

h
F
Fms
Yêu cầu học sinh tóm tắt trình bày các bước giải. Nhắc nhỡ học sinh hiệu suất cuỉa
mặt phẳng nghiêng:
H=

A1
x100% .
A2

Với :

A1 : Công có ích
A2 : Công toàn phần.
Trên đây là phương pháp hướng dẫn học sinh làm bài tập mà tôi đã rút ra trong
quá trình giang dạy.


Hướng dẫn một số bài tập cụ thể:
Đối với bài tâp vật lí giáo viên không phải hướng dẩn hết mà chỉ hướng dẫn
nhưỡng bài tập khó . khi hướng dẫn giáo viên nên cho học sinh tìm tòi định hướng
cách giải. Giáo viên chỉ giải thích những thuật ngữ mới hướng dẫn học sinh đi
những bước chính và yêu cầu học sinh tự giải.
Cụ thể:
Bài 3: chuyển động đều, không đều
BT 3.1 đến BT 3.5 : Học sinh tự làm
Hoàng Thị Thuỷ

Trang5


SKKN

Tổ Toán – lí

Bài 3.6 Giáo viên hướng dẫn
Cho 1 học sinh đọc bài
Giáo viên vẽ hình

S2, V2,t2
S1,V1,t1
S 3, V3,t3

Yêu cầu học sinh tóm tắt
Cho biết:
Quảng đường AB: S1 = 45Km= 45 000 m ;
t1= 2h15phút = 8100 s
Quảng đường BC : S2= 30 Km = 30000m,

t2= 1440s
Quảng đường CD: S3 = 10 000m,
t3=900s
Tính : V1, V2,V3
Vtb
Vtb được tính theo công thức nào?
Bài 7: Aùp suất
BT7.1 đến BT 7.5 Học sinh tự làm.
BT 7.6 : Giáo viên hướng dẫn
Cho học sinh đọc bài
-

Để tính áp suất ta áp dụng công thức nào?

(p=

F
)
S

Lực F do vật nào gây ra? ( trọng lượng của ghế và của gạo)
Diện tích tiếp xúc của các chân ghế được tính như thế nào?
Yêu cầu học sinh tóm tắt bài:
Cho biết:
Gạo : m1= 60 kg
Ghế: m2 = 4 kg.
S= 4x8= 32 cm2 =0.0032 m2
Tìm p.
Bài 12: Sự nổi.
BT 12.1 đến BT 12.5 học sinh tự làm.

BT 12.6 : giáo viên hướng dẫn.
a
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên vẽ hình , hướng dẫn trên hình.

Hoàng Thị Thuỷ

Trang6


SKKN

Tổ Toán – lí

………………………
h1
yêu cầu học sinh lên tóm tắt.
Cho biết:
a= 4m, b= 2 m, h1= 0.5 m
d= 10000 N/ m3
Tìm : p=?
Muốn tìm p ta áp dụng công thức nào? (p= FA = d. V) với V là phần thể tích của
vật chìm trong chất lỏng.
BT 12.7
-Học sinh đọc bài.
-Tóm tắt bài
Cho biết:
dv = 26000 N/ m3
Pn = 150 N
dn = 10000N / m3

tìm: P =?
Để tìm P ta áp dụng công thức nào?P= d.V .(1)
Tìm V bằng cách nào? Giáo viên hướng dẫn : FA = P- Pn
dn .V= dv.V
Yêu cầu học sinh tự rút V thế vào ( 1 )
Bài 25 : phương trình cân bằng nhiệt
BT 25.1 đến 25.5 học sinh tự làm.
Bài tập 25.6 Giáo viên hướng dẫn.
Học sinh đọc bài.
Vật nào tỏa nhiệt, vật nào thu nhiệt?
Tóm tắt:
Cho biết:
Đồng: m1 = 0.2 kg
t1= 1000C ,C1
Nước : m2 = 0.783 kg
t2= 150C ,C2 = 4186 J/ kg.k
Nhiệt lượng kế : 3 = 0.01 kg
t3= t2= 150C ,C3 = C1
t= 17 0 C
tìm C1= ?
Tính nhiệt lượng tỏa ra, nhiệt lượng thu vào. Viết phương trình cân bằng nhiệt ,
rút C1
Ngoài ra giáo viên cũng có thể cho thêm một số bài tập vận dụng nhằm
cũng cố kĩ năng giải bài tập cho học sinh.

Hoàng Thị Thuỷ

Trang7



SKKN

Tổ Toán – lí

Như vậy tôi cũng nói thêm rằng ; việc hướng dẫn ở đây không phải là làm
thay cho học sinh mà chỉ hướng dẫn học sinh con đường đi tìm kết quả chứ không
đưa ra kết quả do đó vẫn kích thích được tính tự giác, tích cực của học sinh , mặt
khác học sinh có khả năng làm bài tâp từ đó hứng thú hơn với môn học.

CHƯƠNG 3: Kết quả nghiên cứu;
Mặc dù thời gian nghiên cứ đề tài này chưa được lâu nhưng qua quá trình khảo sát
nghiên cứu học sinh khối 8 trương THCS Hoàng Văn Thụ tôi thấy:
Ở các lớp được hướng dẫn: 8A,8B,8C nhìn chung học sinh hăng hái hơn
khi lên làm bài tập, cảm giác le ngại, lo âu giảm đi tỉ lệ học sinh xung phong lên
làm bài tập, phát biểu xây dụng baì tăng lên và khả năng làm bài tập đúng của các
em tăng lên.
Tôi đã đưa ra một bài tập cụ thể và hướng dẫn ở các lớp 8A, 8B, 8C và
không hướng dẫn ở các lớp 8D, 8E, 8H, yêu cầu học sinh về nhà làm sau đó thu
bài làm của các em để kiểm tra .
Đề ra :Đun một nồi nhôm có klhối lượng 1 kk chứa 5 lít nước ở nhiệt độ 20 0C cho
đến sôi bằng bếp củi khô. Hãy tính:
a, Nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho nước biết nhiệt dung riêng của nhôm là
880 J/ kg.K.nhiệt dung riêng của nước là 4200 J / kg.K.
b, Khối lượng củi dùng để đun biết hiệu suất của bếp là 50% và năng suất tỏa nhiệt
của bếp là 10.106 J/ kg.
Kết quả thu được :

Lớp

Tổng số HS


8A
8B
8C
8D
8E
8H

40
38
42
35
45
40

Hoàng Thị Thuỷ

Điểm >= 5
Số HS
30
31
34
13
18
15

Tỉ lệ %
75
81.5
80.9

37.1
40
37.5

Điểm < 5
Số HS
10
7
8
25
27
25

Tỉ lệ %
25
18.5
19.1
62.9
60
62.5

Trang8


SKKN

Tổ Toán – lí

C. KẾT LUẬN
Từ kết quả trên cho thấy để kích thích tính tìm tòi sáng tạo của học sinh và để

học sinh làm bài tập ở nhà được tốt thì việc hướng dẫn của giáo viên trên lớp
đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp cho học sinh nắm bài , làm bài tập
nhanh hơn, tốt hơn từ đó thự tin hơn khi lên lớp và trả lời bài củ. Việc hướng dẫn
ở đây không phải là làm thay cho học sinh mà chie hướng dẫn học sinh biết hướng
giải một số bài tập khó từ đó chính học sinh phải tìm ra các bước giải cụ thể .
Tuy nhiên việc hướng dẫn này chỉ có kết quả tốt khi được kết hợp với phương
pháp dạy học phù hợp của thầy và việc nắm kiến thức, chủ động , tự giác , tích cực
của trò
Qua nội dung trao đổi trên bản thân tôi mong muốn cùng các đồng nghiệp thảo
luân, đóng góp ý kiến nhằm không nghừng nâng cao tay nghề về năng cao chất
lượng dạy học môn vật lí ở trường THCS.Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các
đồng nghiệp .
Tôi xin chân thành cảm ơn .
EaKiết tháng 3 năm 2007
Người viết
Hoàng Thị Thủy

Hoàng Thị Thuỷ

Trang9



×