Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiểu luận Sinh dược học bào chế Sinh dược học thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.95 KB, 9 trang )

Họ và tên :
Lớp
: Cao học
Mã HV :

Môn: Sinh dược học bào chế Sinh dược
học thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt

Đề bài
Hãy tìm một ví dụ thuốc tiêm hoặc thuốc nhỏ mắt tác dụng kéo dài, nội dung:
 Phương pháp bào chế (nguyên lý, tá dược, tiến hành…),
 Đánh giá tính chất (hình thái, kích thước tiểu phân…),
Đánh giá in vitro, in vivo (nếu có).

Bài làm
Tiểu phân nano Eudragit® (RS100 hoặc RL100) có chứa
Piroxicam
I.Phương pháp bào chế:
1.Nguyên lý: Hầu hết nhiễm khuẩn mắt đều có triệu chứng viêm, sử dụng sinh
phẩm tra mắt có chứa piroxicam giúp cải thiện triệu chứng viêm nhanh chóng,
mang lại hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên sinh khả dụng thấp do tính thấm kém và
rửa trôi nhanh. Nhiều hệ thống đưa thuốc mới dùng cho mắt như hệ tiểu phân
micro, liposome hay tiểu phân nano được nghiên cứu và phát triển với mục đích
kéo dài tác dụng của thuốc nhỏ mắt. Hệ tiểu phân nano polyme mang thuốc vừa
làm tăng sự thấm dược chất do có kích thước nano, vừa bảo vệ,che chở dược chất
đồng thời kéo dài tác dụng của dược chất. Polymer Eudragit® RS100 (RS) và
RL100 (RL) là chất mang thuốc kích thước nano với đặc tính ổn định, phân bố kích
thước tốt và tích điện dương có thể tương tác với anion của mucin làm tăng thời
gian lưu giữ tiểu phân nano ở bề mặt giác mạc..
2. Công thức:
Thành phần


Vai trò
Piroxicam
Dược chất, kháng khuẩn
Polymer Eudragit® RS100 (RS) hoặc Polymer bẫy dược chất, ổn định và kéo
RL100 (RL)
dài tác dụng
Polyvinyl alcol
Chất ổn định
Manitol
Chống kết tụ


Nước, ethanol tuyệt đối

Dung môi

3.Phương pháp bào chế: phương pháp bốc hơi dung môi từ nhũ tương
Bước 1: chuẩn bị
- Dung dịch dược chất và polyme: hòa tan piroxicam, Eudragit (RS100,
RL100, S100) và tá dược khác (nếu có

trong 7,5 ml hỗn hợp ethanol và

dicloromethan theo tỷ lệ 1:2 (dung dịch C).
- Môi trường phân tán: hòa tan PVA trong nước (nồng độ thay đổi theo mục tiêu khảo
sát), lọc qua màng lọc cellulose acetat kích thước lỗ lọc 0,2 µm (dung dịch D), làm
lạnh ở nhiệt độ từ -2 0C đến 00C.
Bước 2: tạo nhũ tương D/N
- Nhũ hóa từ từ dung dịch C vào dung dịch D trong 5 phút (tốc độ 1,5 ml/phút). Làm
lạnh bằng hỗn hợp đá muối, duy trì nhiệt độ trong khoảng khảo sát (0-20 0C). Khuấy

trộn liên tục trong thời gian phối hợp hai dung dịch.
- Tiếp tục khuấy trộn bằng thiết bị khác (siêu âm, đồng nhất hóa) trong 5 phút,
Bước 3: Loại dung môi:
- Loại dung môi dicloromethan và ethanol bằng cách bốc hơi ở nhiệt độ phòng kết
hợp với khuấy từ khoảng 400 vòng phút, trong 24 giờ.
- Loại dung dịch PVA bằng cách ly tâm với tốc độ 15000 vòng/phút trong 30 phút.
Rửa phần cắn 3 lần bằng nước tinh khiết.
-Loại nước bằng cách đông khô


Piroxicam
Eu

PVA

Cân

dragit RS 100
Dicloromethan

Nước cất

Hòa tan

và EtOH (2:1)

Lọc loại khuẩn

Cân


Hòa tan

Lọc loại khuẩn

Dung dịch piroxicam vô khuẩn

Dung dịch PVA
vô khuẩn

Tốc độ phối hợp 1,5ml/ph
Nhiệt độ 0-50C
Tốc độ khuấy 18000v/ph( máy 4 cánh khuấy, 5 phút)
15000

Khuấ

/ph máy ĐNH

y 400

, hút)

v/ph, 24 giờ,

Phối hợp

Bốc hơi dung môi

Nhiệt độ phòng thí nghiệm


Nước cất pha tiêm
Manitol
Nước cất
pha tiêm

Ly tâm, rửa tủa

Hòa tan

Lọc vô khuẩn

DD manitol
vô khuẩn

Đông khô


II. Đánh giá tính chất và đánh giá in vitro:
STT
Đặc tính
Phương pháp đánh giá
1
Kích thước tiểu
Đo KTTP bằng phương pháp tán xạ laser sử dụng máy
phân
đo kích thước tiểu phân
Thế zêta

Phương pháp đo tán xạ ánh sáng điện di.Thí nghiệm
được tiến hành trên 3 mẫu bào chế

- Mẫu 1: hệ tiểu phân chỉ có piroxicam (P)
- Mẫu 2: hệ tiểu phân chỉ có riêng Eudragit
RS100 (E-RS)
- Mẫu 3: hệ tiểu phân piroxicam-Eudragit
RS100 tỷ lệ 1:5 (PE-RS5).

2

Định lượng
RP-HPLC: pha động : ethanol : dung dịch đệm citroCiprofloxacin.HCl phosphat (55:45), điều chỉnh tới pH 4-4.5. Tốc độ
dòng: 1,0 ml phút. Bước sóng phát hiện 254nm.

3

Thử độ giải phóng Thử qua màng thẩm tích theo nguyên tắc khuếch tán có
in vitro
giá trị giới hạn là 12.000Da, dùng 300mg gel
nano. Sau mỗi giờ, lấy 1 ml môi trường, bổ sung 1 ml
môi trường khuếch tán mới và tiến hành thí nghiệm
trong 6 giờ. Mỗi lần lấy 1ml, bổ sung 1ml môi trường
khuếch tán mới. Mẫu đem định lượng bằng đo quang
UV-VIS so sánh với mẫu chuẩn
III.Kết quả đánh giá:
1.Kích thước tiểu phân và thế zeta:
Kích thước tiểu phân:
TT
1
2
3


Tiểu phân piroxicam bào chế với Eudragit (n=5)
Tỷ lệ dược chất và chất mang
Hình dạng, KTTP trung bình
Piroxicam:Eud RS 100= 1:2,5

Hình cầu xen kẽ khối tinh thể

(PERS2,5)

800 - 1000 nm. PDI > 0,5

Piroxicam:Eud RS 100 = 1:5

Đa số hình cầu, 357,5 ± 21,3 nm,

(PERS5)

PDI = 0,231 ± 0,027

Piroxicam:Eud RS100 = 1:10

Đa số hình cầu, 332,8 ± 32,6 nm

(PERS10)

PDI= 0,387 ± 0,052


4
5


Piroxicam:Eud RL100 = 1:2,5

Đa số hình cầu, 986,7 ± 121,3 nm

(PERL2,5)

PDI > 0,5

Piroxicam:Eud RL 100 = 1:5

627,4 ± 35,7 nm

(PERL5)
6

Piroxicam:Eud RL100 = 1:10

Đa số hình cầu

(PERL10)

538,2 ± 25,3 nm, xuất hiện những
tiểu phân polyme không chứa dược
chất, kích thước nhỏ (50-200 nm)

Piroxicam:Eud S 1:2,5

Hình trứng, hình cầu, khối tinh thể.


(PES2,5)

1600 - 1800 nm

Piroxicam:Eud S 1:5

Hình trứng, hình cầu, khối tinh thể.

(PES5)

700 - 100 nm

Piroxicam:Eud S 1:10

1000 - 1200 nm

7
8
9

(PES10)
Dựa vào kết quả trong bảng trên có thể nhận định như sau:
- Trong 3 loại Eudragit đã khảo sát, Eudragit RS 100 tạo ra hệ tiểu phân có kích thước nhỏ
và đều nhất.
-Kích thước tiểu phân khác nhau đáng kể khi thay đổi tỷ lệ và 2 loại polymer
này.Tăng tỷ lệ polymer làm tăng độ nhớt, do đó làm tiểu phân to hơn.
-Đông khô làm tăng đáng kể kích thước của tiểu phân nano của cả 2 loại polymer
do sự hình thành các tinh thể nước đá trong pha nước làm tích tụ tiểu phân dẫn tới
khó tái phân tán lại tiểu phân.
Thế zeta:

Trong nước, các công thức chứa Eudragit cho thế zeta dương rất lớn.
Thế Zeta của tiểu phân trong nước (n=5)
Mẫu
P
E-RS
Thế Zeta (mV)

-10,1 ± 1,6

Ảnh hưởng của kích thước tiểu phân.

+ 28,5 ± 1,1

PE-RS5
+ 25,2 ± 1,3


Nhiều công trình nghiên cứu về nano đã cho thấy: KTTP nano làm cho lượng dược
chất thấm qua màng sinh học tăng lên [19], [58], [72]. Trong nội dung nghiên cứu này,
khả năng thấm của hệ tiểu phân nano được khảo sát trên 3 mẫu hỗn dịch chứa tiểu phân
kích thước 300 nm (PDI = 0,07), 600 nm (PDI= 0,06) , 1000 nm (PDI = 0,05) và so
sánh với hỗn dịch quy ước. Kết quả cho thấy lượng piroxicam thấm qua giác mạc từ
hỗn dịch KTTP 300 nm cao gấp đôi so với hỗn dịch KTTP 600 nm, cao gấp 4 lần so với
hỗn dịch KTTP 1000 nm và 10 lần so với hỗn dịch quy ước. Với kết quả nghiên cứu
của đề tài, các hỗn dịch chứa piroxicam nano đều có KTTP trung bình từ 300 đến 350
nm. Các kết quả này có triển vọng tốt trong nghiên cứu bào chế thuốc nhỏ mắt hướng
tới sinh khả dụng cao

2.Khảo sát nồng độ piroxicam trong trong thủy dịch mắt thỏ sau khi nhỏ thuốc 0,5%
(n=6)

Thời gian
Nồng độ piroxicam trong thủy dịch mắt thỏ (ng/ml)
(phút)
Hỗn dịch nano
Dung dịch
Hỗn dịch quy ước
0

0

0

0


5

925,85 ± 66,73

1362,97± 44,66

1229,17 ± 223,35

10

2103,14 ± 476,60

6049,71 ± 294,79

3198,99 ± 712,67


15

2998,75 ± 390,05

7603,23 ± 491,80

3340,89 ± 213,97

20

3609,36 ± 235,83

7793,57 ± 643,61

3367,34 ± 468,66

25

4902,13 ± 842,84

5357,56 ± 623,37

2666,62 ± 557,91

30

7058,06 ± 399,57

4489,47 ± 421,79


2131,73 ± 191,93

45

5456,73 ± 319,79

1847,11 ± 33,72

1188,63 ± 157,38

60

3515,44 ± 331,46

1042,75 ± 47,15

1066,12 ± 171,36

120

1963,72 ± 252,95

347,82 ± 75,84

764,21 ± 155,67

180

1066,58 ± 163,91


-

-

Nồng độ Px trong thủy dịch (ng/ml)

Kết quả cho thấy dung dịch và hỗn dịch quy ước đạt được
Cmax sau 20 phút trong khi đó hỗn dịch nano đạt được C max sau 30 phút. Nồng độ đỉnh
của hỗn dịch nano bằng 90% so với dung dịch nhưng đạt 210 % so với hỗn dịch quy
ước. Tính đến thời điểm dừng thí nghiệm, AUC 1-180 của hỗn dịch nano cao gấp 1,8 lần
so với dung dịch và gấp 2,5 lần so với hỗn dịch quy ước. AUC dự đoán (A 0-∞) của hỗn
dịch nano cao gấp 2,1 lần dung


dịch và gấp 2,9 lần so với hỗn dịch quy ước. Thời gian lưu thuốc của hỗn dịch nano cao
gấp 2,5 lần và 1,5 lần so với dung dịch và hỗn dịch quy ước. Như vậy, do tiểu phân
được bao ngoài bằng polyme, hỗn dịch nano bám dính tốt hơn trên niêm mạc, thời gian
lưu thuốc trước giác mạc ko dài hơn nên tỷ lệ dược chất hấp thu qua giác mạc cao hơn
hẳn so với hỗn dịch quy ước bào chế từ nguyên liệu ban đầu.
3. So sánh sinh khả dụng hỗn dịch nano polyme và hỗn dịch nano tinh thể

ch (ng/ml)
dị
y

thủ

Px trong
độ

ng

Nồ

Đồ thị so sánh mức độ thấm piroxicam qua giác mạc mắt thỏ
từ hỗn dịch nano polyme và hỗn dịch nano tinh thể
(HT: hỗn dịch nano tinh thể, HN: hỗn dịch nano polymer)
Hỗn dịch nano tinh thể đạt đỉnh nhanh tuy nhiên về mặt nồng độ đỉnh và thời gian tác dụng
thì kém hơn hẳn so với nano polyme
Tài liệu trích dẫn:
1. Nguyễn Thị Mai Anh (2014), “Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng hỗn
dịch nano piroxicam dùng cho nhãn khoa”, luận án tiến sỹ dược học trường Đại
học Dược Hà Nội.
2. Bộ Môn Bào Chế, (2009), Sinh dược học bào chế, Nhà xuất bản Y học.




×