Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

đề cương nhà nước và pháp luật các nước ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 87 trang )

Mục lục
Câu 1. Tổng quan về hình thức chính thể của tất cả các quốc gia thuộc ASEAN .................. 2
Câu 2: Về tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN, có hai đặc điểm: .............................. 4
Câu 3. Tổng quan về nguồn pháp luật của tất cả các quốc gia thuộc ASEAN ........................ 7
Câu 4: Về tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN .......................................................... 13
Câu 5. Brunei: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước Brunei, khái quát hệ thống pháp
luật Brunei ................................................................................................................................... 15
Câu 6. Campuchia: giới thiệu tổng quan về chính trị, văn hoá, lịch sử, hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước của Campuchia ............................. 24
Câu 7 Indonesia: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc nhà nước. ..................................................................................................... 29
Câu 8..bộ máy nhà nước và pháp luật Indonesia ..................................................................... 31
Câu 9. Lào: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức chính thể, hình
thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước Lào .......................................................... 33
Câu 10: Malaysia: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức chính
thể, hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước Malaysia, khái quát hệ thống
pháp luật Malaysia...................................................................................................................... 40
Câu 11: Myanmar: giới thiệu tổng quan về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước, Khái quát hệ thống pháp luật
Myanmar ..................................................................................................................................... 41
Câu 12: PHILIPPINES............................................................................................................... 47
Câu 13. Singapore : giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức chính
thể, hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước, khái quát hệ thống pháp luật
Singapore ..................................................................................................................................... 53
Câu 14. Thái Lan: giới thiệu tổng quan về chính trị, văn hoá, lịch sử, hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước, khái quát hệ thống pháp luật của
Thái Lan....................................................................................................................................... 64
Câu 15. Việt nam: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức chính
thể, hình thức cấu trúc nhà nước; đặc trưng văn hóa pháp luật ............................................ 71
Câu 16. Tổ chức bộ máy nhà nước Việt nam, khái quát hệ thống pháp luật Việt nam (


nguồn pháp luật, các ngành luật, khái quát về tiến trình lập hiến, Hiến pháp 2013, định
hướng cơ bản về hoàn thiện pháp luật ( tập trung vào Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình
sự, Bộ luật dân sự ) ..................................................................................................................... 80

1


Câu 1. Tổng quan về hình thức chính thể của tất cả các quốc gia thuộc ASEAN
1. Về thể chế chính trị các nước ASEAN, các tác giả đã xác định được những
đặc điểm chủ yếu sau :
Một là, thể chế chính trị của các nước ASEAN (trừ Thái Lan) từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai đến nay gắn liền với quá trình đấu tranh giành và giữ vững nền độc
lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Sự lựa chọn con đường phát triển
TBCN hay XHCN là một trong những yếu tố quyết định tính chất và đặc điểm của
hình thức chính thể và tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN. Trong số 8
nước đi theo con đường phát triển TBCN, có 4 nước theo hình thức chính thể quân
chủ lập hiến (Brunây, Campuchia, Malaixia, Thái Lan); Xingapo có hình thức
chính thể cộng hòa đại nghị theo mô hình của nước Anh. Riêng Mianma, theo Hiến
pháp năm 1947 là chính thể cộng hòa dân chủ đại nghị, nhưng từ sau các cuộc đảo
chính quân sự (năm 1962-1974 và năm 1988), thể chế chính trị của Mianma đến
nay vẫn đang là chế độ quân sự. Nước Lào từ một nước thuộc địa nửa phong kiến,
sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường phát triển XHCN với hình thức
chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân.
Hai là, ở các nước ASEAN phát triển theo con đường TBCN, phải trải qua nhiều
biến động, nhiều xung đột gay gắt, giai cấp tư sản và địa chủ tại các nước này mới
dần dần giữ được vị trí thống trị của mình. Nền dân chủ tư sản ở các nước ASEAN
chịu ảnh hưởng và mô phỏng dân chủ tư sản phương Tây, mức độ nhiều ít khác
nhau tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhưng do đặc
điểm lịch sử và điều kiện kinh tế – xã hội của những nước này không có sự tương
đồng như các nước phương Tây, nên không tạo ra nền tảng cho việc thực thi các

thể chế dân chủ tư sản, mà chỉ là ―bức tranh biếm họa‖ của mô hình dân chủ tư sản
phương Tây. Điển hình là chế độ cộng hòa tổng thống của Philippin, Inđônêxia với
sự thống trị độc tài, quân phiệt và nạn tham nhũng nặng nề của giới chóp bu cầm
quyền xung quanh tổng thống (như thời kỳ cầm quyền của Marcos với lệnh thiết
quân luật hơn mười năm trời trên toàn nước Philippin từ đêm 21/9/1972; cũng như
suốt 32 năm của cái gọi là ―Trật tự mới‖ dưới thời cầm quyền của Xuhactô ở
Inđônêxia…).
Ba là, sau những biến động chính trị – xã hội sâu sắc bởi sự thao túng của giới
quân sự (Inđônêxia, Philippin, Mianma) đã để lại hậu quả nặng nề về nhiều mặt tại
các quốc gia này nên những năm gần đây, khuynh hướng dân chủ hóa đời sống
chính trị của đất nước và dân sự hóa bộ máy Nhà nước đang thắng thế ở một loạt
nước ASEAN. Ví dụ, năm 1986 đã chấm dứt 21 năm cầm quyền của Marcos, một
―Tổng thống có một bàn tay sắt‖ với chế độ độc tài do ông ta tạo ra ở Philippin; sự
ra đi của Tổng thống Xuhactô sau 32 năm cầm quyền và sự lùi bước của phe quân
sự trước phe dân sự ở Inđônêxia; hoặc các thế lực quan liêu, quân phiệt đã không
ngăn cản và đàn áp được các lực lượng dân sự và tiến bộ ở Thái Lan (điển hình là
2


―cuộc cách mạng của sinh viên‖ vào những năm 1973 – 1976, cũng như xu hướng
dân sự hóa bộ máy Nhà nước ở Thái Lan hiện nay…).
Bốn là, do tính phức tạp, đa dạng về sắc tộc, tôn giáo, cũng như sự phân hóa ngay
trong nội bộ giai cấp tư sản của các nước ASEAN và ảnh hưởng của nền dân chủ
phương Tây, nên các nước ASEAN (trừ Lào) đều có rất nhiều đảng phái chính trị
(ví dụ: Inđônêxia có gần 100 đảng chính trị, Thái Lan có hàng trăm đảng phái khác
nhau…). Nhưng thực tế cho thấy, ở những nước này chỉ có một hoặc liên minh
một số đảng nhất định cầm quyền. Ví dụ: Đảng Nhân dân hành động (PAP) là đảng
duy nhất cầm quyền ở Xingapo liên tục từ năm 1959 đến nay; ở Malaixia, Đảng
Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) cầm quyền suốt 40 năm qua,v.v.. Đây là điều
kiện bảo đảm ổn định về chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ở

những nước này trong những năm vừa qua, nhất là Xingapo.
2. Về tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN, các tác giả cũng nêu rõ hai đặc
điểm:
Thứ nhất, do ảnh hưởng nguyên mẫu Nhà nước của các nước thực dân từng đô hộ
ở các nước ASEAN, nên bộ máy Nhà nước của các nước này (trừ Brunây, Lào,
Mianma), về cơ bản theo nguyên tắc phân quyền. Tùy theo hình thức chính thể của
các nước mà nội dung, tính chất và mức độ của nguyên tắc phân quyền được thể
hiện khác nhau, thông qua các thiết chế của bộ máy Nhà nước. Ví dụ, Philippin
vốn là thuộc địa kiểu mới của Mỹ nên ―sao chép‖ mô hình cộng hòa tổng thống
của nước Mỹ; nguyên tắc phân quyền của cộng hòa đại nghị Xingapo là theo chế
độ đại nghị của nước Anh, có sự cách tân phần nào chế định nguyên thủ quốc gia
bằng việc bầu cử trực tiếp Tổng thống…
Thứ hai, về các thiết chế của bộ máy Nhà nước các nước ASEAN cũng có một số
đặc điểm khác với các nước. Chẳng hạn, về cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước
cao nhất của các nước ASEAN (nghị viện hay Quốc hội) thì trừ Lào và Xingapo,
Quốc hội chỉ có một viện, còn đa số các nước như Campuchia, Inđônêxia,
Malaixia, Philippin, Thái Lan, Quốc hội có hai viện, nhưng tên gọi, thẩm quyền
của các viện này không hoàn toàn giống nhau (riêng Mianma và Brunây hiện nay
không có Quốc hội hoặc Nghị viện). Trong tổng số đại biểu Quốc hội của một số
nước ASEAN có những đại biểu không qua con đường bầu cử mà do được bổ
nhiệm hoặc chỉ định. Ví dụ, Nghị viện Malaixia có 40 Thượng Nghị sĩ do Quốc
vương chỉ định; Quốc hội Inđônêxia có 38 đại biểu do quân đội cử, còn 425 đại
biểu do dân bầu. Nhiệm kỳ Quốc hội của các nước ASEAN thường là 5 năm, riêng
Philippin, Hạ nghị viện có nhiệm kỳ 3 năm, Thượng Nghị viện nhiệm kỳ là 6 năm,
nhưng cứ 3 năm có một nửa số Thượng nghị sĩ (12/24) được bầu lại.
3. Về nguyên thủ quốc gia ở các nước ASEAN, theo các tác giả, ở những nước
theo chính thể cộng hòa tổng thống (Philippin, Inđônêxia), do sự tồn tại của chủ
nghĩa tư bản gia đình (hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản thân tín – ―Crony –
Capitalism‖ ), Tổng thống là trung tâm quyền lực tập trung xung quanh mình
3



những người thân trong gia đình Tổng thống, bạn bè cũng như những thân hữu là
các quan chức địa phương, cảnh sát, quân đội và các nhà kinh doanh… Dựa vào
mối quan hệ này mà Tổng thống duy trì địa vị của mình, ngược lại, tầng lớp thân
thuộc này của Tổng thống cũng lại dựa vào quyền lực của Tổng thống để tồn tại,
tham nhũng, kiếm lời bất chính. Ví dụ, thời kỳ Tổng thống Marcos cầm quyền từ
1967 – 1983, hàng trăm nhân vật nhờ sự bảo trợ của Tổng thống trở nên giàu có,
ngay cả cận vệ của Marcos là tướng Ver cũng được cất nhắc lên Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng, trở thành nhà tỉ phú ở Philippin. Hoặc Xuhactô đã sử dụng quyền lực
tối cao của Tổng thống để ban phát cho con cháu và các thuộc hạ thân tín nắm giữ
nhiều tổ hợp công nghiệp, chi phối và kiểm soát các ngành kinh tế then chốt của
đất nước (như: khai thác dầu mỏ, khí đốt, xe hơi, máy bay, ngân hàng, kinh doanh
bất động sản…). Tài sản của Xuhactô và 6 người con hiện nay được ước tính
khoảng 50 tỷ USD, 10 người cháu của Xuhactô cũng đang kiểm soát nhiều lĩnh
vực kinh tế quan trọng với giá trị tài sản hàng chục triệu USD. Các tướng lĩnh và
thuộc hạ thân tín của Xuhactô cũng được ban phát nhiều đặc quyền, đặc lợi, v.v...
Trong khi đó Inđônêxia hiện đang nợ nước ngoài khoảng 140 tỷ USD, nợ trong
nước khoảng 60 tỷ USD.
Ở những nước theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến (Thái Lan, Malaixia,
Campuchia, Mianma), khác với Vua các nước trên thế giới ―trị vì nhưng không cai
trị‖, Vua hay Quốc vương của các nước này vẫn là ―trung tâm quyền lực‖. Ví dụ,
Quốc vương Brunây kiêm cả Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và kiêm cả Bộ
trưởng Tài chính (từ năm 1998); hoặc vai trò và quyền lực thực tế của Vua Thái
Lan là rất lớn, lớn hơn nhiều so với quy định của Hiến pháp. Cuộc khủng hoảng
chính trị tháng 5/1992 và cuối năm 1997 cho thấy các phe phái đều phải ―nghe
theo lời khuyên của Vua‖. Việc nối ngôi ở các nước này cũng không theo nguyên
tắc ―cha truyền con nối‖ như các nước khác trên thế giới mà có thể do bầu theo
nhiệm kỳ (Malaixia), hoặc do Hội đồng Hoàng gia cử chọn Quốc vương
(Campuchia); hoặc ―vĩnh hằng‖ theo quy định của Hiến pháp (khoản 1, Điều 313

Hiến pháp 1997 của Thái Lan).
Câu 2: Về tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN, có hai đặc điểm:
Thứ nhất, do ảnh hưởng nguyên mẫu Nhà nước của các nước thực dân từng đô hộ
ở các nước ASEAN, nên bộ máy Nhà nước của các nước này (trừ Brunây, Lào,
Mianma), về cơ bản theo nguyên tắc phân quyền. Tùy theo hình thức chính thể của
các nước mà nội dung, tính chất và mức độ của nguyên tắc phân quyền được thể
hiện khác nhau, thông qua các thiết chế của bộ máy Nhà nước. Ví dụ, Philippin
vốn là thuộc địa kiểu mới của Mỹ nên ―sao chép‖ mô hình cộng hòa tổng thống
của nước Mỹ; nguyên tắc phân quyền của cộng hòa đại nghị Xingapo là theo chế

4


độ đại nghị của nước Anh, có sự cách tân phần nào chế định nguyên thủ quốc gia
bằng việc bầu cử trực tiếp Tổng thống…
Thứ hai, về các thiết chế của bộ máy Nhà nước các nước ASEAN cũng có một số
đặc điểm khác với các nước. Chẳng hạn, về cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước
cao nhất của các nước ASEAN (nghị viện hay Quốc hội) thì trừ Lào và Xingapo,
Quốc hội chỉ có một viện, còn đa số các nước như Campuchia, Inđônêxia,
Malaixia, Philippin, Thái Lan, Quốc hội có hai viện, nhưng tên gọi, thẩm quyền
của các viện này không hoàn toàn giống nhau (riêng Mianma và Brunây hiện nay
không có Quốc hội hoặc Nghị viện). Trong tổng số đại biểu Quốc hội của một số
nước ASEAN có những đại biểu không qua con đường bầu cử mà do được bổ
nhiệm hoặc chỉ định. Ví dụ, Nghị viện Malaixia có 40 Thượng Nghị sĩ do Quốc
vương chỉ định; Quốc hội Inđônêxia có 38 đại biểu do quân đội cử, còn 425 đại
biểu do dân bầu. Nhiệm kỳ Quốc hội của các nước ASEAN thường là 5 năm, riêng
Philippin, Hạ nghị viện có nhiệm kỳ 3 năm, Thượng Nghị viện nhiệm kỳ là 6 năm,
nhưng cứ 3 năm có một nửa số Thượng nghị sĩ (12/24) được bầu lại.
3. Về nguyên thủ quốc gia ở các nước ASEAN, ở những nước theo chính thể cộng
hòa tổng thống (Philippin, Inđônêxia), do sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản gia đình

(hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản thân tín – ―Crony – Capitalism‖ ), Tổng thống là
trung tâm quyền lực tập trung xung quanh mình những người thân trong gia đình
Tổng thống, bạn bè cũng như những thân hữu là các quan chức địa phương, cảnh
sát, quân đội và các nhà kinh doanh… Dựa vào mối quan hệ này mà Tổng thống
duy trì địa vị của mình, ngược lại, tầng lớp thân thuộc này của Tổng thống cũng lại
dựa vào quyền lực của Tổng thống để tồn tại, tham nhũng, kiếm lời bất chính. Ví
dụ, thời kỳ Tổng thống Marcos cầm quyền từ 1967 – 1983, hàng trăm nhân vật nhờ
sự bảo trợ của Tổng thống trở nên giàu có, ngay cả cận vệ của Marcos là tướng Ver
cũng được cất nhắc lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trở thành nhà tỉ phú ở
Philippin. Hoặc Xuhactô đã sử dụng quyền lực tối cao của Tổng thống để ban phát
cho con cháu và các thuộc hạ thân tín nắm giữ nhiều tổ hợp công nghiệp, chi phối
và kiểm soát các ngành kinh tế then chốt của đất nước (như: khai thác dầu mỏ, khí
đốt, xe hơi, máy bay, ngân hàng, kinh doanh bất động sản…). Tài sản của Xuhactô
và 6 người con hiện nay được ước tính khoảng 50 tỷ USD, 10 người cháu của
Xuhactô cũng đang kiểm soát nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng với giá trị tài sản
hàng chục triệu USD. Các tướng lĩnh và thuộc hạ thân tín của Xuhactô cũng được
ban phát nhiều đặc quyền, đặc lợi, v.v... Trong khi đó Inđônêxia hiện đang nợ nước
ngoài khoảng 140 tỷ USD, nợ trong nước khoảng 60 tỷ USD.
Ở những nước theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến (Thái Lan, Malaixia,
Campuchia, Mianma), khác với Vua các nước trên thế giới ―trị vì nhưng không cai
trị‖, Vua hay Quốc vương của các nước này vẫn là ―trung tâm quyền lực‖. Ví dụ,
Quốc vương Brunây kiêm cả Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và kiêm cả Bộ
trưởng Tài chính (từ năm 1998); hoặc vai trò và quyền lực thực tế của Vua Thái
5


Lan là rất lớn, lớn hơn nhiều so với quy định của Hiến pháp. Cuộc khủng hoảng
chính trị tháng 5/1992 và cuối năm 1997 cho thấy các phe phái đều phải ―nghe
theo lời khuyên của Vua‖. Việc nối ngôi ở các nước này cũng không theo nguyên
tắc ―cha truyền con nối‖ như các nước khác trên thế giới mà có thể do bầu theo

nhiệm kỳ (Malaixia), hoặc do Hội đồng Hoàng gia cử chọn Quốc vương
(Campuchia); hoặc ―vĩnh hằng‖ theo quy định của Hiến pháp (khoản 1, Điều 313
Hiến pháp 1997 của Thái Lan).
4. Về cơ quan hành pháp các nước ASEAN, các tác giả cho rằng, dù theo hình thức
chính thể nào thì ở các nước ASEAN, hành pháp vẫn là trung tâm của quyền lực
Nhà nước và thuộc về Chính phủ. Hành pháp có thể do Tổng thống đứng đầu
(Inđônêxia, Philippin), có thể do Thủ tướng đứng đầu (Thái Lan, Malaixia,
Campuchia, Lào). Thực tiễn những năm gần đây cho thấy, mô hình hành pháp của
chế độ cộng hòa đại nghị hay quân chủ đại nghị (Malaixia, Xingapo) có khả năng
ổn định và phát triển đất nước hơn, tránh được sự đối đầu giữa hành pháp với lập
pháp như tại Inđônêxia, Philippin.
Riêng ở Thái Lan, do có quá nhiều đảng phái chính trị (hàng trăm đảng phái) và do
thế lực quân phiệt Thái Lan cố tình dùng quyền lực của mình để đàn áp phong trào
dân chủ và thanh trừng lẫn nhau, nên trong 66 năm (từ sau Cách mạng tư sản năm
1932 – 1998), Thái Lan đã trải qua 33 cuộc đảo chính, bình quân cứ 2 năm lại có
một cuộc đảo chính thay đổi chính phủ.
5. Về cơ quan tư pháp các nước ASEAN,cho biết Tòa án các nước ASEAN tổ chức
và hoạt động theo nguyên tắc tư pháp độc lập khi xét xử, áp dụng chế độ thẩm
phán chuyên nghiệp và bổ nhiệm Thẩm phán theo nhiệm kỳ dài. Hầu hết các nước
ASEAN (trừ Lào), Tòa án tổ chức theo nguyên tắc thẩm quyền xét xử chứ không
theo đơn vị hành chính – lãnh thổ tương ứng với cấp chính quyền địa phương. Một
số nước (Malaixia), Tòa án tối cao có thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp theo mô
hình tòa án tối cao của Nhật Bản, Mỹ… Ở một số nước, đạo Hồi được coi là Quốc
giáo (Malaixia, Inđônêxia), ngoài Tòa án tư pháp, thường còn có Tòa án tôn giáo
xét xử theo Luật Hồi giáo.
6. Về chính quyền địa phương của các nước ASEAN, cơ bản được tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc kết hợp giữa tập quyền và tản quyền, giữa tập trung với phi
tập trung và tự quản. Xuất phát từ đặc điểm địa lý, sắc tộc và diện tích quá rộng với
hơn chục nghìn hòn đảo…, nên Nhà nước Inđônêxia tổ chức chính quyền trung
ương theo nguyên tắc tập trung cao độ trong mối quan hệ với chính quyền các địa

phương. Phần lớn các nước ASEAN, cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện do
chính quyền trung ương và cấp trên bổ nhiệm. Ở cấp xã, làng áp dụng chế độ tự
quản, có Hội đồng và Xã trưởng, Làng trưởng do dân bầu trực tiếp hoặc gián tiếp.
Malaixia có Hội đồng địa phương nhưng không áp dụng chế độ bầu cử mà do
chính quyền cấp trên bổ nhiệm. Ở Lào, chính quyền địa phương chỉ có cơ quan
hành chính do cấp trên bổ nhiệm, không có cơ quan dân cử ở tất cả các cấp.
6


Xingapo do diện tích nhỏ nên cả nước chia làm 4 khu nhưng không tổ chức chính
quyền địa phương như các nước khác.
Ở nước ta, những năm qua có khá nhiều công trình nghiên cứu về các nước
ASEAN của các ngành khoa học dưới các khía cạnh và mức độ khác nhau. Nhưng
có thể nói rằng, cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào
nghiên cứu một cách cơ bản, có tính hệ thống Luật Hiến pháp các nước ASEAN
nói chung và thể chế chính trị và tổ chức bộ máy Nhà nước của các nước ASEAN
nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng, đây là chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam nghiên
cứu một cách cơ bản, bao quát và cụ thể về thể chế chính trị và tổ chức bộ máy
Nhà nước các nước ASEAN dưới giác độ và phương pháp nghiên cứu của Luật
hiến pháp nước ngoài.

Câu 3. Tổng quan về nguồn pháp luật của tất cả các quốc gia thuộc ASEAN
Trả lời
Mỗi quốc gia ASEAN với những đặc điểm riêng về lịch sử, truyền thống, địa lí,
thành phần dân cư, trình độ phát triển kinh tế, chính trị, tôn giáo... là nền tảng tạo
nên sự đa dạng về xã hội và hệ thống pháp luật cho khu vực này. Tuy nhiên, trong
sự đa dạng đó vẫn có những điểm tương đồng nhất định. Sự giao lưu và tiếp biến
giữa các nền văn hoá, những điểm tương đồng về lịch sử, truyền thống dân tộc của
các quốc gia trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ thống pháp luật ở
khu vực này có những điểm giống nhau. Hơn thế, chúng ta không chỉ tìm thấy

nhiều điểm tương đồng giữa các hệ thống pháp luật này mà còn tìm thấy nhiều
điểm tương đồng giữa chúng với các hệ thống pháp luật bên ngoài khu vực Đông
Nam Á.Nếu dựa vào cách phân loại của các học giả luật so sánh trên thế giới,
chúng ta sẽ thấy việc xác định dòng họ của các hệ thống pháp luật ở các nước
ASEAN khá thú vị Theo đó, phần lớn hệ thống pháp luật của các quốc gia này
chứa đựng các yếu tố của hai hoặc nhiều dòng họ pháp luật. Nói cách khác, pháp
luật các nước ASEAN chứa đựng tất cả những yếu tố của các dòng họ của các hệ
thống pháp luật trên thế giới.
1.Dòng họ Civil 1aw ở các nước ASEAN
Civil law được tiếp nhận ở nhiều nước ASEAN chủ yếu gắn liền với quá trình xâm
chiếm thuộc địa của các nước châu âu lục địa đối với các quốc gia này. Trừ Thái
Lan, luật chịu ảnh hưởng của dòng họ Civil law là Việt Nam, Lào, Campuchia,
Indonesia và Philippines đều đã từng là thuộc địa của các nước thuộc lục địa châu
âu là Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha.
Việt Nam, Lào và Campuchia là những nước thuộc địa của Pháp trong thời gian
dài trước khi giành được độc lập. Chính sách thuộc địa của Pháp ở Đông Dương đã
làm cho hệ thống pháp luật của ba nước này tiếp nhận pháp luật của Pháp theo
7


cách thức bắt buộc. Chẳng hạn, ở Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc, bên cạnh hệ
thống pháp luật của các hoàng đế Nam triều, các toà án của Pháp vẫn áp dụng pháp
luật của Pháp đối với "người Pháp và những ngoại kiều được biệt đãi như người
Pháp, người Việt Nam sinh ra ởvùng đất thuộc địa dù đang sống ở đâu trên đất
Việt Nam".Ngay cả sau khi đã giành được độc lập và thậm chí đã xây dựng hệ
thống pháp luật theo mô hình pháp luật XHCN như ở Việt Nam và Lào, những
nhân tố của hệ thống pháp luật Pháp về kỹ thuật pháp lí, hệ thống khái niệm cơ bản
và cấu trúc của pháp luật vẫn tiếp tục được duy trì. Indonesia là quốc gia trong khu
vực nằm dưới sự cai trị của Hà Lan hơn 300 năm (từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế
kỉ XVIII). Người Hà Lan tiến hành thuộc địa hoá quần đảo Indonesia lần đầu trong

khoảng 200 năm. Sau đó vùng đất này được chuyển giao cho người Pháp khi quân
đội của Napoleọn Bonaparte lật đổ chính phủ Hà Lan. Sau gần 10 năm dưới sự cai
trị của người Pháp và 4 năm dưới sự cai trị của người Anh đầu thế kỉ XIX,
Indonesia lại chịu sự kiểm soát của Hà Lan lần thứ hai trong suốt hơn 100 năm
(1816- 1942) đến khi quân đội Nhật Bản xâm chiếm vùng đất này trong Đại chiến
thế giới lần thứ II. Quá trình thuộc địa hoá của các nước này đã làm cho pháp luật
lndonesia bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi pháp luật Châu Âu lục địa, đặc biệt là pháp
luật của Hà Lan. Nhiều đạo luật của Indonesia được xây dựng dựa vào luật của Hà
Lan, chẳng hạn pháp luật thương mại của Indonesia chịu ảnh hưởng rất lớn từ Bộ
luật thương mại năm 1847 của Hà Lan.
Gần 4 thế kỉ (từ năm 1521 đến 1898 là thuộc địa của người Tây Ban Nha đã làm
cho hệ thống pháp luật Philippines chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi civil law của hệ
thống pháp luật châu âu lục địa. Pháp luật của Tây Ban Nha đã được áp dụng ở
Philippines thông qua các sắc lệnh của Hoàng gia Tây Ban Nha hoặc thông qua
việc ban hành các đạo luật dành riêng cho quần đảo này hoặc các đạo luật được áp
dụng chúng cho tất cả các vùng thuộc địa của Tây Ban Nha. Nhiều bộ luật của Tây
Ban Nha có hiệu lực ở Philippines như Bộ luật hình sự năm 1870, Bộ luật thương
mại năm 1886 , Luật về hôn nhân năm 1870... Thái Lan là quốc gia duy nhất trong
các nước ASEAN không trải qua chế độ thuộc địa. Tuy nhiên, trong suốt thế kỉ
XIX, để duy trì chủ quyền lãnh thổ của mình, Thái Lan đã kí kết hàng loạt các
hiệp định song phương với các quốc gia phương Tây nhằm phát triển quan hệ
thương mại. Các hiệp định song phương này đã giúp cho Thái Lan mở cửa thị
trường với các nước phương Tây. Sự thay đổi về thương mại đã kéo theo sự thay
đổi về xã hội và pháp luật. Vì thế, hệ thống pháp luật Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh
mẽ bởi pháp luật các nước phương Tây, đặc biệt là pháp luật của Châu Âu lục địa.
Đầu thế kỉ XX, Thái Lan tiến hành cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp. Người
Thái đã tiếp nhận hệ thống triết lí pháp luật, tổ chức toà án và tố tụng của pháp luật
Châu Âu và xem pháp luật của Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Ý và Nhật Bản là những
mô hình cho việc xây dựng pháp luật của mình. Hàng loạt các bộ luật của Thái
Lan đã được ban hành theo mô hình pháp luật của các nước này như Bộ luật hình

8


sự năm 1908, Bộ luật dân sự và thương mại năm 1925; Bộ luật tố tụng dân sự năm
1933, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1935.
2. Dòng họ Common 1aw ở các nước ASEAN
Các nước ASEAN có hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của dòng họ Common
law bao gồm: Malaysia, Singapore, Brunei, Myanmar, Philippines. Giống như
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, sự ảnh hưởng của Common law
ở các quốc gia Đông Nam Á chủ yếu gắn liền với quá trình thuộc địa hoá của Anh
hoặc sự ảnh hưởng của Mỹ.
Quá trình thuộc địa hoá của Anh đối với các vùng lãnh thổ của Malaysia đã tạo
điều kiện cho pháp luật Anh được áp dụng ở đây.Năm 1786 người Anh thiết lập
được sự kiểm soát đầu tiên ở Penang - vùng lãnh thổ khá rộng lớn của
Malaysia.Sau đó, người Anh đã từng bước thực hiện sự kiểm soát đối với các vùng
đất khác.Các hiệp ước được ki kết giữa Anh và Hà Lan (năm 1824 và năm 1891)
cùng với những hiệp ước được Anh kí với các vương quốc Hồi giáo khác ở vùng
đất này đã giúp cho người Anh dần kiểm soát được toàn bộ các vùng lãnh thổ của
Malaysia. Gắn liền với quá trình kiểm soát các vùng lãnh thổ của Malaysia, pháp
luật của Anh được tiếp nhận vào Malaysia bằng nhiều hình thức khác nhau mà chủ
yếu là thông qua các thẩm phán và các nhà lập pháp. Theo đó, các thẩm phán áp
dụng các nguyên tắc pháp luật của Anh trong quá trình xét xử vụ việc, các nhà làm
luật khi soạn thảo và ban hành các đạo luật đã đưa các nguyên tắc pháp luật đã
được các thẩm phán áp dụng vào trong các đạo luật.Ngoài ra, việc các luật gia
được đào tạo theo truyền thống của Anh và tiếng Anh được xem là ngôn ngữ phổ
biến trong hoạt động của bộ máy nhà nước cũng là những nhân tố làm cho
Malaysia dễ dàng tiếp nhận pháp luật Anh. Hệ thống pháp luật của Singaporẹ,
mang những đặc điểm của hệ thống pháp luật Common law bắt nguồn từ lịch sử
của quốc gia này.Từ năm 1919, Singapore bắt đầu chịu ảnh hưởng của pháp luật
Anh. Trước khi Văn phòng thuộc địa của Anh ở London kiểm soát hoàn toàn vùng

lãnh thổ Singapore năm 1867, quốc đảo này đã nằm dưới sự kiểm soát của chính
quyền thuộc địa Anh ở vùng Bengalvà chính quyền Ấn Độ (lãnh thổ thuộc địa của
Anh). Vì thế, hệ thống pháp luật Anh đã được tiếp nhận bằng cả 2 cách trực tiếp và
gián tiếp vào hệ thống pháp luật singapore. Mặc dù, trong Tuyên bố thứ hai về nền
tư pháp của Hoàng gia Anh ngày 27/11/1826 liên quan đến việc giải tán các toà án
có thẩm quyền xét xử ở Penang và thành lập toà án mới có thẩm quyền xét xử đối
với toàn bộ Vùng thuộc địa eo biển trong đó có Singapore, không có điều khoản
xác định pháp luật nào sẽ được Toà án của Vùng thuộc địa eo biển áp dụng nhưng
dựa vào các phán quyết của Toà án này, từ năm 1835 đến năm 1890, các luật gia
của Singapore đã xác định rằng tất cả các luật của Anh bao gồm common law, luật
công bình và luật thành văn có hiệu lực ở Anh ngày 27/11/1826 sẽ được áp dụng ở
Singapore. Ngay cả khi đã trở thành quốc gia độc lập năm 1963, Singapore vẫn
tiếp nhận pháp luật của Anh theo cách riêng của mình. Ngoài common law, nhiều
9


đạo luật của Anh vẫn được áp dụng ở Singapore với những điều kiện nhất định.
Điều 5 Luật dân sự Singapore ban hành năm 1970 thay thế cho Sắc lệnh năm 1809
đã xác định một số lĩnh vực thương mại như công ti, ngân hàng, bảo hiểm hàng
hải... của Singapore sẽ áp dụng pháp luật của Anh; Bộ luật tố tụng hình sự của
Singapore cũng xác định pháp luật của Anh trong những trường hợp nhất định vẫn
tiếp tục được áp dụng ở Singapore. Ngày 12/11/1993, Nghị viện Singapore đã ban
hành Luật về áp dụng pháp luật Anh. Luật này quy định cụ thể những đạo luật của
Anh, common law và các nguyên tắc công bình của Anh sẽ được áp dụng ở
Singapore với điều kiện các luật đó phù hợp với hoàn cảnh của Singapore.
Brunei bắt đầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hệ thống pháp luật Anh từ năm 1888 khi
Quốc vương của Brunei lúc đó là Hashim Jalilul Alam Aqamaddin kí hiệp ước với
chính quyền Anh đặt Brunei dưới sự bảo trợ của Anh mặc dù trước đó, Anh và
Brunei đã có nhiều hiệp ước khác nhau. Đến năm 1908, một văn bản được Anh
ban hành để sửa đồi các quy định liên quan đến tổ chức và thẩm quyền của các toà

án dân sự và hình sự cũng như luật về tố tụng được áp dụng ở Brunei. Điều này đã
làm cho hệ thống pháp luật Anh có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến Brunei.
Ngày nay, theo Luật áp dụng của Brunei được ban hành năm 1951, sửa đổi năm
1984 và 2009 vẫn xác định Brunei tiếp tục áp dụng common law, luật công bình và
các luật thành văn được áp dụng chung của Anh nếu chúng không trái với điều
kiện và hoàn cảnh của Brunei.Như vậy, cả trong lịch sử và hiện tại, hệ thống pháp
luật Brunei chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thống pháp luật Anh.
Hệ thống pháp luật Myanmar bắt đầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi common law
của Anh từ năm 1824 khi kết thúc cuộc chiến tranh lần thứ nhất giữa Anh và
Myanmar (khi đó quốc gia này có tên là Burma). Sau cuộc chiến tranh này, hai
vùng lãnh thổ của Myanmar là Rakhine và Taninthayi bị người Anh thôn tính và
nằm dưới sự kiểm soát của Anh.Sau cuộc chiến tranh lần thứ hai với Myanmar
năm 1852, người Anh kiểm soát thêm hai vùng lãnh thổ khác là Bang và Moat-tama. Để cai quản vùng đất đã chiếm được người Anh xây dựng hệ thống quản lí của
Anh và các quy định của pháp luật Anh được áp dụng trong việc quản lí thành phố
nơi có cung điện triều đại vua cuối cùng của Myanmar.Đến năm 1886 , toàn bộ các
vùng lãnh thổ của Myanmar nằm trong sự kiểm soát của người Anh và để cai quản
vùng đất này, người Anh đã xác lập Myanmar thành một tỉnh của Ấn Độ (khi đó là
vùng thuộc địa của Anh) dưới sự kiểm soát của Toàn quyền Ấn Độ. Pháp luật Anh
ở Ấn Độ đã được áp dụng đối với "tỉnh" Myanmar. Tình trạng này kéo dài đến
năm 1935 khi Myanmar được tách khỏi án Độ và chính quyền thuộc địa Anh thiết
lập Myanmar trở thành vùng lãnh thổ thuộc quyền cai tư trực tiếp của Anh thông
qua Toàn quyền ở Myanmar. Myanmar là thuộc địa của Anh cho đến khi giành
được độc lập năm 1948.Trong thời kì này, giống như nhiều vùng thuộc địa khác
của Anh, Hội đồng cơ mật (Privy Council) được xem là cơ quan xét xử cao nhất
của Myanmar.Vì thế, các phán quyết của cơ quan này ảnh hưởng mạnh mẽ đến
10


pháp luật của Myanmar. Sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh trong suốt thời
kì từ nửa đầu thế kỉ XIX đã làm cho các nhân tố của common law thẩm thấu vào

hệ thống pháp luật của Myanmar trong quá trình phát triển lịch sử của nó cho đến
ngày nay.
Sự kiểm soát của Mỹ đối với quần đảo Philippines theo hiệp ước Tây Ban Nha và
Mỹ được kí kết tại Paris ngày 10/12/1898 đã từng bước làm thay đổi hệ thống
pháp luật của Philippines cho dù trước đó, hệ thống pháp luật của Tây Ban Nha đã
có ảnh hưởng khá sâu sắc với hệ thống pháp luật của nước này. Các luật lệ của
người Philippines dần dần bị bãi bỏ, pháp luật của Tây Ban Nha đối với vùng lãnh
thổ này cùng với các tập quán ở đây cũng bị thay thế nếu các quy định của nó trái
với Hiến pháp Mỹ, các nguyên tắc pháp luật và các thể chế của Mỹ. Hàng loạt các
đạo luật về tổ chức nhà nước được ban hành... Sự kiểm soát của Mỹ đối với
Philippines đã làm cho hệ thống pháp luật của nước này chịu ảnh hưởng của hệ
thống pháp luật Mỹ. Những nhân tố cơ bản của dòng họ Common law đã từng
bước được tiếp nhận vào hệ thống pháp luật Philipines. Việc áp dụng án lệ, vai trò
của Hiến pháp Philippínes có những điểm rất tương đồng với hệ thống pháp luật
Mỹ ngoài những đặc tính của hệ thống pháp luật Tây Ban Nha đã được tiếp nhận
ởnước này trong suốt gần 400 năm trước đó năm dưới sự cai trị của người Tây Ban
Nha.
3. Dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa ở các nước ASEAN
Dòng họ pháp luật XHCN cũng hiện diện trong các nước ASEAN ngay sau Đại
chiến thế giới lần thứ II.Ngoài Việt Nam và Lào, hai hệ thống pháp luật khác là
Myanmar và Indonesia cũng đã có những nhân tố nhất định của dòng họ pháp luật
XHCN trong lịch sử phát triển của mình.
Việt Nam được xem là đại diện điển hình của hệ thống pháp luật XHCN đã và
đang tồn tại ở Đông Nam Á. Sau khi giành được độc lập từ năm 1945 và đặc biệt là
sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Việt Nam đã bắt đầu xây dựng mô hình
hệ thống pháp luật XHCN ở miền Bắc với việc học tập mô hình pháp luật của Liên
Xô và các nước XHCN ở giai đoạn này, "cùng với sự kế thừa pháp luật thời chiến
của giai đoạn trước với một vài nhân tố chịu ảnh hưởng của Pháp, tư tưởng pháp
luật XHCN và mô hình pháp luật XHCN từng bước được áp dụng trong công cuộc
xây dựng chú nghĩa xã hội ở miền Bắc".Quan điểm xây dựng hệ thống pháp luật

XHCN tiếp tục được thực hiện sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước
về mặt lãnh thổ.
Hệ thống pháp luật của Lào có rất nhiều điểm tương đồng với hệ thống pháp luật
Việt Nam. Đặc biệt từ năm 1975, sau khi chế độ dân chủ nhân dân được xây dựng
thay thế cho chế độ quân chủ trước đó, hệ thống pháp luật của Lào được xây dựng
theo mô hình pháp luật của Liên Xô và của Việt Nam. Cuối những năm 80 và đầu
90 của thế kỉ trước Nhà nước Lào đã thực hiện chính sách cải cách trong đó có cải
cách hệ thống pháp luật. Tuy vậy, những nhân tố cơ bản của hệ thống pháp luật
11


XHCN vẫn được duy trì trong hệ thống pháp luật của Cộng hoà dân chủ nhân dân
Lào.Những cải cách pháp luật của Lào trong giai đoạn vừa qua cũng được thực
hiện trên cơ sở kinh nghiệm cải cách pháp luật của Việt Nam.
Trong lịch sử phát triển của Myanmar, sau khi giành được độc lập kể từ năm 1948,
thời kì từ năm 1962 đến năm 1988, các nhà lãnh đạo Myanmar chủ trương xây
dựng mô hình XHCN cho quốc gia này. Mặc dù không giống hoàn toàn với các hệ
thống pháp luật XHCN khác nhưng nhiều chính sách của chính phủ mà đứng đầu
là Tướng Ne Win đã được thực hiện theo mô hình pháp luật XHCN. Theo đó,
Tướng Ne Win đã tạo ra hệ thống chính trị được gọi là "Con đường lên chủ nghĩa
xã hội của Burma", nhà nước pháp quyền mới được xây dựng theo hệ tư tưởng
XHCN.Dưới sự lãnh đạo của Đảng Chương trình XHCN Bunna, hệ thống thương
mại và công nghiệp của Burma đã được quốc hữu hoá Điều này đã được thể hiện
trong quá trình phát triển của hệ thống pháp luật nước này. Từ năm 1962- 1974 đã
có 182 đạo luật được ban hành. ―Trong thời kì này, các đạo luật không phù hợp với
chế độ XHCN đã bị bãi bỏ và các đạo luật góp phần cho định hướng của chế độ đã
được ban hành”.Đáng chú ý là Luật phòng chống sự vi phạm việc thiết lập hệ
thống kinh tế XHCN năm 1964 và Luật trao quyền thành lập hệ thống kinh tế
XHCN năm 1965.Trong Lời nói đầu và Điều 1 Hiến pháp năm 1974 của Myanmar
khẳng định rõ Myanmar là nhà nước XHCN và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Chương trình XHCN Myanmar. Indonesia dưới thời kì lãnh đạo của Sukamo (
1957 - 1965) cũng tiếp nhận những quan điểm nhất định của hệ thống pháp luật
XHCN. Đặc biệt, Tống thống Sukamo sau cuộc viếng thăm Trung Quốc tháng
10/1956 đã tuyên bố khái niệm về chính quyền mới.Theo đó, chính quyền của ông
là sự kết hợp của ba nhân tố: chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và chủ nghĩa cộng sản.
Đảng cộng sản Indonesia, Đảng dân tộc Indonesia đã ủng hộ mạnh mẽ quan niệm
này.Mặc dù, Đảng chính trị Hồi giáo phản đối nhưng với sự hỗ trợ của lực lượng
quân đội, ông đã từng bước xây dựng chính quyền của mình. Cùng với việc xây
dựng chính quyền theo quan điểm của mình, Tổng thống Sukamo với sự ủng hộ
của Đảng cộng sản đã thực hiện nhiều chính sách pháp luật XHCN ở Indonesia
trong thời kì này. Chính quyền và chính sách pháp luật của Sukamo chấm dứt cùng
với việc lên nắm quyền của Tổng thống Suharto từ năm 1967.
4. Luật Hồi giáo ở các nước ASEAN
Đa số các học giả hiện đại cho rằng đạo Hồi xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á từ
khoảng cuối thế kỉ XII đầu thế kỉ XIV.Những quốc gia có nhiều cư dân Hồi giáo là
Indonesia Malaysia, Philippines, Brunei, Singapore và Thái Lan. Sự xuất hiện của
đạo Hồi đã có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển pháp luật của các quốc gia
trong khu vực này. Các hệ thống pháp luật của các nước ASEAN chịu ảnh hưởng
của Luật Hồi giáo bao gồm: Malaysia, Indonesia, Brunei, Thái Lan, Philippines. Ở
các quốc gia này, cộng đồng Hồi giáo có hệ thống luật lệ riêng, ―hầu hết các hệ
thống pháp luật, thậm chí, Thái Lan, Philippines, Singapore-những nước không có
12


đa số người Hồi giáo, vẫn coi luật Hồi giáo như là hệ thống pháp luật
tách biệt".Nhiều quốc gia đã thành lập các toà án Hồi giáo riêng biệt để xét xử các
tranh chấp của các tín đồ Hồi giáo như Malaysia, Indonesia, Brunei đối với các
lĩnh vực được luật Hồi giáo quy định. Trong khi đó ở Thái Lan, các vụ việc có liên
quan đến tín đồ Hồi giáo thường được xét xử bởi các thẩm phán thường cùng với
một thẩm phán Hồi giáo (Datoh Yutithum).

Những điểm khái quát nêu trên cho thấy tính đa dạng của pháp luật ở các nước
ASEAN.Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia đều chứa đựng những yếu tố
pháp luật của ít nhất hai dòng họ pháp luật khác nhau.Những điểm khái quát ở trên
cũng cho thấy sự hiện diện của các dòng họ pháp luật cơ bản trên thế giới trong
pháp luật của 10 nước khu vực Đông Nam Á là thành viên của ASEAN. Sự đa
dạng pháp luật này cũng sẽ là một thách thức khá lớn đối với các luật gia khi các
quốc gia này tiến tới một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á./.
Câu 4: Về tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN
Thứ nhất, do ảnh hưởng nguyên mẫu Nhà nước của các nước thực dân từng đô hộ
ở các nước ASEAN, nên bộ máy Nhà nước của các nước này (trừ Brunây, Lào,
Mianma), về cơ bản theo nguyên tắc phân quyền. Tùy theo hình thức chính thể của
các nước mà nội dung, tính chất và mức độ của nguyên tắc phân quyền được thể
hiện khác nhau, thông qua các thiết chế của bộ máy Nhà nước. Ví dụ, Philippin
vốn là thuộc địa kiểu mới của Mỹ nên ―sao chép‖ mô hình cộng hòa tổng thống
của nước Mỹ; nguyên tắc phân quyền của cộng hòa đại nghị Xingapo là theo chế
độ đại nghị của nước Anh, có sự cách tân phần nào chế định nguyên thủ quốc gia
bằng
việc
bầu
cử
trực
tiếp
Tổng
thống…
Thứ hai, về các thiết chế của bộ máy Nhà nước các nước ASEAN cũng có một số
đặc điểm khác với các nước. Chẳng hạn, về cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước
cao nhất của các nước ASEAN (nghị viện hay Quốc hội) thì trừ Lào và Xingapo,
Quốc hội chỉ có một viện, còn đa số các nước như Campuchia, Inđônêxia,
Malaixia, Philippin, Thái Lan, Quốc hội có hai viện, nhưng tên gọi, thẩm quyền
của các viện này không hoàn toàn giống nhau (riêng Mianma và Brunây hiện nay

không có Quốc hội hoặc Nghị viện). Trong tổng số đại biểu Quốc hội của một số
nước ASEAN có những đại biểu không qua con đường bầu cử mà do được bổ
nhiệm hoặc chỉ định. Ví dụ, Nghị viện Malaixia có 40 Thượng Nghị sĩ do Quốc
vương chỉ định; Quốc hội Inđônêxia có 38 đại biểu do quân đội cử, còn 425 đại
biểu do dân bầu. Nhiệm kỳ Quốc hội của các nước ASEAN thường là 5 năm, riêng
Philippin, Hạ nghị viện có nhiệm kỳ 3 năm, Thượng Nghị viện nhiệm kỳ là 6 năm,
nhưng cứ 3 năm có một nửa số Thượng nghị sĩ (12/24) được bầu lại.

13


Về nguyên thủ quốc gia ở các nước ASEAN, ở những nước theo chính thể cộng
hòa tổng thống (Philippin, Inđônêxia), do sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản gia đình
(hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản thân tín – ―Crony – Capitalism‖ ), Tổng thống là
trung tâm quyền lực tập trung xung quanh mình những người thân trong gia đình
Tổng thống, bạn bè cũng như những thân hữu là các quan chức địa phương, cảnh
sát, quân đội và các nhà kinh doanh… Dựa vào mối quan hệ này mà Tổng thống
duy trì địa vị của mình, ngược lại, tầng lớp thân thuộc này của Tổng thống cũng lại
dựa vào quyền lực của Tổng thống để tồn tại, tham nhũng, kiếm lời bất chính. Ví
dụ, thời kỳ Tổng thống Marcos cầm quyền từ 1967 – 1983, hàng trăm nhân vật nhờ
sự bảo trợ của Tổng thống trở nên giàu có, ngay cả cận vệ của Marcos là tướng Ver
cũng được cất nhắc lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trở thành nhà tỉ phú ở
Philippin. Hoặc Xuhactô đã sử dụng quyền lực tối cao của Tổng thống để ban phát
cho con cháu và các thuộc hạ thân tín nắm giữ nhiều tổ hợp công nghiệp, chi phối
và kiểm soát các ngành kinh tế then chốt của đất nước (như: khai thác dầu mỏ, khí
đốt, xe hơi, máy bay, ngân hàng, kinh doanh bất động sản…).
Ở những nước theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến (Thái Lan, Malaixia,
Campuchia, Mianma), khác với Vua các nước trên thế giới ―trị vì nhưng không cai
trị‖, Vua hay Quốc vương của các nước này vẫn là ―trung tâm quyền lực‖. Ví dụ,
Quốc vương Brunây kiêm cả Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và kiêm cả Bộ

trưởng Tài chính (từ năm 1998); hoặc vai trò và quyền lực thực tế của Vua Thái
Lan là rất lớn, lớn hơn nhiều so với quy định của Hiến pháp. Cuộc khủng hoảng
chính trị tháng 5/1992 và cuối năm 1997 cho thấy các phe phái đều phải ―nghe
theo lời khuyên của Vua‖. Việc nối ngôi ở các nước này cũng không theo nguyên
tắc ―cha truyền con nối‖ như các nước khác trên thế giới mà có thể do bầu theo
nhiệm kỳ (Malaixia), hoặc do Hội đồng Hoàng gia cử chọn Quốc vương
(Campuchia); hoặc ―vĩnh hằng‖ theo quy định của Hiến pháp (khoản 1, Điều 313
Hiến
pháp
1997
của
Thái
Lan).
Về cơ quan hành pháp các nước ASEAN, dù theo hình thức chính thể nào thì ở
các nước ASEAN, hành pháp vẫn là trung tâm của quyền lực Nhà nước và thuộc
về Chính phủ. Hành pháp có thể do Tổng thống đứng đầu (Inđônêxia, Philippin),
có thể do Thủ tướng đứng đầu (Thái Lan, Malaixia, Campuchia, Lào). Thực tiễn
những năm gần đây cho thấy, mô hình hành pháp của chế độ cộng hòa đại nghị hay
quân chủ đại nghị (Malaixia, Xingapo) có khả năng ổn định và phát triển đất nước
hơn, tránh được sự đối đầu giữa hành pháp với lập pháp như tại Inđônêxia,
Philippin.
Riêng ở Thái Lan, do có quá nhiều đảng phái chính trị (hàng trăm đảng phái) và do
thế lực quân phiệt Thái Lan cố tình dùng quyền lực của mình để đàn áp phong trào
dân chủ và thanh trừng lẫn nhau, nên trong 66 năm (từ sau Cách mạng tư sản năm
1932 – 1998), Thái Lan đã trải qua 33 cuộc đảo chính, bình quân cứ 2 năm lại có
một
cuộc
đảo
chính
thay

đổi
chính
phủ.
14


Về cơ quan tư pháp các nước ASEAN, Tòa án các nước ASEAN tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc tư pháp độc lập khi xét xử, áp dụng chế độ thẩm phán
chuyên nghiệp và bổ nhiệm Thẩm phán theo nhiệm kỳ dài. Hầu hết các nước
ASEAN (trừ Lào), Tòa án tổ chức theo nguyên tắc thẩm quyền xét xử chứ không
theo đơn vị hành chính – lãnh thổ tương ứng với cấp chính quyền địa phương. Một
số nước (Malaixia), Tòa án tối cao có thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp theo mô
hình tòa án tối cao của Nhật Bản, Mỹ… Ở một số nước, đạo Hồi được coi là Quốc
giáo (Malaixia, Inđônêxia), ngoài Tòa án tư pháp, thường còn có Tòa án tôn giáo
xét
xử
theo
Luật
Hồi
giáo.
Về chính quyền địa phương của các nước ASEAN, cơ bản được tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc kết hợp giữa tập quyền và tản quyền, giữa tập trung với phi
tập trung và tự quản. Xuất phát từ đặc điểm địa lý, sắc tộc và diện tích quá rộng với
hơn chục nghìn hòn đảo…, nên Nhà nước Inđônêxia tổ chức chính quyền trung
ương theo nguyên tắc tập trung cao độ trong mối quan hệ với chính quyền các địa
phương. Phần lớn các nước ASEAN, cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện do
chính quyền trung ương và cấp trên bổ nhiệm. Ở cấp xã, làng áp dụng chế độ tự
quản, có Hội đồng và Xã trưởng, Làng trưởng do dân bầu trực tiếp hoặc gián tiếp.
Malaixia có Hội đồng địa phương nhưng không áp dụng chế độ bầu cử mà do
chính quyền cấp trên bổ nhiệm. Ở Lào, chính quyền địa phương chỉ có cơ quan

hành chính do cấp trên bổ nhiệm, không có cơ quan dân cử ở tất cả các cấp.
Xingapo do diện tích nhỏ nên cả nước chia làm 4 khu nhưng không tổ chức chính
quyền địa phương như các nước khác.

Câu 5. Brunei: giới thiệu tổng quan về về chính trị, văn hóa, lịch sử, hình thức
chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước Brunei, khái quát
hệ thống pháp luật Brunei
DƯ ĐỊA CHÍ
Nằm về phía Tây Bắc đảo Kalimantan hoặc Borneo thuộc vùng Đông Nam châu Á,
Brunei hay Vương quốc Hồi giáo Brunei có tên đầy đủ là nước Negara Brunei
Darussalam. Theo ngôn ngữ Malay, ―Brunei Darussalam‖ có nghĩa là nơi ở của
hòa bình.
Là một quốc gia nhỏ có phần lãnh thổ hầu hết bị bao bọc bởi Đông Malaysia và
phần còn lại giáp với biển Đông ở phía Bắc, Brunei gồm hai bộ phận tách rời nhau:
một phần lớn ở phía Tây gồm 3 vùng (daerah) Brunei - Muara, Tutong, Belait với
97% dân số và phần nhỏ hơn là vùng núi Temburong ở phía Đông với chừng
10.000 cư dân. Đất nước Brunei có khí hậu nhiệt đới - cận xích đạo, nhiệt độ cao,
15


độ ẩm lớn và mưa nhiều với 75% diện tích là rừng cây tạo nên cảnh phố - rừng gần
gũi, hài hòa đã được mệnh danh là ―hòn ngọc xanh‖ của Đông Nam Á.
Trên một diện tích lãnh thổ với 5.765 km², Brunei có khoảng 380.000 cư dân,
trong đó 64% là người Mã Lai, 20% là người Hoa và 8% còn lại thuộc các bộ tộc,
với khoảng 60% dân số sống tại vùng đô thị. Thủ đô của Brunei là Bandar Seri
Begawan Area với khoảng 46.000 dân, những khu vực quan trọng khác gồm thành
phố cảng Muara, những vùng sản xuất dầu lửa Seria và Kuala Belait.
Với nền kinh tế ổn định và vững chắc, người dân Brunei không phải đóng thuế,
thậm chí không phải nộp cả phí giáo dục và chi phí khám chữa bệnh cũng chỉ dừng
lại ở 1 dola Brunei (BND).

* Thể chế chính trị:
Ngày
quốc
- Ngày tuyên bố độc lập: 1/1/1984

khánh:

23/2/1984

Bru-nây theo chế độ quân chủ chuyên chế thế truyền do Quốc Vương đứng đầu.
Quốc vương có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp và sửa đổi luật pháp, kể cả
Hiến
pháp.
Giúp đỡ Quốc vương cai quản đất nước có 5 Hội đồng do Quốc vương chỉ định:
(i) Hội đồng Bộ trưởng Nội các (the Council of Cabinet Ministers)
(ii)
Hội
đồng
Tôn
giáo
(the
Religious
Council);
(iii)
Hội
đồng

mật
(the
Privy

Council);
(iv)
Hội
đồng
Lập
pháp
(the
Legislative
Council):
(v) Hội đồng Truyền ngôi (the Council of Succession);
- Nguyên thủ quốc gia: Quốc vương Ha-gi Hát-xa-nan Bôn-ki-a (Sultan Haji
Hassanal Bolkiah) lên ngôi từ 05/10/1967 (Quốc Vương thứ 29); là Nguyên thủ
quốc gia, kiêm Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tư lệnh các lực lượng
vũ trang, đồng thời là thủ lĩnh Hồi giáo; từ năm 1998 kiêm Bộ trưởng Tài chính.
- Thái tử là Hoàng tử Ha-gi An-Mu-ta-đi Bi-la (Haji Al-Muhtadee Billah), được
tấn phong ngày 10/8/1998. Ngày 23/5/2005, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Cao
cấp Văn phòng Thủ tướng (Senior Minister in the Prime Minister’s Office).
- Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại (Minister of Foreign Affairs and Trade):
Hoàng thân Mô-ha-mét Bôn-ki-a (Mohamed Bolkiah).

16


- Trong nỗ lực chứng tỏ tính hiện đại của hoàng gia Brunei trước công luận, một
hoàng gia không chỉ quan tâm đến đời sống vật chất của người dân mà còn cả đến
đời sống tinh thần, các hoạt động chính trị… đồng thời không đóng cửa trước trào
lưu dân chủ xã hội, Quốc vương Hassanal Bolkiah đã từng bước cải cách chính trị
mà cụ thể ngày 15-7-2004 đã công bố triệu tập lại Hội đồng Lập pháp với 21 thành
viên được chỉ định. Hội đồng này đã họp phiên đầu tiên vào ngày 25-9-2004 bàn
luận về đề xuất sửa đổi hiến pháp để tiến hành bầu cử có giới hạn.

Ngày 1-9-2005, Quốc vương Hassanal Bolkiah đã giải thể Hội đồng Lập pháp cũ
và chỉ định 29 thành viên cho Hội đồng Lập pháp mới hoạt động từ ngày 2-9-2005,
với nhiệm kỳ 5 năm gồm Thủ tướng, các Bộ trưởng, những người có chức danh
cống hiến cho cộng đồng và đại diện của 4 vùng thuộc Vương quốc Brunei. Hội
đồng Lập pháp Brunei đã tham gia Hội đồng liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (AIPA) với tư cách Quan sát viên đặc biệt, và tại Đại Hội đồng
AIPA 30 diễn ra tại Thái Lan, Hội đồng Lập pháp Brunei đã được AIPA kết nạp
làm thành viên chính thức ngày 4-8-2009.
 Lịch sử phát triển:
Tiểu vương quốc Bru-nây có lịch sử từ lâu đời. Từ thế kỷ 16, những người Hồi
giáo từ Bán đảo Ma-lắc-ca (Malacca) đã đến Bru-nây buôn bán và truyền đạo.
Trong các thế kỷ 17, 18 và đặc biệt là cuối thế kỷ 19, phương Tây xâm nhập Brunây cũng như các tiểu vương quốc khác ở Tây Ma-lai-xi-a. Đến năm 1888, Brunây trở thành nước bảo hộ của Anh. Năm 1906, Bru-nây chấp nhận sự kiểm soát
của Anh với quyền hành pháp thuộc về Đại diện thường trực của Anh (British
Resident).
Trong Chiến tranh Thế giới II, Bru-nây bị Nhật chiếm đóng (1941 – 1945), và năm
1946, Anh quay lại chiếm Bru-nây. Trước phong trào đấu tranh đòi độc lập ở Brunây, Anh phải ký với Quốc Vương một thoả ước, quy định Bru-nây có quyền tự
quyết về các vấn đề đối nội, chủ yếu về kinh tế và tôn giáo; Anh là nước bảo hộ
phụ trách các vấn đề đối ngoại, quốc phòng và an ninh.
Ngày 14/12/1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về trao trả
độc lập cho các lãnh thổ thuộc địa và chưa tự trị, trong đó có Bru-nây. Đến ngày
03/11/1971, Anh đã phải thoả thuận với Bru-nây sửa đổi Hiến pháp 1959, công
nhận Bru-nây có quyền tự quyết về công việc nội bộ; Anh phụ trách vấn đề đối

17


ngoại, còn vấn đề an ninh và quốc phòng là trách nhiệm chung của cả Anh và Brunây.
Ngày 1/7/1979, Anh và Quốc Vương Bru-nây đã ký một hiệp định, theo đó Anh sẽ
trao trả độc lập hoàn toàn cho Bru-nây vào ngày 31/12/1983. Bru-nây lấy ngày
1/1/1984 là ngày tuyên bố độc lập.

Lưu ý:Chữ in nghiêng là lịch sử tớ tìm đk ở trang khác các bạn tham khảo thêm
nhé
Ít có tư liệu đề cập đến thời tiền sử của Brunei nhưng Brunei được biết đến trong
khoảng thế kỷ 14 – 16 là một vương quốc hùng mạnh với lãnh thổ rộng lớn bao
gồm vùng phía Nam Philippines, Sarawak và Sabah. Các ảnh hưởng đến từ châu
Âu đã dần thu hẹp diện tích lẫn quyền lực của vương quốc này. Tuy Brunei có
giành chiến thắng trong một cuộc chiến ngắn với Tây Ban Nha vào năm 1578
nhưng đến thế kỷ 19, phần lãnh thổ này đã dần bị thâu tóm vào tay White Rajahs ở
Sarawak và đến năm 1882 chỉ còn lại hai vùng đất bé nhỏ là thành phố Brunei và
một phần bên trong Sarawak.
Để bảo vệ vùng đất còn lại của vương quốc Brunei và tránh sự dòm ngó xâm lược
của các cường quốc châu Âu khác, người Anh đã tuyên bố bảo hộ các vùng
Sarawak, Brunei và Bắc Borneo từ năm 1888. Năm 1959, Brunei được tự trị và
một hiến pháp đã được soạn thảo cho phép bầu cử Hội đồng Lập pháp. Cuộc bầu
cử lần đầu tiên tổ chức năm 1962 đã đem lại thắng lợi cho đảng Rakyat với xu thế
đòi dân chủ toàn diện cho Brunei và cổ xúy việc tham gia cùng các bang láng
giềng là Sabah và Sarawak trong Liên bang Bắc Borneo.
Những trào lưu quá mới mẻ của một đất nước quân chủ còn lệ thuộc sự bảo hộ đã
dẫn đến xung khắc quyền lực với hoàng tộc và cuộc nổi dậy đòi dân chủ đã sớm bị
đội quân Gurkhar của người Anh ngăn chặn, Quốc vương Brunei ban bố tình
trạng khẩn cấp và đình chỉ hiến pháp, tuyên bố cuộc bầu cử không hiệu lực và cấm
đảng Rakyat hoạt động. Những diễn biến này cùng những quyền lợi khó phân định
đã làm cho ý tưởng thành lập Liên bang Bắc Borneo tan vỡ, ảnh hưởng tới quyết
định của Brunei không tham gia Liên bang Malaysia sau này mà vẫn là một vương
quốc bảo hộ thuộc Anh.
Ngày 1-1-1984, Brunei tuyên bố độc lập, chính thức trở thành một nhà nước quân
chủ lập hiến. Ngày 13-2-1984, Hội đồng Lập pháp bị giải thể. Vương quốc Hồi
giáo Brunei được Tiểu vương Hassanal Bolkiah, vị vua triều đại thứ 29 cai trị
bằng sắc lệnh. Brunei gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN từ
ngày 8-1-1984, là thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

(APEC) và thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh.
18


* VĂN HÓA
Văn hóa Brunei chịu nhiều ảnh hưởng từ các nền văn hóa lân cận, trong đó đậm
nét nhất phải kể đến Malaysia và Indonesia là hai nước gần gũi về địa lý cũng như
lịch sử. Những nghiên cứu còn để lại cũng cho thấy tầm ảnh hưởng sâu sắc của văn
hóa Hồi giáo và Ấn giáo trong sinh hoạt thường ngày của cư dân với những quy
định và phong tục khá khắt khe. Tuy có nguồn gốc từ Malaysia nhưng chính những
chuẩn mực Hồi giáo với nhiều hạn chế và cấm kỵ đã hình thành nên tính cách
người Brunei, bảo thủ và độc đoán hơn hẳn người dân bản quán của mình.
Do Hồi giáo là quốc giáo nên hàng năm tại Brunei vẫn diễn ra nhiều lễ hội mang
đậm màu sắc Hồi giáo như tháng chay Ramadhan, lễ hội Hari Raya Aidilfitri…,
nhiều công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa Hồi giáo. Brunei được mệnh
danh là xứ sở của các thánh đường Hồi giáo với cả trăm ngôi thánh đường có kiến
trúc đặc trưng với màu trắng cẩm thạch và mái hình chóp dát vàng lộng lẫy. Ngoài
Islam là quốc giáo, Brunei cũng hiện diện một số tôn giáo khác như Phật giáo, Cơđốc giáo và bái vật giáo (hình thức tôn giáo nguyên thủy thờ cúng đồ vật như cây
cối, cung tên…).
Tại đất nước Brunei, một bộ phận người dân có truyền thống định cư trên sông đã
hình thành khu làng nổi Kampong Ayer nổi tiếng, quy tụ khoảng 30.000 cư dân với
nền văn hóa sông nước rất độc đáo. Cũng chính tại đây mà một số ngành thủ công
mỹ nghệ như làm đồ trang sức bằng bạc hay làm giỏ đan, móc, thêu… đã được duy
trì.
Ngôn ngữ Malay là quốc ngữ của Brunei nhưng trong giao tiếp, tiếng Anh và tiếng
Hoa cũng được sử dụng rộng rãi.
 Hình thức chính thể
Nhà nước Brunay có nền quân chủ truyền thống. Mặc dù đã cho ra đời và sửa
đổi đến 3 bản Hiến pháp nhưng Hiến pháp Brunay vẫn duy trì chế độ quân chủ.
Hiến pháp 1984 quy định Vua là người đứng đầu Nhà nước, có quyền lực tuyệt

đối.Quyền lực này chỉ thực hiện nhân danh Vua và những người được ủy quyền.
Vua được các Hội đồng giúp đỡ. Đó là Hội đồng Tôn giáo, Hội đồng Cơ mật, Hội
đồng Chính phủ ( Thủ tướng và Nội các) và Hội đồng Thừa kế. Hội đồng Tôn giáo
cố vấn cho Vua về các vấn đề liên quan đến Đạo Hồi; Hội đồng Cơ mật cố vấn cho
Vua trong các vấn đề ân xá, Hội đồng Thừa kế hoạt động khi các vấn đề thừa kế
phát sinh.
 Hình thức cấu trúc
Nhà nước Brunay thuộc loại hình nhà nước đơn nhất. Là nhà nước mà lãnh thổ
của nước đó được hình thành từ một lãnh thổ duy nhất, lãnh thổ này được chia
19


thành các đơn vị hành chính trực thuộc. Brunei được biết đến trong khoảng thế kỷ
14 – 16 là một vương quốc hùng mạnh với lãnh thổ rộng lớn bao gồm vùng phía
Nam Philippines, Sarawak và Sabah. Các ảnh hưởng đến từ châu Âu đã dần thu
hẹp diện tích lẫn quyền lực của vương quốc này. Tuy Brunei có giành chiến thắng
trong một cuộc chiến ngắn với Tây Ban Nha vào năm 1578 nhưng đến thế kỷ 19,
phần lãnh thổ này đã dần bị thâu tóm vào tay White Rajahs ở Sarawak và đến năm
1882 chỉ còn lại hai vùng đất bé nhỏ là thành phố Brunei và một phần bên trong
Sarawak. Nhà nước có chủ quyền quốc gia chung, có hệ thống cơ quan quyền lực
và quản lý chung cho toàn lãnh thổ., sự phân cấp, phân quyền cho chính quyền các
cấp ở địa phương không có tư cách quyền lực nhà nước và chỉ được hưởng một chế
độ tự quản có mức độ.
 Tổ chức bộ máy Nhà nước
- Người đứng đầu Nhà nước
Ở Brunay, theo Hiến pháp, Vua là người đứng đầu Nhà nước. Quyền lực tối cao
của Nhà nước tập trung vào tay Vua và quyền lực này chỉ được thực hiện nhân
danh Vua và những người được ủy quyền.
Chế độ quân chủ Đạo Hồi Mã Lai – một loại hình triết học, chính trị của Nhà
nước luôn được Vua và các quan chức giữ gìn và củng cố, được coi là một nhân tố

duy trì sự ổn định về chính trị của đất nước.
- Lập pháp
Hiến pháp năm 1959 của Brunay đã thể hiện được quyền tự trị của Brunay, trừ
lĩnh vực an ninh quốc phòng và đối ngoại vẫn do người Anh kiểm soát. Bản Hiến
pháp được sửa đổi năm 1971 đã thể hiện việc giành lại quyền lực trong lĩnh vực
quốc phòng. Năm 1984, Hiến pháp Brunay đã tuyên bố độc lập hoàn toàn về chính
trị và toàn bộ lĩnh vực an ninh quốc phòng và đối goại được chuyển giao về tay
nhà nước Brunay.
Hiến pháp quy định Vua là người đứng đầu Nhà nước, có quyền lực tuyệt đối.
Vua được các Hội đồng giúp đỡ. Đó là Hội đồng Tôn giáo, Hội đồng Cơ mật, Hội
đồng Chính phủ ( Thủ tướng và Nội các) và Hội đồng Thừa kế. Hội đồng Tôn giáo
cố vấn cho Vua về các vấn đề liên quan đến Đạo Hồi; Hội đồng Cơ mật cố vấn cho
Vua trong các vấn đề ân xá, Hội đồng Thừa kế hoạt động khi các vấn đề thừa kế
phát sinh.
Trước đây, Brunay cũng có Hội đồng lập pháp, nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ việc
lập pháp, nhưng Hội đồng này đã bị đình chỉ hoạt động từ sau ― cuộc nổi dậy năm
1962‖. Hiện nay, việc lập pháp được ban hành theo chỉ dụ của Vua.
- Hành pháp
20


Chính phủ Brunay là cơ quan hành chính cao nhất, tức là cơ quan nắm quyền
hành pháp cao nhất. đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ. Từ khi giành
được độc lập năm 1984, Vua luôn giữ chức Thủ tường chính phủ. Như vậy, Vua
vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Ngoài ra Vua
còn kiêm cả Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
Hội đồng Chính phủ là cơ quan cố vấn cho Thủ tướng Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về mọi mặt đối với đất nước. Hội đồng Chính phủ do
Thủ tướng đứng đầu, bao gồm 7 Phó thủ tướng và 12 Bộ trưởng của 12 Bộ ( Quốc
phòng, Ngoại giao, Tài chính, Nội vụ, Giáo dục, Tư pháp, Công nghiệp và Tài

Nguyên, Tôn giáo, Phát triển, Văn hóa – Thanh niên và Thể thao, Y tế, Thông tin).
Ngoài ra, trong Hội đồng Chính phủ còn có cố vấn đặc biệt của Thủ tướng và
các thứ trưởng.
Hiện nay Brunay có 12 Bộ và Văn phòng Thủ tướng, 77 Ban. Các bộ tập trung
vào việc hoạch định chính sách, còn các Ban tập trung vào việc tổ chức thực hiện
chính sách. Bộ trưởng là người điều hành cao nhất của Bộ, chịu trách nhiệm trước
Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực ngành mình phụ trách. Các Bộ đều tập trung hoạt
động theo các Chức năng được quy định rõ cho mỗi Bộ.
Chức năng chính phản ánh quy mô quản lý đất nước tập trung ở Bộ Nội vụ,
bao gồm các cơ quan Trung ương và địa phương quản lý các vấn đề di cơ, lao
động, nhà tù, an ninh và cứu hỏa. Bộ phát triển quản lý các vấn đề điện nước, phát
triển nhà cửa, đất đai và các dịch vụ công, lập kế hoạch, quy hoạch phát triển thành
phố và quốc gia. Mọi quyền lực Trung ương đều thuộc về Vua, quyền lực ở địa
phương được phân chia cho các địa phương.
- Tư pháp
Tòa án tối cao gồm Tòa Thượng thẩm và Tòa Phúc Thẩm. Thẩm quyền của Tòa
Thượng thẩm về các vấn đề hình sự và dân sự là không hạn chế. Quyền kháng án
đối với quyết định của các tòa án cấp dưới được giới hạn trong khuôn khổ các vấn
đề hình sự và dân sự. Tòa Phúc thẩm xem xét các việc kháng án hình sự và dân sự
theo các quyết định của Tòa thượng thẩm.
Hệ thống luật pháp mô phỏng theo luật của các nước Anh với một tập thể quan
tòa độc lập. Bộ tư pháp có trách nhiệm xét xử các việc thi hành luật pháp của công
chúng tại các Tòa sơ thẩm, Phúc thẩm và Thượng thẩm. Cả ba tòa án này đều xử
các vụ án dân sự và hình sự, trong đó Tòa sơ thẩm xét xử phần lớn các trường hợp,
còn các vụ án quá thẩm quyền sẽ được chuyển lên Tòa Phúc thẩm hoặc Tòa
Thượng thẩm.
- Bộ máy hành chính địa phương
Bộ máy hành chính địa phương bao gồm các Ủy ban thành phố và Ủy ban quận.
các ủy ban ngày thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ và có chức năng duy trì
hoạt đọng ở các địa phương. Các ủy ban này chịu trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ

21


xã hội, kỹ thuật và hành chính tại địa phương như cấp giấy phép kinh doanh đường
xá, cầu cống, môi trường, bảo vệ thiên nhiên, hệ thống điện nước.
Người đứng đầu Ủy ban là chủ tịch ủy ban, trực tiếp làm việc với các trưởng
làng và người đứng đầu các cơ quan hành chính địa phương. Các ủy ban duy trì
quyền lực của mình với những thẩm quyền được Bộ nội vụ giao, và thực hiện
những hoạt động nhờ sự giúp đỡ của các trưởng làng.
Các thành phố Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan, Bê-la-it, Xê-ri-a và Tu-tông được thành
lập các Ủy ban thành phố. Các Ủy ban này gồm có quan chức Chính phủ và người
địa phương, do Vua chỉ định từ các ngành cảnh sát, công vụ, tôn giáo, từ các Văn
phòng quận, Văn phòng quản lý đất đai, Ban kế hoạch nông thôn và đô thị, Dịch
vụ cứu hỏa, Y tế,…
 Khái quát về hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật của Brunei là sự kết hợp giữa hệ thống pháp luật án lệ
(common law) và hệ thống pháp luật của Đạo hồi. Theo Hiến pháp năm 1959,
đứng đầu Nhà nước là nhà vua (Sultan). Sultan nắm giữ quyền hành pháp và lập
pháp. Sultan cũng là người đứng đầu nội các giống như Thủ tướng Chính phủ của
các nước và nắm giữ vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính.
Hệ thống tư pháp của Brunei độc lập và việc xét xử của toà án được dựa trên
cơ sở các đạo luật thành văn và án lệ. Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu các
cơ quan tư pháp của Brunei đó là Cơ quan Tổng Chưởng lý và các toà án của
Brunei.
- Cơ quan Tổng Chưởng lý.
Cơ quan Tổng Chưởng lý của Brunei có chức năng, nhiệm vụ giống Bộ Tư
pháp của các nước. Tổng Chưởng lý là người đứng đầu Cơ quan Tổng Chưởng lý.
Tổng Chưởng lý là cố vấn pháp lý của Chính phủ Hoàng Gia giúp việc cho Tổng
Chưởng lý có Cố vấn chưởng và các luật sư cung cấp ý kiến pháp lý cho Chính
phủ và đại diện cho Chính phủ trong các vụ kiện dân sự và hình sự. Tổng Chưởng

lý có trách nhiệm xây dựng luật. Để tiến hành nhiệm vụ xây dựng luật, các Cơ
quan của Tổng Chưởng lý phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành khác của Chính
phủ.
Tổng Chưởng lý theo Hiến pháp được trao quyền khởi tố, tiếp tục và chấm dứt
khởi tố trong bất kỳ giai đoạn nào của quy trình tố tụng hình sự nào. Tất cả việc
khởi tố hình sự đều được thực hiện nhân danh Công tố viên (Tổng Chưởng lý). Để
thực hiện nhiệm vụ của mình, Tổng Chưởng lý không phải chịu sự quản lý hoặc
điều hành của bất kỳ người nào hoặc cơ quan nào. Phó Công tố viên, giúp việc cho
Tổng Chưởng lý, chịu trách nhiệm tiến hành các vụ kiện hình sự ở toà án tối cao và
toà cấp dưới.
Công tố viên và các phó sẽ tư vấn và hướng dẫn quá trình khởi tố do công an
và cơ quan thi hành pháp luật khác thực hiện bao gồm việc tư vấn trong quá trình
điều tra.
22


Ngoài việc tiến hành các nhiệm vụ trên, các Cơ quan của Chưởng lý cũng sẽ
cung cấp các dịch vụ công cộng như đăng ký thành lập công ty, tên công ty, nhãn
hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, quyền của công tố, kết hôn và văn
bản mua bán hàng hoá tư.
Cơ quan của Tổng Chưởng lý được chia thành 5 bộ phận: Vụ Dân sự, Vụ Tư
pháp hình sự, Vụ Quốc tế, Vụ Xây dựng văn bản và Vụ đăng ký.
 Vụ Dân sự.
- Cung cấp các ý kiến pháp lý cho các Bộ và cơ quan Chính phủ, trừ những
vấn đề liên quan tới quốc tế và hình sự;
- Xây dựng hợp đồng và các văn bản pháp luật;
- Hỗ trợ việc thu hồi các khoản nợ của Chính phủ;
- Thực hiện việc khởi kiện dân sự nhân danh Chính phủ;
- Đại diện cho Chưởng lý khi gặp các cơ quan, Bộ, ngành của Chính phủ;
- Hỗ trợ việc xây dựng pháp luật nếu cần thiết.

 Vụ Tư pháp hình sự.
Vụ Tư pháp hình sự gồm có một số Công tố viên là những người chịu trách
nhiệm chủ yếu tiến hành các vụ khởi tố hình sự và phúc thẩm tại toà án,
đồng thời đưa ra ý kiến tư vấn cho các cơ quan thực thi pháp luật. Hơn thế
nữa, Vụ này cũng giải quyết các đơn yêu cầu của các công ty luật tư nhân,
công ty bảo hiểm và người thanh toán bảo hiểm.
 Vụ quan hệ Quốc tế.
Vụ quan hệ Quốc tế chủ yếu cung cấp các ý kiến pháp lý liên quan tới Công
pháp quốc tế cho Bộ và các cơ quan của Chính phủ. Chuyên viên trong Vụ
này thường tham dự vào các cuộc Hội thảo, hội nghị, nhóm làm việc của các
tổ chức quốc tế và khu vực; sau đó đưa ra những đề xuất xây dựng pháp luật
nhằm thực thi các cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế song phương
và đa phương.
 Vụ xây dựng pháp luật.
Vụ Xây dựng pháp luật chịu trách nhiệm soạn thảo và hoặc thẩm định các
dự thảo pháp luật của các Bộ khác hoặc cơ quan Chính phủ khác hoặc của
các Vụ trong Cơ quan Công tố.
Vụ này cũng chịu trách nhiệm chỉnh lý các luật của Brunei. Việc sửa đổi luật
là quá trình liên tục nhằm tránh những thay đổi lớn và xây dựng luật mới
 Vụ Đăng ký.
Vụ đăng ký bao gồm việc đăng ký công ty, nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp và hôn nhân. Chính vì vậy, trách nhiệm chính của nó
là đăng ký như nói ở trên và lưu giữ những thông tin này để công chúng và
Chính phủ sử dụng và giúp ích điều tra. Vụ này cũng đưa ra ý kiến pháp lý

23


cho các Bộ, cơ quan của Chính phủ về những vấn đề lập pháp liên quan tới
việc quản lý đăng ký.

- Toà án.
Toà án của Brunei được điều hành thông qua hệ thống các toà án: Toà Hoàng
gia, Toà cấp cao và Toà phúc thẩm.
Tất cả các toà án đều thụ lý các vụ kiện hình sự và dân sự, phần lớn các vụ kiện
đều được giải quyết tại Toà Hoàng gia ở Bandar Seri Begawan, Kuala Belait,
Tutong và Temburong. Những vụ kiện nghiêm trọng sẽ được giải quyết tại Toà cấp
cao và Toà này cũng có thẩm quyền phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà
Hoàng Gia. Toà Phúc thẩm có thẩm quyền phúc thẩm các bản án, quyết định của
Toà cấp dưới và toà cấp cao. Brunei có thoả thuận Anh Quốc nhằm bổ nhiệm các
thẩm phán của Anh vào Toà cấp cao của Brunei và Toà Phúc thẩm. Hội đồng thẩm
phán của Hội đồng Cơ mật ở Luân Đôn có thẩm quyền giải quyết cuối cùng đối
với các vụ kiện dân sự nhưng không có thẩm quyền đó với các vụ kiện hình sự.
Brunei có hệ thống Toà án Hồi giáo riêng biệt áp dụng luật Sharia đối với các vấn
đề liên quan tới hôn nhân gia đình và các vấn đề khác liên quan tới đạo hồi.
Câu 6. Campuchia: giới thiệu tổng quan về chính trị, văn hoá, lịch sử, hình thức
chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước của Campuchia
1. Chính trị
Theo quy định của Hiến pháp, Vương quốc Campuchia thực hiện chính sách trung
lập, không liên kết vĩnh viễn, duy trì hòa bình với các nước láng giềng và các nước
trên thế giới, không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
khác, giải quyết mọi vấn đề bằng phương pháp hòa bình, không tham gia liên minh
quân đội hoặc hiệp ước quân sự trái với chính sách trung lập .
Campuchia hiện có 57 Đảng chính trị. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa
Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp
2. Lịch sử
- Lịch sử hình thành : Vương quốc Khmer ra đời vào cuối thế kỷ thứ 9 do người
anh hùng dân tộc JaYavarman II đã thống nhất được đất nước trên lãnh thổ của
Phủ Nam và Chân Lạp trước đây , Kinh đô lúc đó là Angkor. Từ cuối thế kỷ thứ 9
đến thế kỷ 13 Vương quốc Khmer phát triển cực thịnh và đã xây dựng được một số
công trình vĩ đại như Angkor Wat, Angkor Thom... Từ thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 19

các cuộc nội chiến và chinh phục của ngoại bang đã làm cho Vương quốc Khmer
suy yếu.
Những
giai
đoạn
lịch
sử
quan
trọng
:
+ Những thập niên đầu của thế kỷ 19 thực dân pháp vào Đông Dương, năm 1863
Pháp buộc Vua Norodom phải ký Hiệp ước đặt Campuchia dưới sự bảo hộ của
Pháp và đến năm 1884 Campuchia hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp.
24


+ Năm 1941 Sihanouk lên ngôi đã vận động đấu tranh giành lại nền độc lập cho
Campuchia . Ngày 09/11/1953 Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Campuchia .
Tháng 4/1955 Sihanouk thoái vị nhường ngôi Vua cho cha là Norodom Suramarith
để thành lập Cộng đồng xã hội bình dân . Tổng tuyển cử tháng 9/1955 Cộng đồng
xã hội bình dân đã giành thắng lợi lớn, Sihanouk trở thành Thủ tướng, mọi quyền
lực tập trung vào tay ông. Năm 1960 Quốc vương Norodom Suramarith qua đời,
Sihanouk được Quốc hội bầu làm Quốc trưởng Campuchia.
+ Ngày 18/03/1970 Lon Nol-Siric Matak được sự hậu thuẫn của Mỹ đã đảo chính
Sihanouk và thành lập Cộng hòa Khmer tháng 10/1970. Sihanouk và Hoàng tộc
sang cư trú tại Trung Quốc và sau đó thành lập mặt trận đoàn kết dân tộc
Campuchia ( FUNK ) và Chính phủ đoàn kết dân tộc đoàn kết Campuchia (
GRUNK)
đặt
trụ

sở
tại
Bắc
Kinh
Trung
Quốc
.
+ Ngày 17/04/1975 Pol Pot lật đổ chế độ cộng hòa của Lon Nol và thành lập nước
Campuchia dân chủ , thực hiện chế độ diệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử của
Campuchia
.
+ Ngày 2/12/1978 Mặt trận giải phóng dân tộc Campuchia ra đời do Heng Samrin
làm Chủ tịch, ngày 7/01/1979 với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, mặt
trận giải phóng dân tộc Campuchia đã lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot - Eng Xary,
thành lập nước Cộng hòa nhân dân Campuchia, năm 1989 đổi thành nhà nước
Campuhia.
+ Ngày 23/01/1991 Hiệp định hòa bình Campuchia được ký kết giữa 19 nước và 4
phái của Campuchia tại thủ đô Paris ( Pháp ) . Từ ngày 23 -25/5/1993 tổng tuyển
cử ở Campuchia do Liên Hiệp Quốc tổ chức . Ngày 24/09/1993 Quốc hội mới và
Chính phủ liên hịêp giữa Đảng CPP - FUNCINPEC được thành lập và đổi tên
nước thành Vương quốc Campuchia, Sihanouk lần thứ hai lên ngôi Vua.
+ Ngày 26/07/1998 tổng tuyển cử lần thứ hai, Chính phủ Hoàng gia tiếp tục là
Chính phủ liên hiệp giữa đảng CPP và đảng FUNCINPEC.
+ Ngày 27/7/2003 tổng tuyển cử lần thứ ba, tuy nhiên do bế tắc chính trị kéo dài
nên gần một năm sau, ngày 15/07/2004 Chính phủ liên hiệp nhiệm kỳ 3 giữa đảng
CPP và đảng FUNCINPEC mới được thành lập do Samdech Hun Sen làm Thủ
tướng.
+ Ngày 6/10/2004 Quốc vương Sihanouk tuyên bố thoái vị, ngày 14/10/2004 Hội
25



×