Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

biểu hiện văn hóa tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.65 KB, 6 trang )

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HOÁ TỔ CHỨC
Cơ quan hành chính Nhà nước
1. Các biểu hiện vật thể
a. Biểu tượng
Biểu tượng của các cơ quan hành chính Nhà nước có thể là lá cờ
Tổ quốc được treo theo quy định hiện hành về lễ tân nhà nước và
logo, ngoài ra còn thể hiện trong văn bản với tư cách là các quyết
định hành chính thành văn

b. Ngôn ngữ, khẩu hiệu

Hiện nay các công sở của ta hành động theo phương châm là duy
trì một hệ thống hành chính của dân, do dân, vì dân.
c. Nghi lễ, nghi thức

Là các chuẩn mực hành động và thể hiện ở thủ tục trình ký văn
bản, quy trình hội họp
d. Trang phục


Cách ăn mặc của cán bộ, công chức nơi công sở phải phù hợp với
truyền thống giản dị, gọn gàng, sạch sẽ, đúng đắn của nhân dân ta.
Với vị trí tiêu biểu cho quyền lực của nhà nước thì không thể chấp
nhận cách thức ăn mặc theo phương Tây.
e. Giao tiếp, ứng xử

Theo điều 8 khoản 2 của Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức,
viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương: “Trong
giao tiếp tại công sở và với công dân, cán bộ, công chức, viên chức
phải có thái độ lịch sự, hoà nhã, văn minh. Khi giao dịch trực tiếp,
hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phương tiện thông tin


(điện thoại, thư tiins, qua mạng...) phải đảm bảo thông tin trao đổi
đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân
cần hướng dẫn, trả lời.”
Cán bộ, công chức khi tham gia các hoạt động xã hội phải thể hiện
văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục. Có trách
nhiệm hướng dẫn người dân khi tham gia vào các hoạt động đúng
quy định của pháp luật nhằm tạo nếp sống và làm việc theo pháp
luật. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật phải có trách
nhiệm thông báo với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý cán bộ,
công chức không được lợi dụng chức quyền mạo danh khi tham
gia các hoạt động xã hội.
Theo điều 17 của Luật cán bộ công chức quy định về văn hoá giao
tiếp với dân: “1. Cán bộ, công chức phải gần gũi với dân; có tác
phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp
phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc./ 2. Cán bộ, công chức không
được hách dịch, cửa quyền gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân
khi thi hành công vụ.”
f. Kiến trúc, nội thất, cách bài trí

“Cơ quan phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ
tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt và địa chỉ của cơ quan. Bộ Nội vụ
hướng dẫn thống nhất cách thể hiện biển tên cơ quan.”
“Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức
danh cán bộ, công chức, viên chức. Việc sắp xếp, bài trí phòng làm
việc phải đảm bảo gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý.”
2. Các biểu hiện phi vật thể
a. Giá trị, niềm tin và thái độ


Cán bộ khi tiếp nhận và xử lý vấn đề của người dân cần có thái độ

hữu ích, nhiệt tình, không được phép nhận hối lộ hay có bất kì biểu
hiện tiêu cực nào
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời kì “bao cấp” nên vẫn còn sự cửa
quyền và không chú trọng việc đào tạo thái độ nhân viên khi tiếp
người dân
b. Các tập tục không thành văn
Hiện tượng tuyển dụng “con ông cháu cha”. Do mục đích của kiểu
cơ quan này không chú ý đến lợi nhuận kinh tế nên hiện tượng này
vẫn còn xảy ra khá phổ biến, dẫn đến việc nhiều người trong bộ
máy hành chính có năng lực chưa phù hợp để làm việc.

Tổ chức doanh nghiệp tư nhân trong nước
1. Các biểu hiện vật thể
a. Kiến trúc, nội thất, cách bài trí

Đa phần có thiết kế hiện đại với nhiều không gian mở tạo sự thoải mái
cho bầu không khí làm việc hiệu quả.
Nội thất trong các tổ chức tư nhân được bài trí một cách đẹp mắt như
một hình thức giao tiếp với khách hàng về sự chuyên nghiệp và uy tín
của mình.
b. Nghi lễ, nghi thức
Đa phần các doanh nghiệp tư nhân khá chú trọng đến các nghi lễ, nghi
thức như lễ khai mạc, giới thiệu một sự kiện, các lễ hội, liên hoan, Tết,
sinh hoạt tập thể, du lịch…Quy mô của các nghi lễ, nghi thức này phụ
thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp lớn còn
coi các nghi lễ, nghi thức này như một hoạt động quảng bá thương hiệu
nên tổ chức rất hoành tráng.
c. Biểu tượng
Biểu thị giá trị, niềm tin mà nhà quản lý muốn đề cao. Mỗi doanh
nghiệp có một biểu tượng riêng tượng trưng cho giá trị, niềm tin của

mình.
Ví dụ: biểu tượng của 2 hãng xe hơi


Biểu tượng của Toyota gồm 3
hình êlip lồng vào nhau và được sắp xếp theo 3 hướng khác nha, tượng trưng cho
3 trái tim và mang ý nghĩa: thể hiện sự quan tâm với khách hàng, tượng trưng cho
chất lượng sản phẩm và những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ.

Biểu tượng sao 3 cánh
của Mercedes-Benz tượng trưng cho 3 yếu tố đất, nước và không khí.
Logo này biểu trưng cho tham vọng và ước mơ cháy bỏng đưa sản
phẩm thống trị ở khắp mọi nơi: mặt đất, dưới biển và cả trên bầu trời.
d. Ngôn ngữ, khẩu hiệu
Khẩu hiệu diễn đạt một cách cô đọng nhất về triết lý của tổ chức và
thường gắn với tuyên bố về sứ mệnh của tổ chức đó. Khẩu hiệu, logo
không chỉ được treo, dán khắp nơi mà cần phải được phổ biến sâu
rộng để ăn sâu vào tiềm thức mọi người. Khẩu hiệu là kim chỉ nam để
định hướng và nhắc nhở hành vi của các thành viên doanh nghiệp
cũng như thu hút khách hàng. Khẩu hiệu, logo ngoài thể hiện bản chất
mong muốn của mỗi doanh nghiệp còn phải độc đáo và khác biệt.


Công ty, nhãn
hiệu
KFC

Sản phẩm kinh doanh

Khẩu hiệu


Đồ ăn nhanh

“finger lickin’ good-Vị ngon trên
từng ngón tay

Anlene

Sữa

Cathay Pacific
Thép Việt Hàn

Hàng không
Thép xây dựng

Xương của bạn, tương lai
của bạn
Thế mới là bay!
Sự lựa chọn cho mọi
công trình

e. Trang phục

Để thống nhất chung một điểm cho trang phục của các doanh nghiệp
tư nhân là không thể, vì với mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau,
phong cách lãnh đạo khác nhau ở từng doanh nghiệp mà trang phục
cũng khác nhau. Không chỉ có thế, trang phục còn khác nhau ở từng
bộ phận trong cùng một doanh nghiệp, thậm chí khác nhau tùy theo sự
kiện của doanh nghiệp.

Chẳng hạn như, một công ty chuyên về thiết kế và sản xuất đồ thời
trang cho phép và khuyến khích các nhân viên thiết kế, văn phòng ăn
mặc tự do theo ý muốn, thể hiện cá tính để thoải mái sáng tạo nhưng
lại có đồng phục riêng cho nhân viên bán hàng làm tại các cửa hàng
bán và giới thiệu sản phẩm để giúp khách tìm sự trơg giúp từ nhân
viên dễ hơn, tạo sự đồng bộ, chuyên nghiệp cho doanh nghiệp khi tiếp
xúc khách hàng. Một công ty chuyên về đào tạo (kinh doanh các trung
tâm dạy tiếng Anh, dạy một số chứng chỉ) lại yêu cầu nhân viên cả
công ty mặc nghiêm túc theo một khuôn mẫu sẵn có và mặc đồng
phục đối với nhân viên lễ tân.
2. Các biểu hiện phi vật thể
a. Nội quy, quy định của tổ chức

Để giữ gìn nội quy chung, tăng hiệu quả làm việc cũng như nâng cao giá trị
của công ty, các lãnh đạo doanh nghiệp thường đưa ra những quy định và
yêu cầu nhân viên phải tuân thủ. Những nội quy này được xây dựng tùy
thuộc vào văn hóa quản lý của doanh nghiệp.
Ví dụ: Tập đoàn Nitto quy định “Tài sản trí tuệ mà bạn tạo ra khi làm việc
tại tập đoàn Nitto sẽ trở thành tài sản của công ty ngay cả sau khi bạn đã rời
khỏi công ty”. Trích “Quy tắc và đạo đức kinh doanh của tập đoàn Nitto”
b. Giá trị, niềm tin và thái độ
Có thể thấy một điều thực tế rằng, dù các triết lý kinh doanh của các doanh
nghiệp có là gì, họ cũng phải chú trọng đến phần lợi nhuận. Nếu không có
lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ không thể tiếp tục tồn tại và phát triển.


Tùy vào triết lý kinh doanh mà các doanh nghiệp có thái độ khác nhau đối
với khách hàng, nhưng có một điểm chung là họ rất tôn trọng khách hàng, vì
đây chính là nguồn lợi nhuận của họ. Có doanh nghiệp chọn cho mình phong
cách nghiêm túc, yêu cầu nhân viên phải nói theo những “kịch bản” dựng

sẵn khi tiếp xúc với khách hàng, có doanh nghiệp chọn cách nói chuyện cởi
mở, thoải mái…Tất cả những điều này, một lần nữa, phụ thuộc vào ngành
nghề mà doanh nghiệp kinh doanh và triết lý làm việc của họ.



×