Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Biện pháp hoàn thiện chế độ “một cửa” tại UBND xã mỹ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.1 KB, 59 trang )

1

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1

Mô hình cơ cấu tổ chức của UBND xã Mỹ Đức, huyện An Lão- HP

Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 1.7
Bảng 1.8

Bảng cơ cấu nhân sự
Số liệu kinh tế chủ yếu
Cơ cấu GDP của UBND xã Mỹ Đức
Tổng sản xuất rau màu của UBND xã Mỹ Đức trong 4 năm
Tổng diện tích, sản lượng thủy sản của UBND xã Mỹ Đức trong 4 năm
Tổng đàn gia súc, gia cầm của UBND xã Mỹ Đức trong 4 năm
Kết quả năm học 2013-2014
Kết quả trạm y tế tổ chức khám trong 2 năm gần đây

Bảng 1.9

Số lượng các loại tệ nạn xã hội trên xã Mỹ Đức năm 2014

Bảng 2.1


Số lượng các loại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2014

Bảng 2.2

Kết quả cải cách tại bộ phận “ một cửa” của UBND xã Mỹ Đức năm 2012

Bảng 2.3

Kết quả cải cách tại bộ phận “ một cửa” của UBND xã Mỹ Đức năm 2013

Bảng 2.4

Kết quả cải cách tại bộ phận “ một cửa” của UBND xã Mỹ Đức năm 2014

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ
BTXH
CCHC
HĐND
LHPN
MTTQ

Bình quân
Bảo trợ xã hội
Cải cách hành chính
Hội đồng nhân dân
Liên hiệp phụ nữ
Mặt trận Tổ Quốc



2

NVQS
PCCC

THCS
TTHC
UBND

Nghĩa vụ quân sự
Phòng cháy chữa cháy
Quyết định
Trung học cơ sở
Thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân


3

LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện đường lối mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương về cải cách hành
chính và luôn xác định cải cách hành chính là khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới
phát triển đất nước. Các cơ quan nhà nước, trong đó Chính phủ đã ban hành và tổ chức
thực hiện nhiều Chương trình, Kế hoạch để triển khai cải cách hành chính theo chủ
trương, Nghị quyết của Đảng. Cải cách theo cơ chế “một cửa” bước đầu đã đạt được
những kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu chung của đất nước. Tuy nhiên vẫn
còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đó là lý do em đã chọn đề tài “Biện pháp hoàn thiện cơ
chế “một cửa” tại UBND xã Mỹ Đức”.
Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà gây phiền hà đến người dân.Ngày
17/9/2001, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 136/QĐ-TTg về việc phê duyệt

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Muốn cải
cách hành chính thì TTHC phải đơn giản hóa một cách tối đa, tránh rườm rà. Để đáp
ứng yêu cầu đó, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định 181/2003/QĐ- TTg ngày
4/9/2003 về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính
nhà nước tại địa phương. Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở UBND huyện
An Lão nói chung, ở UBND xã Mỹ Đức nói riêng là một trong những công việc được
Đảng và nhà nước quan tâm nhiều. Muốn phát triển và hưng thịnh thì phải có bộ máy
hành chính, thể chế, thủ tục hành chính,…vv hiệu quả, vững mạnh.
Để tìm hiểu sâu hơn về cơ chế “một cửa”, sau thời gian học tập tại trường, bản
thân muốn mở mang thêm kiến thức thực tiễn về vấn đề này, do đó em đã xin thực tập
tại UBND xã Mỹ Đức, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Vì vậy em chọn đề tài “ Biện pháp hoàn thiện chế độ “một cửa” tại UBND xã Mỹ
Đức” làm đề tài cho bài chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của đề tài: ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo thì bài
chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về UBND xã Mỹ Đức


4

Chương 2: Thực trạng cơ chế “một cửa” tại UBND xã Mỹ Đức
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế “một cửa” tại UBND xã
Mỹ Đức


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ MỸ ĐỨC
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA UBND XÃ MỸ ĐỨC
1.1.1. Thông tin chung

Tên đơn vị: UBND xã Mỹ Đức
Địa điểm trụ sở: Thôn Tân Nam, xã Mỹ Đức
Email:
Sđt: 0313879052
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
- Uỷ ban nhân dân cấp xã do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu là cơ quan chấp hành
của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở UBND xã Mỹ Đức, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo
đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các chính
sách khác trên địa bàn xã Mỹ Đức.
- Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở xã Mỹ Đức, góp phần
bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung
ương tới cơ sở.
- Trong lĩnh vực kinh tế:
+ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân
dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện
kế hoạch đó.
+ Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn xã; dự toán thu, chi ngân sách
xã và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp xã; dự toán điều chỉnh ngân sách xã
trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách xã trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.


6

+ Tổ chức thực hiện ngân sách UBND xã, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp
trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã và báo cáo về ngân sách nhà
nước theo quy định của pháp luật.

+ Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý
các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng
đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ
công nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến
khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và
hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo
quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi.
+ Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ
đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn
kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại UBND xã.
+ Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định
của pháp luật.
+ Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở
xã và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề
mới.
- Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân
cấp.
+ Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư
nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng


7

và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định.
+ Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông

và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông,
cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ ban
nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở xã Mỹ Đức; phối hợp với
trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc
văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi.
+ Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo,
trường mầm non ở trong xã; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu
học, trường trung học cơ sở trên địa bàn xã.
+ Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình
được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh.
+ Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ
chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và
danh lam thắng cảnh ở trong xã Mỹ Đức theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ,
những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia
đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ
chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo
quy định của pháp luật.
+ Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa
bàn xã Mỹ Đức.


8

- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành
pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng
xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ xã Mỹ Đức.
+ Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký,
quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử
dụng lực lượng dân quân tự vệ ở xã Mỹ Đức.
+ Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng
ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở xã
Mỹ Đức..
- Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo
+ Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân
dân xã có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở xã theo quy định của
pháp luật.
- Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và
tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo
thẩm quyền.
+Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành
án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật.
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã Mỹ Đức
1.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức


9

Chủ tịch UBND xã

Công chức văn phòng – thống kê
Công chức tư pháp- hộ tịch
Công chức địa chính- xây dựng
Công chức tài chính- kế toán
Phó chủ tịch kinh tế- tài chính
Công chức văn hóa xã hội- thể thao
Phó chủ tịch văn hóa xã hội
Trưởng công an xã
Chỉ huy trưởng Quân Sự

( Nguồn phòng văn phòng thống kê tại UBND xã Mỹ Đức)
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của UBND xã Mỹ Đức, huyện An Lão- HP
Ủy ban nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần dân
nhất ở Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên, gồm Chủ tịch, 2
Phó Chủ tịch và các ủy viên (thường là chỉ huy trưởng BCH quân sự và Trưởng công
an xã). Thường trực Ủy ban nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch. Người
đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Về danh nghĩa, người
này do Hội đồng nhân dân của xã đó bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thông
thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sẽ đồng thời là một Phó Bí thư Đảng ủy của xã
đó. Ủy ban nhân dân xã hoạt động theo hình thức chuyên trách.


10

Bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân cấp xã gồm có 7 chức danh:
Công an, quân sự, kế toán, văn phòng, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội, địa chính.
Mỗi chức danh tùy vào tình hình thực tế địa phương mà bố trí số lượng biên chế phù
hợp.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận
- Chủ tịch UBND xã: Đồng chí Đỗ Văn Đạt

+ Chủ tịch UBND xã là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND xã,
chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo luật định; cùng với
tập thể chịu trách nhiệm về hoạt động cuả UBND xã trước UBND huyện. Chủ tịch
UBND xã phân công công tác cho các Phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND
xã, người được phân công phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND xã.
Chủ tịch UBND xã có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Lãnh đạo công tác của UBND xã, các thành viên UBND, các cơ quan chuyên
môn của UBND xã thực hiện các mặt công tác theo đúng nghị quyết của cấp uỷ,
HĐND, chương trình công tác của UBND xã và pháp luật của Nhà nước.
+ Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã trong
việc thực hiện hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị
quyết của Thành uỷ, HĐND Thị xã và quyết định của UBND xã.
+ Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc, quản lý điều hành bộ máy
hành chính hoạt động có hiệu quả.
+ Tổ chức chỉ đạo việc tiếp dân, xét giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
của nhân dân theo quy định của pháp luật.
+ Chịu trách nhiệm chỉ đạo và quản lý chung hoạt động của UBND và các thành
viên UBND xã. Chịu trách nhiệm chính trước UBND huyện An Lão, HĐND xã và
chịu trách nhiệm chính trị trước Đảng ủy xã.


11

+ Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND đến các thành viên
UBND và phối hợp các tổ chức đoàn thể tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
- chính trị - văn hoá xã hội tại địa phương.
+ Có quyền đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật cán
bộ, công chức nhà nước theo phân cấp mình quản lý. Phối hợp với chủ tịch, phó chủ
tịch HĐND xã hoạt động theo Luật tổ chức HĐND và UBND.
+ Trực tiếp phụ trách các mặt công tác: địa chính, nội chính, quản lý công tác quy

hoạch đô thị, tư pháp hộ tịch, Chủ tịch hội đồng NVQS xã, Trưởng ban chỉ đạo phòng
cháy chữa cháy, thuế, các công tác trọng tâm, những việc đột xuất như thiên tai- dịch
họa- dịch bệnh.
- Phó chủ tịch kinh tế- tài chính: Đồng chí Đỗ Linh Hoạt
+ Phụ trách công tác kinh tế- tài chính, xây dựng, giao thông, nhà đất và tài
nguyên - môi trường trong UBND xã.
+ Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm; biện pháp thực hiện chương
trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và chuyển đổi cơ cấu kinh
tế, cây trồng, vật nuôi tại địa phương theo quy hoạch chung.
+ Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa
phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa
phương; các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương và
điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; giám sát việc
thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.
+ Quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, các công trình thuỷ lợi theo phân cấp
của cấp trên; biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, bảo vệ
rừng, tu bổ và bảo vệ đê điều ở địa phương.
- Phó chủ tịch Văn hóa Xã hội: Đồng chí Đỗ Văn Khoa
+ Phụ trách công tác văn hóa - xã hội bao gồm: Văn hóa và thông tin, thể dục, thể
thao, giáo dục - đào tạo, trung tâm học tập cộng đồng, dạy nghề, y tế, dân số kế hoạch


12

hóa gia đình, lao động thương binh và xã hội, bảo hiểm y tế, công tác tôn giáo và các
lĩnh vực văn hóa - xã hội khác.
+ Phó ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đăng ký xây dựng đời sống văn hóa
ở khu dân cư” trên cơ sở phối hợp cùng Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể tổ chức thực
hiện nhiệm vụ gắn với việc quan tâm chăm lo đời sống nhân dân; củng cố và nâng cao
chất lượng hoạt động của các đội nhóm, câu lạc bộ …

+ Giúp chủ tịch về công tác quản lý văn phòng.
+ Là chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, Hội đồng giáo dục
xã; Chủ tịch Hội khuyến học; Trưởng ban xóa đói giảm nghèo; Trưởng ban dân số gia
đình và trẻ em; Trưởng ban chăm sóc sức khỏe ban đầu; Trưởng ban chỉ đạo xây dựng
quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; Trưởng ban chỉ đạo chương trình y tế quốc gia; Trưởng ban
chỉ đạo hè; Trưởng ban chỉ đạo công tác giáo dục quốc phòng; Trưởng các ban chỉ đạo
khác trong lĩnh vực văn hóa - xã hội.
+ Ký các văn bản thuộc lĩnh vực phân công phụ trách, các thủ tục hành chính theo
cơ chế “một cửa”, chứng thực các văn bản giấy tờ theo quy định; Giúp
+ Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ủy quyền ký các quyết định xử lý vi phạm
hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về văn hóa - xã hội.
- Công chức Văn phòng- Thống kê: Đồng chí Phạm Thị Mỹ
+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổ chức,
nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên
địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác thường kỳ.
+ Tổng hợp tình hình, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, tham mưu giúp UBND
xã trong việc chỉ đạo thực hiện.
+ Tổ chức các cuộc họp, cuộc làm việc của Uỷ ban.
+ Giúp UBND về công tác thi đua khen thưởng.


13

+ Tham gia bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trong giao dịch giữa Uỷ ban với cơ
quan, tổ chức, công dân theo cơ chế “một cửa”.
+ Giữ con dấu của lãnh đạo UBND xã.
+ Đảm bảo cơ sở vật chất và phương tiện làm việc.
+ Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm

việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các
kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân cấp xã; thực hiện công
tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân cấp xã; nhận đơn thư khiếu
nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét,
giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo việc thực hiện quy chế làm
việc của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp
luật.
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển công
nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã;
dự thảo các văn bản theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
- Công chức Tư pháp- Hộ tịch: Đồng chí Ninh Thị Thắm
+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.


14

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân
dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc
tham gia xây dựng pháp luật.
+ Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và

Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia
công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã.
+ Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo
dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công
chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và
công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã.
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
+ Thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch UBND cấp xã xem
xét, quyết định việc đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này.
+ Sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp.
+ Tổng hợp tình hình và thống kê chính xác số liệu hộ tịch để UBND cấp xã báo
cáo UBND cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và một năm.
+ Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp
luật về hộ tịch.
+ Giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ chức vụ
phải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm.
+ Hướng dẫn, tiếp tổ chức, công dân đến liên hệ về những công việc thuộc lĩnh
vực hộ tịch.
+ Xử lý trình Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã giải quyết các hồ sơ thuộc
lĩnh vực hộ tịch, sau đó trả kết quả cho tổ chức, công dân, viết phiếu thu phí và lệ phí
(nếu có).


15

- Công chức Địa Chính- Xây dựng: Đồng chí Nguyễn Văn Viễn
+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường,

xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo
quy định của pháp luật.
+ Hướng dẫn, tiếp tổ chức công dân đến liên hệ với những công việc thuộc lĩnh
vực đất đai, xây dựng nhà ở.
+ Xử lý trình Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã giải quyết hồ sơ thuộc lĩnh
vực đất đai, sau đó trả kết quả cho tổ chức, công dân, viết phiếu thu phí và lệ phí ( nếu
có).
+ Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các
báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học,
công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã.
+ Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy
ban nhân dân cấp xã.
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong
việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng
đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các
hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở
trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân
dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
- Công chức Tài chính- Kế toán: Đồng chí Trịnh Thị Phương


16

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy

định của pháp luật.
+ Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn
thu trên địa bàn cấp xã.
+ Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng
dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo
tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật.
+ Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế
toán các quỹcông chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền
gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...) theo quy định của pháp luật.
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán
các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo
quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
- Công chức Văn hóa- Xã hội: Đồng chí Phạm Văn Hùng, Ngô Anh Tuấn
+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch,
thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của
pháp luật.
+ Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du
lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở
cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã.
+ Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi, tổng
hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động


17

thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với

người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các
công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa
đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã.
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố
xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa
bàn cấp xã.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
- Trưởng công an xã: Đồng chí Đỗ Văn Quang
+ Chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp
vụ của công an huyện, chịu trách nhiệm chính về mặt An ninh chính trị – Trật tự an
toàn xã hội.
+ Tham mưu cho cấp ủy Đảng, UBND xã đề ra các chủ trương biện pháp và kế
hoạch phát động phong trào quần chúng, xây dựng và củng cố vững chắc nền tảng An
ninh trật tự ở xã.
+ Hướng dẫn các ban ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng, các tổ chức Kinh tế –
Xã hội và nhân dân trong xã, thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ An ninh trật tự ở xã.
+ Làm nòng cốt trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, trực tiếp
thực hiện làm các mặt công tác phòng ngừa, bảo vệ An ninh trật tự trong phường theo
quy định của pháp luật về hướng dẫn của công an cấp trên. (Thực hiện 09 nhiệm vụ
của công an phường).
+ Trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo lực lượng công an chấp hành nhiệm vụ của trưởng
ban chỉ đạo 138, ban chỉ đạo an toàn giao thông, Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy,
làm chủ công nòng cốt cho liên tịch các ngành, đoàn thể trong phong trào bảo vệ an
ninh tổ quốc.
- Chỉ huy trưởng Quân sự: Đồng chí Bùi Xuân Mính


18


+ Trực tiếp chỉ huy lực lượng dân quân, chịu trách nhiệm chính trong quản lý,
huấn luyện lực lượng dân quân, bảo đảm phối hợp với công an trong giữ gìn An ninh
trật tự tại địa phương. Nắm và quản lý tốt quân dự bị 1, xây dựng lực lượng dân quân
mạnh. Bảo đảm công tác tuyển quân hàng năm đúng Luật, hoàn thành chỉ tiêu trên
giao.
+ Tham mưu giúp cho chủ tịch UBND, chủ tịch hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã về
công tác quân sự địa phương. Xây dựng và huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ, quân
dự bị, tuyển sinh quân sự, tuyển quân hàng năm. Quản lý chắc thanh niên trong độ tuổi
Nghĩa vụ quân sự. Công khai dân chủ trong thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự trên địa
bàn để dân biết và thực hiện.
+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa bàn theo
quy định của pháp luật.
+ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân tự
vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của cơ quan
có thẩm quyền.
1.3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA UBND XÃ MỸ
ĐỨC
1.3.1. Đặc điểm nhân sự

Bảng 1.1: Bảng cơ cấu nhân sự
STT

Họ và tên

Chức vụ

1
2
3

4
5
6
7

Đỗ Minh Thêu
Nguyễn Văn Thường
Trần Trọng Yêm
Phạm Văn Hải
Đỗ Văn Đạt
Đỗ Linh Hoạt
Đỗ Văn Khoa

Bí thư Đảng ủy
Phó bí thư Đảng ủy
Chủ tịch HĐND
Phó chủ tịch HĐND
Chủ tịch UBND
Phó chủ tịch UBND
Phó chủ tịch UBND


19

8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21

Đỗ Văn Thanh
Ngô Thị Vin
Đỗ Chính Nghĩa
Phạm Văn Thập
Đỗ Trọng Hiếu
Đỗ Văn Quang
Bùi Xuân Mính
Ninh Thị Thắm
Trịnh Thị Phương
Nguyễn Văn Viễn
Đỗ Nguyễn Thái
Ngô Anh Tuấn
Phạm Văn Hùng
Phạm Thị Mỹ

Bí thư Đoàn thanh niên
Chủ tịch hội LHPN
Chủ tịch hội Nông dân
Chủ tịch hội CCB
Chủ tịch MTTQ
Trưởng công an

Chỉ huy trưởng Quân sự
Tư pháp- Hộ tịch
Tài chính- Kế toán
Địa chính- Xây dựng
Địa chính- Xây dựng
Văn hóa- Xã hội
Văn hóa- Xã hội
Văn phòng- Thống kê

( Nguồn phòng văn phòng- thống kê UBND xã Mỹ Đức)
1.3.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
UBND xã Mỹ Đức nằm giáp quận Kiến An về phía Nam, giáp xã Thái Sơn về
phía Tây và cách trung tâm thành phố khoảng 12km về phía Nam, bao gồm 07 thôn
nằm trong địa giới hành chính xã, được xác định như sau:
+ Phía Bắc: giáp sông Đa độ, quận Kiến An và Xã Thái Sơn.
+ Phía Đông: giáp xã An Thọ và Xã An Thái.
+ Phía Nam: giáp xã Chiến Thắng.
+ Phía Tây: giáp xã Tân Viên
- Đặc trưng địa hình là vùng đồng bằng, có sông Đa Độ chảy ở phía Bắc. Có
nhiều ao đầm, bán đảo do sông uốn lượn thành. Địa hình bằng phẳng, địa mạo đa dạng.
- Khí hậu: xã nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của 2
loại gió chính là gió mùa Đông Bắc vào mùa khô và gió Đông nam vào mùa mưa.
1.3.3. Đặc điểm hoạt động kinh tế
- Các số liệu kinh tế chủ yếu
Bảng 1.2: Số liệu kinh tế chủ yếu
STT

Số liệu kinh tế chủ yếu

Đơn vị tính


Năm 2014

1

Dân số

Người

14.000


20

2
3
4
5

Đất đai
Tổng thu nhập quốc dân
Bình quân thu nhập đầu người/ năm
Mức độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm

Ha
Tỷ đồng
Triệu đồng
%

863,36

260,76
14
8,45

( Nguồn phòng văn phòng- thống kê UBND xã Mỹ Đức)
- Với số dân 14000 người năm 2014 thì xã Mỹ Đức là một xã tương đối đông dân
trên địa bàn UBND huyện An Lão, chiếm 10% trên tổng số người trong địa bàn huyện.
- Tổng thu nhập quốc dân tăng rõ rệt so với năm 2013.
- Cơ cấu ngành nghề
Bảng 1.3: Cơ cấu GDP của UBND xã Mỹ Đức
STT

Ngành Nghề

1

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:
+ GDP
+ Tỷ trọng
Công nghiệp và xây dựng:
+ GDP
+ Tỷ trọng
Dịch vụ, vận tải:
+ GDP
+ Tỷ trọng
Thu nhập khác
+ GDP
+ Tỷ trọng

2

3
4

Tổng cộng
+ GDP
+ Tỷ trọng

Đơn
tính

vị

Năm 2012

Năm 2013

Năm
2014

Tỷ đồng
%

86,58
38,28

67,875
30,6

77,32
29,65


Tỷ đồng
%

4,8
2,13

5,2
2,03

10,74
4,12

Tỷ đồng
%

28
12,38

39,6
15,48

44,43
17,04

Tỷ đồng
%

106,78
47,21


143,215
51,89

128,27
49,19

Tỷ đồng
%

226,16
100

255,890
100

260,76
100

( Nguồn phòng văn phòng- thống kê UBND xã Mỹ Đức)
- Là vùng nông thôn, nên mang tính chất của một xã thuần nông, cơ cấu ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng cao, cơ cấu ngành dịch vụ-vận tải
cũng đã và đang phát triển.
1.3.4. Đặc điểm văn hóa- xã hội
- Đặc điểm văn hóa


21

+ Dân trí: không có nạn mù chữ.

+ 100% là dân tộc Kinh.
+ Xã có một nhà văn hóa xã ở thôn Tân Nam và 07 nhà văn hóa thôn.
+ Hầu như ở 07 thôn đều có công trình tôn giáo( chùa) gắn liền với nghĩa trang.
- Đặc điểm xã hội
+ Dân số: toàn xã có 14.000 người, 2.996 hộ, bình quân 4,67 người/hộ. Đặc điểm
về phát triển dân số: Tỷ lệ tăng dân số thấp do lao động có sự chuyển dịch ra thành
phố.
+ Y tế: Tại trung tâm trên trục đường 354 có Bệnh viện Đa khoa cơ sở 2 và một
trạm y tế xã ở thôn Tiến Lập
+ Giáo dục: Xã có một trường THCS tại thôn Tân Nam, 2 trường tiểu học Mỹ
Đức, 04 trường mầm non tại các thôn Kim Châm, Tiến Lập, Minh Khai, Tân Nam.
1.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1.4.1. Về kinh tế
- Là xã có nền kinh tế phát triển mạnh trong huyện An Lão, sản xuất chính là
nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.Các ngành công nghiệp-xây dựng,
dịch vụ-vận tải,…cũng đang trên đà phát triển.
- Hiện đang có xu hướng chuyển đổi kinh tế sang dịch vụ tập trung, kinh tế trang
trại, trồng hoa màu năng xuất cao và tiểu thủ công nghiệp như may mặc mộc, lám nghề
mây tre đan …tuy nhiên tỷ lệ còn rất thấp, vì vậy cần có định hướng phát triển kinh tế
nhằm tạo thương hiệu và thu hút lao động địa phương.

Kết quả hoạt động của UBND xã Mỹ Đức được thông qua bảng sau:


22

So sánh
Chỉ
tiêu


Đ
VT

1:Tổ
ng tài sản

Năm
2012

T

2013
80

Năm
2014

92

2013/2012
(+/-)

96

2014/2013
(

%)

12


riệu đ

2:La

1

(+/-)

n

32

33

7.071,18

ngân riệu đ 4747

10.387,8
68482

35
12.076,8
68959

1
3.316,
683733


(
%)

4

15

o động
gười
3:Th
T
u

Năm

1
04,35

1
03,13
1
46,9

2
1.689.
00047

1
06,06
1

16,26

sách
4:Th
u

T

17

20,609

25

3,609

nhập riệu đ

1

4,391

21

1
21

bình quân /ngườ
của người i
lao động

5:C
hi

T

6.834,07

ngân riệu đ 7405

9.892,96

8.152,23

4784

3.058,
887379

1
44,76

1.740,
734784

8
2,4

sách
6:N
ộp


T

10

14

15

4

ngân riệu đ

1

1

40

sách nhà
nước
(Nguồn phòng Tài chính- Kế toán của UBND xã Mỹ Đức)
Trong đó:
(1) Tổng tài sản: Chỉ tiêu này được tính bình quân giữa “tài sản đầu năm” và “tài
sản cuối năm” trên Bảng cân đối kế toán.
(2) Lao động: Tổng lao động làm việc tại UBND xã (lao động trong danh sách trả
lương và lao động làm theo hợp đồng). Trong năm, số lao động có thể có biến động

1
07,14



23

(tăng, giảm) nên chỉ tiêu này cần được tính bình quân (kiến thức của môn thống kê). Số
liệu này lấy từ phòng Tài chính- kế toán.
(3) Thu ngân sách: tổng doanh thu của tất cả các hoạt động, gồm: Thu ngân sách
xã đã qua kho bạc + Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm(%) + Các khoản thu
phân chia khác do Tỉnh quy định (bao gồm: Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên + Viện
trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã (nếu có) + Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển
sang (nếu có) + Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc). Số liệu này lấy từ trên báo cáo
tổng hợp Thu ngân sách xã của phòng Tài chính - Kế toán.
(4) Thu nhập bình quân của người lao động: Lấy tổng thu nhập của toàn bộ lao
động trong năm chia cho tổng lao động bình quân (chỉ tiêu 2). Số liệu này lấy từ phòng
Tài chính - Kế toán
(5) Chi ngân sách: gồm: Chi đầu tư phát triển + Chi thường xuyênmà xã phải nộp
vào ngân sách Nhà nước trong năm. Có giải thích thêm số đã nộp là bao nhiêu, số còn
phải nộp là bao nhiêu. Số liệu này lấy từ phòng Tài chính- Kế toán.
(6) Nộp ngân sách nhà nước: gồm: Lũy kế tất cả các khoản thuế, phí, lệ phí và
các khoản khác mà UBND xã phải nộp vào ngân sách Nhà nước trong năm. Có giải
thích thêm số đã nộp là bao nhiêu, số còn phải nộp là bao nhiêu. Số liệu này lấy từ
phòng kế toán.

Bảng 1.4: Tổng sản xuất lúa và rau màu của UBND xã Mỹ Đức trong 4 năm
Năm

Sản xuất lúa

Rau màu
(ha)



24

2011
2012
2013
2014

Diện tích
(ha)

Năng
(tạ/ha)

460,1
458,68
400,1
384,68

124
124
117,8
110,6

suất

BQ

Sản lượng (tấn)

5.705
5.687
4.700
4.600

72
70
68
60

( Nguồn phòng Văn phòng- Thống kê UBND xã Mỹ Đức)
Bảng 1.5: Tổng diện tích, sản lượng thủy sản của UBND xã Mỹ Đức trong 4
năm
Các nội dung thực hiện

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2013

Diện tích ( ha)

88

86

85,7


87

Sản lượng ( tấn)

68

74

83

82

( Nguồn phòng Văn phòng- Thống kê UBND xã Mỹ Đức)
Bảng 1.6: Tổng đàn gia súc, gia cầm của UBND xã Mỹ Đức trong 4 năm
Năm 2014
Stt

Các nội dung thực hiện

1

Tổng đàn lợn:

2

Tổng đàn trâu, bò:

4


Tổng đàn gia cầm:

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

5.900

5.826

5.678

239

192

129

80.000

78.000

71.900

5.600
136
70.430


( Nguồn phòng Văn phòng- Thống kê UBND xã Mỹ Đức)
Nhìn vào kết quả trên ta thấy: Xã Mỹ Đức là một xã thuần nông nên tổng thu
nhập quốc dân trong ngành nông – lâm - ngư nghiệp cao. Với diện tích đất nông nghiệp
lớn chưa bị tác động nhiều, đang tăng cường cơ giới hóa trong nông nghiệp, năng suất
trồng lúa chủ yếu 2 vụ, năng suất cao và đem lai hiệu quả kinh tế.


25

Với ưu điểm có nhiều dịch vụ Thương mại trên tuyến, xã tận dụng lợi thế để
phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ chung cho toàn xã. Diện tiếp xúc với sông Đa Độ lớn
mang lại nguồn lợi phát triển nuôi trồng thủy sản của xã. Tổng đàn gia xúc, gia cẩm
vẫn duy trì ở mức ổn định.
1.4.2. Về văn hóa - xã hội
- Công tác văn hóa giáo dục: quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ
công tác giảng dạy các cấp.
+ Kết quả năm học 2013-2014 của các cấp học trong UBND xã Mỹ Đức:

• Cả 3 bậc học có 58 lớp, 151 giáo viên và 1.378 học sinh.
• Học sinh đạt giải thành phố: 20 giải; học sinh đạt giải huyện: 79 giải
• Kết quả lên lớp đạt 99,6% tốt nghiệp.
Bảng 1.7: Kết quả năm học 2013-2014
Xếp loại
Học sinh giỏi

Số lượng học sinh
362

Tỷ lệ
26,27


Học sinh khá
Học sinh TB- Yếu
Cháu ngoan Bác Hồ

533
483
1.285

38,68
35,05
93,25

(Nguồn phòng Văn phòng- Thống kê UBND xã Mỹ Đức)
Nhìn chung công tác văn hóa - giáo dục tại xã Mỹ Đức luôn đạt chất lượng cao,
luôn đứng vị trí thứ 2 sau thị trấn An Lão. Luôn được khen thưởng thành tích thi đua
“dạy tốt học tốt”.
- Công tác chăm sóc sức khỏe
+ Dân số kế hoạch hóa gia đình và trẻ em luôn được quan tâm, thực hiện tốt
chương trình y tế quốc gia, duy trì tốt 10 chuẩn y tế xã. Quan tâm chăm lo khám chữa
bệnh ban đàu cho nhân dân, không để tai biến do điều trị, không để dịch bệnh xảy ra
trên địa bàn.
Bảng 1.8: Kết quả trạm y tế tổ chức khám trong 2 năm gần đây
Nơi khám

Số lượng
Năm 2013

Năm 2014



×