Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng,phát triển và năng suất của một số giống lúa tại gia lâm hà nội và nghĩa hưng nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

---------

---------



NGUYỄN ðÌNH DŨNG


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC
BÓN PHÂN VÀ HÁI ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN,
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN
TRỒNG TẠI XÃ PHÚ HỘ, THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn ðình Vinh
TS. ðỗ Văn Ngọc





HÀ NỘI - 2011

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

i
LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 10 năm 2011
Tác giả luận văn



Nguyễn ðình Dũng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

ii
LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn trực tiếp là:
TS. Nguyễn ðình Vinh, TS. ðỗ Văn Ngọc ñã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn ñể
tác giả có thể hoàn thành ñược bản luận văn này.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chè -
Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc ñã tạo ñiều kiện
và giúp ñỡ về ñịa ñiểm triển khai các thí nghiệm cho tác giả. Trân trọng cảm
ơn Bộ môn Chất lượng sản phẩm giống chè - Trung tâm nghiên cứu và phát
triển chè, Phòng phân tích ñất và chất lượng nông sản - Viện Khoa học kỹ
thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tác giả
hoàn thành ñề tài này.
Công trình ñược hoàn thành có sự ñộng viên của gia ñình, bạn bè ñộng
nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn những sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!


Tác giả luận văn



Nguyễn ðình Dũng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ðỒ ix
PHẦN I: MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1

1.2 Mục ñích 2
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu của ñề tài 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sử dụng phân bón cho chè 4
2.2 Cơ sở khoa học xác ñịnh biện pháp kỹ thuật hái: 19
PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 29
3.1 Vật liệu nghiên cứu 29
3.2 ðịa ñiểm thực hiện thí nghiệm 29
3.3 Thời gian tiến hành làm thí nghiệm 29
3.4 Nội dung nghiên cứu 29
3.5 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng: 29
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
4.1 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM BÓN PHÂN. 40
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

iv
4.1.1 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến sinh trưởng của
cây chè 40
4.1.2 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến ñộng thái tăng
trưởng lá 42
4.1.3 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất chè 45
4.1.4 Ảnh hưởng của một số công thức bón ñến thành phần cơ giới búp
chè 46
4.1.5 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân bón ñến phẩm cấp búp 48
4.1.6 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến một số loại sâu
hại chính trên chè vụ xuân 49

4.1.7 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến thành phần hóa
sinh trong búp chè 50
4.1.8 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến chất lượng sản
phẩm chè 51
4.1.9 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến các chỉ tiêu hóa
tính ñất 53
4.1.10 Hiệu quả kinh tế của các công thức bón thí nghiệm bón phân: 54
4.2 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUY CÁCH HÁI ðẾN
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG BÚP CỦA
GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN 56
4.2.1 Ảnh hưởng của một số công thức hái (quy cách hái) ñến sinh
trưởng thân cành chè 56
4.2.2 Ảnh hưởng của một số công thức hái (quy cách hái) ñến ñộng
thái tăng trưởng lá chè 58
4.2.3 Ảnh hưởng của một số công thức hái (quy cách hái) ñến thời gian
sinh trưởng, năng suất lứa chè 59
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

v
4.2.4 Ảnh hưởng của một số công thức hái (quy cách hái) ñến các yếu
tố cấu thành năng suất 60
4.2.5 Ảnh hưởng của các công thức hái (quy cách hái) ñến tỷ lệ mù
xòe và phẩm cấp búp 61
4.2.6 Ảnh hưởng của một số công thức hái (quy cách hái) ñến thành
phần sinh hóa trong chè 62
4.2.7 Ảnh hưởng của một số công thức hái (quy cách hái) ñến chất
lượng chè qua thử nếm: 63
4.2.8 ðánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức hái (quy cách hái): 64
4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ðIỂM HÁI BÚP TRONG NGÀY
ðẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CHÈ

KIM TUYÊN: 65
4.3.1 Ảnh hưởng của thời gian hái búp trong ngày ñến năng suất chè: 65
4.3.2 Ảnh hưởng của thời gian hái búp trong ngày ñến thành phần hóa
sinh trong chè: 66
4.3.3 Ảnh hưởng của thời gian hái búp trong ngày ñến chất lượng chè
(qua thử nếm cảm quan): 66
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 68
5.1 Kết luận: 68
5.2 ðề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Phụ lục 75

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

Viết tắt Viết ñầy ñủ
CT
Công thức
CV%:
Hệ số biến ñộng
ðK:
ðường kính
KTCB:
Kiến thiết cơ bản
LSD
0.05
:
Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

tại mức ý nghĩa α = 0,05

LAI
Chỉ số diện tích lá
LC
Lá cá
NSLT:
Năng suất lý thuyết
NSTT:
Năng suất thực thu
NXB:
Nhà xuất bản
TB:
Trung bình
TCVN:
Tiêu chuẩn Việt Nam
VKHKTNLNMNPB
Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm
nghiệp miền núi phía Bắc







Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG


2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng chè Phú Thọ giai ñoạn 2006 –
2010 10

4.1 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến sinh trưởng thân
cành chè 40

4.2 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến ñộng thái tăng
trưởng lá chè 43

4.3 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất 45

4.4 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến thành phần cơ
giới búp chè 47

4.5 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân bón ñến phẩm cấp
búp và tỷ lệ mù xòe 48

4.6 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến một số loại sâu
hại chính trên chè Kim Tuyên 49

4.7 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến chất lượng sản
phẩm chè 50

4.8 Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến chất lượng sản 52

4.9 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến các chỉ tiêu hoá
tính của ñất (ñộ sâu 0 – 20 cm) 53


4.10 Sơ bộ hiệu quả kinh tế của các thí nghiệm thức bón phân 55

4.11 Ảnh hưởng của một số công thức hái (quy cách hái) ñến sinh
trưởng thân cành chè 56

4.12 Ảnh hưởng của một số công thức hái (quy cách hái) ñến kích
thước và chỉ số diện tích lá chè 58

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

viii
4.13 Ảnh hưởng của một số công thức hái (quy cách hái) ñến thời gian
sinh trưởng, năng suất lứa chè 59

4.14 Ảnh hưởng của một số công thức hái (quy cách hái) ñến các yếu
tố cấu thành năng suất 60

4.15 Ảnh hưởng của các công thức hái (quy cách hái) ñến tỷ lệ mù
xòe và phẩm cấp búp 61

4.16 Ảnh hưởng của một số công thức hái (quy cách hái) ñến thành
phần sinh hóa trong chè 63

4.17 Ảnh hưởng của một số công thức hái (quy cách hái) ñến kết quả 64

4.18 Sơ bộ hiệu quả kinh tế của các công thức hái (cách hái) cho chè 64

4.19 Ảnh hưởng của thời gian hái chè trong ngày ñến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất: 65


4.20 Ảnh hưởng của thời gian hái ñến thành phần hóa sinh trong chè 66

4.21 Ảnh hưởng của thời gian hái búp trong ngày ñến chất lượng chè
quả thử nếm cảm quan mẫu chè xanh giống Kim Tuyên 67


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

ix
DANH MỤC HÌNH

4.1 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến sinh trưởng thân
cành chè 41
4.2 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến kích thước lá
chè 44
4.3 Ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến thành phần cơ
giới búp 47
4.4 Ảnh hưởng của một số công thức hái (quy cách hái) ñến sinh
trưởng thân cành chè 57
4.5 Ảnh hưởng của một số công thức hái ñến lá chè 59


Trng i hc Nụng Nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc nụng nghip .

1
PHN I: M U

1.1. Tớnh cp thit ca ủ ti
Cõy chố (Camellia sinensis O.Kuntze) l cõy cụng nghip di ngy cú
chu k kinh t di, mau cho sn phm, ủem li hiu qu kinh t cao v n

ủnh. õy l cõy trng phc v khai thỏc din tớch ủt ủi, nỳi ca cỏc vựng
min rt cú hiu qu.
Việt Nam đợc đánh giá là nớc có ngành sản xuất chè phát triển
nhanh với nhiều vùng chè đặc sản nổi tiếng. Chè Việt Nam đ đợc xuất sang
thị trờng 107 nớc trên thế giới trong đó có 68 thị trờng thuộc các Quốc gia
là thành viên của tổ chức thơng mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, hiện nay
Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu ở dạng chè bán thành phẩm với chất lợng ở
mức trung bình và thấp. Câu hỏi mà ngành chè quan tâm nhất hiện nay là làm
sao để nâng cao chất lợng chè phục vụ xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh,
khẳng định đợc thơng hiệu chè Việt Nam trên thị trờng thế giới.
Để trả lời câu hỏi đó, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về diện tích,
sản lợng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh chè ở các kỹ thuật
bón phân, tới nớc thì việc đa giống mới, giống có chất lợng cao vào
sản xuất đợc đăc bịêt chú ý.
Ging chố Kim Tuyờn l ging chố mi ủc nhp ni t i Loan v
ủc B Nụng nghip v Phỏt trin nụng thụn cho phộp kho nghim t nm
2000. Đây là giống dễ trồng, tỷ lệ sống cao, sinh trởng khoẻ, bớc đầu cho
thấy có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái miền Bắc nớc ta. Tuy
nhiên để cho kết quả của việc đa giống mới thành công trong sản xuất, ngời
trồng chè cần phải am hiểu và lựa chọn các kỹ thuật canh tác phù hợp với bản
chất giống chè, điều kiện và trình độ kỹ thuật của ngời trồng chè.
Trong sản xuất chè vic bún phõn v hái chè là hai khâu có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng.
Trng i hc Nụng Nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc nụng nghip .

2
Bún phõn lm nh hng ủn sinh trng, phỏt trin nng sut chố. Bún
phõn hp lý giỳp cõn ủi cỏc cht dinh dng, b xung dinh dng cho ủt do
cõy chố ly ủi, do xúi mũn, ra trụi ca ủt... l gii phỏp bo v ủt trng chố
hp lý. Vn ủ ủt ra cn tỡm hiu chng loi v lng phõn bún hp lý giỳp

cõy chố sinh trng, phỏt trin v cho nng sut, cht lng tt.
Về hái chè: việc lựa chọn hái búp dài hay ngắn, cách hái chừa lại nông
hay sâu, không chỉ ảnh hởng đến độ non già của búp mà còn ảnh hởng đến
độ cao thấp của tán chừa, thời gian cho búp, mật độ búp, khối lợng búp, và
hiệu quả lao động hái. Vì thế hái chè là một thao tác kỹ thuật đợc khẳng định
có ảnh hởng rất lớn đến năng suất phẩm cấp chè.
Trong sản xuất hiện nay, có rất nhiều quy trình kỹ thuật bón phân và hái
chè cho các giống ở các thời kỳ sinh trởng khác nhau, song với giống nhập
nội mới Kim Tuyên hiện cha có nghiên cứu đầy đủ. Việc nghiên cứu tìm ra
một công thức bón phân và hái hợp lý cho giống chè Kim Tuyên là rất cần
thiết. Di s hng dn ca TS Nguyn ỡnh Vinh chỳng tụi tin hnh thc
hin ủ ti Nghiờn cu nh hng ca mt s cụng thc bún phõn v hỏi
ủn sinh trng, phỏt trin, nng sut v cht lng ca ging chố Kim
Tuyờn trng ti Phỳ H, th xó Phỳ Tho, tnh Phỳ Th
1.2. Mc ủớch
Xỏc ủnh ủc cỏc cụng thc bún phõn v hỏi phự hp vi ging chố
Kim Tuyờn ủ cho nng sut v cht lng bỳp cao, tng hiu qu kinh t cho
ngi trng chố, trờn c s ủú gúp phn hon thin quy trỡnh k thut canh tỏc
ging chố Kim Tuyờn cho vựng Phỳ Th.
1.3. Yờu cu
- ỏnh giỏ ủc nh hng ca mt s cụng thc bún phõn ủn sinh
trng, phỏt trin, nng sut v cht lng ca ging chố Kim Tuyờn trng ti
xó Phỳ H, th xó Phỳ Th.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

3
- ðánh giá ñược ảnh hưởng một số công thức hái ñến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng giống chè Kim Tuyên trồng tại xã Phú Hộ, thị
xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
- ðánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân và hái trên

giống chè Kim Tuyên trồng tại Phú Hộ, Phú Thọ.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác ñịnh ñược cơ sở khoa học về kĩ thuật bón phân, kĩ thuật hái hợp lí
cho giống chè Kim Tuyên.
- Kết quả nghiên cứu ñề tài sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học
về kĩ thuật bón phân, hái cho giống chè Kim Tuyên ñể ñạt năng suất cao,
chất lượng tốt, ñồng thời là tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu
và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
ðề tài thành công sẽ ñưa ra ñược công thức bón phân, công thức hái hợp lý
cho giống chè Kim Tuyên, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
chè nguyên liệu phục vụ sản xuất chè Ô long. Xây dựng ñược quy trình kĩ thuật
bón phân và hái hợp lý cho giống chè Kim Tuyên trồng ở Phú Thọ
1.5. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài
* Giống chè Kim Tuyên
* ðịa ñiểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè – Viện
Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (xã Phú Hộ - Thị xã
Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ).
* Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 8/2010 ñến tháng 10/2011.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

4
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sử dụng phân bón cho chè
Một trong những nhu cầu cơ bản của cây trồng là các chất dinh dưỡng
và ñể ñáp ứng nhu cầu ñó chủ yếu thông qua việc bón phân. Nhiệm vụ của
việc bón phân là cung cấp cho cây phần dinh dưỡng ít nhất cũng ñủ bù lượng
mà cây lấy ñi theo sản phẩm thu hoạch. Muốn xây dựng chế ñộ bón phân hợp

lý cần nghiên cứu ñặc tính của cây ñồng thời phân tích khả năng dinh dưỡng
trong ñất.
2.1.1. Một số ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển của cây chè
Chè là loại cây thân gỗ, ñường kính tán rộng, thân và cành chè tạo nên
bộ khung tán của cây chè, nếu cây chè có bộ khung tán khỏe, các cành phân
bố hợp lý sẽ là tiền ñề cho năng suất cao. Bộ rễ cây chè ăn sâu 1- 2m, ưa ñất
chua, chịu hạn tốt. Rễ nhánh và rễ hút phân bố ở tầng ñất sâu từ 0- 40cm, rễ
tập trung giữa hai hàng chè, nếu ñể sinh trưởng tự nhiên tán rễ so với tán cây
lớn hơn 2- 2,5 lần.
Khác với cây trồng khác, ở cây chè, búp và lá vừa là cơ quan quang hợp
vừa là sản phẩm cho thu hoạch. ðể nâng cao năng suất cây chè cần phải kết
hợp ñồng thời việc thu hái búp với việc nuôi chừa bộ lá. Có rất nhiều yếu tố
ảnh hưởng ñến bộ lá chừa trong ñó có ñất ñai và dinh dưỡng.
Toàn bộ ñời sống của cây chè ñược chia ra thành 2 chu kỳ phát triển:
chu kỳ phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ.
- Chu kỳ phát triển lớn: bao gồm suốt cả ñời sống cây chè, kể từ khi tế
bào trứng thụ tinh, bắt ñầu phân chia cho ñến khi cây chè già cỗi và chết. Cây
chè thuộc nhóm cây nhiều ñời quả, hàng năm ñều ra hoa kết quả trong suốt
mấy chục năm sinh trưởng phát triển. Chu kỳ phát triển lớn của cây chè ñược
các nhà khoa học Trung Quốc chia làm 5 giai ñoạn: giai ñoạn phôi thai (giai
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

5
ñoạn hạt giống), giai ñoạn cây con, giai ñoạn cây non, giai ñoạn chè lớn, và
giai ñoạn già cỗi.
- Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hàng năm): bao gồm các giai
ñoạn sinh trưởng phát triển trong một năm như hạt nảy mầm, chồi mọc lá, ra
hoa kết quả...và giai ñoạn tạm ngừng sinh trưởng, cây không ra các lá non
mới, hoa quả phát triển chậm, song bộ rễ lại phát sinh ra các rễ mới. Từ hạt
mọc lên, ñến khi chết vì già cỗi, cây chè trải qua những diễn biến về sinh

trưởng phát triển nói trên, lặp ñi lặp lại trong nhiều năm. Quá trình sinh
trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực song song cùng tồn tại.
Những ñặc ñiểm sinh trưởng phát triển của cây chè là kết quả phản ánh
tổng hợp giữa ñặc ñiểm của giống (tính di truyền) với những ñiều kiện ngoại
cảnh. Như vậy, nghiên cứu ñặc ñiểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất
lượng của từng giống sẽ giúp chúng ta ñánh giá ñược khả năng thích ứng của
giống trong vùng sinh thái. Từ ñó làm cơ sở xây dựng các biện pháp kỹ thuật
canh tác thích hợp, tạo ñiều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển cho năng
suất cao, chất lượng tốt.
2.1.2. Thực trạng ñất trồng chè trên thế giới và Việt Nam
2.1.2.1. Sự phân bố của cây chè
Ở các nước nhiệt ñới với những vùng có ñộ cao từ 20- 25m trở lên so
với mặt biển, có lượng mưa từ 1500mm trở lên, phân bố ñều trong năm, nắng
nhiều là những nơi có ñiều kiện tối ưu ñể cây chè cho năng suất cao, phẩm
chất tốt [11], [31].
Cây chè có khả năng thích nghi rất rộng. Cây chè, phát triển tốt trong
ñiều kiện khí hậu nhiệt ñới và á nhiệt ñới với nhiệt ñộ ñiều hòa quanh năm
như Srilanka- vùng gần xích ñạo (6
0
vĩ Bắc). Chè sinh trưởng không những ở
ñịa hình bằng phẳng như Gruzia mà còn sinh trưởng ñược trên ñịa hình ñồi
dốc cao như Srilanka, Việt Nam, Indonesia...
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

6
Chè sinh trưởng tốt cả ở vùng có ñộ cao 20- 25m ñến vùng có ñộ cao
hàng nghìn mét so với mặt biển. Với ñặc tính chung là ở vùng thấp cây chè
sinh trưởng tốt, cho sản lượng búp cao nhưng chất lượng chè chế biến không
ngon, còn ở vùng cao chè sinh trưởng chậm, năng suất búp không cao nhưng
chất lượng chè chế biến lại ngon (Astika) [27]. ðất trồng chè có trị số pH

KCL

thích hợp trong khoảng từ 4 ñến 6, tối ưu là pH
KCL
khoảng 4,5 ñến 5,6 [11].
Cây chè cũng có thể sống và sinh trưởng ñược trên nhiều loại ñất như
ñất Ultisols, Oxisols, Inceptisols...
Về ñời sống cây chè, cây chè thường sống từ 30 ñến 50 năm, thậm trí
ñến hàng trăm năm, người ta ñã tìm thấy những cây chè cổ thụ có thể sống
300- 400 năm ở vùng Suối Giàng, thuộc tỉnh Yên Bái của Việt Nam hay hàng
ngàn năm như ở cao nguyên Vân Nam, Trung Quốc. ðời sống cây chè phụ
thuộc nhiều vào ñiều kiện dinh dưỡng trong ñất và ñiều kiện thâm canh của
từng nơi.
Tóm lại cây chè phân bố rộng trên nhiều loại ñất, trên nhiều loại ñịa
hình, ở các vùng có khí hậu thời tiết khác nhau. Tuổi thọ của cây chè kéo dài
nhiều năm hay ít năm tùy thuộc vào ñiều kiện dinh dưỡng trong ñất và ñiều
kiện thâm canh của mỗi nơi.
2.1.2.2. Thực trạng ñất trồng chè trên thế giới
Cây chè có lịch sử lâu ñời và phân bố rất rộng trên rất nhiều loại ñất
khác nhau nhưng chủ yếu trên các loại ñất chua Acrisols; Feralsols; Andosols
và một phần trên ñất Alisols, Podzoluvisols.
Theo Chen Zong Mao (1994) [28] thì trong suốt quá trình trồng, quản
lý chăm sóc chè, việc quản lý ñất là quan trọng nhất trong tất cả các việc cần
làm, tác giả cho biết ñất chè Trung Quốc có hàm lượng dinh dưỡng thấp, chủ
yếu do ñất bị xói mòn, rửa trôi.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

7
Qua kết quả phân tích 200 mẫu ở các loại ñất trồng chè khác nhau ở
Trung Quốc ñã cho thấy hàm lượng kali diễn biến từ 15,3- 1031 mg/1kg ñất.

Hàm lượng này giảm dần từ Bắc xuống Nam. 63% ñất chè Trung Quốc có
hàm lượng Mg < 40mg/1 kg ñất. 69% ñất chè có hàm lượng S<80mg/1 kg ñất.
Với ñất trồng chè ở Trung Quốc hiệu lực sử dụng N chỉ từ 30- 50%. Cũng
như một số nước vùng nhiệt ñới và á nhiệt ñới, việc bón lân cho chè là kém
hiệu quả vì tới 90% lượng lân bón vào ñất bị giữ chặt, do trong ñất chứa phần
lớn lượng Fe
2+
và Al
3+
, khi bón lân vào ñất tạo thành dạng phốt phát sắt nhôm
khó tiêu, cây chè khó sử dụng.
Theo Astika và các cộng tác viên [27], Wibowo 1994 [42], hầu hết chè ở
Indonesia ñược trồng ở ñộ cao 800- 1300m so với mặt biển, trên loại ñất có
nguồn gốc của núi lửa hoạt ñộng từ thế kỷ thứ IV. ðất chè ở Indonesia bao
gồm ñất Oxisols, Alfisols và Ultisols.
ðất trồng chè ở Indonesia ñược phân làm 5 loại chính theo các chỉ tiêu
là: ñộ sâu tầng ñất, cấu trúc ñất, hàm lượng chất hữu cơ tổng số và hàm lượng
một số chất dinh dưỡng khác. Nhìn chung ñất trồng chè ở Indonesia có ñộ sâu
tầng ñất, hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng một số chất dinh dưỡng khác từ
trung bình ñến cao. ðây là ñiều kiện tốt cho cây chè sinh trưởng (Darma
wijaya 1985) [29].
Theo Anon 1993 [26] ñất trồng chè ở Srilanka gồm 3 nhóm chính:
Ultisols, Oxisols và Inceptisols, trong ñó nhóm ñất Ultisols chiếm diện tích
nhiều nhất. Nhìn chung ñất chè ở Srilanka thuộc diện nghèo dinh dưỡng. Hàm
lượng chất hữu cơ tổng số trên dưới 1%, pH
KCl
: 5,0- 5,5 thành phần cơ giới
ñất 50% cát, 20% limon, 30% sét. ðịa hình ñồi núi cao, dốc nhiều ñất thường
bị xói mòn do mưa nhiều và mưa lớn.
Theo Sharma, V.S-1994 [38] ở Nam Ấn ðộ, ñất ñai xấu hơn vùng ðông

Bắc Ấn ðộ, ñất thường thiếu kali. ðất có hàm lượng kali dễ tiêu dưới 60 ppm
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

8
là ñất bị thiếu kali, 61- 100ppm là trung bình và trên 100 ppm là cao. Ngoài
kali thì kẽm cũng là nguyên tố ñược quan tâm, ñây là nguyên tố mà ñất không
ñủ cung cấp cho cây chè.
ðất trồng chè của một số nước trên thế giới có diện tích chè tập trung và
lớn là rất ña dạng, phong phú. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong mỗi loại
ñất của từng miền có ñịa hình khí hậu khác nhau là rất khác nhau. Do ñó
nghiên cứu chế ñộ phân bón cho chè hoàn toàn phụ thuộc vào từng ñiều kiện
ñất ñai cụ thể của mỗi nước.
2.1.2.3. Thực trạng ñất trồng chè ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây chè có thể trồng ñược trên hầu hết trên các loại ñất có
ñộ cao so với mặt biển từ 20m trở lên, mực nước ngầm ở sâu dưới 1m, ñất
chua có ñộ pH
KCL
4- 6, lượng mưa trung bình từ 1200 mm/năm trở lên, ñộ ẩm
không khí khoảng 80%, ñộ dốc không quá 30
0
, tầng dày trên 50cm (Nguyễn
Ngọc Kính [11], ðỗ Ngọc Quỹ [19], Hồ Quang ðức [30]).
Ở nước ta cây chè ñã ñược trồng và hình thành ở 5 vùng chính với ñiều
kiện ñất ñai, khí hậu và các giống chè khác nhau.
Vùng chè thượng du (miền núi) phía Bắc
Cây chè ñược trồng ở một số huyện thuộc các tỉnh như: Sơn La, Hà
Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên...
ðất ñai vùng ñồi núi các tỉnh phía Bắc chiếm 3/4 diện tích ñất tự nhiên
(Nguyễn Vy, ðỗ ðình Thuận, Vũ Ngọc Tuyên...) [24], [25] có ñộ cao so với
mặt biển từ 200m trở lên, phần lớn các loại ñất ñược hình thành tại chỗ, có

hàm lượng mùn cao, càng lên cao sự hình thành mùn càng chậm, nhưng sự
phân hủy mùn yếu hơn so với vùng thấp. Tầng ñất có ñộ dày mỏng hơn ñất
vùng ñồi, do bị xói mòn mạnh. ðất ñược phát triển trên phiến thạch, sa thạch
và ñá gnai (ở vùng ðông Bắc), còn ở vùng Tây Bắc ñất ñược hình thành từ ñá
gnai, Granit, phiến thạch là chính (Vũ Ngọc Tuyên, Phạm Gia Tu...) [24]. ðất
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

9
có mầu vàng, ñỏ vàng và nâu. ða số ñất có ñộ dày trung bình từ 0,6 ñến 1m,
ñất khá tơi xốp, ñộ chua cao pH
KCL
từ 4- 4,5 thành phân cơ giới thuộc loại thịt
nhẹ và trung bình, hàm lượng mùn biến ñộng mạnh, hàm lượng lân tổng số và
dễ tiêu ñều nghèo (lân tổng số phổ biến ở mức 0,03- 0,05%) theo Lương ðức
Loan, Nguyễn Tử Siêm 1979 [12].
Theo tác giả Nguyễn Thi Dần [2]. ðất ferarit vàng ñỏ phát triển trên
phiến thạch Mica thích hợp cho phát triển cây chè ở miền Bắc Việt Nam,
nhóm ñất này luôn chịu ảnh hưởng của quá trình ferarit hóa, nên ñất thường
chua, màu ñỏ hay màu vàng, tích lũy nhiều sắt, nhôm, hàm lượng sét vật lý
cao, quá trình trồng chè có hiện tượng rửa trôi sét xuống tầng sâu, lân dễ tiêu
nghèo do bị giữ chặt dưới dạng phosphat sắt, nhôm.
Vùng chè trung du
Cây chè ñược trồng chủ yếu ở một số huyện như Hàm Yên, Yên Sơn,
Sơn Dương, Chiêm Hóa thuộc tỉnh Tuyên Quang, một số huyện trong tỉnh
Yên Bái như: Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình và tỉnh Phú Thọ. Trên ñịa bàn
tỉnh Phú Thọ có 13/13 huyện trồng chè, diện tích năm 2010 toàn tỉnh ñạt
13.815,7 ha, sản lượng ñạt 111.602 tấn. Một số huyện trong tỉnh Phú Thọ
trồng nhiều như : Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Hạ Hòa và ðoan Hùng...
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….


10
Bảng 2. 1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Phú Thọ giai ñoạn 2006 – 2010

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
TT Huyện
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản

lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(tấn)
1 Việt Trì 4,0 30,0 12,0 4,5 30 14 20 27,35 55 20 32,50 65 13,4 40,30 54 13,8 43,26 60

2
TX
Phú Thọ
112,7 56,5 591,9 184,7 74,28 1.372 189,3 75,44 1428 189,3 77,05 1459 209,3 76,00 1591 236,0 75,76 1.788
3
ðoan
Hùng
1.559,3 64,7 8.162,8 1.564,3 65,78 10.290 2.223,8 75,75 16845 2190,8 91,39 20022 2358,6 83,84 19775 2.589,3 80,43 20.827
4 Hạ Hoà 1.618 74,9 10.349 1.578,2 74,06 11.689 1.339,6 66,62 8924 1304,5 81,88 10682 14156 69,60 9853 1451,2 81,68 11.853
5
Thanh
Ba
2.065,4 58,0 11.382,6 1.663,2 77,84 12.946 1.666,6 75,53 12587 1778 77,35 13753 1800 80,62 14512 1857 81,60 15.152
6
Phù
Ninh
738 47,0 2.832,9 525 47,30 2.483 592,1 48,49 2871 651,5 48,99 3192 764 50,20 3835 791 53,00 4.192
7 Yên Lập 1.546,3 45,7 6.093,7 1.455,7 51,19 7.452 1.477,7 55,85 8253 1468 67,74 9945 1508,2 66,89 10089 1,634.7 69,48 11.357
8
Cẩm
Khê
871,2 44,2 3.234 800,8 47,55 3.808 882,6 47,92 4230 830,7 46,14 3,833 761,9 48,7 3710 727 50,55 3.675
9
Tam
Nông
101,6 42,6 348 81,6 41,52 339 88,4 42,62 377 88,4 42,81 378 83,6 40,86 342 78,8 42,22 333
10
Lâm
Thao
27,2 30,0 80,1 24,4 32,01 78 11,7 39,83 47 12 40,00 48 8,7 41,99 37 9,4 45,00 42

11
Thanh
Sơn
3.761,6 81,2 25.562,4 3.164,2 86,37 27.330 1.600,2 87,90 14066 1590,2 100,06 15,912 1590 99,42 15809 1730 91,72 15.868
12
Thanh
Thuỷ
223 41,7 856,5 205,2 42,02 862 214,4 41,74 895 212,7 43,44 924 187,5 61,69 1157 177 61,67 1.090
13 Tân Sơn 2.416 73,31 17712 2441 91,06 22,229 2493,5 92,22 22995 2521 100,62 25.366
Tổng 12.628,3 64,6 69.505,9 11.252 69,91 78.663 12.722 69,40 88.289 12.777 80,18 102.441 13.19,3 78,64 103.75713.815,7 80,78 111.602
(Nguồn : Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2010), Chương trình phát triển cây chè giai ñoạn 2011 – 2015)
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

11
ðất ñồi vùng trung du có ñộ cao so với mặt biển từ 25- 200m, chiếm
1/10 diện tích cả nước, không có ñộ dốc ñứng và lòng chảo sâu. Ranh giới
giữa núi và ñồi khó phân biệt chính xác theo Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải –
1977 [24]. ðất ñược hình thành trên nhiều loại ñá mẹ khác nhau như phiến sét,
phiến thạch mica, gnai...dưới những thảm thực vật khác nhau, có mức ñộ
Feralit khác nhau, vì lẽ ñó mà ñất ñai vùng trung du không ñồng ñều, hàm
lượng các chất dinh dưỡng trong ñất chênh lệch nhau ñáng kể Theo Nguyễn
Vỹ (1977), [25].
Thành phần cơ giới nặng vì ñược hình thành từ những ñá mẹ giàu sét,
cấu trúc kém, ít tơi xốp. ðất thường chua, pH
KCL
có chỗ < 4,5. Các cation
Ca
++
, Mg
++

, K
+
...rất nghèo. ðất tích lũy nhiều sắt, nhôm, hàm lượng chất hữu
cơ thấp, nhiều nương chè hàm lượng chất hữu cơ chỉ chung quanh 1%, ñạm
tổng số thường <0,2%, kali rất nghèo trung bình khoảng 0,15- 0,2% (Lương
ðức Loan, Nguyễn Tử Siêm- 1979, Vũ Ngọc Tuyên- 1977) [12], [24]. Với
ñất ñai vùng trung du như vậy nên trong quá trình trồng và chăm sóc chè cần
ñược chú ý tới biện pháp bảo vệ và bồi dưỡng ñất.
Vùng chè khu 4 cũ
Ở vùng khu 4 cũ chè thường ñược trồng ở một số huyện như Hậu Lộc,
Thiệu Hóa, ðông Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia của tỉnh Thanh Hóa. Một số
huyện như Hương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà, Can Lộc thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
ðất ñai ở ñây phần lớn là ñất ñỏ vàng, phát triển trên các loại ñá mẹ
khác nhau. ðịa hình bị chia cắt, tầng ñất chỗ dày chỗ mỏng, thường gặp từ
60cm- 120cm. ðất vùng trồng chè thường chua pH
KCL
từ 4- 4,5, khoáng vật
chủ yếu là Kaolinit, hàm lượng kali tổng số từ 0,2- 0,3%, hàm lượng chất hữu
cơ chênh lệch nhau nhiều theo Vũ Ngọc Tuyên – 1977 [24].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

12
Vùng khu 4 cũ mùa mưa thường ñến muộn nên chè bị hạn vào cuối mùa
khô. ðất ñai thuộc diện nghèo dinh dưỡng, nên trong quá trình trồng chè phải
chú ý thâm canh ngay từ ñầu.
Vùng chè Gia Lai- Kon Tum
ðất ñai vùng Tây Nguyên rất phù hợp cho việc trồng các loại cây lương
thực nói chung, cũng như cây chè nói riêng.
ðất ñai vùng chè Gia Lai- Kon Tum thuộc loại ñất Ferarit nâu vàng, nâu
ñỏ, vàng ñỏ và phát triển trên ñá Bazan, ở ñộ cao 700m so với mặt biển.

ðất có tỷ lệ sét cao, trên 50% ñất có cấu trúc viên, tơi xốp, thoáng khí.
Hàm lượng lân tổng số trung bình (0,10- 0,15%) kali tổng số ở mức nghèo
(0,08- 0,10%), hàm lượng chất hữu cơ trong ñất khá cao pH
KCL
: 4,5- 5,5.
Theo Nguyễn Khả Hòa 1994) [8] thì ñất Bazan giàu lân tổng số, nhưng
nghèo lân dễ tiêu.
Cây chè sinh trưởng trên vùng ñất Bazan rất thuận lợi, sản lượng thu
bình quân 40- 50 tạ/ha. Tuy nhiên vì mùa khô thiếu nước nên trồng chè gặp
nhiều khó khăn.
Vùng chè cao nguyên Lâm ðồng
Tính ñến năm 2010 Lâm ðông có trên 16000 ha chè. Cây chè ñược
trồng tập trung ở các huyện: Di Linh, ðơn Dương, ðức Trọng, Bảo Lộc.
Vùng chè Lâm ðồng ở ñộ cao >800m so với mặt biển, ñây là vùng rất thuận
lợi về mặt chất lượng chè.
ðất tích lũy nhiều sắt, nhôm, là một trở ngại lớn cho việc cung cấp lân
cho cây chè nói riêng và cây công nghiệp nói chung. Hàm lượng chất hữu cơ,
hàm lượng ñạm, lân, kali tổng số ñều ở mức khá, ñất chua, pH
KCL
biến ñộng
từ 4,5- 5,5 theo Nguyễn Vỹ, ðỗ ðình Thuần 1977 [25].
Với cây chè chú ý biện pháp trồng và chăm sóc cây cẩn thận trong mùa
khô, cũng như thời gian nắng nóng kéo dài trong mùa mưa.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

13
Ở Việt Nam cây chè ñược trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau với
ñiều kiện canh tác, ñất ñai khác nhau. Nhưng chè ñược trồng nhiều nhất vẫn
là trên loại ñất ñỏ vàng phát triển trên ñá sét và biến chất tập trung ở vùng ñồi
bị phân cách.

Nhìn chung, ña phần ñất ñai của các vùng trồng chè ở nước ta là nghèo
các chất dinh dưỡng (N, P, K) kể cả tổng số và dễ tiêu, ñất chua, hàm lượng
hữu cơ thấp. ðồng thời do ñiều kiện khí hậu thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo
dài ñã dẫn ñến năng suất chè giảm sút. Do vậy nghiên cứu bổ sung phân bón
cho chè, tạo ñiều kiện thâm canh cho chè ngay từ khi trồng mới là ñiều cần
thiết ñể ñạt năng suất cao.
2.1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về sử dụng phân bón cho
cây chè
2.1.3.1. Những nghiên cứu về sử dụng phân bón cho cây chè trên thế giới
Chất lượng chè phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như giống, khí
hậu, kỹ thuật thu hái, ñất ñai, phân bón.
Theo tác giả Sharma. V.S- 1994 [38] nghiên cứu biện pháp nâng cao
năng suất, chất lượng chè ñã có kết luận: ñối với phẩm chất chè việc bón phối
hợp ñủ 3 yếu tố N, P, K chất lượng chè tốt hơn so với bón N ñơn ñộc. Bón
nhiều N ở bất kỳ dạng nào cũng ñều làm giảm phẩm chất chè. Không thấy K
có ảnh hưởng xấu ñến phẩm chất. Bón P có tác dụng tích cực trong việc nâng
cao chất lượng chè.
De Geus 1982 [5] cho thấy chè ñược bón ñủ N, P, K ñã làm tăng phẩm
chất chè. Bón N ñơn ñộc nhất là bón N dạng Urê làm giảm phẩm chất chè,
bón P làm tăng hương vị của chè ñen.
White Head và Temple 1990 [41] cho biết việc bón N có ảnh hưởng xấu
ñến chất lượng là do: khi bón N ñơn ñộc với lượng nhiều (trên 200N/ha) hàm
lượng N tích lũy nhiều trong lá non và búp làm ảnh hưởng ñến quá trình tổng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

14
hợp axít amin, làm giảm các hợp chất như: Chlorophyll, Catesin,
Caffein...dẫn ñến làm giảm chất lượng chè.
Như vậy phân bón có ảnh hưởng ñến phẩm chất chè khi các yếu tố ñược
bón ñơn ñộc, không cân ñối. Ảnh hưởng của phân bón ñến chất lượng chủ yếu

là một số các yếu tố như kỹ thuật thu hái, quá trình chế biến, giống chè, ñiều
kiện ñịa hình...
2.1.3.2. Những kết quả nghiên cứu về ñất và phân bón cho chè ở Việt Nam
Ở nước ta cây chè ñược trồng ở các vùng sinh thái khác nhau, trên nhiều
loại ñất. Do ñó mức ñộ cung cấp các yếu tố dinh dưỡng từ ñất cần thiết cho
cây chè cũng rất khác nhau, thêm vào ñó tập quán canh tác và ñiều kiện kinh
tế, xã hội của từng vùng cũng rất khác nhau, nên việc nghiên cứu ñể có một
chế ñộ bón phân thích hợp cho chè như tỷ lệ, liều lượng bón phối hợp chung
cho các vùng là rất khó khăn.
Các kết quả nghiên cứu về phân bón cho chè còn chưa nhiều nhưng
cũng ñã tập trung nghiên cứu các vấn ñề như giải quyết nguồn phân hữu cơ,
bảo vệ ñất, chống xói mòn, sử dụng phân khoáng N, P, K bổ sung dinh dưỡng
hàng năm cho chè...
Kết quả nghiên cứu của tác giả ðỗ Ngọc Quỹ và các cộng tác viên [18]
cho thấy: bón N và nhất là bón Kali có tác dụng rất rõ ñến việc làm tăng năng
suất chè. Bón lân năng suất ít chênh lệch so với ñối chứng. Bón kali pH
KCL

của ñất ñược tăng lên.
Phân bón còn ảnh hưởng ñến chất lượng nguyên liệu chế biến (búp chè).
Việc bón phân ñạm ñơn ñộc với lượng cao (100N ñến 200N) cho chè ñã cho
thấy, với lượng bón 100N- làm giảm hàm lượng tanin tổng số 1,4% và 2,8%
với lượng 200N. Làm giảm lượng chất hòa tan tổng số là 0,6% với lượng bón
100N và 1% với lượng bón 200N. Bón ñạm ñơn thuần năng suất tăng ñến
năm thứ 7 và từ năm thứ 8 thì giảm dần.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

15
Theo tác giả Vũ Cao Thái 1996 [23], việc sử dụng phân bón cân ñối là
một tiền ñề duy trì năng suất cao và tiết kiệm phân bón. Sử dụng phân bón

không cân ñối có thể dẫn ñến thoái hóa ñất và suy giảm sức sản suất của cây.
Mục tiêu của sử dụng phân bón cân ñối là tăng năng suất cây trồng, chất
lượng nông sản, hiệu chỉnh sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng của cây trồng mà
ñất thiếu, duy trì, nâng cao ñộ phì nhiêu của ñất.
Với chè giai ñoạn ñầu kinh doanh, nghiên cứu của ðinh Thị Ngọ 1996
[15] cho thấy: cùng tổng lượng bón N + P
2
O
5
+ K
2
O là 200 kg/ha, tỷ lệ bón
phối hợp N : P : K khác nhau, chè cho năng suất khác nhau. Các tỷ lệ phối
hợp có N chiếm tỷ lệ cao chè cho năng suất cao hơn, tỷ lệ phối hợp N : P : K
= 2 : 2 :1 chè cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao. Về sử dụng phân
khoáng, qua kết quả thí nghiệm trong chậu cho thấy vai trò của N ñối với sự
tăng sinh khối của chè KTCB rất rõ. Về tác dụng tăng sinh khối có thể xếp
thứ tự như sau: N>P>K.
Về chất lượng chè, ðinh Thị Ngọ (1996) [15]: thay ñổi tỷ lệ các nguyên
tố N, P, K trong hỗn hợp phân bón, với tỉ lệ chênh nhau giữa các nguyên tố
không vượt quá 2 lần, chưa nhận thấy có ảnh hưởng xấu ñến chất lượng
nguyên liệu (búp chè).
Lê Văn ðức (1994) [7] cũng cho kết quả tương tự về hiệu lực của yếu tố
lân khi bón lân phối hợp với ñạm và kali trên nương chè tuổi nhỏ là rất tốt.
Bón lân làm tăng hiệu quả sử dụng ñạm, tăng tổng sinh khối nhất là hệ rễ và
số lá – hai cơ quan ñồng hoá chủ yếu của cây. Việc bón ñầy ñủ các yếu tố cho
tăng năng suất chè cao nhất.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Kiến Nghiệp, 1984 [14] ở vùng chè Bảo
Lộc- Lâm ðồng về việc bón phân ñạm ñơn ñộc với lượng cao (100, 200, 300,
400N) cho thấy : khi lượng ñạm bón tăng dẫn tới năng suất tăng - nhưng hiệu

suất sử dụng 1 kg N lại giảm. Với lượng bón 100N, cho thu hoạch 9 kg chè
búp, còn lượng bón 400N chỉ cho thu hoạch 6 kg chè búp/1 kg N.

×