Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

DỰ án THÀNH lập CÔNG TY cổ PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG tái tạo GFR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.78 KB, 13 trang )

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hà Nội, 23/ 01/ 2016

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển An Thành Phương
CEO: Nguyễn Đăng Hùng

Đề xuất dự án:
Tên dự án : Đầu tư dây chuyền sản xuất than sinh học từ phế thải nông
lâm sản.
+ Quy mô dự án : Công suất của xưởng là 10 tấn/ngày.
+ Tổng vốn đầu tư: 450.000.000 VNĐ
Bằng chữ: Bốn trăm năm mươi triệu đồng.

Chương I. Khái quát ngành, sự cần thiết của dự án
1. Mở đầu
Ngày nay việc sử dụng năng lượng đang trở thành vấn đề lớn của thế giới.
Trong vấn đề sử dụng năng lượng cũng nổi lên vấn đề rất nhạy cảm là sử dụng
năng lượng trong sinh hoạt. Vì chất lượng cuộc sống ngày nay đang thay đổi rất
nhanh và ngày càng cao nên đòi hỏi chất lượng đối với những năng lượng sử dụng
cũng ngày càng cao. Ví dụ đơn giản nhất là sử dụng than để sưởi ấm về mùa đông
ở miền núi giá rét, than được sử dụng trong ngành thực phẩm, đặc biệt là dùng cho
đồ nướng. Yêu cầu hiện nay là những than này phải sạch, tức là không có khói,
không gây ô nhiễm môi trường khí, thời gian đốt phải dài, nhiệt lượng phải cao…
Việc sử dụng than củi ( còn gọi là than hoa ) như trước đây sẽ không thích
hợp nữa vì nó dẫn đến việc phá rừng, đốt rẫy. Việc sử dụng than nhân tạo sẽ ngăn
chặn được nạn phá rừng hiện nay.
Dự án này nêu giải pháp sản xuất nguồn nhiên liệu sạch từ các phế thải nông
lâm sản, giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ: Cung cấp nhiên liệu sạch cho nhiều
lĩnh vực của cuộc sống và bảo vệ môi trường.
2. Than gỗ và thị trường tiêu thụ tại Việt Nam:


Sau một thời gian tìm hiểu, chúng tôi thấy có một loại sản phẩm có thị trường
tiêu thụ rất rộng, đó là than hoạ được đốt và ủ từ gỗ. Trước khi phân tích kỹ về
công nghệ, chúng tôi điểm qua những thông tin cơ bản về vấn đề này.


Cho đến hiện nay, chúng ta cũng chỉ sử dụng nguồn than từ việc đốt thân cây gỗ
để tạo ra một lượng than gọi là than hoa để dùng trong sinh hoạt, ứng dụng của
than này vào các ngành công nghiệp chưa nhiều. Vậy than gỗ là gì?
Than gỗ: Là chỉ những chất thực vật có chứa các bon có thể cháy, được hình
thành sau quá trình các bon hóa. Căn cứ vào nguyên liệu sản xuất khác nhau, người
ta chia ra các loại là than gỗ tự nhiên và than gỗ nhân tạo.
a.

b.

Than gỗ tự nhiên: Là than được hình thành do đốt thân cành cây, rễ cây.
Than gỗ tự nhiên không có hình thù nhất định. Chất lượng của than gỗ tự nhiên do
chất lượng nguyên liệu đem đốt quyết định. Nhiệt lượng của loại than này trong
khoảng 5.000 đến 6.000 calo. Thời gian cháy của một kg than gỗ tự nhiên khoảng
80 phút, khi cháy có khói và có mùi khác thường. Hàm lượng các bon trong than
gỗ tự nhiên khoảng 60 – 70%.
Than gỗ nhân tạo còn gọi là than công nghiệp, than sinh học:
Là than được tạo thành bởi những vật liệu có chứa xen-lu-lo như mẩu gỗ,
mùn cưa, cành tre trúc, vỏ trấu, vỏ lạc, cành cây, phế liệu nông phẩm, vỏ quả cà
phê ..v..v. đem nghiền nhỏ ( những nguyên liệu có kích thước nhỏ hơn 5 mm như
vỏ trấu, mùn cưa thì không phải nghiền ), sấy khô rồi dùng phương pháp nhiệt và
cao áp để ép thành thanh có dạng hình ống rỗng hoặc hình lập phương đặc, sau đó
đem than hoá thành than.
Than gỗ sản xuất theo phương pháp này có hình dạng thống nhất theo quy
cách do người sản xuất định ra. Than gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguồn nguyên

liệu có chứa xen lu lô dễ tìm kiếm, giá rẻ. Có thể phối liệu với một vài chất xúc tác
để khi đốt không có khói, không có mùi lạ.
Nhiệt lượng của than gỗ nhân tạo có thể lên tới 7000 đến 8500 calo. Thời
gian cháy của mỗi kg than này có thể kéo dài 200 phút, khi cháy không có khói và
mùi. Hàm lượng Cac-bon trong than gỗ nhân tạo có thể đạt từ 75 đến 85%.
Như vậy so sánh hai loại than, ta thấy ngay là than gỗ nhân tạo có nhiều ưu
thế hơn hẳn, nhất là trong điều kiện hiện nay, do tình hình rừng tự nhiên và rừng
trồng ngày càng khan hiếm nên việc sản xuất và sử dụng than gỗ nhân tạo ngày
càng có vị trí cao trong cuộc sống và trong sản xuất.
c. Ở các nước phát triển, than gỗ nhân tạo được sử dụng rất rộng rãi và

lĩnh vực sử dụng cũng rất rộng lớn.
Có thể điểm qua một vài lĩnh vực có sử dụng loại sản phẩm này như sau:
- Công nghiệp : Trong ngành công nghiệp, than gỗ nhân tạo được dùng làm
phụ gia hoàn nguyên trong ngành đúc đồng, dùng để lọc nước trong các nhà máy


nước sạch, dùng trong nhà máy sản xuất than hoạt tính, nhà máy sản xuất hương
muỗi, sản xuất thuốc nổ, thuốc pháo, trong nhà máy sản xuất Cac-bon Silic…
- Nông nhiệp : Trong nông nghiệp than gỗ nhân tạo được dùng để cải tạo
chất đất, giữ nước trong đất; Nó còn được dùng để tăng nhiệt độ trong đất, thúc
đẩy sự nảy mầm của hạt, nâng cao hiệu suất nảy mầm.
Trong sinh hoạt của con người: Có thể tìm thấy sự ứng dụng của than gỗ
nhân tạo trong nhiều lĩnh vực: dùng sưởi ấm, đun nước nóng, nghề nướng thực
phẩm, lẩu, làm chất khử mùi cho tủ lạnh, v..v.
Xem như vậy thì rõ ràng phạm vi sử dụng của than gỗ nhân tạo rất rộng và
nó sẽ có vị trí quan trọng trong tương lai.
d. Thị trường tiêu thụ than gỗ ở Việt Nam:

Để tìm hiểu khả năng tiêu thụ mặt hàng này trên thị trường, chúng tôi đã tiến

hành khảo sát tại một số địa phương trong cả nước như Hà nội, T.P Hồ Chí Minh,
Đà nẵng, Nha Trang … kết quả như sau:
Phần lớn tại những địa phương chúng tôi tiến hành khảo sát, than gỗ được
dùng nhiều nhất là trong lĩnh vực đồ nướng. Riêng làng nướng ở Hà nội, T.P Hồ
Chí Minh, Đà nẵng…hàng ngày tiêu thụ không dưới 50 tấn than gỗ; trong Miền
Nam, người ta thường sử dụng than từ cây đước, ngoài Bắc dùng than hoa ,
Các nhà máy nước hiện đang dùng than để lọc nước lên đến hàng chục ngàn
tấn/năm và phải nhập khẩu hầu như 100%.
Ở các tỉnh miền núi, một nhu cầu không thiếu được sưởi ấm vào mùa đông.
Nếu dùng than gỗ nhân tạo để sưởi ấm thì tránh được ô nhiễm do khói than thải ra
vì loại than này khi cháy không có khói.
Từ các phân tích trên có thể rút ra một điều là : Nhu cầu sử dụng than củi ở
Việt Nam là rất lớn. Số lượng có thể đạt tới 100 ngàn tấn/năm. Do vậy việc xây
dựng một nhà máy sản xuất than gỗ nhân tạo để phục vụ nhu cầu trên là rất hợp lý
và cần thiết. Việc này càng có ý nghĩa lớn vì nguyên liệu để sản xuất than gỗ nhân
tạo ở Việt Nam rất dồi dào và 90% trong số này là các phế thải của nông lâm sản.
Kết luận: Có thể kết luận như sau, nhu cầu sử dụng than gỗ trong các lĩnh
vực công nghiệp, nông nghiệp, đời sống và một số lĩnh vực khác ngày càng cao.
Việc sản xuất loại than này bằng máy - gọi là than sinh học không đòi hỏi công
nghệ phức tạp, nguyên liệu lại rẻ tiền và dễ kiếm, vì vậy việc xây dựng một xưởng
sản xuất ra sản phẩm này là rất cần thiết và hợp lý. Than sinh học còn là 1 sản
phẩm năng lượng tái tạo và thân thiện môi trường.


Nhà máy được thiết kế có thể sản xuất song song hai dòng sản phẩm : than
củi trấu, mùn cưa ép, hoặc than hóa!

CHƯƠNG II. SO SÁNH VỚI CÁCH VỚI NGUYÊN LIỆU ĐỐT
THÔNG THƯỜNG
Để có số liệu so sánh tương đối chính xác với thực tế của các loại nhiên liệu; chúng

ta sẽ so sánh hiệu quả đốt trong sản xuất công nghiệp. Cụ thể chúng ta so sánh
trong việc sử dụng các chủng loại nhiên liệu trong nồi hơi, như sau:
1. Suất tiêu hao nhiên liệu để sản sinh 1 tấn hơi hóa nhiệt


Để đơn giản cho quá trình trình bày, chúng ta chấp nhận giá trị sau: để được 1 tấn
hơi hóa nhiệt cần 1 nhiệt lượng khoảng 835,197 kcal để hóa hơi từ nước. (tham
khảo tài liệu nhiệt học)



Giá trị nhiệt trị thấp của một số nhiên liệu thông dụng (tham khảo):
Nhiệt trị
Loại nhiên liệu
(kcal/kg)
Dầu nặng (dầu FO)
9.800 – 10.305
Than cục 4
6.500 – 7.500
Than cám
4.000 – 5.000
Củi trấu/trấu
3.500 – 4.200
Củi mùn cưa/dăm bào

4.385-4.700

Ghi chú
Quatest 3
Quatest 3

Quatest 3
Quatest 3
Quatest 3

● Suất tiêu hao nhiên liệu cho 1 tấn hơi (1 tấn hơi ~ 840,000 kcal)
Nhiệt trị
Lượng nhiên liệu tiêu hao
Loại nhiên liệu
(kcal/kg)
(kg)
Dầu nặng (dầu FO)
9.800 – 10.305
81.6 - 85.7
Than cục 4
6.500 – 7.500
112 – 129
Than cám
4.000 – 5.000
168 – 210
Củi trấu/trấu
3.500 – 4.200
200 – 240
Củi mùn cưa/dăm bào

4.385-4.700

180 – 190


1.


So sánh hiệu quả kinh tế sử dụng nhiên liệu
a) Giá nhiên liệu
Nhiệt trị
Loại nhiên liệu
(kcal/kg)
Dầu nặng (dầu FO)
9.800 – 10.305
Than cục 4
6.500 – 7.500
Than cám
4.000 – 5.000
Củi trấu/trấu
3.500 – 4.200
Củi mùn cưa/dăm bào

4.385 - 4.700

Giá (VNĐ/kg)
tham khảo
21,000
4,900
2,500
1.650
2.300

* Giả định chọn 1 giá trị nhiệt trị thấp nhất để làm sự so sánh hiệu quả sử dụng, ta
có:
Lượng nhiên liệu tiêu hao
Chi phí cho

Loại nhiên liệu
(kg)
1 tấn hơi
Dầu nặng (dầu FO)
85.7
1,799,700
Than cục 4
129
632,100
Than cám
210
525,000
Củi trấu/trấu
Củi mùn cưa/dăm bào

240

396,000

190

437,000

b) Hiệu quả:

Loại nhiên liệu

Chi phí cho 1
tấn hơi
(vnđ)


Dầu nặng (dầu FO)
Than cục 4
Than cám
Củi thường
Củi trấu/trấu
Củi mùn cưa/dăm

1,799,700
632,100
525,000
420,000
396,000
437,000

Ch/lệch giá trị
so
với củi trấu
(vnđ)
1,403,700
236,100
129,000
24,000
0
41,000

Tỷ suất tiêu hao
so
với củi trấu (%)
454

159
132
106
0
200


bào

* Giả thiết chọn mẫu cho dự án sản xuất trên cơ sở là 1 nồi hơi có năng suất hơi là
2 tấn/h, mỗi ngày làm việc 11h. Ta có bảng tính sau:
396.000đx2x11 = 8.712.000đ
tương đương năng suất đạt 22 tấn hơi và đốt hết 05 tấn nhiên liệu.

CHƯƠNG III: CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Công nghệ sản xuất than củi phế thải nông lâm sản không thuộc loại phức tạp.
Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào nguyên liệu.
Quy trình công nghệ được tóm tắt theo sơ đồ sau:
Nghiền nguyên liệu → Sàng tuyển → Sấy khô → Ép thanh và Than hoá →
Làm lạnh → Đóng gói → Nhập kho → Tiêu thụ .
Nguyên liệu : Tất cả các chất có chứa xen-lu–lô đều có thể dùng làm nguyên liệu
sản xuất than SH được: Cành cây, gỗ phế liệu của nhà máy chế biến gỗ, mùn cưa,
phoi bào, rơm rạ, vỏ trấu, lõi ngô, vỏ hạt cà phê …Những thứ này được đưa vào
máy nghiền, với những chất có kích thước nhỏ hơn 5 mm như vỏ trấu, mùn cưa thì
không phải nghiền.
Dưới đây là hình ảnh minh hoạ công nghệ sản xuất loại than này


Nguyên liệu sau khi nghiền
-


Nguyên liệu đã sang tuyển được sấy khô và đưa vào máy ép định hình thành những
thanh gỗ dài 50 cm, đường kính 10 đến 15 cm.

Than sản phẩm sau khi ra lò
-

Than sau khi ra lò được làm nguội trước khi đóng gói để đưa vào kho và đưa đi
tiêu thụ


Đóng gói than thành phẩm
2. Thiết bị:

3. Các vấn đề về môi trường:


Vấn đề bảo vệ môi trường là vô điều vô cùng quan trọng đối với các xưởng sản
xuất. Công nghệ sản xuất than sinh học mà chúng tôi lựa chọn này không gây ô
nhiễm môi trường mà ngược lại, nó có tác dụng bảo vệ môi trường, xử lý và lợi
dụng một phần chất thải để sản xuất các sản phẩm có ích cho cuộc sống. Dưới đây
chúng tôi xin phân tích các quá trình sản xuất và ảnh hưởng của chúng tới môi
trường xung quanh:
Vận chuyển nguyên liệu : Nguyên liệu dùng sản xuất than sinh học là phế liệu của
nông lâm sản như mùn cưa, vỏ trấu; những chất này nếu không được sử dụng sẽ
gây lãng phí, để lâu sẽ bị mục và gây ô nhiễm môi trường. Bản thân nguyên liệu
này được sử dụng ngay sẽ không có tác hại tới hoàn cảnh xung quanh.
Ép thanh: Quá trình ép thanh được thực hiện bằng máy ép thanh, dùng điện để gia
công. Nguyên liệu được đưa vào máy ép thanh. Nhiệt độ trong máy ép lên tới
300oC. Các thanh gỗ nhân tạo được ép nhờ áp suất trong máy; quá trrình này rất ít

khói, không bụi không tiếng ồn và không gây ô nhiễm tới môi trường xung quanh.
Toàn bộ công việc được thực hiện trong nhà.
Kết luận : Quá trình sản xuất than củi không gây ra ô nhiễm môi trường. Hoạt động
của thiết bị không gây ra tiếng ồn lớn.
Vì vậy việc thực hiện Dự án đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiêu chuẩn của
Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam.

CHƯƠNG IV. LỰA CHỌN QUY MÔ VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
1. Quy mô đầu tư:

Công suất của xưởng sản xuất: Dự kiến sản lượng 10tấn/ngày. Dây chuyền gồm
có:
1 máy ép công suất 250kg/h
1máy ép 500kg/h
1 máy sấy khô nguyên liệu đầu vào
2. Hiệu quả dự án

Than sinh học được sản xuất bằng máy công nghiệp sử dụng những vật liệu phế
thải như mùn cưa, vỏ lạc, vỏ trấu, thân cây ngô, lõi bắp ngô, bã mía… dùng
phương pháp nhiệt và cao áp ép thành thanh có dạng hình ống rỗng, trọng lượng
mỗi thanh khoảng 500-700 gam.


Nhiệt lượng của than công nghiệp này có thể lên tới 7.000 - 8.500 calo. Thời gian
cháy của 1 kg than sinh học (công nghiệp) tối thiểu 120 phút, tối đa 200 phút. Khi
cháy không có mùi, không khói, hàm lượng Cac-bon đạt từ 75 - 90%.
Quy trình sản xuất gồm 6 công đoạn: Nghiền nguyên liệu, sàng, tuyển, sấy khô,
ép thanh, than hóa, làm lạnh, đóng gói. Công nghệ chế biến than sinh học tạo thành
một quy trình khép kín. Than sinh học trông giống than củi, dễ bắt lửa và có thể
cháy trong khoảng 2 giờ - 3 giờ nhưng không khói, không bụi và không mùi giảm

thiểu ô nhiễm môi trường.
3. Chi phí sản xuất cần thiết cho 1 tấn thành phẩm

Dưới đây đề cấp đến trường hợp phải chi nhiều nhất để có được nguyên liệu đủ
sản xuất 1 tấn sản phẩm: Tức là nguyên liệu đầu vào có độ ẩm cao và phải đưa vào
lò sấy để được nguyên liệu có độ ẩm 8%-12%
STT

Chi phí

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Nguyên liệu thô
Bao đựng nguyên liệu
Đóng bao NL
Vận chuyển NL

Nhân công sấy NL
Nhiên liệu sấy
Hao mòn máy sấy
Nhân công Ép
Điện năng phục vụ sản xuất
Hao mòn máy ép
Hàn định vị khuôn ép
Thương mại, thuế
Lương cho cán bộ quản lí
Nhà xưởng
Thanh lý sản phẩm lỗi

16

Tổng

Đơn giá
(đồng)
400
500
1,500
70,000
30,000
7,000
7,000
40,000
2,000
8,000
5,000
30,000

15,000
31,000
2,000

Số lượng
1,250
40
40
1
1
10
1
2
35
1
1
1
4
1
1

Thành tiền
(đồng)
500,000
20,000
60,000
70,000
30,000
70,000
7,000

80,000
70,000
8,000
5,000
30,000
60,000
31,000
2,000
1,043,000

 Vậy giá trị sản phẩm làm ra là : 1000 x 1500= 1.500.000 đồng


 Lợi nhuận sau khi trừ chi phí: 1.500.000 – 1.043.000= 457.000 đồng
 Lợi nhuận sau thuế: 457.000 – (1.500.000 x 0,22)=356.460 đồng
 Doanh thu 1 ngày sản xuất đạt 3.564.600 đồng/ ngày.

Dự án sẽ thực hiện các bước sau đây:
 B1: Lập dự án chi tiết
 B2: Kêu gọi nhà đầu tư + cử người đi học chuyển giao công nghệ
 B3: Thành lập doanh nghiệp + Mượn trước sản phẩm than và bếp
đun của đơn vị nhận tiêu thụ sản phẩm của dự án này là Nhà Máy
Sản Xuất Than Củi Trấu, than sin học Lam An với mục đích tiếp cận
thị trường, làm quen với sản phẩm và môi trường kinh doanh đặc thù
này.
 B4: Tiến hành thuê nhà xưởng đặt mua thiết bị
 B5: Tiến hành chuyển giao công nghệ vận hành máy móc đưa vào
sản xuất
4. Địa điểm triển khai và tiêu thụ sản phẩm


* Địa điểm
- Dự án sẽ được triển khai xây dựng tại thị trấn Đông Hưng – Tỉnh Thái Bình.
Trong quá trình chuẩn bị cho đề án chúng tôi đã đi khảo sát và thấy được những
ưu điểm sau:
- Nguồn nguyên liệu ổn định và đủ phục phu cho quá trình sản xuất: Nguyên
liệu sẽ được thu mua tại các nhà máy xẻ gỗ, chế biến gỗ và xay xát gạo.
- Gần với quốc lộ 10 thuận lợi cho quá trình vận chuyển nguyên liệu và vận
chuyển sản phẩm đi các tỉnh như: Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định…
- Nguồn nhân công rẻ và ổn định.
* Tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm sau khi sản xuất sẽ được ký hợp đồng thu mua bao tiêu 100%. Vì vậy
sẽ không có mối lo về tiêu thụ sản phẩm sau khi sản xuất.
5. Khả năng thu hồi vốn

Với cách tính trên đây sẽ chia doanh thu thành các phần như sau:
 20% lợi nhuân chia cho cổ đông
 20% tái đầu tư
 10% nâng vốn đối ứng
 50% thu hồi vốn đầu tư


Thời gian thu hồi vốn tính như sau: Mỗi ngày sản xuất 10 tấn, 1 tháng sản xuất 26
ngày.
HV = 450.000.000 : (356.460 x 10 x 50% x 26) ~ 10 tháng

CHƯƠNG V :VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN
Khái quát vốn, sử dụng vốn đầu tư:
+ Vốn mặt bằng:
Có 3 phương án cho mặt bằng từ 300m2 đến 500m2 với số tiền tối đa
150.000.000 đồng

-

Phương án 1: Đầu tư xây mới nhà xưởng với số vốn đầu tư 150 triệu đồng.
 Ưu điểm: chủ động về mặt bằng được coi như vốn cố định, đầu tư 1

lần.
 Nhược điểm: Vốn đầu tư lớn thời gian thu hồi vốn sẽ bị kéo dài hơn

các phương án khác.
-

Phương án 2: Thuê nhà xưởng với giá giao động trong khoảng 10.000đ –
20.000đ /1m2 (8 triệu đồng/ tháng). Thanh toán 3-6 tháng 1 lần và yêu cầu
làm hợp đồng chặt chẽ.
 Ưu điểm: Vốn đầu tư ban đầu không quá lớn, có được mặt bằng để

sản xuất ngay.
 Nhược điểm: có thể sẽ xa khu vực dự kiến đặt xưởng sản xuất.
-

Phương án 3: Tận dụng được mặt bằng hiện có tại địa phương. Vốn đầu tư
dự kiến 50 triệu đồng.
 Ưu điểm: nếu tính về kinh tế và giải pháp tạm thời để sản xuất trong

3-6 tháng đầu tiên chỉ cần đầu tư mái tôn, không cần tiền thuê mặt
bằng. khả năng thu hồi vốn đàu tư cho mặt bằng sẽ cao hơn các
phương án khác.
 Nhược điểm: vì chỉ là giải pháp tạm thời trong tời gian đầu khó khăn

bởi nguồn vốn hạn hẹp.

+ Vốn thiết bị:
Gồm 2 dây chuyền, thiết bị hoạt động liên tục cho năng suất 5 tấn/ngày :
200.000.000 triệu đồng.
+ Vốn lưu động: 100.000.000 đồng


Duy trì hoạt động doanh nghiệp trong thời gian đầu, chủ động tài chính nhập
nguyên liệu, ngoại giao….
+Tổng hợp vốn:
-

Vốn thiết bị : 200.000.000 đồng.

-

Vốn lưu động : 100.000.000 đồng

-

Vốn xây dựng : 150.000.000 đồng

-

Tổng vốn đầu tư: 450.000.000 đồng



×