Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

đánh giá tác dụng của bài thuốc hắc tiêu dao trong điều trị họi chứng tiền mãn kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.85 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

HOÀNG THỊ HOA

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC
HẮC TIÊU DAO TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG
TIỀN MÃN KINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

HOÀNG THỊ HOA

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC
HẮC TIÊU DAO TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG
TIỀN MÃN KINH
Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã số


: 62720201

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Việt Hoàng

Hà Nội - 2015


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BC

Bạch cầu

BN

Bệnh nhân

CT

Cholesterol

FSH

Follicle stimulating hormon

HATB


Huyết áp trung bình

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

HC

Hồng cầu

HCT

Hematocrit

HDL_c

High density lipoprotein cholesterol

HGB

Hemoglobin

LDL_c

Low density lipoprotein cholesterol


LPHTT

Liệu pháp hormon thay thế

MK

Mãn kinh

N1

Ngày đầu tiên khi vào viện

N20

Ngày thứ 20 của đợt điều trị thứ nhất

N40

Ngày thứ 20 của đợt điều trị thứ hai

Nxb

Nhà xuất bản

TC

Tiểu cầu

TG


Triglycerid

TMK

Tiền mãn kinh

YHCT

Y học cổ truyền

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN 3
1.1. Quan niệm y học hiện đại về tiển mãn kinh (TMK) 3
1.1.1. Đại cương về TMK 3
1.1.2 Cơ sở sinh lý hiện tượng tiền mãn kinh 5
1.1.3 Nguyên nhân của tiền mãn kinh 7
1.1.4. Các biến đổi về sinh lý và nguy cơ bệnh lý của thời kỳ TMK 7
1.1.5. Điều trị 10
1.1.6. Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về TMK và MK 11
1.2. Theo y học cổ truyền 13
1.2.1. Nguyên nhân 13
1.2.2 Triệu chứng [17],[18],[26] 14

1.2.3. Điều trị [18],[26] 16
1.3 Tổng quan về bài thuốc Hắc tiêu dao 16
1.3.1 Xuất xứ bài thuốc[28] 16
1.3.2 Thành phần bài thuốc 16
1.3.3 Chủ trị 16
1.3.4 Phân tích ý nghĩa bài thuốc theo y học cổ truyền [18][28] 16

CHƯƠNG 2 18
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 . Chất liệu nghiên cứu 18
2.1.1. Thuốc nghiên cứu 18
2.1.2. Đặc điểm nguyên phụ liệu [6] 18
2.1.3 Dạng bào chế 20
2.2. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 20
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân. 21

2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2015-07/2015 22


- Địa điểm nghiên cứu bệnh viện YDCT&PHCN Gia Lai 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1 Loại thiết kế nghiên cứu 22
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu trên bệnh nhân 22
2.3.3. Phương pháp đánh giá kết quả 23
2.4. Xử lý số liệu 25
2.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài 25

- Nghiên cứu được chấp thuận của lãnh đạo Học Viện Y Dược Cổ Truyền

Việt Nam, lãnh đạo bệnh viện YDCT&PHCN Gia Lai. 26
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi
nghiên cứu bất cứ lúc nào. 26
- Nghiên cứu có phản hồi kết quả. 26
- Các thông tin này do đối tượng nghiên cứu phải giữ bí mật 26
- Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân,
không nhằm mục đích nào khác. 26
CHƯƠNG 3 27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 27
3.1.1. Đặc điểm chung 27
3.1.2. Tiền sử sản khoa 30
3.2. Đặc điểm các rối loạn cơ năng thời kỳ TMK ở đối tượng nghiên cứu. 34
3.2.1. Theo YHHĐ 34
3.3. Tác dụng của bài thuốc hắc tiêu dao lên các rôi loạn cơ năng thời kỳ tiền mãn kinh.
39
3.3.1 Thay đổi các triệu chứng cơ năng trước và sau điều trị theo thang điểm Blatt Kupperman 39
3.3.2. Thay đổi theo mức độ (nặng, nhẹ) các triệu chứng cơ năng trước và sau điều
trị 41
3.3.3. Thay đổi điểm số trung bình sau từng đợt điều trị 41
3.3.4. Phân bố độ rối loạn hội chứng tiền mãn kinh sau từng đợt điều trị 42
3.3.5. Thay đổi các triệu chứng lâm sàng theo YHCT trước và sau điều trị: 43
3.4 Tác dụng của bài thuốc hắc tiêu dao lên một số các triệu chứng lâm sàng khác và cận
lâm sàng. 43


3.4.1. Sự thay đổi một số triệu chứng lâm sàng 44
3.5. Đánh giá kết quả chung 45
3.5.1 Kết quả chung. 45
3.5.2 Đánh giá kết quả không mong muốn của thuốc điều trị tiền mãn kinh trên lâm

sàng. 46

CHƯƠNG 4 48
BÀN LUẬN 48
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 48
4.1.1. Độ tuổi 48
4.1.3. Tuổi tiền mãn kinh trunh bình 48
4.1.4 Trình độ văn hoá và nghề nghiệp 49
4.1.5. Điều trị trước khi tới viện 49
4.2. Kết quả tác dụng của bài thuốc trên lâm sàng theo thang điểm Blatt – Kupperman
50
4.2.2. Tác dụng của thuốc tới mạch, huyết áp 56
4.2.3. Tác dụng của thuốc tới các trị số sinh hóa máu 57
4.2.4. Đánh giá tác dụng chung của bài thuốc Hắc tiêu dao 58
4.2.5. Tác dụng của thuốc đối với thể bệnh can uất huyết hư theo Y học cổ truyền 58
4.3. Phân tích và đánh giá chung về bài thuốc Hắc tiêu dao 59
4.4. Tác dụng không mong muốn của thuốc 61

KẾT LUẬN 62
KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Cách cho điểm các triệu chứng của hội chứng TMK ...............23
(theo Blatt - Kuperman)................................................................................23
Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá mức độ bị bệnh của hội chứng TMK ....24
(theo Blatt - Kuperman)................................................................................24
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi............................................27

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề nghiệp............28
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm trình độ học vấn....29
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân.........30
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi lần đầu có kinh
.........................................................................................................................30
Bảng 3.6. Tiền sử sản khoa của đối tượng nghiên cứu...............................30
Bảng 3.7. Tiền sử mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu.............................31
Bảng 3.8. Đặc điểm về kinh nguyệt
(Chu kỳ kinh; số ngày có kinh; Lượng kinh)..............................................31
Bảng 3.9. Phân bố thời gian rối loạn kinh nguyệt của đối tượng nghiên
cứu...................................................................................................................33
Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân áp dụng các phương pháp điều trị ............33
Bảng 3.11. Phân bố bệnh nhân theo các triệu chứng cơ năng theo..........35
thang điểm của Blatt-Kupperman..............................................................35
Bảng 3.12. Phân bố mức độ bị rối loạn của đối tượng đối tượng nghiên
cứu theo thang điểm của Blatt-Kupperman...............................................36
Bảng 3.13. Mức độ ra huyết trong các chu kỳ kinh nguyệt của đối tượng
nghiên cứu trước khi vào viện......................................................................37
Bảng 3.14. Phân bố bệnh nhân theo nhóm huyết áp trước điều trị..........38
Bảng 3.15. Các triệu chứng cơ năng theo YHCT (qua vọng, văn, vấn,


thiết)................................................................................................................38
Bảng 3.16. Sự thay đổi các triệu chứng cơ năng sau từng đợt điều trị
(theo thang điểm Blatkuperman) (n = 37)...................................................39
Bảng 3.17. Sự thay đổi theo mức độ (nặng, nhẹ) các triệu chứng cơ năng
trước và sau điều trị (n = 37)........................................................................41
Bảng 3.18. Điểm số trung bình sau từng đợt điều trị................................42
Bảng 3.19. Phân bố độ rối loạn hội chứng tiền mãn kinh sau từng đợt
điều trị............................................................................................................42

Bảng 3.20. Các triệu chứng cơ năng theo YHCT trước và sau điều trị. . .43
Bảng 3.21. So sánh mức độ ra huyết trong các chu kỳ kinh nguyệt của đối
tượng nghiên cứu trước và sau khi điều trị................................................44
Bảng 3.22. Thay đổi huyết áp (mmHg) sau từng đợt điều trị....................44
Bảng 3.23. Thay đổi tần số tim sau các đợt điều trị (SD)..........................45
Bảng 3.24. Sự thay đổi một số chỉ số sinh hóa máu trước và sau điều trị 45
Bảng 3.25 Kết quả chung..............................................................................45
Bảng 3.26. Kết quả không mong muốn.......................................................46
Bảng 3.27. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học trước và sau điều trị......46
Bảng 3.28. Sự thay đổi của chức năng gan, thận trước và sau điều trị....47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi........................................27
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.....................................28
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn.............................29
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân áp dụng các biện pháp trước khi vào viện 34
Biểu đồ 3.5 Điểm số trung bình của các bệnh nhân qua từng đợt điều trị
.........................................................................................................................42
Biểu đồ 3.6. Phân bố độ rối loạn hội chứng tiền mãn kinh sau từng đợt
điều trị............................................................................................................43
Biểu đồ 3.7. Đánh giá kết quả chung sau điều trị.......................................46


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh ở những giai đoạn rất khác

nhau, ở độ tuổi 40 hoặc thậm chí ngay đầu những tuổi 30 có thể đã nhận thấy
nhưng thay đổi gây ra những dấu hiệu. Trong thời kì này, hiện tượng mãn
kinh xảy ra như tất yếu của cuộc sống nữ giới với các biểu hiện như rối loạn
kinh nguyệt dẫn đến hết kinh vĩnh viễn, ngừng phóng noãn, cùng với nồng độ
hormon sinh dục giảm thấp [3], [11]. Những thay đổi này ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của họ.
Hiện tượng bất bình thường về chu kỳ kinh nguyệt trong thời kì này là
do buồng trứng giảm sản xuất hai hormone sinh dục nữ estrogen và
progesteron làm thay đổi chuyển hóa dẫn đến thay đổi về tâm sinh lý một
cách rõ ràng. Những thay đổi đó gồm các triệu chứng như cơn bốc hỏa, vã mồ
hôi, khô âm đạo…lâu dài người phụ nữ lứa tuổi này còn phải đối mặt với
nguy cơ tim mạch, loãng xương, alzheimer [16],[19],[20]. Ước khoảng 75- 90
% phụ nữ tuổi trên 40 xuất hiện các triệu chứng trên, trong đó 5-10% cần
được điều trị [14],[34].
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phát triển của y khoa và
ngành phụ khoa nói riêng đã có một số công trình điều trị các rối loạn trên,
một trong những công trình đó là liệu pháp hormone thay thế, tuy nhiên cũng
có những trường hợp không sử dụng được hormone thay thế, khi dùng kéo dài
thì biến chứng sẽ cao.
Bên cạnh y học hiện đại, y học cổ truyền cũng có những phương pháp
không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh) hoặc dùng thuốc (một bài
thuốc hay một số vị thuốc) để điều trị chứng bệnh này, và mang lại kết quả
đáng nghi nhận. Trong đó có bài thuốc cổ phương “hắc tiêu dao” dùng để


2
điều trị hội chứng tiền mãn kinh, nhưng chưa có nghiên cứu đầy đủ.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tác dụng
bài thuốc Hắc tiêu dao trong điều trị hội chứng tiền mãn kinh” nhằm
hai mục tiêu:

1.

Đánh giá tác dụng của bài thuốc Hắc tiêu dao lên triệu chứng lâm
sàng và một số chỉ số cận lâm sàng trong hội chứng tiền mãn kinh thể
can uất huyết hư.

2.

Nhận xét tác dụng không mong muốn của bài thuốc.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Quan niệm y học hiện đại về tiển mãn kinh (TMK)
1.1.1. Đại cương về TMK
1.1.1.1. Tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là khoảng thời gian có rối loạn kinh nguyệt trước khi
xảy ra mãn kinh, người phụ nữ có rối loạn hoặc hết kinh nguyệt, không còn
phóng noãn, nồng độ hormone sinh dục giảm thấp [12],[18],[20].
1.1.1.2 Tuổi mãn kinh
Theo công bố của WHO năm 1996, thì tuổi mãn kinh trung bình của
các nước công nghiệp phát triển khoảng 51 tuổi và ở các nước đang phát triển
thì thấp hơn 120. Tại Việt Nam có một số công trình nghiên cứu về độ tuổi
mãn kinh như:
Phạm Thị Minh Đức và công sự nghiên cứu hơn 10.000 phụ nữ trong
phạm vi 7 vùng sinh thái cho kết quả tuổi MK của phụ nữ Việt Nam thập kỷ
90 thế kỷ XX là 47,3 ± 3,2 và cứ 10 năm tuổi mãn kinh lại muộn lại 2 năm từ
thập kỷ 70 [14].

Theo Trần Xuân Hoan tuổi trung bình của phụ nữ TMK là 47,0 ± 2,7
tuổi [15].
1.1.1.3. Các triệu chứng TMK
Rối loạn kinh nguyệt: Kinh mau, kinh thưa, vòng kinh ngắn, lượng kinh
ít dần, chu kì kinh nguyệt đến sớm muộn thất thường lượng ít hoặc có khi rất
nhiều, băng kinh hoặc ngừng kinh đột ngột [1],[2],[4],[12].
Rối loạn vận mạch: Cơn bốc hỏa: Các phụ nữ qua cơn bốc hoả họ nói
rằng hiện tượng này xẩy đến rất bất ngờ, không có báo trước, bất thần họ cảm
thấy một cảm giác ấm hay nóng bừng ở mặt hoặc là từ ngực lan dần lên tới


4
cổ, đầu rồi tới mặt. (Cảm giác này có thể kéo dài một vài giây tới một vài
phút) và thường hay có kèm theo một cơn đỏ mặt, đôi khi sau cơn bốc hoả lại
rùng mình. Bệnh nhân thường vã mồ hôi sau cơn bốc hoả. Một số người than
phiền thấy có choáng váng chóng mặt, đánh trống ngực, nhức đầu, buồn nôn
ngay sau khi bị bốc hoả và sự kết thúc của triệu chứng khó chịu này cũng đột
ngột như khi nó xuất hiện. Tất cả giai đoạn này kéo dài khoảng vài phút. [4],
[19].
Rối loạn về thần kinh: Hay lo lắng , hồi hộp, nhiều khi tim đập nhanh,
giảm trí nhớ, hay quên, không tập trung tử tưởng, thay đổi tính tình, cáu giận,
hờn giận, mất bình tĩnh, mất tự tin dề buồn nản, lâm vào tình trạng trầm cảm
và bắt đầu xuất hiện triệu chứng của bệnh Alzheimer [4].
Rối loạn về sinh dục tiết niệu: Niệu đạo ngắn, trương lực cơ bàng
quang kém,yếu nên dễ bị són tiểu, nước tiểu lắng đọng ở bàng quang dễ gây
viêm đường tiết niệu, do thiếu estrogen nên biểu mô vùng tam giác của bàng
quang bị teo dế bị kích thích nên có thể gây đái dắt, đái buốt. Cơ vòng niệu
đạo, cỏ bàng quang bị teo nhỏ, yếu, nên dễ bị hở gây són đái, đái không tự
chủ hoặc bí đái [4].
Tử cung nhỏ dần, nội mạc tử cung mỏng, teo đét,mô liên kết ở dưới

biểu mô niêm mạc bị teo mỏng, khiến lòng âm đạo hẹp hơn nữa biểu mô âm
đạo mỏng tuyến nhờn âm hộ và âm đạo teo nên chế tiết ít hoặc không chế tiết
chất nhờn. Âm đạo tử cung có nhiều mạch máu nên khi biểu mô âm đạo bị teo
mỏng khiến lòng âm đạo rất dễ bị tổn thương khi va chạm và gây chảy máu
[3],[9].
Dấu hiệu về xương khớp: Đến độ tuổi mãn kinh người phụ nữ mất 612% xương/năm. Vì mất canxi trong xương đồng thời lượng canxi hấp thu
kém đi [4],[11],[12],[13].
Hệ thống tim mạch: Mạch bị xơ vữa làm giảm tính đàn hồi của thành
mạch, tăng sức cản ngoại vi, làm tim phải tăng cường hoạt động để chống lại


5
sức cản ngoại vi nên huyết áp có xu hướng tăng lên. Theo thống kê của WHO
bệnh tim mạch là nguy cơ gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới 90’’.
Nghiên cứu của Đặng Quang Vinh có 8,2% phụ nữ mãn kinh có nguy cơ suy
động mạch vành [21].
1.1.2 Cơ sở sinh lý hiện tượng tiền mãn kinh
1.1.2.1 Trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng
Vùng dưới đồi và hormone GnRH: Vùng dưới đồi là một cấu trức
thuộc não trung gian, trung tâm điều khiển chức năng sinh dục, bài tiết ra
hormone kích dục tố GnRH, kích thích tế bào thùy trước tuyến yên tiết cả
FSH và LH.
GnRH là hormone đầu tiên cho trục dưới đồi – tuyến yên- buồng trứng.
[4],[12],[14].
1.1.2.2 Tuyến yên và hormone kích thích tuyến sinh dục FSH và LH
FSH và LH đều được bài tiết từ thùy trước tuyến yên. Trên buồng trứng
FSH và LH có tác dụng:
FSH: Kích thích nang noãn của buồng trứng phát triển và phối hợp với
LH kích thích sự trưởng thành của nang noãn đặc biệt kích thích tăng sinh lớp
tế bào hạt để từ đó tạo thành lớp vỏ của nang noãn.

LH: Phối hợp FSH làm phát triển nang noãn đến chin và gây hiện
tượng phóng noãn. Kích thích tế bào hạt và lớp vỏ còn lại phát triển thành
hoàng thể, đồng thời duy trì sự tồn tại của hoàng thể, kích thích bài tiết
estrogen và progesterol của hoàng thể.
Điều hòa bài tiết FSH và LH theo cơ chế feedback âm tính và dương
tính của estrogen và progesterol [4].
Tác dụng ức chế của inhibin: Inhibin do tế bào hạt của hoàng thể bài
tiết có tác dụng ức chế bài tiết FSH.
1.1.2.3. Buồng trứng và các hormone sinh duc nữ
Mỗi phụ nữ có 2 buồng trứng, kích thước mỗi buồng trứng trưởng
thành là 2,5 x 5 x 2,1 cm và nặng từ 4 - 8g. Các nang noãn của nang trứng


6
ngày càng bị thoái triển khiến số lượng nang noãn ngày càng giảm đi theo
thời gian (theo tuổi già), những nang chưa bị teo thì dần dần cũng giảm nhạy
cảm với FSH và LH của tuyến yên.
Hormone estrogen: Estrogen có nguồn gốc chủ yếu từ buồng trứng do
các tế bào hạt lớp áo trong nang trứng bài tiết vào nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt
và nửa sau do hoàng thể bài tiết. Một lượng rất nhỏ còn có nguồn gốc từ vỏ
thượng thận, khi có thai rau thai bài tiết một lượng lớn estrogen.
Tác dụng làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nữ thứ phát từ
tuổi dậy thì. Bao gồm làm: phát triển các cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ
dưới da, giọng nói trong, dáng mềm mại, cách mọc lông, tóc [1],[3],[12].
Tác dụng lên tử cung: làm các tế bào biểu mô của niêm mạc tử cung
bài tiết một lớp dịch nhầy loãng và mỏng.
Tác dụng lên vòi trứng: làm tăng sinh mô tuyến của niêm mạc ống dẫn
trứng, các tế bào biểu mô lông rung.
Tác dụng lên âm đạo: làm thay đổi biểu mô âm đạo dạng khối thành
dạng tầng, giúp tăng khả năng chống đỡ với các chấn thương và nhiễm khuẩn,

kích thích các tuyến âm đạo bài tiết dịch a xít
Tác dụng lên tuyến vú: làm phát triển hệ thống ống tuyến mô đệm, tăng
lắng đọng mỡ ở vú.
Tác động lên chuyển hoá: tăng tổng hợp protein, tăng lắng đọng mỡ
dưới da, giảm nồng độ cholesterol toàn phần.
Tác dụng lên xương: làm tăng hoạt động của tế bào tạo xương.
Điều hoà bài tiết estrogen: estrogen bà tiết nhiều hay ít tuỳ thuộc vào
nồng độ LH, LH tăng sẽ kích thích lớp áo trong nang trứng bài tiết estrogen.
Hormon Progesteron [1],[12].
Progesteron được bài tiết chủ yếu từ hoàng thể trong nửa sau của chu
kỳ kinh nguyệt. Nang trứng ở nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt và tuyến vỏ thượng
thận bài tiết rất ít progesteron, rau thai bài tiết một lượng lớn progesteron.


7
Progesteron là một hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesteron hoặc từ
acetyl- coenzym A.
Tác dụng lên tử cung: kích thích các tuyến của niêm mạc tử cung phát
triển và bài tiết glycogen, làm giảm co bóp tử cung.
Tác dụng lên cổ tử cung: Làm các tế bào biểu mô của niêm mạc cổ tử
cung bài tiết một lớp dịch nhầy, quánh và dầy.
- Tác dụng lên vòi trứng: Kích thích niêm mạc vòi trứng bài tiết dịch
chứa chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh.
- Tác dụng lên tuyến vú: Làm phát triển thuỳ tuyến
- Tác dụng tái hấp thu ion Na+ , Cl- và nước ở ống lượn xa
- Tác dụng lên thân nhiệt: làm tăng nhiệt độ cơ thể, do vậy ở nửa sau
chu kỳ kinh nguyệt thân nhiệt người phụ nữ thường cao hơn nửa đầu chu kỳ
kinh nguyệt 0,3 - 0,5 độ C
- Điều hoà bài tiết: sự bài tiết progesteron chịu ảnh hưởng điều khiển
trực tiếp của hormone LH. Nồng độ LH tăng trong máu, hoàng thể sẽ được

nuôi dưỡng và bài tiết nhiều progesteron.
1.1.3 Nguyên nhân của tiền mãn kinh
Nguyên nhân của rối loạn TMK là sự suy giảm chức năng của buồng
trứng. Với sự suy giảm dần chức năng và dần dẫn đến là sự “kiệt quệ” của
buồng trứng. Vào thời điểm này, số nang noãn nguyên thuỷ khoẻ mạnh ở
buồng trứng còn ít, sự đáp ứng của nang noãn với kích thích của FSH và LH
giảm, dẫn đến lượng estrogen giảm dần đến mức thấp nhất, với hàm lượng
này, estrogen không đủ để tạo một cơ chế feedback âm gây ức chế bài tiết
FSH và LH, đồng thời cũng không đủ để tạo cơ chế feedback dương gây bài
tiết đủ lượng FSH và LH cần thiết làm phóng noãn [1],[2],[4],[12].
1.1.4. Các biến đổi về sinh lý và nguy cơ bệnh lý của thời kỳ TMK
1.1.4.1. Các biến đổi về hệ thống nội tiết- sinh dục- tiết niệu
Ở thời kỳ TMK có sự thay đổi lớn về nội tiết mà hiện tượng chính là sự
tụt giảm estrogen. Trong thời kỳ sinh sản, buồng trứng chế tiết chủ yếu


8
estradiol và một lượng nhỏ estriol, còn lại hầu hết estron được hình thành từ
mô đích của nguồn androgen do vỏ thượng thận và lớp vỏ của nang noãn chế
tiết. Estrogen cũng có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác, như sự
chuyển dạng qua lại của estrogen và estron, trước khi MK 95% estradiol từ sự
chuyển hoá estron [1],[4].
Thời kỳ TMK có sự thay đổi về estrogen, chủ yếu là hàm lượng, nguồn
gốc và các dạng estrogen lưu hành. Nồng độ estradiol và estron giảm rõ trong
12 tháng đầu của thời kỳ này và tiếp tục giảm chậm hơn trong một vài năm
sau đó. Có khoảng 90% phụ nữ, buồng trứng không còn chế tiết estradiol,
estron trở thành chất estrogen tuần hoàn chủ yếu. Nguồn gốc đều từ quá trình
thơm hoá androstenedion, 95% chất này được chế tiết ra từ tuyến thượng thận
và 5% từ buồng trứng. Sau đó chuyển đổi estron ở mô ngoại vi là nguồn gốc
chính của estradiol trong thời kỳ MK. Thời kỳ sinh sản nồng độ estradiol đạt

giá trị cao nhất vào giữa chu kỳ kinh (dao động từ 725,18 pmol/l đến 925,28
pmol/l) [3].
Vào những năm cuối của đời sống sinh sản, nồng độ estradiol là 550
pmol/l và tụt xuống 80 pmol/l ở thời kỳ MK. Điều này cho thấy trong thời kỳ
TMK và MK có sự sụt giảm rất lớn nồng độ estradiol. Sự tụt giảm này đã gây
ra những rối loạn tâm sinh lý cho người phụ nữ trong thời kỳ TMK và MK.
Nồng độ FSH huyết thanh liên quan chặt chẽ với thời kỳ MK. Khi nồng
độ FSH huyết thanh tăng lên trên 40 IU/l là dấu hiệu cận lâm sàng đáng tin
cậy nhất để xác định MK. Vào giai đoạn TMK đã có sự thay đổi nồng độ FSH
và LH. Khoảng 2 - 3 năm sau kỳ kinh cuối, hàm lượng FSH có thể gia tăng từ
10 - 20 lần, giá trị FSH có thể đạt tới 20 - 140 IU/l. Nồng độ LH cũng gia tăng
nhưng ít đột ngột hơn, điển hình là tăng khoảng 3 - 5 lần.
Các cơ quan sinh dục như tử cung, cổ tử cung, âm hộ, âm đạo teo nhỏ.
Thành âm đạo mỏng, hẹp, ngắn, kém đàn hồi, ít tiết dịch, pH của dịch âm đạo
ít acid hơn, vì vậy dễ bị chấn thương và dễ bị nhiễm khuẩn đồng thời gây đau


9
khi giao hợp. Vú trở nên phẳng và nhẽo do teo các mô đệm và ống dẫn sữa,
giảm mô mỡ ở xung quanh xương mu, lông thưa hơn, giảm ham muốn tình
dục do khô âm đạo, mụn trứng cá, tóc rụng, mệt mỏi kinh niên, lông mặt mọc
rậm, da khô, nhám, nhăn nheo do mất dần lớp mỡ dưới da, giọng nói bị ồ...
Tiểu són, tiểu khó, tiểu đêm là kết quả của việc mất đi khả năng co kết
quả của những sợi cơ vân quanh niệu đạo, niệu đạo teo và ngắn lại, giảm
lượng collagen trong mô liên kết quanh niệu đạo, niệu đạo bị xơ cứng.
1.1.4.2. Các biến đổi về hệ thống cơ- xương- khớp và nguy cơ loãng xương
Hệ thống xương bao gồm một khuôn hữu cơ dài và các sợi collagen.
Các muối canxi phosphat lắng đọng trên khuôn hữu cơ này đã làm cho xương
được bền vững. Khối lượng xương tối đa của một người đạt được ở giai đoạn
trưởng thành. ở thời kỳ TMK, nhịp độ mất xương xảy ra nhanh và dẫn tới

bệnh loãng xương. Loãng xương diễn biến âm ỷ thường không được chẩn
đoán cho tới khi gãy xương xảy ra. Rất rõ ràng cả nam và nữ đều mất khối
chất khoáng của xương khi quá 50 tuổi nhưng phụ nữ mất khối xương với tốc
độ lớn hơn nam giới sau 50 tuổi. Phụ nữ sau 50 tuổi tốc độ gãy xương cẳng
tay tăng theo đường thẳng và tốc độ gãy xương chậu tăng theo luỹ thừa [10].
Loãng xương TMK chủ yếu do có sự gia tăng hoạt động của hủy cốt
bào, suy giảm các tạo cốt bào trong xương, làm sự hủy xương nhiều hơn.
Nguyên nhân tăng sự hủy xương là do thiếu hụt estrogen, vì estrogen có tác
dụng kiềm chế tác động của nội tiết tố cận giáp (PTH) do PTH có tác dụng
gây tăng phóng thích canxi và phosphat từ xương vào máu, làm xương bị mất
chất khoáng, nhờ estrogen hiện tượng này bị ức chế giúp cân bằng canxi trong
máu và trong xương.
Ngược lại với PTH là canxitonin do tuyến giáp tiết ra.
Canxitonin làm tăng vận chuyển canxi từ máu vào tế bào và xương, vì
vậy nó làm tăng hàm lượng chất khoáng trong xương.


10
1.1.4.3. Các biến đổi về chuyển hoá lipid và nguy cơ xơ vữa động mạch.
Hệ mạch được xem là mô đích quan trọng của estrogen, vì estrogen có
tác dụng chống lại sự thành lập và phát triển mảng xơ vữa trong động mạch,
giảm cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol, và ngăn cản oxy hoá LDLcholesterol đồng thời có tác dụng tăng HDL- cholesterol [12],[15],[16].
Trong thời kỳ TMK do sự suy giảm estrogen nên có sự gia tăng nồng
độ cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglycerid và giảm HDLcholesterol trong máu. Những thay đổi này làm tăng nguy cơ các bệnh tim
mạch [12],[16].
1.1.4.4. Các biến đổi về tinh thần kinh và nguy cơ rối loạn trí nhớ, tâm thần.
Các biến đổi về tinh thần kinh của phụ nữ thời kỳ TMK như trạng thái
trầm cảm, dễ kích thích, hay quên, kém tập trung. Sự suy giảm trí nhớ ở phụ
nữ TMK có liên quan với sự thiếu hụt estrogen. Thí nghiệm trên loài vật đã
ghi nhận chất dehydroepiandrosteron sẽ được chuyển hoá thành estrogen, làm

cải thiện chức năng trí nhớ. Nhiều nghiên cứu về bệnh nhân Alzheimer thấy
nồng độ dehydroepiandrosteron thấp hơn người bình thường.
Trạng thái trầm cảm của phụ nữ thời kỳ TMK thường liên quan đến sự
thiếu hụt các chất truyền đạt thần kinh do rối loạn trục hệ viền - dưới đồi - tuyến
yên - buồng trứng. Trạng thái này liên quan do sự thiếu hụt estrogen [25].
1.1.4.5. Các biến đổi về hình thể và dinh dưỡng
Phụ nữ thời kỳ TMK và MK có một số biến đổi về tầm vóc và hình thái
như giảm chiều cao do sự hẹp lại của các đĩa đệm vì tình trạng loãng xương
do giảm estrogen, kèm theo có sự phân bố lại lớp mỡ dưới da, chủ yếu tích
mỡ ở trung tâm, đặc biệt là lớp mỡ bụng. Nghiên cứu của Phạm Thị Minh
Đức cho thấy có sự phân bố lại lớp mỡ dưới da của phụ nữ MK và chiều cao
giảm dần theo thời gian MK [13].
1.1.5. Điều trị
Các phương pháp điều trị nhằm giải quyết nguyên nhân chính của các
rối loạn do sự thiếu hụt estrogen buồng trứng gây ra.


11
- Dùng liệu pháp hormon thay thế:
+ Liều estrogen và progestogen cố gắng càng thấp càng tốt nhằm tránh
chảy máu tử cung, khi siêu âm nội mạc tử cung ≤ 5 mm.
+ Khi sử dụng liệu pháp nội tiết thay thế kéo dài phải khám bệnh định
kỳ, đo huyết áp, xét nghiệm máu, thăm dò chức năng gan, làm phiến đồ âm
đạo, cổ tử cung, khám vú hàng năm.
Đối với phụ nữ bình thường nên dùng thêm progestogen để bảo vệ nội
mạc tử cung với các chế phẩm:
Thuốc Utrogestan: Là loại chế phẩm progestogen thiên nhiên, bao gồm
thuốc tiêm và thuốc uống (Loại thuốc progestogen thiên nhiên không đối
kháng lại tác dụng của estrogen, có thể cải thiện lượng mỡ trong máu).
Thuốc progestogen tổng hợp: Dydrogesteron, Crinon và Estracombi

đều đã qua thử nghiệm lâm sàng.
- Các estrogen thảo dược: Các loại estrogen này có mặt tự nhiên trong
một số loại thực phẩm. Thường gặp 2 loại: Isoflavon (trong đậu nành, đậu
xanh và nhiều loại đậu khác); và lignan (trong dầu hạt lanh, mầm lúa và một
số loại rau quả).
1.1.6. Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về TMK và MK
1.1.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài:
Nghiên cứu Burger và CS đã tiến hành định lượng FSH và estradiol ở phụ
nữ TMK - MK cho thấy nồng độ estrogen trung bình giảm khoảng hai năm trước
khi MK, giảm rất nhanh vào thời điểm MK và có trạng thái cao nguyên ảo sau
khi MK hai năm. Ngược lại, nồng độ trung bình của FSH tăng nhanh trong hai
năm trước MK, tăng rất nhanh trong 10 tháng trước MK và trạng thái cao
nguyên ảo khoảng hai năm sau MK [31].
Smith đã tiến hành nghiên cứu dọc ở 1178 phụ nữ TMK- MK, thấy tỷ lệ
cơn bốc hỏa là 10% ở giai đoạn TMK, 30% ở giai đoạn quanh MK, 50% trong


12
giai đoạn MK và giảm đi một cách có ý nghĩa sau MK hai năm, chỉ còn 20% sau
MK bốn năm [32].
1.1.6.2. Các nghiên cứu trong nước:
- Nghiên cứu của Phạm Thị Minh Đức về thực trạng sức khoẻ sinh sản của
phụ nữ Việt Nam tuổi MK và đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao
chất lượng sống của phụ nữ lứa tuổi này ở 7 vùng trong cả nước cho thấy có
55,8% phụ nữ có biến động kinh nguyệt trước khi MK thực sự. Thời gian biến
động kinh nguyệt là 10,2 ± 9,9 tháng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 11
triệu chứng cơ năng trong thời kỳ TMK; đó là đau đầu, hay cáu gắt, cơn bừng
nóng, cảm giác buồn bực, hay quên, mất ngủ, hay hồi hộp, tê buồn chân tay,
buồn ngủ ban ngày, cảm giác buồn chán và tê lạnh sống lưng và bàn tay, bàn
chân. Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng này rất khác nhau giữa các vùng. Tỷ lệ mắc

ở phụ nữ Hà Nội và Thái Bình cao hơn hẳn so với phụ nữ Thái Nguyên, Huế,
Bình Định, Cần Thơ. Với các biểu hiện của thời kỳ MK hay gặp nhất là đau mỏi
lưng (80,7%), hay quên (69,6%), thay đổi cân nặng (69,9%), mất ngủ ban đêm
(57,5%), hay hồi hộp (52,9%), cơn bừng nóng (44,5%); Các biểu hiện khác có tỷ
lệ thấp hơn, thời gian kéo dài triệu chứng từ 1 - 5 năm [14].
- Một điều tra dịch tễ học của Nguyễn Thị Ngọc Phượng và CS vào các
năm 1998, 2003 và 2006 cho thấy: triệu chứng về cơ xương khớp chiếm tỷ lệ
cao nhất là 67%; Rối loạn vận mạch chiếm tỷ lệ 40%; Rối loạn về tiết niệu, sinh
dục chiếm tỷ lệ 30%- 35% [20],[21].
- Theo nghiên cứu của Lê Thị Thanh Vân trên 503 bệnh nhân rong kinh
trong thời kỳ TMK có 38% rong kinh rong huyết cơ năng, bệnh nhân trước khi
rong kinh thường có rối loạn vòng kinh, chủ yếu là vòng kinh dài hơn [24].
- Theo nghiên cứu của Phạm Gia Đức là 60,5% phụ nữ tuổi MK có rối loạn
vận mạch [10].
- Theo Trần Đức Thọ, Vũ Đình Chính [27], khi tiến hành áp dụng điều trị
liệu pháp hormon thay thế (estrogen và progesteron) cho 30 phụ nữ có rối loạn


13
TMK v MK cho kt qu: sau iu tr cỏc triu chng nh bc ho, chúng mt
gim 100%; Nhc u gim 78,5%; du hiu chut rỳt gim 82,14%; Tờ tay
chõn gim 80,76%; au ct sng gim 43,75%. Hoang tng 3/3; Cng giỏp
trng 2/2 .
- Theo nghiên cứu của Trần Thu Trang [23] sử dụng Nhĩ châm các điểm
Thần môn, Giao cảm, Nội tiết, trong 30 ngày liên tục và đợc thay hạt dán 4
lần trong liệu trình điều trị trên 30 bệnh nhân với kết quả đạt loại tốt là 36,7%,
loại khá là 60% và chỉ có 3,3% không đạt kết quả. Kết quả nh nhau với hai thể
Can Thận âm h và Âm h hỏa vợng.
1.2. Theo y hc c truyn
1.2.1. Nguyờn nhõn

Theo Y hc c truyn: con gỏi 7 tui thn khớ thnh, rng thay, túc di,
14 tui thiờn quý n, mch thỏi xung thnh, bt u cú kinh, kinh k c mi
thỏng mt ln. Chu k kinh 28 ngy/ln.
S lng 50-100 ml/ln, hnh kinh 3-5 ngy, mu kinh lỳc u nht,
sau sm, sau cựng nht, khụng ụng, khụng cú cc, khụng loóng, khụng
c [1],[8],[9],[10].
Da theo thiờn Thng C Thiờn Chõn Lun (T Vn), YHCT cho
rng hot ng sinh lý ca ph n bt u suy gim t tui 42 (tui lc tht,
tam dng suy, da mt khụ, túc bc) n tui 49 (tui tht tht, mch Xung
Nhõm suy, Thiờn quý kit) v nh vy khong tui ny l ph n ht sinh
, chc nng tng ph suy dn m ch yu l Thn khớ suy, ngi ph n bt
u thi k TMK, Thn suy ch yu l tinh huyt suy gõy nờn õm dng mt
cõn bng, nh hng n s hot ng bỡnh thng ca cỏc tng ph khỏc v
l nguyờn nhõn chớnh ca hi chng TMK [5],[26].
Theo YHCT quá trình sinh trởng, phát dục, trởng thành và giảm chức
năng sinh sản ở nữ giới có liên quan mật thiết giữa tạng Thận và 2 mạch
Xung, Nhâm. Khi chức năng các cơ quan tạng phủ này suy giảm khiến âm d-


14
ơng mất cân bằng, khí huyết không điều hoà, gây nên các rối loạn của thời kỳ
TMK. Thận âm h, nội nhiệt phát sinh ra bên trong cơ thể, dẫn đến chứng bệnh
âm h nội nhiệt, h nhiệt sinh ra bốc lên thành bốc hỏa, mạch Nhâm trống rỗng,
mạch Xung suy làm ảnh hởng đến Huyết hải, bể huyết bị tổn thơng sẽ dẫn đến
kinh nguyệt bị rối loạn và hết kinh. Mặt khác hoạt động sinh lý giữa các tạng
phủ luôn có mối liên quan mật thiết với nhau nh Thận thuỷ và Tâm hỏa để giữ
cân bằng âm dơng. Nếu Thận âm h không giao hoà đợc với Tâm hỏa sẽ dẫn
đến hội chứng Tâm Thận bất giao, dẫn đến mất ngủ, hay quên, hồi hộp.
Bình thờng Can Thận là hai tạng ất quí đồng nguyên, nếu Thận âm h,
tinh suy tổn, không hóa thủy sẽ dẫn đến hội chứng Can Thận âm h, Can âm h

không giữ đợc cân bằng với Can dơng và trên lâm sàng biểu hiện là hội chứng
Âm h Can vợng, dẫn đến dễ tức giận, bản thân h không nuôi dỡng đợc xơng
tủy làm xơng mềm yếu, dễ gãy.
Nh vậy, từ góc độ bệnh nguyên, bệnh sinh theo y lý của YHCT cho thấy
các rối loạn TMK và MK đều bắt đầu từ Thận và sự mất cân bằng âm dơng
của Thận sẽ làm ảnh hởng tới chức năng của các tạng phủ khác mà cụ thể là
hai tạng có mối quan hệ chặt chẽ với Thận là Can và Tâm [18],[26].
Ngoi ra cũn mt s cỏc yu t thun li khỏc cú th lm cho cỏc triu
chng ri lon TMK tng lờn bao gm:
- Ngoi nhõn: Thng do cm nhim phi cỏc t khớ vỡ thi k TMK
chớnh khớ h suy nờn d cm nhim phi t khớ nu ngi ph n khụng chỳ ý
quan tõm ti sc khe.
- Ni nhõn: Do s bin i by th tỡnh chớ (Vui, lo lng, bun, u,
kinh, khng quỏ mc) lm nh hng ti chc nng cỏc tng ph, hot
ng ca tng ph khụng iu ho, t ú m d phỏt sinh bnh tt.
- Bt ni ngoi nhõn: Do n ung, sinh hot khụng iu hoc lm
vic quỏ sc kốm theo chc nng ca cỏc tng ph suy gim, lm nh hng
n tõm sinh lý trong c th, t ú d phỏt sinh bnh tt [5],[17].
1.2.2 Triu chng [17],[18],[26]


15
Y học cổ truyền cho rằng, gốc bệnh là từ thận suy, âm dương của thận
không điều hòa, chức năng hai mạch xung nhâm rối loạn, ảnh hưởng đến tạng
tâm can tỳ từ đó phát sinh hàng loạt sự biến hóa bệnh lý. Xuất hiện nhiều
chứng hậu, nhưng vì phụ nữ phải có kinh nguyệt, mang thai, chửa đẻ, sinh nở,
đều có liên quan tớí huyết, tương ứng với trạng thái “Âm thường bất túc
Dương thường hữu dư ” cho nên lâm sàng phần nhiều là thận âm hư, can uất
hóa hỏa, bao gồm:
1.2.2.1. Chứng can uất huyết hư

Kinh nguyệt rối loạn, tính tình bứt rứt nóng nẩy, dễ cáu gắt, mắt khô mờ,
chóng mặt, đau đầu, ngực sườn đau tức, chân tay run tê rần hoặc cảm giác
kiến bò, lưỡi tía đỏ (rìa đỏ), mạch huyền tế.
1.2.2.2. Chứng âm hư nội nhiệt
Kinh nguyệt đến sớm, lượng kinh ít hoặc trễ ra nhiều hoặc tắt kinh đột
ngột, đau đầu chóng mặt, bốc hỏa ra mồ hôi, mồm khô, tiểu vàng, táo bón,
lưng gối nhức mỏi, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác.
1.2.2.3. Chứng tâm thận bất giao
Rối loạn kinh nguỵêt người nóng ra mồ hôi, hồi hộp hay quên, mất ngủ
hay mộng, tư tưởng không tập trung hay buồn vô cớ, lưỡi thon đỏ, ít rêu mạch
tế sác.
1.2.2.4. Chứng tinh cạn huyết khô
Trước sau mãn kinh lưng gối đau mỏi, cốt tủy đau nhức, nóng trong
xương, đầu choáng váng (mắt hoa) nảy đom đóm mắt, tai ù như ve kêu thậm
chí răng lung lay rồi rụng, mất ngủ, kinh nguyệt sau kỳ lượng ít rồi kinh
nguyệt chấm dứt, chất lưỡi đỏ, mạch tế nhược
1.2.2.5. Thận dương hư
Kinh nguyệt ra nhiều hoặc đến sớm, người mập, chân tay lạnh mát, sợ
lạnh, mệt mỏi hoặc phù, tiểu trong hoặc són tiểu, lưỡi sắc nhợt, rêu trắng,
mạch trầm nhược, tế nhược.
1.2.2.6. Thận dương thận âm đều hư


16
Đầu đau chóng mặt, mắt hoa, tai ù, hay mơ, lúc lạnh lúc nóng, ra mồ hôi
sợ gió, mặt nóng từng lúc ,lưng lạnh, lưỡi nhạt hoặc đỏ, mạch trầm nhược.
1.2.3. Điều trị [18],[26]
Y học cổ truyền điều chỉnh sự mất cân bằng của toàn cơ thể và làm lưu
thông huyết mạch ở vùng bụng dưới, lập lại sự cân bằng âm dương giữa các
tạng phủ và toàn cơ thể. Dùng các bài thuốc tùy theo thể bệnh như: Hữu qui

thang phối hợp lý trung hoàn, lục vị, tiêu dao..
1.3 Tổng quan về bài thuốc Hắc tiêu dao
1.3.1 Xuất xứ bài thuốc[28]
Hắc tiêu dao là bài thuốc cổ phương trích từ Hòa tễ cục phương
Bài này bắt nguồn từ bài “Tứ nghịch tán” (gồm các vị sài hồ, bạch thược,
chỉ thực, cam thảo) trong Thương hàn luận gia giảm thành bài Tiêu dao tán sau
đó bài Tiêu dao tán gia thêm vị Thục địa trở thành bài Hắc tiêu dao.
1.3.2 Thành phần bài thuốc
Sài hồ

12g

Cam thảo

6g

đương quy

12g

Bạc hà

3g

Bạch truật

12g

Sinh khương 3g


Bạch thược

12g

Thục địa

Phục linh

12g

12g

1.3.3 Chủ trị
Sơ can kiện tỳ, dưỡng huyết hòa vinh, điều kinh chỉ thống. Trị can tỳ
huyết hư khi hành kinh đau bụng, can uất huyết hư, mạch huyền mà hư.
1.3.4 Phân tích ý nghĩa bài thuốc theo y học cổ truyền [18][28]
Bài thuốc này chính là bài “Tứ nghịch tán” trong Thương hàn luận của
Trương Trọng Cảnh, gia giảm thành bài “Tiêu dao tán” rối từ bài tiêu dao tán
gia thêm thục địa để thành bài “Hắc tiêu dao” để tăng cường lực cho dưỡng
huyết chữa chứng huyết hư mà can uất. Sơ can lý tỳ trong phương này có


×